VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HƢƠNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
THEO THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh
Mã số : 60 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2017
1
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
Phản biện1: Trần Thị Th L m
Phản biện 2: L Thị Ho i Thu
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 10 giờ 00 phút ngày
24 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thƣ viện Học viện khoa học xã hội
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp lao động (TCLĐ) là hiện tượng phổ biến trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, giải quyết TCLĐ là một nhu cầu
tất yếu, góp phần đảm bảo ổn định cho các quan hệ kinh tế xã hội.
Trong số các TCLĐ thì TCLĐ cá nhân là loại tranh chấp phổ biến, dễ
xảy ra và chiếm đa số. Tranh chấp lao động xảy ra được giải quyết
theo nhiều phương thức khác nhau và một trong các phương thức đó
là giải quyết tranh chấp c a T a án nhân dân (T ND). Đây là hoạt
động giải quyết TCLĐ cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải
quyết ở các giai đoạn trước đó mà không đạt được kết quả như mong
muốn và được tiến hành theo trình tự, th tục tố tụng chặt chẽ, đảm
bảo các quyết định c a Tòa án mang giá trị pháp lý chính xác cao.
Giải quyết TCLĐ cá nhân c a T ND được pháp luật quy định
khá đầy đ trong Bộ luật Lao động (BLLĐ), Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS). Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết TCLĐ cá nhân c a
TAND hiện nay cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: nhiều
quy định pháp luật chưa có tính khả thi; việc áp dụng pháp luật còn
lúng túng...
Bên cạnh đó, tình hình giải quyết TCLĐ cá nhân c a T ND
trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ giải quyết các vụ án lao động
c a T a án cấp sơ thẩm phải sửa còn nhiều, số lượng vụ án và tính
chất phức tạp ngày càng tăng, một số vụ án còn kéo dài dẫn đến
quyền và lợi ích hợp pháp c a các bên chưa được khôi phục kịp thời.
Quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật còn nhiều vấn đề cần phải hoàn
1
thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết TCLĐ cá nhân c a
TAND.
Vì vậy, với việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải quyết tranh
chấp lao động cá nhân theo th tục xét xử sơ thẩm c a T a án nhân dân
ở iệt Nam hiện nay” là đề tài tác giả cho rằng cần được nghiên cứu và
hy vọng luận văn sẽ góp phần xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật về
giải quyết TCLĐ nói chung và giải quyết TCLĐ cá nhân nói riêng để
phù hợp với sự phát triển c a nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực giải quyết TCLĐ nói chung và giải quyết TCLĐ
cá nhân nói riêng, đặc biệt là th tục giải quyết TCLĐ cá nhân c a Tòa
án đã được các nhà khoa học, các chuyên gia nước ngoài quan tâm và
nghiên cứu như các nghiên cứu c a Tiến sĩ Eladio Daya về “Th tục hòa
giải và trọng tài các tranh chấp lao động”, các nghiên cứu c a Tiến sĩ
Chang Hee Lee về “Quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động
tại Việt Nam”.
Ở nước ta, cũng có nhiều nghiên cứu về giải quyết TCLĐ cá nhân
kể từ khi Bộ luật lao động được ban hành như: Phạm Công Bảy (2006),
Th tục giải quyết các vụ án lao động theo BLTTDS, Nxb Chính trị
quốc gia; Luận văn tiến sỹ Luật học c a tác giả Phạm Công Bảy “Pháp
luật về th tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân c a Tòa án Việt
Nam” ; Luận văn Thạc sỹ Luật học c a tác giả Nguyễn Thị Thanh Loan
“giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua thực tiễn xét xử c a TAND
thành phố Hà Nội”...các bài viết: Bình luận các quy định về giải quyết
TCLĐ c a T ND trong BLTTD năm 2015 c a Nguyễn Hữu Chí, tạp
chí Luật học số 12/2015; Giải quyết TCLĐ cá nhân c a Tòa án – một số
bất cập và hướng hoàn thiện c a tác giả Lê Thị Hoài Thu; Giải quyết
2
TCLĐ c a TAND – từ pháp luật đến thực tiễn và một số kiến nghị c a
tác giả Phạm Công Bảy...
Các công trình nghiên cứu, bài viết này thường được tiếp cận
dưới góc độ khác nhau hoặc gắn với một địa bàn cụ thể nào đó, đặc biệt
từ khi BLTTD năm 2015 ra đời và được thực thi trong thời gian ngắn
nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân theo th tục xét xử sơ thẩm c a Tòa
án nhân dân Việt Nam hiện nay” là một công trình nghiên cứu khoa học
độc lập và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào khác trong nhưng năm
gần đây.
3. Mục đích v nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích c a Luận văn là làm rõ những quan điểm lý luận về
giải quyết TCLĐ cá nhân, th tục giải quyết TCLĐ cá nhân theo th
tục xét xử sơ thẩm c a T ND theo quy định c a pháp luật Việt Nam
hiện nay và thực tiễn áp dụng các quy định này, từ đó đưa ra một một
số giải pháp, kiến nghị góp phần khắc phục một số bất cập, hạn chế
còn tồn tại c a pháp luật về giải quyết TCLĐ cá nhân
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận c a TCLĐ cá nhân và giải quyết
TCLĐ
- Nghiên cứu về th tục giải quyết TCLĐ cá nhân theo th tục
xét xử sơ thẩm c a T ND theo quy định c a pháp luật Việt Nam
hiện nay.
- Thực tiễn giải quyết TCLĐ cá nhân theo th tục xét xử sơ
thẩm c a T ND ở iệt Nam hiện nay.
3
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả giải quyết TCLĐ cá nhân c a Tòa án.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về TCLĐ cá nhân và giải quyết TCLĐ cá
nhân theo th tục xét xử sơ thẩm c a T ND ở Việt Nam. Ngoài ra,
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy phạm pháp luật về giải quyết
TCLĐ cá nhân theo BLTTD 2015 và thực trạng áp dụng pháp luật
hiện hành về giải quyết TCLĐ cá nhân theo th tục
t ử sơ thẩm
c a T ND ở iệt Nam trong giai đoạn 2012-2016. Đồng thời, đưa ra
những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCLĐ cá nhân
và nâng cao hiệu quả giải quyết TCLĐ cá nhân c a Tòa án.
5. Phƣơng pháp luận v phƣơng pháp nghi n cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên hệ thống các quan điểm
c a ch nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,
đường lối c a Đảng và Nhà nước ta về xây dựng hoàn thiện pháp luật
nói chung, pháp luật về lao động và giải quyết TCLĐ nói riêng. Luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kế thừa (tiếp thu có chọn
lọc những kết quả nghiên cứu về pháp luật lao động c a các tác giả
trước), phương pháp thống kê, so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề
cần nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn góp phần nghiên cứu làm rõ hơn
những vấn đề lý luận, quy định c a pháp luật hiện hành về TCLĐ cá
nhân và giải quyết TCLĐ cá nhân theo th tục
T ND ở iệt Nam hiện nay.
4
t ử sơ thẩm c a
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng giải quyết
TCLĐ cá nhân theo th tục xét xử sơ thẩm và việc áp dụng pháp luật
để giải quyết TCLĐ cá nhân c a T ND iệt Nam hiện nay.
Luận văn đề xuất được một số kiến nghị, giải pháp hoàn
thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Tác giả cũng hy vọng luận
văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,
nghiên cứu về lĩnh vực TCLĐ và giải quyết TCLĐ cá nhân.
7. Cơ cấu của luận văn
Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp lao động cá nhân
và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo th tục
t ử sơ thẩm
c a T a án nhân dân ở iệt Nam.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành về giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân theo th tục xét xử sơ thẩm c a
T a án nhân dân ở iệt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo th tục
thẩm c a T a án nhân dân ở iệt Nam.
5
t ử sơ
Chƣơng 1
H I QU T CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
C NH N V GIẢI QU ẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
C NH N THEO THỦ TỤC
T Ử SƠ THẨ
CỦA TÒA N NH N D N
1.1 Khái quát chung về tranh chấp lao động cá nhân
1.1.1 Khái niệm tranh chấp lao động cá nhân
Tranh chấp lao động là sản phẩm c a quan hệ lao động, phát
sinh trong hoạt động lao động, sản xuất và gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển c a quan hệ lao động.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng không đưa ra một định nghĩa
chính thức về TCLĐ nói chung hay TCLĐ cá nhân nói riêng mà chỉ đưa
ra các khuyến nghị về việc hạn chế TCLĐ, hướng tới ây dựng quan hệ
lao động hài h a, ổn định. Như vậy, Ilo cũng hướng tới quan điểm việc
nhận dạng TCLĐ ở mỗi quốc gia do pháp luật c a mỗi quốc gia quy định
dựa trên nền tảng chính trị pháp lý và thực tiễn.
Như vậy, TCLĐ không chỉ là tranh chấp về sự lao động, về sự
làm việc, tức là ung đột về hành vi liên quan đến hoạt động, chức
năng c a NLĐ. TCLĐ c n là loại tranh chấp về các vấn đề liên quan
đến quá trình lao động, tức là quá trình ác lập, duy trì, chấm dứt mối
quan hệ lao động giữa các bên. TCLĐ c n bao gồm các ung đột liên
quan đến việc làm, học nghề, quan hệ đại diện lao động,...tức là
những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích c a NLĐ và N DLĐ.
Từ đây, TCLĐ cá nhân có thể hiểu rằng: “TCLĐ cá nhân là những
mâu thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa cá
6
nhân NLĐ và NSDLĐ về các vấn đề trong quan hệ lao động hoặc
trong quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động”.
1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp lao động cá nhân
TCLĐ cá nhân với bản chất là một loại c a TCLĐ nên ngoài
những đặc điểm chung c a TCLĐ thì nó c n mang những đặc điểm
riêng biệt:
- Tính chất của TCLĐ cá nh n
TCLĐ cá nhân là tranh chấp chỉ phát sinh giữa một NLĐ và
N DLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi c a
một cá nhân NLĐ.
- TCLĐ cá nh n l tranh chấp giữa các b n có quan hệ lệ thuộc
nhau
Thông thường, NLĐ và N DLĐ thực hiện quyền và nghĩa vụ
c a mình theo những cam kết được ghi trong hợp đồng lao động. Tuy
nhiên, do vị thế c a NLĐ và N DLĐ không tương ứng với nhau,
đặc quyền trong quan hệ quản lý c a N DLĐ làm cho sự bình đẳng
trong quan hệ lao động bị giảm đi, tạo ra lợi thế cho bên mạnh hơn là
N DLĐ, bên yếu thế là NLĐ.
- Về sự tham gia của tổ chức Công đo n
Trong TCLĐ cá nhân, Công đoàn thường chỉ tham gia với tư
cách là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đề nghị
N DLĐ em
t những yêu cầu c a NLĐ. Công đoàn không tham
gia với tư cách là một bên tranh chấp, trực tiếp yêu cầu N DLĐ giải
quyết quyền lợi cho tập thể lao động như trong TCLĐ tập thể.
7
1.2. Giải quyết tranh chấp lao động cá nh n theo thủ tục
t
sơ thẩm của T a án nh n d n
1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Giải quyết TCLĐ cá nhân là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền tiến hành các công việc được quy định theo trình tự, th
tục luật định để ác định quyền và lợi ích hợp pháp c a cá nhân
NLĐ, N DLĐ đang có tranh chấp trong quan hệ lao động dựa trên
đơn yêu cầu c a họ. Hiện nay, trong pháp luật lao động chưa có một
khái niệm chính thức nào về giải quyết TCLĐ nói chung hay giải
quyết TCLĐ cá nhân tại T ND nói riêng nhưng từ những phân tích
trên có thể hiểu: “Giải quyết TCLĐ cá nhân c a TAND là việc Tòa
án tiến hành các hoạt động theo trình tự, th tục theo luật định nhằm
giải quyết TCLĐ giữa cá nhân NLĐ và NSDLĐ”.
Do đó, có thể hiểu rằng giải quyết TCLĐ cá nhân theo th
tục
t ử sơ thẩm c a T ND là việc T a án tiến hành các hoạt động
tố tụng bao gồm: thụ lý vụ án, chuẩn bị
t ử và mở phiên t a
t ử
sơ thẩm nhằm giải quyết TCLĐ giữa cá nhân NLĐ và N DLĐ.
1.2.2. Đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân theo thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân.
a. Đặc điểm chung c a việc giải quyết TCLĐ cá nhân c a
TAND
Thứ nhất, giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án là phương thức
giải quyết TCLĐ được thực hiện bởi Tòa án với tư cách là cơ quan
tài phán mang quyền lực nhà nước.
8
Thứ hai, giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án là hoạt động giải
quyết sau cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở các giai đoạn
khác mà không đạt được kết quả (trừ một số trường hợp nhất định)
Thứ ba, các phán quyết c a Tòa án trong việc giải quyết TCLĐ
cá nhân được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế c a
Nhà nước
Thứ tư, thời hạn để giải quyết TCLĐ nói chung hay TCLĐ cá
nhân nói riêng tại T a án thường k o dài hơn so với các phương
thức giải quyết TCLĐ khác.
b. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo th tục xét xử
sơ thẩm c a Tòa án nhân dân
*/
hởi kiện v thụ lý vụ án
* Khởi kiện vụ án lao động: Là việc các ch thể có quyền
khởi kiện làm đơn yêu cầu T a án giải quyết các TCLĐ bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng c a NLĐ, N DLĐ. Quyền khởi kiện vụ án lao
động được quy định tại Điều 186 BLTTD năm 2015 như sau: “Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp khởi kiện vụ án c a Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp c a mình”.
Đơn khởi kiện phải được lập thành văn bản với hình thức, nội
dung theo quy định tại Điều 189 BLTTD năm 2015. Theo quy định
tại Khoản 5, Điều 189 BLTTD năm 2015, người khởi kiện phải gửi
kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những
yêu cầu c a mình là có căn cứ và hợp pháp, chứng cứ chứng minh
quyền, lợi ích hợp pháp c a người khởi kiện bị âm phạm. Trường
9
hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đ tài
liệu, chứng cử kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng
cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp c a người khởi
kiện bị âm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung
tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu c a T a án trong quá trình giải
quyết vụ án.
* Thụ lý vụ án lao động: Sau khi nhận đơn khởi kiện, tài liệu,
chứng cứ kèm theo và nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý vụ
án. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi
kiện, Chánh án Tòa án phân công một thẩm phán em
t đơn khởi
kiện và giải quyết vụ án (Khoản 2, Điều 191). Đối với vụ án phức
tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân
công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo
quy định (Khoản 2, Điều 197). Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho bị
đơn, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải
quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc T a án đã thụ lý vụ
án. Bị đơn ngoài việc nộp cho T a án văn bản ghi ý kiến c a mình
đối với yêu cầu c a người khởi kiện thì trong một số trường hợp còn
có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong một số trường họp có quyền yêu cầu độc lập với bên
nguyên đơn hoặc bị đơn.
Như vậy, có thể thấy việc khởi kiện và thụ lý vụ án đã được
quy định một cách cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn c n
những hạn chế như th tục khởi kiện c n khá rườm rà, phức tạp. Để
10
thực hiện được đầy đ những quy định c a pháp luật về th tục khởi
kiện có thể mất nhiều thời gian, công sức bởi không phải NLĐ nào
cũng hiểu biết được hết các quy định trên.
*/ H a giải v thời hạn chuẩn bị
t
Th tục h a giải và thời hạn chuẩn bị
t ử vụ án TCLĐ cá
nhân đã được quy định cụ thể tại Chương XIII BLTTD năm 2015.
* Hòa giải: H a giải vụ án lao động trước khi mở phiên t a sơ
thẩm là hoạt động quan trọng trong quá trình chuẩn bị
t ử. H a
giải là th tục tố tụng bắt buộc trước khi mở phiên t a
t ử sơ
thẩm, trừ trường hợp vụ án lao động không được h a giải hoặc không
thể h a giải được (Điều 206 và 207 c a BLTTD năm 2015).
Hoà giải được tiến hành theo nguyên tắc sau: Tôn trọng sự tự
nguyện thoả thuận c a các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc
đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không
phù hợp với ý chí c a mình. Nội dung thoả thuận giữa các đương sự
không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức ã hội.
* Thời hạn chuẩn bị xét xử
Chuẩn bị
vụ cho việc
t ử là các hoạt động được thực hiện nhằm phục
t ử vụ án. Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1
Điều 203 BLTTD năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị
động (trừ các vụ án được
t ử vụ án lao
t ử theo th tục rút gọn hoặc vụ án có
yếu tố nước ngoài) là 2 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án
có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách
quan thì Chánh án T a án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị
t ử nhưng không quá 1 tháng.
11
*/ Phi n t a sơ thẩm giải qu ết TCLĐ cá nh n
Phiên t a sơ thẩm là giai đoạn độc lập trong quá trình giải
quyết TCLĐ cá nhân và là trọng tâm c a th tục giải quyết TCLĐ cá
nhân c a Tòa án.
Tại Điều 222 BLTTD năm 2015 nêu rõ: “Phiên tòa sơ thẩm
phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong
quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa
trong trường hợp phải hoãn phiên tòa”.
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều
63 BLTTD năm 2015 bao gồm: Một thẩm phán và hai Hội thẩm
nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có
thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Đối với vụ án lao
động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác
trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về
pháp luật lao động. Với quy định này cho thấy BLTTD năm 2015
đã có sự thay đổi phù hợp với thực tiễn hơn, vừa đảm bảo được sự
kiểm tra, giám sát c a nhân dân trong quá trình xét xử sơ thẩm c a
T a án được khách quan, hiệu quả hơn, vừa đảm bảo được quyền và
lợi ích hợp pháp cho NLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trình tự tiến hành phiên t a sơ thẩm gồm các bước sau:
Bƣớc 1: Th tục bắt đầu phiên t a (quy định từ Điều 239 đến
Điều 246 BLTTD năm 2015.
Bƣớc 2: Th tục tranh tụng tại phiên t a (quy định từ Điều 247
đến Điều 263 BLTTD năm 2015)
12
Bƣớc 3: Nghị án và tuyên án (quy định từ Điều 264 đến Điều
269 BLTTD năm 2015). Th tục nghị án và tuyên án được xem là
bước cuối cùng c a phiên t a lao động sơ thẩm.
*/ Án phí
Theo quy định tại Điều 27 Pháp lệnh Án phí, Lệ phí t a án thì:
“2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp
toàn bộ yêu cầu c a nguyên đơn được Toà án chấp nhận.”…
“4. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu
cầu c a nguyên đơn đối với bị đơn được Toà án chấp nhận”.
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm: Nguyên đơn, bị đơn
có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ
thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo c a
Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
*/ Thủ tục rút gọn đối với vụ án TCLĐ cá nh n
Đây là th tục có ưu điểm nhanh chóng, đơn giản, ít tốn kém.
Tại Điều 65 BLTTD năm 2015 c a iệt Nam quy định “ iệc
xét ử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo th tục rút gọn do một
Thẩm phán tiến hành”. Đồng thời, Điều 317 BLTTD năm 2015 quy
định, điều kiện áp dụng th tục rút gọn.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các vụ án tranh chấp lao động ở
iệt Nam những năm gần đây ngày càng có tính chất phức tạp, các
tranh chấp có giá trị lớn. Ngoài ra, các qui định pháp luật chưa có
hướng dẫn cụ thể. ì vậy, việc áp dụng th tục rút gọn đối với các vụ
13
án giải quyết TCLĐ cá nhân theo th tục sơ thẩm c n gặp nhiều khó
khăn, khó thực hiện được.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG P DỤNG PH P LUẬT
HIỆN H NH VỀ GIẢI QU ẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
CÁ NHÂN THEO THỦ TỤC
T Ử SƠ THẨ
CỦA TÒA N NH N D N
2.1. Qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân theo thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân
2.1.1. Ngu n tắc giải qu ết tranh chấp lao động cá nh n
của T a án nh n d n.
Khi
t ử vụ án TCLĐ c a T ND theo th tục tố tụng dân sự
thì phải tuân th các nguyên tắc giải quyết TCLĐ được quy định
trong BLLĐ cũng như các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự.
Thứ nhất, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt c a
đương sự.
Thứ hai, nguyên tắc thương lượng, hòa giải, trọng tài.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết TCLĐ một cách công khai,
minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm sự tham gia c a đại diện các bên
trong quá trình giải quyết TCLĐ.
Thứ năm, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh.
Thứ sáu, nguyên tắc Toà án xét xử tập thể.
Thứ bảy, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân
dân tham gia
14
Thứ tám, nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
chỉ tuân theo pháp luật.
Thứ chín, nguyên tắc xét xử mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật
Thứ mười, nguyên tắc mọi công dân đều có quyền đùng tiếng
nói, chữ viết c a dân tộc mình trước Toà án
Thứ mười một, nguyên tắc đảm bảo quyền tranh luận trong tố
tụng dân sự.
2.1.2. Thẩm qu ền của T a án nh n d n trong việc giải
qu ết tranh chấp lao động cá nh n theo thủ tục
t
sơ thẩm
Thẩm quyền c a TAND trong vụ việc giải quyết TCLĐ cá
nhân có thể được tiếp cận dưới những góc độ sau đây:
a. Thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nh n của Tòa án các cấp
Theo quy định tại điều 35 BLTTD năm 2015, T ND cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết theo th tục sơ thẩm những TCLĐ
cá nhân theo quy định tại khoản 1 điều 32 BLTTDS, trừ những vụ
việc pháp luật quy định thuộc thẩm quyền c a TAND cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
b. Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc
Thẩm quyền c a Tòa án trong việc giải quyết TCLĐ cá nhân
đã được nêu rõ tại khoản 1 điều 32 BLTTD năm 2015.
c. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Việc phân định thẩm quyền c a TAND theo lãnh thổ là sự
phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ án lao động giữa các tòa cùng cấp
với nhau và được quy định tại điều 39 c a BLTTD năm 2015.
15
d. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên
đơn, ngƣời yêu cầu
Nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án giải quyết
TCLĐ được lựa chọn T a án theo quy định tại điều 40 c a BLTTDS
2015.
2.1.3. Thời hiệu giải qu ết tranh chấp lao động cá nh n
Thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ cá nhân là khoảng thời
gian do pháp luật quy định mà theo đó các bên tranh chấp được
quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết TCLĐ. BLLĐ năm 2012 đã có những thay đổi tích cực, tại
khoản 2, điều 202 BLLĐ năm 2012 nêu rõ: “Thời hiệu yêu cầu Toà
án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày
phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích
hợp pháp c a mình bị vi phạm”. Quy định trên cho thấy sự hợp lý, cụ
thể, rõ ràng hơn so với quy định trước đây c a BLLĐ năm 1994
2.2. Thực trạng về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
theo thủ tục xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân.
Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân theo th
tục xét xử sơ thẩm c a TAND cho thấy:
Trong thời gian qua, trong quá trình giải quyết các vụ án
TCLĐ cá nhân theo th tục xét xử sơ thẩm c a TAND hầu hết không
có vụ án nào vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền giải quyết vụ án
hoặc sau khi phát hiện có sai sót về việc thụ lý sai thẩm quyền thì đã
được Tòa án khắc phục kịp thời trước khi đưa vụ án ra xét xử. Điều
này có thể thấy rằng, các quy định c a pháp luật về thẩm quyền c a
16
TAND trong việc giải quyết TCLĐ cá nhân đã được Tòa án cấp sơ
thẩm áp dụng đúng quy định và có hiệu quả.
Thứ hai, về thời hiệu giải quyết vụ án TCLĐ cá nhân theo th
tục xét xử sơ thẩm c a TAND.
Thực tiễn trong quá trình giải quyết các vụ án TCLĐ cá nhân
theo th tục sơ thẩm vẫn có Tòa án còn nhầm lẫn trong việc ác định
thời hiệu.
Ví dụ qua vụ án (được lấy từ nguồnTòa án nhân dân tối cao):
Nguyên đơn: Ông Nguyễn ăn Đảng, sinh năm 1955; địa chỉ:
Tổ 2, khu phố Phú H a, phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, tỉnh
Bình Phước.
Bị đơn: Ông Nguyễn ăn Khang, sinh năm 1959; địa chỉ: Tổ
6, ấp ăn Hiên 2, ã Phước An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm đã mắc hai sai sót lớn
trong việc giải quyết vụ án. Thứ nhất là Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ
theo đơn khởi kiện lần 2 c a ông Đảng từ đó dẫn đến sai xót trong
việc ác định thời hiệu khởi kiện và ra quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án làm ảnh hưởng đến quyền lợi c a đương sự. Thứ hai là vi phạm
nghiêm trọng th tục tố tụng khi giao cho một Thẩm phán tham gia
02 lần xét xử cùng một vụ án mặc dù ông Đảng đã hai lần khởi kiện
vụ án và ác định hai bị đơn khác nhau nhưng về bản chất thì đây chỉ
01 vụ án tranh chấp về tiền lương.
Thứ ba, trong quá trình giải quyết vụ án TCLĐ cá nhân theo
th tục xét xử sơ thẩm c a TAND.
17
Trong những năm gần đây,với những hạn chế về việc thiếu
Thẩm phán chuyên môn trong lĩnh vực lao động trong khi số lượng
các vụ án TCLĐ ngày càng tăng với nhiều loại tranh chấp mới phát
sinh và phức tạp thì việc Tòa án áp dụng pháp luật trong quá trình giải
quyết vụ án vẫn còn thiếu chính xác. Cụ thể như sau:
- Đánh giá không đầ đủ các tình tiết của vụ án: Trong vụ
án TCLĐ, cần
t
t đầy đ các tình tiết liên quan đến vụ án.
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp trợ cấp thôi việc” (được lấy từ
nguồn c a TAND tối cao) giữa:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Dịu, sinh năm 1940;Trú tại: Xóm
ơn Liên, ã Nghĩa ơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Bị đơn: Công ty rau quả Nghệ An; Trụ sở tại: ã Nghĩa ơn,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, do ông Hoàng Xuân Minh, Giám
đốc Công ty làm đại diện.
Trong vụ án này Tòa án cấp sơ thẩm em
t đánh giá chứng
cứ về việc tự ý bỏ việc c a bà Dịu và ác định điều luật để giải quyết
việc trợ cấp thôi việc cho bà là không đúng, làm ảnh hưởng đến
quyền lợi c a bà Dịu. Vì vậy, TAND tối cao đã ra quyết định h y bản
án lao động sơ thẩm nêu trên và bản án phúc thẩm c a TAND tỉnh
Nghệ An và chuyển hồ sơ về xét xử sơ thẩm lại là đúng quy định c a
pháp luật.
- Đánh giá chứng cứ chƣa khách quan, toàn diện:
Pháp luật lao động chỉ quy định những chuẩn mực chung, mang
tính định khung cho các đơn vị N DLĐ và NLĐ thực hiện, việc vận
dụng các quy định c a pháp luật lao động để giải quyết TCLĐ cá nhân
18
cần linh hoạt, đánh giá khách quan, toàn diện các tình tiết có trong vụ án
để bảo đảm được quyền và lợi ích hơp pháp cho các bên.
-
p dụng pháp luật không c n hiệu lực: Cùng với sự phát
triển c a ã hội thì các qui định c a pháp luật luôn được đổi mới để
phù hợp hơn. Do đó, việc không nắm được các qui định pháp luật
hiện hành đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả c a việc giải quyết TCLĐ
cá nhân.
- ác định sai quan hệ pháp luật: Vấn đề này tuy là một khó
khăn không nhỏ đối với Tòa án và các Thẩm phán trong giải quyết
các vụ án TCLĐ nhưng để áp dụng đúng pháp luật, Thẩm phán cần
phải nghiên cứu, ác định đúng nội dung tranh chấp, nắm vững các
nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định tại luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
-
ới sự gia tăng nhanh các tranh về chấp bảo hiểm ã hội,
việc áp dụng pháp luật liên quan c n gặp nhiều khó khăn.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
3.1. Tình hình thụ lý v kết quả giải qu ết tranh chấp lao
động cá nh n theo thủ tục
t
sơ thẩm của T a án nh n d n.
*/ Tình hình thụ lý v kết quả giải qu ết
Theo báo cáo c a TAND tối cao về công tác xét xử án lao
động qua các năm c a TAND các cấp đã giải quyết như sau:
19
Năm 2012: TAND các cấp đã giải quyết 3249 vụ việc, trong đó cấp
sơ thẩm giải quyết 2838 [16].
Năm 2013: T ND các cấp đã giải quyết 4537 vụ việc, trong đó cấp
sơ thẩm giải quyết 4104 vụ việc [18].
Năm 2014: T ND các cấp đã giải quyết 6845 vụ việc, trong đó cấp
sơ thẩm giải quyết 4401 vụ việc [19].
Năm 2015: T ND các cấp đã giải quyết 7163 vụ việc, trong đó cấp
sơ thẩm giải quyết 6663 vụ việc [20].
Năm 2016: T ND các cấp đã giải quyết 7824 vụ việc, trong đó cấp
sơ thẩm giải quyết 7428 vụ việc [21].
Như vậy, qua bảng số liệu về thụ lý và giải quyết trên cho thấy
số lượng án TCLĐ ngày càng có chiều hướng tăng nhiều theo các
năm và ch yếu là TCLĐ cá nhân. ử sơ thẩm vẫn chưa được cao và
chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
* Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình giải quyết
TCLĐ cá nhân theo th tục
t ử sơ thẩm c a T ND thì vẫn còn
tồn tại những hạn chế nhất định.
- Mô hình tổ chức, chức năng c a Tòa án còn nhiều bất cập
ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết án lao động: Về thẩm quyền giải
quyết án lao động ở Tòa án còn chồng chéo, lộn xộn.
- Một số nơi, T a án chưa coi trọng đúng mức việc nghiên cứu
pháp luật về lao động cũng như việc áp dụng các quy định c a Bộ
luật Tố tụng dân sự trong giải quyết vụ án lao động.
20
- Chất lượng c a nhiều phán quyết còn thấp. Vẫn tồn tại hiện
tượng nhầm lẫn về loại quan hệ dân sự, lao động hoặc áp dụng không
đúng quy định c a pháp luật vào các quyết định.
- Quá trình giải quyết các TCLĐ c a Tòa án còn bị bó buộc
bởi các th tục ngoài tố tụng.
- Vẫn còn một số T a án chưa ch động nghiên cứu đề xuất và
triển khai các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, Thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án về lao động.
Từ những bất cập trên có thể sẽ dẫn tới những sai sót trong
việc giải quyết TCLĐ cá nhân theo th tục
t ử sơ thẩm làm cho
hiệu quả giải quyết vụ án lao động không đạt được kết quả như mong
muốn.
ì vậy, đ i hỏi phải có phương hướng hoàn hiện pháp luật
nhằm nâng cao hiệu giải quyết các vụ án TCLĐ cá nhân.
3.2.
u cầu ho n thiện pháp luật về giải qu ết tranh chấp
lao động cá nh n.
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCLĐ cá nhân
nhằm ổn định quan hệ lao động: Đảm bảo sự ổn định c a quan hệ
lao động là mục tiêu ưu tiên c a việc giải quyết TCLĐ cá nhân
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật giải quyết TCLĐ cá nhân tại
Tòa án cần phải tính đến yếu tố đặc thù c a tranh chấp lao động:
Giải quyết TCLĐ cá nhân tại Tòa án là một trong những phương
thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có iệt Nam.
21
3.3.
ột số giải pháp v kiến nghị nhằm n ng cao hiệu quả
giải qu ết tranh chấp lao động cá nh n theo thủ tục
t
sơ
thẩm của T a án nh n d n.
3.3.1.
ột số giải pháp
*/ Hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCLĐ cá nhân .
Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định c a pháp luật hiện
hành.
Pháp luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về phạm vi và
yêu cầu khởi kiện.
Tòa án có thể tiến hành hòa giải ở tất cả các giai đoạn xét xử
vụ án lao động.
Pháp luật cần quy định cụ thể hơn về sự tham gia c a Hội thẩm
nhân dân là người đã và đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể
NLĐ hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động trong Hội đồng xét
xử vụ án lao động.
Pháp luật cần sửa đổi các quy định để có thể áp dụng th tục giải
quyết rút gọn vụ án lao động theo quy định c a BLTTDS có hiệu quả.
*/ Sửa đổi, hướng dẫn một số quy định trong BLLĐ năm
2012
+ Về hợp đồng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm
việc (khoản 2 Điều 22):
+ Về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động
+ Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động c a
N DLĐ khi NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc (điểm a
khoản 1 Điều 38):
22
+ Về việc chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn:
+ ề phụ lục hợp đồng (Điều 24):
+ Quy định “Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động” tại điểm d khoản 1
Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 là chưa cụ thể, khó ác định.
3.3.2.
ột số kiến nghị
Thứ nhất, về hoạt động, biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật
về giải quyết TCLĐ cá nhân: Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật lao động cho NLĐ và N DLĐ. Tổ chức, thực hiện
việc chia sẻ thông tin giữa NLĐ và N DLĐ
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả hoạt động c a Công đoàn.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động,
đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật lao
động.
Thứ tư, kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân sự c a Tòa án lao động và
nâng cao năng lực xét xử c a thẩm phán và hội thẩm nhân dân: Về tổ
chức nhân sự c a Tòa án và về việc nâng cao năng lực xét xử c a Thẩm
phán và hội thẩm nhân dân.
23