Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

giao an bai vieng lang bac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.95 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau
xót của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang
trọng tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích gợi cảm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu, phân tích thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu trong thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm, lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, tranh nhà sàn của Bác.
- Trò: sgk, vở soạn, vở ghi.
III. Cách thức tiến hành:
- Đọc, phân tích, bình giảng bài thơ.
- Nêu vấn đề, thảo luận.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Viễn Phương, phân tích hình ảnh mùa xuân của
thiên nhiên, đất nước cách mạng?
- Phân tích hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.


- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu: giọng thành
kính, xúc động, chậm rãi càng ngày càng dâng

1. Đọc.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cao, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết.
- Gọi HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc của học sinh.
2. Chú thích.
Nêu vài nét chính về tác giả?

* Tác giả.

- Trong kháng chống Pháp và Mĩ ông hoạt
động ở Nam Bộ.

- Viễn Phương tên khai sinh Phan
Thanh Viễn (1928) An giang.
- Là cây bút có mặt sớm nhất của lực
lượng văn nghệ miện Nam thời chống
Mĩ.

Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?

* Tác phẩm.

- Sáng tác tháng 4/1976 in trong tập

- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống
“Như mây mùa xuân”.
Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất lăng chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn
Phương ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng Bác,
bài thơ ra đời vào dịp đó.
Em hiểu như thế nào về “Bảy mươi chín mùa
xuân”?

* Từ khó: sgk.

- 79 tuổi thọ của Bác
Trung, hiếu, nghĩa là gì?
- 2 phẩm chất quan trọng trong đạo đức của
con người dưới xã hội phong kiến, kẻ làm tôi
phải trung thành với vua, với chủ. Con cái phải
hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay được dùng với
nghĩa rộng hơn.
Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
- Thơ tự do
Xác định bố cục của bài thơ?
- 4 đoạn ứng với 4 khổ

II. Tìm hiểu văn bản.
1. Kiểu văn bản và PTBĐ.
- Trữ tình.
- Biểu cảm.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


2. Bố cục: 4 phần.
- Khổ 1: Cảnh bên ngoài lăng buổi
sớm.
- Khổ 2: Cảnh đoàn người xếp hàng
viếng lăng Bác.
- Khổ 3: Cảnh trong lăng, niềm xúc
động của nhà thơ đứng trước Bác.
Em có nhận xét gì về mạch thơ?

- Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ.

- Mạch thơ vận động kết hợp tả cảnh từ bên
ngoài vào trong làng với diễn biến tâm trạng
của con người (nhà thơ) viếng Bác.
- Bố cục tự nhiên, hợp lí → tập trung làm rõ
chủ đề của bài thơ.
- HS đọc khổ thơ 1
Nhận xét về giọng điệu của khổ thơ, đặc biệt là
ở câu 1?

3. Phân tích.

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị làm cho người
đọc nhận ra tình cảm và tấm lòng của người
con đối với vị cha già dân tộc.

- Giọng thơ: mộc mạc, giản dị, chân
thành. Câu 1 như lời kể chuyện, lời
thông báo.


a. Khổ 1:

Em có nhận xét gì về cách xưng hô ở câu 1?
- Con...
Tại sao nhan đề của bài thơ dùng từ “Viếng”
mà ở câu 1 tác giả lại dùng từ “thăm”?
- Lối nói tránh....
(Tố Hữu viết:
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
......................................mong cha”)
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát thấy là
gì?
- Hàng tre.

- Xưng hô “con” thể hiện tình cảm gần
gũi thân thương của người con vơí
người cha.
- Từ “thăm” giảm nỗi đau thương mất
mát, ngụ ý Bác vẫn còn sống mãi trong
lòng nhân dân miền Nam nói riêng và
cả nước nói chung.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hình ảnh tre trong sương sớm nói lên điều gì?

- Hình ảnh hàng tre bát ngát dài rộng
- Hình ảnh thực → mờ ảo trong sương sớm gợi mênh mông.

suy nghĩ và liên tưởng mở rộng ra những câu
→ Đây là hình ảnh thực, quen thuộc
thơ tiếp:
bên lăng Bác bỗng trở nên mờ ảo trong
làn sương sớm.
“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam”
→ Biểu tượng dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh “hàng tre xanh Việt Nam”
là hình ảnh ẩn dụ: biểu tượng cho con
người Việt Nam kiên cường bất khuất.
- Thành ngữ “bão táp mưa sa” của
những khó khăn gian khổ mà nhân dân
ta vượt qua....→ tre trở thành biểu
tượng của dân tộc Việt Nam.
- HS đọc khổ 2.
Em chú ý đến những từ ngữ, hình ảnh nào?

b. Khổ 2.
- Hình ảnh mặt trời, dòng người nổi
bật trong khổ thơ.

- Mặt trời, dòng người.
- Qua những từ ngữ, hình ảnh ấy, tác giả sử
dụng nghệ thuật gì?
- Ẩn dụ “mặt trời trong lăng” (Nếu “mặt trời”ở
câu 1 là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ mang
sự sống trái đất cho con người. Mặt này được
nhân hoá “đi trên lăng” như người chứng kiến
sự kì diệu của mặt trời trong lăng rất đỏ. Thì
mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ) →

đây là sáng tạo độc đáo mới mẻ của Viễn
Phương.
+ Từ láy “ngày ngày”....

+ Điệp từ “ngày ngày”.....

- Nghệ thuật ẩn dụ “mặt trời trong lăng
rất đỏ” chỉ Bác Hồ nằm trong lăng.

- Từ láy “ngày ngày” góp phần bất tử
hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi
người.
- Điệp từ “ngày ngày” → quy luật bình
thường đều đặn trong cuộc sống của
nhân dân Việt Nam: xếp hàng vào lăng
viếng Bác → tấm lòng của nhân dân


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hình ảnh “dòng người đi trong thương...mùa
xuân” hay và đẹp ở chỗ nào?
- Từng đoàn người đi viếng di chuyển vòng
quanh thể hiện tình cảm nâng niu, trân trọng
một con người hiến dâng cuộc đời cho đất
nước.

không nguôi nhớ Bác.
-Hình ảnh “Dòng người..mùa xuân”
thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu

của nhân dân đối với Bác.
c. Khổ thơ 3.

- HS đọc khổ 3.
Về không gian, vị trí, điểm nhìn và thời gian ở
khổ 3 khác gì so với 2 khổ trên?
- Về không gian, vị trí điểm nhìn ...ở từng khổ
thơ đều có sự di chuyển theo bước chân người
đi viếng.
- Khổ1: nhìn bao quát quanh lăng trong buổi
sớm sương mờ.
- Khổ 2: nhập vào dòng người viếng lăng lúc
mặt, quan sát,cảm nhận và suy nghĩ.
Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng được
nhà thơ cảm nhận như thế nào?
- So sánh với vầng trăng.

Em nhận xét gì về cách so sánh của tác giả?
- Trong phòng sáng dịu ánh đèn nêông rất
giống với ánh trăng. Trung tâm của vầng trăng
là nơi Bác nằm trên đài sen hồng. Có cảm giác
như vị cha già dân tộc đang nằm nghỉ sau giờ
làm việc.
Ở trên, tác giả dùng hình ảnh ẩn dụ, mặt trời để
chỉ Bác. Ở đây lại dùng mặt trăng. Vậy có gì
mâu thuẫn trong cách so sánh ấy?
- Dùng hình ảnh mặt trời khi muốn nói đến

- Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong
lăng yến tĩnh trang nghiêm được so

sánh với hình ảnh vầng trăng sáng
trong dịu hiền.
→ Hình ảnh so sánh này phù hợp với
thực tế và tính cách hồn hậu dịu dàng
như người của toàn dân tộc.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

công lao trời biển và sự vĩ đại của người. Dùng
hình ảnh mặt trăng khi nói đến sự ấm áp dịu
hiền → hoàn toàn không mâu thuẫn.
Hình ảnh trời xanh xuất hiện trong câu 3 tượng
trưng cho điều gì?
- Người đã hoá thân vào thiên nhiên sông núi,
đã vào cuộc trường”
Từ “nhói”thể hiện điều gì?
- Bác đã đi xa, đó là sự thật, lí trí mỗi chúng ta
biết rõ điều này nhưng sao trái tim ta khi bước
vào đây vẫn nhói lên đau xót, tiếc thương vì đó
là tình cảm. Chủ tịch HCM vĩ đại mà thiêng
liêng, nhưng cũng gần gũi thân thiết đối với
mỗi con người Việt Nam.

- Trời xanh- tượng trưng cho sự vĩnh
hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp
HCM.
- Từ “nhói” → sự đau xót, tiếc thương.

- HS đọc khổ 4.

Ước nguyện của nhà thơ khi sắp về miền Nam
là gì?

→ Khổ thơ diễn đạt cảm xúc nhói đau
thương tiếc nhưng hết sức tự hào về
Bác kính yêu.

- Ra khỏi lăng, nghĩ đến ngày mai sẽ về miền
Nam, sẽ xa Bác, tình cảm xúc động của nhà thơ d. Khổ thơ 4.
bỗng nổi sóng dâng trào bật ra thành ước
nguyện mãnh liệt.

- Ước nguyện:
+ Muốn làm con chim hót quanh lăng
Bác.
+ Muốn làm đoá hoa.
+ Muốn làm cây tre..
→ Tất cả ước nguyện đều hướng về
Bác, muốn gần gũi Bác mãi mãi. Điệp
ngữ “muốn làm” liên tiếp 3 lần làm
Theo em, hình ảnh cây tre ở khổ thơ này có gì
cho câu thơ cuối như những lớp sóng
khác với hình ảnh cây tre ở khổ thơ đầu?
trào dâng trong lòng tác giả khẳng
- Cây tre là hình ảnh ẩn dụ, bổ sung thêm nghĩa định chí hướng thuỷ chung, sự gắn bó


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trung hiếu.


của miền Nam đối với Bác.

- Bài thơ kết thúc trong sự xa cách về không
gian nhưng lại gần gũi trong tình cảm và ý chí.
Người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại.
Sau khi học xong bài thơ, điều ấn tượng nhất
đối với em về nghệ thuật và nội dung bài thơ là
gì?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
HS khái quát nội dung và nghệ thuật?
* Ghi nhớ sgk/60.
4. Tổng kết.
a. Nội dung.
Bài thơ thể hiện lòng thành kinh và
niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và
của mọi người đối với Bác.
b. Nghệ thuật.
- Giọng điệu trang trọng tha thiết nhiều
hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn
ngữ bình dị mà cô đúc.
4. Củng cố:
- Nêu cảm xũc suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn học bài.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Làm bài tập trắc nghiệm.
- Viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác”.



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Soạn “Sang thu” của Hữu Thỉnh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×