Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

DƯƠNG HOÀI Ý

BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỔ, QUÝ HIẾM
Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

DƯƠNG HOÀI Ý

BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỔ, QUÝ HIẾM
Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Thông tin - Thư viện
60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Viết
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG



Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Lê Văn Viết

PGS.TS. Trần Thị Quý

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Dƣơng Hoài Ý


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Viết đã
tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân, đặc biệt là quý
Thầy, Cô và anh chị em đồng nghiệp tại Trung tâm Học liệu Đại học Huế,
Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Thư viện trường Đại học Khoa học,

Đại học Huế đã giúp đỡ nhiệt tình và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện luận văn.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã đem lại
cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên
và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Học viên
Dƣơng Hoài Ý


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................. 10
7. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 11
8. Kết quả nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.................................................... 11
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỔ,
QUÝ HIẾM.............................................................................................................. 13
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................................ 13
1.1.1. Khái niệm bảo quản ....................................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm tài liệu cổ, quý hiếm...................................................................... 14
1.1.3. Khái niệm chung về bảo quản tài liệu và bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm .... 20
1.2. Các tiêu chí để xác định tài liệu cổ, quý hiếm ................................................... 22
1.2.1. Nhóm tiêu chí về thời gian .......................................................................... 22
1.2.2. Nhóm tiêu chí về nội dung của tài liệu ....................................................... 24
1.2.3. Nhóm tiêu chí về hình thức tài liệu ............................................................. 25

1.3. Tầm quan trọng của tài liệu cổ, quý hiếm.......................................................... 27
1.4. Vai trò của hoạt động bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ....................................... 28
1.5. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên - Huế và các thư viện có tài liệu cổ, quý hiếm
ở đây .......................................................................................................................... 30
1.5.1. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên - Huế ........................................................... 30
1.5.2. Khái quát về Trung tâm học liệu Đại học Huế........................................... 38
1.5.3. Khái quát về Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế .............................. 42
1.5.4. Khái quát về Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại học Huế ................ 48


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỔ,
QUÝ HIẾM Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ ....................................................... 54
2.1. Đặc điểm về hình thức, nội dung và số lượng tài liệu cổ, quý hiếm ở tỉnh
Thừa Thiên - Huế ...................................................................................................... 54
2.1.1. Tài liệu Hán Nôm (tài liệu về triều đại nhà Nguyễn: 1802 - 1945) ........... 54
2.1.2. Sách, báo, tạp chí xuất bản trước năm 1975 .............................................. 55
2.1.3. Bộ tập san “Những người bạn cố đô Huế” ................................................ 55
2.1.4. Bộ tập san "Trường Viễn Ðông Bác Cổ" ................................................... 56
2.1.5. Bộ tập san nghiên cứu Đông Dương .......................................................... 56
2.1.6. Các bản sắc phong, chiếu chỉ, hương ước, gia phả ................................... 57
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hủy hoại tài liệu cổ, quý hiếm ........................................ 62
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 62
2.2.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 64
2.3. Các hoạt động bảo quản ..................................................................................... 68
2.3.1. Bảo quản dự phòng tài liệu ........................................................................ 68
2.3.2. Bảo quản phục chế ..................................................................................... 72
2.3.3. Bảo quản tài liệu trong phục vụ người sử dụng ......................................... 76
2.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm
ở tỉnh Thừa Thiên - Huế ........................................................................................... 78
2.4.1. Chính sách của thư viện cho bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ..................... 78

2.4.2. Nhân lực của thư viện cho bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ........................ 78
2.4.3. Cơ sở vật chất cho bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm .................................... 79
2.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ........ 82
2.4.5. Kinh phí cho bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm .............................................. 86
2.4.6. Công tác phục vụ tài liệu cổ, quý hiếm cho người dùng tin ....................... 86
2.4.7. Ý thức của người dùng tin trong việc sử dụng tài liệu cổ, quý hiếm .......... 87
2.5. Nhận xét về bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ....................................................... 87
2.5.1. Ưu điểm và nguyên nhân ............................................................................ 87
2.5.2. Nhược điểm và nguyên nhân ...................................................................... 89


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỔ, QUÝ HIẾM Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ ...... 90
3.1. Giải pháp về chính sách bảo quản ..................................................................... 90
3.1.1. Hoàn thiện chính sách, lập kế hoạch cho bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ...... 90
3.1.2. Chính sách phối hợp bảo quản giữa các thư viện có tài liệu cổ, quý hiếm ..... 90
3.2. Giải pháp về nhân lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng, công nghệ ............................... 90
3.2.1. Tăng cường chất và lượng đội ngũ nhân viện bảo quản tài liệu cổ,
quý hiếm .................................................................................................................... 90
3.2.2. Đảm bảo trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư kinh phí cho
hoạt động bảo quản .................................................................................................. 92
3.2.3. Tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại trong bảo quản tài liệu .... 94
3.3. Nhóm giải pháp khác ......................................................................................... 96
3.3.1. Đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo quản tài liệu cho người dùng tin .............. 96
3.3.2. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý ......... 99
3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo quản tài liệu cổ,
quý hiếm .................................................................................................................. 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105



DANH MỤC HÌNH SƠ ĐỒ
Hình 1: Tiếp cận, sưu tầm nguồn tài liệu Hán-Nôm bảo quản tại các họ, tộc ........ 110
Hình 2: Trung tâm Học liệu Đại học Huế ............................................................... 110
Hình 3: Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................. 111
Hình 4: Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại học Huế ..................................... 111
Hình 5: Ảnh chụp trang nhan đề Mục lục Châu bản triều Nguyễn ........................ 112
Hình 6: Mục lục Châu bản triều Nguyễn ................................................................ 112
Hình 7: Sắc phong ................................................................................................... 113
Hình 8: Gia phả họ Hoàng ...................................................................................... 113
Hình 9: Hộp bảo quản Mục lục Châu bản triều Nguyễn - Thư viện Đại học
Khoa học Huế ......................................................................................................... 114
Hình 10: Phòng scan Trung tâm học liệu Đại học Huế .......................................... 114
Hình 11: Sắc phong đã được phục chế ................................................................... 115
Hình 12: Tủ bằng gỗ tại Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại học Huế........... 115


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CBNV

Cán bộ nhân viên


VHTT

Văn hóa thông tin


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Tất cả
mọi hoạt động của con người, xã hội đều cần đến thông tin. Có thể nói thông
tin là nhân tố thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Thông tin là
nguồn lực và là nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia. Thông tin giữ vai
trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học. Thông tin cũng đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong văn hóa, giáo dục và đời sống.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập cùng khu vực và quốc tế nên rất cần thông tin mang tính khoa học, hiện
đại, phong phú và cập nhật về mọi lĩnh vực trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh
nguồn thông tin này, chúng ta cũng phải chú trọng đến nguồn tin mang giá trị
lịch sử. Nó là di sản văn hóa của dân tộc, giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu,
tự hào về cội nguồn, về lãnh thổ thiêng liêng, về con người và đất nước Việt
Nam yêu quý.
Thư viện với chức năng thu thập, tàng trữ, khôi phục, bảo quản và
truyền bá di sản văn hóa của nhân loại cũng như của đất nước được lưu giữ
trong các tài liệu sẽ là nơi trân trọng, gìn giữ những di sản thư tịch của dân
tộc, để phát huy có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của
nhân dân.
Thư viện là “kho vàng” của nền văn hóa dân tộc. Chúng ta phải biết gìn
giữ để thế hệ mai sau vẫn có thể khai thác các giá trị tinh thần đó để góp phần
vào sự nghiệp bảo vệ, phát triển và xây dựng đất nước. Trong thời đại công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, muốn phát huy có hiệu quả vai trò của thư viện,
chúng ta cần tìm được được cái mới trong cái cũ “cổ điển” để kế thừa, phát

huy các giá trị cốt lõi của dân tộc góp phần bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, tiến
tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1


Thừa Thiên - Huế là vùng đất văn hiến với bề dày lịch sử - văn hóa lâu
đời. Đến với Huế là đến với vùng đất của di sản, đến với những dấu tích về
một thời vàng son của những cung điện, đền đài, lăng tẩm. Hơn 700 năm hình
thành và phát triển, tỉnh Thừa Thiên - Huế là trung tâm văn hóa, chính trị,
kinh tế của Việt Nam từ thế k XVII cho đến nay. Nơi đây ghi dấu nhiều
chiến tích hào hùng của triều đại Tây Sơn, gắn liền với sự hình thành và phát
triển của chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn, và song hành cùng các cuộc
chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thừa Thiên - Huế đã chứng
kiến sự đổi thay và chuyển mình vươn lên của người dân thành phố qua các
thời kỳ lịch sử với những biến cố, thăng trầm nhưng cũng đầy hào hùng. Nơi
đây hội tụ và tích lũy các giá trị vật chất và tinh thần to lớn tạo nên một không
gian văn hóa phong phú, đặc sắc và rất riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, những
n t văn hóa của vùng đất kinh kì đang có nguy cơ mai một theo thời gian. Khá
nhiều tài liệu và di vật về Huế bị thất thóat và tiêu hủy trong thời kỳ chiến
tranh, một số khác bị hư hỏng nặng do thiên tai, bão lũ và do khí hậu nóng ẩm
thất thường của khu vực miền Trung. Những tài liệu này bản thân nó đã thể
hiện diễn trình phát triển của văn hóa và lịch sử của vùng kinh đô, là minh
chứng của một quá trình lịch sử và luôn là nguồn tư liệu quý hiếm cho mọi
thế hệ. May mắn vẫn còn một số tài liệu và di vật vẫn được lưu giữ tản mác
trong các gia đình ở Huế hoặc ở các đơn vị lưu trữ khắp trong và ngoài nước.
Tài liệu cổ quý hiếm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là tài sản văn hóa vô giá
của Tỉnh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Quá khứ luôn tồn tại
trong mỗi chúng ta, là nền tảng cho hiện tại và tương lai nhưng lịch sử không
bao giờ lặp lại, chính vì vậy mà những di sản văn hóa thành văn này sẽ trở
nên quý hiếm vô cùng, không gì có thể thay thế được.

Ý thức được tầm quan trọng của tài liệu cổ, quý hiếm chúng ta phải
đồng thời ý thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo quản tài liệu này.
Một trong những việc làm thiết thực nhất để bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch
sử chính là bảo quản, gìn giữ tài liệu cổ, quý hiếm của dân tộc.
2


Vấn đề bảo quản tài liệu nói chung và tài liệu cổ, quý hiếm nói riêng
đang là một vấn đề cấp thiết. Cấp thiết ở chỗ, tài liệu này được làm bởi từ
nhiều chất liệu khác nhau, được lưu giữ ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, một vùng
đất có điều kiện khí hậu đặc thù, lại chịu sự tàn phá khốc liệt của các cuộc
chiến tranh. Bên cạnh đó, trình độ về chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ thư
viện, cán bộ bảo quản còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tài liệu của chúng ta
nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng và đang trong tình trạng tăng nhanh quá
trình tự hủy hoại, hư hỏng, lão hóa. Một vấn đề cấp bách đặt ra là: Làm thế
nào để bảo quản tốt, lưu giữ lâu dài tài liệu cổ quý hiếm này?
Trong những năm gần đây, hoạt động bảo quản tài liệu trong thư viện
cũng đã được quan tâm hơn. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin, nhiều thư viện đã ứng dụng công nghệ hữu ích với nhiều kĩ
thuật bảo quản hiện đại để hoàn thiện hoạt động bảo quản và khắc phục hạn
chế của các phương pháp bảo quản truyền thống. Tuy nhiên, với giá trị to lớn
của tài liệu này và sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố chủ quan và khách
quan mà nó đang phải từng giây, từng phút đối mặt thì sự đầu tư và quan tâm
đến hoạt động này vẫn chưa đủ.
Để bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm thực sự đạt hiệu quả, gìn giữ được tài
liệu này cho hôm nay và mai sau, chúng ta cần hiểu rõ được giá trị của nó để
có một chính sách bảo quản hợp lí, phù hợp, đúng thời điểm. Đó là những yêu
cầu hết sức cấp bách đặt ra cho tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung và của các
thư viện có tài liệu cổ, quý hiếm nói riêng.
Hoạt động bảo quản tài liệu thư viện là một khâu quan trọng trong quy

trình xử lý nghiệp vụ của các cơ quan thông tin - thư viện. Hoạt động bảo
quản tài liệu bao gồm những chính sách và hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm
bảo vệ những tài liệu của thư viện và lưu trữ khỏi bị làm hư hỏng, gây thiệt
hại và hu hoại, bao gồm những phương pháp và kỹ thuật do đội ngũ chuyên
môn đề ra. Cùng với tiềm lực về trang thiết bị kỹ thuật, nguồn thông tin con
3


người…, hoạt động bảo quản tài liệu có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giữ
gìn di sản văn hóa dân tộc và nhân loại, nâng cao chất lượng phục vụ người
dùng tin, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Do vậy, bảo quản tài liệu cũng góp
phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động của thư viện,
góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ quan thông tin - thư viện.
Việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả giá trị tài liệu cổ, quý hiếm có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đối với kinh tế, xã hội, lịch sử của mỗi quốc gia và địa
phương. Những tài liệu này có ý nghĩa về kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại
giao, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. Đó tài liệu quan trọng phục vụ
cho công tác nghiên cứu về Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói
riêng và là những tinh hoa của vùng đất lịch sử, cổ kính, anh hùng cần được kế
thừa và phát huy. Đặc biệt, trong thời đại của nền kinh tế tri thức, những giá trị
văn hóa càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Bởi nó phục vụ vào lợi ích phát
triển kinh tế, văn hóa và giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, làm hành
trang cùng với tri thức của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vấn đề mấu chốt, trước mắt phải giải quyết ở đây chính là chúng ta cần
tìm hiểu thực trạng hoạt động bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm tại các thư viện ở
tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay, để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí nâng cao
hiệu quả của công tác này.
Bản thân tôi thực sự rất quan tâm về tài liệu cổ, quý hiếm. Tôi cũng
từng có cơ hội tìm hiểu về hoạt động bảo quản tài liệu này tại một số thư viện
ở tỉnh Thừa Thiên - Huế và luôn nung nấu ý định sẽ nghiên cứu tiếp về nó.

Việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở bậc đào tạo Thạc sĩ, đó là cơ
hội, động lực để bản thân tôi dành thời gian cũng như có điều kiện được quý
thầy cô giáo giỏi chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn hỗ trợ, hướng dẫn
để nghiên cứu về vấn đề mà mình tâm đắc từ lâu.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Bảo quản tài liệu cổ, quý
hiếm ở Tỉnh Thừa Thiên - Huế” để nghiên cứu.
4


2. Tình hình nghiên cứu
Tài liệu cổ, quý hiếm là một nguồn tài liệu có giá trị về nhiều mặt, có ý
nghĩa quan trọng về khoa học, lịch sử, văn hóa rất cần được giữ gìn và bảo
quản. Chính nhờ những tài liệu này mà thế hệ hôm nay và mai sau có thể hiểu
được những n t văn hóa, lịch sử của của đất nước, mới có cái để kế thừa và
phát huy những tinh hoa của dân tộc. Vì vậy, hoạt động bảo quản tài liệu
trong thư viện có tầm quan trọng đặc biệt để có thể sử dụng tài liệu lâu dài, ít
mất mát, hư hỏng, lưu giữ được kho tàng tri thức của nhân loại. Nhận thức
được điều này nên cũng có khá nhiều luận án, luận văn, bài viết, hội thảo, hội
nghị khoa học đề cập đến những vấn đề này.
Đề tài Luận án tốt nghiệp “Bảo quản tài liệu cổ tại Viện nghiên cứu
Hán Nôm” của tác giả Bùi Thị Hồng Len bảo vệ năm 2004 tại trường Đại học
Văn hóa Hà Nội nói đến tầm quan trọng và những việc đã làm được trong
công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.[10]
Đề tài luận văn Thạc sĩ “Vốn tài liệu quý hiếm tại thư viện Quốc gia
Việt Nam” của tác giả Trần Thị Phương Lan bảo vệ năm 2005 tại trường Đại
học Văn hóa Hà Nội nghiên cứu thực trạng vốn tài liệu quý hiếm ở thư viện
Quốc gia Việt Nam và đưa ra những giải pháp, phương hướng phát triển vốn
tài liệu quý hiếm tại đây.[9]
Đề tài luận văn Thạc sĩ “Bảo quản di sản thư tịch cổ tại Viện Thông tin
Khoa học Xã hội” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Bình bảo vệ năm 2005 tại

trường Đại học Văn hóa Hà Nội nghiên cứu thực trạng bảo quản di sản thư
tịch cổ và đưa ra một số giải pháp tăng cường hoạt động này tại Viện Thông
tin Khoa học Xã hội Việt Nam.[8]
Đề tài “Nâng cao hiệu quả khai thác vốn tài liệu cổ tại các thư viện
trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai bảo vệ năm 2010 tại
trường Đại học Văn hóa Hà Nội nghiên cứu về thực trạng và đưa ra một số
giải pháp nâng cao cao hiệu quả khai thác vốn tài liệu cổ ở các thư viện tại
Hà Nội.[11]
5


Đề tài “Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu tại Viện nghiên cứu Hán
Nôm” của tác giả Hoàng Thị Thúy Ngà bảo vệ năm 2013 tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khái quát về tài liệu
và Viện nghiên cứu Hán Nôm, nghiên cứu thực trạng hoạt động sưu tầm, bảo
quản tài liệu ở Viện nghiên cứu Hán Nôm đồng thời đưa ra giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động sưu tầm và bảo quản tài liệu tại đây.[12]
Bên cạnh đó, có các bài viết đề cập đến vốn tài liệu cổ, quý hiếm và
những nội dung liên quan. Cụ thể như sau:
Bài viết tham gia toạ đàm khoa học Liên hiệp Thư viện Bắc miền
Trung năm 2009 “Vấn đề xây dựng và phát triển phòng đọc tài liệu địa chí Thư viện Tổng hợp Tỉnh Thừa Thiên - Huế thành một trong như những trung
tâm thông tin khoa học về địa phương” của tác giả Phạm Xuân Phượng đề cập
đến vốn tài liệu quý hiếm tại phòng địa chí, Thư viện Tổng hợp Tỉnh Thừa
Thiên - Huế và vấn đề xây dựng và phát triển phòng đọc tài liệu điạ chí thành
một trong như những trung tâm thông tin khoa học về địa phương.[22]
Bài viết “Công tác sưu tầm, khai thác, phát huy vốn tài liệu quý hiếm ở
Thư viện Nghệ An” của tác giả Đào Tam Tỉnh đăng trên Tạp chí Thư viện
Việt Nam số 3 ra ngày 15/3/2013 đề cập đến hoạt động bổ sung vốn tài liệu
quý hiếm như tài liệu Hán Nôm, tài liệu quan trọng trước năm 1945; việc tổ
chức khai thác di sản Hán Nôm; công tác tuyên truyền, giới thiệu đồng thời

đưa ra các giải pháp, kiến nghị về công tác bổ sung, sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo và việc đầu tư trang thiết bị số hóa để bảo quản lâu dài.[25]
Bài viết “Vài n t về tư liệu và sự hình thành các thư viện triều Nguyễn
ở kinh đô Huế xưa” của tác giả Ngô Thị Nga đăng trên Tạp chí Thư viện Việt
Nam số 1 ra ngày 15/1/2014 [tr.70-73] đề cập đến tư liệu thời Nguyễn và sự
hình thành thư viện qua các đời vua Nhà Nguyễn.[20]
Bài viết “Sưu tầm bảo vệ thư tịch Hán Nôm” của tác giả Trần Nghĩa
đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1 xuất bản năm 1984 đề cập đến kho sách
Hán Nôm, tình hình sưu tầm, bảo vệ di sản Hán Nôm từ 1945 đồng thời đưa
6


ra các công việc cần giải quyết trước mắt để thu thập, bảo quản tốt vốn tài
liệu này.[21]
Bài viết “Vài n t về nguồn tư liệu ở Viện Hán Nôm và ứng dụng mang
tính kỹ thuật trong công tác bảo quản” của tác giả Chu Tuyết Lan đăng trên
Thông báo Hán Nôm năm 1988, [tr.317-325] tìm hiểu về nguồn tư liệu Hán
Nôm và việc ứng dụng kỹ thuật trong công tác bảo quản.[19]
Bài viết “Công tác thu thập, bảo quản, số hóa tài liệu Hán Nôm tại Thư
viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả Đặng Văn Ức đăng trên Tạp chí Thư
viện Việt Nam số 2 ra ngày 22/3/2010 đề cập sơ lược về tài liệu Hán Nôm và
giá trị của nó; việc sưu tầm, thu thập và bảo quản tài liệu Hán Nôm ở Thư
viện Quốc gia Việt Nam; dự án số hóa và xây dựng thư viện số trực tuyến tài
liệu Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp
bảo tồn, nâng cao giá trị của thư tịch Hán Nôm.[26]
Bài viết “Trung tâm phục chế, số hóa tài liệu Hán Nôm ở Thư viện
Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Ngọc
Chương đăng trên Tạp chí Thông tin và Thư viện phía Nam số 36 ra năm
2013, [tr.40-43] đề cập đến nguồn tư liệu Hán Nôm tại Thư viện; chương
trình hợp tác số hóa tài liệu Hán Nôm và vấn đề khai thác sử dụng nguồn tư

liệu Hán Nôm tại đây.[15]
Bài viết “Bảo tồn di sản văn hóa Hán Nôm ở Đà Nẵng” của tác giả
Phạm Văn Thanh đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng [tr.3336] đề cập thực trạng vốn tài liệu Hán Nôm tại thành phố Đà Nẵng đồng thời
đưa ra một số giải pháp góp phần bảo tồn tài liệu này ở đây.[24]
Cùng với luận văn và các bài viết trên các Tạp chí còn có các hội thảo,
hội nghị khoa học liên quan đến vốn tài liệu cổ, quý hiếm đã được tổ chức như:
Hội nghị “Sưu tầm, bảo vệ thư tịch và tư liệu Hán Nôm” diễn ra năm
1984 tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu Hán Nôm với 56 bản tham luận đề cập
đến các vấn đề: Tình hình thư tịch Hán Nôm và kết quả sưu tầm; phương
7


hướng và kinh nghiệm sưu tầm; những kiến nghị về chế độ, chính sách, tổ
chức, kế hoạch đối với các hoạt động sưu tầm và tập trung bảo quản các tư
liệu Hán Nôm.
Hội thảo “Bảo quản tài liệu quý hiếm trong hệ thống thư viện” được tổ
chức tháng 7/2002 tại thành phố Hồ Chí Minh do Vụ Thư viện tổ chức bàn về
thực trạng hoạt động bảo quản tài liệu quý hiếm trong thư viện và đưa ra các
giải pháp nhằm nâng hiệu quả công tác này.
Hội thảo “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm và phát huy giá trị nguồn
sử liệu về biên giới, hải đảo của Việt Nam” diễn ra ngày 30/10/2012, tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Cục Văn thư-Lưu trữ Nhà nước. Có 23 báo
cáo tham luận, đặc biệt Chi cục Văn thư-Lưu trữ Kiên Giang có báo báo tham
luận với chủ đề “Tài liệu sắc phong cổ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.[23]
Mặc dù có rất nhiều luận văn, bài viết, hội thảo khoa học về tài liệu quý
hiếm nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động bảo quản tài liệu cổ,
quý hiếm tại các thư viện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Qua việc đọc và tham khảo
tài liệu, tôi nhận thấy các tác giả nêu được ý nghĩa của các tài liệu cổ, quý hiếm
và những giải pháp nhằm sưu tầm, bảo quản tài liệu một cách tốt nhất, nhưng
chỉ chú trọng chính vào công tác sưu tầm, còn vấn đề bảo quản các tác giả ít đề

cập đến. Trong khi đó, hoạt động này đã và đang là một trong những nhiệm vụ
cần được quan tâm chú trọng. Mặt khác, cho đến nay chưa có đề tài nào đồng
thời nghiên cứu bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ở các thư viện trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên - Huế để có cái nhìn toàn diện về công tác này ở đây. Vì vậy, có
thể nói đề tài “Bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” là
một đề tài hoàn toàn mới và cấp thiết. Với đề tài này tác giả tập trung nghiên
cứu tài liệu cổ, quý hiếm và thực trạng hoạt động bảo quản tài liệu này tại
Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế và
Thư viện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đồng thời đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm tại đây.
8


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Trung tâm Học liệu Đại học Huế
+ Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích: Nhận diện, trình bày, đánh giá thực trạng hoạt động bảo
quản tài liệu cổ, quý hiếm tại một số thư viện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, để từ
đó đưa ra các giải pháp hợp lí khả thi, khắc phục các tồn tại, hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
* Nhiệm vụ:
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu khái quát về tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Nghiên cứu khái quát về Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư viện
Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế và Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tài liệu cổ, quý hiếm
- Xác định ý nghĩa của tài liệu cổ, quý hiếm và hoạt động bảo quản tài
liệu này
- Tìm hiểu, điều tra, nhận diện thực trạng tài liệu cổ, quý hiếm và hoạt
động bảo quản tài liệu này tại Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư viện
Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế và Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế
- Xác định và phân tích các nguyên nhân hư hỏng tài liệu
- Đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
quản tài liệu cổ, quý hiếm
9


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận chung
Luận văn dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin: vận dụng
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đảm bảo nguyên
tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch
sử cụ thể và nguyên tắc thực tiễn.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu. Với
phương pháp này tác giả luận văn có thể tìm hiểu được lịch sử, cơ sở lý luận,
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tài liệu cổ, quý hiếm. Sử
dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu cũng sẽ giúp tác giả tránh được sự lặp
lại trong luận văn của mình. Bên cạnh đó, tác giả có thể so sánh quan điểm
của các tác giả trong từng giai đoạn khác nhau và đưa ra quan điểm cá nhân.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát cho tác giả luận văn
bức tranh toàn cảnh về tài liệu cổ, quý hiếm. Phương pháp này có thể được
thực hiện dễ dàng và làm sáng tỏ hiệu quả của các phương pháp khác. Tác giả
sế, Trung tâm học liệu Đại học Huế cũng đã chú trọng

vào những chiến lược lâu dài bảo tồn tài liệu trên cả hai phương diện là công
nghệ và tổ chức phối hợp, hợp tác với quy mô quốc gia nhằm nâng cao năng
lực cho cán bộ thư viện: tham gia các hội thảo, tập huấn về bảo quản; cử cán
bộ đi học các khóa bồi dưỡng về bảo quản tài liệu. Cũng chính các đợt tập
huấn này các cán bộ của Thư viện đã nâng cao được trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tiếp cận được những quy trình và công nghệ hiện đại về công tác
bảo quản để phục vụ bạn đọc tốt hơn. Đồng thời, thành quả thu được qua sự
hợp tác này là tài liệu của Thư viện nói chung và tài liệu quý hiếm nói riêng
đã được bảo quản tốt hơn, lâu dài hơn.
88


2.5.2. Nhược điểm và nguyên nhân
Song song với những việc đã làm được thì hoạt động bảo quản và khai
thác sử dụng tài liệu quý hiếm vẫn còn những hạn chế nhất định.
- Các biện pháp bảo quản tài liệu quý hiếm như: khử bụi, diệt trừ nấm
mốc, mối mọt, côn trùng, … bằng cách thủ công cũng chỉ mang kết quả cục
bộ, tạm thời không giải quyết được cơ bản vấn đề bảo quản tài liệu. Thư viện
Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế và Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế đều chưa được trang bị các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng cho
việc bảo quản.
- Vấn đề nhân sự cũng là một hạn chế trong công tác bảo quản. Chưa
có cán bộ phụ trách hoạt động bảo quản, phục chế tài liệu chuyên trách, chưa
được đào tạo cơ bản về bảo quản và sử dụng các phương tiện kỹ thuật bảo
quản tiên tiến nên hiệu quả công tác bảo quản chưa cao.
- Sự thiếu ý thức của độc giả là vấn đề nan giải nhất. Mặc dù thư viện
đã quy định nội quy tại các phòng đọc rất tỉ mỉ, rõ ràng với những hình phạt
nghiêm khắc nhưng nhiều bạn đọc vẫn vi phạm và gây thiệt hại đáng kể cho
vốn tài liệu quý hiếm của thư viện, làm cho những bạn đọc đến sau không có
điều kiện để tham khảo tài liệu đó.

- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức và ý thức bảo quản tài
liệu đối với cán bộ trong Thư viện và bạn đọc chưa được thực hiện thường
xuyên, có hệ thống.
- Kinh phí đầu tư cho việc sưu tầm, phục chế tài liệu quý hiếm còn khó
khăn nên làm chậm quá trình phát triển, mở rộng tài liệu quý hiếm tại Huế nói
chung và tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

89


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỔ, QUÝ HIẾM Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
3.1. Giải pháp về chính sách bảo quản
3.1.1. Hoàn thiện chính sách, lập kế hoạch cho bảo quản tài liệu cổ, quý hiếm
Xuất phát từ hiện trạng thực tế của tài liệu cổ, quý hiếm, nhiều tài liệu
đang có nhu cầu bảo quản cấp thiết. Các thư viện phải có kế hoạch chi tiết, ưu
tiên theo tình trạng cụ thể của tài liệu, dựa vào khả năng kinh phí, kế hoạch…
Việc đầu tiên là phải xác định được mục tiêu của việc bảo quản. Phải có
điều tra cơ bản tài liệu để có được số liệu chi tiết về hiện trạng tài liệu để xây
dựng một kế hoạch bảo quản. Khi đã có số liệu chính xác tiến hành sắp xếp thứ
tự ưu tiên với các kế hoạch đã được lập ra để bảo quản và phục chế tài liệu.
Để bảo quản tốt tài liệu cổ, quý hiếm hiện có, các thư viện cần lập kế
hoạch cụ thể: Kinh phí đầu tư, nhân lực, trang thiết bị, các biện pháp kĩ thuật
cho tới thời gian tiến hành từng công việc. Trong điệu kiện chưa cho ph p có
được một trung tâm bảo quản. Các thư viện nên có một phòng thí nghiệm nhỏ
cho việc bảo quản.
3.1.2. Chính sách phối hợp bảo quản giữa các thư viện có tài liệu cổ, quý hiếm
Các thư viện cần có chính sách phối hợp trong hoạt động bảo quản tài
liệu cổ, quý hiếm để đạt hiệu quả cao. Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản. Phối
hợp trong hoạt động số hóa tài liệu cổ, quý hiếm.

3.2. Giải pháp về nhân lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng, công nghệ
3.2.1. Tăng cường chất và lượng đội ngũ nhân viện bảo quản tài liệu cổ,
quý hiếm
Tìm được một cán bộ làm quản lý hoạt động bảo quản và có kỹ thuật
bảo quản là rất khó. Ở Việt Nam hiện nay ngoài một số trường đào tạo đưa
bảo quản thành một môn học riêng, còn đại đa số các trường còn lại bảo
quản chỉ là một phần trong môn Tổ chức kho. Vì vậy tình hình chung là các
90


cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ thư viện chỉ có những kiến thức nhập môn
về bảo quản. Ngay như ở Mỹ, môn Bảo quản của các trường Thông tin và
Thư viện đi sâu vào việc đề xướng, lập kế hoạch, áp dụng, giám sát, đánh
giá các hoạt động bảo quản chứ không giới thiệu về kỹ thuật bảo quản. Chỉ
có các dịch vụ thư viện thuộc Đại học Tổng hợp Columbia là đưa ra hai
chương trình tập huấn về quản lý hoạt động bảo quản và nhân viên chuyên
môn về bảo quản.
Việc cần có các nhân viên chuyên trách và có chuyên môn về bảo quản
là một vấn đề cần thiết của các thư viện. Trong điều kiện, hoàn cảnh cán bộ
không được đào tạo chuyên nghiệp về bảo quản thì nên chọn ra từ những cán
bộ đã được tham dự các lớp tập huấn ngắn hạn về bảo quản, đào tạo thêm tại
chỗ và đưa đi học nâng cao. Tốt nhất các thư viện nên nhờ các cơ quan có
chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo quản giúp đỡ đào tạo về
nghiệp vụ, phổ biến kỹ thuật cho cán bộ được chọn. Số lượng cán bộ bảo
quản chuyên trách được tính toán sao cho phù hợp với số lượng vốn tài liệu
và lượng bạn đọc đến thư viện trong một năm.
Người cán bộ chuyên trách về bảo quản phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ
năng nghề nghiệp như sau:
- Hiểu rõ cấu tạo vật chất của các loại hình tài liệu từ sách báo, tranh,
ảnh, bản đồ, các tài liệu điện tử - nghe nhìn…để từ đó đề xuất những biện

pháp bảo quản thích hợp như xác định điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng…), cách tổ chức, sắp xếp…
- Có những đánh giá về hiện trạng tài liệu của cơ quan mình, xác định
những nguyên nhân gây hư hại để đề xuất một chương trình bảo quản cho cơ
quan mình.
- Thường xuyên kiểm tra về điều kiện kho tàng, môi trường bảo quản,
những yếu tố gây hại từ động vật, côn trùng để có biện pháp chấn chỉnh hoặc
xử lý kịp thời.
91


- Có kỹ năng tu sửa và phục chế tài liệu bị hư hỏng từ đơn giản đến
phức tạp. Khả năng phục chế tài liệu của các cán bộ thư iện có tài liệu cổ,
quý hiếmở tỉnh Thừa Thiên - Huế còn hạn chế nhưng cần hướng đến nhiệm
vụ này trong tương lai.
- Có trình độ sử dụng các công nghệ hiện đại để chuyển dạng tài liệu để
bảo quản về nội dung tài liệu khi có điều kiện.
Người cán bộ thư viện chuyên trách về bảo quản cần có sức khoẻ, trân
trọng và yêu sách vở, có lòng yêu nghề và ham muốn nâng cao hiểu biết về
công tác bảo quản, có khả năng truyền thụ lòng yêu nghề và sự hiểu biết của
minh về bảo quản cho đồng nghiệp và người đọc.
3.2.2. Đảm bảo trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư kinh phí cho
hoạt động bảo quản
Hoạt động bảo quản vốn tài liệu thư viện hiện nay có quá nhiều nan
giải mà hướng giải quyết phải bắt đầu từ điểm xuất phát trong chính sách
nhà nước, công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngành và công tác quản lý về mặt tổ
chức, cơ chế, kinh phí, kỹ thuật, trang thiết bị cũng như đào tạo .v.v.. Hoạt
động bảo quản phải được nhìn nhận và xem x t như một trong các hoạt động
nghiệp vụ thường xuyên của các thư viện chứ không thể coi như một chương
trình đầu tư nhất thời. Mặt khác, không chỉ có các kho sách quý hiếm mới

cần bảo quản mà hoạt động bảo quản phải được triển khai đối với toàn bộ tài
liệu của các thư viện. Vì những tài liệu hôm nay có khả năng sẽ trở thành tài
liệu qúy hiếm trong tương lai. Như vậy đòi hỏi phải có những giải pháp toàn
diện về vấn đề này:
Kinh phí bảo quản cần được xem x t và tính toán trên cơ sở khoa học
t lệ với kinh phí bổ sung sao cho hợp lý. Do đó cần các cơ quan nghiệp vụ
đầu ngành tính định mức cụ thể đối với các thư viện. Qua thống kê cho thấy
t lệ kinh phí bảo quản trong kinh phí hoạt động của thư viện chỉ đạt trung
bình 0,5

cho đến 3 . Phải nói rằng với kinh phí đó nhiều tỉnh thậm chí còn
92


không đủ tiền đóng sách, báo mới nhập về nữa là để đóng, sửa chữa sách hư
hỏng hàng năm.
Theo danh mục trang thiết bị phục chế bảo quản tài liệu thư viện ban
hành kèm theo Quyết định số 889/QĐ-KH ngày 23-4-1997 của Bộ VHTT do
Thứ trưởng Lưu Trần Tiêu ký, trừ một số trang thiết bị thông thường rẻ tiền
mà thư viện nào cũng có, những thiết bị chuyên dụng cao cấp có liệt kê trong
danh mục, nhưng đại đa số các thư viện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng chưa
có được vì không có kinh phí, thí dụ như máy báo cháy tự động, máy điều hoà
nhiệt độ, thiết bị đo và hút ẩm, camera quan sát, máy quét tài liệu, máy cán
dát giấy, thiết bị khử axit, máy chụp vi phiếu vi phim, máy sản xuất CDROM, sensor thống kê người đọc..v..v..
Như vậy, nên xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, thể chế có liên quan
đến chính sách chọn lọc bổ sung và bảo quản các nguồn thu thập được, quy
định kinh phí bổ sung và t lệ kinh phí dành cho hoạt động bảo quản.
Các thư viện có tài liệu cổ, quý hiếm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế cần lập
kế hoạch hàng năm đảm bảo một nguồn kinh phí ổn định cho công tác bảo
quản vốn tài liệu của mình. Nguồn kinh phí này gồm:

- Kinh phí sửa chữa trụ sở, kho tàng đề phòng khả năng xảy ra dột, rò rỉ
ống nước, trần nhà, tường nhà bị thấm nước, nâng cấp đường dây đIện.
- Kinh phí mua sắm các trang thiết bị bảo quản phục chế tài liệu theo
danh mục kèm theo Quyết định 889/QĐ - KH ngày 23/4/1997 của Bộ Văn hóa
Thông tin. Đồng thời cần chuẩn bị kinh phí để bảo trì những trang thiết bị này.
Ngoài ra thư viện cũng cần được xem xét cấp xe đẩy, bốt, kính, quần áo bảo
hộ và nếu có thể là máy phát điện để đề phòng khi bão lụt, hoả hoạn gây sự cố
tắt điện khi phải sơ tán kho sách quý hiếm và tổng kho.
- Kinh phí chống mối mọt, côn trùng, chuột cho kho tài liệu.
- Kinh phí tập huấn chống hoả hoạn, thiên tai hàng năm cho cán bộ
thư viện.
93


- Kinh phí dành cho tuyên truyền giáo dục người đọc.
- Kinh phí cho đào tạo nâng cao nghiệp vụ bảo quản cho cán bộ.
Ngoài tiền từ nguồn dự án về bảo quản hay vốn chương trình của Nhà
nước cấp, các thư viện cần tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc
tế cũng như trong nước, các cộng tác viên và bạn đọc về mặt kinh phí cho
công tác bảo quản.
Bên cạnh đó cần sửa đổi, ban hành chế độ chính sách cho những
người làm công tác bảo quản.
3.2.3. Tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại trong bảo quản tài liệu
Bảo quản tài liệu không chỉ bảo quản về mặt hình thức mà còn cần bảo
quản lâu dài nội dung của tài liệu. Lưu giữ nội dung là lưu giữ thông tin mà
tài liệu gốc chứa đựng. Với kỹ thuật quét và nhận dạng như hiện nay, tất cả
các tư liệu thành văn có thể được chuyển dạng thành tài liệu điện tử dễ dàng.
Do vậy ngoài việc nâng cấp và xây dựng một môi trường bảo quản tài
liệu, thư viện cần tiến hành phân loại, đánh giá về nội dung tài liệu, xác định
tuổi thọ của giấy, tu sửa, phục chế những tài liệu bị hư hỏng đồng thời có kế

hoạch chuyển dạng tài liệu dạng giấy sang các vật mang tin khác kịp thời.
Việc chuyển dạng tài liệu được sự quan tâm của nhiều thư viện vì sẽ
tiết kiệm chỗ chứa, bảo quản được bản gốc, đặc biệt mở rộng được đối tượng
sử dụng, nhất là đối với tài liệu quý hiếm mang nội dung nghiên cứu về địa
phương. Trên thực tế, tài liệu quý hiếm đang ở trong tình trạng bị rách nát, ố
vàng, mờ chữ, giòn giấy, dễ mục nát…nên không thể tiến hành bảo quản đồng
loạt được mà phải có kế hoạch chi tiết, ưu tiên theo tình trạng tài liệu.
Nên lập một danh mục những tài liệu được ưu tiên chuyển dạng. Việc
số hóa tài liệu khá tốn kém nên việc lựa chọn tài liệu để số hóa cần được xem
xét thận trọng. Tiêu chí lựa chọn là:
+ Khả năng sử dụng lâu dài của tài liệu
+ Giá trị tri thức và văn hóa của tài liệu
94


×