Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Những vấn đề chung về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.35 KB, 84 trang )

Chuyên đề 1

NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TS. Nguyễn Thị Kim Thành

Vấn đề môi trường trong những thập kỉ gần đây đó nổi lên như một mối quan
tâm hàng đầu của nhân loại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, dưới tác
động của khoa học – kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh, tài nguyên thiên nhiên bị
khai thác cạn kiệt, môi trường bị tàn phá nặng nề. Hậu quả là toàn cầu phải đối mặt với
hàng loạt nguy cơ hủy diệt gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và sự tồn
vong của xã hội loài người trong tương lai. Bảo vệ môi trường giữ lấy Trái Đất là nhiệm
vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới, là trách nhiệm của mọi tổ chức xã hội và là
nghĩa vụ của mọi thành viên các cộng đồng.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường cùng đang đứng trước những thách thức nghiêm
trọng đòi hỏi cần có sự thống nhất của các tổ chức, cá nhân và của cả cộng đồng để bảo
vệ môi trường. Do vậy, bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước.
Giáo dục môi trường là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất. Việc giáo
dục môi trường trong nhà trường phổ thông chiếm một vị trí đặc biệt, nhà trường là nơi
đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người làm nhiệm vụ
tuyên truyền giáo dục, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường của
đất nước.
Thực tế ở trường phổ thông Việt Nam nói chung và trường phổ thông dân tộc nội
trú (PT DTNT) nói riêng thì việc giảng dạy các môn học có khai thác kiến thức giáo
dục môi trường được thể hiện còn ít và sơ sài, vì vậy những hiểu biết về môi trường của
học sinh (HS) còn bị hạn chế. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên (GV) phải
giúp HS thấy được mối tác động qua lại giữa môi trường và con người để cùng nhau
bảo vệ, gìn giữ và tạo môi trường sống thân thiện hướng tới một tương lai tươi sáng
hơn.


I. Môi trường, ô nhiễm môi trường và vấn đề biển đổi khí hậu
1. Môi trường
1.1. Khái niệm về môi trường
1


“Môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài
có liên quan đến vật thể và sự kiện đó”. Bất cứ một vật thể nào hay sự kiện nào cùng tồn
tại và diễn biển trong một môi trường nhất định, vì thế khi nói đến môi trường tức nói
đến một vật thể, một sự kiện nhất định.
Theo điều 3 chương I (Luật BVMT năm 2005) thì: Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Theo Tổ chức UNESCO (1981) thì môi trường bao gồm toàn bộ hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vụ hình (tập quán,
niềm tin, văn hóa,...), trong đó con người sống và làm việc, họ khai thác các tài nguyên
thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình.
Khi nghiên cứu về các cơ thể sống, người ta đưa ra định nghĩa về môi trường
sống của các cơ thể sống, đó là “Tổng hợp các điều kiện bên ngoài có liên quan đến sự
sống và phát triển của các cơ thể sống đó”.
Theo nghiã rộng môi trường sống của con người bao gồm tất cả các nhân tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho quá trình sinh sống, sản xuất như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, các mối quan hệ trong xã hội,…. Còn theo
nghĩa hẹp, môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội
trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như nước sạch, chất lượng
thực phẩm, diện tích nhà để ở, điều kiện sinh hoạt, giải trí,… Có thể khẳng định rằng
môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội xung quanh chúng ta. Môi trường sống của con người được phân chia thành:
- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người
được thể hiện thông qua các phong tục tập quán, luật lệ, văn hoá dân tộc,... Môi trường

xã hội định hướng hoạt động của con người theo những khuôn khổ nhất định đảm bảo
cho cuộc sống tồn tại, phát triển và ngày càng văn minh.
- Môi trường tự nhiên : là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học tồn tại
ngoài ý muốn của con người nhưng có ít nhiều chịu tác động của con người. Môi
trường tự nhiên bao gồm ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển, không khí, đất, động vật,
thực vật, … cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản
xuất và tiêu dùng.
- Môi trường nhân tạo: là bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc
cải biển nó như: các phương tiện, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà ở, công viên... nhằm
phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và trong lao động sản xuất của mình.

2


Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo: Môi
trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con
người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên
vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó. Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của
con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm
sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Các
thành phần của môi trường luôn chuyển hoá trong tự nhiên, có quan hệ tương tác phức
tạp, có thể diễn ra theo chu trình như: Chu trình cacbon hay chu trình nitơ trong tự
nhiên, ... và thông thường ở dạng cân bằng. Khi các chu trình này không giữ trạng thái
cân bằng thì các sự cố về môi trường xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và
sinh vật ở khu vực hoặc quy mô toàn cầu.
Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống và chất lượng cuộc sống đối với
con người. Con người cần có các yếu tố môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên
thích hợp để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, cần có không khí trong lành để thở,

cần có nước sạch để sinh hoạt hàng ngày, cần có một môi trường văn hóa - xã hội lành
mạnh, văn minh để hình thành và phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống
cả về vật chất lẫn tinh thần.
Có thể khẳng định rằng môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát
triển bền vững của đất nước. Trong quá trình phát triển, con người không chỉ khai thác
thiên nhiên mà còn phải giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân
tạo phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và các hoạt động sản xuất, dịch vụ, xây dựng
môi trường xã hội với các mối quan hệ cộng đồng xã hội tốt đẹp, bảo đảm phát triển
bền vững và lợi ích lâu dài cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
1.2. Thành phần và chức năng cơ bản của môi trường tự nhiên
1.2.1 Thành phần của môi trường tự nhiên
 Thạch quyển là toàn bộ lớp vỏ của Trái Đất với độ sâu 60-70km đến độ sâu
khoảng 100 km trên phần lục địa và 20-30km dưới đáy đại dương được cấu tạo bởi vật
chất ở trạng thái cứng.
Do lớp bề mặt đang nguội đi trong hệ thống đối lưu của Trái Đất, độ dày của
thạch quyển tăng dần lên theo thời gian. Nó bị chia cắt ra thành các mảng tương đối
lớn, được gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động tương đối độc lập với
nhau.Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa

3


tầng. Có hai dạng của thạch quyển là thạch quyển lớp vỏ đại dương và thạch quyển lớp
vỏ lục địa.

Các mảng thạch quyển
Lớp trên cùng của thạch quyển được bao phủ một tài nguyên vô cùng quý giá đó
là đất. Thành phần chính của đất gồm : Khoáng chất: 40%, nước: 35%, không khí: 20%,
mùn và các loại sinh vật (chất hữu cơ): 5%. Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, là đối tượng
lao động đặc biệt, là nguồn tài nguyên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người.

Đất mang trên mình nó các hệ sinh thái và là giá đỡ để con người tác động vào các hệ
sinh thái tạo nên các nền văn minh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Trong vỏ Trái Đất chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản được sử
dụng trực tiếp hoặc gián tếp trong các ngành công nghiệp.
 Khí quyển

Mô hình bầu khí quyển của Trái Đất
4


Là lớp không khí bao phủ bên ngoài vỏ Trái Đất. Khí quyển được phân chia
thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng nhiệt quyển (tầng ion)
và tầng ngoại quyển. Phần lớn khối lượng của toàn bộ khí quyển tập trung ở các tầng
thấp: tầng đối lưu và tầng bình lưu (khoảng 5.105 tấn).
Tầng đối lưu (Tropo-sphere): là tầng thấp nhất của khí quyển, chiếm khoảng
70% khối lượng không khí của khí quyển, có nhiệt độ giảm dần từ + 40 0C ở lớp sát mặt
đất tới - 500C ở trên cao. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8 km ở 2 cực
và 16-18 km ở vùng Xích Đạo. Tầng này không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
và là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và là nơi xảy các hiện tượng thời tiết chính
như mây, mưa, bão, tuyết, …Ranh giới giữa tầng đối lưu và bình lưu là lớp đối lưu hạn
với chiều dày khoảng 1 km và có sự chuyển đổi từ xu hướng giảm nhiệt theo chiều cao
sang xu hướng tăng nhiệt độ không khí khi lên cao.
Tầng bình lưu (Strato-sphere): nằm trên tầng đối lưu, ranh giới dao động trong
khoảng độ cao 50 km. Nhiệt độ không khí ở tầng bình lưu từ - 56 0 C ở phía dưới lên - 20
C ở trên cao. Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết.
Ở khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí ozon thường
được gọi là tầng ozon. chính nhờ việc ozone hấp thụ các tia cực tím mà ở tầng bình lưu
thì nhiệt độ lại tăng lên theo độ cao. Tầng ozon có chức năng như một lá chắn của khí
quyển, bảo vệ cho Trái Đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của tia tử ngoại từ Mặt Trời
chiếu xuống. Trong tầng bình lưu luôn tồn tại một quá trình hình thành và phân huỷ khí

ozon. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người thải ra nhiều loại khí có khả
năng phân huỷ tầng ozon làm cho có chỗ lớp ozon bị mỏng đến mức chiều dày chỉ còn
vài cm, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và các loài sinh vật khác.
Tầng trung lưu (Meso-sphere):nằm ở bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao
80km. Nhiệt độ ở tầng này giảm dần theo độ cao, từ-2 0C ở phía dưới giảm xuống -92 0C
ở lớp trên. Tầng này không chứa ozone và là tầng khí quyển lạnh nhất trong 5 tầng khí
quyển của Trái Đất. Giữa tầng trung lưu và tầng bình lưu được ngăn cách bằng lớp
không khí mỏng có chiều dày khoảng 1km, lớp không khí này được gọi là bình lưu hạn
và có sự thay đổi nhiệt độ từ dương sang âm.
Tầng nhiệt quyển (Thermo-sphere) : có độ cao từ 80km đến 500km, nhiệt độ có
xu hướng tăng dần theo độ cao từ - 92 0C đến 12000C. Tầng nhiệt quyển chứa một lớp
mỏng không khí và là tầng khí quyển nóng nhất vì tầng này không có ozone hấp thụ
nhiệt nữa, nhiệt độ ở đây có thể lên tới 1700 0C. Tuy nhiên, nhiệt độ không khí thay đổi
theo thời gian trong ngày (ban ngày thường rất cao, ban đêm nhiệt độ xuống thấp). Lớp
chuyển tiếp giữa tầng nhiệt quyển và tầng trung lưu là trung quyển hạn.

5


Tầng ngoại quyển (Exo-sphere): là tầng ngoài cùng của bầu khí quyển Trái Đất,
nơi mà khí quyển của Trái Đất tiếp xúc với cả không gian vũ trụ bên ngoài. Tầng khí
quyển này ở độ cao từ 500km trở lên so với Trái Đất. Do tác động của tia tử ngoại, các
phần tử không khí loãng trong tầng này bị phân huỷ thành các ion dẫn điện, các điện tử
tự do, đó là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ sóng ngắn vô tuyến. Nhiệt độ của tầng
này có xu hướng cao và thay đổi theo thời gian trong ngày.
 Thuỷ quyển : Khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất được bao phủ
bởi mặt nước. Nước rất cần cho tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất và là môi trường
sống của nhiều loài sinh vật. Nước tồn tại ở 3 thể: rắn (băng, tuyết), lỏng và khí (hơi
nước).
Theo tính toán, với tổng lượng nước là 1386.10 6 km3, bao phủ gần 3/4 diện tích

bề mặt Trái Đất, trong đó khối lượng các dạng không cân đối : Nước biển và đại dương
đóng vai trò chủ đạo 97,4% khối lượng nước; Nước băng hà, nước ngầm, nước sông hồ,
cơ thể sống và khí quyển chiếm 2,5% khối lượng nước. Trong tổng lượng nước thì nước
ngọt rất ít, hầu hết lại tồn tại ở thể (rắn-băng), tuyết (chiếm 2,24%), còn lượng nước
ngọt mà con người có thể sử dụng được lại càng ít ỏi, chỉ chiếm 0,26%.
Dân số tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, thâm canh
nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước
trên phạm vi toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50%
thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng và gây ra
nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Chu trình của nước trong tự nhiên
6


 Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển
(có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển,
nơi có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được
hiểu gắn liền với Trái Đất. Sinh quyển của Trái Đất bao gồm các loài động vật, thực vật,
vi khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao. Như vậy,
sinh quyển là một hệ thống động, rất phức tạp. Nó bao gồm hệ thống động, thực vật,
các hệ sinh thái. Sự sống trên bề mặt Trái Đất được phát triển chính nhờ vào tổng hợp
các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường, tạo thành dòng liên tục
trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, mà chúng ta thường gọi là các "chu
trình sinh địa hoá" . Nhờ hoạt động của các chu trình này mà vật chất sống được tồn tại
trong một trạng thái cân bằng động, giúp cho các vật sống ổn định và phát triển.
1.2.2 Các chức năng cơ bản của môi trường
 Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
Hằng ngày, mỗi người cần một khoảng không gian nhất định để phục vụ cho các
hoạt động như : không khí để thở, nước để uống, lương thực và thực phẩm, nhà ở, đất

để sản xuất, lâm nghiệp, thuỷ sản, nơi vui chơi giải trí... Theo tính toán, trung bình mỗi
người mỗi ngày cần 4m3 không khí sạch để hít thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng
lương thực, thực phẩm đủ để sản sinh ra khoảng 2000-2400 calo năng lượng nuôi sống
con người. Chức năng này đòi hỏi môi trường phải có khoảng không gian thích hợp cho
mỗi con người được tính bằng m2 hay hecta đất đai để ở, sinh hoạt và sản xuất.
 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người
Các nguồn tài nguyên này bao gồm:
- Rừng tự nhiên: tạo độ phì nhiêu cho đất, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp gỗ
củi, dược liệu và duy trì sự cân bằng sinh thái ...
- Các thuỷ vực cung cấp nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông đường thuỷ
và địa bàn vui chơi giải trí ...
- Động và thực vật: Cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm
- Không khí, nhiệt độ, ánh sáng Mặt Trời, gió, mưa ...
- Các loại quặng, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động
sản xuất và đời sống.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn
quay trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như nước ngọt, đất, sinh
vật, v.v... là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại dạng ban đầu.
7


Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biển đổi hoặc suy
thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo. Ví dụ như tài
nguyên khoáng sản, gien di truyền.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai
thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm
mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống.
 Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hoá các chất phế thải do con người tạo
ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất

Trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người đã thải ra các chất thải vào
môi trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi
trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ, biển đổi từ phức tạp
thành đơn giản, từ những thứ bỏ đi thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và
nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên.
Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, do đô thị hoá, công nghiệp hoá, số lượng chất thải
tăng lên không ngừng dẫn đến ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi
trường.
 Môi trường Trái Đất là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin
Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người: Các hiện vật, di chỉ
được con người phát hiện trong khảo cổ học, giúp chúng ta giải thích được nhiều bí ẩn
diễn ra trong quá khứ. Khi được khâu nối giữa những sự kiện của hiện tại với quá khứ,
con người đã dự đoán được những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo
động
sớm các hiểm hoạ đối với con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Nhiều sinh vật
do phản ứng sinh lý của cơ thể với những biển đổi của điều kiện tự nhiên đã thông báo
sớm cho chúng ta những sự cố như bão gió, động đất, núi lửa...
Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen,
các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan
thiên nhiên để hưởng ngoạn...
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương
thực và tái tạo môi trường. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên
thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
2. Ô nhiễm môi trường
8


Hiện nay, thế giới đang đứng trước năm cuộc khủng hoảng lớn đó là : Khủng

hoảng về dân số, về lương thực, về năng lượng, về tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc
khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc
sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng
là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Biểu hiện của
khủng hoảng môi trường thường là:
- Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô
thị, khu công nghiệp.
- Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biển đổi khí hậu toàn cầu. Tầng ozon bị
phá huỷ.
- Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá,
khô hạn, nguồn nước bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
- Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng. Số chủng loài
động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
- Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
2.1. Khái niệm
- Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới: Sự ô nhiễm là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại xấu đến sức
khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (2005): “Ô nhiễm môi trường là sự
biển đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”
Tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ,….
Chất gây ô nhiễm môi trường là những chất do điều kiện nào đó (tự nhiên hay
nhân tạo) đưa vào môi trường một lượng lớn chất gây tác hại cho môi trường tự nhiên,
cho sinh vật và con người như cháy rừng, bão, lụt, sự phun trào của núi lửa, các chất
phóng xạ... Sự ô nhiễm tự nhiên có tính cục bộ từng vùng và qua một thời gian môi
trường tự điều chỉnh được. Sự ô nhiễm nhân tạo là do các hoạt động của con người gây

nên như sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị...các chất gây ô
nhiễm thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá giới hạn cho phép nên môi
trường không tự làm sạch được, gây ô nhiễm.
9


- Chất gây ô nhiễm là những chất, những hỗn hợp chất hoặc những nguyên tố
hoá học tác động vào môi trường làm cho môi trường từ trong sạch trở nên độc hại.
Chúng được gọi là "chất ô nhiễm" như rác, phế thải rắn; các dung dịch hoá chất, chất
thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm, chế biển thực phẩm; chất khí (SO2, CO2, NOx,
CO); các kim loại nặng (Cu, Pb, Hg,…). Có thể, có lúc, có nơi có ít chất ô nhiễm,
nhưng có lúc, có nơi nhiều chất ô nhiễm. Ví dụ, môi trường đất phèn có thể do các
cation Al3+, Fe2+ và cả anion SO42-, Cl- cùng với các chất khí H 2S. Các chất này đồng
thời tác động vào cây trồng, vào cá, tôm làm cho chúng chết. Không khí đô thị thường
vừa bị bụi đất, bụi ximặng, khí SO2, NO2 trong khói xe, mùi hôi thối cống rãnh bốc lên,
cộng với tiếng ồn, từ trường quá mức cho phép, gây tổn hại sức khoẻ con người, thậm
chí gây chết người.
- “Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên
nhiên".
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu. Để bảo đảm giữ gìn môi trường trong lành, một số tổ chức
quốc tế và nhiều quốc gia đó xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường.
- Luật BVMT năm 2005 : “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của
các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô
nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để
quản lý và bảo vệ môi trường”. Trong đó, các quy chuẩn, các tiêu chuẩn về chất thải và
môi trường xung quanh cần đặc biệt chú ý :
+ Các quy chuẩn về chất lượng môi trường được áp dụng để đánh giá mức độ ô

nhiễm, kiểm soát ô nhiễm và thanh tra môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường
thông qua các trị số quan trắc môi trường thực tế và đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án đầu tư và phát triển.
+ Các quy chuẩn chất thải được đặt ra nhằm khống chế các chất thải dạng rắn,
lỏng, khí và các dạng khác được đưa vào môi trường xung quanh ở những giới hạn cho
phép tuỳ thuộc vào vị trí không gian và thời gian cụ thể khác nhau.
+ Quy chuẩn bổ trợ cho quy chuẩn về phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích,
thí nghiệm.
2.2 Những vấn đề môi trường hiện nay của Việt Nam
- Nguy cơ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước.
10


- Sự suy thoái nhanh chất lượng và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử
dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn.
- Tài nguyên biển, đặc biệt là sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi
trường biển bắt đầu bị ô nhiễm.
- Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v...
đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện
ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp
đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.
- Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra những
hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người.
- Việc gia tăng nhanh dân số, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng
lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp
nhất trong quan hệ dân số và môi trường.
- Thiếu cơ sở vật chất- kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề môi
trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu về
cải thiện và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp.

2.2.1 Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Có thể phân loại như sau :
- Nguồn tự nhiên:
+ Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, metan và
những loại khí khác được phun lên rất cao và lan toả đi rất xa.
+ Cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa
thảm thực vật khô. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và
khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió
thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo
bụi muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật cũng phát thải nhiều chất khí,
các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại
muối v.v...
11


- Nguồn nhân tạo:
+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà
máy vào không khí
+ Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường
ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài
bằng hệ thống thông gió.
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân
bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc
ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải;
+ Bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
2.2.2 Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Theo nguồn gốc phát sinh có: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt, do chất
thải công nghiệp và do hoạt động nông nghiệp.
Theo tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học (phân bón, thuốc
trừ sâu), chất thải công nghiệp và sinh hoạt; Do tác nhân sinh học (trực khuẩn lỵ,
thương hàn), các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...); Do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh
hưởng ), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr 90, I131, Cs137).
Diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm, hiện còn 0,448
ha/người, bằng khoảng 1/6 mức trung bình trên thế giới. Hiện tượng hoang mạc hoá
đang tăng cường kèm theo các quá trình tai biến trường điện như rửa trôi, xói mòn,
mặn hoá, phèn hoá, ô nhiễm, bồi tụ không mong đợi, hạn hán, hoang hoá, úng lụt,
thoái hoá hữu cơ, xói lở bờ sông, bờ biển...
Thoái hoá đất đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồi núi. Hiện nay, nhóm đất có vấn
đề của nước ta gồm 1,8 triệu ha đất phèn; 4,8 triệu ha đất bạc màu và xói mòn ở trung
du và miền núi; 0,5 triệu ha đất cát; 2,5 triệu ha đất xám bạc màu thoái hoá.
Biểu hiện của suy thoái đất: Mặn hoá thứ sinh do bốc hơi, do tưới; Xói mòn do
nước và do gió ; Axit hoá thứ sinh : mưa axit. hoạt động dinh dưỡng chọn lọc của vị cây
trồng, phân khoáng, ôxy hoá pyrit (FeS2) ; Đá ong hoá, karst hoá; Rửa trôi, bạc màu ;
Nhiễm mặn ; Cát lấp lũ quét ; Bùng phát cỏ dại.
2.2.3 Ô nhiễm môi trường nước

12


Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh
học của nước, với sự xuất lạ thể hiện ở các chất lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên
độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật. Xét về tốc độ lan
truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,

làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, hoá chất, sinh học và ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Nước bị ô nhiễm xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển,
vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa
làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được, làm cho hàm lượng
oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái
thủy vực. Ở các đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp
được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá
học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân trong khu vực.
Môi trường ô nhiễm : Theo kết quả điều tra của Bộ Công thương, trong số 154
khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc, chỉ có 39 khu công nghiệp có hệ thống
xử lý nước thải tập trung (chiếm 25,3%). Có nghĩa là khoảng 70% trong số hơn một
triệu mét khối nước thải/ngày không qua xử lý từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra
các nguồn tiếp nhận và gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước mặt.
Với mô hình phát triển như hiện nay, thì mức độ gia tăng chất thải sẽ càng lớn,
tổn thất phúc lợi xã hội sẽ ngày càng nhiều. Chính vì vậy, phát triển kinh tế theo hướng
bền vững là rất cần thiết. Theo TS Hà Huy Thành, Viện Nghiên cứu môi trường và phát
triển bền vững, để đạt được điều này, chúng ta cần đổi mới tư duy phát triển, chuyển từ
tư duy lấy tăng trưởng, phát triển kinh tế làm trọng tâm sang phát triển hiện đại, an

13


toàn, lâu dài và bền vững. Nhà nước cần thiết lập chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng hình thành và phát triển kinh tế xanh đồng thời ban hành các chính sách
thúc đẩy việc sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Và
tất nhiên để công cuộc phát triển kinh tế bền vững thành công, sự nỗ lực của các cấp
chính quyền và mọi người dân là không thể thiếu
2.3 Suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và
hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:
- Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ
vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
- Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài,
khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa
các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
- Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà ở đó các
loài sinh sống và các hệ sinh thái cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác
biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
2.3.1 Suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái Đất
Trong thế kỷ 20, loài người đã tiêu diệt khoảng 700 loài động, thực vật Nhiều
loài bị tuyệt chủng khi còn chưa được con người biết đến.
- Từ năm 1600 trước công nguyên đến năm 1900 : trung bình 4 năm mất 1 loài. Từ năm 1900 đến 1980 : 1 năm mất 1 loài.
- Từ năm 1980 đến 2000 : 1 ngày mất 1 loài.
- Từ năm 2001 đến 2010 : 1 giờ mất 1 loài .
Cho đến cuối thế kỷ 20, loài người đã làm biến mất khoảng từ 20% đến 50% số
loài trên Trái Đất.
Suy thoái đa dạng sinh học khiến cho loài người mất dần các nguồn tài nguyên
quý giá (lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên vật liệu, đen, tiện nghi môi
trường...) đồng thời phải chống chịu với các tai biến sinh thái ngày càng gia tăng (dịch

bệnh gia súc dịch hại cây trồng...) do mất cân bằng sinh thái.
Suy thoái đa dạng sinh học trước hết, là do khai thác tài nguyên sinh học quá
mức. Sau đó là do việc chuyển đổi các khu vực hoang dã sang vùng nông nghiệp, xây
dựng cơ sở hạ tầng hoặc biến thành vùng trơ trụi. Nguyên nhân chính là các vùng

14


hoang dã tuy có giá trị đa dạng sinh học cao nhưng lại là vùng khó sinh lợi trước mắt cho
con người
Đa dạng sinh học của các hệ thống nước ngọt và biển cũng đối mặt với sự suy
giảm và thoái hoá nghiêm trọng. Chịu nhiều ảnh hưởng nhất là các hệ sinh thái nước
ngọt vì phải đối mặt với sự ô nhiễm lâu dài và với sự nhập nội nhiều loài ngoại lai. Các
hệ sinh thái biển cũng đang phải chịu đựng sự suy giảm của nhiều quần thể loài đơn
nhất và những biến đổi sinh thái học quan trọng.
Sự suy giảm đa dạng sinh học có nhiều dạng nhưng trong đó phải kể đến sự
tuyệt chủng của loài, đó là một quá trình tự nhiên mà không có sự can thiệp của con
người. Tuy nhiên, sự tuyệt chủng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi con người đang xảy
ra với một tốc độ vượt xa bất kỳ một ước tính nào về tốc độ tuyệt chủng tự nhiên, trong
đó sự tuyệt chủng có liên quan đến sự xáo trộn nơi cư trú gia tăng.
2.3.2 Nguyên nhân của suy giảm đa dạng sinh học
- Hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài, quần
thể và hệ sinh thái: trực tiếp (săn bắn, hái lượm, thuần hoá) và gián tiếp (phá huỷ và
biến đổi nơi cư trú).
+ Khai thác quá mức (săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá
mức) một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó.
+ Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông dân
đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị.
+ Tốc độ gia tăng dân số của loài người: không gian sống, tiêu thụ ngày càng
nhiều tài nguyên và tạo ra ngày càng nhiều chất thải.Ô nhiễm do con người gây ra có

thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa dạng sinh học.
- Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái như mất hoặc suy giảm của một loài
có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học.
Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ (nam California) dẫn đến việc giảm sút
các quần thể chim hót trong vùng. Khi lượng chó sói giảm sút thì con mồi của chúng,
gấu trúc Mỹ sẽ tăng lên. Gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói ít hơn thì
số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim hót sẽ ít đi .
- Sự nhập nội các loài ngoại lai có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng
đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa . Những kẻ xâm chiếm này có thể sử
dụng các loài bản địa làm thức ăn hoặc làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng
hoặc giao phối với chúng.

15


- Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi trường. Các
loài và các quần thể có thể bị suy giảm nều chúng không thể thích nghi được với những
điều kiện mới hoặc sự di cư.
2.4. Sự suy thoái tài nguyên rừng
Theo TS Lê Hà Thanh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, năm 2010 Việt Nam chỉ
còn hơn nửa triệu hécta rừng nguyên sinh phân bố rất rải rác với khả năng phục hồi
thấp. Theo Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT), cuối năm 2010, diện tích rừng toàn quốc
đạt khoảng 13.390.000ha với độ che phủ ước đạt 39,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu
đặt ra trong chiến lược bảo vệ và phát triển rừng.
Quá trình phát triển kinh tế thực sự đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của rừng.
Những năm qua, diện tích rừng mất "một cách hợp lý" do khai thác chiếm 34% và diện
tích đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng lên tới hơn 42%. Việc chuyển đổi mục
đích sử dụng chủ yếu nhằm phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như cao su, cà
phê và đặc biệt là phục vụ ngành thủy điện. Điều đáng lo ngại là tốc độ phát triển thủy
điện ngày một gia tăng, số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ngày một nhiều. Nếu như năm

2006, cả nước mới có 12 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì đến năm 2008, cả nước có
thêm 24 nhà máy, số nhà máy được tăng thêm vào năm 2010 là 19.

Quá trình phát triển kinh tế đang xâm lấn rừng

Sự tăng nhanh về dân số và việc khai thác quá mức tài nguyên nước cũng nhưtài
nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Theo tính toán, lượng nước mặt bình
quân đầu người hiện nay trong tổng nguồn nước các con sông của Việt Nam đang thiếu
nước trầm trọng chỉ khoảng 3.840 m3/người/năm nhỏ hơn 4.000 m3/người/năm theo
chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế. Với tốc độ phát triển dân số như
hiện nay, theo dự tính, đến năm 2025, lượng nước mặt bình quân đầu người của các con
sông Việt Nam chỉ còn khoảng 2.830 m3/người/năm.
16


Rừng thu hẹp, nước cạn kiệt, nên tốc độ suy giảm đa dạng sinh học đang gia tăng
nhanh chóng dẫu Việt Nam từng được Trung tâm Giám sát bảo tồn thế giới đánh giá là
một trong 16 quốc gia có mức đa dạng sinh học cao nhất thế giới. 70% dân số Việt Nam
có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đa dạng sinh học và trên thực tế, hoạt động khai
thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép diễn ra ngày càng mạnh mẽ và không thể kiểm
soát đối với tất cả loại rừng. Bởi thế, không lạ là gần nghìn loại động, thực vật hoang dã
trong thiên nhiên của nước ta đang bị đe dọa và nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã,
đang ngày một hiếm.
Mỗi năm nước ta mất đi từ 120.000 - 150.000 ha rừng tự nhiên. Rừng trồng mỗi
năm đạt khoảng 200.000 ha. Từ năm 1990 đến nay, chiều hướng suy thoái tài nguyên
lừng vẫn chưa được đảo ngược. Chủ trương "Đóng cửa rừng tự nhiên" và Chương trình
"Trồng 5 triệu ha rừng đến 2010" là chiến lược quyết tâm cao của Chính phủ nước ta trong
việc phục hồi vốn rừng.
Để ngăn chặn sự gia tăng suy thoái rừng cần thực hiện :
- Thành lập các khu vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ

rừng và các loài động thực vật hoang dã.
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi
trọc. Phát triển trồng cây xanh trong đô thị và dọc các tuyến giao thông.
- Quản lí tài nguyên rừng hiện có và trồng rừng mới. Nâng cao hiệu suất sử
dụng củi đốt. Thâm canh cây công nghiệp và tạo việc làm mới để phát triển nông thụn,
giảm sức ép của sản xuất nông nghiệp đối với các đất rừng còn lại. Việc bảo vệ rừng
phải đi đôi giữa bảo tồn, phục hồi với trồng rừng và quản lí buôn bán gỗ nhằm phát
triển bền vững tài nguyên rừng.
2.5. Một số biện pháp chống ô nhiễm môi trường

 Các biện pháp phòng ngừa
- Quản lý chất thải
- Thay thế các chất ô nhiễm bằng các chất không gây hay ít gây ô nhiễm.
- Tìm kiếm công nghệ không có chất thải
Biện pháp lí tưởng nhất trong việc chống ô nhiễm môi trường là thay thế các
công nghệ hiện hành bằng các công nghệ mới không sản sinh ra chất thải.
 Xử lý các chất ô nhiễm
- Chống ô nhiễm không khí bởi bụi, các khí thải và động cơ đốt trong, các chất
CFC, các oxit của nitơ, các khí cacbonoxit, khí của lưu huỳnh...
17


- Chống ô nhiễm nguồn nước bởi các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, kim loại
nặng, photphat, nitrat, xianua, các chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật...
Bản chất của việc xử lý chống ô nhiễm môi trường là xử lý các chất gây ô nhiễm
ngay từ nguồn phát sinh trưóc khi đưa chúng vào môi trường, bằng cách đó duy trì nồng
độ của các chất ô nhiễm ở mức cho phép.
Các biện pháp xử lý các chất ô nhiễm môi trường: công nghệ xử lý khí thải, xử
lý nước bị ô nhiễm, xử lý chất thải rắn.
3. Biển đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

3.1 Biển đổi khí hậu
3.1.1 Khái niệm
Biển đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu
năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự
kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biển đổi khí hậu có thế giới hạn trong một
vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu.
Những ảnh hưởng có hại của biển đổi khí hậu: đó là những biển đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả
năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các
hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước
chung của LHQ về biển đổi khí hậu).
Quá trình biến đổi khí hậu diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, không thể đảo ngược
được. Quá trình này diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh
hưởng đến tât cả các lĩnh vực của sự sống (động vật thực vật, đa dạng sinh hoc, cảnh
quan, môi trường sống…..). Cường độ biến đổi khí hậu ngày một tăng và hậu quả ngày
càng nặng nề khó lường trước. Đây là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt
trong lịch sử phát triển của mình.
Biển đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí
nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối,
rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Chính con người với các ứng dụng
khoa học kỹ thuật đã bổ sung thêm một khối lượng các khí nhà kính đã có và những khí
nhà kính hoàn toàn mới.
Biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội: Đó là theo đuổi một
lộ trình tăng trưởng kinh tế cacbon thấp nhờ chuyển giao công nghệ, sử dụng các cơ chế
18


tài chính sáng tạo như CDM (cơ chế phát triển sạch), bán quyền phát thải khí nhà kính

cho các nước công nghiệp phát triển, tìm kiếm tài trợ quốc tế cho các chương trình bảo
vệ và phát triển rừng…Biến đổi khí hậu còn là cơ hội cho kinh tế biển phát triển nếu có
quy hoạch đúng đắn (vận tải biển, dịch vụ hàng hải, du lịch biển…),…
3.1.2 Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất
-

Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên trái đất.
-

Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
-

Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
-

Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
-

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
-

3.1.3 Tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu

-.Quá trình tự nhiên do tương tác và vận động giữa Trái Đất và vũ trụ.
- Những yếu tố không phải là khí hậu nhưng ảnh hưởng đến khí hậu: Tác động
của CO2 ; Bức xạ mặt trời; Động đất và núi lửa.
- Các yếu tố khác.
- Tác động của hoạt động con người: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch(Fossil fuels).
Sử dụng phân bón, Các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu;
Khai thác sử dụng đất, rừng, chăn nuôi gia súc Khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Chiến tranh…..
3.2 Một số hiện tượng của sự biến đổi khí hậu
3.2.1 Sự suy giảm tầng ozon và các tác hại
Ở một số vùng của tầng ozon nồng độ ozon bị giảm, đặc biệt ở Nam cực và Bắc
cực. Nồng độ ozon giảm sẽ gây tác hại to lớn cho sự sống trên Trái Đất. Hiện tượng này
gọi là sự suy giảm tầng ozon. Sự suy giảm tầng ozon đã trở thành một mối quan tâm
toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm
dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo (CFC 19


chlorofluorocacbon) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozon khác như
tetraclorua cacbon, các hợp chất của brom và methylchloroform.
Sự suy giảm ozon thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Sự suy giảm
tầng ozon được gây ra bởi các khí thải CFC, sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím
đến mặt đất nhiều hơn.
Và cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang bị nghi ngờ là nguyên nhân
gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như gia tăng các khối u ác tính, tiêu hủy các sinh
vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển.

Sự nhiễm bệnh của cây trồng

Người ta ước tính trong thời gian vừa qua mức suy giảm tầng ozon trung bình
toàn cầu là 5% và số lượng suy giảm ngày càng tăng do phân hủy ozon vượt quá khả

năng tái tạo lại.
Tầng ozon bị phá hủy sẽ làm cho một lượng lớn bức xạ tử ngoại có thể đi
xuống Trái Đất, làm tổn hại đến đời sống của con người và động thực vật. Bức xạ tử
ngoại đi xuống Trái Đất sẽ xúc tác mạnh các quá trình quang hoá ở các tầng khí quyển
thấp hơn; làm tăng hiện tượng mưa axit, tạo thành khói quang hóa; tăng nhiều bệnh về
đường hô hấp…
Các nhà khoa học đó ghi nhận được là 40% lượng ozon của tầng ozon ở các cực
của Trái Đất bị suy giảm là do con người đó sử dụng quá nhiều các chất CFC, CO, CH 4,
NOx, Cl2, HCl...
- Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng
và sản xuất các hợp chất CFC và Halon vào năm 1996 và chất HCFC vào năm 2020. Đối
với các nước đang phát triển như nước ta sẽ được ưu đãi sử dụng các chất CFC và Halon
đến năm 2010 và chất HCFC đến năm 2040.
20


- Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải
vào môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
- Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân
hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
- Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại
ghi trên nhãn “không có CFC.
- Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
- Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn holon và
gần 400 tấn metyl bromua - những chất gây suy giảm tầng ozonn. Song nhờ những nỗ lực
giảm thiểu cho đến thời điểm từ 1/1/2010 toàn bộ các chất nhóm CFC sẽ bị cấm nhập
khẩu vào Việt Nam.

Khả năng phục hồi của tầng ozon:
Theo Nghị định thư Montreal với sự tham gia của 191 quốc gia, các sản phẩm
thải CFC đã bị loại bỏ vào năm 1996 trên toàn thế giới. Quan sát trong vài năm vừa qua
cho thấy sự suy thoái tầng ozon đã bị ngăn chặn trên diện rộng có khả năng phục hồi
hoàn toàn. Theo nghiên cứu mới, biến đổi khí hậu ở bán cầu Nam cũng sẽ có khả năng
phục hồi .
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ
(NASA) cho thấy tầng ozon sẽ có khả năng phục hồi nhờ những nỗ lực của con người
nhằm hạn chế lượng khí phát thải gây suy giảm tầng ozon và nhờ gió khí quyển.
Theo các số liệu của NASA. mặc dù lỗ thủng tầng ozon trên bầu trời Nam Cực vẫn
không ngừng rộng ra và hiện đã tới 24 triệu km 2, nhưng toàn bộ tầng ozon của Trái Đất
đã ngừng suy giảm trong suốt 9 năm qua, sớm hơn rất nhiều so với những tính toán
khoa học dựa theo tiến độ giảm các loại khí CFC phá hoại tầng ozon trong 20 năm qua.
Các nhà khoa học đã xác định sự phục hồi tầng ozon trên tầng thượng của tầng
bình lưu của khí quyển có thể hoàn toàn nhờ vào việc giảm lượng khí CFC thải vào khí
quyển.
Nhưng ở tầng hạ của tầng bình lưu, sự phục hồi của tầng ozon phụ thuộc vào các
loại gió khí quyển lưu chuyển khí ozon, được tạo ra ở độ cao thấp trên khu vực xích
đạo nên các khu vực ở vĩ độ cao hơn, là nơi khí ozon bị phá hoại.
21


Các mô hình máy tính đã khẳng định quá trình này và dự báo tầng ozon của Trái
đất sẽ được khôi phục lại mức như năm 1980 trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến
năm 2070. Vào thời điểm này, lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực cũng được lấp đầy.
3.2.2 Hiệu ứng nhà kính (Green house effect)
Trái Đất là hành tinh có sự sống là do có khí quyển bao quanh. Lớp không khí
này đảm bảo sự cân bằng nhiệt giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất và năng
lượng bức xạ nhiệt của Trái Đất vào vũ trụ, làm cho nhiệt độ trung bình trên Trái Đất
khoảng +15oC. Hiện tượng này gọi là Hiệu ứng nhà kính tự nhiên. Hiệu ứng nhà

kính tự nhiên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Trái Đất, nó duy trì nhiệt độ thích hợp
cho sự sống và cân bằng sinh thái; bảo đảm hoạt động cho các vùng tuần hoàn trong
tự nhiên.
 Hiệu ứng nhà kính
Bức xạ nhiệt của Mặt Trời là bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua tầng ozon và
lớp CO2 trong khí quyển chiếu xuống Trái Đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt phát vào vũ trụ
là bức xạ sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO 2 dày và bị hấp thụ lại làm
cho nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên. Lớp khí CO 2 có tác dụng như
một lớp "kính giữ nhiệt" của Trái Đất ở quy mô toàn cầu. Nếu CO 2 sinh ra trên toàn cầu
càng lớn thì lớp "kính giữ nhiệt" càng dày, nhiệt độ của Trái Đất tăng lên gây ảnh
hưởng đến sinh thái.

Mô phhỏng hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính CO 2, CH4, NO2, CO, CFC, trong đó CO2 có
vai trò chính.
 Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường lên hiệu ứng nhà kính
Bức xạ nhiệt phản xạ từ Trái Đất là dạng sóng dài, bị hấp thụ bởi một số thành
22


phần của khí quyển, gọi là khí nhà kính, đặc biệt là là CO 2, hơi nước và một số khí khác
như CH4, CFC, O3, N2O… Nếu lượng khí này tăng lên thì lượng nhiệt bị giữ lại trong
khí quyển (giống như trong nhà kính) sẽ tăng lên, làm nhiệt độ của Trái Đất tăng lên.
Trong thời gian qua, các hoạt động nhân tạo đã thải vào khí quyển một lượng rất
lớn các khí ô nhiễm, làm thay đổi thành phần của khí quyển, tăng hàm lượng các khí
nhà kính, dẫn đến sự gia tăng quá mức hiệu ứng nhà kính, trong khi năng lượng Mặt
Trời đến Trái Đất thì không đổi còn năng lượng phản xạ từ Trái Đất lại bị chuyển dịch, làm
tăng nhiệt độ của Trái Đất trên quy mô toàn cầu.
Người ta ước tính hằng năm con người đưa vào khí quyển khoảng 2,5.10 13

tấn CO2, tuy nhiên khoảng một nửa số đó đó được thực vật và đại dương hấp thụ, phần
còn lại sẽ lưu tồn trong khí quyển, chủ yếu lưu ở tầng đối lưu.. Nhiều nghiên cứu cho
thấy tỉ lệ ảnh hưởng đến sự gia tăng hiệu ứng nhà kính của các khí nhà kính tự nhiên và
nhân tạo như sau: CO2 50%; CFC 17%; CH4 13%; O3 7%, N2O 5%. Trong đó CO2 và hơi
nước tập trung ở tầng đối lưu, các khí còn lại chủ yếu ở tầng bình lưu.


Ảnh hưởng của sự gia tăng hiệu ứng nhà kính

- Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ là nguyên nhân làm tan lớp băng ở Bắc cực và
Nam cực, làm cho mực nước biển dâng cao gây lũ lụt.

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên
là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão

- Nhiệt độ Trái Đất tăng đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy
cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.
- Nhiệt độ Trái Đất tăng làm giảm khả năng hoà tan CO 2 trong nước biển, lượng
CO2 trong khí quyển tăng làm mất cân bằng CO2 giữa khí quyển và đại dương.
23


- Nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến sự tăng tốc độ bốc hơi nước, dẫn đến những thay đổi
trong tuần hoàn gió, ảnh hưởng đến lượng mưa trên toàn cầu, sẽ tác động đến hệ thực
vật, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, cùng chính là một trong các nguyên nhân
của hiện tượng El Nino và La Nina.
- Nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng, làm tăng các quá trình chuyển hoá sinh học,
gây nên sự mất cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống, tăng bệnh tật cho người
và động vật.

- Nhiệt độ Trái Đất tăng làm chuyển dịch các vùng sinh thái trên Trái Đất.
- Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ của nhiều quá trình hóa học, làm thay đổi cân
bằng tự nhiên, giảm tuổi thọ của các công trình kiến trúc; xây dựng.


Các biện pháp để giảm trừ hiệu ứng nhà kính

- Giảm lượng khí thải hoặc phải đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống phương tiện
giao thông dùng động cơ nổ.
- Trồng nhiều cây xanh nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển,.
- Hãy tiết kiệm điện bằng cách sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm
điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khái phòng.
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp nhằm bảo
vệ môi trường.
- Không sử dụng bếp than hay bếp dầu, sử dụng bếp gas tốt cho môi trường.
- Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Hãy tiết kiệm giấy, tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường
và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất.
3.2.3 Mưa axit

Mưa thường được coi là quá trình tự làm sạch phổ biển nhất của môi trường
không khí, nhờ mưa mà bụi và các chất gây ô nhiễm có thể được tự loại ra khái khí quyển.
Nước mưa cũng hoà tan một phần khí CO 2 của khí quyển nên có môi trường axit yếu
với pH khoảng 6 - 6,5, đây là hiện tượng mưa tự nhiên. Khi trong nước mưa có độ pH <
5,6 thì được gọi là mưa axit.
 Nguyên nhân
- Do trong không khí bị ô nhiễm bởi các oxit axit như NO x, SO2, HCl. Các khí
này tham gia các phản ứng quang hóa, phản ứng với các gốc tự do có trong khí quyển

24



tạo thành các sản phẩm, những sản phẩm đó khi gặp nước trong khí quyển sinh ra các
axit như HNO3, HNO2, H2SO3, H2SO4,HCl...làm thành các giọt nước mang tính axit.
- Sự hoà tan khí SO2 vào nước mưa, khi rơi xuống ao hồ sông ngòi gây tác hại
đến sinh vật trong nước. Khí SO2 có nguồn tự nhiên chỉ chiếm khoảng 1/10 so với
nguồn gốc nhân tạo (từ những hoạt động công nghiệp, giao thông...).
- Sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát điện đã thải vào không khí một lượng lớn
NOx.
- Do con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt rác, phun thuốc trừ sâu. Khoảng
80% oxit SO2 là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% do hoạt động đốt
cháy của các ngành công nghiệp khác nhau, và 5% từ các nguồn khác.

Chu trình tạo mưa axit

 Tác hại và lợi ích đáng kể của mưa axit
- Nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử.
- Ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ), các sinh vật trong hồ, ao suy yếu
hoặc chết hoàn toàn.
- Làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây
như canxi (Ca), magie (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển, làm khả năng
quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
- Mưa chứa axit H2SO4 làm giảm phát thải khí metan từ những đầm lầy, nhờ đó
hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên.
- Mưa axit làm cân bằng hệ sinh thái rừng: Sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng
25


×