Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giới thiệu những đặc trưng cơ bản của văn hóa ẩm thực của vùng miền mình đang sinh sống và minh chứng bằng những món ăn, đồ uống tiêu biểu của vùng. Đưa ra những giải pháp khai thác những di sản ẩm thực truyền thống đó phục vụ du lịch phát triển của vùng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.83 KB, 12 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN: VĂN HÓA ẨM THỰC
Câu hỏi: Giới thiệu những đặc trưng cơ bản của văn hóa ẩm thực của
vùng miền mình đang sinh sống và minh chứng bằng những món ăn, đồ uống
tiêu biểu của vùng. Đưa ra những giải pháp khai thác những di sản ẩm thực
truền thống đó phục vụ du lịch phát triển của vùng.

BÀI LÀM
Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã
hội của cả Tỉnh. Được mệnh danh là thành phố ngã ba sông, Việt may mắn
được thiên nhiên ưu đãi khi có ba con sông lớn chảy qua, sông Hồng, sông
Đà, sông Lô.
Nằm ở tọa độ 21024” vĩ độ bắc, 106012” kinh độ Đông cach thành phố
Hà nội khoảng 80 km về phái Tây Bắc.
Phía Bắc giáp thị trấn Phong Châu và xã An đạo. Phía Đông giáp sông
Lô và xã Vĩnh Phú – huyện Phù Ninh. Phía Nam giáp sông Hồng, phía Tây
giáp xã Thanh sơn và thị trấn Hùng Sơn – huyện Lâm Thao.(1)
Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi, vùng đòi
bát úp, và vùng ruộng thấp rũng, vậy nên thích hợp chop hat triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng chè, cọ, các loại cây ăn quả khác.
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du và
bắc bộ, mùa hè nống ẩm mưa nhiều thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa đông trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến 4 sang năm lượng mưa
ít, hanh khô và lạnh.

1


Các món ăn truyền thống của tỉnh Phú Thọ
* Bánh chưng, bánh dày.
Bánh chưng, bánh dầy là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của


người Việt Nam, nếu không có thì coi như không có hương vị của ngày tết.
Dù ở nơi nào trên khắp mọi miền Đất nước, hương vị của bánh chưng bánh
dấy luôn gợi nhớ tới nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những ngày tết xum vầy
bên người thân chuẩn bị đón giao thừa, nhớ về tuổi thơ cùng mẹ ngối bên nồi
bánh chưng.
Theo truyền thuyết từ ngàn xưa kể lại, thì bánh chưng, bánh dày là hai
loại bánh có từ thời đại Hùng Vương. Khi xưa Vua Hùng thứ 6 sau khi đánh
đuổi xong giặc Ân, Đất nước thái bình, nhà vua muốn truyền ngôi cho 24
người con của mình, nhưng nhà vua chưa biết chọn ai cho xứng đáng, nên
người liền xuống chiếu, cho gọi các Hoàng tử đến và bảo mỗi người dâng lên
nhà Vua một lễ vật cúng tổ tiên, lễ vật của ai làm vua hài lòng nhất thì sẽ được
truyền ngôi. Các Hoàng tử điều đi về mọi miền đất nước để tìm ra sơn hào
hải vị để dâng Vua. Còn vợ chồng Lang Liêu vì sống nghèo khổ, quanh năm
không biết đến của ngon vật lạ nên hai vợ chồng chưa biết dâng lên Cha món
gì.
Vào một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy có người mách bảo, không cần
phải dâng lễ vật gì cao sang, mà hãy làm những gì có sẵn trong cuộc sống,
nuôi sống con người là được. Theo sự chỉ dẫn đó, Chàng đã dùng gạo nếp để
làm bánh dày và bánh chưng tượng trưng cho trời tròn đất vuông, bên trong là
nhân hành, hoặc thịt lợn, bên ngoài gói bằng lá dong và lá chuối, tượng trưng
cho cây cỏ xanh tốt giống như sự đùm bọc của muôn loài trong thiên hạ.
Đến hạn chàng mang lễ vật đến, nhà Vua vô cùng hài lòng, và đã đồng
ý nhường ngôi cho chàng. Cũng từ đó bánh chưng và bánh dày được chọn
làm lễ vật cúng gia tiên mỗi khi tết đến xuân về, không chỉ ở Phú Thọ mà ở
hầu khắp mọi miền trên Đất nước.
2


Ở Việt Trì bánh chưng bánh dày nổi tiếng là ở làng Minh nông,và làng
Mộ Chu hạ Bạch Hạc.

Mỗi năm vào ngày mùng 9 mùng 10 có tổ hội thi giã bánh dầy tại Đình
làng Mộ Chu Hạ có tục giã bánh dầy truyền thống, tục này có từ thời Hùng
Vương.Đây là hội thì của bốn giáp Đông, Tây, Nam, Bắc, các giáp cử các
nam thanh nữ tú để tham gia thi tài, mỗi giáp chọn đủ 5 đấu gạo nếp ngon, đố
là loại nếp cái hoa vàng, được trồng từ ruộng hậu của Đình, Chùa tới ngày
đem về chia cho từng giáp. Gạo nếp hoa vàng được ngâm bằng nước đã được
lấy từ ngã ba Hạc về từ đêm mùng 9, đồ xôi chín rồi bỏ vào cối đá giã làm
bánh , bánh làm xong phải có màu trắng trong và mịn, xếp đủ lễ đem vào
Đình làm lễ tế, sau đó đem chia lộc cho những người có chức sắc, cao tuổi
trong làng.
Bánh chưng của người đồng bằng và người miền núi rất khác nhau
Bánh chưng, bánh dầy cũng được chọn làm lễ vật dưng cúng không thể
thiếu trong lễ hội Đền Hùng.
Bánh chưng Tày là bánh chưng của dân tộc, có hình trụ thường dài
khoảng 2 gang tay, tròn, nhân bánh chỉ có đỗ xanh không có thịt mỡ như bánh
của người Việt, khi ăn thì được thái ra từng khoanh như khoanh giò,
Các loại cá của tỉnh Phú Thọ
Cá anh vũ.
Cá anh vũ là loài cá chỉ có ở ngã ba sông Bạch Hạc, là loài cá quý hiếm
xếp hàng đầu trong các loài cá nước ngọt. Cá anh vũ sống ở đáy sông ăn rêu
đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang chỉ đến mùa đông mới ra ngoài. Nếu hôm
nào rét đậm, sương mù thì hôm đó dễ đánh bắt được cá anh vũ, phải lặn
xuống đáy sông lừa vợt vào hang đá mà bắt. Cá Anh vũ sống theo bầy đàn
nhưng kén nơi nước trong và có nhiều hang đá, cá trông dài và hơi giống con
cá trôi, nhưng có bộ vảy óng ánh, sặc sỡ rất đẹp, đầu cá thì khác thường vô
cùng.Cá anh vũ có thân mình tròn lẵn, miệng loe rộng như mõm lợn rất đặc
3


biệt, đấy cũng là phần nhiều chất dinh dưỡng nhất,. Khi bắt được cá, người ta

mang nhốt vào trong bể vài ngày không cho cá ăn gì để ruột cá thật sạch, bởi
chỉ cần thả vào nước khoáng sạch sau mấy tiếng cá sẽ chết sau đó mới chế
biến cá. Cá anh vũ có thịt trắng, thơm ngon, ngọt hơn hẳn các loại cá nước
ngọt khác. Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản, người ta tương ướt thịt cá
với mẻ, gia vị rồi mang hấp, nước, lẩu,…nhưng ngon nhất vẫn là hấp và rán.
Ngày xưa cá anh vũ vì loại cá này vừ thơm ngon lại giảu chất dinh
dưỡng nên chỉ được dùng để tiến vua. Trong sử sách Việt Nam, cuốn “Đại
Nam thống nhất chí” có ghi “ Cá anh vũ còn có tên là cá Gỉa ngư, sinh sống
ở ngac ba sông Bạch Hạc, hằng năm cứ đến mùa rét mới có, vị cá rất ngon mà
âm bổ” . Ngày nay cá anh vũ trở nên hiếm bởi nhiều lí do trong đó là việc con
người làm ảnh hưởng đến môi trường sống và đánh bắt triệt để nên làm số
lượng loài cá này giảm hẳn, do rất hiếm nên giá cá cũng tăng vọt chỉ có nhà
hàng khách sạn nổi tiếng mới mua nổi mà cũng rất khó để mua. Vì vậy món
cá anh vũ trở nên nổi tiếng chỉ có ở Việt trì, Phú thọ mà không nơi nào có.
Cá lăng.
Cá lăng chỉ sống ở sông nơi có dòng chảy độ sâu và mặt nước rộng, nó
ở đáy nước ăn động vật, chỉ khi đã lớn nơi mới chồi lên mặt nước , bởi vậy
ngư dân hớt xéo thường bắt được cá lăng to từ vài cân đến vài chục cân, trong
tự nhiên đã bắt được những con từ 40 – 50 kg. Cá lăng là loài cá có số lượng
ít chỉ sống ở một số con sông như sông Lô, sông Đà ở tỉnh Phú Thọ, ở Đồng
nai, ở Đắc lắc như ở sông Srêpok.
Cá lăng là một loài cá không có xương dăm, thịt rất ngon nên rất được
ưa chuộng. ở Phú thọ có rất nhiều nhà hàng kinh doanh loại cá này với món
cá lăng nấu lá giang là một món ăn dân dã thu hút khách du lịch đến với đất
Tổ. Hiện nay, do tình trạng đánh bắt quá múc nên ngoài tự nhiên cá lăng còn
khá ít, vì thế giá cả cũng tăng vọt có nơi lên tới 250.000đ – 300.000đ/kg, chỉ
có nhà hàng mới có loại cá này. Rất may đã nhân giống được loại cá này,
4



nhưng người thường nhắc tới cá lăng ở Việt trì, đã trở thành thương hiệu “cá
lăng Việt trì” trên khắp mọi miền tổ quốc.
Loại cá này thường sống chủ yếu ở sông Thao, ở ngã ba sông Việt Trì,
đặc biệt là làng Đoàn kết, thuộc phường Bạch Hạc, chuyên đánh bắt cá lăng,
khoảng tháng
11 – 12 Âm lịch thì cá có nhiều, nhưng hiện nay tại ven sông này việc
đánh bắt cá không còn được như trước, vì cá đã cạn kiệt, khó khăn lắm mới
bắt được một con cũng là may lắm rồi.
Các loại quả tỉnh Phú Thọ
Qủa cọ.
Cây cọ là một đặc sản vùng trung du miền núi phía bắc, nhưng nhắc tới
cọ người ta liền nghĩ ngay tới Phú Thọ, nơi có những đồi cọ bát ngát. Qủa cọ
thường có vị chát, bùi, nhưng khi chế biến thành món cọ ỏm thì bất khi ai khi
thưởng thức cũng khó lòng quên được mùi vị béo ngậy, bùi giòn của nó.
Cây cọ thường được trồng ở vùng đồi cao, khi gió heo may đến cũng là
lúc lúc người biết cọ đã chín gìa, bọn trẻ chăn trâu thường mang theo giỏ đi
hái quả, thứ quả bùi chat đã được lắng đọng qua mưa gió vùng trung du. Qủa
cọ khi hái về, phải rửa sạch bụi đất rồi đem xốc lẫn với những mảnh cật nứa
già cho bong vỏ xanhsau đó mới được mang đi ỏm. Nước ỏm cọ phải đun
bằng nước giếng khơi hay nước nguồn, khi nước nóng già nổi bọt lăn tăn,
bám đầy xoang là được cho cọ vào, cọ được ỏm trong thời gian từ 10 đén 20
phút tùy vào số lượng quả, khi ăn nắn quả thấy mềm là được. Qủa cọ khi chưa
ỏm thường có vị chát, không mùi, ngọt, béo ngậy và thơm đặc biệt, khi ỏm rồi
thì quả có màu nâu sậm, lúc ỏm xong váng nổi như váng mỡ bám quanh nồi,
bóp vào mà thấy quả mềm, chờ màu vàng đườm đườm là ngon nhất, người ăn
cọ sành là người biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dày, có màu vàng
như mật ong, đó là loại cọ nếp rất ngon, ăn cọ nên chấm với nước mắm là

5



ngon nhất. Ai đã từng về Phú Thọ mà không thưởng thức món cọ ỏm này thì
quả là một điều đáng tiếc.
Qủa trám.
Qủa Trám được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc như: Tuyên Quang, Phú
Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…Có nhiều loại Trám, nhưng người
ta chủ yếu ăn quả trám đen, bởi trám đen ngon và có nhiều chất dinh dưỡng
hơn. Cây Trám đen thuộc loại thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra
hoa vào tháng một và chín quả vào mùa Thu. Qủa Trám chín có màu đen, cùi
trám màu vàng, hạt trám nhọn 2 đầu, nhân trám trắng ngần.
Qủa Trám khi xanh có vị chat, quả Trám khi mang về phải rửa thật sạch
cho vào nồi nước thật sôi thì quả sẽ trở nên chắc chắn và cứng như đá có vị
chat đắng. Khi mang trám đen về phải ngâm vào trong nước lã từ 2 đến 3 giờ
cho hết nhựa, rửa sạch ăn có vị bùi, trám có thể làm om hoặc trám nấu.
Trám om là cho trám vào nước nước nửa tiếng là chín, cùi có màu
vàng, vị bùi, béo ngậy, khi trám nguội, sờ thấy mềm, thôi hết nước đen, vớt
trám ra dùng dao sắc nhọn cắt dọc quả trám ra, tách bỏ hạt thành 2 miếng cùi
hình cong như chiếc thuyền nhỏ xíu, trám om khi ăn phải chấm với tương thì
mới ngon hoặc ăn kém với thịt ba chỉ luộc thì lại càng ngon.
Trám om rồi vẫn có thể chế biến thành các món khác như trám nấu, khi
trám đã om rồi thì cho thêm muối, đun nhỏ lửa cho tới khi sôi lăn tăn, đem đỏ
vào ngâm để ăn dần. Sauk hi nấu lại có thể chế biến thành các món khác như
gỏi trám, nham trám,…
Đặc biệt là món nham trám, thường dùng quả trám nấu bỏ hạt lấy cùi,
thịt ba chỉ luộc sắt sợi, thịt cá chép rán giòn. Ba thứ nguyên liệu đó trộn với
gia vị như đậu phụng rang, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ là có
thể ăn với bánh đa nướng thì ngon tuyệt.
Giá trị của Văn hóa ẩm thực trong xây dựng thành phố Lễ hội hướng về
cội nguồn.
6



Ẩm thực Việt Trì xuất phát từ nông nghiệp lúa nước sơ khai thời Hùng
Vương.
Văn hóa ẩm thực của đất Tổ bắt đầu từ cây lúa nước, Việt trì nói riêng
và Phú Thọ nói riêng là vùng đất cổ của cây lúa nước, từ thời hình thành nhà
nước Văn Lang cây lúa đã được trồng làm cây lương thực chính, và thành phố
Việt Trì ngày nay là nơi đâu tiên được chọn để gieo những vựa lúa đầu tiên,
vì thế trên đất Việt Trì còn lưu giữu nhiều truyền thuyết về cây lúa nước, về lễ
biến gạo thành cơm, thành bánh, các nghi lễ cầu mùa của tín ngưỡng phồn
thực, rước lúa thần, rước nõ nường,… là những hình thái văn hóa nguyên
thủy.
Đầu tiên là phải kể đến truyền thuyết Hùng Vương dạy dân cấy lúa ỏ
làng Minh Nông, hay còn gọi là làng Kẻ Lú, nay là phường Minh Nông thuộc
thành phố Việt Trì.
Vào thời kỳ này, truyền thuyết kể rằng: Vua Hùng thấy các vùng đất bãi
ven sông được phù sa bồi tụ màu mỡ thì gọi dân tới bảo cách đắp bờ giữ
nước, giữ hạt lúa hoang để gieo mạ và đem cấy lúa vào ruộng. Dân không biết
cấy nên Vua đích thân xuống nhổ mạ và cấy cho dân làm theo.
Truyền thuyết còn kể rằng, Công chúa đi theo dân đánh cá bên sông thì
tình cờ có một con chim thả bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa về tâu Cha
và Vua sai các Mị nương ra bãi sông tuốt kê về, đợi đến mùa xuân thì gọi dân
đi gieo hạt. Dân gieo kê xong, Vua bày cách cắm cành tre làm nêu để chim sợ
không tới ăn hạt. Như vậy, Vua Hùng chính là người đã phát minh ra kỹ thuật
trồng lúa nước và Đồng Lú hay phường Minh Nông ngày nay chính là nơi
Vua Hùng đã xuống dạy dân cấy lúa.
Vua cắm cây nêu và cấy xung quanh, dân làm theo, ngày nay nơi đây
còn dựng bia di tích lịch sử thuật lại chuyện này.
Thành phố Việt Trì may mắn được ba con sông Lô, sông Hồng, sông
Đà chảy qua, hằng năm bồi đắp một lượng phù xa lớn, nên đất đai vùng đất

7


này phì nhiêu và vô cùng màu mỡ. Nông nghiệp phát triển đặc biệt là cây lúa,
nên người dân nơi đây đã biết tận dụng những gì mình làm ra, những hạt gạo
một nắng hai sương, để làm nên những món ăn từ đất mẹ.
Mỗi món ăn làm từ lúa điều có những câu chuyện khác nhau, đặc biệt là
truyền thuyết bánh chưng bánh dầy của chàng Lang Lưu làm chúc thọ cha
ngày tết, chàng biết sử dụng nguyên liệu vô cùng đơn giản mà gần gũi với
mỗi người dân Việt để tạo nên một thứ bánh tượng trưng cho trời và đất.
Và còn nhiều loại bánh khác như bánh Út, bánh Nẵng, bánh Nội,…
điều bắt nguồn từ gạo, để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon đến lạ kì, nổi
tiếng khắp gần xa. Cho đến ngày nay, khi kinh tế phát triển, xuất hiện nhiều
loại nguyên liệu khác để làm nên những chiếc bánh vừa ngon, vừa bổ, nhưng
người dân thành phố Việt Trì nói riêng và người dân cả nước nói chung vẫn
lưu giữ truyền thống làm các loại bánh từ gạo, từ những gì gần gũi với cuộc
sống với người dân Việt. Đặc biệt là bánh chưng bánh dầy, đã trở thành loại
bánh cổ truyền của dân tộc, ở khắp mọi miền vào tết nguyên đán mọi người
điều phải làm để dâng lên tổ tiên, không có thì coi như không có tết.
Ẩm thực Việt Trì mang đặc trưng của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng có địa hình
tương đối đa dạng, vừa có đồng bằng thấp trũng, vùa có đồi núi cao, điều đó
góp phần tạo nên hệ động vật vô cùng phong phú đa dạng, đó cũng chính là lí
do ẩm thực nơi đây mang đậm đặc trưng của vùng đồi trung du.
Thành phố Việt Trì nơi hợp lưu của ba con sông : sông Hồng, sông Lô
và sông Đà, thành phố ngã ba sông này từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng với đặc
sản cá anh vũ, cá lăng,…những loại cá theo sử sách một thời từng làm điên
đảo bao dân chài vùng sông nước, bởi đấy là loại cá quý hiếm được dâng lên
vua Hùng. đặc biêt hơn là cá anh vũ, loại cá này chỉ có ở ngã ba sông Bạch
Hạc – Tam Giang thành phố Việt Trì. Cá anh vũ có thịt rất ngon mà tương đối

hiếm nên dân làng chài nơi đây khi bắt được cá thường mang dâng lên vua
8


Hùng, thường vào những ngày dông bão, mưa gió thì mới bắt được cá nên
mới gọi là cá anh vũ.
Ngoài ra còn có cá lăng, cá chiên,…cũng là những loại cá quý của vùng
sông nước, và các loài trai, ốc, tôm,…khác làm cho các món ăn thủy sản trở
nên phong phú hơn.
Khi nhắc tới ẩm thực Việt Trì thì không thể không nhắc tới các món ăn
như cọ ỏm, trám om, hồng hạc trì,…những loại quả chỉ có ở vùng đồi trung
du. Các món ăn với những cách chế biến khác nhau tạo nên những hương vị
vô cùng độc đáo, khó quên mang đậm đặc trưng của vùng đồi Phú Thọ.
Cọ với trám là những loại cây mọc tự nhiên ở vùng đồi, đến mùa quả
chin, người dân thu hoạch về và chế biền thành những món ăn dân dã nhưng
không kém phần độc đáo, bởi lẽ khi ăn thử bạn sẽ thấy sự khác biệt với những
nơi khác, vị bùi béo trong từng quả cọ, quả trám,…tạo nên cảm giác khó quên
khi bạn rời xa Việt Trì.
Phát triển Ẩm thực du lịch.
Đây là phương án mà thành phố mới đề ra, du lịch kết hợp với ẩm thực,
nhằm thu hút khách du lịch khắp mọi miền về với đất Tổ không chỉ để một
lần được viếng thăm đền Hùng mà còn một lần được thưởng thức các món ăn
có từ ngàn đời xưa, mang đặc trưng riêng của thành phố Việt Trì mà không
nơi nào có được.
Từ ngàn đời nay, Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng, đã
nổi tiếng khắp mọi miền Đất nước là kinh đô xưa của người Việt, nơi các vua
Hùng khai sinh ra nước Văn Lang một thời hào hung, để đất nước ta có diện
mạo như ngày hôm nay.
Trên đất Việt Trì, hiện nay còn lưu giữ biết bao nhiêu lễ hội truyền
thống, các truyền thuyết về các vị vua Hùng và tất nhiên còn lưu giữ cả những

món ăn ngon, đặc sản của vùng đồi Phú Thọ mà bất kì ai khi một lần thưởng
thức cũng không thể quen được hương vị mang đậm dấu ấn của vùng đất
9


Du lịch ẩm thực vầ miền đất Tổ, là lọai hình du lịch vừa kết hợp du
lịch tham quan các thắng cảnh đẹp của thành phố vừa thưởng thức các món
đặc sản của thành phố.
Thành Phố Việt Trì từ lâu đã được mọi người biết đến với các món ăn
như bánh chưng, bánh dầy, bánh ít, bánh nẵng,…các món các nổi tiếng như cá
anh vũ, cá lăng, cá chiên,…các loại quả như hồng hạc, dưa hấu, cọ, trám,…
mỗi món ăn mang những hương vị khác nhau, gắn với một món ăn là một câu
chuyện khác nhau,…đặc điểm đó khiến cho các món ăn của thành phố Việt
Trì khác biệt với những vùng miền khác.
Du lịch ẩm thực sẽ góp phần giới thiệu cho mọi người khi về với đất
Tổ biết được những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của thành phố. Đặc
biệt là trong dịp lễ hội, khi mà du khách khắp cả nước hướng về ngày giỗ tổ
mùng 10 tháng 3, đây cũng là dịp rất tốt để thành phố phát huy vai trò của ẩm
thực, thông qua lễ hội vừa giới thiệu vừa bảo tồn những món ăn truyền thống
từ ngàn đời
*Phát triển các sản vật quý hiếm ở thành phố Việt Trì.
Thành phố ngã ba sông Việt Trì, từ xưa đã nổi tiếng với cá Anh vũ, loại
cá chỉ có ở Tam Giang - Bạch Hạc, vì là loại cá sông có thịt thơm ngon bổ
dưỡng, lại hiếm gặp ở nơi khác nên cá Anh vũ trở nên quý hiếm. Vào mùa
mưa, dân chài bắt được cá thường tính tới chuyện dâng lên vua Hùng mà
không dám để laị ăn, về sau nhiều người thấy được giá trị của loại cá này nên
lùng sục khắp cả một khúc sông để bắt cá. Một thời gian sau người ta không
thấy bóng dáng của loài cá Anh vũ, giờ đây những câu truyện về nó chỉ còn
trong sách ghi chép lại mà thôi.
Cá lăng và cá chiên, cũng là những loại cá quý ở nơi đây, một thời

người ta đặt cho chúng biệt danh quái vật vùng sông nước, bởi lẽ có con cá
nặng tới vài kg. Tuy không chỉ có ở ngã ba sông Việt Trì mới có, nhưng với
cách chế biến riêng mà món cá lăng ở Việt Trì đã có thương hiệu trên khắp cả
10


nước. Do có giá trị cao nên hai loại cá này bị săn bắt triệt để, cho đến bây giờ
muốn thưởng thức đặc sản này phải vào nhà hàng, khách sản nổi tiếng mới có,
với giá thành cao.
Một sản vật khác là Hồng hạc trì, đây là một loại quả lâu đời, có vị
thơm ngon khác lạ so với những lọa hồng khác nên tương truyền hồng hạc trì
thường được dâng lên vua Hùng. Hồng hạc trì đặc biệt không có hạt, sau khi
qua một quá trình ngâm kĩ, hồng có vị thơm ngon, bùi, mà chỉ có riêng ở
mảnh đất Việt Trì mới có loại quả này. Ngày nay, hồng được trồng ở khắp
nhiều nơi, nhưng hồng hạc trì chỉ được trồng ở ngx ba hạc mới là ngon nhất.
Và còn rất nhiều sản vật khác, như bánh chưng Tày, quả cọ, quả trám,
…tất cả tạo nên ăn hóa ẩm thực của vùng đát Tổ.
Ngày nay, nhiều sản vật quý đã không còn hoặc có số lượng ít có nguy
cơ biến mất, vì vậy thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung
cần có những biện phát như nhân giống, quy hoạch các điểm nuôi trồng, làng
nghề,…để các sản vật đó không bị mất đi, chỉ còn trông sách vở. Đồng thời
khuyến khích nhân dân thành phố tích cực tham gia nuôi trồng, nhân giống
các loại cả, các loại quả,…để phát triển kinh tế,. Đó là một trong những biện
phát bảo tồn phát triển các sản vật ở thanhg phố Việt Trì.
Đến với đất Tổ là đến với vùng đất thiêng của người Việt, nơi đây cha
ông ta đã dựng nên hình hài Đất nước, nơi đó còn lưu giữ biết bao nhiêu dấu
tích mà các vua Hùng để lại, ẩm thực truyền thống là một trong những giá trị
văn hóa đó. Ngày nay, mọi người dân trên khắp mọi miền tổ quốc không chỉ
biết đến mảnh đất Việt Trì vì đấy là mảnh đất kinh đô Văn lang xưa, mà còn
biết đến thành phố ngã ba sông này với những món ăn hấp dẫn lòng người,

các món ăn một thời chỉ có trong cung điện, chỉ giành riêng cho vua Hùng,
hay cả những món ăn mang đậm chất dân dã của vùng đồi Phú Thọ.
Ngày nay, bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực là một trong những
mục tiêu quan trọng của thành phố, trong quá trình xây dựng thành phố trở
11


thành trung tâm lễ hội của cả nước, thì Việt Trì phải mang trong mình chút gì
đó rất riêng của vùng đất Tổ, nhưng đủ để các du khách thấy được chất quê
hương hiện lên ở đó.

12



×