Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tình hình tài chính công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.5 KB, 19 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phần A
Khái quát tình hình công ty cổ phần chế biến nông sản
thực phẩm xuất khẩu Hải Dương
I/ Quá trình hình thành và phát triển
1.

Khái quát về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến biến nông sản thực phẩm xuất khẩu
Hải Dương.
Tên giao dịch: HAI DUONG AGREX CO.
(Hai Duong Agricultural and Foodstuffs Processing Import Export Joint-Stock Company).
Email :



Điện thoại: (84-320) 3893617
Fax:

(84-320) 3856650

Địa chỉ: Số 2 Lê Thanh Nghị - Thành phố Hải Dương - Tỉnh Hải Dương.
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Số 49- Đường Lê Đại Hành- Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà nội.
Có 02 cơ sở sản xuất :
- Cơ sở 1: xã Thạch Khôi - TP.Hải Dương - tỉnh Hải Dương.
- Cơ sở 2: xã Hồng Lạc - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương.
Giấy phép thành lập và hoạt động: 0800010279
Vốn điều lệ: 3.600.000.000 VNĐ


Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Thanh Dâu (Chủ tịch HĐQT kiêm
Giám đốc).
Phó giám đốc – Kế toán trưởng: Phạm Văn Quyết.
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.

Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương có tiền
thân là “Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương”, là một doanh
nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 1139/QĐ-UB ngày 5/10/1993 của
UBND tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương). Nhiệm vụ của công ty là thu mua các
mặt hàng nông sản, thực phẩm ở các địa phương, tập trung lại để sản xuất chế biến
phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước của địa phương, Ủy
ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định cổ phần hóa Công ty chế biến nông sản
thực phẩm xuất khẩu hải Dương, chính thức chuyển thành Công ty cổ phần chế biến
nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương theo quyết định số 5509/QĐ-UBND ngày
24/12/2003 của UBND tỉnh Hải Dương.
Công ty là một doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong
việc tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh, tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản, thực
phẩm để từng bước làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh; đầu tư, sản xuất
chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu
dùng trong nước.

II/ Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
1.

Chức năng nhiệm vụ của công ty
- Chức năng chủa công ty
+ Thu mua các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ các địa phương.
+ Sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản, thực phẩm.
+ Thực hiện xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm đã qua sản xuất

chế biến.
- Nhiệm vụ của công ty
+ Kinh doanh các mặt hàng mà công ty đã đăng ký.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch trên cơ sở gắn với tình hình kinh tế thị
trường.
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh
tế, tài chính, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp đồng đã ký
kết nhằm nâng cao uy tín cho công ty.
+ Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho
người lao động góp phần nâng cao đời sống chung cho toàn xã hội, thực hiện đầy đủ
các quyền lợi của người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động khi làm việc
trong môi trường có hại cho sức khỏe, giải quyết các chế độ của nhân viên hợp tình
hợp lý.
2.


Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu

Ngành nghề kinh doanh của công ty: sản xuất, chế biến các loại nông sản, thực
phẩm, xuất khẩu các mặt hàng đã chế biến sang các nước khác. Ngoài ra, công ty còn
thực hiện kinh doanh các mặt hàng lâm sản, vật tư chất đốt, nhập khẩu vật tư, hàng
hoá, thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng phục vụ các ngành sản xuất, dịch
vụ và đời sống.
Sản phẩm chủ yếu của công ty gồm: dưa chuột muối, ớt muối, hành chiên dầu,
thịt lợn sữa, thịt hộp, ớt khô, tương ớt… Công ty áp dụng quy trình sản xuất khép kín
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

và liên tục từ khâu sản xuất đến khâu hoàn thành sản phẩm.
3.

Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo kiểu chức năng. Cơ cấu tổ chức này
giúp các cấp quản trị điều hành khởi
GIÁMcông
ĐỐC công tác sự vụ, tạo điều kiện sử dụng kiến
thức chuyên môn và dễ tìm nhà quản lý. Tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện
qua sơ đồ sau:

P. KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC

P. TÀI VỤ


Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09
PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN

P. KINH DOANH

P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

Page 3
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

NHÀ KHO

P. BẢO VỆ


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Theo sơ đồ trên thì cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp được chia làm 3 bộ phận:
phân xưởng chế biến, phân xưởng sản xuất và nhà kho.
KẾ TOÁN TRƯỞNG

- Phân xưởng chế biến: Tại đây hàng hoá được sơ chế và lọc, để chọn cung cấp
cho phân xưởng sản xuất.

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

- Phân xưởng sản xuất:làm nhiệm vụ đóng hộp, bao bì, đóng gói.

4. TP

Tổ
KT T.THỤ

chức
bộ máy
lý tài
KT THEO DÕI ĐẦU TƯ XDCB
KTTSCĐ
TẬPkế
HỢPtoán.
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
KT CÔNG
NỢchính

KT THANH
TOÁNquản

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 4

NHÂN VIÊN KINH TẾ CÁC TRẠM, PHÂN XƯỞNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.
Theo mô hình này, toàn bộ kế toán tập trung ở phòng kế toán tài vụ; ở các trạm, các
phân xưởng ko có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm

nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ ban đầu. Theo sự
phân công của kế toán trưởng, các nhân viên kinh tế ở trạm, ở phân xưởng sản xuất
thực hiện lập bảng kê tài sản và bảng cân đối tài sản gửi về phòng kế toán tài vụ. Tổ
chức kế toán theo hình thức tập trung tạo điều kiện kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và
đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp
thời của ban giám đốc công ty đối với toàn bộ quá trình SXKD và công tác kế toán
của công ty. Ngoài ra, hình thức này còn thuận lợi trong việc phân công và chuyên
môn hóa đối với cán bộ kế toán cũng như trang bị các phương tiện kỹ thuật, kế toán
xử lý thông tin trong mọi vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của công ty đều được
giải quyết ở phòng kế toán.

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Để phù hợp với công tác kế toán tại doanh nghiệp, công ty sử dụng hình thức
kế toán “Chứng từ ghi sổ”.
4.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh

4.1. Quy trình công nghệ của một số sản phẩm chủ yếu của công ty
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm công
ty đã tổ chức nhiều bộ phận có chức năng riêng:
- Phân xưởng chế biến thực phẩm: tổ chức thu mua nguyên liệu, chế biến thực
phẩm và chịu trách nhiệm về thực phẩm.
- Phân xưởng chế biến nông sản: có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu và vận động

đầu tư sản xuất, chế biến hàng nông sản, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
- Phân xưởng điện lạnh cung cấp điện, nước phục vụ cho sản xuất của đơn vị
trong toàn công ty, đảm bảo an toàn về điện, giải quyết các vấn đề về sửa chữa cơ khí.

+ Quy trình chế biến chung:
Nguyên vật liệu

Sơ chế, chế biến

Bán thành phẩm

Thành phẩm
(sản phẩm chính)

Bao bì đóng hộp
+ Quy trình chế biến một số sản phẩm chủ yếu:
Quy trình chế biến cải xa lát:
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Cải xa lát tươi

Muối

Cho vào bể muối


Phân loại đóng gói

Thành phẩm
Quy trình chế biến thịt lợn cấp đông:
Lợn nguyên liệu

Giết mổ, pha lọc,
phân loại thịt

Cấp đông

Dưa chuột

Đóng gói

Thành phẩm

Đảo lần 2
Quy trình sản xuất chế biến dưa chuột:
Phân
loạilần
đóng
Muối
mộtgói
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 7

Thành phẩm


Muối


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Quy trình chế biến hành chiên:
Hành củ

Thái miếng
Trộn bột gạo

Chiên dầu mỡ, vắt

Phân loại đóng gói

Thành phẩm

Như vậy quy trình chế biến thực phẩm và nông sản là quy trình khép kín và liên
tục. Sản phẩm của công đoạn trước là nguyên liệu cho công đoạn sau. Máy móc được
bố trí theo kiểu dây chuyền. Vì vậy việc biến động, thay đổi ở một bộ phận sẽ kéo
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

theo sự mất cân đối của cả dây chuyền. Đây là đặc trưng nổi bật của công ty quyết
định việc tổ chức sản xuất, bố trí lao động để dây chuyền hoạt động liên tục, đều đặn,
tránh lãng phí về máy móc, lao động…

4.2. Tình hình thị trường và vị thế cạnh tranh của công ty
4.2.1. Thị trường đầu vào
Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương là doanh
nghiệp có quy mô vừa, chuyên đầu tư, sản xuất, chế biến xuất khẩu các loại rau quả
như: Dưa bao tử muối, ớt muối, hành sấy, hành chiên, ngô, khoai môn các loại… và
các loại thịt như: Thịt lợn choai, thịt lợn sữa,…
Hiện nay, công ty có 02 cơ sở sản xuất chế biến ở Thạch Khôi (TP Hải Dương)
và xã Hồng Lạc (Huyện Thanh Hà), đều là hai xã có nền nông nghiệp phát triển
mạnh, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi, công ty hợp tác, liên kết chặt chẽ với nông
dân địa phương. Vì vậy, công ty luôn đảm bảo thị trường đầu vào luôn sẵn sàng với
khối lượng được đảm bảo, đúng chất lượng như quy định, đảm bảo quá trình sản xuất
luôn liên tục không bị gián đoạn.
4.2.2. Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN B:
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
I/ Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
1.

Bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1.Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
(*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước
5. Tài sản ngắn hạn khác
B - TÀI SẢN DÀI HẠN

31/12/2012
36,702,338,901

4,078,037,656
4,078,037,656

31/12/2011
53,283,921,856
10,373,860,892
10,373,860,892

31/12/2010
72,527,094,715
6,494,963,706
6,494,963,706

12,237,459,021
11,942,847,612
170,567,849

15,138,405,981
10,526,236,197
4,335,699,938

15,330,109,385
13,387,135,642
1,882,081,107

124,043,560

276,469,846

60,892,636


22,429,207,106
22,429,207,106

32,536,200,071
32,536,200,071

50,335,968,720
50,335,968,720

5,389,902,880

4,148,857,603

8,666,864,978

4,743,183,968

3,558,562,265

7,697,854,778

646,718,912

590,295,338

969,010,200

14,273,131,795


14,305,384,646

20,206,976,697

I- Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3. Phải thu dài hạn nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
(*)
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá

13,120,722,235
13,120,722,235

11,904,631,115
11,904,631,115

14,852,273,531
14,852,273,531


27,688,057,121

21,414,311,669

23,761,954,085

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
(14,567,334,886) (9,509,680,554) (8,909,680,554)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
950,000,000
1,916,600,000
4,956,600,000
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
950,000,000
2,120,000,000
5,160,000,000

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
(203,400,000)
(203,400,000)
dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
202,409,560
484,153,531
398,103,166
1. Chi phí trả trước dài hạn
202,409,560
484,153,531
398,103,166
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

50,975,470,696

67,589,306,502


92,734,071,412

33,643,810,659
29,128,840,398
27,454,474,492
557,841,835
35,132,372

50,016,086,811
47,153,913,147
43,930,343,287
1,431,082,892
63,942,845

62,131,827,846
54,124,697,549
51,830,610,173
653,157,423
23,815,384

146,845,527

234,880,381

166,300,885

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
hạn khác
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7.Dự phòng phải trả dài hạn
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ (*)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển
8. Quỹ dự phòng tài chính
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

778,259,106
56,273,459

670,581,025
78,446,076

780,095,653
70,009,655

100,013,607

744,636,641

600,708,376

4,514,970,262

2,862,173,664

8,007,130,298

4,514,970,262


2,862,173,664

8,007,130,298

17,331,660,037

17,573,219,690

30,602,243,566

17,331,660,037
15,000,000,000

17,573,219,690
15,000,000,000

30,602,243,566
24,000,000,000

1,079,587,667

1,173,595,980

3,070,263,685

1,252,072,370

1,399,623,710

3,531,979,881


50,975,470,696

67,589,306,502

92,734,071,412

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.

Báo cáo kết quả kinh doanh

CHỈ TIÊU

Năm 2012

Năm 2011

166,024,651,096

209,160,815,049

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)

166,024,651,096


209,160,815,049

4. Giá vốn hàng bán

155,469,654,201

176,235,497,580

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)

10,554,996,895

32,925,317,469

7. Chi phí tài chính

3,040,634,291

2,723,343,457

- Trong đó: Chi phí lãi vay

3,040,634,291

2,723,343,457

8. Chi phí bán hàng

6,627,269,124


4,369,269,184

887,093,480

25,832,704,829

2,371,202,066

3,203,765,182

2,371,202,066

3,203,765,182

897,910,124

934,756,423

1,473,291,942

2,269,008,759

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

6. Doanh thu hoạt động tài chính

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 – 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.

Một số chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu
Hệ số về khả năng thanh toán

31/12/2012

31/12/2011

Hệ số KNTT tổng quát = tổng tài sản/ tổng nợ phải trả


1.52

1.35

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = TSNH/ NNH

1.26

1.13

Hệ số KNTT nhanh = (TSNH - HTK) / NNH
Hệ số KNTT tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/
NNH
Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

0.49

0.44

0.14

0.22

31/12/2012

31/12/2011

Hệ số nợ = NPT/ Tổng NV


0.66

0.74

Hệ số VCSH = Vốn CSH / Tổng NV

0.34

0.26

Hệ số đảm bảo nợ =Vốn CSH / NPT

0.52

0.35

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn = TSNH / Tổng TS

0.72

0.79

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn = TSDH/ Tổng TS

0.28

0.21

Cơ cấu tài sản = TSNH /TSDH


2.57

3.72

Các chỉ số hoạt động

2012

2011

Số vòng quay HTK = GVHB / HTKBQ

5.66

4.25

Số ngày 1 vòng quay HTK = 360/ số vòng quay HTK
Kì thu tiền bình quân = Số dư BQ các khoản phải thu/ DTBQ
ngày
Hiệu suất sử dụng vốn cố định

63.64

84.64

29.68

26.22

11.62


12.12

Vòng quay VLĐ = DTT/ VLĐBQ

3.69

3.33

Vòng quay toàn bộ vốn = DTT / VKDBQ

2.80

2.61

Hệ số sinh lời

2012

2011

Tỷ suất LNST/VKDBQ (ROA)

0.0249

0.0283

Tỷ suất LNST/DTT (ROS)

0.0177


0.0217

Tỷ suất LNST/VCSHBQ (ROE)

0.0844

0.0942

Tỷ suất LNTT/VKDBQ (ROAe)

0.0400

0.0117

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

II/ Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của công ty
Thuận lợi
Với nhiều năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần Chế biến nông sản thực
1.

phẩm xuất khẩu Hải Dương đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên
thương trường và có doanh thu qua các năm tương đối ổn định, trở thành doanh
nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Mặc dù hiện nay ngành công nghiệp đang dần phát triển, nhưng nông nghiệp ,
đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi vẫn được coi là ngành mũi nhọn và đóng góp phần
không nhỏ vào GDP của toàn tỉnh; được tỉnh quan tâm và tạo điều kiện phát triển.
Cơ sở sản xuất của công ty có vị trí và giao thông thuận lợi, gần khu trung tâm
của tỉnh và các chợ đầu mối nông sản, tạo diều kiện cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của công ty.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp , vì vậy khá nhanh nhạy trong việc lắm bắt tình hình thị trường nông sản cũng
như giải quyết các vấn đề về thị trường đầu vào. Lực lượng lao động của công ty khá
đông, được đào tạo về chế biến nông sản và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, trở thành
nguồn nhân lực quan trọng, giúp công ty phát triển bền vững và nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Tổ chức bộ máy điều hành ổn định, phân công quản lý từ giám đốc đến các
phòng ban trong công ty, đảm bảo bộ máy hoạt động chủ động, linh hoạt, sáng tạo, có
hiệu quả.
2.

Khó khăn

Quy mô của công ty chưa tương xứng với tốc độ lớn mạnh của công ty cũng
như nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Lãi suất ngân hàng cao khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận

nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành chế biến nông sản do ngày càng nhiều công
ty chế biến nông sản thành lập và sự biến động giá cả của các nguyên liệu đầu vào
ảnh hưởng tới doanh thu của công ty.
Công nghệ chế biến sản xuất tuy đã được cải tiến nhưng nhìn chung vẫn còn lạc
hậu, chưa được cải tiến, nâng cấp kịp thời phục vụ cho sản xuất.
Yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ gây
khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
III/ Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua
Qua BCĐKT, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và một số chỉ
tiêu tình hình tài chính của công ty ở trên, em có một vài ý kiến về tình hình tài chính
của công ty như sau:
- Về sự biến động và cơ cấu tài sản, nguồn vốn:
+ Tổng nguồn vốn cũng như tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011 do công ty
đang có xu hướng thu hẹp dần quy mô sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy cả tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2012 đều giảm so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn
giảm chủ yếu là do tiền mặt của công ty giảm mạnh. Bên cạnh đó, hàng tồn kho và
các khoản phải thu của công ty cũng giảm nhiều so với năm 2011. Tài sản dài hạn
giảm chủ yếu là do giảm các khoản đầu tư dài hạn và các tài sản dài hạn khác.
+ Hệ số nợ của công ty cuối năm 2012 giảm nhưng vẫn ở mức cao, có nghĩa là
công ty sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao, ROE của công ty năm 2012 sụt giảm so
với năm 2011.
- Về khả năng thanh toán: Mặc dù hệ số nợ của công ty ở mức cao nhưng công
ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cuối
năm và đầu năm đều lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 16



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

năng thanh toán nhanh cuối năm 2012 tăng đáng kể so với đầu năm 2012. Tuy nhiên
hệ số khả năng thanh toán tức thời lại giảm khá mạnh, điều này cho thấy khả năng gặp
rủi ro tài chính của công ty khá cao.
- Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng, số ngày một vòng quay tồn kho
giảm do công ty đã tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho, giảm ứ đọng vốn. Kỳ
thu tiền bình quân tăng do công ty mở rộng chính sách tín dụng đối với khách hàng để
tăng khả năng tiêu thụ, tuy nhiên công tác quản lý khoản phải thu chưa được tốt.
- Doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty giảm mạnh so với năm 2011 do
công ty đang có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý doanh
nghiệp giảm mạnh, nhưng chi phí bán hàng của công ty tăng khá cao. Đây là vấn đề
công ty cần xem xét.
Như vậy mặc dù trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tình
hình tài chính của công ty trong những năm vừa qua khá ổn định.
VI/ Một số ý kiến đề xuất
Trước tình hình tài chính của công ty, em xin đưa ra một số ý kiến như sau:
- Cần có các biện pháp để giảm hệ số nợ nhằm đảm bảo sự an toàn tài chính.
-

Cần tăng cường lượng dự trữ tiền mặt để tăng cườn khả năng thanh toán tức

thời của công ty.
- Xây dựng các biện pháp tăng cường công tác thu hồi vốn, thu hồi công nợ
nhằm tăng nhanh vòng quay của vón, giảm lãi vay.
- Kiểm tra chặt chẽ các khoản chi, sử dụng vốn hợp lý và phát động chính sách
tiết kiệm chống lãng phí trong toàn thể cán bộ công nhân viên.
- Tối ưu hóa bộ máy lãnh đạo đồng thời có chính sách quan tâm tới lao động
của công ty, giúp tăng chất lượng nguồn nhân lực của công ty.
Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09


Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KẾT LUẬN
Bản báo trên đây là kết quả thực tập giai đoạn 1 của em ở công ty cổ phần chế
biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương. Với kiến thức còn hạn chế và thời
gian thực tập còn chưa nhiều nên bản báo cáo của em không tránh khỏ những khiếm
khuyết. Em rất mong nhậ được sự góp ý, hướng dẫn của thầy giáo và các cán bộ trong
công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Văn Ninh và cán bộ phòng tài vụ và
phòng kinh doanh của công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải
Dương đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo sơ bộ này.
Em kính mong thầy giáo và các cán bộ trong công ty sẽ tiếp tục giúp đỡ em
trong quá trình thực tập giai đoạn 2.
Em xin chân thành cảm ơn!

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phạm Như Quỳnh_CQ47/11.09

Page 19




×