Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.94 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1
2

Mục lục
I. Đặt vấn đê
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Giải pháp
4. Hiệu quả
III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị, đề xuất

3
4
6
9
9

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐÊ

1


Tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là một vấn đề
được xã hội quan tâm hiện nay. Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng


ngày từng giờ có thể cướp đi mạng sống hay gây thương tật cho con người bất cứ
lúc nào. Hiện tượng học sinh không chấp hành luật giao thông như chạy hàng ba,
đùa giỡn trên đường, tập trung đông trước cổng trường, hàng quán gây cản trở giao
thông … là tình trạng chung ở các trường học, trong đó có các trường Tiểu học mà
vẫn chưa có biện pháp gì giải quyết triệt để. Vì vậy giáo dục an toàn giao thông
trong trường học là một nội dung giáo dục quan trọng và cần thiết đối với học sinh.
Quan tâm giáo dục về an toàn giao thông trong trường học để có một thế hệ
mới có kiến thức, có hiểu biết về an toàn giáo thông, tự giác chấp hành là một trong
những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết bất cập giao thông.Tuyên truyền mạnh
trong nhà trường sẽ gián tiếp tác dụng đến phụ huynh học sinh để người lớn nêu
gương. Trường học cũng là môi trường thuận lợi nhất để học sinh có thể thu nhận
những kiến thức cần thiết về pháp luật nói chung và các vấn đề an toàn giao thông
nói riêng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là một vấn
đề quan trọng nhằm nâng cao nhận thức trong học sinh, góp phần giảm thiểu tai
nạn giao thông.
Hiện nay giáo dục an toàn giao thông đã và đang được đưa vào giảng dạy
trong chương trình ở tất cả các khối lớp cấp Tiểu học góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao hiểu biết về kiến thức giao thông cho học sinh.
Tuy nhiên để tránh nhàm chán và tăng sức hút, khả năng tiếp thu của người
học, cần có sự sáng tạo để tác động được sâu, mạnh vào ý thức người tham gia giao
thông, nhất là đối tượng học sinh tiểu học, hiếu động, mau quên là một vấn đề đặt
ra cho các nhà trường nhất là đội ngũ giáo viên làm công tác Tổng phụ trách Đội.
Trước những yêu cầu đặt ra, xuất phát từ đặc điểm nhà trường, đặc điểm của
học sinh, tôi đã tiến hành nghiên cứu sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả Giáo dục An
toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học”.
2


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ

1. Cơ sở lí luận của vấn đê:
Tại Việt Nam trong những năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối
hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm tăng
cường ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho học sinh.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của các lực lượng chức năng tình trạng học
sinh - sinh viên vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông vãn diễn ra phổ biến.
Đây chính là nguyên nhân gây nguy hiểm cho học sinh và cả cộng đồng xung
quanh.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do
ở Việt Nam sự phối hợp giữa cảnh sát giao thông và nhà trường, gia đình trong việc
quản lí giáo dục và xử lí học sinh vi phạm vẫn còn thiếu chặt chẽ. Ngoài ra, các bậc
cha mẹ vẫn chưa quan tâm, quản lí con em mình hoặc có sự chiều chuộng quá mức
khi để các em điều khiển xe máy, xe đạp điện khi chưa đủ điều kiện theo quy định.
Tâm lí học sinh Tiểu học thường ham chơi, hiếu động nhất là những lúc các
em được tự do không có người lớn đi cùng (đi học, đi chơi…) nên hay nô đùa trên
đường dễ dẫn tới tai nạn giao thông.
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học các em thường có thói quen bắt chước theo
người lớn. Tuy nhiên khi tham gia giao thông nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự là
tấm gương cho con em mình trong việc chấp hành Luật giao thông. Nhiều phụ
huynh đưa đón con đi học vẫn chưa đội mũ bảo hiểm, dừng xe chưa đúng nơi quy
định hay đi chưa đúng làn đường, đèo 3,4 người … cũng gây ảnh hưởng xấu đến
nhận thức của các em.
Học sinh Tiểu học khả năng nhận thức còn hạn chế nên nhiều em vẫn chưa
hiểu hết những tác hại khi không chấp hành Luật giao thông hoặc không hiểu biết
đầy đủ về Luật giao thông. Vì vậy giáo dục an toàn giao thông cho các em cũng là
3


để cung cấp những hiểu biết cơ bản về giao thông, giúp các em hiểu vì sao phải
chấp hành Luật giao thông.

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học tuy có vẻ đơn giản nhưng
lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều quy định mà phải
làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn là có hành động đúng khi tham gia
giao thông. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu
biết về Luật giao thông đường bộ, tức là giúp các em biết cách đi đường đúng quy
định, tránh tai nạn cho bản thân và những người xung quanh. Những nội dung này
phải được các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng, cuốn hút.
2. Thực trạng của vấn đê:
Trường Tiểu học Tuy Lộc 1 nằm ở khu trung tâm của xã gần ngã tư đường
giao thông liên xã, nơi tập trung dân cư buôn bán với nhiều cửa hàng dịch vụ, buôn
bán nhỏ đến hàng bán rong.
Trường nằm trên con đường chính dẫn vào các làng nghề thôn Thủy Trầm
thông với xã Ngô Xá… và các xã Tiên Lương, Phượng Vĩ đi huyện đến huyện Yên
Lập nên có rất nhiều phương tiện giao thông lưu thông trên đường trước cổng
trường.
Những năm về trước, khi đứng trước cổng trường vào giờ tan học không
khó để bắt gặp cảnh học sinh không đội mũ bảo hiểm ngồi sau xe máy, ba bốn em
ngồi trên cùng một chiếc xe máy, rồi học sinh đi xe đạp là những xe đạp của người
lớn, dàn hàng ngang, từng tốp học sinh đứng tràn phần đường của người tham gia
giao thông, số học sinh đi bộ thì chạy nhảy đùa nghịch trên đường. Nhiều học sinh
cấp Trung học cơ sở – trường liền kê được bố mẹ sắm xe đạp điện để chủ động đến
trường nhưng phần lớn không đội ngũ bảo hiểm. Những vụ va chạm nhỏ giữa học
sinh và người đi đường thường xuyên xảy ra. Tuy chưa xảy ra tai nạn nghiêm trọng
nhưng còn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn khó lường.
Bên cạnh học sinh còn thiếu ý thức khi tham gia giao thông, nhiều phụ
huynh khi đưa đón con cũng chưa nghiêm túc chấp hành luật giao thông như không
4


đội mũ bảo hiểm, chở ba, không đi đúng phần đường…. nên chưa làm gương được

cho con em mình.
( Chèn ảnh phụ huynh đèo 2,3 HS không đội mũ bảo hiểm))
Ngoài ra nhiều học sinh đi học bằng xe đạp của người lớn, không đúng kích
cỡ theo độ tuổi các em nên gặp khó khăn khi điều khiển. Khi gặp tình huống giao
thông các em không xử lí được.
( Chèn ảnh HS lớp 2,3 đi xe đạp người lớn)
Con đường đến trường của các em đến trường tuy đã được nâng cấp nhưng
do lượng xe trọng tải lớn qua lại nhiều nên đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều ổ gà
lồi lõm cản trở việc đi lại của phương tiện giao thông. Thêm vào đó vào ngày mùa
người dân phơi rơm rạ, nông sản kín mặt đường làm việc đi lại của các em rất khó
khăn.
(Chèn ảnh ổ gà ổ voi)
Thực hiện nội dung giáo dục an toàn giao thông theo chương trình quy định,
học sinh ở tát cả các khối lớp đã được cung cấp những kiến thức cơ bản trong tham
gia giao thông, tuy nhiên nhiều nội dung trong chương trình chưa phù hợp với tình
hình của địa phương, nhiều vấn đề vướng mắc của địa phương thì chưa được đề cập
tới.
Qua kiểm tra, theo dõi việc tham gia giao thông của các em khi tan học,
chúng tôi nhận thấy có khoảng 50% số học sinh không chấp hành đúng Luật giao
thông, các em vi phạm chủ yếu ở các lỗi: đi không đúng phần đường quy định,
không đội mũ bảo hiểm, đùa nghịch đi tràn đường, ba bốn em ngồi trên một xe
máy,…
Trước thực trạng trên chúng tôi nhận thấy cần phải tìm ra biện pháp để nâng
cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành Luật giao thông cho học sinh toàn
trường.
3. Các giải pháp đã thực hiện:
5


Dưới sự chỉ đạo của Ban chi ủy Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi

đã thực hiện một số biện pháp cụ thể thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cũng như kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
Trước hết chúng tôi đưa nội dung giáo dục an toàn giao thông vào mục tiêu
xây dựng kế hoạch, tổ chức trao đổi trong các cuộc họp cơ quan hàng kì, hàng
tháng, cùng nhau trao đổi, thống nhất và cùng nhau hành động.
Tổ chức cho học sinh ở tất cả các khối lớp kí cam kết không vi phạm Luật
giao thông trên đường đến trường. Đưa an toàn giao thông vào một tiêu chí thi đua
giữa các lớp. Thành lập đội cờ đỏ quan sát việc thực hiện Luật giao thông của học
sinh các lớp. Hàng tuần kịp thời biểu dương những tấm gương cá nhân, tập thể lớp
thực hiện tốt. Đồng thời nhắc nhở , uốn nắn kịp thời những hành vi chưa đúng.
(Chèn ảnh đội cờ đỏ hướng dẫn HS tan học dắt xe đi theo hướng đường về
đúng luật)
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp giáo dục an toàn giao thông vào giờ
Giáo dục tập thể. Lựa chọn những hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn học sinh
trong việc tiếp cận Luật giao thông. Khuyến khích học sinh liên hệ thực tế những
việc em và bạn em đã (hoặc chưa) thực hiện tốt trên đường tới trường. Kịp thời có
những động viên, nhắc nhở nhẹ nhàng đối với học sinh.
(Ảnh 1 lớp học tiết ATGT)
Giáo viên Tổng phụ trách thường xuyên trực tiếp kiểm tra việc thực hiện của
học sinh các lớp trên đường, kết hợp với Đội cờ đỏ đánh giá thi đua giữa các lớp.
Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh tham
gia thi tìm hiểu Luật giao thông cho từng khối lớp dưới hình thức sân chơi trí tuệ:
“Rung chuông vàng”, “đấu trường 100” tạo không khí vui tươi phấn khởi cho học
sinh. Qua cuộc thi các em được thực hành các kiến thức về giao thông dưới hình
thức trắc nghiệm và có sự cổ vũ của các thầy cô giáo và các bạn trong trường.Từ đó
các em dễ dàng lĩnh hội được kiến thức về Luật giao thông và có kĩ năng thực hiện
tốt hơn.
6



(Ảnh 1 tình huống tìm hiểu về ATGT trong sân chơi trí tuệ “Rung chuông
vàng”)
Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với ngành Công an của huyện: mời
được các chú cảnh sát giao thông tới trường nói chuyện, tuyên truyền cho học sinh
về an toàn giao thông. Qua buổi sinh hoạt các em được tìm hiểu về nội dung các
biển báo hiệu giao thông đường bộ, những quy định khi tham gia giao thông đường
bộ, ý nghĩa của việc tôn trọng Luật giao thông, những điều đáng tiếc có thể xảy ra
khi vi phạm Luật giao thông. Các em cũng được quan sát một số hình ảnh về những
vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra trong những tháng trước, giúp các em hình dung
được những nguy hiểm với bản thân mình và mọi người khi tham gia giao thông.
(Ảnh một chú cảnh sát GT nói chuyện với HS về ATGT)
Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lồng ghép tuyên truyền
giáo dục an toàn giao thông vào giờ sinh hoạt đầu tuần bằng các hình thức hái hoa
dân chủ, tìm hiểu ý nghĩa các biển báo giao thông, xử lí các tình huồng giao
thông… để cuốn hút học sinh. Giáo viên chủ nhiệm các lớp là người cung cấp câu
hỏi và cũng là “cố vấn” cho giáo viên Tổng phụ trách. Những hoạt động này vừa
cung cấp kiến thức giao thông cho học sinh, vừa làm nội dung sinh hoạt đầu tuần
thêm phong phú, hấp dẫn với học sinh.
Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục đến học sinh, chúng tôi cũng đã trao đổi
với cha mẹ các em trong hội nghị phụ huynh nhằm kết hợp với phụ huynh trong
việc giáo dục các em ý thức khi tham gia giao thông. Cha mẹ các em trước hết phải
là một tấm gương cho các em khi tham gia giao thông. Khi đưa con em mình đến
trường, phụ huynh cần đội mũ bảo hiểm cũng như đội mũ bảo hiểm cho các em.
Khi đi trên đường cần đi đúng phần đường quy định…Phụ huynh cũng cần là người
thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em cách đi an toàn khi gặp đoạn đường
xấu, đoạn đường có vật cản hay qua khu vực đông dân cư…Đồng thời nhắc nhở
các em không đùa nghịch trên đường, không tập trung đông nơi cổng trường,
không dàn hàng ngang gây cản trở giao thông….
7



Đối với các em đi xe đạp người lớn, phụ huynh cần hạ bớt yên xe để giảm độ
cao, giúp các em dễ điều khiển. Động viên phụ huynh tạo điều kiện mua xe phù
hợp với lứa tuổi các em. Với các em còn nhỏ (học sinh lớp 1, 2, 3) động viên phụ
huynh đưa con đến trường để đảm bảo an toàn.
Nhờ những hoạt động phong phú, các kiến thức về an toàn giao thông đã đến
với học sinh một cách nhẹ nhàng, giúp học sinh nâng cao ý thức và hiểu biết khi
tham gia giao thông.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một năm thực hiện “Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh” chúng
tôi đã nhận thấy ý thức tham gia giao thông của học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc
1 có những thay đổi căn bản.
Từ đầu năm học 2014 – 2015 tới nay chúng tôi nhận thấy đã không còn cảnh
lộn xộn nơi cổng trường vào giờ tan học, các em không còn tập trung đông nơi
cổng trường. Các em đi đúng phần đường quy định, đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau
xe máy.
Ý thức của phụ huynh học sinh khi tham gia giao thông cũng được nâng lên
rõ rệt. Hầu hết phụ huynh khi đưa đón con đều đội mũ bảo hiểm, đỗ xe đúng nơi
quy định, trang bị đầy đủ mũ bảo hiểm cho con em mình.
(Ảnh một số phụ huynh đèo con đi học đội mũ bảo biểm)
Theo kết quả theo dõi của đội Cờ đỏ, trong tháng 12 năm 2014 và tháng 1
năm 2015, 100% các lớp trong trường được xếp loại tốt khi tham gia giao thông.
Hiện tượng học sinh dàn hàng ngang trên đường, đùa nghịch khi tham gia giao
thông đã chấm dứt.
Qua những lần kiểm tra đột xuất của giáo viên Tổng phụ trách về việc thực
hiện Luật giao thông của học sinh trên đường đi học trong tháng 12/2014 và tháng
1/2015 đều không phát hiện học sinh vi phạm.
Trong những giờ sinh hoạt ngoại khóa, các tấm gương thực hiện tốt an toàn
giao thông không ngừng tăng lên. Những hiện tượng cần nhắc nhở giảm đáng kể.
8



Học sinh hào hứng tham gia sôi nổi vào các hoạt động. Phụ huynh quan tâm ủng hộ
và nhiệt tình hưởng ứng.
Thông qua các cuộc thi tìm hiểu luật giao thông chúng tôi nhận thấy sự hiểu
biết của học sinh về luật giao thông đã được cải thiện đáng kể. Các em nắm được
những quy định cơ bản khi tham gia giao thông đường bộ, hiểu nội dung, ý nghĩa
của các biển báo giao thông thường gặp.
Nhờ học sinh có những hiểu biết cơ bản về Luật giao thông và ý thức tham
gia giao thông mà trong năm học 2014 – 2015, trường Tiểu học Tuy Lộc 1 chưa có
trường hợp tai nạn giao thông giao thông đáng tiếc nào xảy ra. Những va chạm nhỏ
giữa học sinh và người đi đường cũng đã giảm thiểu. Phụ huynh không còn lo lắng
khi cho con em mình tự đến trường.

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết, ý thức khi tham gia giao thông
không phải là việc làm một sớm một chiều mà hoàn thành được. Đó là hoạt động
lâu dài, cần sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Qua
thời gian thực hiện, chúng tôi đã tìm ra một số việc làm hiệu quả, vừa giúp học sinh
an toàn khi đến trường, vừa giúp học sinh có hứng thú khi tham gia tìm hiểu Luật
giao thông.
Thứ nhất, phải nâng cao hiểu biết cho học sinh bằng các hoạt động tuyên
truyền, vận động qua các hoạt động ngoại khóa. Những hình thức thi kiến thức, vui
chơi phong phú giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hào hứng,
hiệu quả.
Thứ hai, phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh. Phụ
huynh học sinh vừa là người hướng dẫn, giáo dục các em, vừa là tấm gương cho
9



các em noi theo. Sự phối hợp của phụ huynh là yếu tố vô cùng quan trọng để nâng
cao hiệu quả hoạt động giáo dục.
Thứ ba, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm lớp để nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong các
giờ giáo dục tập thể theo chương trình của Bộ Giáo dục.
Thứ tư, làm tốt công tác kiểm tra việc thực hiện của học sinh, khen ngợi,
động viên kịp thời những tấm gương làm tốt; kịp thời uốn nắn, nhắc nhở những
biểu hiện chưa tích cực của học sinh.
Những việc làm này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục tạo thành
một thói quen, nề nếp cho học sinh. Nâng cao ý thức tôn trọng Luật giao thông cho
học sinh là việc làm hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh và
mọi người xung quanh các em.

2.Kiến nghị, đê xuất:
2.1. Kiến nghị:
Để đảm bảo cho các em đến trường an toàn, hạn chế những va chạm giữa
học sinh và người đi đường, giữa học sinh với học sinh theo chúng tôi trước hết các
cấp chính quyền nên cần có những biện pháp, kế hoạch cải thiện đường giao thông,
khắc phục những đoạn đường đã xuống cấp, mặt đường không phẳng, nhiều ổ gà
gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Cần tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh đường xá,
không phơi rơm rạ, nông sản trên đường, đặc biệt không đốt rơm rác trên đường,
vừa làm hỏng mặt đường, vừa cản trở giao thông. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện
cho bà con nông dân có nơi tập trung lúa vào ngày mùa, tránh tình trạng các máy
vò lúa hoạt động giữa đường cản trở người qua lại nhất là các em học sinh.
Mặt khác cũng cần tuyên truyền vận động những hộ dân bán hàng rong trên
đường chuyển vào chợ, không tập trung nơi cổng trường và ngã tư đường gây trở
10



ngại cho việc các em học sinh đến trường cũng như phụ huynh đưa đón con em đi
học.
2.2. Đê xuất
Để thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục giúp học sinh nâng cao ý thức
khi tham gia giao thông, chúng tôi có một số đề xuất sau:
Đề nghị Ban giám hiệu Trường Tiểu học Tuy Lộc 1 tiếp tục bổ sung một số
tranh ảnh, thiết bị dạy học về an toàn giao thông, biển báo hiệu giao thông đường
bộ để chúng tôi thêm tư liệu trong các hoạt động.
Đề nghị Phòng GD - ĐT Cẩm Khê tổ chức thêm các lớp tập huấn về giáo dục
an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học để chúng tôi có thêm kiến thức, kĩ năng
khi thực hiện hoạt động này tại trường.
Mặt khác, đề nghị Phòng GD&ĐT Cẩm Khê phối hợp với ngành Công an
huyện, cử các chiến sĩ Công an giao thông đến những đơn vị trường học nhất là
những đơn vị còn có những khó khăn về hiểu biết an toàn giao thông để tư vấn,
tuyên truyền về An toàn giao thông.
Tuy Lộc, ngày 30 tháng 1 năm 2015
Người thực hiện

Phạm Thị Hồng Sơn

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
11


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC …………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

12



×