Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Lở mồm long móng trên đàn gia súc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20152020”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.49 KB, 54 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Học viện
Chính trị khu vực I - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và của thầy
giáo hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Bá Dương, tôi đã thực hiện đề án: “Nâng
cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Lở mồm long móng trên đàn gia súc
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020”.
Để hoàn thành đề án này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo Học viện Chính trị khu vực I - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, những người đã mang hết tâm huyết chỉ dạy chúng tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi
cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và cung cấp thông tin
cho tôi trong thời gian tôi thực hiện đề án này.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Nguyễn
Bá Dương đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề án này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề án một cách hoàn chỉnh
nhất, song do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể trách
khỏi những thiếu soát nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề án
này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2015.
Tác giả


2



MỤC LỤC
TT
A
1
2
2.1
2.2
3
B
1
1.1
1.2
1.3
2

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề án
Mục tiêu của đề án
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Giới hạn của đề án
NỘI DUNG
Cơ sở xây dựng đề án
Cơ sở khoa học, lý luận
Cơ sở chính trị, pháp lý
Cơ sở thực tiển
Nội dung thực hiện đề án

2.1


Bối cảnh thực hiện đề án

2.2

Thực trạng công tác phòng, chống dịch LMLM gia
súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Nội dung thực hiện đề án
Các giải pháp thực hiện
Tổ chức thực hiện đề án
Phân công trách nhiệm thực hiện đề án
Tiến độ thực hiện đề án
Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án
Dự kiến kết quả thực hiện của đề án
Ý nghĩa thực tiển của đề án
Đối tượng hưởng lợi của đề án
Khó khăn, thuận lợi và tính khả thi của đề án
KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
Kiến nghị
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.3
2.4
3
3.1
3.2
3.3
4
4.1

4.2
4.3
C
1
2

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN

Trang
1
1
2
2
3
3
5
5
5
12
14
15
15
16
24
29
35
35
39

42
43
43
44
45
47
47
48


3

1

LMLM

Lở mồm long móng

2

PTNT

Phát triển nông thôn

3

KSGM

Kiểm soát giết mỗ


4

KTVSTY

Kiểm tra vệ sinh Thú y

A. MỞ ĐẦU


4

1. Tính cấp thiết của đề án
Thanh Hoá là tỉnh rộng với 27 huyện, thị xã, thành phố; dân số lớn
khoảng 3,7 triệu người; ngành nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng rất
lớn trong nền kinh tế của tỉnh; đặc biệt có ngành chăn nuôi gia súc lớn (Tổng
đàn trâu bò: 402.173 con, lợn: 887.619 con; Sản lượng thịt hơi khoảng
205.000 tấn/năm, Sữa 1.627 tấn), đối với một tỉnh còn nghèo, kinh tế còn phụ
thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp, thì ngành chăn nuôi chiêm một vai trò rất
quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và
phát triển kinh tế kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngành chăn nuôi chủ yếu vẫn
còn mang tỉnh tự phát, chăn nuôi nhỏ lẽ hộ gia đình chiếm tỷ lệ rất lớn, chăn
nuôi phân tán; người chăn nuôi chưa thật sự chú trọng đến công tác phòng
bệnh. Vì vậy, trong những năm qua liên tục xảy ra các loại dịch bệnh trên đàn
gia súc của tỉnh, đặc biệt là bệnh Lở mồm long móng (LMLM) gia súc gây
thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi của tỉnh.
Bệnh lở mồm long móng (Foot and Mouth disease - FMD) là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh và rộng của các loài guốc chẵn
như: trâu, bò, dê, cừu, lợn. Ngoài ra, người cũng có thể mắc bệnh. Bệnh gây
ra do một virus hướng thượng bì, đặc trưng của bệnh là con vật bị bệnh

thường sốt cao, hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, chân, kẽ móng,
trên da và vú con cái. Virus lở mồm long móng(LMLM) có 7 type: O; A; C;
Asia 1; SAT1; SAT2; SAT3, các type này gây ra bệnh ở động vật với các triệu
chứng lâm sàng giống nhau nhưng không gây miễn dịch chéo cho nhau.
Bệnh gây thiệt hại về kinh tế rất lớn do gia súc bị bệnh mất sức sản xuất,
giảm tăng trọng, xảy thai, giảm sản lượng sữa, chi phí cho việc dập dịch quá
lớn. Virus lở mồm long móng có thể gây ra các ổ dịch rộng lớn, có tính chất
quốc gia và châu lục. Động vật thụ cảm có tỷ lệ mắc bệnh cao gần như 100%.


5

Ở Việt Nam đã phát hiện type O; type A; và Asia 1 nhưng thường gặp là
type O. Do có nhiều type và các type lại không gây miễn dịch chéo cho nhau
nên trong một vụ dịch, trâu bò có thể mắc bệnh nhiều lần với các subtype khác
nhau.
Ở tỉnh Thanh Hoá trong những năm vừa qua dịch LMLM đã xãy ra ở
nhiều địa phương trong tỉnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia súc của
tỉnh ảnh hưởng đến chăn nuôi và công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đóng vai trò
rất quan trọng trong việc bảo vệ đàn gia súc, bảo vệ thành quả chăn nuôi, tạo
điều kiện ổn định cho ngành chăn nuôi phát triển, cũng như đảm bảo an sinh
xã hội góp phần rất lớn cho Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh
Thanh Hóa. Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch gia súc, gia
cầm nói chung, công tác phòng chống dịch LMLM trên địa bàn tỉnh nói riêng
cần phải huy động được cả hệ thống chính trị, xã hội cùng tham gia, cũng như
thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thời gian dài, ở trên địa bàn toàn tỉnh
thì công tác phòng chống dịch LMLM gia súc trên địa bàn tỉnh mới đạt kết quả
cao, từ đó bảo vệ đàn gia súc, bảo vệ thành quả của ngành chăn nuôi của tỉnh.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên mà tôi chọn vấn đề : “Nâng

cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng trên đàn
gia súc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020” nhằm góp phần tạo điều kiện
ngành chăn nuôi phát triển, phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là Đề án tốt nghiệp khóa học này.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch
LMLM gia súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; khống chế, dập tắt dịch bệnh
ngay khi còn ở diện hẹp, giảm thiểu nguy thiệt hại do dịch bệnh LMLM gây


6

ra trên đàn gia súc, bảo vệ thành quả của người chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe
người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thực hiện các giải pháp để các ngành, các cấp, người dân trên địa bàn
tỉnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT
về công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM gia súc một cách có hiệu quả.
Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh
đến cơ sở và cả hệ thống chính trị; Huy động được toàn dân tích cực tham gia
thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch LMLM gia súc.
Thực hiện tiêm phòng vắc xin LMLM phòng bệnh cho đàn trâu bò, dê,
lợn đực giống, nái định kỳ 01 năm 02 lần đạt tỷ lệ 89% diện tiêm trở lên.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm để người dân biết và tự giác thực hiện. Tập huấn nâng cao
nghiệp vụ, chuyên môn những kiến thức về bệnh gia súc, gia cầm và các biện
pháp phòng chống dịch bệnh khi có dịch xảy ra.
Quản lý dịch bệnh gia súc, gia cầm đến tận thôn, xóm, hộ gia đình, phát
hiện sớm, bao vây, khống chế kịp thời, hiệu quả. Khống chế tốt các ổ dịch

mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình cơ sở chăn nuôi, vùng chăn nuôi, xã
chăn nuôi, huyện chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh có năng xuất hiệu quả cao.
Khống chế và dần đi đến thanh toán bệnh LMLM gia súc trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa vào năm 2020.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Về mặt thời gian


7

Đề án đánh giá tình hình dịch bệnh LMLM gia súc và công tác phòng,
chống dịch bệnh LMLM gia súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2011 đến
2015 và từ đó đề xuất định hướng, giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2016 - 2020.
3.2. Về mặt không gian
Không gian nghiên cứu găn liền với các cơ quan chức năng, ngành, người chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với hoạt động phòng chống dịch LMLM gia súc.
3.3. Về mặt đối tượng
Đề án tập trung vào việc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả công tác
phòng chống dịch Lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2015 - 2020.


8

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học của đề án
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a) Bệnh lở mồm long móng (Foot and Mouth disease - FMD) là một bệnh

truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất mạnh và rất rộng của các loài
guốc chẵn như: trâu, bò, dê, cừu, lợn. ngoài ra, người cũng có thể mắc bệnh.
Bệnh gây ra do một virus hướng thượng bì, đặc trưng của bệnh là con vật bị
bệnh thường sốt cao, hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, chân, kẽ
móng, trên da và vú con cái; mặc dù bệnh xuất hiện thường nhẹ, tỷ lệ tử vong
thấp nhưng sự thiệt hại về kinh tế rất lớn do gia súc bị bệnh mất sức sản xuất,
giảm tăng trọng, xảy thai, giảm sản lượng sữa, chi phí cho việc dập dịch quá
lớn. Virus lở mồm long móng có thể gây ra các ổ dịch rộng lớn, có tính chất
quốc gia và châu lục; động vật thụ cảm có tỷ lệ mắc bệnh cao gần như 100%.
Bệnh Lở mồm long móng và virus LMLM có một số đặc điểm như sau:
b) Virus gây bệnh LMLM
Virus lở mồm long móng là một loại virus có kích thước nhỏ nhất thuộc
họ Picornavirus, giống aphthovirus.

Virus Lở mồm long móng


9

Virus lở mồm long móng có 7 type: O; A; C; Asia 1; SAT 1; SAT2; SAT3,
các type này gây ra bệnh ở động vật với các triệu chứng lâm sàng giống nhau
nhưng không gây miễn dịch chéo cho nhau.
Sự phân bố virus trên thế giới như sau:
Vùng
Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Phi
Châu Á
Bắc và Trung Mỹ, Caribe, Châu Đại dương


Type
O, A, C
O, A, C
O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3
O, A, C, Asia 1
Không có virus

Ở Việt Nam đã phát hiện type O; type A; và Asia 1 nhưng thường gặp là typeO.
Các type lở mồm long móng này lại chia thành nhiều biến chủng
(subtype) khác nhau; ví dụ type A có A1, A2, A3 .... type O có O1, O2, O3...
Do có nhiều type và các type lại không gây miễn dịch chéo cho nhau nên
trong một vụ dịch trâu bò có thể mắc bệnh nhiều lần với các subtype khác nhau.
Là virus có nhân ARN, với kích thước từ 10 - 20 nm (chỉ bằng kích thước của
một phần tử Albumin) do đó nó có thể qua được tất cả các màng lọc ngăn vi khuẩn.
Virus lở mồm long móng là một virus có hướng thượng bì do đó có thể
nuôi cấy virus trên tổ chức da của thai lợn, thai bò còn sống.
Phương pháp nuôi cấy tốt nhất là trên tổ chức thượng bì của lưỡi bò
trưởng thành. Sau nhiều lần tiếp đời, độc lực của virus vẫn luôn ổn định.
Ngoài ra có thể nuôi cấy virus vào môi trường nuôi tế bào tổ chức như tế
bào thận bê, thận cừu non hoặc tế bào thận của chuột Hamster. Sau gây nhiễm
từ 24 - 72h virus sẽ gây huỷ hoại tế bào nuôi.
Virus lở mồm long móng có sức đề kháng khá cao với ngoại cảnh. Trong
đất ẩm virus sống hàng năm, trên lông của súc vật virus tồn tại được 4 tuần,
trong cỏ khô virus sống được 8 - 15 tuần. Trong tuỷ xương và phủ tạng gia
súc chết virus tồn tại 40 ngày. Trong thịt và súc sản phẩm bảo quản lạnh virus
được bảo tồn rất lâu. Virus sống 3 tháng trong thịt đông lạnh, 2 tháng trong


10


thịt hun khói, giăm - bong, xúc xích; trong phân khô 14 ngày (mùa hè); trong
phân nhão 6 tháng (mùa đông). Trong nước tiểu virus sống được 39 ngày.
Trong đất virus sống được 3 ngày (mùa hè) và 28 ngày (mùa đông).
Với nhiệt độ cao virus dễ bị tiêu diệt: ở 30 - 37 0C virus sống từ 4 - 9
ngày. Ở 500C virus chịu được 30 phút. 700C sau 5 - 10 phút. Nhiệt độ lạnh bảo
quản virus lâu dài.
VR bị bất hoạt ở pH < 6,5 hoặc pH > 11; pH thích hợp là 7,2 – 7,6.
Với các chất sát trùng, thường phải dùng các chất sát trùng mạnh mới
diệt được virus như dung dịch NaOH 1%, formol 2% - 5%.
c) Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên: virus gây bệnh chủ yếu cho trâu, bò, dê, cừu, lợn và các
động vật hoang dã như trâu, bò, lợn rừng, lạc đà, sơn dương, voi. Loài vật ăn
thịt ít mắc và thường ở thể nhẹ. Động vật một trong móng như ngựa, lừa, la
không mắc bệnh. Loài chim cũng không cảm nhiễm.
Trong vùng dịch lở mồm long móng, ngoài trâu bò có thể thấy nhím,
chuột, hươu, nai, hoẵng mắc bệnh và chết khá nhiều.
Trong cơ thể mắc bệnh, virus có nhiều trong các mụn nước, ở hạch
lympho, trong máu và các cơ quan nội tạng, và bắp thịt. Sau khi nhiễm bệnh
18 giờ virus có trong máu và tồn tại khoảng 3 - 5 ngày, máu mất độc lực khi
các mụn nước được hình thành.
Virus còn có trong các chất bài xuất của vật bệnh như nước bọt, nước
tiểu, phân, sữa, nước mắt và nước mũi. Sự lan tràn của virus trong chất bài
xuất có trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
d) Phương thức truyền lây
Virus xâm nhập vào cơ thể động vật qua đường tiêu hoá là chủ yếu, các
chất ô nhiễm virus được súc vật vật ăn phải, virus sẽ qua niêm mạc miệng mà
xâm nhập.


11


Virus cũng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da, nhất là da
vùng vú. Niêm mạc đường hô hấp và đường sinh dục cũng là nơi virus có thể
xâm nhập.
Ở con cái có chửa, qua niêm mạc đường sinh dục, virus vào bào thai và
gây sảy thai.
Bệnh có thể truyền trực tiếp do sự tiếp xúc giữa con ốm và con khỏe khi
nhốt chung chuồng, chăn cùng bãi chăn thả. Con vật ăn phải các chất bài xuất
của con ốm (phân, nước tiểu, đờm dãi ...) sẽ bị lây bệnh.
Bệnh có thể truyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, người chăn
nuôi. Các động vật không cảm nhiễm khác như chó, mèo, gia cầm ... có thể
mang virus từ nơi này sang nơi khác một cách cơ giới. Bệnh cũng có thể do
động vật chân đốt truyền (cơ học hoặc sinh học).
Những con vật sau khi khỏi bệnh vẫn mang virus cũng là nguồn tàng trữ
và gieo rắc mầm bệnh trong thiên nhiên. Việc vận chuyển trâu bò trong các
khu vực có lưu hành bệnh cũng làm cho bệnh lây lan nhanh và rộng. Bệnh lây
lan từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác qua biên giới
theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả
thịt ướp đông, da xương, sừng, móng, sữa..).
Mùa phát bệnh ở nước ta thường xảy ra vào những tháng mưa phùn, ẩm
ướt, ánh sáng dịu đó là tháng 2 đến tháng 4 dương lịch.
e) Bệnh ở trâu bò
Thời gian nung bệnh từ 2 - 7 ngày bệnh thường phát ra ở 2 thể: thể nhẹ
và thể nặng.
Thể nhẹ: con vật mệt mỏi, ủ rũ, lông dựng, mũi khô, da nóng do sốt cao
40 - 420C, kéo dài trong 2 - 3 ngày. Tiếp đó con vật tỏ ra khó khăn, nặng nề
khi nằm xuống đứng lên, ăn ít và ăn rất khó khăn. Sau 3 - 4 ngày những mụn
nước bắt đầu mọc ở niêm mạc mồm, chân và chỗ da mỏng.



12

Ở miệng, khi con vật sốt, lưỡi dày lên và cử động khó. Niêm mạc miệng,
môi, lợi răng bị viêm đỏ khô nóng. Mụn nước bằng hạt đỗ xanh, hạt ngô, có
khi lớn bằng đầu ngón tay bắt đầu mọc ở hàm trên phía trong má, mép, môi,
lợi, răng và chân răng, trên mặt lưỡi và cuống lưỡi. Mụn nước trong vàng, dần
dần vẩn đục, sau vài ngày thì vỡ ra, làm cho niêm mạc bị bong ra từng mảng
thượng bì, để lộ những vết loét đỏ. Nếu không bị nhiễm tạp khuẩn, những vết
loét này trong 2 - 3 ngày sẽ hồi phục và thành sẹo. Dịch từ các mụn loét hoà
với nước rãi chảy liên tục ra hai bên mép trắng như bọt xà phòng, đôi khi có
dính những tia máu.
Do bị mụn loét trên niêm mạc miệng và lưỡi nên vật bệnh ăn uống rất
khó khăn, ít nhai lại. Ở mũi, mụn nước cũng mọc trên niêm mạc và vỡ loét ra
như ở niêm mạc miệng và lưỡi nhưng nhẹ hơn ở miệng. Nước mũi chảy ra có
mùi hôi thối. Ở chân, mụn nước cũng xuất hiện cùng thời gian mọc mụn nước
ở miệng. Những mụn nước này nhỏ như hạt gạo, hạt đỗ xanh, hạt ngô mọc
dầy đặc xung quanh da, móng, trong kẽ chân, làm thành những vết loét đỏ
xung quanh móng chân. Nhưng những vết loét này thành sẹo và hồi phục rất
nhanh. Ở vú súc vật cái thường bị mọc mụn ở núm vú, đầu vú, toàn bộ vú bị
sưng, da vú tấy đỏ và đau. Mụn to bằng đầu ngón tay, sau 2 - 6 ngày vỡ ra để
lại những vết sẹo bằng phẳng, hồi phục nhanh. Súc vật cái đang nuôi con sẽ ít
cho con bú vì đau đớn và sữa bị cạn dần.


13

Bò bệnh, nước dãi trắng

Nốt loét ở lưỡi do mụn


như bọt xà phòng

nước vỡ ra

Móng bò bị bong

Thể nặng: Bê, nghé thường mắc thể này. Con vật thể hiện viêm cấp tính: ỉa
chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hoá làm cho con vật chết trong 2 - 3 ngày.
Bệnh cũng gây viêm phế quản và viêm phổi cấp làm cho bê nghé chết sau 2 3 ngày. Bê < 6 tháng có thể chết đột ngột do viêm cơ tim.
g) Bệnh ở động vật khác và người
Bệnh ở lợn: Thời gian nung bệnh từ 2-12 ngày. Lợn bệnh thể hiện triệu
chứng lâm sàng và bệnh tích ở miệng và ở móng chân. Lợn sốt cao, kém ăn
hoặc bỏ ăn, thở nhiều. Triệu chứng ở chân: nặng hơn ở trâu bò; con vật có
biểu hiện què, đi khập khiễng; trường hợp bị bệnh nặng do nhiễm tạp khuẩn,
lợn có thể bị loét móng và long móng. Hình thành mụn nước ở mõm; Lợn con
đang bú hoặc mới cai sữa ỉa chảy hoặc chết đột ngột. Bệnh kéo dài 1 - 2 tuần.

Móng lợn bệnh bị bong
Bệnh ở dê cừu: Dê cừu mắc bệnh nhẹ. Mụn nước mọc ở miệng rất nhỏ,
mất đi nhanh, nhiều khi không biết. Mụn ở chân giống như ở bò, vỡ loét ra,
làm cho con vật đau đớn, đi lại khó khăn và có thể làm long móng.
Bệnh ở người: Bệnh rất ít khi xảy ra, với các triệu chứng nhẹ (sốt, mệt
mỏi, có mụn ở nơi virus xâm nhập). Người thường mắc ở type O (thường gặp),
C hoặc A (ít gặp). Người thường đóng vai trò truyền bệnh cho động vật vì virus


14

sống trong đường hô hấp người từ 1 – 2 ngày; đồng thời giầy dép, quần áo,
phương tiện vận chuyển nhiễm bệnh có khả năng lây cho động vật mẫn cảm.

Nếu người sử dụng sữa chưa qua chế biến hoặc các sản phẩm sữa của vật
mắc bệnh cũng có thể mắc bệnh
Người cũng bị lây bệnh khi tiếp xúc với vật bệnh và thể hiện:
Sốt cao, mụn nhỏ mọc ở lợi răng, niêm mạc miệng làm cho viêm loét
miệng. Mụn nước vỡ ra và mất đi nhanh. Bệnh kéo dài từ 10 - 20 ngày.
Trường hợp nặng, người có thể bị nôn mửa, viêm ruột cấp: đi ỉa chảy dữ dội.
Cần chú ý phân biệt với hội chứng Tay chân miệng ở người do
Coxsackievirus A1-22 và A24, B1-6 thuộc giống Enterovirus gây ra.
1.1.2. Nội dung nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch
LMLM
Nâng cao hiệu quả phòng chống dịch LMLM thực chất là quá trình gia
tăng khả năng và chất lượng của hoạt động này. Để giải quyết vấn đề trên cần
tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
a) Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch
NMLM không chỉ đối với cán bộ trong ngành thú ý mà quan trọng hơn là ở
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nông dân và người ban bán, mổ thịt
gia súc.
b) Đổi mới công tác quản lý và nâng cao hiệu quả của các nhiệm vụ
phòng chống dịch LMLM, cụ thể là:
- Giám sát, chẩn đoán phòng chống dịch
- Tiêm phòng vắc xin LMLM cho gia súc
- Kiểm dịch động vật, KSGM, KTVSTY
- Triển khai có hiệu quả các giải pháp thanh tra, kiểm tra
- Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo


15

- Khi có dịch xảy ra nhanh chóng, chủ động dập dịch theo kịch bản đã dự kiến
- Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng

- Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
c) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thú ý trong toàn tỉnh thông qua
các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng chống dịch.
d) Đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác phát hiện
dịch và chống dịch
1.2. Cơ sở Chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Từ khi lãnh đạo sự nghiệp đối mới cho đến nay, qua các kỳ Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng, từ Đại hội VI (12/1986) đến đại hội Đảng lần thứ
XI, Đảng ta đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh đến mục tiêu chuyển đối vật nuôi, cây trồng; chú trọng phòng
chống dịch bệnh ở các đàn gia sức và người, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho người tiêu dùng.
Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,
ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã đặt ra những yêu cầu mới về
vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Trong
19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở cấp cơ sở .
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn
mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương
hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển
khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng


16

theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy

nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.
Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 20-4-2015, củ Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa ban hành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa đã và
đang được các địa phương triển khai từ khâu quy hoạch vùng sản xuất chăn
nuôi, vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến đến giết mổ chế biến tập trung
công nghiệp và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó là
những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại công
nghiệp nhằm tăng năng xuất chăn nuôi, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ về xây
dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới theo Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm
2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.
Pháp lệnh thú y ngày 29/4/2004;
Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều Pháp lệnh Thú y;


17

Quyết định số 975/QĐ-BNN-TY, ngày 16/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế

bệnh Lở mồm long móng (LMLM) giai đoạn 2011 – 2015.
Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.
Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 về quy định phòng
chống bệnh LMLM gia súc của Bộ NN & PTNT.
Hướng dẫn số 752/TY-DT ngày 16/6/2006 của Cục Thú y về việc hướng
dẫn thực hiện quy định về phòng, chống bệnh LMLM gia súc
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua tình hình dịch bệnh nói chung, đặc biệt là dịch
LMLM gia súc trên địa bàn cả nước diễ biến rất phức tạp, dịch xảy ra ở nhiều
địa phương, làm số lượng lớn gia súc của nhiều địa phương mắc bệnh, gây
hậu quả rất nặng nề cho ngành chăn nuôi ở những nơi xảy ra dịch bệnh, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất chăn nuôi và phát triển kinh tế xã hội.
Thanh Hoá là tỉnh rộng với 27 huyện, thị xã, thành phố; dân số lớn
khoảng 3,7 triệu người; ngành nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng rất
lớn trong nền kinh tế của tỉnh; đặc biệt có ngành chăn nuôi gia súc lớn (Tổng
đàn trâu bò: 402.173 con, lợn: 887.619 con; Sản lượng thịt hơi khoảng
205.000 tấn/năm, Sữa 1.627 tấn). Từ năm 2011 đến 2015 tỉnh Thanh Hóa xảy ra
nhiều ổ dịch LMLM tại nhiều địa phương của tỉnh, gây ảnh hưởng lớn đến sản
xuất chăn nuôi của tỉnh.
Trong những năm tới, ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa phát triển theo
hướng gia trại, trang trại tập trung, có quy mô lớn, bước đầu tạo điều kiện
thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nâng
cao giá trị thu nhập và từng bước thay đổi thói quen chăn nuôi truyền thống
sang chăn nuôi công nghệ cao. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng đang gặp


18

nhng khú khn nh vic chn v to ging cha c qun lý cht ch, cht

lng con ging cha m bo, ch yu l t gõy khụng tuõn theo ỳng quy
trỡnh k thut chn nuụi tiờn tin, lai tp quỏ nhiu ging ó nh hng ln
n cht lng n con sinh ra. Mt s dch bnh truyn nhim nguy him cú
nguy c xut hin v lõy lan do vic vn chuyn lu thụng qua a bn tnh rt
ln, chn nuụi nh le xen k trong khu dõn c vn tn ti.
Nhng tn ti yu kộm trong cụng tỏc phũng chng dch LMLM
Thanh Húa nu khụng c gii quyt cú hiu qu s nh hng trc tip n
vn phỏt trin kinh t ca cỏc h nụng dõn, dn n nhng nguy c cho
ngi tiờu dựng, to ra nhng hu qu tiờu cc v mt xó hi.
2. Nụi dung thc hin ỏn
2.1. Bi cnh thc hin ỏn
Trờn a bn tnh Thanh Húa trong nhng nm gn õy liờn tc cú xy ra
dch LMLM gia sỳc, cú nhng nm dch xy ra trờn din rng lm s lng
gia sỳc mc bnh ln, gõy thit hi ln cho ngnh chn nuụi ca tnh, c th:
Nm 2011: Dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc xảy ra
tại 28 xã của 8 huyện Ngọc Lặc, Mờng Lát, Quan Sơn, Cẩm
Thuỷ, Nh Thanh, Quảng Xơng, Đông Sơn, Thờng Xuân làm
555 con trâu bò, 210 con lợn mắc bệnh.
Nm 2012: dch L mm long múng ó xy ra trờn n trõu, bũ, ln 15 h
ti 8 xó Liờn Lc, Quang Lc, Cu Lc, M Lc, Hoa Lc, Ho Lc huyn Hu
Lc; xó nh Thnh huyn Yờn nh; xó Cm Bỡnh huyn Cm Thu lm 153
con ln, 02 con bũ mc bnh v buc phi tiờu hu 139 con ln.
Nm 2013: dch l mm long múng (LMLM) ó xy ra ti 26 xó ca 09
huyn Vnh Lc, Hu Lc, tp Thanh Hoỏ, Nh Thanh, Thch Thnh, Hong
Hoỏ, Tnh Gia, Nụng Cng, Nh Xuõn lm tng s 742 con gia sỳc mc bnh
(Trong ú 332 con trõu bũ, 410 con ln) v ó tiờu hu 408 con ln mc bnh.


19


Đặc biệt trong năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện 04 ổ dịch
LMLM type A, đây là type mới xảy ra trên đàn gia súc của tỉnh tại các xã Quảng
Lưu, Quảng Lộc (huyện Quảng Xương); xã Vạn Thắng (huyện Nông Cống); xã
Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Lộc), xã Xuân Bình, Xuân Hoà (huyện Như Xuân).
Năm 2014: dịch LMLM xảy ra tại 13 xã Hòa Lộc huyện Hậu Lộc, xã Hải
Lĩnh huyện Tĩnh Gia, Thạch Cẩm huyện Thạch Thành, xã Hà Tiến, Hà Giang
huyện Hà Trung, 08 xã huyện Lang Chánh làm 118 con gia súc mắc bệnh và
buộc phải tiêu hủy 19 con lợn mắc bệnh, 04 con bò mắc bệnh chết.
Năm 2015: Từ đầu năm đến nay, dịch LMLM đã xảy ra tại 06 xã của 03
huyện Thạch Thành, Quan Hóa, Quan Sơn làm 58 con trâu bò mắc bệnh.
Bảng tổng hợp tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh từ 2011-2015
Số gia
súc bệnh
(con)
555

Số gia
súc chết
(con)
55

Số gia súc
tiêu hủy
(con)
224

TT

Năm


1

2011

2

2012

153

0

139

3

2013

742

1

408

4

2014

120


4

23

5

2015

57

0

0

1.627

60

794

Tổng

Thực trạng dịch LMLM trên các đàn gia súc như đã dẫn ra ở trên, có
diễn biến ngày càng phức tạp và xuất phát từ nhiều yếu tố tác động cả chủ
quan lẫn khách quan, đặc biệt là yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế trong bối
cảnh phát triển kinh tế thi trường ở nước ta và ở tỉnh Thanh Hóa
2.2. Thực trạng công tác phòng chống dịch LMLM trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa trong thời gia qua
Để chủ động công tác phòng chống dịch bệnh LMLM gia súc trên địa bàn
tỉnh hàng năm Chi cục Thú y đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT



20

trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện
các biện pháp phòng chống dịch cụ thể:
Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch gia súc, gia cầm,
dịch bệnh thủy sản, đã được các cơ quan thông tin tuyên truyền trong tỉnh
quan tâm. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, các cơ quan thông
tin đại chúng trong tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương thường
trực tại địa phương đã tập trung theo dõi diễn biến dịch, dành thời lượng thích
đáng cho công tác tuyên truyền phòng chống dịch. Đồng thời mở rộng tuyên
truyền bằng nhiều hình thức: In tờ rơi, áp phích phát đến tận hộ nông dân, hệ
thống loa phát thanh.
Công tác tiêm phòng vắc xin LMLM phòng bệnh cho đàn gia súc được
tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, kết quả tiêm phòng
vắc xin LMLM trong các năm qua liên tục tăng đạt 85% diện tiêm, góp phần
khống chế bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh.
Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong tỉnh, ra ngoài tỉnh
và tại trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thực hiện đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Đã kiểm dịch được khoảng 30% lượng gia súc, gia cầm
lưu thông trong tỉnh; 90% lượng gia súc, gia cầm lưu thông ra ngoài tỉnh và 95%
lượng gia súc, gia cầm đi qua các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, mới kiểm soát được một
lượng nhỏ số gia súc, gia cầm được giết mổ trên địa bàn, chưa đáp ứng được
yêu cầu kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm do một số nguyên nhân sau:
Do Chính quyền một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng
trong công tác giết mổ nên thiếu sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp,

các ngành; chưa xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ động vật
chưa qua kiểm dịch thú y.


21

Các điểm giết mổ trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ hộ gia đình nên
công tác kiểm soát giết mổ không thể thực thi nghiêm túc bởi qui mô và thiết
kế mặt bằng của các cơ sở, điểm giết mổ quá nhỏ hẹp, trang thiết bị giết mổ
quá thủ công, đơn sơ (thao tác giết mổ từ khâu tháo tiết, cạo lông, chia cắt
thịt, bóc tách phủ tạng được thực hiện trong một không gian rất chật hẹp) nên
không thể thực hiện được đầy đủ đúng trình tự các thao tác khám trước giết
mổ và sau giết mổ theo đúng qui định; việc khám thân thịt, phủ tạng và đóng
dấu kiểm soát giết mổ được thực hiện chưa tốt, mặt khác không đủ nguồn lực
cán bộ thú y để thực hiện công tác này tại các thôn, xóm.
Việc phối kết hợp trong công tác chỉ đạo kiểm soát giết mổ chỉ làm theo
từng đợt, mang tính phong trào, chưa có phương án kết hợp lâu dài, thường
xuyên giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý kiểm soát giết mổ trên
địa bàn tỉnh.
2.2.1 Kết quả cụ thể đạt được trong công tác phòng, chống dịch
Trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa, cùng sự nổ lực của
toàn thể hệ thống thú y trên địa bàn tỉnh. Công tác phòng chống dịch bệnh
LMLM trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận cụ thể :
Trung bình hàng năm, tuy vẫn còn xảy ra dịch bệnh nhỏ lẻ, rải rác xảy ra
ở nhiều địa phương, những quy mô ổ dịch, số lượng ổ dịch đã giảm rõ rệt, số
lượng gia súc mắc bệnh, tỷ lệ gia súc chết do dịch bệnh giảm rõ rệt.
Công tác tiêm phòng vắc xin LMLM phòng bệnh cho đàn gia súc được
tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, kết quả tiêm phòng
vắc xin LMLM trong các năm qua liên tục tăng đạt 85% diện tiêm, góp phần

khống chế bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh.
Bảng tổng hợp kết quả tiêm phòng vắc xin LMLM từ 2011-2015


22

Tổng gia súc trong
diện tiêm (con)

Số lượng gia súc
được tiêm phòng
(con)

TT

Năm

1

2011

751.139

620.157

82.56

2

2012


746.264

631.324

84.60

3

2013

735.694

640.104

87.01

4

2014

743.642

632.726

85.08

5

2015


397.364

359.682

90.52

3.374.103

2.883.993

85.47

Tổng

Tỷ lệ (%)

Công tác phát hiện và xử lý ổ dịch: Trong các năm qua, Chi cục Thú y đã
thực hiện công tác giám sát phát hiện sớm ổ dịch và tổ chức thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch kịp thời theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN
ngày 16/5/2006 của Bộ NN&PTNT, nên dịch chỉ xảy ra trong thời gian ngắn
đã được bao vây, khống chế.
Công tác kiểm soát vận chuyển: Chi cục Thú y duy trì thường xuyên
công tác kiểm dịch vận chuyển gia súc xuất nhập ra ngoài tỉnh. Trạm thú y
các huyện, thị, thành phố luôn giám sát chặt chẽ việc xuất nhập gia súc ra vào
địa phương.
Khi có dịch xảy ra ở một tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có
dịch và các tỉnh giáp ranh đều thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, thường
trực 24/24 giờ tại các điểm, đầu mối giao thông, kiểm soát chặt việc vận
chuyển gia súc và sản phẩm gia súc ra vào ổ dịch, cấm giết mổ gia súc cảm

nhiễm với bệnh LMLM trên địa bàn xã có dịch.
2.2.2. Các biện pháp đã thực hiện phòng chống dịch


23

Để ngăn chăn dịch bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh trong các năm qua, Chi
cục Thú y đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh LMLM
có hiệu quả trên địa cụ thể như sau:
Hàng năm, Chi cục thú y đã tham mưu với Sở Nông nghiệp và PTNT,
UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch và chỉ đạo
các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật. Do đó, trong giai
đoạn 2011 - 2015, dịch bệnh LMLM gia súc trên địa bàn được kiểm soát có
hiệu quả.
Trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã nhận được
UBND tỉnh quan tâm thành lập Ban chỉ đạo PCD ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã)
và huy động được sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể xã hội ở cơ sở như
Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,… Tuy nhiên, ở một số địa phương chính quyền
vẫn phó mặc cho hệ thống thú y theo kiểu giao khoán công việc công tác
phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Phân công, cử cán bộ thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến
tình hình dịch bệnh; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch. Đồng thời chỉ đạo hệ thống thú y huyện, xã phân
công cán bộ tăng cường giám sát dịch bệnh trên địa bàn đến tận thôn bản để
phát hiện sớm dịch bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trạm Thú y các huyện: giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, thông tin
kịp thời về các ca bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch; tham mưu kịp thời cho
UBND huyện thực hiện chỉ đạo cơ sở thực hiện các biện pháp phòng chống
dịch; trực tiếp bám sát địa bàn tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc và tham gia trực tiếp
vào các công tác chống dịch như tiêm phòng, tiêu huỷ, gác chốt, phun tiêu độc... tại

các ổ dịch.
Công tác tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh được thực hiện kịp thời và
triệt để. Thực hiện quyết liệt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại vùng có
dịch và vùng tiếp giáp.


24

Tổ chức tiêm phòng định kỳ, bổ sung và khi có dịch tổ chức tiêm phòng
bao vây ổ dịch bằng vắc xin tại các xã có dịch và các xã tiếp giáp một cách khẩn
trương, có hiệu quả.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thường
xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại, nơi buôn bán giết mổ gia súc, gia
cầm, vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh.
Lập các trạm, chốt kiểm dịch động vật đã tăng cường kiểm soát vận
chuyển gia súc, gia cầm; ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển gia súc, gia
cầm bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Khi xảy ra dịch, tại các ổ dịch và vùng tiếp giáp đã lập chốt kiểm dịch
tạm thời để kiểm soát dịch bệnh, các chốt hoạt động đã góp phần hiệu quả
trong việc ngăn chÆn dÞch bÖnh lan réng.
Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ về thú y đối
với vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên
địa bàn quản lý; gia súc, gia cầm đưa từ ngoài vào địa bàn tỉnh được kiểm
dịch nghiêm ngặt; Thực hiện quản lý nghiêm ngặt việc giết mổ ở các cơ sở
giết mổ.
Tích cực tuyên truyền tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống
dịch cúm gia cầm, bệnh Dại trên các phương tiện thông tin đại chúng để người
dân biết và tự giác tham gia vào công tác phòng chống dịch
2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch
- Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cam kết chính trị

là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nói
chung và phòng, chống bệnh LMLM nói riêng.
- Huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương lấy thú y là lực
lượng nòng cốt. Sự phối hợp điều hành của Chính quyền các cấp, các địa phương
và sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của các Cục Thú y, các tổ chức quốc tế.


25

- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy cơ sở và chính quyền địa phương đóng
vai trò quan trọng để huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị vào
công tác phòng chống dịch. Lực lượng thú y địa phương là nòng cốt, tham
mưu các biện pháp kỹ thuật, các lực lượng khác tùy theo chức năng, nhiệm vụ
phải chủ động phối hợp với ngành thú y triển khai các biện pháp tổng hợp phòng
chống dịch.
- Để phòng chống dịch bệnh phát sinh và lây lan, cần tiêm phòng triệt
để cho toàn bộ đàn gia súc ở vùng có nguy cơ cao. Kết hợp với các biện pháp
tổng hợp khác để tăng hiệu quả của công tác phòng chống dịch. Chú trọng
công tác phòng dịch: giám sát chặt để phát hiện sớm ổ dịch, cách ly gia súc
mắc bệnh, thực hiện nghiêm ngặt kiểm dịch vận chuyển gia súc cảm nhiễm ra
vào ổ dịch; thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; giảm thiểu các tập quán,
thói quen mang nhiều rủi ro làm phát và lây lan dịch; tiêm phòng vắc xin;
thường xuyên vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi,...
- Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện ổ dịch kịp thời, khi xuất
hiện týp vi rút gây bệnh mới, tiêu huỷ ngay số gia súc mắc bệnh, tránh lây lan,
thưòng xuyên gửi mẫu bệnh phẩm gia súc mắc bệnh đến phòng thí nghiệm
tham chiếu khu vực và phòng thí nghiệm tham chiếu thế giới (Pir – right) đễ
pháp hiện sub týp gây bệnh để cho vắc xin tiêm phòng phù hợp.
2.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân
2.2.4.1. Những thuận lợi

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Thanh Hóa và Chỉ đạo chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Chi cục thú y tỉnh tổ chức thực hiện
tốt công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh, chủ động xây
dựng kế hoạch hàng năm trình UBND phê duyệt, bố trí ngân sách phục vụ
công tác phòng chống dịch, tham mưu với UBND tỉnh ra các văn bản chỉ đạo
địa phương, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ về vật tư, hóa chất cần thiết.


×