Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phát huy vai trò của chi bộ cơ quan Trạm khuyến nông trong lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.58 KB, 47 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
……………o0o…………….

ĐẶNG VĂN HUY

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHI BỘ CƠ QUAN
TRẠM KHUYẾN NÔNG TRONG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
……………o0o…………….

ĐỀ ÁN
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHI BỘ CƠ QUAN
TRẠM KHUYẾN NÔNG TRONG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Người thực hiện: Đặng Văn Huy
Lớp: B8 - 14
Chức vụ: Trưởng Trạm khuyến nông


Đơn vị công tác: Trạm khuyến nông huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Thoa
Nguyên Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu
sắc đến quý thầy, cô đã giảng dạy tôi trong thời gian học lớp Cao cấp lý
luận chính trị khóa 2014 - 2015 tại Học viện Chính trị khu vực I. Với
lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS Chu Thị Thoa –
người đã tận tình hướng dẫn, động viên và có những chỉ dẫn quý báu để
tôi hoàn thành đề án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các học viên trong lớp Cao cấp lý luận
chính trị B8 - 14 khóa học 2014 - 2015, người thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh
Thanh Hóa, Huyện ủy, UBND huyện Nga Sơn, Trạm khuyến nông
huyện Nga Sơn nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi được tham
gia học tập lớp Cao cấp lý luận chính trị khóa 2014 - 2015.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Đang Văn Huy



ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN

Từ viết tắt
TCCSĐ
CNH,HĐH

Diễn giải
Tổ chức cơ sở Đảng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NQ

Nghị quyết

TW

Trung Ương

CP

Chính phủ

BNN&PTNT
UBND

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân


CT

Chủ tịch

HU

Huyện ủy

UBKTHU
PCT
UVBTV

Ủy ban kiểm tra huyện ủy
Phó chủ tịch
Ủy viên ban thường vu

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PTNT

Phát triển nông thôn

CSXH


Chính sách xã hội

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

DVNN

Dịch vu nông nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTC

Nông thôn mới


iii

MỤC LỤC


1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Nga Sơn phát triển
khá toàn diện, chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vu được đẩy mạnh, chăn
nuôi phát triển. Cơ cấu cây trồng mùa vu chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng
cấy lúa “Xuân muộn - mùa sớm”. Xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất,
chất lượng hiệu quả cao ở 12 xã với tổng diện tích 3.000 ha. Tổ chức đưa
nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hàng năm đạt diện tích
700 ha. Hình thành vùng chuyên canh rau an toàn với quy mô 12 ha ở 2 xã
Nga Yên và Nga Thành.
Giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 968,7 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm
2010, bình quân mỗi năm tăng 2,9%. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt
93,4 triệu đồng. Có 2.500 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/năm trở lên. Tổng sản
lượng lương thực tăng, năm 2014 đạt 58,9 nghìn tấn, tăng 3,8 nghìn tấn so với
năm 2010.
Tuy nhiên, sự chuyển biến của nền nông nghiệp nói chung, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi nói riêng còn chậm, chưa thực hiện được ở diện rộng cho
nên kinh tế ở nhiều xã phát triển thiếu ổn định, đời sống một bộ phận nhân dân
còn khó khăn. Tình hình trên đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện sao cho phù hợp thổ nhưỡng, khí
hậu của các xã; cùng với đó là giải quyết hàng loạt vấn đề còn vướng mắc trong
sản xuất nông nghiệp như: năng suất cây trồng thấp, không ổn định, nông sản sản
xuất ra không tiêu thu được hoặc tiêu thu giá rẻ, vấn đề lao động thời vu,… cho
vùng sản xuất cói.
Làm thế nào để thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong toàn huyện, đặc biệt ở
những xã, những vùng đất đai cằn cỗi, thiếu nước, nhân dân lại thiếu vốn, thiếu


2


kiến thức khoa học trong canh tác, đây là điều trăn trở đối với cấp ủy các cấp
trong toàn huyện.
Cơ quan Trạm khuyến nông là đơn vị chuyển giao các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình cây trồng, vật nuôi
có giá trị, triển vọng để có cơ sở đánh giá và nhân ra diện rộng trên địa bàn
huyện. Do vậy việc lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ cơ quan Trạm khuyến nông
có vai trò vô cùng to lớn trong tham mưu, tổ chức triển khai áp dung những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả,
đồng thời cũng là đơn vị có khả năng giúp thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách
làm của nhân dân. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vu của Trạm, vai trò
lãnh đạo của chi bộ có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, trong nhận thức và thực
hiện của đảng viên và chi bộ trong thời gian qua chưa phát huy hết vai trò của
mình. Một số đảng viên nhận thức còn mơ hồ, lệch lạch về trách nhiệm của cá
nhân, đơn vị, chưa nêu cao tinh thần tiền phong gương mẫu trong chỉ đạo thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã, đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế
hộ gia đình.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên địa bàn huyện như đã nêu. Với chức trách là Bí thư chi bộ - trưởng
Trạm khuyến nông. Tôi chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của chi bộ cơ quan
Trạm khuyến nông trong lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020” để
làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị của mình.
2. Mục tiêu của đề án.
2.1. Mục tiêu chung:
Phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ thực hiện thành công việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Nga Sơn.


3


2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Chi ủy và đảng viên trong chi bộ nhận thức được vai trò, trách nhiệm
của mình trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vu chính trị nói chung, lãnh đạo
thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện nói riêng.
- Chi bộ lãnh đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên phát huy vai trò của mình
trong lãnh đạo tổ chức triển khai nhiệm vu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên
địa bàn huyện Nga Sơn.
- Hiệu quả việc lãnh đạo phải được thể hiện trong thực tế là: chuyển đổi
cơ cấu cây trồng thành công với 1.031,64 ha, trong đó:
+ Chuyển đổi diện tích lúa mầu: 264,71 ha;
+ Chuyển đổi diện tích cói: 756,91 ha;
+ Chuyển đổi từ các loại đất khác: 10,02 ha.
Sau chuyển đổi tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt trên địa bàn.
3. Giới hạn của đề án.
- Giới hạn đối tượng: Phát huy vai trò của chi bộ Trạm Khuyến nông
trong lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.
- Không gian: Đề án được thực hiện tại một số xã thuộc vùng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Nga Sơn.
- Thời gian: Thời gian thực hiện đề án từ năm 2015 đến năm 2020.


4

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án.
1.1. Cơ sơ khoa học.
1.1.1. Căn cứ vào vai trò của chi bộ trong lãnh đạo phát triển kinh tế.
* Chức năng, nhiêm vu của chi bộ cơ sở:
- Chức năng:

Theo quy định của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, tất cả các tổ chức
cơ sở đảng (TCCSĐ) đều thực hiện 2 chức năng đó là chức năng lãnh đạo và
chức năng xây dựng nội bộ đảng.
- Nhiệm vu:
Cũng như mọi loại hình TCCSĐ, chi bộ Trạm khuyến nông cũng thực
hiện 5 nhiệm vu theo Điều 23, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam:
1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
đề ra chủ trương, nhiệm vu chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện
có hiệu quả.
2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất
lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và
tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo duc, rèn
luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng,
tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển
đảng viên.
3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự
nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch,
vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân.


5

4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và
bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng
và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

* Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực kinh tế:
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, đảng thực hiện sự lãnh đạo
của mình đối với tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội;
Đảng lãnh đạo tất cả các lĩnh vực, các mặt hoạt động của xã hội trong đó có
kinh tế. Nguyên tắc hàng đầu là sự thống nhất biện chứng giữa chính trị và
kinh tế, trong điều kiện đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
thì kinh tế và chính trị phải kết hợp chặt chẽ, thống nhất. Điều này có nghĩa
là, hoạt động lãnh đạo kinh tế không được sa vào “chủ nghĩa kinh tế” tầm
thường và thực dung, hoặc chỉ nhấn mạnh một chiều yêu cầu xã hội - chính trị
chung chung, không chú ý đến lợi ích kinh tế của các cá nhân, tầng lớp, giai
cấp. Đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ: lãnh đạo phát triển kinh tế được
xem là nhiệm vu trọng tâm, xây dựng Đảng được xem là nhiệm vu then chốt
của đảng hiện nay.
Lãnh đạo kinh tế là nhiệm vu tất yếu của một Đảng cầm quyền nhưng
lãnh đạo như thế nào cần có một cách thức, phương pháp cu thể gọi là
phương thức lãnh đạo. Để lãnh đạo kinh tế, hiện nay đảng ta thực hiện bằng
cách:
- Đề ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế;
- Lãnh đạo nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương kinh tế của đảng
thành các nhiệm vu cu thể;


6

- Lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên tiên phong trong tổ
chức thực hiện nhiệm vu phát triển kinh tế;
- Bằng tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nhiệm vu phát triển
kinh tế;
- Bằng công tác kiểm tra, giám sát;
- Bằng việc sơ, tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm;

Trong quá trình lãnh đạo này, như Hồ Chí Minh thường nói, tất cả mọi
việc phải biết dựa vào dân, vì “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong”.
1.1.2. Một số kiến thức được trang bị có liên quan đến đề án.
* Một số khái niệm liên quan:
- Chi bộ trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, chi bộ là cấp thấp nhất
trong hệ thống ấy. Có hai loại chi bộ: chi bộ cơ sở và chi bộ bộ nhỏ(chi bộ
trực thuộc đảng ủy cơ sở hoặc đảng ủy bộ phận).
- Chi bộ: Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc
hawocj nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi
bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng; nếu
cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi ủy.
- Chức năng nhiệm vu của chi bộ: Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vu
chính trị của đơn vị; giáo duc, quản lý và phân công tác cho đảng viên; làm
công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra,
giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí.
- Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng được khái quát và khẳng định ở
những nội dung sau:
+ Tổ chức cơ sở Đảng là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo cấp trên của
quần chúng, là chiếc cầu, là bản lề gắn bó Đảng với dân. Mọi tậm tư, nguyện


7

vọng chính đáng cùa dân vì thế được phản ánh kịp thời lên tổ chức Đảng cấp
trên thông qua chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở.
+ Tổ chức cơ sở Đảng là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng vào quần chúng và tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi
đường lối, chủ trương, chính sách đó.
- Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng: là khả năng, quán triệt, nắm

vững, vận dung đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên để ra
nghị quyết, nhiệm vu chính trị phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị, năng
lực lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể cu thể hóa và tổ chức thực hiện; năng
lực kiểm tra, giám sát, tổng kết, rút kinh nghiệm bổ sung, hoàn thiện nghị
quyết, nhiệm vu chính trị.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là tập trung vào việc chuyển đổi từ cây
trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản. Mặc dù cây có “giá trị thấp” được xác định bằng giá trị của nó
trên đơn vị trọng lượng, song hợp lý hơn cả. Có thể xác định đó là những cây
trồng mang lại lợi ích kinh tế cao trên một đơn vị diện tích ruộng hoặc công
lao động.
* Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi. Tuy
nhiên theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp truyền thống, thủy sản,….
Trong cơ cấu nền kinh tế thì nông nghiệp là một trong những bộ phận
hợp thành, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Nông nghiệp là
một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông
nghiệp và kinh tế nông thôn được nói đến như một khu vực kinh tế truyền
thống. Trong thời gian dài của lịch sử, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu
của hầu hết các quốc gia. Nông nghiệp là khu vực duy nhất sản xuất ra lương


8

thực, thực phẩm để nuôi sống con người. Ngày nay, khoa học và công nghệ đã
đạt đến trình độ phát triển cao nhưng vẫn chưa có một ngành sản xuất nào
thay thế hoàn toàn được sản phẩm của nông nghiệp.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp

ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2010 khu vực nông thôn
chiếm gần 70% số dân, gần 50% lực lượng lao động cả nước, chiếm 20% thu
nhập quốc dân và chiếm gần 26% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp nhất
là công nghiệp chế biến. Trên cơ sở đó góp phần thoả mãn từng bước các mặt
hàng tiêu dùng thiết yếu đa dạng cho nhân dân.
- Nông nghiệp là khu vực góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu.
Tạo điều kiện để mở rộng phân công và hợp tác quốc tế, để nước ta có ngoại
tệ nhập khẩu các loại máy móc, vật tư, thiết bị cũng như các kỹ thuật cần thiết
để phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.
- Khu vực nông nghiệp, nông thôn góp phần quan trọng vào giải quyết
công ăn việc làm ở khu vực nông thôn, nhờ vậy hạn chế được tình trạng di
dân từ nông thôn ra thành phố. Nông nghiệp còn là nơi cung cấp lao động cho
các ngành công nghiệp và dịch vu.
- Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn, ổn định để tiêu thu sản
phẩm của các ngành phi nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn càng
phát triển đời sống vật chất tinh thần không ngừng được cải thiện là điều kiện
để thúc đẩy các ngành phi nông nghiệp phát triển.
- Sự phát triển hợp lý của khu vực nông nghiệp góp phần bảo vệ, giữ gìn
và cải tạo môi trường sinh thái.
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp lạc hậu, tự cấp tự túc là chủ
yếu chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đòi


9

hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, tổ chức, kỹ
thuật, xã hội như: tổ chức sản xuất, hội nhập quốc tế, xuất nhập khẩu,
chuyển giao, áp dung các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản
và chế biến nông sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vu, sản xuất tập

trung tạo vùng hàng hóa, bố trí lại lực lượng lao động,…
Hình thành các mô hình sản xuất cu thể phù hợp với đặc điểm tự nhiên,
kinh tế - xã hội ở các địa phương là một nội dung để xây dựng nền nông
nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát
huy các lợi thế so sánh; áp dung khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực cả nước trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước
và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dung đất đai, nguồn nước, lao động và
nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trên địa bàn.
* Sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp:
- Cơ cây trồng: là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông
thôn. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định
về mặt lượng và liên quan chặt chẽ tới chất, chúng tác động qua lại với nhau
trong không gian và thời gian nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế trong
nông thôn. Cơ cấu cây trồng có thể được hình thành từ nhiều nhóm, chẳng
hạn như: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu,….
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích,
tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, bố trí sắp xếp lại lao động và cơ cấu lao động tại các vùng được chuyển
đổi nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung. Tạo điều kiện khai thác, sử
dung hợp lý tài nguyên đất đai, nguồn nước và cơ sở hạ tầng. Áp dung các
tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, bảo quản và chế biên nông
sản. Giúp thay đổi tư duy của người nông dân, hướng đến một nền sản xuất


10

nông nghiệp hàng hóa, xanh - sạch - bền vững, tạo ra các sản phẩm an toàn,
có giá trị kinh tế cao.
1.2. Cơ sơ chính trị, pháp lý.

- Cơ sở chính trị:
+ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
(Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát
triển mạnh công nghiệp và dịch vu ở nông thôn…);
+ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXI nhiệm ky
2010 - 2015( Phần C. Nhiệm vu và các giải pháp phát triển nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao);
+ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXII nhiệm ky
2015 - 2020( phần III: các chỉ tiêu chủ yếu);
+ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Điều lệ Đảng Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
+ Khoa Xây dựng Đảng (2014): Tập bài giảng Xây dựng Đảng, Nxb
Quân đội, Hà Nội.
- Cơ sở pháp lý:
+ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X
về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
+ Căn cứ Luật đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai (tích tu, dồn đổi, cho
thuê, sử dung, chịu trách nhiệm khi sử dung, phân loại đất,…;


11

+ Căn cứ Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08/11/2013 về
hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, kết hợp
nuôi trồng thuỷ sản trên đất trồng lúa;
+ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH, ngày 18/6/2013 của Bộ Nông

nghiệp & PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề tài
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ
tướng Chính phủ;
+ “Tái cơ cấu Nông nghiệp Việt Nam như thế nào”? - Đặng Kim Sơn,
Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT - Báo cáo tại hội nghị triển khai
thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng” ngày 29/9/2013;
+ Căn cứ Quyết định số 1265/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/5/2012 của Bộ
nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt dự án khuyến nông Trung ương.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn thời ky
2010 - 2015, định hướng đến năm 2020;
+ Quyết định số:140 /2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Nga
Sơn, ngày 17/6/2014 về việc ban hành Đề án “chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên địa bàn huyện Nga Sơn giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến 2030”.
1.3. Cơ sơ thực tiễn.
Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá,
thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp huyện Kim Sơn và Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, phía Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp với huyện Hà Trung và Thị xã Bỉm Sơn.
Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và một thị trấn. Nga
Sơn ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng với các huyện ven biển, có
hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua và được bao quanh bởi hai con sông


12

là sông Lèn và sông Hoạt nên rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá với
các huyện trong và ngoài tỉnh cũng như các địa phương trong cả nước.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế của huyện đã có những chuyển

biến tích cực: kinh tế tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng; nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển tăng cao. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 13,1%, cao hơn 3,6% so
với giai đoạn 2006 - 2010. Cơ cấu kinh tế đến năm 2014: nông, lâm thủy sản
36%; công nghiệp, xây dựng 30,7%; dịch vu 33,3%. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2014 đạt 19 triệu đồng, ước thu nhập 2015 là 21,5 triệu
đồng/người/năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện; chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, mùa vu được đẩy mạnh, chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Giá
trị sản xuất năm 2015 ước đạt 968,7 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 15,8%
so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 2,9%.
Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, đóng góp quan trọng cho kinh
tế của huyện phát triển. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại có bước phát triển bền
vững, đến nay có 1.700 hộ có thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên, chiếm
9,2% số hộ nông nghiệp. Năm 2010, toàn huyện có 132 doanh nghiệp tư
nhân, 4 doanh nghiệp nhà nước, 29 hợp tác xã dịch vu; năm 2014 có 142
doanh nghiệp tư nhân, 4 doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp FDI, 34 hợp
tác xã.
Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chưa bền vững, quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng diễn ra còn chậm, ở diện hẹp, còn mang tính tự phát. Một trong
những nguyên nhân là quá trình lãnh, chỉ đạo của cấp ủy các cấp chưa quyết
liệt, có lúc còn lúng túng, chưa sát cơ sở, trong đó có trách nhiệm của chi bộ
Trạm khuyến nông. Trong qúa trình thực hiện nhiệm vu của cấp trên, chi bộ
đã có nhiều cố gắng bám sát cơ sở và đã có những thành công bước đầu. Tuy
nhiên, chi bộ chưa nhận thức được hết vai trò, trách nhiệm của mình trong


13

quá trình triển khai nhiệm vu cấp trên; trong quá trình thực hiện còn nặng tính
hành chính, thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vu của đảng viên,…

Thực tế trên đòi hỏi chi bộ phải có bước chuyển biến tích cực trong lãnh đạo
thực hiện quyết định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện trong thời
gian tới.
2. Nội dung thực hiện của đề án.
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án.
- Trong những năm gần đây, đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương,
nghị quyết, quyết định, chương trình kế hoạch đầu tư cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Nông nghiệp Việt Nam có những bước phát
triển đột phá, bộ mặt nông thôn và đời sống người dân có nhiều thay đổi.
Tại Nga Sơn, phong trào xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính
quyền, các ngành quan tâm, đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp và tổ chức chỉ
đạo thực hiện quyết liệt. Ban thường vu huyện ủy đã ban hành chỉ thị 29CT/HU, kế hoạch 72-KH/HU để tập trung lãnh đạo các xã xây dựng nông
thôn mới; nhân dân tin tưởng vào chủ trương của đảng, xác định được vai trò
chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Vừa qua các tổ chức cơ sở đảng đã tiến hành xong đại hội cấp cơ sở.
Nghị quyết của Đại hội các cơ sở đã thông qua nhiều chủ trương quan trọng
trong đó có muc tiêu phát triển kinh tế, đầu tư trong sản xuất nông nghiệp,
đây là điều kiện thuận lợi để đề án được thực hiện có kết quả, đảm bảo lộ
trình.
- Địa hình Nga Sơn có độ cao trung bình 3 - 5 m so với mặt nước biển.
Những xã phía Tây của huyện địa hình lại thấp hơn độ cao trung bình toàn
huyện từ 1 - 1,5 m. Do quá trình bồi đắp của phù sa sông, biển nên địa hình có
dạng lượn sóng, phân chia thành 3 vùng:


14

+ Vùng đồng chiêm: gồm 7 xã có tổng diện tích tự nhiên 4.573,30 ha,
chiếm 28,89% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Địa hình khá bằng
phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động. Đây là vùng chuyên canh lúa của

huyện.
+ Vùng giữa: gồm 12 xã có tổng diện tích tự nhiên là 5.058,06 ha chiếm
31,95% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Vùng giữa nằm trên dải
đất cao hơn của huyện thoải dần về hai phía nên thường không bị ngập úng,
thoát nước nhanh, đất đai chủ yếu là đất cát biển.
+ Vùng ven biển: gồm 8 xã có tổng diện tích đất tự nhiên 619,97 ha,
chiếm 39,16% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Là vùng đất được
hình thành do quá trình bồi đắp, lấn biển. Địa hình thấp hơn so với các vùng
khác biển.
Là huyện ven biển chịu ảnh hưởng tình trạng đất mặn, các cơn bão, khi
bão đổ bộ thường kèm theo mưa lớn gây úng, lut ở một số xã. Sương mù,
sương muối ảnh hưởng tực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây trồng và
chất lượng nông sản.
Về kinh tế: Trong những năm gần đây gặp không ít những khó khăn như:
tình hình kinh tế thế giới khôi phuc chậm, thời tiết diễn biến phức tạp, nước
mặn xâm nhập trên diện rộng. Giá vật tư, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, giá
cói và các mặt hàng xuất khẩu từ cói giảm mạnh, thị trường xuất khẩu hàng
cói không ổn định. Thu nhập dân cư thấp, đời sống của các tầng lớp dân cư
còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời
sống nhân dân. Giá nông sản không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thiếu vốn,
khoa học kỹ thuật phuc vu sản xuất. Một bộ phận nông dân chưa thay đổi tư
duy trong sản xuất, chỉ sản xuất những nông sản mình có chứ chưa chú trọng
sản xuất ra sản phẩm thị trường cần. Đây thực sự là những rào cản trong quá
trình thực hiện đề án.


15

Đứng trước yêu cầu phát triển nền kinh tế địa phương, với nhiệm vu lãnh
chỉ đạo, cấp ủy các cấp, đặc biệt cấp cơ sở đang có nhiều băn khoăn, trăn trở

làm sao tìm ra được những giải pháp phù hợp, có tính khả thi để phát huy
được thế mạnh đồng thời khắc phuc những bất lợi của địa phương.
2.2. Thực trạng vai trò của chi bộ trong lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu
cây trồng.
2.2.1.Một vài nét khái quát về chi bộ Trạm khuyến nông huyện Nga Sơn.
Chi bộ Trạm khuyến nông huyện Nga Sơn là chi bộ trực thuộc Đảng ủy
chính quyền cơ quan UBND huyện Nga Sơn.
Chi bộ gồm có 10 đảng viên bao gồm:
- 4 đồng chí nam và 6 đồng chí nữ;
- Tuổi đời: từ 20 đến 30 là 01 đồng chí; từ 31 đến 40 là 5 đồng chí; từ 41
đến 50 là 3 đồng chí; trên 50 là 01 đồng chí.
- Tuổi đảng:
+ 30 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 25 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 20 năm tuổi đảng: 02 đồng chí;
+ 15 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 10 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 7 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 5 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 4 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 3 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
+ 2 năm tuổi đảng: 01 đồng chí;
- Trình độ chuyên môn: có 10/10 đồng chí trình độ đại học (đại học nông
nghiệp).
- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 01 đồng chí; trung cấp: 04 đồng chí.


16

- Trình độ quản lý nhà nước 04 đồng chí.

Chi bộ có truyền thống đoàn kết, nhiều năm liền đạt danh hiệu “tổ chức
cơ sở đảng trong sạch vững mạnh”. Đảng viên trong chi bộ được đào tạo cơ
bản, tâm huyết với nghề nghiệp, có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo sản xuất
tại cơ sở, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vu của Trạm trong những năm
tới.
- Chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và đảng viên được xếp loại
trong nhiệm ky vừa qua:
+ TCCSĐ: 5 năm liền (từ năm 2010 - 2015) đều đạt chi bộ trong sạch
vững mạnh.
+ Đảng viên: Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vu
01 đồng chí(10%); đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vu 09 đồng chí
(90%), không có đảng viên yếu kém, vi phạm.
- Chi bộ có 1 đồng chí bí thư và 1 đồng chí phó bí thư.
2.2.2. Vai trò lãnh đạo của chi bộ trong chuyển đổi cơ cấu câu trồng trên
địa bàn huyện Nga Sơn thời gian qua.
* Kết quả đạt được.
Nhờ sự lãnh đạo của chi bộ, trong những năm qua kết quả việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả sau:
- Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện; chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, mùa vu được đẩy mạnh; giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 93,4 triệu
đồng. Có 2.500 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/năm trở lên. Cơ cấu cây trồng, mùa
vu chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng cấy lúa “xuân muộn - mùa sớm”. Xây
dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao ở 12 xã với tổng
diện tích 3.000 ha.
- Đẩy mạnh ứng dung cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Toàn
huyện có 312 máy làm đất, 55 máy cấy và 13 máy gặt đập liên hợp góp phần nâng


17


cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy chuyển dịch lao động
trong nông thôn.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn 6 xã vùng cói, giảm diện tích
cói; cải tạo đất hoang hoá và hạ thấp mặt bằng đồng cói, chuyển đổi 196,34 ha
cói sang trồng lúa và 84,07 ha cói sang phát triển trang trại và nuôi trồng thủy
sản bước đầu cho hiệu quả khá.
- Một số xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất lúa màu kém hiệu quả sang
trồng cây ăn quả. Bước đầu đã hình thành các vườn cây ăn quả giống mới có
giá trị cao như: bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, thanh long ruột đỏ, hồng xiêm,
nhãn muộn,...
* Ưu điểm trong lãnh đạo:
- Căn cứ vào nghị quyết của cấp ủy cấp trên, của ngành dọc và nhiệm vu
của đơn vị, chi bộ thường xuyên xây dựng nghị quyết để tập trung lãnh chỉ
đạo thực hiện nhiệm vu chuyên môn, cu thể là: chỉ đạo tập huấn, chuyển giao
các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân dân áp dung vảo sản xuất, bảo quản và
chế biến nông sản; chỉ đạo xây dựng mô hình mô hình cây trồng vật nuôi mới,
có giá trị kinh tế cao nhằm đánh giá ưu thế để có cơ sở bố trí vào sản xuất đại
trà trên địa bàn huyện; chỉ đạo công tác khảo kiểm nghiệm một số giống lúa
lai, lúa thuần để có cơ sở nhân ra diện rộng; chỉ đạo phối hợp với một số
Công ty giống cây trồng tổ chức sản xuất giống lúa, bao tiêu sản phẩm cho
nông dân. Vừa tăng thu nhập trên đơn vị diện tích vừa nâng cao nhận thức,
thay đổi tập quán canh tác cho nông dân; chỉ đạo tổ chức cung ứng vật tư
nông nghiệp phuc vu nông dân sản xuất đảm bảo chất lượng, kịp thời vu.
- Chi bộ đã phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
việc chủ động tham mưu cho lãnh đạo công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là
trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, vướng mắc trong quá trình sản xuất


18


- Chi bộ đã làm tốt công tác vận động nhân dân các xã trên địa bàn huyện
nói chung và các xã trong vùng chuyển đổi nói riêng nhận thức đúng đắn việc
thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Công tác vận động tuyên truyền
của chi bộ đã giúp người dân thay đổi tư duy, tập quán canh tác lạc hậu, kinh
nghiệm, theo lối tự cung tự cấp mà chuyển sang tư duy sản xuất hàng hóa tập
trung tạo vùng sản phẩm, hình thành các đầu mối, đại lý tiêu thu sản phẩm và
cung ứng vật tư phuc vu sản xuất cho nông dân.
- Để thực hiện tốt nhiệm vu của cơ quan, chi bộ tham mưu cho cấp trên
xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị có liên quan như: Hội nông dân
huyện; Đoàn thanh niên; Hội liên hiệp phu nữ huyện; Trạm bảo vệ thực vật
huyện; Phòng nông nghiệp& PTNT huyện; Trung tâm học tập cộng đồng các
xã, các hợp tác xã dịch vu nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Chi bộ thường xuyên tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện thực hiện nhiệm vu của từng đảng viên trong chi bộ, cũng như các đơn vị
phối hợp để phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để cùng nhau tìm phương
án giải quyết tối ưu nhất.
- Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, chi bộ thường xuyên đánh
giá việc thực hiện nhiệm vu của cá nhân từng đảng viên trong chi bộ, tiến độ
thực hiện đề án để rút kinh nghiệm.
* Hạn chế và nguyên nhân:
- Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vu chính trị chi bộ chưa phát huy hết
trí tuệ của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vu chuyên môn.
- Một số nghị quyết của cấp ủy cấp trên, của ngành dọc triển khai còn
chậm, tính thực tiễn chưa cao, chưa thực sự đi vào cuộc sống.
- Việc tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để
nhân dân áp dung vảo sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản còn mang
nặng lý thuyết thiếu thực hành;


19


- Nhận thức của một số cán bộ đảng viên và nhân dân trong việc thực
hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn sai lệch, bảo thủ song chi bộ còn
hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phuc.
- Chi bộ chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
việc chủ động tham mưu cho lãnh đạo công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là
trong việc giải quyết các vân đề nảy sinh, vướng mắc trong quá trình sản xuất.
- Công tác tuyên truyền về đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các xã
trên địa bàn huyện nói chung và các xã trong vùng chuyển đổi nói riêng hiệu
quả chưa cao.
- Công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan chưa được thực hiện một
cách thường xuyên liên tuc, thiếu chặt chẽ.
- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vu của từng đảng viên
trong chi bộ, cũng như các đơn vị phối hợp có lúc bị buông lỏng.
- Việc đánh giá thực hiện nhiệm vu của cá nhân từng đảng viên trong chi
bộ chỉ tiến hành vào cuối năm nên trong quá trình chỉ đạo thực hiện chưa có
tính răn đe, khen thưởng, khích lệ kịp thời.
- Một số đảng viên trong chi bộ chưa phát huy tính tiền phong gương
mẫu của người đảng viên. Chưa gắn nhiệm vu chính trị với nhiệm vu chuyên
môn, trong sinh hoạt còn chưa mạnh dạn đấu tranh, tự phê bình và phê bình.
Hình thức sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới, nội dung chưa phong phú. Đôi khi
việc sinh hoạt chi bộ chưa gắn với chuyên đề.
Thực tế trên cho thấy, chi bộ chưa phát huy tốt chức năng lãnh đạo của
mình cũng như chức năng xây dựng nội bộ như quy định của điều lệ đảng,
điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vu của chi bộ.
2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện:


×