Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

Chương 2: Quản lý ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.04 KB, 54 trang )

Chương 2:
Quản lý NSNN


Nội dung
• 2.1 Khái niệm và phân loại NSNN
– 2.1.1 Khái niệm

• 2.2 Nguyên tắc quản lý NSNN
– 2.2.1
–…
– 2.2.5

• 2.3 Phân cấp quản lý NSNN
– 2.3.2 Nội dung phân cấp


Mục tiêu
• Kết thúc chương 2, người học cần trình bày
được:
– Các góc độ về NSNN
– Giải thích nội dung các nguyên tắc quản lý NSNN
– Giải thích được các nội dung phân cấp NSNN


2.1 Khái niệm NSNN
• Khi bạn đi mua xe máy, người bán xe sẽ hỏi:
“Ngân sách mà bạn dành cho việc mua xe là bao
nhiêu?”
• Khi bạn dự định mở một quán café hay một
quán ăn thì ngân sách bạn dành cho việc mở


quán là bao nhiêu?
• Khi bạn định kinh doanh online một mặt hàng
thì ngân sách bạn dành cho việc kinh doanh là
bao nhiêu?


2.1 Khái niệm NSNN
• Trong tất cả các trường hợp trên, từ “ngân
sách” đều dùng để chỉ số tiền mà bạn có khả
năng chi trả cho một hàng hóa hoặc công việc
nào đó
• Ngân sách đồng nghĩa với số tiền. Cách hiểu
như vậy đã đầy đủ hay chưa?


2.1 Khái niệm NSNN
• Nếu chỉ hiểu Ngân sách là số tiền thì chưa đầy
đủ
• Các bạn hãy xem clip sau, trong đó Chính phủ
Anh giải thích cho người dân thế nào là Ngân
sách
• Sau khi xem xong clip, bạn học được điều gì?


2.1 Khái niệm NSNN
• Trong quản lý tài chính, “ngân sách” được hiểu
là tất cả các khoản thu, chi của một tổ chức,
một địa phương, hoặc một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định
• Ngân sách thường được thể hiện dưới dạng

một văn bản liệt kê tất cả các khoản thu, chi.
Hãy xem vài hình ảnh về ngân sách sau đây


2.1 Khái niệm NSNN


2.1 Khái niệm NSNN
• NSNN có thể được nhìn theo nhiều góc độ:
– Góc độ kinh tế: NSNN là công cụ để thực hiện
chính sách
– Góc độ chính trị, pháp luật: NSNN là một văn bản
pháp luật được phê duyệt bởi Quốc hội
– Góc độ quản lý: NSNN là căn cứ để quản lý tài
chính, cho biết số tiền được phân bổ và các nhiệm
vụ cần phải chi


2.1 Khái niệm NSNN
• Khái niệm NSNN theo Luật NSNN 2015: “NSNN là
toàn bộ các khoản thu, chi của NN được dự toán
và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của NN”


2.2 Nguyên tắc quản lý NSNN
• Để quản lý NSNN hiệu quả cần tuân thủ các
nguyên tắc:







Nguyên tắc một tài liệu NS duy nhất
Nguyên tắc ngân sách tổng thể
Nguyên tắc niên độ
Nguyên tắc chuyên dùng
Nguyên tắc cân đối


Một tài liệu NS duy nhất

• Là gì?
• Nguyên tắc này yêu cầu tất cả hoạt động thu, chi
của khu vực chính phủ chung phải được tổng hợp
trong cùng 1 tài liệu NS khi trình Quốc hội. Không
cho phép tồn tại nhiều tài liệu NS khác nhau
• Lý do?
• Đảm bảo chức năng giám sát và phê duyệt NS của
Quốc hội. Nếu tồn tại những tài liệu NS không
trình QH thì QH sẽ không giám sát đc


Một tài liệu NS duy nhất
• Quỹ BHXH Việt Nam là một bộ phận của khu vực
chính phủ chung (xem hình)
• Hàng năm quỹ BHXH Việt Nam cũng phải lập dự

toán và trình phê duyệt như các cơ quan tổ chức
NN khác
• Dự toán của quỹ BHXH Việt Nam không trình cho
Quốc hội mà trình cho Hội đồng quản lý BHXH
• Như vậy xảy ra vấn đề gì?


Ngân sách tổng thể
• Là gì?
• Mọi khoản thu, chi đều phải được phản ánh
trong bản ngân sách theo đúng giá trị thực
• Không được phép bù trừ các khoản với nhau
• Không dành riêng một khoản thu nào cho một
khoản chi nào
• Lý do?


Ngân sách tổng thể
• Lý do?
• Nếu ghi bù trừ sẽ không phản ánh hết các thông
tin ngân sách
• Ngân sách nên được phân bổ theo thứ tự ưu
tiên, nếu dành riêng một khoản thu cho một
hoạt động chi cụ thể thì có thể làm ảnh hưởng
đến thứ tự ưu tiên. Ví dụ: phí đường bộ ở Hà
Nội được đưa vào Quỹ bảo trì đường bộ Hà Nội.
Vấn đề gì?


Nguyên tắc niên độ

• Dưới đây là năm ngân sách của một số nước,
bạn có nhận xét gì?





Anh: từ 6/4 năm trước đến 5/4 năm sau
Đức: từ 1/1 đến 31/12 trong năm
Pháp: từ 1/1 đến 31/12 trong năm
Nhật: từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau

• Nhận xét gì?


Nguyên tắc niên độ

• Là gì?
• NS của được thực hiện trong khoảng thời gian 12
tháng gọi là năm ngân sách hoặc năm tài khóa
• Lý do?
• 12 tháng là khoảng thời gian đủ ngắn để đưa ra
các dự báo về thu chi và đủ dài để tiết kiệm chi
phí vì mỗi lần lập NS tốn rất nhiều thời gian và
tiền bạc


Ngân sách chuyên dùng
• Là gì?
• Mọi khoản thu, chi phải được tuân thủ đúng

như trong dự toán ngân sách đã ghi
• Lý do?
• Dự toán đã được Quốc hội phê duyệt sẽ có
hiệu lực tương đương như luật
• Nếu không tuân thủ là vi phạm pháp luật về
ngân sách, sai quy định, phá vỡ dự toán


Ngân sách chuyên dùng
• Ví dụ :
• 2013, đường đi qua thôn Đắk Hoa, xã Tân
Thành, huyện K Rông Nô có tổng chiều dài 1,3
km với kinh phí hơn 1 tỉ đồng (NN 900 triệu,
nhân dân đóng góp 300 triệu)
• Ông Nguyễn Văn Minh, nguyên chủ tịch UBND
xã Tân Thành đã tự ý thiết kế 1 đoạn đường dẫn
dài 280m vào tận ngõ nhà mình (thanhnien.vn)


Cân đối ngân sách
• Là gì?
• Là sự hài hòa, cân bằng giữa thu ngân sách và
chi ngân sách về tổng số và cơ cấu
• Cụ thể tổng thu phải cân bằng tổng chi
• Cơ cấu thu phải đảm bảo hài hòa giữa các
nguồn thu, trong đó nguồn thu từ thuế, phí, lệ
phí là chủ đạo


Cân đối ngân sách

• Là gì?
• Cơ cấu chi ngân sách phù hợp với định hướng,
kế hoạch phát triển quốc gia trong từng thời
kỳ
• Bội chi nếu có phải nhỏ hơn chi đầu tư phát
triển
• Vay nợ chỉ dành cho chi đầu tư phát triển


2.3 Phân cấp quản lý NSNN
• Phân cấp là gì?
• Trước tiên hãy xem xét trong gia đình của bạn,
ai sẽ là người thực hiện những công việc sau:






Đi chợ, nấu ăn
Rửa bát, quét nhà
Tập thể dục
Thanh toán hóa đơn
Xây nhà


2.3 Phân cấp quản lý NSNN
• Phân cấp là gì?
• Ngay cả trong gia đình, công việc cũng được phân
chia giữa các thành viên. Không ai ôm đồm tất cả

công việc từ lớn đến nhỏ. Vì sao?
• Hãy nghĩ rộng hơn ở phạm vi quốc gia. Quốc gia
nào cũng được chia nhỏ thành các đơn vị nhỏ
hơn: tỉnh (bang), huyện (city), xã (hạt)
• Trung ương sẽ thực hiện mọi nhiệm vụ hay là
phân chia bớt cho địa phương?


2.3 Phân cấp quản lý NSNN
• Phân cấp là gì?
• Phân cấp là việc phân chia trách nhiệm, nghĩa
vụ giữa các cấp chính quyền. Kèm theo trách
nhiệm là các quyền hạn cũng được phân chia
giữa các cấp chính quyền


2.3 Phân cấp quản lý NSNN
• Trong phân cấp quản lý NSNN bao gồm 5 nội
dung sau:






Phân cấp chi NSNN
Phân cấp thu NSNN
Phân cấp điều hòa NSNN
Phân cấp vay nợ
Phân cấp thẩm quyền phê duyệt NSNN



×