Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước ví trà nú, trà kót

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 125 trang )

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀ
BẢO TỒN RỪNG, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở
SUỐI NƢỚC VÍ TRÀ NÚ, TRÀ KÓT

Địa điểm : Xã Trà Nú và xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Chủ đầu tƣ: Liên danh Công ty TNHH ĐT và PT DL Thành Đạt và Công ty CP Xây
lắp và Thương mại Minh Thành.

___ Tháng 9/ 2017 ___
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

1


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀ


BẢO TỒN RỪNG, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở
SUỐI NƢỚC VÍ TRÀ NÚ, TRÀ KÓT

CHỦ ĐẦU TƢ
LIÊN DANH CÔNG TY TNHH ĐT
VÀ PT DL THÀNH ĐẠT VÀ
CÔNG TY CP XÂY LẮP VÀ
THƢƠNG MẠI MINH THÀNH.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

ĐƠN VỊ TƢ VẤN
CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ
DỰ ÁN VIỆT

2


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

MỤC LỤC
CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ............................................................................... 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ....................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án....................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................... 7
V. Mục tiêu dự án. .......................................................................................... 8
V.1. Mục tiêu chung. ............................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................... 9

Chƣơng II .....................................................................................................11
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................11
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. .........................................11
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. ..........................................11
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ............................................................14
II. Quy mô sản xuất của dự án. .......................................................................29
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trƣờng. ...........................................................29
II.2. Quy mô đầu tƣ của dự án.................................................................33
III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án............................................34
III.1. Địa điểm xây dựng.........................................................................35
III.2. Hình thức đầu tƣ. ...........................................................................36
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................36
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................36
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án....37
Chƣơng III ....................................................................................................38
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................38
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình...........................................38
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

3


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ......................................39
Chƣơng IV ....................................................................................................49
CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................49
I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.49

II. Các phƣơng án xây dựng công trình. ..........................................................49
III. Phƣơng án tổ chức thực hiện. ...................................................................49
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ............51
Chƣơng V: ....................................................................................................52
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ ....................................................................................................52
I. Đánh giá tác động môi trƣờng. ....................................................................52
Giới thiệu chung: ...................................................................................52
I.2. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng ..................................52
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trƣờng áp dụng cho dự án...............................53
II. Tác động của dự án tới môi trƣờng.............................................................53
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm .....................................................................53
II.2. Mức độ ảnh hƣởng tới môi trƣờng ...................................................55
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hƣởng tiêu cực của dự án tới môi trƣờng. ...56
II.4. Kết luận: ........................................................................................58
Chƣơng VI ....................................................................................................60
TỔNG VỐN ĐẦU TƢ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN .........................................................................................................60
I. Tổng vốn đầu tƣ và nguồn vốn của dự án.....................................................60
II. Khả năng thu xếp vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ..............................62
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án..............................................71
1.

Nguồn vốn dự kiến đầu tƣ XDCB của dự án............................................71

2. Phƣơng án vay vốn XDCB. ........................................................................72
2.

Các thông số tài chính của dự án. ............................................................73


Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

4


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. ..............................................................73
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn...........................73
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ...................................74
KẾT LUẬN ..................................................................................................76
I I. Kết luận. ..................................................................................................76
II. Đề xuất và kiến nghị..................................................................................76
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN..........77

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

5


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ.
Chủ đầu tƣ: Liên danh công ty :
Giấy phép ĐKKD số:
Đại diện là ông:
Theo Giấy ủy quyền số


Địa chỉ trụ sở:
- CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ THƢƠNG MẠI MINH THÀNH
Giấy phép ĐKKD số:
Đại diện pháp luật:
Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã suối
Nƣớc Ví Trà Nú, Trà Kót.
Địa điểm xây dựng: Xã Trà Nú và xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tƣ
+Vốn tự có:
+Vốn vay tín dụng và huy động :
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Trong vài thập kỷ gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã dần vƣơn lên góp
phần xứng đáng vào tăng trƣởng kinh tế hàng năm trong nƣớc. Với con đƣờng
Di sản và hai di sản Thế Giới, bờ biển hấp dẫn, Quảng Nam đã tăng tỷ trọng
kinh tế ngành du lịch khá cao. Trong đà phát triển ấy, Quảng Nam cần đa dạng
hơn nữa các loại hình du lịch, có biển, có di sản, có sông hồ, chúng ta còn có
nhiều cơ hội để phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn sinh thái, bảo tồn
rừng, động vật hoang dã, phát triển du lịch miền núi, văn hoá vùng cao cùng với
đó gắn kết nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sinh thái.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

6


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước

Ví Trà Nú, Trà Kót

Bắc Trà My nổi tiếng với hƣơng quế, với rừng núi bạt ngàn, với thác nƣớc
bảy tầng với suối Nƣớc Ví, với rƣợu truyền thống, dƣợc liệu quý hiếm, nấm lim,
sâm ngọc linh…
Khu vực suối Nƣớc Ví với đa dạng sinh học, rừng nguyên sinh, động vật
hoang dã, suối thác nƣớc mát lạnh, sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong
và ngoài nƣớc.
Khu du lịch suối Nƣớc Ví đƣợc gắn liền với khu di tích Nƣớc Oa, thuỷ điện
Sông Trang.
Theo Nghị quyết số 08/-NQ/TU, Hội nghị tỉnh uỷ lần thứ sáu về phát triển
du lịch Quảng Nam đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2025 cũng nêu rõ mục
tiêu đến năm 2020, tỉnh Quảng Nam đón 8 triệu lƣợt khách du lịch, và thu nhập
du lịch đạt 15.500 tỷ đồng.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu lựa chọn địa điểm và xem xét năng lực tổ chức
thực hiện, Liên danh công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Du lịch Thành Đạt
cùng Công ty Cổ phần Xây lắp và Thƣơng mại Minh Thành lập dự án để tiến
hành đầu tƣ cho dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã
ở suối Nƣớc Ví Trà Nú, Trà Kót đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của địa
phƣơng, giải quyết công ăn việc làm cho lực lƣợng lao động nhàn rỗi ở địa
phƣơng. Góp phần xoá đói giảm nghèo. Giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm làm
ra của địa phƣơng từ cây dƣợc liệu, cây ăn quả.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc
Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tƣ số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội

nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam;

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

7


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tƣ xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng;
Quyết định sô 2879 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2009 về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Nam đến
năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
Nghị quyết số 145/ 2009/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2009 về quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hƣớng
2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Nghị quyết số 105/2008/NQ-HĐND ngày 29 tháng 4 năm 2008 về Phát
triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020 của Hội đồng Nhân
dân Tỉnh Quảng Nam.
Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2016 về phát triển du lịch
Quảng Nam đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2025 của Tỉnh uỷ Quảng Nam.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch địa phƣơng trong mối tƣơng
quan với vùng, cả nƣớc trên trƣờng quốc tế. Qua đó, xác định mô hình đặc
trƣng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Nam phát triển.
-Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời bảo tồn rừng, cây dƣợc
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

8


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

liệu cũng nhƣ các động vật quý hiếm. Từ đó, góp phần tuyên truyền cho khách
du lịch nội địa cũng nhƣ du khách quốc tế về vấn đề bảo tồn rừng, tài nguyên
quốc gia.
- Phát triển du lịch Quảng Nam vừa truyền thống vừa hiện đại để phát huy
các giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng sản phẩm du lịch
xung quanh hệ thống tài nguyên du lịch biển.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân
trong vùng và tạo ra một địa điểm vui chơi, du lịch sinh thái lành mạnh cho
ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ du khách trong và ngoài nƣớc.

V.2. Mục tiêu cụ thể.
Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối Nƣớc Ví,
Trà Nú, Trà Kót dự kiến thu hút hơn 300.000 khách du lịch mỗi năm khi dự án
đi vào hoạt động ổn định.
Dự án đƣợc đầu tƣ gồm các hạng mục nhƣ sau:
+ Khu nhà hàng, khách sạn 3 sao, khu cafe...
+ Khu trồng và bảo tồn cây dƣợc liệu quý hiếm.
+ Khu trồng cây hồ tiêu, rau sạch, và các loại cây ăn quả.
+ Khu thể dục, thể thao, hồ bơi phục vụ các hoạt động bơi lội, bóng đá,
bóng chuyền, bóng bàn...
+ Giao thông: Đƣờng vào khu du lịch, đƣờng leo núi...
+ Cảnh quan: Tạo không gian cây xanh, tạo những không gian thƣ giãn vui
chơi giải trí.
+ Khu làng nghề truyền thống : Khu chƣng cất rƣợu, dệt thổ cẩm...
+ Bảo tồn rừng, động vật hoang dã và phục hồi rừng nguyên sinh...
+ Xây dựng đập dâng nƣớc tạo hồ cảnh quan
+ Xây dựng cầu qua suối
+ Xây dựng khu tƣởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
+Xây dụng ao nƣớc thả cá
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

9


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

10



Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

Chƣơng II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1. Vị trí địa lý
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm
của miền Trung.
+ Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng.
+ Phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển.
+ Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nƣớc cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là
Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phƣớc Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My,
Hiệp Đức, Tiên Phƣớc và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam
Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế
Sơn, Núi Thành và Phú Ninh, cách sân bay Chu Lai đến khu du lịch chỉ 45 km,
cách khu công nghiệp Trƣờng Hải ô tô 35 km.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km².
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Quảng Nam tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông,
hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và
ven biển; bị chia cắt theo các lƣu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối
quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái đa dạng với các hệ
sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
3. Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là
mùa khô và mùa mƣa, ít chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ
trung bình năm 20 – 21ºC, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm.
Lƣợng mƣa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhƣng phân bố không đều theo thời
gian và không gian, mƣa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mƣa tập trung vào
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt
11


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

các tháng 9 – 12, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa mƣa trùng với mùa bão,
nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thƣờng gây ra lở đất, lũ
quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam
Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
4. Sông ngòi và chế độ thuỷ văn
Quảng Nam có trên 125 km bờ biển thuộc các huyện: Điện Bàn, Hội An,
Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn
nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nƣớc (với 6000 ha mặt nƣớc). Có 941 km sông ngòi tự
nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông
chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông
Trƣờng Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông
Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà.
Sông Trung ƣơng quản lý: dài 132 km, gồm: Đoạn 1 sông Thu Bồn, sông
Trƣờng Giang.
Toàn bộ đƣờng sông đang khai thác vận tải thuỷ của tỉnh Quảng Nam dài
207 km, gồm 11 tuyến: Sông Thu Bồn, sông Trƣờng Giang, sông Vu Gia, sông
Yên, sông Vĩnh Điện, sông Hội An,sông Cổ Cò, sông Duy Vinh, sông Bà Rén,
sông Tam Kỳ và sông An Tân.

5. Giao thông
Quảng Nam có hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình nhƣ
đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, sân bay và cảng biển. Quảng Nam có tuyến
Quốc lộ 1A đi qua.
- Đƣờng bộ
Hệ thống đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh đƣợc xây dựng theo
hƣớng Bắc - Nam và Đông - Tây. Quốc lộ 1A đi qua địa phận các huyện, thành
phố: Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Điện
Bàn. Quốc lộ 14 đi qua địa phận các huyện: Phƣớc Sơn, Nam Giang, Đông
Giang và Tây Giang. Quốc lộ 14B đi qua địa phận các huyện Đại Lộc và Nam
Giang. Quốc lộ 14E đi qua địa phận các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức và Phƣớc
Sơn. Ngoài ra tỉnh còn có 1 hệ thống đƣờng bộ gồm các tỉnh lộ nhƣ 604, 607,
609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ), 620 và nhiều hƣơng lộ, xã
lộ....
- Đƣờng sắt
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

12


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

Trục đƣờng sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngoài nhà ga chính ở
Tam Kỳ, còn có ga Nông Sơn, ga Phú Cang (Bình Quý, Thăng Bình), ga Núi
Thành (Núi Thành), ga Trà Kiệu (Duy Xuyên)...
- Đƣờng hàng không
Năm 1965, ngƣời Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, nhằm mục đích phục vụ
các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng
3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thƣơng mại đầu tiên từ thành phố

Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Năm 2010, Vietnam
Airlines có tuyến bay Chu Lai - Hà Nội. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động
thƣơng mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với
khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp
Dung Quất). Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ đƣợc phát triển thành sân bay quốc
tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài
ra, việc đƣa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di
sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.
- Đƣờng sông
Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307
km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính
gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trƣờng Giang, hai hệ thống sông này
đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà
6. Văn hóa, Du lịch
- Di tích lịch sử
Đô thị cổ Hội An - Các di sản văn hóa Chăm: - Thánh địa Mỹ Sơn, Duy
Xuyên - Phật viện Đồng Dƣơng, Thăng Bình - Trà Kiệu, Duy Xuyên - Tháp
Chiên Đàn - Tam Kỳ, Tháp Bằng An - Điện Bàn, Tháp Khƣơng Mỹ - Núi Thành
- Các địa điểm thắng cảnh và du lịch
Cù lao Chàm - khu dự trữ sinh quyển thế giới
Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh
Biển Cửa Đại
Biển Bàn Than, Núi Thành
Khu du lịch sinh thái Hố Thác, Thăng Bình
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

13


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước

Ví Trà Nú, Trà Kót

Khu du lịch sinh thái Thuận Tình, Hội An
Suối nƣớc nóng Tây Viên, Nông Sơn
Suối Tiên, Quế Sơn
Hòn Kẽm Đá Dừng,Hồ Việt An,Di tích Phƣớc Trà Hiệp Đức
Nhà lƣu niệm Huỳnh Thúc Kháng
Nhà lƣu niệm Phan Châu Trinh
Nhà lƣu niệm Võ Chí Công
Biển du lịch Tam Thanh, Tam Kỳ
Biển Rạng, Núi Thành
Biển Hà My, Điện Bàn
Hố Giang Thơm, Núi Thành

Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh

I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
 Dân số
Tính đến hết năm 2014, dân số Quảng Nam là 1.471,8 nghìn ngƣời, với mật
độ dân số trung bình là 141 ngƣời/km². Dân cƣ phân bố trù mật ở dải đồng bằng
ven biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số
của Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vƣợt quá 1,000 ngƣời/km² trong khi rất thƣa
thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền
núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phƣớc Sơn, Bắc Trà My và Nam
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

14


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước

Ví Trà Nú, Trà Kót

Trà My là dƣới 20 ngƣời/km². Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng
Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nƣớc.
Tuy nhiêu quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn
đến sự phân bố dân cƣ nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
Hiện có 34 tộc ngƣời cùng sinh sống trên địa bàn Quảng Nam, trong đó
đông nhất là ngƣời Kinh (91,1%), ngƣời Cơ Tu (3,2%), ngƣời Xơ Đăng (2,7%),
và ngƣời Gié Triêng (1,3%). 29 tộc ngƣời còn lại chỉ chiếm 0,9% dân số.
 Kinh tế
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ
XXI và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020. Thực
hiện Nghị quyết số 01/2016/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủvà Nghị
quyết số 178/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; UBND tỉnh đã ban hành chƣơng trình công
tác năm 2016 với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, chỉ đạo các ngành, địa
phƣơng tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội đã đề
ra, kinh tế của tỉnh tăng trƣởng ổn định và đạt kết quả trên các lĩnh vực, cụ thể
nhƣ sau:
. Về thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế
Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức bình quân chung cả nƣớc. Trong đó nhóm
thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất do ảnh hƣởng của việc điều chỉnh giá dịch vụ
y tế theo lộ trình, là nguyên nhân khiến chỉ số giá tăng cao so với năm trƣớc.
Lãi suất huy động giảm từ 0,2-0,3% so với đầu năm, lãi suất cho vay giảm
nhẹ. Nguồn vốn huy động tăng trƣởng khá, tổng vốn huy động của các ngân
hàng trên địa bàn gần 33.911 tỷ đồng, tăng gần 32% so với đầu năm. Tín dụng
tăng cao nhất trong vòng 5 năm gần đây, tăng 28,2% vƣợt chỉ tiêu đề ra, trong
đó dƣ nợ cho vay trung dài hạn tăng trƣởng cao, chiếm 52,6% tổng dƣ nợ. Tổng
nợ xấu trên địa bàn 256 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,59% tổng dƣ nợ.
Thu ngân sách tăng cao với hơn 19.450 tỷ đồng, vƣợt 40,5% dự toán năm.

Trong đó, thu nội địa đạt 13.000 tỷ đồng, tăng hơn 35% so với năm 2015, vƣợt
48% dự toán. Thu xuất nhập khẩu đạt hơn 6.000 tỷ đồng, vƣợt 30,4% dự toán.
UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng phƣơng án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và
định mức phân bổ chi thƣờng xuyên năm 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định
ngân sách mới đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

15


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo công tác quản lý đầu tƣ và giải ngân các
nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản; là năm đầu tiên thực hiện theo Luật đầu tƣ
nên tỷ lệ giải ngân chƣa đạt yêu cầu đề ra, đến ngày 20/11/2016 mới đạt 69%.
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, địa phƣơng thực hiện giải ngân đảm
bảo đúng quy định, cƣơng quyết điều chuyển vốn sang các công trình đã có khối
lƣợng trƣớc 31/12/2016 nhƣng chƣa bố trí đủ vốn; chỉ đạo thu hồi tạm ứng vốn
tạm ứng xây dựng cơ bản trƣớc năm 2010.
Xúc tiến đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, đến nay đã cấp phép 30 dự án
đầu tƣ trong nƣớc, tổng vốn đăng ký hơn 3.405 tỷ đồng. Cấp mới 17 dự án có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với vốn đăng ký gần 122,8 triệu USD, tăng 01 dự án so
với năm 2015; nâng tổng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực trên địa bàn là
135 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. Trong năm có 1.050 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 20% so với năm 2015; thu hồi giấy phép
kinh doanh của 250 doanh nghiệp, giảm 43% so với năm 2015; 100 doanh
nghiệp giải thể, giảm 3 doanh nghiệp so với năm 2015.
2. Về mục tiêu tăng trƣởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng cao nhất trong vòng 10 năm gần

đây, tăng 14,73% (theo phƣơng pháp mới), vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp chiếm
88,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,9%. GRDP bình quân
đầu ngƣời hơn 53 triệu đồng/ngƣời, tăng 6,7 triệu đồng/ngƣời so với năm 2015.
Công nghiệp tăng trƣởng ổn định, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá
2010) đạt gần 75.700 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2015, chiếm 35,4% trong
cơ cấu kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng
định vị thế chủ lực, giá trị sản xuất chiếm hơn 92% tổng giá trị sản xuất của toàn
ngành công nghiệp. Riêng ngành sản xuất và lắp ráp ô tô đạt mức tăng kỷ lục
với số lƣợng sản xuất hơn 94.000 xe, chỉ số sản xuất tăng 34,5% so với năm
trƣớc; doanh thu ƣớc đạt 57.650 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ, sản lƣợng
xe bán ra 116.330 xe, vƣợt 3,5% kế hoạch.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh ngày càng đáp ứng đƣợc các tiêu
chuẩn về chất lƣợng, mẫu mã, khả năng cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi
giá trị toàn cầu. Giá trị xuất tăng ở những tháng cuối năm, tổng kim ngạch xuất
khẩu trên 613 triệu USD, tăng hơn 7% so với năm 2015 nhƣng chƣa đạt so với
chỉ tiêu đề ra;
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

16


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

Nhập khẩu đạt hơn 1.680 triệu USD, tăng 24,5% so với năm 2015; chủ
yếu là phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp tại khu Kinh tế mở Chu Lai
(1.320 triệu USD), chiếm 78,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh và
tăng 19,7% so với năm trƣớc.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng gần 36.060 tỷ đồng, tăng

hơn 13% so với năm 2015. Tổng lƣợt khách tham quan lƣu trú ƣớc hơn 4,4 triệu
lƣợt, tăng 9,6% so với năm 2015; trong đó, hơn 2,3 triệu lƣợt khách quốc tế,
tăng 22,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, du lịch của tỉnh cũng còn những hạn chế
nhƣ công tác quy hoạch, hạ tầng giao thông, giải phóng mặt bằng để triển khai
thực hiện các dự án; môi trƣờng du lịch cũng còn nhiều mặt tiêu cực nhƣ cò mồi,
ăn xin, cƣớp giật, tranh giành khách, vệ sinh, môi trƣờng nhiều điểm, nhiều nơi
chƣa đảm bảo...
Sản xuất lâm, thủy sản tiếp tục duy trì và phát triển ổn định. Giá trị sản
xuất nông lâm ngƣ nghiệp đạt hơn 12.200 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm
2015.Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt đạt gần 500.000 tấn, giảm gần 4%
so với năm 2015 (giảm 18.600 tấn). Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, tỉnh đã
chỉ đạo chuyển đổi một số diện tích lúa không hiệu quả sang trồng màu; toàn
tỉnh gieo trồng trên 152 nghìn ha cây hằng năm, giảm hơn 2.100 ha so với năm
2015 (giảm 1,4%); năng suất lúa đạt 51 tạ/ha, giảm 1,2 tạ/ha so với năm 2015.
Năng suất các loại cây hàng năm khác ổn định, tăng so năm 2015 .Dịch bệnh
trên đàn gia súc đƣợc kiểm soát, giá bán ổn định, nên tổng đàn gia súc, gia cầm
đều tăngso với cùng kỳ năm trƣớc.Sản lƣợng thủy sản đạt 102.640 tấn, tăng gần
5,7% so với năm 2015. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 67, 89 của
Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;đến nay đã nâng cấp 17
tàu,phê duyệt đóng mới cho 92 tàu, đạt 100% chỉ tiêu. Các ngân hàng đã ký kết
hợp đồng tín dụng và cam kết cho vay đóng mới 57 tàu cá, đạt 62% với tổng giá
trị cho vay 626 tỷ đồng, đã giải ngân 506 tỷ đồng. Hỗ trợ kinh phí bảo hiểm cho
177 tàu và hơn 3.720 thuyền viên với tổng kinh phí hơn 7,6 tỷ đồng.
3. Về thực hiện ba nhiệm vụ đột phá
a) Về triển kết cấu hạ tầng đồng bộ
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 37KL/TU ngày 19/7/2016 của Tỉnh ủy (khóa XXI, hội nghị lần thứ 4) về tiếp tục
thực hiện ba nhiệm vụ đột phá về đầu tƣ kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển
nguồn nhân lực và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ giai đoạn 2016-2020. Tập trung
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt


17


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

huy động nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội gần
21.940 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm trƣớc, chiếm gần 32% GRDP, vƣợt kế
hoạch đề ra.
Đã khánh thành, đƣa vào sử dụng một số công trình trọng điểm nhƣ: cầu
Cửa Đại và đƣờng ven biển (129), đƣờng Tam Kỳ - Tam Thanh, cầu Cẩm KimHội An; nhà máy sản xuất lƣới phục vụ nuôi trồng thủy sản của SASAKI
SHOKO Việt Nam, nhà máy thép và mạ kẽm kim loại M&H industry Việt Nam,
nhà máy xe chuyên dụng hạng nặng của Thaco Trƣờng Hải,... Khởi công tuyến
kè bảo vệ phố cổ Hội An, dự án trồng và phục hồi rừng dừa nƣớc Cẩm Thanh,
Hội An; đƣờng ĐT 605, ĐT 607, ĐT 609; dự án phát triển cơ sở hạ tầng vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung Tam Tiến, huyện Núi Thành; dự án Khu
nghỉ dƣỡng Nam Hội An (giai đoạn 1), dự án mở rộng khu công nghiệp cơ khí
ô tô Chu Lai – Trƣờng Hải và tuyến đƣờng nối từ cảng Tam Hiệp đến đƣờng cao
tốc và khu công nghiệp...Tập trung thúc đẩy công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt
bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm nhƣ đƣờng cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi, đƣờng Đông Trƣờng Sơn (đoạn qua Quảng Nam); dự án
đƣờng Điện Biên Phủ (thành phố Tam Kỳ); cầu Giao Thủy.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển giao thông, đã lồng ghép các
chƣơng trình bê tông hóa 169,6 km đƣờng giao thông nông thôn, 251 cống các
loại, 71 km mặt đƣờng ĐH. Giao thông đô thị không ngừng phát triển, trục
đƣờng chính của các thị trấn, thị xã, thành phố đƣợc đầu tƣ hoàn thiện theo
hƣớng hiện đại, bộ mặt đô thị khang trang, tạo thêm quỹ đất bố trí dân cƣ, cải
thiện môi trƣờng không gian sinh hoạt của nhân dân ở các đô thị.
Tiếp tục đầu tƣ hạ tầng các khu vực miền núi, nông thôn; 100% số xã,
phƣờng, thị trấn có đƣờng ô tô đến trung tâm; 98,4 % có điện lƣới; 100% có

trạm y tế; 134,5 km kênh mƣơng đƣợc cải tạo và làm mới; xây dựng 46 công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu, góp phần nâng diện tích chủ động nƣớc tƣới
cho 73.698 ha lúa, 13.760 ha màu và 194 ha nuôi trồng thủy sản...
Làm mới và cải tạo trên hàng ngàn km đƣờng dây trung, hạ thế; đầu tƣ hệ
thống điện chiếu sáng trên quốc lộ 1A, khánh thành đƣa vào sử dụng dự án cấp
điện lƣới quốc gia đảo Cù Lao Chàm;
Mạng lƣới bƣu chính viễn thông phủ khắp địa bàn toàn tỉnh, cơ bản đảm
bảo phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; đến nay 100%
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

18


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện có mạng nội bộ LAN kết nối Internet;
100% xã đƣợc phủ sóng thông tin di động, 96% trung tâm xã có cáp quang.
Tiếp tục đầu tƣ các trang thiết bị phục công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân, xã hội hóa y tế phát triển mạnh, 5 bệnh viện đa khoa tƣ nhân đƣợc hình
thành, góp phần nâng số giƣờng bệnh 31,7/vạn dân.
UBND tỉnh đã chủ động xây dựng các cơ chế phân cấp, ủy quyền quản lý
vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và Nghị
quyết 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ; ban hành Chỉ thị số 18/CTUBND ngày 26/5/2016 về tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ và xử lý nợ đọng
XDCB từ nguồn vốn NSNN,TPCP; Chỉ thị 19/CT-UBND ngày 01/6/2016 về
tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng và hoạt động đấu thầu các công
trình, dự án sử dụng nguồn vốn NSNN, TPCP trên địa bàn tỉnh.
b) Về phát triển nguồn nhân lực
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế, chính sách phát
triển, đào tạo nguồn nhân lực theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, nhất là

đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bổ sung nguồn nhân lực cho cấp xã (đề
án 500, 600), đào tạo nghề nông thôn, cho vay vốn đào tạo nghề, khai thác tốt
các nguồn học bổng trong và ngoài nƣớc, cử cán bộ tham gia bồi dƣỡng ngắn
hạn và dài hạn ở nƣớc ngoài....
Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chƣơng trình,
dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020;
nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo đổi mới công tác dạy nghề gắn với
thị trƣờng lao động; trong năm đã tăng thêm 15 nghìn lao động có việc làm mới,
đạt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 45,5% tổng số lao động,
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50,06%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo
hƣớng tích cực, giảm tỷ lệ lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp, tăng tỷ lệ lao động
trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, đầu tƣ trang
thiết bị dạy học, thực hiện tốt chƣơng trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Hoàn
thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở đƣợc duy trì tốt.
c) Về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

19


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ các giải pháp
tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ các nhà đầu tƣ triển khai các
dự án trọng điểm trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số
35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của

Chính phủ. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Chính phủ về giảm,
gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 06/8/2015 về đẩy mạnh
cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và
một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp; quy chế ƣu đãi đầu tƣ về giày da, may mặc; cơ chế phát triển hệ
thống chợ nông thôn, cung cấp nƣớc sinh hoạt, hỗ trợ đầu tƣ vào lĩnh vực nông
nghiệp và nông thôn. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng về cơ chế ƣu đãi
đầu tƣ vƣợt trội từ 31/12/2005 trở về trƣớc báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp lần
thứ 3.
Ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy
lần thứ ba (khóa XXI) về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Thành lập Trung tâm Hành chính công và
Xúc tiến đầu tƣ tỉnh và giải quyết hồ sơ thủ tục tập trung tại Trung tâm từ ngày
03/01/2017; chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định đảm bảo tạo
thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong triển khai các dự án trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác xác định giá đất phù hợp và ổn định, bồi thƣờng,
giải phóng mặt bằng, tái định cƣ để giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ thực hiện
dự án, cũng nhƣ xây dựng các công trình theo đúng tiến độ.
Qua phân tích chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các năm gần đây, Quảng
Nam vẫn duy trì ở nhóm tốt so với các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt năm 2015
đạt 60,06 điểm, đứng vị thứ 08/63 tỉnh thành trong cả nƣớc. Chỉ số hiệu quả
quản trị và hành chính công (PAPI) cũng đƣợc cải thiện. UBND tỉnh đã ban
hành quy chế theo dõi, đánh giá, xếp hạng kết quả và công bố chỉ số cải cách
hành chính (CCHC) của các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành
phố.
Tuy nhiên trong thực hiện ba nhiệm vụ đột phá còn có những tồn tại, hạn
chế đó là: Việc huy động nguồn lực xã hội cho đầu tƣ, phát triển còn thấp; khả
năng cạnh tranh thu hút đầu tƣ với các khu kinh tế và một số tỉnh trong khu vực
còn hạn chế; hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ; thời

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

20


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

gian giải quyết thủ tục đầu tƣ cho doanh nghiệp còn dài, nhất là công tác giao
đất. Chính sách khuyến khích đầu tƣ vào miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn
gặp nhiều khó khăn về địa hình, hạ tầng, lao động. Chƣa có nhiều doanh nghiệp
đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; viêc xúc tiến nhà đầu tƣ chiến
lƣợc để sớm đầu tƣ nâng cấp khai thác sân bay Chu Lai, Cảng Kỳ Hà còn chậm,
sự phối hợp của các ngành và địa phƣơng trong công tác quảng bá, xúc tiến, thu
hút đầu tƣ chƣa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật,
lao động có trình độ kỹ thuật cao còn thấp. Hiệu quả đào tạo nghề còn thấp, nhất
là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cơ cấu ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo
chƣa hợp lý, dàn trải và thiếu mũi nhọn, nhiều ngành đào tạo chƣa gắn kết với
nhu cầu sử dụng lao động thực tế dẫn tới tình trạng không giải quyết đƣợc đầu ra
hoặc không tuyển sinh đƣợc đầu vào. Cơ cấu lao động chuyển dịch chƣa đồng
bộ với cơ cấu kinh tế; lực lƣợng sản xuất phân bổ chủ yếu tập trung ở vùng đồng
bằng, đô thị (chiếm trên 95%). Chất lƣợng giáo dục phổ thông chƣa đồng đều
giữa khu vực miền núi và đồng bằng, đô thị.
4. Văn hóa xã hội, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo
Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và các lễ hội truyền thống diễn ra
nhân sự kiện các ngày lễ lớn, nhất là tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII; các hoạt động mừng Đảng, đón Xuân Bính Thân năm 2016;
tập trung tuyên truyền và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021. Tiếp tục đẩy mạnh
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây

dựng nông thôn mới.
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, đội
tuyển học sinh giỏi của tỉnh tham gia và đạt kết quả cao tại cuộc thi cấp quốc
gia, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của tỉnh năm 2016gần 86%, toàn tỉnh có 454
trƣờng đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hơn 57,4%, tăng 10 trƣờng so với năm học
trƣớc.
Đã tổ chức 30 phiên giao dịch việc làm; đƣa 366 lao động làm việc theo
hợp đồng tại nƣớc ngoài, tăng 22% so kế hoạch.Tổng số lao động đƣợc tuyển
sinh học nghề hơn 35.500 ngƣời; trong đó, số lao động tham gia học nghề tại các
cơ sở dạy nghề là 26.136 ngƣời; số lao động đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn
theo các chƣơng trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngƣ, tại các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề là 9.400 ngƣời.Tổng số lao động
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

21


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

đƣợc hỗ trợ dạy nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.018
ngƣời.
Kịp thời thực hiện chính sách ngƣời có công và an sinh xã hội. Phân bổ,
chi tặng quà của Chủ tịch Nƣớc và của lãnh đạo tỉnh thăm Tết Nguyên đán Bính
Thân năm 2016 cho hơn 226 ngàn trƣờng hợp với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng.
Phân bổ chỉ tiêu điều dƣỡng ngƣời có công với cách mạng năm 2016 với 18.425
lƣợt ngƣời. 100% Bà Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đƣợc phụng dƣỡng
(1.012 Mẹ). Xác nhận, thực hiện chế độ gần 50.000 trƣờng hợp; thẩm định, di
chuyển hồ sơ, giải quyết đơn thƣ công dân liên quan đến chính sách ngƣời có
công, giới thiệu giám định, xác định danh tính liệt sỹ, cấp sổ ƣu đãi học sinh,

sinh viên con gia đình chính sách hơn 5.180 trƣờng hợp. Thực hiện chi trả trợ
cấp đối với 85.000 trƣờng hợp bảo trợ xã hội tại cộng đồng và trên 9.500 hộ gia
đình nhận chăm sóc, nuôi dƣỡng trợ cấp xã hội với tổng kinh phí 415 tỷ đồng.
Phân bổ kinh phí Trung ƣơng 15 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp 7 nghĩa
trang liệt sĩ cấp xã, huyện năm 2016.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo
của Trung ƣơng, chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo Nghị
quyết 119 của HĐND, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt chỉ tiêu đề ra. Năm
2016, kinh phí thực hiện Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo bền vững hơn 279
tỷ đồng (gồm cả nguồn sự nghiệp), gồm hỗ trợ thực hiện chƣơng trình 30a và
chƣơng trình 135. Nguồn vốn này tập trung thực hiện các mục tiêu hỗ trợ phát
triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, chăm sóc bảo vệ rừng, hỗ trợ giáo dục đào
tạo và dạy nghề tại các địa bàn nông thôn, miền núi, các xã đặc biệt khó khăn.
Chất lƣợng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày đƣợc nâng
lên. Công tác kiểm tra, giám sát, chủ động phòng ngừa các bệnh xã hội đƣợc
duy trì thƣờng xuyên, chủ động xây dựng phƣơng án phòng dịch bệnh nguy
hiểm nhƣ bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết.... do vậy trên địa bàn tỉnh không
xảy ra các ổ dịch.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật lao động của doanh nghiệp, nhất
là việc nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động vẫn còn xảy ra.
Chất lƣợng lao động qua đào tạo nghề và tỷ lệ lao động có việc làm sau học
nghề còn thấp. Thực hiện công tác giảm nghèo ở một số địa phƣơng chƣa vững
chắc.Điều kiện chăm sóc y tế cho ngƣời nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

22


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước

Ví Trà Nú, Trà Kót

thiểu số còn nhiều khó khăn; vẫn còn tình trạng quá tải giƣờng bệnh ở tuyến
huyện, tỉnh.
5. Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi; chƣơng trình nông
thôn mới
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016
của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dƣợc
liệu trên địa bàn tỉnh; góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống
ngƣời dân miền núi gắn với công tác bảo vệ rừng.
Đã phân bổ hơn 205 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh hỗ trợ các địa phƣơng thực
hiện chƣơng trình kiên cố kênh mƣơng, thủy lợi hóa đất màu, thủy lợi nhỏ năm
2016 theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Với nhiều chƣơng trình mục tiêu từ ngân
sách Trung ƣơng và ngân sách tỉnh, tập trung đầu tƣ, hỗ trợ cho khu vực khó
khăn, nông thôn, miền núi nên kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt mục
tiêu đề ra.
Năm 2016, đã bố trí 15 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ các
dự án theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ nhằm khuyến khích
doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lƣợng các tiêu chí của
54 xãđã đạt chuẩn nông thôn mớivà huyện Phú Ninh, thị xã Điện Bàn. Lồng
ghép các nguồn vốn hỗ trợ chƣơng trình nông thôn mớigần 310 tỷ đồng để tập
trung đầu tƣ kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, vệ sinh môi trƣờng, đào tạo, tập huấn và quản lý; trong năm có thêm 09 xã
đảm bảo đạt chuẩn, đang lập thủ tục để công nhận; bình quân chung số tiêu chí
đạt chuẩn nông thôn mới là 12,5 tiêu chí/xã, tăng 1 tiêu chí/xã so với cuối năm
2015; trong đó, số nhóm các xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí hiện đang có 15 xã,
không còn xã đạt dƣới 5 tiêu chí.
Tồn tại của xây dựng nông thôn mới đó là nợ xây dựng cơ bản còn
nhiều, giai đoạn 2011-2015 gần 196,67 tỷ đồng, trong đó của Trung ƣơng và

của tỉnh gần 14,6 tỷ đồng, cấp huyện nợ hơn 72,5 tỷ đồng, cấp xã gần 109,6 tỷ
đồng. UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp xử lý dứt điểm số nợ đọng của
chƣơng trình, không để phát sinh thêm, đồng thời sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ để
duy trì các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

23


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

6. Quản lý tài nguyên môi trƣờng đƣợc quan tâm, công tác giải phóng
mặt bằng, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ đƣợc tập trung chỉ đạo thực hiện
quyết liệt
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tại Trung tâm Phát triển quỹ đất và Văn
phòng Đăng ký đất đai; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung tháo
gỡ những vƣớng mắc từ thực tiễn quản lý ở địa phƣơng trong quá trình thực thi
pháp luật.
Tập trung tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm
trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chỉ đạo
tăng cƣờng công tác đo đạc, quản lý đất đai, quản lý hiện trạng, hoàn chỉnh hệ
thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để tăng cƣờng quản lý
lâm, khoáng sản, nhất là phát huy vai trò của chính quyền cấp xã, nhân dân khu
vực có tài nguyên khoáng sản; tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp
ủy, chính quyền, địa phƣơng. Chỉ đạo các ngành chức năng,địa phƣơng triển
khai phƣơng án kiểm tra, truy quét các địa bàn trọng điểm về khai thác cát, sạn
trái phép.

Hoàn thành việc cắm mốc ranh giới lâm phận các ban quản lý rừng phòng
hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cơ sở pháp lý trong thực thi nhiệm vụ
bảo vệ rừng.Diện tích rừng bị thiệt hại ƣớc tính gần 117 ha, giảm 22,7% so với
cùng kỳ năm trƣớc; trong đó, do cháy rừng hơn 36 ha (giảm 01 vụ so với năm
2015), chặt phá là 81 ha (tăng hơn 16% so với cùng kỳ).UBND tỉnh đã chỉ đạo
xử lý nghiêm các trƣờng hợp khai thác lâm sản trái phép.
Thúc đẩy tiến độ thực hiện một số dự án ODA về môi trƣờng nhƣ: Công
trình kè bảo vệ khu đô thị cổ Hội An; trồng và phục hồi rừng dừa nƣớc ven biển
Cẩm Thanh; xử lý nƣớc thải, rác thải khu vực đô thị Tam Kỳ, Hội An; cấp nƣớc
sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; khôi phục rừng và phát triển bền vững.
Hoàn thiện đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc theo quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội.
UBND tỉnh chỉ đạo phát triển hạ tầng, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải
tập trung, kiểm tra bảo vệ môi trƣờng tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề,
khu du lịch. Đã phát hiện 101 trƣờng hợp vi phạm môi trƣờng, xử phạt 73
trƣờng hợp với tổng số tiền xử phạt là trên 700 triệu đồng.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

24


Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn rừng, động vật hoang dã ở suối nước
Ví Trà Nú, Trà Kót

Tuy nhiên tình trạng khai thác lâm, khoáng sản trái phép và vi phạm pháp
luật trong hoạt động khoáng sản vẫn còn xảy ra ở một số địa phƣơng. Vấn đề về
môi trƣờng ởmột số nhà máy chƣa đƣợc xử lý dứt điểm nhƣ nhà máy sản xuất
Soda, Cồn Ethanol Đại Tân, Thép Việt - Pháp tại cụm công nghiệp Thƣơng Tín,
một số Dự án chăn nuôi....Công tác phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng, chủ
đầu tƣ và đơn vị thi công trong việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất ngoài

thực địa nên vẫn còn xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai. Việc đối soát giữa hiện
trạng sử dụng đất và hồ sơ pháp lý một số dự án còn thiếu sót, dẫn đến việc lập
sản phẩm đo đạc bản đồ phải chỉnh sửa nhiều lần.
7. Quốc phòng - an ninh đƣợc đảm bảo, đối ngoại đƣợc tăng cƣờng.
Tai nạn giao thông đƣờng bộ giảm so với cùng kỳ
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định; đã nắm chắc tình hình,đảm
bảo an ninh, an toàn, góp phần tổ chức thành công bầu cử Đại biểu Quốc hội và
Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Các ngành, đoàn thể và nhân dân
trong tỉnh tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; lực
lƣợng an ninh đã mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, tăng
cƣờng các cuộc tuần tra nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.Tập trung đƣa
các đối tƣợng sử dụng ma túy vào trung tâm quản lý.Công tác quản lý nhà nƣớc
về biên giới, lãnh sự, thông tin đối ngoại thực hiện tốt, đảm bảo theo qui định.
Hoàn thành tốt công tác giao quân năm 2016, đảm bảo chất lƣợng, đủ
100% chỉ tiêu đề ra. Triển khai thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ vững chắc;
diễn tập phòng chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện kế hoạch bồi
dƣỡng kiến thức quốc phòng, an ninh. Phối hợp, tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu
nạn các trƣờng hợp ngƣ dân gặp sự cố trên biển.
Kết thúc các cuộc thanh tra năm 2015 chuyển sang năm 2016, đồng thời
tiến hành thực hiện 163 cuộc thanh tra hành chính và 4.505 cuộc thanh tra, kiểm
tra chuyên ngành. Qua thanh tra hành chính và kiểm tra chuyên ngành, phát hiện
sai phạm gần 82 tỷ đồng, gần 10 triệu m² đất. Tất cả các trƣờng hợp sai phạm
đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nƣớc và kiến nghị xử lý khác.
Tổ chức vận động, đối thoại trực tiếp với nhân dân trong vùng dự án,
nhằm giải thích, giải quyết những vƣớng mắc về thu hồi đất, giải phóng mặt
bằng, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ để triển khai dự án, hạn chế khiếu nại, tố
cáo.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

25



×