Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÁO cáo KINH NGHIỆM THCS HOALOI 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.57 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT GIỒNG RIỀNG
NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG THCS HOÀ LỢI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Giồng Riềng, ngày 20 tháng 5
năm 2014
BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC

1.

Họ và tên: Nguyễn Phước Thông.
Chức danh: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoà Lợi
huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Tên kinh nghiệm:

“Sử dụng phần mềm GSP 5.0 dạy hình học quỹ tích
môn toán lớp 9 Trường THCS Hoà Lợi”
2.

Căn cứ:

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Phòng giáo dục
và đào tạo, kế hoạch năm học 2013 – 2014, chỉ tiêu chất lượng bộ
môn toán của Trường THCS Hoà Lợi, thực hiện theo chỉ đạo của
Ban giám hiệu về biện pháp nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi


và yếu kém.
3.

Thực trạng tình hình:

- GSP là phần mềm hình học xuất xứ từ Mỹ, biểu diễn động
các đối tượng hình học. GSP 5.0 với phiên bản Việt hoá để người
Việt Nam sử dụng dễ dàng hơn. Trong hình học lớp 9, GSP có thể
mô phỏng động các hình không gian, quỹ đạo chuyển động của
điểm, góc,... Giúp học sinh dự đoán được quỹ tích điểm, tính chất
hình học của điểm, tập hợp điểm; giúp giáo viên bớt thuyết trình,
tiết kiệm thời gian giảng bài.
- Môn toán là một môn học rất khó, toán hình học lại càng
khó hơn. Học sinh rất sợ học môn toán hình vì môn học này rất
khó tiếp thu, thậm chí không hiểu bài dẫn đến áp đặt kiến thức.
Mặc khác, một lý do quan trọng nữa khiến học sinh ngại học toán
hình là vì phương tiện dạy học thiếu hình ảnh trực quan, sinh
động. Cho nên chất lượng môn toán vẫn còn thấp so với các môn
1


học khác, đặc biệt là hình học. Cụ thể, chất lượng bài kiểm tra
hình 1 tiết học kì 2 khối lớp 9 năm học 2012 – 2013 như sau:
Chất lượng học lực

4.

Bài kiểm tra hình học 1 tiết học
kì 2
Giỏi

11,3%
Khá
15%
Trung bình
34,5%
Yếu
21,2%
Kém
18%
Các nội dung chính của kinh nghiệm:

Trong sách giáo khoa toán 9, tôi lựa chọn một số nội dung kiến
thức sử dụng phần mềm GSP dựng hình, tạo các hiệu ứng chuyển
động theo quỹ tích như sau:
Nội dung 1: Hệ thức lượng trong tam giác: dựng “tam
giác động” là một tam giác vuông với số đo hai góc nhọn và ba
cạnh thay đổi. Lập các hệ thức lượng với tam giác vuông này để
kiểm chứng. Nhằm mục đích để học sinh thấy rõ mối liên hệ giữa
góc với tỉ số các cạnh tương ứng theo từng hình động. Tổ chức
dạy trình chiếu trong bài học §4. Một số hệ thức về cạnh và góc
trong tam giác vuông.
Nội dung 2: Sự xác định đường tròn: dựng tập hợp điểm
cách đều một điểm O cho trước bằng một phép chuyển động điểm
tạo vết. Mục đích là trực quan hoá khái niệm đường tròn. Tổ chức
dạy trình chiếu trong bài §1. Sự xác định đường tròn.
Nội dung 3: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm
đến dây: Dựng đường tròn tâm O xác định với hai “dây động”.
Lập phép đo và so sánh độ dài hai dây, hai khoảng cách tương
ứng từ tâm đến hai dây đó. Mục đích là trực quan hoá mối liên hệ
giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây. Tổ chức dạy trình chiếu

trong bài học §3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
Nội dung 4: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau:
Dựng đường tròn tâm O xác định với hai tiếp tuyến cắt nhau di
động tương đối. Lập các phép đo và so sánh độ dài, số đo góc khi
chúng thay đổi tương ứng theo hình động. Mục đích là trực quan
hoá các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau. Tổ chức dạy trình
chiếu trong bài học §6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
2


Nội dung 5: Vị trí tương đối của hai đường tròn: Dựng
hai đường tròn (O,R) và (O,r) di động tương đối. Lập các phép đo
và so sánh độ dài, khoảng cách khi chúng thay đổi tương ứng
theo hình động. Mục đích là trực quan hoá các mối liên hệ khoảng
cách OO’- r - R. Tổ chức dạy trình chiếu trong bài học §7, §8. Vị trí
tương đối của hai đường tròn.
Nội dung 6: Mối liên hệ ba góc “góc nội tiếp, góc ở
tâm, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung” trong một đường
tròn: Dựng góc nội tiếp, góc ở tâm, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây
cung sao cho chúng cùng chắn một cung AB của đường tròn tâm
O xác định. Lập các phép đo cung, đo góc để so sánh khi cung AB
thay đổi số đo. Mục đích là học sinh thấy rõ mối liên hệ của ba
góc này. Tổ chức trình chiếu trong bài §4. Góc tạo bởi tiếp tuyến
và dây cung.
Nội dung 7: Quỹ tích của “Cung chứa góc”: Dựng đoạn
AB cố định, góc AMB không đổi sao cho đỉnh M di động tương đối.
Tạo vết cho điểm M. Mục đích là học sinh thấy được quỹ tích điểm
M nhìn đoạn AB một góc không đổi luôn là các cung tròn xác định.
Tổ chức dạy trình chiếu trong bài học §6. Cung chứa góc.
Nội dung 8: Tứ giác nội tiếp: Dựng tứ giác nội đường tròn

(O, R), với các đỉnh di động tương đối. Lập các phép đo và so sánh
các góc đối thay đổi tương ứng theo hình động. Mục đích để học
sinh thấy rõ tính chất của tứ giác nội tiếp. Tổ chức dạy trình chiếu
trong bài học §7. Tứ giác nội tiếp.
Nội dung 9: Diện tích hình tròn, hình quạt: Lập các
phép đo độ dài, đo góc. Lập công thức tính diện tích, lập phép đo
diện tích miền trong bằng ứng dụng để so sánh khi hình động
thay đổi. Mục đích là thấy tính chính xác của các công thức này.
Tổ chức dạy trình chiếu trong bài học §10. Diện tích hình tròn,
hình quạt.
Nội dung 10: Dựng hình trụ, hình nón, hình cầu: Dựng
hình động tạo vết thành các hình trụ, hình nón, hình cầu. Mục
đích là trực quan hoá các khái niệm. Tổ chức trình chiếu trong bài
§1, 2, 3. trong chương 4: Hình trụ - Hình nón – Hình cầu.
5.

Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
3


Bảng so sánh đối chứng số lượng học sinh nắm được kiến
thức sau khi xem hình động qua một số bài:
Tỉ lệ học sinh nắm được kiến
thức
Lớp có xem Lớp không được
hình động
xem hình động
(9A)
(9B)
30/40hs

21/40hs

Tên nội dung kiến thức

Liên hệ giữa dây và khoảng
cách từ tâm đến dây
Tính chất của hai tiếp tuyến
35/40hs
cắt nhau
Vị trí tương đối của hai đường
31/40hs
tròn
Quỹ tích của “Cung chứa góc”
33/40hs
Bảng so sánh chất lượng bài kiểm tra hình học
lệ:

29/40hs
20/40hs
23/40hs
khối 9 theo tỉ

Các bài kiểm tra Bài kiểm tra Bài kiểm tra
hìn 1 tiết học kì 1 tiết học kì
h học
2
2
So sánh tỉ lệ
Chất lượng học lực
năm 2012năm 20132013

2014
Giỏi
11,3%
33,7%
Tăng 22,4%
Khá
15%
20%
Tăng 5%
Trung bình
34,5%
28,8%
Giảm 5,7%
Yếu
21,2%
11%
Giảm 10,2%
Kém
18%
6,5%
Giảm 11,5%
Qua thực hiện và kiểm chứng, việc sử dụng GSP dựng hình
và tạo các hiệu ứng chuyển động theo quỹ tích đã giúp học sinh
chú ý, tỉ lệ học sinh hiểu bài tăng cao; giúp giáo viên bớt thuyết
trình, tiết kiệm thời gian giảng bài. Góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn cũng như chất lượng giáo dục toàn trường.
Kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong toàn quốc
cho học sinh khối 9 THCS có đủ các trang thiết bị cần thiết.
6.


Kiến nghị:

Các cấp lãnh đạo cần tổ chức tập huấn sử dụng các phần
mềm hỗ trợ dạy học cũng như khuyến khích giáo viên sử dụng các
phần mềm này và trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ việc dạy
học. Các tổ chuyên môn cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề
về sử dụng phần mềm hổ trợ dạy học. Giáo viên phải không
4


ngừng nghiên cứu, tìm tòi, và sử dụng các phần mềm dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
HIỆU TRƯỞNG XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ:
CÁO:

NGƯỜI BÁO

Nguyễn Phước
Thông
PHÒNG GD&ĐT XÁC NHẬN THÀNH TÍCH:

5



×