Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BAI GIANG MD 27 CHIEU SANG TIN HIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.44 KB, 24 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
Mã mô đun: MĐ27
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài
tập: 52 giờ; Kiểm tra: 4 giờ )
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí:
+ Được bố trí học sau các môn học/ mô đun: MH12; MH17; MH24; MĐ25; Môn
học cơ sở bắt buộc.
+ Được bố trí học trước các môn học/ mô đun: MĐ28.
- Tính chất của môn học: là mô đun chuyên môn bắt buộc.
II. Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức: Trình bày được trình tự bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống chiếu sáng –
tín hiệu trên ô tô.
- Về kỹ năng:
+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy
phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa;
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác
và an toàn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, tự chủ trong việc học tập lĩnh hội kiến thức
của học viên;
+ Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong học tập,
thực hành.
III. Nội dung của mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:


Thời gian (giờ)


Tổng
số

LT
liên
quan

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo
luận, bài
tập

Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng .

8

1

7

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng
hệ thống chiếu sáng.

1

1

2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống chiếu

sáng.

7

Bài 2. Sửa chữa hệ thống chiếu sáng .

16

1

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ
thống chiếu sáng.

1

1

2. Thực hành sửa chữa hệ thống chiếu sáng.

15

Bài 3. Bảo dưỡnghệ thống tín hiệu

8

1

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng
hệ thống tín hiệu.


1

7

2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống tín hiệu.

7

Bài 4. Sửa chữa hệ thống tín hiệu

28

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ
thống tín hiệu.

1

Số
TT

1.

2.

3.

4.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đề


2. Thực hành sửa chữa hệ thống tín hiệu.
* Kiểm tra định kỳ
Tổng

Kiểm
tra

7
15

15
7

7
1

27

0

60

4

26

4

23
4

52

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
* Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng;

4


- Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình luyện tập.
* Nội dung bài:
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.

TT

Tên nguyên công

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật

I.

Chuẩn bị.

1.


Chuẩn bị nơi làm việc.

2.

Chuẩn bị dụng cụ:

Tuốc nơ vít, kìm điện,
clê 8-10, 12-14

3.

Thiết bị:

Thiết bị hàn điện, hàn
§ñ, đúng quy định
thiếc

4.

Vật tư:

II.

Bố trí, sắp xếp khoa học

Dây điện Φ2,5 Φ 1,5
, băng dính, thiếc hàn

Trình tự kiểm tra, đấu dây


1.

Bảo dưỡng, sửa chữa các
Đồng hồ vạn năng, ắc Các thiết bị, dây dẫn phải
thiết bị, dây dẫn hệ thống
quy, dây điện
hoạt động tốt
chiếu sáng

1

đấu từ + ắc quy đến cực độc
lập của khởi động.

Dây cáp bình điện

2

Đấu từ cực độc lập của khởi
động đến rơ le bảo vệ.

Dây điện , kìm nguội,
tuốc nơvít

3

Đấu từ rơ le bảo vệ đến
-đồng hồ


Dây điện , kìm nguội,
tuốc nơvít.

4

Đấu từ +đồng hồ đến trung
tâm khoá điện

Dây điện , kìm nguội,
tuốc nơvít

5

Đấu từ cực trung tâm của
Dây điện , kìm nguội,
khoá điện đến đầu vào của
tuốc nơvít
khoá đèn

6

Đấu từ cực pha, cos của khoá
Dây điện , kìm nguội,
đèn đến đầu vào của khoá
tuốc nơvít
pha, cos

7

Đấu từ cực ra của khoá pha, Dây điện , kìm nguội,


Đấu đúng loại dây phù hợp,
mối nối phải chắc chắn


cos đến các cực pha của đèn
tuốc nơvít
pha.
8

III.

IV.

Đấu từ cực còn lại của khoá
Dây điện Φ2,5,
pha, cos đến các cực cos của
nguội, tuốc nơvít
đèn pha.

kìm

Thử hoạt động của hệ
Bật khoá điện, khoá đèn. Hệ thống phải hoạt động tốt
thống
Vệ sinh công nghiệp

Dụng cụ vệ sinh

Sạch sẽ gọn gàng


Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của hệ thống tín hiệu, chiếu sáng.

TT

Hiện tuợng

Nguyên nhân

1

Các đèn chiếu sáng, tín
hiệu không sáng.

Do đứt dây hệ thống, bóng đèn
bị cháy, công tắc bị hỏng.

Gây mất an toàn khi
tham gia giao thông.

2

Các đèn chiếu sáng, tín
hiệu luôn sáng liên tục.

Do công tắc hỏng, dính tiếp
điểm, chạm chập mạch điện.

Làm giảm tuổi thọ cho
các bóng đèn.


3

Do đứt dây hệ thống, cháy, bẩn
Còi không kêu hoặc âm
Gây mất an toàn khi
tiếp điểm, cuộn dây còi bị cháy,
thanh kém.
tham gia giao thông.
đứt, điều chỉnh còi không đúng

4

Còi kêu liên tục

Tác hại

Gây mất trật tự, khi tham
Do dính tiếp điểm còi hoặc
gia giao thông, giảm tuổi
núm còi, chạm chập mạch điện.
thọ của còi.

2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
2.1. Chuẩn bị.
Quán triệt công tác an toàn lao động :
Chú ý đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị, kê chèn xe chắc chắn và tháo ắc
quy trước khi tháo hệ thống điện khỏi xe.
Chuẩn bị nơi làm việc:
Nơi làm việc phải được sắp xếp khoa học: sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng cho quá

trình học tập, làm việc . Phaỉ có đủ bàn sửa chữa và khay đựng chi tiết.
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị:
Dụng cụ tháo lắp: các bộ clê dẹt, clê tròng, clê tuýp, búa, kìm, tuốc nơvit, các dụng
cụ chuyên dùng như kìm chết xích…v.v.


Dụng cụ đo kiểm: đồng hồ vạn năng, thước cặp, pan me, đồng hồ so, dây điện, bóng
đèn 12V, ắc quy…v.v.
Trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu: Sơ đồ rải dây mạch điện chiếu sáng, máy nén
khí và trang bị kèm theo, mỏ hàn thiếc, khay đựng chi tiết, xăng, dầu mỡ, giấy ráp 00, nhựa
thông, thiếc hàn, dây điện, băng dính…v.v.
2.2. Tháo rời chi tiết.
Tháo hệ thống khỏi xe:
+ Dùng clê tháo đai ốc hãm sau đó dùng tay xoay nhẹ tháo dây cáp bình điện ra. Chú
ý : khi tháo bao giờ cũng phải tháo dây mát trước, không dùng tuốc nơ vít hoặc búa để đóng
đầu nối cọc bình điện sẽ làm rụng các tấm cực của ắc quy. Không để các vật dụng bằng kim
loại lên bề mặt ắc quy sẽ gây chạm chập các ngăn của ắc quy.
+ Tháo các dây nối điện đến khoá điện, khoá đèn, khoá đảo pha, côs và các đèn chiếu
sáng….v.v.
+ Dùng clê 10, tuốc nơ vít tháo vành đèn, pha đèn, gáo đèn ra khỏi vỏ xe. Tháo toàn
bộ bó dây điện chiếu sáng ra khỏi vỏ xe.
+ Dùng clê 10, tuốc nơ vít tháo khoá điện, khoá đèn, khoá đảo pha côs ra khỏi xe.
Vệ sinh làm sạch chi tiết :
+ Dùng khí nén, giẻ lau thổi sạch, lau hết bụi bẩn bám trên các chi tiết.
2.3. Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
Kiểm tra, xác định các hư hỏng:
a. Kiểm tra bảo dưỡng khoá điện :
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch chắc chắn giữa cực trung tâm
khoá điện với cực Kz khi khoá điện đóng. Nếu không thông phải tháo cụm tiếp điểm ra,
đánh sạch tiếp điểm bằng giấy ráp rồi lắp lại, hoặc thay thế khoá điện mới. Bật khóa điện về

nấc CT, dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra ba cực: trung tâm, Kz, CT phải thông mạch. Nếu
không thông thì phải tháo ra và sửa chữa như trên, hoặc thay thế khoá điện mới.
b. Kiểm tra, bảo dưỡng khoá đèn:
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của các cực của khoá đèn, yêu
cầu:
- Khi kéo nấc 1, đầu vào của khóa đèn phải thông với các cực của các đèn con
phía trước và phía sau, không thông với cực đèn pha.
- Khi kéo nấc 2, đầu vào của khóa đèn phải thông với các cực của các đèn con
phía sau, đèn pha và không được thông với cực của đèn con phía trước.


+ Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên, phải tháo khoá đèn ra sửa chữa, đánh lại tiếp
điểm, bảo dưỡng và tra thêm dầu mỡ. Chú ý: khi tháo phải cẩn thận vì các nẫy ghép rất dễ
gẫy.
c. Kiểm tra, bảo dưỡng khoá đảo pha, côs:
+ Phương pháp kiểm tra sửa chữa khoá đảo pha, côs cũng tương tự như kiểm tra sửa
chữa khoá điện, lưu ý cơ cấu chuyển đổi nếu quá mòn thì phải thay thế khóa đảo pha, côt
mới.
d. Kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết của đèn pha .
+ Dùng đồng hồ vạn năng hoặc bình điện kiểm tra sự đứt mạch của các dây tóc bóng
đèn. Nếu dây tóc bị đứt thì thay thế bóng đèn mới.
+ Pha đèn nếu bị hoen ố, bong lớp mạ hoặc gỉ thì phải mạ lại hoặc thay thế pha đèn
mới.
+ Kính đèn nếu bị nứt, vỡ thì thay thế kính đèn mới, nếu bị mốc thì tẩy, rửa và đánh
bóng lại bằng dung dịch chuyên dùng.
+ Các chi tiết khác như vành đèn, gáo đèn, nếu bị bẹp, méo thì gò, nắn lại. nếu bị
rách, thủng thì hàn lại rồi đánh sạch gỉ và sơn lại đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy
định.
e. Kiểm tra bảo dưỡng bó dây điện chiếu sáng:
+ Bó dây điện chiếu sáng phải đảm bảo đúng kích thước dây, các chỗ nối phải được nối

bằng hàn thiếc và được quấn chặt bằng vải ni lông hoặc băng dính. Nếu không đảm bảo các
yêu cầu trên thì phải khắc phục lại cho đúng.
2.4. Lắp chi tiết.
2.5. Đấu mạch điện, kiểm thử.
Phương pháp đấu dây hệ thống chiếu sáng:
Có hai phương pháp đấu dây hệ thống chiếu sáng :
+ Đấu trực tiếp trên xe :
- Đo rải dây trực tiếp trên xe, bắt đầu từ khoá đèn, đến khoá đảo pha côs rồi đến các
cầu nối và đèn pha. Sau khi đã rải xong toàn bộ dây (Toàn bộ hệ thống điện), dùng băng
dính quấn chặt bó dây lại cùng với tất cả các dây khác của hệ thống điện trên xe. Phương
pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ, không chuyên…v.v.
+ Quấn sẵn bó dây bên ngoài sau đó mới lắp cả cuộn dây lên xe, phương pháp này
tính chuyên môn hoá cao hơn, khoa học hơn nhưng phải có bảng sơ đồ đấu dây (mỗi hãng
xe một bảng), hoặc phải có chương trình quấn dây trên máy. do vậy nên chi phí tốn kém
hơn, phù hợp với những nhà máy lớn, nhà máy lắp ráp ô tô theo dây chuyền.
2.6. Vệ sinh công nghiệp.


Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau mỗi nội
dung thực hành và luyện tập.
Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ, ngăn nắp.
Đảm bảo an toàn đối với nơi bảo quản dung dịch, a xít, ắc qui đang nạp và an toàn
PCCN.

Bài 2. Sửa chữa hệ thống chiếu sáng.
* Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống chiếu sáng;
- Sửa chữa hệ thống chiếu sáng đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình luyện tập.

* Nội dung bài:
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống chiếu sáng.
Một số hư hỏng thường gặp – nguyên nhân và cách khắc phục
Một số hư hỏng thường gặp

Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa

Bóng đèn pha hay cốt sang mờ
Kiểm tra vị trí tiếp mát
Một bóng đèn không sáng
Cả pha lẫn cốt không sáng

Bị đứt dây tim hay hở mạch
Bị cháy bóng đứt tim, bị hở mạch hay hỏng nơi
công tắc đảo điện

Tất cả các đèn đầu xe đều không
Có thể bị cháy tim tất cả đèn. Cần kiểm tra điện áp
sáng
phát của hệ thống nạp điện. Có thể hỏng ở công tắc
đèn.
Đèn báo rẽ chớp nhanh không
Rơ le chớp hỏng. Các đèn chớp thiếu mát hoặc
như quy định
dùng bóng đèn không đúng tiêu chuẩn
Đèn chớp báo rẽ chỉ hoạt động
Các đèn chớp phía bên kia bị đứt dây tóc, bị thiếu
một bên
mát hay không đúng trị số quy định
Các đèn trong ca bin không hoạt

Có thể do cháy bóng, cầu chì đứt hay công tắc của
động
xe bị hở mạch
Đèn phanh không hoạt động

Cháy bóng , mất mát hay hỏng công tắc


2. Thực hành sửa chữa hệ thống chiếu sáng.
2.1. Chuẩn bị.
Quán triệt công tác an toàn lao động :
Chú ý đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị, kê chèn xe chắc chắn và tháo ắc
quy trước khi tháo hệ thống điện khỏi xe.
Chuẩn bị nơi làm việc:
Nơi làm việc phải được sắp xếp khoa học: sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng cho quá
trình học tập, làm việc . Phaỉ có đủ bàn sửa chữa và khay đựng chi tiết.
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị:
Dụng cụ tháo lắp: các bộ clê dẹt, clê tròng, clê tuýp, búa, kìm, tuốc nơvit, các dụng
cụ chuyên dùng như kìm chế,t xích…v.v.
Dụng cụ đo kiểm: đồng hồ vạn năng, thước cặp, pan me, đồng hồ so, dây điện, bóng
đèn 12V, ắc quy…v.v.
Trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu: Sơ đồ rải dây mạch điện chiếu sáng, máy nén
khí và trang bị kèm theo, mỏ hàn thiếc, khay đựng chi tiết, xăng, dầu mỡ, giấy ráp 00, nhựa
thông, thiếc hàn, dây điện, băng dính…v.v.
2.2. Tháo rời chi tiết.
Quy trình kiểm tra sửa chữa và đấu dâu hệ thống pha cốt

TT

Tên nguyên công


Dụng cụ

I.

Chuẩn bị.

1.

Chuẩn bị nơi làm việc.

2.

Chuẩn bị dụng cụ:

Tô vít, kìm điện, clê 8-10,
12-14

3.

Thiết bị:

Thiết bị hàn điện, hàn thiếc

4.

Vật tư:

II.


Trình tự kiểm tra, đấu
dây

1.
1

Yêu cầu kỹ thuật

Bố trí, sắp xếp khoa học

§ñ, đúng quy định

Dây điện Φ2,5 Φ
, băng dính, thiếc hàn

Bảo dưỡng, sửa chữa
Đồng hồ vạn năng, ắc quy,
các thiết bị, dây dẫn hệ
dây điện
thống chiếu sáng

Các thiết bị, dây dân phải
hoạt động tốt

đấu từ + ắc quy đến cực Dây cáp bình điện
độc lập của k. động.

Đấu đúng loại dây phù hợp,
mối nối phải chắc chắn



2

Đấu từ cực độc lập của
k.động đến rơ le bảo
vệ.

3

Đấu từ rơ le bảo vệ đến
-đồng hồ

Dây điện Φ

4

Đấu từ +đồng hồ đến
trung tâm khoá điện

Dây điện Φ

5

Đấu từ cực trung tâm
Dây điện Φ
của khoá điện đến đầu
, kìm nguội, tuốc nơ vít
vào của khoá đèn

6


Đấu từ cực pha, cos của
Dây điện Φ
khoá đèn đến đầu vào
, kìm nguội, tuốc nơ vít
của khoá pha, cos

7

Đấu từ cực ra của khoá
Dây điện Φ
pha, cos đến các cực
, kìm nguội, tuốc nơ vít
pha của đèn pha.

8

Đấu từ cực còn lại của
Dây điện Φ2,5, kìm nguội,
khoá pha, cos đến các
tuốc nơ vít
cực cos của đèn pha.

Dây điện Φ
, kìm nguội, tuốc nơ vít

, kìm nguội, tuốc nơ vít

, kìm nguội, tuốc nơ vít


III.

Thử hoạt động của hệ
Bật khoá điện, khoá đèn.
thống

Hệ thống phải hoạt động tốt

IV.

Vệ sinh công nghiệp

Sạch sẽ gọn gàng

Dụng cụ vệ sinh

2.3. Vệ sinh, sửa chữa chi tiết, cụm chi tiết.
Phương pháp dò tìm sự cố mất điện ở hệ thống chiếu sáng :
Khi một hệ thống điện trên xe bị mất điện, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ gốc tìm
lên, bằng cách dùng đồng hồ vạn năng, hoặc bình điện, bóng đèn kiểm tra từng cung đoạn
một, thứ tự ta thực hiện các bước như sau : dương ắc quy đấu vào hệ thống, âm ắc quy tháo
rời khỏi xe đồng thời đấu với một đầu dây bóng đèn, đầu còn lại của bóng đèn lần lượt đấu
với các đầu nối của các cung đoạn, nếu cung đoạn nào đèn sáng là cung đoạn đó có điện,
đèn không sáng là cung đoạn đó bị mất điện, cần được kiểm tra kỹ để xác định và xử lý.
Phương pháp dò tìm sự cố chạm chập ở hệ thống chiếu sáng :
Khi một hệ thống điện trên xe bị chạm chập điện, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ
trên tìm xuống. Thứ tự các bước ta làm như sau :


Lần lượt tách từng cung đoạn ra khỏi hệ thống, đóng khoá điện, quan sát đồng hồ :

nếu đồng hồ báo vẫn chạm (đồng hồ báo âm lớn), thì vị trí chạm sẽ ở cung đoạn phía dưới,
nếu hết chạm thì vị trí chạm nằm ở ngay cung đoạn vừa kiểm tra, cần tháo ra xử lý hoặc
thay thế đoạn dây dẫn mới.
Yêu cầu kỹ thuật sau sửa chữa :
Sau khi sửa chữa, phải điều chỉnh lại độ chụm của đèn pha theo quy định đối với
từng loại xe.
Khoá điện, khóa đèn, khoá đảo pha, côs phải làm việc tin cậy, chắc chắn.
2.4. Lắp chi tiết.
2.5. Đấu mạch điện, kiểm thử.
*Sơ đồ đấu dây một số hệ thống chiếu sáng:

Hình 2.1: Sơ đồ mạch điện chiếu sáng các dòng xe truyền thống

Hình 2.2. Sơ đồ mạch điện chiếu sáng sa bàn xe TOYOTA

2.6. Vệ sinh công nghiệp.


Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau mỗi nội
dung thực hành và luyện tập.
Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ, ngăn nắp.
Đảm bảo an toàn đối với nơi bảo quản dung dịch, a xít, ắc qui đang nạp và an toàn
PCCN.

Bài 3. Bảo dưỡnghệ thống tín hiệu
* Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống tín hiệu;
- Bảo dưỡng hệ thống tín hiệu đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình luyện tập.

* Nội dung bài:
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống tín hiệu.
* Phương pháp dò tìm sự cố mất điện ở hệ thống tín hiệu:
+ Cũng giống như hệ thống chiếu sáng, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ gốc tìm lên.
bằng cách dùng đồng hồ vạn năng, hoặc bình điện, bóng đèn kiểm tra từng cung đoạn một,
thứ tự ta thực hiện các bước như sau : dương ắc quy đấu vào hệ thống, mát ắc quy tháo rời
khỏi xe đồng thời đấu với một đầu dây bóng đèn. đầu còn lại của bóng đèn lần lượt đấu với
các đầu nối của các cung đoạn, nếu đèn sáng là cung đoạn đó có điện, đèn không sáng là
cung đoạn vừa kiểm tra bị mất điện, cần được kiểm tra kỹ để xác định và xử lý.
* Phương pháp dò tìm sự cố chạm chập điện ở hệ thống tín hiệu:
+ Cũng giống như hệ thống chiếu sáng, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ trên tìm
xuống. Thứ tự các bước ta làm như sau :
Lần lượt tách từng cung đoạn ra khỏi hệ thống, đóng khoá điện, quan sát đồng hồ :
nếu vẫn chạm thì vị trí chạm sẽ ở cung đoạn phía dưới, nếu hết chạm thì vị trí chạm nằm ở
ngay cung đoạn phía trước
* Yêu cầu kỹ thuật sau sửa chữa :
Còi điện phải làm việc tin cậy, tiếng kêu gọn, không rè.
Khoá đèn, xi nhan làm việc chắc chắn, tin cậy, tần số nháy hợp lý.
2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống tín hiệu.
2.1. Chuẩn bị.


a) Quán triệt công tác an toàn lao động : chú ý đảm bảo an toàn cho người và trang
thiết bị, kê chèn xe chắc chắn và tháo ắc quy trước khi tháo hệ thống điện khỏi xe.
b) Chuẩn bị nơi làm việc:
Nơi làm việc phải xắp xếp khoa học: sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng cho quá
trình học tập, làm việc. Phaỉ có đủ bàn sửa chữa và khay đựng chi tiết.
c) Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị:
Dụng cụ tháo lắp: các bộ clê dẹt, clê tròng, clê tuýp, búa, kìm, tuốc nơvit, các
dụng cụ chuyên dùng như kìm chết xích…v.v.

Dụng cụ đo kiểm: đồng hồ vạn năng, thước cặp, pan me, đồng hồ so, dây điện,
bóng đèn 12V, ắc quy…v.v.
Trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu: Sơ đồ rải dây mạch điện tín hiệu, máy nén
khí và trang bị kèm theo, mỏ hàn thiếc, khay đựng chi tiết, xăng, dầu mỡ, giấy ráp 00, nhựa
thông, thiếc hàn, dây điện, băng dính…v.v.
2.2. Tháo rời chi tiết.
2.2.1. Quy trình bảo dưỡng, đấu dây hệ thống tín hiệu báo rẽ

Tên nguyên công

TT

Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ

I.

Chuẩn bị.

1.

Chuẩn bị nơi làm việc.

2.

Chuẩn bị dụng cụ:

Tô vít, kìm điện, clê 8-10,
12-14


Thiết bị:

Thiết bị hàn điện, hàn
§ñ, đúng quy định
thiếc

3.
4.
II.

Vật tư:

Bố trí, sắp xếp khoa học

Dâyđiện

Φ1,5,

Φ

, băng dính, thiếc hàn

Trình tự kiểm tra, đấu dây

1.

Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, Đồng hồ vạn năng, ắc Các thiết bị, dây dân
dây dẫn hệ thống dèn báo rẽ
quy, dây điện

phải hoạt động tốt

1

đấu từ + ắc quy đến cực độc lập
của k. động.

2

Đấu từ cực độc lập của k.động
đến rơ le bảo vệ.
Đấu từ rơ le bảo vệ đến -đồng hồ

3

Dây cáp bình điện
Dây điện Φ
, kìm nguội, t.vít
Dây điện Φ
, kìm nguội, t.vít.

Đấu đúng loại dây
phù hợp, mối nối phải
chắc chắn


Dây điện Φ

4


Đấu từ +đồng hồ đến trung tâm
khoá điện

5

Đấu
từ
cực
K
Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
của khoá điện đến đầu vào của
t.vít
rơ le đèn báo rẽ

6

Đấu từ cực ra của rơ le đến đầu Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
vào của khoá đèn báo rẽ
t.vít

7

Đấu từ một cực của khoá đèn báo
Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
rẽ đến các đèn báo rẽ bên phải và
t.vít
đèn bảng

8


Đấu từ cực còn lại của khoá đèn
Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
báo rẽ đến các đèn báo rẽ bên trái
t.vít
và đèn bảng.

9

Đấu từ cực còn lại của rơ le đèn
Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
báo rẽ đến đèn báo trên bảng
t.vít
đồng hồ.

, kìm nguội, t.vít.

III.

Thử hoạt động của hệ thống

Bật khoá điện, khóa đèn Hệ thống phải hoạt
báo rẽ.
động tốt

IV.

Vệ sinh công nghiệp

Dụng cụ vệ sinh


Sạch sẽ gọn gàng

2.2.2. Quy trình bảo dưỡng, đấu dây còi điện có rơ le.
Tên nguyên công

TT
I.

Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ

Chuẩn bị.

1.

Chuẩn bị nơi làm việc.

2.

Chuẩn bị dụng cụ:

Tô vít, kìm điện, clê 8-10,
12-14

3.

Thiết bị:

Thiết bị hàn điện, hàn

§ñ, đúng quy định
thiếc

4.

Vật tư:

II.
1.
1

Bố trí, sắp xếp khoa học

Dâyđiện

Φ1,5,

Φ

băng dính, thiếc hàn

Trình tự kiểm tra, đấu dây
Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết Đồng hồ vạn năng, ắc Các thiết bị, dây dân
bị, dây dẫn hệ thống còi điện
quy, dây điện
phải hoạt động tốt
đấu từ + ắc quy đến cực độc lập
của k. động.

Dây cáp bình điện


Đấu đúng loại dây
phù hợp, mối nối phải


Dây điện Φ

2

Đấu từ cực độc lập của k.động
đến rơ le bảo vệ.

3

Đấu từ rơ le bảo vệ đến -đồng
hồ điện.

4

Đấu từ + đồng hồ điện đến
trung tâm khoá điện

5

Đấu
từ
cực
K
của khoá điện đến đầu vào Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
cuộn hút của rơ le bảo vệ và

t.vít
chắc chắn
tiếp điểm động của rơ le bảo vệ

6

Đấu từ đầu còn lại của cuộn hút Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
rơ le bảo vệ đến núm còi.
t.vít

7

Đấu từ cực còn lại của núm còi Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
ra mát.
t.vít

8

Đấu từ cực tiếp điểm tĩnh của
Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
rơ le bảo vệ đến một cực của
t.vít
còi điện.

9

Đấu từ cực còn lại của còi điện Dây điện Φ1,5, kìm nguội,
ra mát.
t.vít


, kìm nguội, t.vít
Dây điện Φ
, kìm nguội, t.vít.
Dây điện Φ
, kìm nguội, t.vít.

III.

Thử hoạt động của hệ thống

Bật khoá điện, bấm còi .

Còi điện phải hoạt
động tốt.

IV.

Vệ sinh công nghiệp

Dụng cụ vệ sinh

Sạch sẽ gọn gàng

2.3. Bảo dưỡng hệ thống tín hiệu.
a) Tháo hệ thống khỏi xe:
+ Dùng clê tháo đai ốc hãm sau đó dùng tay xoay nhẹ tháo dây cáp bình điện ra. Chú
ý : khi tháo bao giờ cũng phải tháo dây mát trước, không dùng tuốc nơ vít hoặc búa để đóng
đầu nối cọc bình điện sẽ làm rụng các tấm cực của ắc quy .Không để các vật dụng bằng kim
loại lên bề mặt ắc quy sẽ gây chạm chập các ngăn của ắc quy.
+ Tháo các dây nối điện đến khoá điện, khoá đèn báo rẽ, đến rơ le, còi và các đèn tín

hiệu,….v.v.
+ Dùng clê 10, tuốc nơ vít tháo rơ le, còi điện, khoá đèn báo rẽ ra khỏi vỏ xe. Tháo
toàn bộ bó dây điện tín hiệu ra khỏi vỏ xe.
+ Dùng clê 17-19, kìm, tuốc nơ vít tháo khoá điện, khoá đèn, đồng hồ am pe và các
cảm biến, đèn tín hiệu ra khỏi xe.


b)Vệ sinh làm sạch chi tiết :
+ Dùng khí nén, giẻ lau thổi sạch, lau hết bụi bẩn bám trên các chi tiết.
+ Các cảm biến có thể rửa trong dầu diezel rồi lau khô bằng giẻ sạch.
c) Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng:
* Kiểm tra khoá điện :
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch chắc chắn giữa cực trung tâm
khoá điện với cực K3 khi khoá điện đóng. Nếu không thông phải tháo cụm tiếp điểm ra,
đánh sạch tiếp điểm bằng giấy ráp rồi lắp lại, hoặc thay thế khoá điện mới.
* Kiểm tra khoá đèn:
+Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của các cực của khoá đèn, yêu
cầu:- khi kéo nấc 1, đầu vào phải thông với các cực của các đèn con phía trước và phía sau,
không thông với cực đèn pha.
- Khi kéo nấc 2, đầu vào phải thông với các cực của các đèn con phía sau, đèn
pha và không được thông với cực của đèn con phía trước.
+ Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên, phải tháo khoá đèn ra, đánh lại tiếp điểm.
Chú ý: khi tháo phải cẩn thận vì các nẫy ghép rất dễ gẫy.
* Kiểm tra khoá đèn báo rẽ:
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự làm việc tin cậy của các tếp điểm, nếu không
đạt phải tháo ra đánh sạch các tiếp điểm.
* Kiểm tra rơ le đèn báo rẽ:
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây từ hoá, kiểm tra sự
cách điện với vỏ và sự tiếp xúc của các tiếp điểm .
+ Sau khi kiểm tra xong cần phải điều chỉnh lại độ căng của sợi dây ni - ken, cách

làm như sau :
- Cho rơ le làm việc, dùng t.vít dẹt xoay vít điều chỉnh sao cho tần số nháy vào
khoảng 20 – 30 lần/ phút là được .
* Kiểm tra còi điện:
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch, chạm chập của cuộn dây còi.
Kiểm tra sự cháy rỗ của tiếp điểm còi. Nếu cuộn dây bị chạm, chập, đứt có thể cuốn lại. tiếp
điểm mòn, cháy, rỗ thì đánh lại bằng giấy ráp mịn.
+ Sau khi kiểm tra sửa chữa xong còi điện cần phải điều chỉnh lại âm thanh cho còi,
cách làm như sau :
- Nới lỏng ốc hãm, xoay vít điều chỉnh vào hoặc ra sao cho âm còi kêu thanh, dứt
khoát. Sau đó khoá chặt ốc hãm lại là được.


2.4. Lắp chi tiết.
2.5. Đấu mạch điện, kiểm thử.
* Phương pháp đấu dây hệ thống tín hiệu:
+ Khoá đèn được đấu với nguồn, các đèn con phía trước và đèn con phía sau đều
được đấu với khoá đèn chính. đèn báo phanh được đấu nối qua núm báo phanh. đèn lùi được
lắp thông qua công tắc số lùi trên vỏ hộp số.
+ Còi điện lắp nối mát qua núm còi, để bảo vệ núm còi người ta thường lắp kèm theo
rơ le còi.

2.6. Vệ sinh công nghiệp.
Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau mỗi nội
dung thực hành và luyện tập.
Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ, ngăn nắp.
Đảm bảo an toàn đối với nơi bảo quản dung dịch, a xít, ắc qui đang nạp và an toàn
PCCN.
Bài 4. Sửa chữa hệ thống tín hiệu.
* Mục tiêu của bài:

- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống tín hiệu;
- Sửa chữa hệ thống tín hiệu đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình luyện tập.
* Nội dung bài:
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống tín hiệu.
a. Tháo hệ thống khỏi xe:
+ Dùng clê tháo đai ốc hãm sau đó dùng tay xoay nhẹ tháo dây cáp bình điện ra. Chú
ý : khi tháo bao giờ cũng phải tháo dây mát trước, không dùng tuốc nơ vít hoặc búa để đóng
đầu nối cọc bình điện sẽ làm rụng các tấm cực của ắc quy .Không để các vật dụng bằng kim
loại lên bề mặt ắc quy sẽ gây chạm chập các ngăn của ắc quy.
+ Tháo các dây nối điện đến khoá điện, khoá đèn báo rẽ, đến rơ le, còi và các đèn tín
hiệu,….v.v.
+ Dùng clê 10, tuốc nơ vít tháo rơ le, còi điện, khoá đèn báo rẽ ra khỏi vỏ xe. Tháo
toàn bộ bó dây điện tín hiệu ra khỏi vỏ xe.


+ Dùng clê 17-19, kìm, tuốc nơ vít tháo khoá điện, khoá đèn, đồng hồ am pe và các
cảm biến, đèn tín hiệu ra khỏi xe.
b. Vệ sinh làm sạch chi tiết :
+ Dùng khí nén, giẻ lau thổi sạch, lau hết bụi bẩn bám trên các chi tiết.
+ Các cảm biến có thể rửa trong dầu diezel rồi lau khô bằng giẻ sạch.
c. Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng:
Kiểm tra sửa chữa khoá điện :
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch chắc chắn giữa cực trung tâm
khoá điện với cực K3 khi khoá điện đóng. Nếu không thông phải tháo cụm tiếp điểm ra,
đánh sạch tiếp điểm bằng giấy ráp rồi lắp lại, hoặc thay thế khoá điện mới.
Kiểm tra,s ửa chữa khoá đèn:
+Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của các cực của khoá đèn, yêu
cầu:- khi kéo nấc 1, đầu vào phải thông với các cực của các đèn con phía trước và phía sau,

không thông với cực đèn pha.
- Khi kéo nấc 2, đầu vào phải thông với các cực của các đèn con phía sau, đèn pha và
không được thông với cực của đèn con phía trước.
+ Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên, phải tháo khoá đèn ra, đánh lại tiếp điểm.
Chú ý: khi tháo phải cẩn thận vì các nẫy ghép rất dễ gẫy.
Kiểm tra sửa chữa khoá đèn báo rẽ:
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự làm việc tin cậy của các tếp điểm, nếu không
đạt phải tháo ra đánh sạch các tiếp điểm.
Kiểm tra sửa chữa rơ le đèn báo rẽ:
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây từ hoá, kiểm tra sự
cách điện với vỏ và sự tiếp xúc của các tiếp điểm .
+ Sau khi kiểm tra xong cần phải điều chỉnh lại độ căng của sợi dây ni - ken, cách
làm như sau :
- Cho rơ le làm việc, dùng t.vít dẹt xoay vít điều chỉnh sao cho tần số nháy vào
khoảng 20 – 30 lần/ phút là được .
Kiểm tra sửa chữa còi điện:
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch, chạm chập của cuộn dây còi.
Kiểm tra sự cháy rỗ của tiếp điểm còi. Nếu cuộn dây bị chạm, chập, đứt có thể cuốn lại. tiếp
điểm mòn, cháy, rỗ thì đánh lại bằng giấy ráp mịn.
+ Sau khi kiểm tra sửa chữa xong còi điện cần phải điều chỉnh lại âm thanh cho còi,
cách làm như sau :
- Nới lỏng ốc hãm, xoay vít điều chỉnh vào hoặc ra sao cho âm còi kêu thanh, dứt
khoát. Sau đó khoá chặt ốc hãm lại là được.


d. Yêu cầu kỹ thuật sau sửa chữa :
Còi điện phải làm việc tin cậy, tiếng kêu gọn, không rè.
Khoá đèn, xi nhan làm việc chắc chắn, tin cậy, tần số nháy hợp lý.
2. Thực hành sửa chữa hệ thống tín hiệu.
2.1. Chuẩn bị.

2.1.1- Quán triệt công tác an toàn lao động : chú ý đảm bảo an toàn cho người và
trang thiết bị, kê chèn xe chắc chắn và tháo ắc quy trước khi tháo hệ thống khởi động ra
khỏi xe.
2.1.2- Chuẩn bị nơi làm việc:
Nơi làm việc phải được xắp xếp khoa học: sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng cho quá
trình học tập, làm việc. Phaỉ có đủ bàn sửa chữa và khay đựng chi tiết.
2.1.3- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị:
Dụng cụ tháo lắp: các bộ clê dẹt, clê tròng, clê tuýp, kìm, búa, tuốc nơvit, các dụng
cụ chuyên dùng như kìm chết, dụng cụ tháo chổi than …v.v.
Dụng cụ đo kiểm: đồng hồ vạn năng, dây điện, bóng đèn 12V, ắc quy, vôn kế, am pe
kế, các thiết bị đo, kiểm…v.v.
Trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu: Trang thiết bị kiểm thử máy khởi động, máy
nén khí và trang bị kèm theo, máy mài cầm tay, khay đựng chi tiết, xăng, dầu mỡ, giấy ráp
00, nhựa thông, thiếc hàn, mỏ hàn điện…v.v.
2.2. Tháo rời chi tiết.
2.3. Vệ sinh, sửa chữa chi tiết, cụm chi tiết.
Phương pháp đấu dây hệ thống tín hiệu:
+ Khoá đèn được đấu với nguồn, các đèn con phía trước và đèn con phía sau đều
được đấu với khoá đèn chính. đèn báo phanh được đấu nối qua núm báo phanh. đèn lùi được
lắp thông qua công tắc số lùi trên vỏ hộp số.
+ Còi điện lắp nối mát qua núm còi, để bảo vệ núm còi người ta thường lắp kèm theo
rơ le còi.
Phương pháp dò tìm sự cố mất điện ở hệ thống tín hiệu:
+ Cũng giống như hệ thống chiếu sáng, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ gốc tìm lên.
bằng cách dùng đồng hồ vạn năng, hoặc bình điện, bóng đèn kiểm tra từng cung đoạn một,
thứ tự ta thực hiện các bước như sau : dương ắc quy đấu vào hệ thống, mát ắc quy tháo rời
khỏi xe đồng thời đấu với một đầu dây bóng đèn. đầu còn lại của bóng đèn lần lượt đấu với
các đầu nối của các cung đoạn, nếu đèn sáng là cung đoạn đó có điện, đèn không sáng là
cung đoạn vừa kiểm tra bị mất điện, cần được kiểm tra kỹ để xác định và xử lý.
Phương pháp dò tìm sự cố chạm chập điện ở hệ thống tín hiệu:



+ Cũng giống như hệ thống chiếu sáng, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ trên tìm
xuống. Thứ tự các bước ta làm như sau :
Lần lượt tách từng cung đoạn ra khỏi hệ thống, đóng khoá điện, quan sát đồng hồ :
nếu vẫn chạm thì vị trí chạm sẽ ở cung đoạn phía dưới, nếu hết chạm thì vị trí chạm nằm ở
ngay cung đoạn phía trước
* Sửa chữa hệ thống còi
Nếu còi không kêu ta tiến hành tìm hỏng hóc như sau
a. Nối thêm một đoạn dây mát cho còi, nếu kêu tốt là do thiếu mát. Phải tháo ra cạo
sạch nơi gắn còi cho tiếp xúc mát tốt
b. Nếu đã khắc phục sửa chữa như thế nhưng còi vẫn không hoạt động, ta tháo tách đầu
dây nóng ra khỏi chân B của rơ le, chạp đầu day này vào đèn thử điện, nếu đèn không
cháy sáng, chứng tỏ bị hở mạch từ đó đến ắc quy
Nếu đèn thử cháy sáng ta chạm đầu dây này vào chân H của rơ le còi, nếu lúc này còi
kêu tốt chứng tỏ rơ le còi bị hỏng phải thay mới rơ le.
c. Thử như thế nếu còi vẫn không kêu, chạm dây nóng vào cọc bắt dây nơi còi nếu kêu
là bị hở mạch giữa còi và rơ le. Nếu vẫn không kêu là còi bị hỏng. Trường hợp còi kêu mãi
mà không tắt được là do chạm mát từ rơ le đến nút bấm còi hoặc do tiếp điểm rơ le bị dính
không nhả ra.
2.4. Lắp chi tiết.

2.5. Đấu mạch điện, kiểm thử.
2.6. Vệ sinh công nghiệp.
Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau mỗi nội
dung thực hành và luyện tập.
Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ, ngăn nắp.
Đảm bảo an toàn đối với nơi bảo quản dung dịch, a xít, ắc qui đang nạp và an toàn
PCCN.


* Kiểm tra định kỳ
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:
- Diện tích: 80 m2 đến 140 m2;
- Bảng viết, bàn ghế của giáo viên;
- Bàn học lý thuyết đủ 30 chỗ; khu vực thực hành đủ 18 đến 22 chỗ;
- Máy chiếu Projector, màn chiếu, tranh ảnh…


2. Trang thiết bị máy móc:
- Bộ mô hình dàn trải các trang thiết bị điện ô tô hoạt động được (sa bàn hệ thống
chiếu sáng – tín hiệu), Ô tô làm thiết bị thực hành.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu.
- Học liệu:
+ Giáo trình, đề cương, tài liệu tham khảo;
+ Các bản vẽ, tranh mô tả thiết bị.
- Dụng cụ:
+ Bộ đồ nghề điện ô tô, cơ khí cầm tay;
+ Đồng hồ vạn năng.
- Nguyên vật liệu:
+ Dây dẫn điện;
+ Đầu cốt các cỡ;
+ Băng dính, ghen cách điện... cách điện các loại;
+ Thiếc hàn, nhựa thông, giấy nhám các loại...
+ Xăng, dầu dùng để nổ máy, mỡ dùng để bảo dưỡng…
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung. đánh giá các nội dung sau:
- Về kiến thức:
+ Trình tự, yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa hệ thống chiếu sáng – tín hiệu;
- Về kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận của hệ thống chiếu sáng
– tín hiệu;
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác
và an toàn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tính cận thận, tỉ mỉ trong thực tế;
+ Sự sáng tạo, chủ động sáng tạo trong học tập;
+ Tham gia thảo luận, phát biểu, thuyết trình và làm việc nhóm;
+ Nghiêm túc trong học tập, chấp hành nội qui, qui định an toàn lao động.


+ Tinh thần trách nhiệm và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong học tập, thực
hành.
2. Phương pháp:
- Đánh giá qua bài kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thực hành trong quá trình
thực hiện các bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, yêu cầu phải đạt được mục tiêu của
từng bài học;
- Kiểm tra sau khi kết thúc môn học.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng công
nghệ ô tô.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
+ Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn
bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy;
+ Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để sinh viên ghi nhớ kỹ hơn;
+ Nên bố trí thời gian thực hành luyện tập bảo dưỡng sửa chữa hệ thống, chi tiết, cụm
chi tiết của hệ thống chiếu sáng – tín hiệu;
- Đối với người học:

+ Tập trung, lắng nghe, theo dõi bài giảng của giáo viên;
+ Tìm hiểu các nguồn tài liệu khác;
+ Tích cực chủ động tham gia vào bài học;
3. Những trọng tâm cần chú ý:
- Trình tự, yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa hệ thống chiếu sáng – tín hiệu;
- Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận của hệ thống chiếu sáng
– tín hiệu;
- Sử dụng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Nguyễn Văn Chất - Giáo trình Trang bị điện ô tô - NXB Giáo dục Việt Nam – 2011
- Trần Thế san + Trần Duy Nam - Chuẩn đoán sửa chữa Hệ thống điện trên xe Mô tô
đời mới - NXB Khoa học và kỹ thuật - 2010


- Phạm Tố Như (chủ biên) - Giáo trình Công nghệ ô tô - Phần Điện ( Giáo trình
TCDN)-NXB Lao động - 2014
- Nhóm Hồng Đức - Mai Hồng Chính ( chủ biên) - Điện - Điện tử dùng trong xe hơi
- Tập 1.
2.2. Thực hành kiểm tra, sửa chữa bộ gạt nước mưa
2.2.1. Tháo bộ gạt nước mưa:
Lần lượt tháo các cụm: mô tơ, chổi gạt mưa, các thanh dẫn động ra khỏi xe.
Tháo rời mô tơ.
+ Dùng tuốc nơ vít, dụng cụ chuyên dùng tháo nắp che bụi, giá chổi than và chổi
than ra.
+ Dùng clê 10-12 tuốc nơ vít tháo bulon suốt tháo rời các chi tiết của mô tơ.
2.2.2. Vệ sinh làm sạch chi tiết .
+ Rửa sạch rôto, stato bằng xăng rồi xì khô, lau sạch bằng khí nén và giẻ lau.
+ Các chi tiết còn lại lau sạch bằng giẻ sạch.
2.2.3. Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng .
a. Kiểm tra sửa chữa rôto

+ Kiểm tra sửa chữa phần cơ:
- Dùng pan me và trực quan kiểm tra độ mòn, méo, xước. Vị trí cổ trục lắp vòng bi
không được mòn, méo quá quy định. Nếu méo, xước ít dùng giấy ráp mịn xoa hết vết xước.
Nếu mòn, méo, xước nhiều, có thể hàn đắp lên rồi gia công lại, nếu nhiều quá thì thay thế.
Khi hàn đắp cần chú ý, có biện pháp công nghệ chống biến dạng cho trục, khi gia công cơ
phải đảm bảo độ đồng tâm giữa trục rô to với rô to.
*Phương pháp kiểm tra:
Gá, kẹp chi tiết lên đồ gá, tay trái cầm pan me sao cho ngón tay cái và ngón chỏ cầm
vào phía đầu đo tĩnh, ngón giữa và ngón đeo nhẫn lần lượt đỡ vào thân và đầu đo di động,
đặt pan me vuông góc với trục của chi tiết, các đầu đo chặn vào hai đầu đường kính cần đo,
mặt ghi số thang đo hướng lên trên. Tay phải thao tác đo (dùng ngón chỏ và ngón cái vặn
núm đo, sau ba lần trượt cá là được). Sau đó có thể đọc trị số kích thước trên thân thước
hoặc khóa đầu đo động lại, đưa thước ra khỏi chi tiết để đọc trị số kích thước cần đo.
Kiểm tra độ mòn: đo ở 3-4 vị trí và chọn giá trị lớ nhất, sau đó so sánh với kích
thước tiêu chuẩn .
Kiểm tra độ méo: đo và tính hiệu số từng cặp kích thước ở hai vị trí đường kính
vuông góc với nhau trên cùng một mặt cắt, đo ở 3-4 vị trí và sau đó cũng chọn giá trị lớn
nhất.


- Dùng thiết bị chuyên dùng, đồng hồ so kiểm tra độ cong của trục, nếu cong thì nắn
lại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.( Nắn bằng lực tĩnh trên máy ép thuỷ lực).
*Phương pháp kiểm tra:
Điều chỉnh thiết bị, gá kẹp chi tiết vào thiết bị cho chắc chắn.
Điều chỉnh đầu đo của đồng hồ so sao cho tỳ dúng vào đường sinh cao nhất của chi
tiết.
Quay chi tiết một vòng, quan sát kim đồng hồ để xác định vị trí dao động gần nhất và
xa nhất của kim, tương ứng với các trị số trên đồng hồ. Nửa giá trị giữa các trị số trên đồng
hồ chính là độ cong của chi tiết.
- Dùng pan me kiểm tra độ mòn, méo, xước của cổ đồng. Nếu mòn, méo, xước ít thì

đánh giấy ráp, hoặc tiện láng lại. Nếu nhiều thì tiện láng lại các cổ đồng trên máy tiện,
trường hợp nếu cổ đồng mòn quá giới hạn quy định thì thay thế cổ đồng mới.
*Phương pháp kiểm tra tương tự như xác định độ mòn, méo của rô to.
+Kiểm tra sửa chữa phần điện:
- Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo thông mạch, kiểm tra sự thông mạch và
chạm chập của các cuộn dây. Sau đó chuyển về thang đo điện trở để kiểm tra sự ngắn mạch
của chúng (so sánh điện trở đo được với điện trở thiết kế). Nếu chạm chập nhẹ thì tẩm sấy
lại, nếu đứt hoặc chập nặng thì phải tháo ra quấn lại .(lưu ý: dây quấn phải đúng đường kính
và số vòng theo thiết kế, quấn xong phải tẩm sấy theo đúng quy trình kỹ thuật ).
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự cách điện của cổ đồng, yêu cầu không được
chạm chập với nhau và với trục. Nếu chạm phải tháo cổ đồng ra rồi cách điện lại. Nếu đứt
dây thì hàn nối lại bằng phương pháp hàn thiếc.
*Phương pháp kiểm tra: Để thang đo đồng hồ ở nấc đo thông mạch, một đầu đo đặt
cố định vào một phiến đồng, đầu còn lại lần lượt đặt vào trục, khung từ rô to. Yêu cầu
không được thông mạch (kim đồng hồ không dịch chuyển). Khi đo thông mạch thì các đầu
đo đặt vào hai đầu cuộn dây, kim đồng hồ dịch chuyển là cuộn dây thông mạch.
b. Kiểm tra sửa chữa stato.(Xem lại bài kiểm tra sửa chữa máy khởi động).
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch, chạm chập của cuộn dây. Nếu
chạm chập thì tháo ra cách điện lại .
+ Trực quam kiểm tra xem stato có bị sát côs không, nếu sát ít thì dùng giấy ráp đánh
lại, nếu sát nhiều thì tiện láng lại trên máy tiện. (chú ý khe hở giữa stato và rôto phải nằm
trong tiêu chuẩn cho phép ).
c. Kiểm tra sửa chữa chổi than, lò xo chổi than.
+ Dùng thước cặp kiểm tra độ dài của các chổi than, chiều dài viên than còn lại phải
> 10 mm (tùy thuộc các loại máy khởi động khác nhau mà kích thước này cũng thay đổi
khác nhau). Nếu không đạt phải thay thế chổi than mới.


+ Kiểm tra lực ép của các lò so chổi than phải nằm trong khoẳng 960 ÷ 1.300 G với
chiều dài hiện tại của các viên than. Nếu không đạt phải thay thế lò so mới.

+ Phương pháp mài rà chổi than cũng tương tự như mài rà chổi than của máy phát
điện, chú ý diện tích tiếp xúc phải > 75 %.
2.3. Yêu cầu kỹ thuật sau sửa chữa :
Sau khi sửa chữa phải kiểm thử mô tơ ở tất cả các chế độ phải đảm bảo các chỉ tiêu
kỹ thuật .



×