Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chẩn đoán và điều trị hen phế quản cấp nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.75 KB, 2 trang )

Chẩn đoán và điều trị hen phế quản
cấp nặng:
1.Chẩn đoán: Hen phế quản cấp nặng: có thể xuất phát từ hội chứng đe dọa hen phế
quản cấp nặng, hội chứng nầy có thể tương ứng với tình trạng cơn hen cấp không đáp ứng
với điều trị thông thường và nặng dần; hoặc xảy ra rất cấp đôi khi trong vòng vài phút. Đó
là tình trạng nguy cấp có tiên lượng sinh tử trong thời gian ngắn.
Sự chẩn đoán phải được thực hiện sớm và có tính cấp cứu.
- Những dấu chứng hô hấp
+ Tình trạng nguy cấp hô hấp với tím, vã mồ hôi, khó thở nhanh nông, tần số trên 30
lần/phút kèm dấu co kéo các cơ hô hấp.
+ Rối loạn tri giác: lo âu kèm vật vả hay ngược lại lơ mơ có thể đi dần vào
hôn mê.
+ Có thể thở chậm chứng tỏ có sự suy kiệt cơ hô hấp và báo trước sự ngưng hô hấp.
+ Nghe phổi: im lặng cả hai bên phổi.
+ Lưu lượng thở ra đỉnh dưới 150 lít/phút.
+ PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 > 45 mmHg.
+ pH máu < 7,38.
- Những dấu chứng tim mạch
+ Mạch nhanh thường trên 120 lần/phút, mạch chậm là dấu chứng rất nặng báo hiệu
ngưng tuần hoàn.
+ Mạch nghịch lý làm mạch giảm biên độ trong kỳ thở vào, có thể xác định bằng cách
đo hiệu áp tâm thu giữa kỳ thở ra và kỳ thở vào thường trên 20 mmHg.
+ Tâm phế cấp với dấu chứng suy tim phải.
+ Huyết áp có thể tăng liên quan đến sự tăng PaCO2, huyết áp hạ trong những trường
hợp quá nặng.
2. Điều trị:
10.3.1. Liệu pháp oxy: phải thực hiện liền không cần chờ kết quả khí máu, cung lượng cao
6l/phút nếu không có suy hô hấp mạn, nếu có suy hô hấp mạn cung lượng thấp 2l/phút.
10.3.2. Thuốc giãn phế quản
+ Thuốc kích thích bêta 2: tiêm dưới da Terbutaline (Bricanyl) 1 ống 0,5 mg là biện
pháp cấp cứu ban đầu ngay tại nhà bệnh nhân.


+ Khi nhập viện thì dùng khí dung Salbutamol, 1 ml chứa 5 mg hòa 4ml dung dịch
sinh lý qua máy khí dung cho hít trong 10 - 15 phút, có thể lập lại tùy diễn tiến lâm sàng,
30 phút một lần. Có thể dùng Salbutamol tiêm tĩnh mạch liên tục bằng ống tiêm tự động,
liều lượng ban đầu thường là 0,1 - 0,2 µg/kg/phút, tăng liều từng 1 mg/giờ theo diễn tiến
lâm sàng.
+ Adrénaline: chỉ định chi các thuốc kích thích bêta 2 bị thất bại; liều lượng khởi đầu
thường là 0,5 - 1 mg/giờ tiêm tĩnh mạch bằng ống tiêm tự động.
+ Aminophylline: có thể kết hợp, dùng bằng đường chuyền tĩnh mạch với dung dịch
Glucoza 5 % liên tục với liều lượng 0,5 - 0,6 mg/kg/giờ.
10.3.3. Kháng sinh: được sử dụng khi có nhiễm trùng phế quản - phổi kèm theo, có thể
dùng Cephalosporines, Macrolides hay Fluoroquinolones hô hấp.


10.3.4. Corticosteroide: Methylprednisolone (Solumedrol) 60 - 80mg mỗi 6 giờ.
10.3.5. Thở máy: được chỉ định trong thể ngạt cấp hay trong thể mà điều trị bằng thuốc bị
thất bại gây suy kiệt cơ hô hấp.
10.4. Theo dõi bệnh nhân
Mục đích điều trị cơn hen cấp là làm thế nào để các triệu chứng giảm nhanh và cải
thiện chức năng hô hấp càng nhanh càng tốt, đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của
thuốc.
Nếu điều trị ban đầu không có kết quả, nếu PaCO2 còn thấp, thì có thể tiếp tục điều trị
tại bệnh phòng; nhưng nếu PaCO2 tăng và pH bị toan hóa thì bệnh nhân phải được chuyển
đến phòng hồi sức để thực hiện thông khí hỗ trợ.
Đối với hen phế quản cấp nặng là một cấp cứu nội khoa, bắt buộc phải nhập viện gấp
vào khoa hồi sức hô hấp. Nếu chẩn đoán là hội chứng đe dọa hen phế quản cấp nặng hay
hen phế quản cấp nặng hay hen phế quản cấp nặng ở nhà thì phải đưa ngay bệnh nhân đến
khoa hồi sức bằng xe cấp cứu có trang bị.




×