Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

điều trị basedow bằng thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.71 KB, 2 trang )

1.1. Nhóm thuôc ức chế tổng hợp hormone giáp
- Trình bày: thường được sử dụng lâm sàng chia làm 2 loại
Carbimazole 5mg, Methimazole 5mg
Propylthiouracil (PTU) 50mg, Benzylthiouracil (BTU) 25mg
- Cơ chế tác dụng:
- Ức chế phần lớn các giai đoạn tổng hợp hormone giáp
- Carbimazole ức chế khử iod tuyến giáp.
- PTU ức chế biến đổi T4 thành T3 ngoại vi.
- Carbimazole liều cao (> 60mg/ ngày) có tác dụng ức chế kháng thể kháng giáp
- Hiệu quả tác dụng: Hiệu quả sau 1 - 2 tuần, rõ ràng sau 3 - 6 tuần.
- Liều lượng thuốc kháng giáp tổng hợp
PTU 100-150mg/6giờ/ngày. Sau 4 - 8 tuần giảm 50 - 200mg/một hoặc hai lần/
ngày.
Nhóm imidazole:bắt đầu 40mg/ ngày. Sau 4-8 tuần đó giảm liều dần 5-20mg.
- Tác dụng phụ của thuốc: (5%)
- Nhẹ: rối loạn tiêu hóa, phát ban, nổi mề đay
- Tác dụng phụ nặng: Lupus, hội chứng Lyeel, hội chứng thận hư
- Giảm bạch cầu trung tính: khi bạch cầu trung tính <1200/mm3
- Mất bạch cầu hạt (Agranulocytose): tỷ lệ 0,1% (methimazole) và 0,5% (PTU)
trường hợp, được xác định khi số lượng tế bào bạch cầu dưới 200/mm3, trên lâm sàng khó
nhận biết được, cần báo trước cho bệnh nhân nguy cơ này để phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngừng bắt buộc thuốc kháng giáp và dùng kháng sinh ngay khi có dấu chứng này nhất là
biểu hiện nhiễm trùng, viêm họng.
-Theo dõi khi sử dụng thuốc kháng giáp:
- Kiểm tra công thức bạch cầu định kì.
- FT4 và TSH us
- Kiểm tra chức năng gan
- Một số tiêu chuẩn có thể ngưng thuốc kháng giáp:
+ Dùng kháng giáp liều rất nhỏ sau một thời gian không thấy bệnh tái phát trở lại.
+ Thể tích tuyến giáp nhỏ lại
+ Kháng thể kháng thụ thể TSH (kích thích) không tìm thấy trong huyết thanh, sau nhiều


lần xét nghiệm.
+ Test Werner (+): Độ tập trung I131 tuyến giáp bị ức chế khi sử dụng Liothyronine (T3).
1.2. Các phương tiện điều trị khác
1.2.1. Ức chế vận chuyển iode
Sử dụng thường bất lợi, chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt.
1.2.2. Iode vô cơ
Chỉ định hiện nay đối với iode vô cơ chủ yếu là:
+ Chuẩn bị ngắn ngày trước khi phẫu thuật cắt giảm tuyến giáp và
+ Điều trị cơn bão giáp.
Liệu trình sử dụng iode trung bình 10 -15 ngày.
1.2.3. Lithium


Thận trọng ở bệnh nhân có bệnh lí tim mạch và rối loạn chuyển hóa, nhất là mất nước liều
dùng 300 - 450 mg / 8 giờ và duy trì nồng độ 1 mEq/l.Chỉ sử dụng khi bệnh nhân dị ứng
với Thionamide hoặc iode.
1.2.4. Glucocorticoide
Dexamethasone liều 2 mg/ 6 giờ có thể ức chế phóng thích hormonee giáp.
1.2.5. Thuốc ức chế ((propranolol, atenolol, esmolol)
Liều propranolol trung bình 20 - 80 mg/8 giờ.
1.2.6. Thuốc chống đông
Rung nhĩ chiếm tỉ lệ từ 10 - 25% bệnh nhân Basedow. Warfarin dễ gây xuất huyết sau khi
điều trị phóng xạ. Aspirin có chỉ định nhưng thận trọng nếu sử dụng liều cao.
1.2.7. An thần. Nên chọn nhóm barbiturate có tác dụng giảm lượng thyroxine do gia tăng
thoái biến.
1.2.8. Cholestyramine. Dùng 4 mg, ngày 4 lần có thể làm giảm T4.




×