Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.86 KB, 12 trang )

K50 Tư pháp _ Luật Vinh

ĐỀ CƯƠNG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
A. Câu 3 điểm
1. Hình phạt tử hình
KN: HPTH là HP đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng( Điều 39 BLHS)
Đặc biệt:
- Đây là HP nghiêm khắc nhất mà nội dung của nó là tước đoạt quyền sống của
con người, loại trừ vĩnh viễn người PT ra khỏi XH; loại bỏ khả năng GD, cải tạo
người PT.
- Chỉ áp dụng trong TH PT đặc biệt nghiêm trọng và việc áp dụng, thi hành loại
HP này phải tuân thủ theo 1 thủ tục nghiêm ngặt, hạn chế tối đa HPTH
Thực trạng AD HPTH ở các nước trên TG:
Hiện nay hầu hết các nước đã xóa bỏ HPTH;
Có 98 QG đã xóa bỏ; 28 QG chưa xử lí tử hình cho từng TH nào; 9 QG chỉ AD
TH đặc biệt; còn 74 QG vẫn áp dụng HPTH
Ví dụ:
Ở VN cho rằng duy trì HPTh là cần thiết bởi những lí do sau:
- Do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống TP, nhiều TP đặc biệt nghiêm
trọng bắt buộc phải áp dụng để đảm bảo công lí:
+ Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay tồn tại nhiều TH PT đặc biệt ngiêm trọng
mà mỗi HP loại trừ HPTH thì không đủ khả năng đảm bảo được công lí, lập lại công
bằng XH.
+ Công lí đòi hỏi mọi chủ thể phải chịu trách nhiệm trước PL về hành vi của
mình.
+ Nếu loại bỏ HPTh thì : công lí sẽ khó được đảm bảo; công bằng XH khó được
khôi phục ; ý nghĩa GD chung, phòng ngừa chung không đạt tới yêu cầu.
- Mang ý nghĩa phòng ngừa chung:
+ HPTh vẫn cần thiết để phòng ngừa TP chung cũng như riêng
+ Hiện nay trong số những người PT vẫn còn nhiều kẻ ngoan cố, sẵn sàng PT khi


có điều kiện, họ phạm tội không chỉ trong môi trường XH bình thường mà ngay cả

1


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo: đang trong thời gian chấp hành hình phạt bổ
sung hoặc đang trong thời gian tù .
+ Xét từ yêu cầu phòng ngừa chung, rõ ràng: trình độ dân trí, ý thức PL, thói
quen, tập quán PL trong XH,… chưa cao. Vì vậy, nếu không có những biện pháp răn
đe đủ mạnh thì khó có thể ngăn ngừa, dập tắt.
- Đảm bảo chất lượng cuộc sống và sự an toàn cho XH → đòi hỏi phải AD
HPTH.
Nếu một người tù trốn trại, 1 phần tử được coi là đặc biệt nguy hiểm thoát ra khỏi
sự kiểm soát của PL sẽ đe dọa đến sự an toàn của XH làm nhiều người phải lo âu, sợ
hãi và dẫn đến chất lượng cuộc sống không được bảo đảm
⇒Chính những lí do này là cơ sở đế trong những giới hạn nhất định, HPTH vẫn
được giữ lại trong LHS nước ta.
- Đặt cao lợi ích cho toàn XH, chứ không chỉ cho người có tội:
+ Tính nhân đạo được tập trung thể hiện 1 cách triệt để ở khía cạnh XH. Tức là ở
việc phòng ngừa, răn đe TP, bảo đảm an toàn XH, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Khi nói đến nhân đạo, chúng ta thường xem xét trước hết là từ phía người PT
mà đôi khi đánh giá chưa hết lợi ích của người khác và của XH. Việc thường nhấn
mạnh khía cạnh cả người PT xuất phát từ ý nghĩ cho rằng trong hoàn cảnh tố tụng,
người PT luôn được coi là bên yếu thế hơn so với Nhà nước.
Ở VN duy trì bằng cách :
- Hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình;
- Hạn chế đến mức tối đa khả năng áp dụng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng
khi không còn áp dụng các HP khác nữa;

- Nghiêm cấm áp dụng đối với các TH tại Điều 35 BLHS;
- Qui định nghiêm ngặt về thủ tục THA tử hình.
Bình luận:
- Do đây là 1 loại hình phạt có tính chất nghiêm khắc tước bỏ quyền sống của
con người vì vậy việc áp dụng chế định thi hành hình phạt này phải được áp
dụng đúng PL, không thực hiện tùy tiện.

2


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

- Những hành vi vi phạm pháp luật về thi hành hình phạt tử hình: xâm hại
đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ PL; xâm hại quyền bất khả
xâm phạm về thân thể của công dân; làm giảm lòng tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước.
⇒ Do vậy, việc qui định 1 cách chặt chẽ chế định thi hành HP tử hình luật
TTHS thể hiện sự tôn trọng quyền con người của nước ta, bảo đảm sự giám
sát của nhân dân, xã hội trong hoạt động THA hình sự nói chung, thi hành
HP tử hình nói riêng.
- Việc qui định trình tự, thủ tục THHP tử hình trong luật THAHS có ý nghĩa
rất quan trọng: ý nghĩa về mặt lập pháp; nâng cao nhận thức của nhân dân
nói chung, cán bộ của cơ quan bảo vệ PL nói riêng về sự cần thiết phải qui
định chặt chẽ của LTHAHS; góp phần nâng cao hiệu quả các cuộc điều tra
phòng chống tội phạm, động viên quần chúng nhân dân tham gia tích cực
vào cuộc đấu tranh này.
- Hiện nay LTHAHS về HP tử hình có nhiều điểm mới trong đó nổi bật là
việc thay hình phạt HP xử bắt = tiêm thuốc độc( Điều 50)→ phát hiện tính
nhân đạo.
2. Cải tạo không giam giữ

KN: Là một hình phạt chính trong hệ thống hình phạt
CSPL: Điều 31 BLHS 1999, Sửa đổi 2009.
HP Cải tạo không giam giữ nghiêm khắc hơn HP cảnh cáo, phạt tiền, ít
nghiêm khắc hơn HP tù có thời hạn.
Đặc trưng: thực hiện hoạt động giáo dục người bị kết án ngay trong môi
trường sống và làm việc bình thường của họ.
Áp dụng: đối với những TH PL nhất định cho thấy người PT có thể giáo dục
trong chính môi trường sống bình thường với sự giúp đỡ của cơ quan tổ chức và gia
đình.
Thời gian AD: khoản 1, Điều 31 BLHS áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với
người PT ít nghiêm trọng hoặc PT nghiêm trọng do bộ luật này qui định mà đang có
nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng.

3


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

Mục đích: tạo điều kiện cho người bị phạt CTKGG lao động, học tập tại cộng
đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường XH bình
thường. Dưới sự giám sát, GD của cơ quan, tổ chức , đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục,
đào tạo hoặc UBND xã, phường, thị trấn.
Ý nghĩa của việc AD:
- Giáo dục họ ngay trong chính môi trường sống và làm việc bình thường của họ
đòi hỏi sự chấp hành hình phạt của bản thân người bị kết án và vai trò quan trọng của
các chủ thể khác là cơ quan, tổ chức giám sát và gia đình người đó.
- Mặt khác: cần thiết tạo ra 1 môi trường GD nghiêm khắc phù hợp để người bị
kết án chứng tỏ sự giáo dục của bản thân, tránh hiện tượng không tiếp nhận được sự
giáo dục cần thiết.
Ưu điểm so với hình phạt tù:

- Họ nhận được sự giúp đỡ GD của những chủ thể thân thuộc, gần gũi trong đời
sống bình thường của họ như : cơ quan, tổ chức, đơn vị QĐ nơi họ làm việc; cơ sở
GD – ĐT nơi họ học tập; UBND xã phường thị trấn nơi học cư trú và gia đình…
- Người bị kết án không phải khó khăn do việc phải thích nghi với môi trường
mới, sau đó lại phải tái hòa nhập với môi trường cũ.
⇒Vì vậy, việc thi hành HP CTKGG nếu được thực hiện ngiêm túc với 1 cơ chế
giám sát, giáo dục chặt chẽ thì có thể đạt được mục đích giáo dục người PT.
⇒Ngược lại, nếu không có chế độ thi hành phù hợp người bị kết án không tự
giác chấp hành án. Các cơ quan thi hành không thực hiện đủ chức năng, nhiệm vụ
của mình thì dẫn đến tình trạng người bị kết án “bị thả nổi” trong các môi trường mà
họ đã thực hiện hành vi PT. Việc áp dụng này chỉ là hành động mang tính hình thức.
Bình luận:…
- Thi hành HP tử hình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm hiệu
quả đạt được của toàn bộ quá trình TTHS.
- Việc qui định chế định thi hành HP tử hình góp phần tích cực vào việc thực
hiện nhiệm bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ XHCN, tính mạng, SK,
danh dự,nhân phẩm, tài sản của công dân.

4


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

- Đây là biện pháp giáo dục, cải tạo người PT 1 cách hữu hiệu, tiết kiệm chi phí
cho nhà nước nếu được thực hiện nghiêm túc với 1 cơ chế giám sát chặt chẽ.
- Trong thời gian chấp hành án người phải chấp hành án CTKGG có thể tạo thu
nhập, đóng góp cho Nhà nước.
- Các qui định của PL về quyền và nghĩa vụ của người bị kết án CTKGG có sự
phân hóa về đối tượng phải chấp hành án( Điều 76)…. Việc phân hóa đối
tượng bị kết án như vậy có ý nghĩa trong việc lựa chọn áp dụng các biện pháp

giám sát, GD phù hợp cho người kết án nhằm đạt hiệu quả giáo dục và cải tạo
cao nhất.
- Việc qui định miễn, giảm, chấp hành HP CTKGG trong trường hợp người bị
kết án đã chấp hành được 1/3 thời hạn ( đối với người đã thành niên), ¼ thời
hạn(đối với người chưa thành niên)→ thể hiện tính nhân đạo khuyến khích
người bị kết án tích cực cải tạo, thực hiện hành vi có ích.
- Bất cập:
+ Người bị kết án chưa tự giác chấp hành: chưa thực hiện đúng , đầy đủ triệt để
quyền và nghĩa vụ do ý thức tự giác kém của người chấp hành án; sự thiếu
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người
bị kết án.
+ Cơ quan THA thiếu trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ chức năng , nhiệm
vụ của mình, chưa phân công cụ thể người có nhiệm vụ giám sát hoặc phân
công 1 cách chung chung, dẫn đến tình trạng đùn đầy, ỷ lại.
3. Hình phạt tù
Hình phạt tù về thực chất là việc hạn chế( tước) 1 số quyền tự do, giam giữu
người bị kết án phạt tù tại trại giam; cách li người đó khỏi môi trường XH bình
thường để thực hiện các mục đích của HP là đảm bảo công lí, công bằng XH; cải tạo,
giáo dục người PT và phòng ngừa tội phạm.
Gồm 2 loại: tù có thời hạn và tù chung thân
CSPL: chương III luật THADS 2010; Điều 33, 34 BLHS
3.1.
Tù có thời hạn:
- CSPL: Điều 33 BLHS

5


K50 Tư pháp _ Luật Vinh


+ Tù có thời hạn giữ 1 vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống hình phạt hiện
hành. Là hình phạt lâu đời nhất và phổ biến nhất.
KN: là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong 1 thời
gian nhất định.
- Thực chất là : giam người bị kết án ở các trại giam tức là cách li người đó ra
khỏi môi trường XH bình thường để giáo dục và cải tạo họ.
- Tù có thời hạn đối với người phạm tội có mức tối thiểu là 3 tháng và mức tối
đa là 20 năm.
Hạn chế: hạn chế lâu dài các chức năng XH bình thường của 1con người làm
tê liệt,lãng quên các thói quen XH có ích ở họ như( học tập, quan hệ trong gia đình
và nghề nghiệp,…). Sau này việc khôi phục lại các quan hệ đó là cả 1 sự khó khăn.
Có những TH khi mà mục đích của HP vẫn có thể đạt được mà không cần đến
cách ly người PT ra khỏi môi trường bình thường của XH thì cần AD các hình phạt
không phải là hình phạt tù.
Khắc phụ những hạn chế của hình phạt tù bằng cách không ngừng bổ sung các
hình phạt có khả năng thay thế HP tù, nhất là đối với loại HP tù có mức tù ngắn hạn.
3.2.
Tù chung thân
CSPL: Điều 34 BLHS
KN: là HP tù giam không thời hạn, đây là HP rất nghiêm khắc mà ND là tước
quyền tự do của người bị kết án, không có thời hạn.AD đối với người phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện tính thận trọng không AD đối với người
chưa thành niên PT: thể hiện tính nhân đạo và bước phát triển mới của PLHS nước ta.
Ngoài ra tù chung thân còn hiện diện với tính cách là HP để lựa chọn với HP
tù có thời hạn đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng có các tình tiết tăng nặng như
các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG; giết người có các tình tiết tăng nặng ;
các tội ngiêm trọng xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân; các tội đặc biệt
nghiêm trọng chống loài người và PT chiến tranh.
Thủ tục THHP này về cơ bản giống trình tự, thủ tục THHP tù có thời hạn


6


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

⇒ Là hình phạt rất nghiêm khắc, nên việc áp dụng được cân nhắc , xem xét kĩ
lưỡng và chỉ áp dụng đối với những trường hợp PT trong TH đặc biệt nghiêm trọng
nhưng chưa đến mức tử hình.
 Bình luận:…
4. Án treo
CSPL: Điều 60 BLHS 1999. Mục 1, chương V, Luật THAHS 2010
Án trèo: là một phần của hoạt động THAHS ở nước ta, đó là hoạt động của
các cơ quan , tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành án các ND bản án, quyết định có
hiệu lực PL của TA theo qui định của PL.
Đặc trưng của việc thi hành hình phạt:
- Chung:
+ Là người bị kết án chấp hành các hình phạt này không phải cách li khỏi Xh,
được cải tạo, GD tại cộng đồng.
+ Là ưu thế bởi: không bị tước quyền tự do, được sống và làm việc trong môi
trường lành mạnh là cơ quan, tổ chức và địa phương,…
+ Chịu trách nhiệm thi hành các HP này là các cơ quan NN, tổ chức, cá nhân.
- Riêng:
+ Là BP miễn chấp hành HP từ có điều kiện, nhưng việc thành án treo lại rất gần
gũi với TH các HP không phải tù.
Vì vậy, người ta có thi hành án treo cũng là 1 phần của việc thi hành các HP
chính không phải là tù và tử hình.
+ Đặc trưng lớn nhất: người bị kết án được giám sát, giáo dục trong môi trường
bình thường quen thuộc tại cơ quan, tổ chức hoặc địa phương nơi người bị kết án học
tập, công tác, cư trú trước khi PT với 1 chế độ chấp hành án do Chính phủ qui định.
+ Trách nhiệm chính trong giám sát, GD người bị kết án là : cơ quan, tổ chức

hoặc chính quyền địa phương và gia đình.
Bình luận:
- Theo Khoản 2, Điều 227 và 234 BLHS thì người được hưởng án treo được
giao cho chính quyền xã, phường, trị trấn hoặc cơ quan,tổ chức nơi người bị
kết án cư trú hoặc làm việc để theo dõi, giám sát việc cải tạo.

7


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

- NĐ 61 CP ngày 30/10/2010 thì chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ
quan, tổ chức phải cử người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án
được cấp sổ theo dõi án treo và định kì phải báo cáo kết quả giáo dục, cải
tạo,…
- Thực tiễn áp dụng, thực hiện hình phạt này còn gặp nhiều khó khăn,nảy
sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc thi hành án treo như:
+ Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức không biết phân
công cho tư pháp phường hay công an chịu trách nhiệm chính trong việc
thực hiện nhiệm vụ này→ nảy sinh tình trạng đùn đẩy,không ai làm.
+ UBND xã, phường, thị trấn không thể phối hợp với cơ quan, đoàn thể ,
gia đình trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án.
+ Việc quản lí THA treo ở nhiều địa phương hầu như bị thả nổi.
+ Đối với bị kết án rất ít bị nhắc nhở khi có vi phạm; không được biểu
dương kịp thời khi cải tạo tiến bộ, rất ít người bị kết án treo được chính
quyền xã, phường, thị trấn đề nghị xét giảm trong thử thách.
+ Về phía công an xã, phường, thị trấn : nhiều nơi công an không nắm được
các trường hợp chuyển nơi cư trú, chuyển công việc của người bị kết án.
+ Về phía tòa án: sau khi xét xử về nhiều trường hợp không gửi đầy đủ bản
sao, bản án, quyết định thi hành án cho chính quyền xã, phường, thị trấn

hoặc cơ quan, tổ chức được giám sát, GD. Nhiều tòa án thực hiện trách
nhiệm theo dõi THA treo chưa tốt; hoạt động kiểm sát THA treo của VKS
cũng chưa được thực hiện thường xuyên.
⇒ Toàn bộ các khó khăn, bất cập, hạn chế trên dẫn đến kết quả THA treo
chưa tốt. Tỉ lệ tái phạm của người bị kết án treo vẫn còn cao.
- Giải pháp:
+ Nâng cao nhận thức về vai trò của hình phạt chính( không phải phạt tử và
tử hình) trong đấu tranh phòng chống TP ở nước ta.
+ Hoàn thiện PL về thi hành cán HP chính không phải phạt tù và tử hình
theo hướng: ban hành các VBPL thống nhất về THA; qui định cụ thể rõ
ràng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan THA; qui định cụ thể, đầy đủ thủ tục
thi hành án hình phạt chính không phải hình phạt tù và tử hình.
8


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

+ Hoàn thiện tổ chức và quản lí công tác thi hành án có các hình phạt chính
không phải hình phạt tù và tử hình.
5. Quản chế
CSPL: Điều 38 BLHS
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải
tạo ở địa phương nhất định. Có sự kiểm soát, GD của chính quyền và nhân dân địa
phương.
Nội dung:
- Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú,
bị tước 1 số quyền công dân theo Điều 39 của BL này và bị cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định.
- 1 số quyền bị cấm: quyền tự do đi lại; quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu, cơ
quan quyền lực Nhà nước; quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước; quyền tự do

nghề nghiệp.
Điều kiện áp dụng:
- Đối tượng bị cơ quan quản chế, theo qui định tại Điều 38 phải là: người bị kết
án phạt tù; phạm tội xâm phạm ANQG; người tái phạm nguy hiểm hoặc những TH
khác.
- Thời hạn: tính thời hạn quản chế được bắt đầu từ ngày chấp hành xong hình
phạt tù.
Tác dụng phòng ngừa TP
- Xuất phát từ sự kiểm soát, GD của chính quyền và nhân dân địa phương nên
quản chế chỉ có tác động ở nơi nào mà người bị quản chế đã từng ở đó, chứ không
thể ở 1 nơi nào hoàn toàn mới lạ
- Không tạo cho người bị quản chế các điều kiện thận lợi về việc làm và nghề
nghiệp để PT mới.
⇒Như vậy, HP quản chế chỉ có thể là loại hình phạt bổ sung cho hình phạt chính
là tù có thời hạn
Bình luận:
- Thực trạng:

9


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

+ Việc xét xử tại TAND hiện nay, chưa đề cao vai trò của các hình phạt phụ,
vì nhiều khi việc áp dụng PL vẫn chưa triệt tiêu để đảm bảo đúng người,
đúng tội.
+ Việc qui định các VBPL vẫn đang chậm đổi mới, nhiều VBPL hiện nay
cần phù hợp để điều chỉnh QHXH → các văn bản còn chồng chéo tạo nên
việc sử dụng và áp dụng PL gặp nhiều khó khăn và trở ngại đối với các cán
bộ và cơ quan thực thi PL.

+ Các cơ quan có trách nhiệm thi hành án vẫn đang thờ ơ, chưa thật sự xâu
xát đến từng đối tượng.
- Đề xuất:
+ Nâng cao, bồi dưỡng cho cán bộ thực thi quyền lực PL hiểu rõ tâm trạng
và vai trò của các HP bổ sung này.
+ Nhanh chóng, kịp thời ban hành, sửa đổi các VBPL tránh chồng chéo, để
kịp thời điều chỉnh các QHXH phức tạp hiện nay.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ địa phương về vai trò, ý
nghĩa của việc quản lí người bị quản chế, đồng thời nâng cao quyền và
nghĩa vụ.
⇒ Như vây,…
6. Cấm cư trú
CSPL: Điều 37 BLHS
KN: là buộc người bị kết án là người được tạm trú ở 1 địa phương nhất định
Đặc trưng: đã có lịch sử mấy chục năm tồn tại.
Vai trò: là 1 trong những hình phạt bổ sung trong hệ thống pháp luật HS
Theo qui định BLHS 1999 thì hình phạt cấm cư trú: không có trường hợp
nào luật buộc phải áp dụng
Đk AD:
- Đối tượng AD : là người bị kết án phạt tù→ không phải là đối tượng đặc biệt
- Thời điểm tính thời hạn: tính từ ngày chấp hành xong HP tù
- Thời hạn: 1 đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong HP tù

10


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

⇒Như vậy, HP này có thể được áp dụng đối với mọi loại tội phạm trừ tội phạm ít
nghiêm trọng đến TP đặc biệt nghiêm trọng.

⇒Thế nhưng chỉ có thể là hình phạt bổ sung đối với HP chính là tù có thời hạn.
Các hình phạt cảnh cáo , phạt tiền , cải tạo không giam giữ, truc xuất, chung thân tử
hình không thỏa mãn 2 điều kiện đã nêu không thể được bổ sung bằng HP cấm cư trú.
⇒Trong trường hợp phải tuyên 1 số HP bổ sung đối với 1 hình phạt thì có thể kết
hợp với tất cả các hình phạt bổ sung khác trừ HP quản chế.
 Bình luận:…
B.Câu 2 điểm:
1. Điểm mới của luật THAHS so với LTTHS
- Tố tụng hình sự là việc giải quyết vụ án hình sự, THAHS là 1 giai đoạn cảu
TTHS
- THAHS tuy có mối quan hệ chặt chẽ với các giai đoạn tố tụng trước đó nhưng
là 1 hoạt động đặc thù và có mục đích trực tiếp riêng biệt.
- Chính vì thế THAHS đã được cụ thể hóa trong luật THAHS sửa đổi bổ sung
2010.
Điểm mới:
Thay đổi hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc điều 59
2. Xin nhận tử thi hài cốt của người thi hành án điều 60
3. Thêm cơ sở y tê, cơ quan chấp hành án đang công tác
4. Khoản 3 điều 5 thông tư 40 gặp vc ở phòng riêng
5. Xét đề nghị giảm chấp hành án phạt điều 33
6. Phạm nhân được liên lạc bằng đt điều 47
7. Cơ quan thi hành án thống kê điều 13
Bất cập:
1.

- Từ khi luật THAHS có hiệu lực, việc THA tử hình được thực hiện bằng hình
thức tiêm thuốc độc còn chưa được AD do những nơi chưa xây dựng xong nhà THA
tử hình; các trang thiết bị và dụng cụ công tác THA tử hình đã đầy đủ nhưng còn
đnag thiếu thuốc→ Nên việc thực hiện THA tử hình bằng tiên thuốc độc tại TP chưa
được thực hiện.


11


K50 Tư pháp _ Luật Vinh

- Bất cập về nhân sự:
+ Ở chính quyền địa phương: UBND các cấp chưa được tập huấn, đào tạo chuyên
môn để phối hợp với công an trong việc lập hồ sơ quản lí người đang chấp hành án
địa phương.
+ Về phía ngành công an, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác THAHS và hỗ
trợ tư pháp của công an cũng chưa được tập huấn, đào tạo chuyên sâu. Việc các cấp
cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công tác càn gặp nhiều khó khăn.
+ Về phía ngành kiểm sát, cán bộ, kiểm sát viên trực tiếp làm công tác THADS
không ổn định, luôn phải thay đổi.
- Tổ chức bộ máy cơ quan THA: nhiều bất cập, đầu mối THA thiếu tập trung.
Mô hình tố chức hiện hành đang tạo nên tình tạng chồng chéo trong quá trình thực thi
nhiệm.
- Việc THA gặp nhiều sai sót, vướng mắc do cán bộ chủ quan phần vì thiếu sự
hướng dẫn cụ thể.

12



×