Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 127 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





HỨA THỊ THƠ




MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU
VỀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
TRONG VIỆC BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƢỜI


Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm








HÀ NỘI - 2012

2

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƢỜI BẰNG PHÁP
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ.

1.1.
1.1. Khái quát chung về quyền con ngƣời.
7
1.1.1.
Khái niệm quyền con ngƣời.
7
1.1.2.
Khái niệm thi hành án hình sự và pháp luật thi hành án hình sự.
9
1.1.3.
Khái niệm bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi
hành án hình sự.
10
1.2.
Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về thi hành án
hình sự.
12
1.2.1.
Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn trƣớc năm 1945
12
1.2.2.
Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến
trƣớc năm 1988.
15
1.2.3.
Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn từ năm 1988 đến 2003
17

1.2.4.
Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn từ năm 2003 đến nay.
19
1.3.
Vai trò của pháp luật thi hành án hình sự trong việc bảo vệ
các quyền con ngƣời.
22

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
25

Chƣơng 2: CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHÁP
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƢỜI VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG.

2.1.
Bảo vệ các quyền con ngƣời bằng chế định về các chủ thể thi
hành án hình sự.
26
2.2.
Bảo vệ các quyền con ngƣời trong chế định thi hành án tử hình
29
2.3.
Bảo vệ các quyền con ngƣời trong chế định thi hành hình phạt tù.
33

3
2.4.
Bảo đảm quyền con ngƣời trong thi hành các hình phạt chính

khác.
41
2.5.
Bảo đảm quyền con ngƣời trong thi hành các hình phạt bổ sung.
43
2.6.
Bảo đảm quyền con ngƣời trong thi hành các biện pháp tƣ pháp.
46
2.7.
Bảo đảm quyền con ngƣời trong thi hành án hình sự đối với
ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
47
2.8.
Bảo vệ quyền con ngƣời thông qua chế định tha miễn.
52
2.9.
Bảo vệ các quyền con ngƣời thông qua nguyên tắc thi hành
án hình sự.
59
2.10.
Bảo vệ các quyền con ngƣời thông qua chế định về tái hòa
nhập cộng đồng.
64

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
66

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƢỜI TRONG

PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM.

3.1.
Thực tiễn thi hành án hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ
các quyền con ngƣời.
67
3.1.1.
Những kết quả đã đạt đƣợc.
67
3.1.2
Những tồn tại.
69
3.2.
Nguyên nhân của những bất cập trong việc bảo vệ các quyền
con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
87
3.2.1.
Nguyên nhân khách quan
87
3.2.2.
Những nguyên nhân chủ quan:
99
3.3.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ các quyền con
ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
100
3.3.1
Hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự
100
3.3.2.

Đầu tƣ cơ sở vật chất đảm bảo thi hành án
104
3.3.3.
Xây dựng mô hình thi hành án hợp lý
105
3.3.4.
Tăng cƣờng, nâng cao đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật
108
3.3.5.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật
109
3.3.6.
Bổ sung việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong công tác đặc xá
110
3.3.7.
Hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự.
111

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
112

KẾT LUẬN
113

TÀI LIỆU THAM KHẢO
116

4




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

THAHS
Thi hành án hình sự.


































5


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 3.1
Số liệu thống kê số trƣờng hợp đƣợc giảm, đình chỉ chấp
hành hình phạt tù từ năm 2005 đến 2010
68
Bảng 3.2
Số liệu thống kê về hoạt động thẩm định hồ sơ đặc xá và
kết quả đặc xá trong giai đoạn 2005 đến 2010
68
































6



7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
"Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời
đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là
cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con người
trở thành giá trị chung của nhân loại" [45, tr 124]. Vì vậy, sự nghiệp xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ quyền con ngƣời
bằng pháp luật, đặc biệt là lĩnh vực tƣ pháp hình sự (trong đó có hoạt động thi
hành án hình sự). Bởi lẽ, trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự quyền con ngƣời dễ
bị xâm phạm, bị tổn thƣơng và để lại hậu quả nghiêm trọng do liên quan đến
quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân.
Trong hoạt động thi hành án hình sự, vấn đề quyền con ngƣời càng
đƣợc quan tâm bởi chủ thể quyền con ngƣời trong quan hệ đó là những ngƣời
đã bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, là những ngƣời phải chấp
hành bản án, quyết định của Tòa án. Quyền con ngƣời của những ngƣời trong
địa vị pháp lý của một kẻ có tội và đang chịu sự trừng phạt thích đáng từ pháp
luật càng dễ bị xâm phạm hơn bao giờ hết.
Ở Việt Nam, trƣớc khi có Luật thi hành án hình sự 2010, hoạt động thi
hành án hình sự ở nƣớc ta đƣợc thực hiện theo hàng loạt các văn bản pháp
luật đơn hành. Thực tiễn thi hành án hình sự trong những năm qua, đặc biệt là
quyền con ngƣời trong thực tế thi hành án và pháp luật thực định chƣa đƣợc
đảm bảo đã đặt ra yêu cầu phải có sự ra đời của một văn bản thống nhất điều
chỉnh hoạt động này. Luật thi hành án hình sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày
17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2011. Đây là
văn bản pháp luật mang tính pháp điển hóa đầu tiên trong lịch sử pháp luật thi
hành án hình sự. Nó tạo cơ sở pháp lý vững chắc và đảm bảo tính thống nhất
trong hoạt động thi hành án.


8
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số vấn
đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các
quyền con người” làm luận văn cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật nói chung và pháp luật
về tƣ pháp hình sự nói riêng rất đƣợc quan tâm nghiên cứu. Ví dụ nhƣ công trình
nghiên cứu của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2009; cuốn Bảo đảm quyền con người trong Tư pháp hình sự Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010…
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi
hành án", mã số 96-98- 027/ĐT do Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp chủ trì
thực hiện; Đề tài cấp Nhà nƣớc đang thực hiện: "Luận cứ khoa học của việc đổi
mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" do Bộ
Tƣ pháp chủ trì; Bên cạnh đó là Giáo trình môn Luật tố tụng hình sự của trƣờng
Đại học luật Hà Nội và các trƣờng Đại học có chuyên ngành luật; một số bài viết
đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà
nƣớc và pháp luật…
Thi hành án phạt tù là một vấn đề đã đƣợc nhiều nhà luật học trên thế
giới và trong nƣớc quan tâm nghiên cứu. Tác giả Hoàng Ngọc Nhất có công
trình "Một số vấn đề cấp bách về thi hành án hình sự", trong đó có đề cập đến
thi hành án tù (Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 1 năm 2001); tác giả
Nguyễn Văn Đông có công trình "Việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù đối với người bị án tù chung thân mà hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ
ngày 1 tháng 7 năm 2000" (Tạp chí Kiểm sát, số 11 năm 2001), tác giả Hoàng
Mạnh Thƣờng có công trình "Về hoãn thi hành án phạt tù" (Tạp chí Kiểm sát,
số 5 năm 2000)


9
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật tƣ pháp hình sự bao gồm trong đó lĩnh
vực pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình
sự. Vì vậy, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến vấn đề bảo vệ các
quyền con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự ở một mức độ nhất định
với tƣ cách là một bộ phận của pháp luật tƣ pháp hình sự nói chung.
Riêng vấn đề bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án
hình sự cũng đƣợc đề cập đến trong một số công trình, bài viết nhƣ: Bảo đảm
quyền con người trong thi hành án phạt tù, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Phúc, "Bảo đảm quyền con người trong
thi hành án phạt tù", Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 4/2007; TS.Đỗ Đức
Hồng Hà, "Mối quan hệ giữa quyền con người và luật thi hành án hình sự"
trong cuốn Quyền con ngƣời tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập II,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010.
Những công trình, bài viết này mới chỉ đề cập tới vấn đề bảo vệ các
quyền con ngƣời trong thi hành án phạt tù-một trong những hình phạt chính
trong hệ thống hình phạt. Hoặc là đã xem xét nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền
con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự (bài viết của TS.Đỗ Đức Hồng
Hà) nhƣng theo các văn bản đơn hành mà chƣa có sự ra đời của Luật thi hành
án hình sự 2010.
Nhƣ vậy, cho đến nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách
tổng thể, toàn diện về bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành
hành án hình sự hiện hành. Với tình hình trên, đề tài "Một số vấn đề chủ yếu
về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con
người", lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ tƣơng đối
chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo đƣợc tính logíc, hệ thống, không có
sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố.


10

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài.
* Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận cũng
nhƣ nội dung các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện
hành trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời, chỉ ra những điểm còn thiếu sót
hoặc chƣa hợp lý trong các quy định của pháp luật về vấn đề này. Đồng thời
nêu lên thực tế về đảm bảo quyền con ngƣời trong công tác thi hành án hình
sự ở nƣớc ta. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một
số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự trong
việc bảo vệ các quyền con ngƣời và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền con ngƣời và bảo vệ các
quyền con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời. Từ đó chỉ ra những điểm thiếu sót
trong các quy định của pháp luật về bảo vệ các quyền con ngƣời.
- Đƣa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án
hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Với nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc bảo vệ
các quyền con ngƣời dƣới góc độ thi hành án hình sự bao gồm thi hành những
bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nội dung cốt lõi của
luận văn là xoay quanh quyền con ngƣời dƣới góc nhìn lý luận, luật thực định

11
và thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ đƣợc giới hạn trong phạm vi
sau đây:
- Lịch sử hình thành và phát triển các quy đinh pháp luật thi hành án hình

sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời;
- Các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện hành
trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời;
- Tìm hiểu thực tiễn thi hành án hình sự về việc bảo vệ các quyền con ngƣời.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu đƣợc
tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta
về quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội cũng nhƣ chủ trƣơng, quan điểm về việc
xây dựng Luật Thi hành án hình sự.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, đối
chiếu, so sánh, khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi những ngƣời làm
công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
trong nội dung luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Những đóng góp của luận văn thể hiện trên một số phƣơng diện sau đây:
Thứ nhất: Lần đầu tiên vấn đề bảo vệ các quyền con ngƣời trong pháp
luật thi hành án hình sự Việt Nam đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và
tƣơng đối toàn diện cả về lý luận, luật thực định và thực tiễn thi hành.
Thứ hai: Sau khi Luật thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực, chƣa có

12
công trình nào nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu về vấn đề bảo vệ các quyền
con ngƣời trong thi hành án hình sự.
Thứ ba: Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất những
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ các quyền con ngƣời
trong thi hành án hình sự, nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ các quyền con
ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự trên thực tế.

Thứ tư: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài
liệu giảng dạy ở bậc Đại học, Trƣờng Đào tạo nghề trong lĩnh vực tƣ pháp và
là tƣ liệu tốt để các nhà khoa học tham khảo trong nghiên cứu khoa học thi
hành án hình sự. Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc,
trong một chừng mực nhất định cũng có thể giúp ích phần nào cho các cán bộ
làm công tác thực tiễn trong việc hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ và vận
dụng đúng đắn các quy định của pháp luật để từ đó làm tốt công tác bảo vệ
các quyền con ngƣời trong thi hành án hình sự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cầu bởi 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ các quyền con ngƣời
bằng pháp luật thi hành án hình sự.
Chƣơng 2: Các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện
hành về bảo vệ các quyền con ngƣời và thực tiễn áp dụng.
Chƣơng 3: Thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động bảo vệ các quyền con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự
Việt Nam.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.


13
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN
CON NGƢỜI BẰNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái quát chung về quyền con ngƣời.
1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời.
Quyền con ngƣời là một phạm trù rộng, đa dạng. Tùy từng mục đích và
phạm vi nghiên cứu mà hình thành nên những định nghĩa khác nhau về quyền

con ngƣời. Mặc dù số lƣợng các định nghĩa về quyền con ngƣời rất lớn và
mỗi định nghĩa đều mang trong mình ít nhiều khía cạnh đúng đắn nhƣng cho
đến nay, trên thế giới vẫn chƣa có một khái niệm chính thống nào về quyền
con ngƣời để làm chuẩn mực chung.
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, quyền là "điều mà pháp luật hoặc
xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi" [14, tr.743]. Theo
đó, quyền con ngƣời có thể đƣợc hiểu là những điều mà pháp luật hoặc xã hội
công nhận cho mỗi con ngƣời đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc đòi hỏi.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý:
Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về
quyền con ngƣời thƣờng đƣợc trích dẫn khi nghiên cứu về quyền con ngƣời.
Theo đó, quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng
bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con
người [12, tr.35].
Ở Việt Nam, một số luật gia trong quá trình nghiên cứu về quyền con ngƣời
cũng đƣa ra một số quan điểm cá nhân về khái niệm quyền con ngƣời nhƣ:
Theo TS. Trần Quang Tiệp: "Quyền con người là những đặc lợi vốn có
tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị,

14
kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định" [15, tr.14].
Quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Động cho rằng: quyền con ngƣời
là những giá trị quý báu đƣợc thừa nhận chung bởi toàn thế giới, đồng thời
gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc và cả cộng đồng quốc tế; quyền con ngƣời trực tiếp liên quan đến
cá lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của con ngƣời và góp phần quan
trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách, tính nhân đạo và nhân văn
của con ngƣời; các quyền con ngƣời tạo thành một hệ thống thống nhất, quan
hệ tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, đồng thời vừa là tiền đề, điều kiện

của nhau, vừa là hệ quả của nhau.
Trên cơ sở tìm hiểu về vấn đề quyền con ngƣời, tổng hợp các khái niệm
về quyền con ngƣời trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, tác giả luận văn hoàn
toàn đồng tình với quan điềm của TSKH.GS Lê Cảm khi xây dựng khái niệm
quyền con ngƣời. Theo đó, "quyền con người là một phạm trù lịch sử-cụ thể,
là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân
loại và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị tước
đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất, đồng thời phải
được bảo vệ bằng pháp luật bởi các thành viên Liên hợp quốc cũng như bởi
cộng đồng quốc tế".[7, tr.224]
Khi xem xét nghiên cứu khái niệm quyền con ngƣời có một số vấn đề
cần lƣu ý sau đây:
Một là, việc sử dụng thuật ngữ "quyền con ngƣời" và "nhân quyền". Có
ý kiến cho rằng hai khái niệm này mang ý nghĩa khác nhau. Điều này thể hiện
ở chỗ, "quyền con ngƣời" đƣợc hiểu là những tƣ tƣởng, quan điểm, nhận thức
"của ta" còn "nhân quyền" đƣợc nhắc đến với nghĩa là luận điệu, âm mƣu, thủ
đoạn "của địch". Tuy nhiên, theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông thì nhân
quyền có nghĩa là quyền con ngƣời. Trong đó, nhân quyền là một từ Hán Việt

15
còn quyền con ngƣời là một từ thuần Việt. Nhƣ vậy, về mặt ngôn ngữ học, hai
thuật ngữ này là từ đồng nghĩa nên hoàn toàn có thể sử dụng thay thế nhau.
Hai là, phân biệt giữa khái niệm quyền con ngƣời và quyền công dân.
Hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Bởi lẽ, quyền công
dân là khái niệm gắn liền với Nhà nƣớc, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nƣớc
và công dân (tức là những ngƣời mang quốc tịch của nƣớc đó). Quyền công
dân là những quyền con ngƣời đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ cho công
dân của nƣớc họ. Điều này quy định nguồn gốc pháp định của quyền công
dân. Trong khi đó quyền con ngƣời không bị bó hẹp trong quan hệ giữa nhà
nƣớc và công dân mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng

đồng. Chủ thể của quyền con ngƣời là tất cả các thành viên của xã hội chứ
không bó hẹp trong phạm vi những ngƣời mang quốc tịch của quốc gia nhất
định. Tuy nhiên để quyền con ngƣời mang giá trị hiện thực thì nó cũng cần
đƣợc ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc tế và quốc gia.
1.1.2. Khái niệm thi hành án hình sự và pháp luật thi hành án hình sự.
Thi hành án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện
bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Quá trình giải quyết một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Mỗi giai đoạn
tuy độc lập nhƣng vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo
thành một hoạt động thống nhất. Giai đoạn trƣớc là tiền đề cần thiết cho việc
thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trƣớc.
Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án,
thi hành án hình sự có mối quan hệ hữu cơ với các giai đoạn khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử. Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy nếu mục
đích của thi hành án không đạt đƣợc thì toàn bộ hoạt động của cơ quan điều
tra, truy tố, xét xử trƣớc đó cũng trở nên vô nghĩa. Khi một bản án, quyết định

16
của Tòa án có hiệu lực pháp luật không đƣợc thi hành hoặc thi hành không
nghiêm thì trật tự kỷ cƣơng xã hội xã bị vi phạm, quyền lực Nhà nƣớc không
đƣợc thực hiện, chuyên chính bị buông lỏng. Bởi vậy, việc đảm bảo hiệu lực
của các bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu tất yếu khách quan.
Mặt khác, quá trình thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính
quyền lực Nhà nƣớc nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của
Tòa án trong thực tiễn. Bản án, quyết định của Tòa án đƣợc thi hành là lúc
công lý đƣợc thực hiện trong cuộc sống. Thi hành án hình sự có vai trò quan
trọng nhằm đảm bảo mục đích của hình phạt là không chỉ nhằm trừng trị
ngƣời phạm tội mà còn nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành công dân có ích
cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời giáo dục mọi ngƣời ý thức

tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm. Bởi vậy, để thực hiện vai
trò đó và đảm bảo pháp chế của hoạt động này thì việc pháp điển hóa toàn bộ
các quy định về quá trình thi hành án hình sự là yêu cầu cấp thiết, tránh sự tùy
tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền
và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị kết án.
Luật thi hành án hình sự là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình thi hành bản án hình sự, quyết định của Tòa án nhằm trừng
trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.[4, tr.7].
1.1.3. Khái niệm bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi
hành án hình sự.
Pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án hình sự nói riêng có vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời. Vậy, bảo vệ các quyền
con ngƣời bằng pháp luật thi hành án hình sự là gì đặc điểm của nó nhƣ thế
nào? Vấn đề này tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với quan điểm của

17
GS.TSKH Lê Cảm:
Bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án hình sự trong
giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền là sự điều chỉnh đầy đủ về mặt lập
pháp, sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự đảm bảo tối đa về mặt tƣ
pháp các quy định của pháp luật thi hành án hình sự để làm cho các quy định
đó phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm tƣơng ứng của pháp luật
quốc tế trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, đƣợc tuân thủ, chấp hành và áp dụng
một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để bởi các cơ quan bảo vệ pháp
luật, cũng nhƣ những ngƣời có chức vụ của những cơ quan này trong thực
tiễn thi hành án hình sự, đồng thời góp phần tạo nên lòng tin của công dân
vào sự nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp
luật, sức mạnh và uy tín của bộ máy công quyền, tính nhân đạo và dân chủ

của xã hội dân sự và nhà nƣớc pháp quyền nói chung.
Những đặc điểm cơ bản của việc bảo vệ các quyền con ngƣời bằng
pháp luật thi hành án hình sự:
Một là, Bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án hình sự
là sự điều chỉnh đầy đủ về mặt lập pháp, sự thực thi chính xác về mặt hành
pháp và sự đảm bảo tối đa về mặt tƣ pháp các quy định của ngành luật này.
Điều đó có nghĩa rằng, quyền con ngƣời của những chủ thể tham gia vào quá
trình thi hành án hình sự cần phải đƣợc ghi nhận đầy đủ trong pháp luật; quá
trình thực hiện những quy định đó phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ pháp luật
và bất kỳ sự vi phạm nào cũng cần đƣợc xử lý nghiêm minh.
Hai là, bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án hình sự
là sự phản ánh ở mức độ khác nhau một loạt các nguyên tắc tiến bộ đƣợc thừa
nhận chung của luật thi hành án hình sự trong nhà nƣớc pháp quyền (nguyên
tắc pháp chế, nhân đạo, tiết kiện tối đa yếu tố trấn áp hình sự trong thi hành án
hình sự, kết hợp thuyết phục, giáo dục với cƣỡng chế, đảm bảo quyền con

18
ngƣời theo những chuan mực quốc tế chung về đối xử với phạm nhân…)
nhằm đảm bảo sự phù hợp của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về tôn
trọng quyền con ngƣời trong thi hành án hình sự.
Ba là, bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án hình sự
nhằm mục đích làm cho các quy định của pháp luật quốc gia đƣợc tuân thủ,
chấp hành, áp dụng một cách nghiêm minh, thống nhất và triệt để bởi các cơ
quant hi hành án hình sự và những ngƣời có chức vụ của cá cơ quan này
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Bốn là, bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án hình sự
còn hƣớng tới mục đích tạo dựng niềm tin của công dân vào sự nghiêm minh
của pháp chế, tính minh bạch và bình đẳng của pháp luật, sức mạnh và uy tín
của hệ thống tƣ pháp hình sự và bộ máy công quyền, tính nhân đạo và dân
chủ của xã hội dân sự và nhà nƣớc pháp quyền.

Năm là, để thực hiện đƣợc những mục đích trên thì nội dung của pháp
luật trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời không thể chỉ ghi nhận chung
chung, không hoặc khó có khả năng thực hiện trên thực tế mà cần và phải
đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng và có tính khả thi.
1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về thi hành án hình sự.
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật thi hành án hình sự gắn
liền với sự phát triển của pháp luật hình sự trong lịch sử Nhà nƣớc Việt Nam
và có thể chia thành các giai đoạn nhƣ sau:
1.2.1. Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn trƣớc năm 1945
Dƣới chế độ phong kiến pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án
hình sự nói riêng chƣa phát triển. Pháp luật hình sự đƣợc coi trọng nhằm tạo
tính quyền lực, tính răn đe trừng phạt. Vấn đề quyền con ngƣời trong pháp
luật hình sự cũng nhƣ thi hành án chƣa đƣợc đảm bảo. Ở giai đoạn đầu của sự

19
hình thành Nhà nƣớc, pháp luật mang tính sơ khai đơn giản chủ yếu là luật
tục, tập quán pháp. Với tƣ tƣởng thống trị "phép vua thua lệ làng" kéo theo
hình thức thi hành án tƣơng ứng.
Dƣới triều Ngô, Đinh, Tiền Lê Tuy chƣa có văn bản pháp luật thành
văn nhƣng hình pháp vẫn rất đƣợc coi trọng với những hình phat hà khắc,
hình thức thi hành án tàn khốc. Nhà Đinh: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ
vạc dầu, cho hổ ăn" [16, tr.211]. Nhà Tiền Lê định ra luật lệ hình phạt tử hình
với các hình thức thi hành án: thiêu, lăng trì, thủy lao, chặt đầu, đun trong vạc
dầu, cho hổ ăn thịt, róc mía trên đầu sƣ…
Thời Lý, Bộ Hình thƣ là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử pháp
chế Việt Nam. Trong Hình thƣ, nhà Lý đã quy định thể lệ chuộc tội bằng tiền
cho những ngƣời già trên 70 tuổi, cho trẻ em dƣới 15 tuổi, cho ngƣời tàn tật,
cho những ngƣời thân thích của nhà vua hoặc ngƣời có công lớn phạm tội, trừ
trƣờng hợp phạm tội thập ác. Hình phạt và hình thức thi hành rất dã man nhƣ
chặt đầu, chặt chân tay, chôn sống, phạt trƣợng, thích chữ…

Thời Lê đƣợc coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt
Nam. Các vị vua triều Lê rất coi trọng việc xây dựng hệ thống luật pháp. Các
bộ sách về điển chế và luật pháp thời Lê lần lƣợt đƣợc ban hành nhƣ Bộ Hình
thƣ; Hoàng triều quan chế; Quốc triều hình luật; Khám tụng điều lệ…Trong
đó bộ Quốc triều hình luật (tức Bộ luật Hồng Đức) đƣợc coi là quan trọng
nhất, trong đó hình phạt và các hình thức thi hành án có nhiều thay đổi. Bộ
luật này có phạm vi điều chỉnh rộng trên các lĩnh vực: hình sự, dân sự, tố
tụng,…Trong lĩnh vực hình sự 9 chƣơng Danh lệ đƣa ra các nguyên tắc chung
khi trừng phạt. Hệ thống hình phạt áp dụng ngũ hình với hình thức thi hành án
đa dạng: Xuy (5 bậc từ 10 đến 50 roi); Trƣợng (5 bậc từ 60 đến 100 trƣợng);
Đồ (3 bậc: đối với đàn ông gồm dịch đinh-tƣợng phƣờng binh-chủng điển
binh; đối với đàn bà gồm dịch phụ-suy thất tỳ-thung thất tỳ); Lƣu (3 bậc: châu

20
gần, châu ngoài, châu xa); Tử hình (3 bậc: giảo, trảm/trảm khiêu, lăng trì).
Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung nhƣ cùm gông, thích chữ vào mặt, phạt
tiền, giáng chức, tịch thu tài sản…
Dƣới thời Nguyễn, Bộ Hoàng triều luật lệ (tức Bộ luật Gia Long) đƣợc
xây dựng trên cơ sở Bộ luật Hồng Đức và Luật lệ Đại Thanh-Trung Quốc.
Trong Bộ luật Gia Long thời Nguyễn, với 398 điều luật thì có tới 166 điều về
hình luật, và điều 223 viết: Phàm kẻ mưu phản và đại nghịch và những kẻ
cùng mưu, không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều lăng trì xử tử (róc
thịt, phanh thây, tùng xẻo). Về cơ bản hệ thống hình phạt và hình thức thi
hành án không thay đổi so với bộ luật Hồng Đức chỉ quy định cụ thể hơn về
khung hình phạt. Tuy nhiên, diện trừng phạt của Bộ luật Gia Long mở rộng
thể hiện rõ trong nguyên tắc chịu phạt tập thể.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Năm 1883, triều đình
Huế ký với Pháp bản Hiệp ƣớc thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc
Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của Pháp. Trong suốt thời gian từ 1858 đến năm
1945 thực dân Pháp đã thiết lập chính quyền thuộc địa ở Việt Nam. Thời kỳ này

ở nƣớc ta sử dụng hai loại Luật hình sự và tƣơng ứng với nó là các hình thức thi
hành án khác nhau. Luật hình sự của Pháp dành cho ngƣời Pháp và ngƣời nƣớc
ngoài, còn Luật hình sự của nhà Nguyễn dành cho ngƣời bản xứ. Sau khi Nam
Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp thì ở Nam Kỳ sử dụng luật của Pháp, Bắc Kỳ và
Trung Kỳ áp dụng Luật hình sự với ngƣời Việt Nam, cùng với nó là một hệ
thống các công cụ bạo lực nhƣ hệ thống Tòa án, cảnh sát, nhà tù, trại giam Chỉ
tính từ năm 1902 đến năm 1912 các nhà tù thực dân Pháp đã kết án 24.380 ngƣời
từ hình thức tù giam đến khổ sai, chung thân, tử hình.
Thời kỳ Pháp thuộc, hai loại luật hình sự đƣợc áp dụng tƣơng ứng với
đó là các hình thức thi hành án khác nhau. Luật hình sự Pháp áp dụng với
ngƣời Pháp, ngƣời nƣớc ngoài, xứ Nam Kỳ (kể từ sau Hiệp ƣớc 1883). Luật

21
hình sự của nhà Nguyễn áp dụng đối với ngƣời dân bản xứ, xứ Bắc kỳ và
Trung Kỳ (sau năm 1883). Cùng với đó là hệ thống các công cụ trấn áp bao
gồm nhà tù, trại giam…
1.2.2. Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến
trƣớc năm 1988.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945 Hồ
Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt nam dân chủ
cộng hòa. Ngay sau đó, năm 1946 Hiến pháp đầu tiên đƣợc thông qua ghi
nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Để thực hiện chính sách nhân đạo của chính quyền cách mạng, ngày 20
tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Sắc lệnh số 52/SL quy
định về xá tội cho phạm nhân nhân và Sắc lệnh số 40/SL ngày 29 tháng 03
năm 1946 về việc bảo vệ quyền tự do cá nhân có quy định về việc bắt giữ
ngƣời trong một số trƣờng hợp cụ thể.
Từ năm 1945 đến 1950 hệ thống các trại giam đƣợc hình thành dƣới sự
quản lý của Bộ Nội vụ nhƣng chƣa đƣợc quy định trong các văn bản pháp lý.
Từ năm 1945 đến năm 1954, những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc

đƣợc ban hành tập trung vào việc trừng trị những tội phạm phá hoại sự nghiệp
kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc nhƣ Sắc lệnh số 21 ngày
14/02/1946 về trừng trị bọn phản cách mạng, bọ địa chủ cƣờng hào ngoan cố;
Sắc lệnh số 46 ngày 25/02/1946 về trừng trị tội phá hoại cộng sản; Sắc lệnh số
233 ngày 17/11/1946 về trừng phạt các tội hối lộ, biển thủ, phù lạm Đến
ngày 16 tháng 9 năm 1950, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại và Bộ trƣởng
Bộ Tƣ pháp Nguyễn Đình Hòe cùng ký tờ trình lên Chủ tịch nƣớc đề nghị ban
hành sắc lệnh về công tác quản lý trại giam. Đến ngày 07 tháng 11 năm 1950
Chủ tịch nƣớc công bố Sắc lệnh số 150/SL về tổ chức các trại giam. Sắc lệnh
này quy định nhiều nội dung về thi hành hình phạt tù, trong đó quy định rõ

22
ràng quyền và nghĩa vụ của phạm nhân cũng nhƣ nhiệm vụ của cơ quan quản
lý cải tạo phạm nhân. Điều 1 Sắc lệnh quy định rõ: "Phạm nhân phải giam
giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hóa". Sắc lệnh số 150/1950/SL là
sắc lệnh đầu tiên và là văn bản pháp luật đầu tiên trực tiếp quy định về việc
quản lý trại giam kể từ sau Cách mạng tháng Tám.
Sắc lệnh số 180/SL ngày 20/10/1950 quy định những hình phạt với
hành vi đầu cơ tiền tệ, làm giấy bạc giả, lƣu hành giấy bạc giả Các hình thức
thi hành án hình sự cũng có nhiều thay đổi, vừa đảm bảo yếu tố trừng trị, răn
đe, vừa nhằm giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội giúp họ “cải tà hoàn lƣơng”.
Việc thi hành án hình sự đƣợc tổ chức và thực hiện mang tính nhân đạo và
nhân văn sâu sắc, nhiều hình thức thi hành án dã man, hà khắc trƣớc đây đã
đƣợc loại bỏ khỏi pháp luật hình sự.
Tiếp đó, ngày 12 tháng 6 năm 1951 Bộ Nội vụ và Bộ Tƣ pháp ban hành
Nghị định số 181-NV/6 quy định chi tiết về thiết lập và quản lý trại giam, sinh
hoạt của phạm nhân, giáo hóa phạm nhân, nhân viên phụ trách và điều khoản
chung. Kèm theo Nghị định là Bản Quy tắc trại giam. Theo đó, mỗi tỉnh thành
phố có một trại giam, trong trƣờng hợp đặc biệt có thể có hai trại giam. Việc giáo
dục phạm nhân đƣợc tổ chức trong trại giam bằng công tác lao động và đời sống

tập thể, đƣợc học tập văn hóa và hƣớng dẫn nghề nghiệp. Phạm nhân phải lao
động 9h/ngày kể cả thời gian đi và về, trừ ngày chủ nhật, ngày lễ, ốm đau.
Từ năm 1954 đến năm 1975 nhân dân ta phải thực hiện đồng thời hai
nhiêm vụ chiến lƣợc: xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và
đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Vì vậy, thời kỳ này,
pháp luật hình sự tập trung chủ yếu vào việc trừng trị các hành vi xâm phạm
hai nhiệm vụ trên. Phần lớn các văn bản pháp luật tính đến năm 1960 mang
tính đơn hành quy định về những hành vi nguy hiểm cho xã hội phải đƣợc xử
lý bằng hình sự nhƣng lại không quy định rõ về cách thức thi hành án. Năm

23
1962, Hội đồng Chính phủ ra Chỉ thị số 15/Vp ngày 07 tháng 7 năm 1962 về
tăng cƣờng công tác trại giam, trong đó quy định cụ thể hơn một số công tác
về quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân nhằm khắc phục những tồn tại,
thiếu sót trƣớc đây.
Ngày 30 tháng 10 năm 1967 Ủy ban thƣờng vụ quốc hội ban hành
Pháp lệnh trừng trị tội phản cách mạng quy định đầy đủ, hệ thống các nguyên
tắc và các tội danh. Ngày 18 tháng 12 năm 1967 Thủ tƣớng Chính phủ ra
Quyết định số 217/TTg/NC quy định về "tổ chức lại các trƣờng giáo dục thiếu
niên hƣ". Ngày 17 tháng 12 năm 1969, Chính phủ ra Quyết định số 224/CP
giao trại cải tạo đã phân cấp trƣớc đây cho Bộ công an mà lực lƣợng trực tiếp
quản lý là cục quản lý và cải tạo phạm nhân.
Ngày 01 tháng 12 năm 1979, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ ra Thông tƣ liên bộ số 68 về thi hành nghiêm
chỉnh án phạt giam, chấn chỉnh công tác quản lý giáo dục phạm nhân chấp
hành án phạt tù.
Ngày 01 tháng 4 năm 1982 Bộ Nội vụ ra chỉ thị số 02/CP quy định việc
tiến hành phân cấp quản lý cải tạo phạm nhân trên toàn quốc.
Ngày 16 tháng 02 năm 1984 Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ
Nội vụ ban hành Thông tƣ liên bộ số 01-TT/LB quy định về việc thi hành

nghiêm chỉnh các bản án phạt tù giam hoặc tử hình, cụ thể hóa quy định về
thời hạn tạm ngừng thi hành án phạt tù và điều kiện tạm ngừng thi hành án
phạt tù.
1.2.3. Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn từ năm 1988 đến 2003
Thi hành án hình sự liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xác định thi
hành án hình sự là công tác lớn, quan trọng nên Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm

24
và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này.
Trên cơ sở pháp lý đó, trong thời gian qua hoạt động thi hành án hình sự đã đƣợc
tổ chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, khoan hồng, nhân đạo, góp phần
đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu mới của thực tiễn, hƣớng đến mục tiêu xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật về thi hành án hình sự
đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp, chƣa đồng bộ
với quy định có liên quan đến công tác thi hành án hình sự trong một số đạo
luật nhƣ Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luật tổ
chức Toà án nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2002, Luật Công an nhân dân… Những tồn tại, hạn chế của pháp luật làm cho
hoạt động thi hành án hình sự gặp nhiều bất cập, vƣớng mắc, các cơ quan có
thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án hình sự mới chỉ quan tâm nhiều đến thi
hành hình phạt tù, tử hình, trục xuất mà chƣa quan tâm đúng mức đến việc thi
hành các hình phạt khác; chƣa có tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý thống nhất
việc thi hành án hình sự; đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi hành án hình sự còn
thiếu về số lƣợng và chƣa bảo đảm về chất lƣợng, chế độ chính sách còn chƣa
bảo đảm; cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này chƣa đƣợc đầu tƣ tƣơng
xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Trƣớc những thay đổi của tình hình trong nƣớc và quốc tế, những văn bản
pháp luật hình sự đơn hành không đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn, ngày 27
tháng 6 năm 1985 Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 1986. Bộ luật quy định tƣơng đối đầy đủ về hệ thống hình
phạt, các biện pháp tƣ pháp, nguyên tắc áp dụng chúng. Trên cơ sở đó, công tác
thi hành án hình sự cũng đƣợc triển khai đồng bộ, thống nhất.
Sau đó, ngày 28 tháng 6 năm 1988, Quốc hội tiếp tục thông qua Bộ luật

25
tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1989. Bộ luật
này đã dành hẳn một chƣơng để quy định về thi hành án . Có thể nói đây là
văn bản pháp điển đầu tiên quy định cụ thể về thi hành án hình sự. Trên cơ sở
đó, ngày 15 tháng 8 năm 1989, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tƣ pháp ban hành thông tƣ liên ngành số 04-
89/TTLN quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Tiếp đó, ngày 8 tháng 3 năm 1993 Ủy ban thƣờng vụ quốc hội ban
hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Sự ra đời của Pháp lệnh đánh dấu mốc
quan trọng trong lịch sử pháp luật thi hành án phạt tù ở Việt nam. Tuy còn
những hạn chế nhƣng Pháp lệnh đã quy định tƣơng đối đầy đủ về trình tự, thủ
tục thi hành án phạt tù, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, ngƣời
thi hành án, quyền và nghĩa vụ của ngƣời chấp hành án. Pháp lệnh này sau đó
đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2007 để phù hợp với Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật
tố tụng hình sự 2003.
1.2.4. Pháp luật thi hành án hình sự giai đoạn từ năm 2003 đến nay.
Mặc dù đã đƣợc sửa đổi bổ sung nhiều lần vào các năm 1989, 1991,
1992, 1997 nhƣng Bộ luật hình sự vẫn bộc lộ những điểm hạn chế trƣớc yêu
cầu đấu tranh phồng chống tội phạm đang diễn biến ngày càng phức tạp. Do
đó, sau nhiều năm soạn thảo ngày 21 tháng 12 năm 1999 Bộ luật hình sự mới
đƣợc thông qua thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1985. Trong đó phần hình
phạt và các biện pháp tƣ pháp đƣợc chỉnh lý hoàn thiện hơn. Sau này, Bộ luật

hình sự 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 để phù hợp với tình hình mới
Theo đó, để phù hợp với Bộ luật hình sự mới, với tƣ cách là luật hình
thức – Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng đƣợc thay thế bằng Bộ luật tố
tụng hình sự mới đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Bộ
luật tố tụng hình sự tiếp tục kế thừa và hoàn thiện các quy định về thi hành án
hình sự.

×