Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp và vận dụng các bài giảng đó vào dạy học có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.3 KB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “ Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục quốc dân”.Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục là một công việc hết sức trọng
đại Trung ương ban hành nghị quyết để thống nhất nhận thức và hành động phát huy trí tuệ của toàn
Đảng, toàn dân huy động các nguồn lực với sự phối hợp nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã
hội cho sự nghiệp giáo dục.
Thực hiện nhiệm vụ mà Đảng đặt ra cho ngành giáo dục, trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã đưa
ra nhiều phương án, nhiều chính sách, biện pháp nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục trên
cơ sở kế thừa, cũng cố và phát huy những thành tựu đã đạt được vừa phát triển những nhân tố mới, tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch
lạc và có giải pháp hữu hiệu để đưa sự nghiệp giáo dục lên một tầm cao mới, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng tốt hơn yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
trong tình hình mới, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Dựa vào phương án:” Dạy học tích hợp và phân hóa “ mà bộ GD& ĐT đã lựa chọn, lấy học sinh
làm trung tâm phát huy tính chủ động sáng tạo, tự học biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn, năng động hơn trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, CNTT…Bộ GD&ĐT đã tổ
chức nhiều cuộc thi như : Thiết kế bài giảng E-learning dành cho giáo viên; cuộc thi dạy học theo chủ
đề tích hợp dành cho giáo viên; cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn
dành cho học sinh; Khuyến khích giáo viên xây dựng các chủ đề dạy học và thiết kế các hoạt động dạy
học theo hướng đổi mới phát huy tính tích cực của học sinh…được đông đảo giáo viên, học sinh hưởng
ứng và tham gia một cách tích cực.
Hưởng ứng cuộc thi dạy học tích hợp do Bộ GD&ĐT tổ chức, bản thân tôi đã thiết kế nhiều bài
giảng theo hướng tích hợp và vận dụng các bài giảng đó vào dạy học có hiệu quả. Một trong những bài
giảng tạo được sự thích thú của học sinh, giúp học sinh có nhiều liên hệ với thực tiễn, bảo vệ sức khỏe
con người, bảo vệ môi trường…đó là bài “ Phân bón hóa học” Lớp 11.
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
Bài “ Phân bón hóa học” thiết kế theo hướng tích họp được áp dụng để dạy cho toàn bộ học sinh
lớp 11 sau khi học xong chương Nito- Photpho.




2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, do vậy phân bón hóa học có vai trò quan trọng trong việc phát
triển nền nông nghiệp, quyết định đến năng suất và chất lượng của nông sản mà như ông cha ta đã từng
nói: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Hiểu được kiến thức về phân bón giúp học sinh giải
quyết được nhiều vấn đề trong thực tiễn có liên quan. Tuy nhiên với nội dung kiến thức ở SGK mới chỉ
cung cấp cho học sinh kiến thức về các loại phân bón. Học sinh mới chỉ biết:
- Định nghĩa phân bón và phân loại phân bón.
- Các nguyên tố khoáng và vai trò của chúng đối với cây trồng
- Thành phần,tính chất, độ dinh dưỡng, phương pháp điều chế và đặc điểm của các loại phân bón.
Học sinh chưa có sự kết hợp với các môn học khác như sinh học, công nghệ lớp 10... để sử dụng
phân bón sao cho hợp lí và phù hợp với các loại đất trồng, cây trồng khác nhau. Nắm được ưu và nhược
điểm của các loại phân bón để sử dụng sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu nhất, không gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người, môi trường... Xuất phát từ lí do đó tôi đã thiết kế bài: “ Phân bón hóa học”
theo hướng tích hợp nhiều môn học, tích hợp môi trường và có sự liên hệ với thực tiễn.
2.2 . Nội dung của đề tài
Xuất phát từ thực trạng trên, qua thời gian dài nghiên cứu dạy học theo chủ đề tích hợp liên quan
tới nhiều môn học gắn liền với thực tiễn, tự mình tìm hiểu các kiến thức của nhiều môn học khác nhau.
Cụ thể:
- Môn sinh học:
+ Một số nguyên tố khoáng thiết yếu và vai trò của chúng với cây trồng;phân bón cho cây trồng ở
bài 4: “Vai trò của các nguyên tố khoáng” lớp 11.
+ Phân bón với năng suất cây trồng ở bài 6” Dinh dưỡng nito ở thực vật” lớp 11.
- Môn Công Nghệ lớp 10:
+ Phản ứng của dung dịch đất ở bài 7:”Một số tính chất của đất trồng”.
+ Một số loại phân bón hóa học cơ bản và cách sử dụng ở bài 12: “Đặc điểm,tính chất,kĩ thuật sử
dụng một số loại phân bón thông thường”.
- Các bài viết:

+ Phân bón hóa học ; Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường
+ Hội chứng trẻ xanh (Bài viết của báo dân trí)
+ Bệnh gut.
+ Hiện tượng phú dưỡng, hiệu ứng nhà kính và tác hại của nó đến khí hậu toàn cầu.
- Các đoạn phim: Tiến trình của phú dưỡng; Phân bón và năng suất cây trồng.


Tôi đã hệ thống và thiết kế bài:” Phân bón hóa học” với các nội dung như sau:
Nội dung 1: Khái niệm phân bón và tìm hiểu chung các loại phân bón.
Nội dung 2: Tìm hiểu các loại phân đạm.
Nội dung 3: Tìm hiểu các loại phân lân.
Nội dung 4: Tìm hiểu cách sử dụng phân Kali.
Nội dung 5: Tìm hiểu phân hỗn hợp và phân phức hợp.
Nội dung 6: Tìm hiểu phân vi lượng.
Nội dung 7: Sử dụng phân bón hợp lí trong Nông nghiệp.
Nội dung 8: Phân bón với môi trường.
Nội dung 9: Bài tập kiểm tra kiến thức.
Các nội dung trên được thể hiện cụ thể và rõ ràng ở trong giáo án của bài học mà tôi đã thiết kế
như sau:

Bài 19: PHÂN BÓN HOÁ HỌC
A. MỤC TIÊU
Trong dự án này mục tiêu hướng đến gồm các môn học: Hóa học, công nghệ, sinh học; thực tiễn sản
xuất nông nghiệp và môi trường sống.
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
a. Kiến thức
Hs biết:
Môn hóa học:
+ Các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng và vai trò của chúng đối với cây trồng.
+ Thành phần,tính chất, ứng dụng, điều chế các loại phân bón: Phân đạm, lân, kali, NPK,phân phức

hợp và vi lượng.
+ Bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học.
* Sau khi nắm được kiến thức,kĩ năng cần đạt ở bộ môn hóa, học sinh được cũng cố,hiểu biết thêm
một số kiến thức của môn công nghệ,sinh học :
Môn sinh học:
+ Một số nguyên tố khoáng thiết yếu và vai trò của chúng với cây trồng;phân bón cho cây trồng ở bài
4: “Vai trò của các nguyên tố khoáng” lớp 11.
+ Phân bón với năng suất cây trồng ở bài 6” Dinh dưỡng nito ở thực vật” lớp 11.
Môn Công Nghệ lớp 10:
+ Phản ứng của dung dịch đất ở bài 7:”Một số tính chất của đất trồng”.
+ Một số loại phân bón hóa học cơ bản và cách sử dụng ở bài 12: “Đặc điểm,tính chất,kĩ thuật sử
dụng một số loại phân bón thông thường”.
b. Kĩ năng


+ Quan sát mẫu vật, nhận biết một số loại phân bón hóa học.
+ Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón.
Môn Công nghệ:
+ Xác định pH cho từng loại đất.
c.Thái độ:
Giúp cho học sinh hăng say nghiên cứu và học tập, sử dụng kiến thức liên môn (Hóa học - Công
Nghệ - Sinh học) và liên hệ thực tiễn,phân tích được tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với sản
xuất nông nghiệp,có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí. Biết cách sử dụng ít gây tác hại đối với môi
trường.
2. Phát triển năng lực
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ năng lực quan sát.

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
B. CHUẨN BỊ :
1. GV:
- Tranh ảnh , tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam.
- Tranh ảnh,video mô tả ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón không hợp lí đến môi trường, nông
phẩm và sức khỏe và con người.
- Nghiên cứu các nội dung của các bài 4,5,6 môn sinh học lớp 11; bài 7,12 môn công nghệ lớp 10.
2. HS:
*Chuẩn bị kiến thức của:
Môn sinh học 11:
Bài 4: “Vai trò của các nguyên tố khoáng”
Bài 5, bài 6 :” Dinh dưỡng nito ở thực vật” :
Môn công nghệ 10:
- Phản ứng của dung dịch đất ,tính chất, môi trường của các loại đất, cách cải tạo các loại đất ở bài
7:”Một số tính chất của đất trồng”:
- Kĩ thuật sử dụng phân bón hóa học ở bài 12: Đặc diểm ,tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân
bón thông thường”
* Chuẩn bị bài mới: Để rút ngắn thời gian tìm hiểu kiến thức trên lớp;tạo điều kiện để hs tự học. Gv
yêu cầu hs đọc bài: “ phân bón hóa học” và hoàn thành nội dung của các phiếu học tập sau:

- Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu chung các loại phân bón
Phân đạm
Cung cấp nguyên tố
Tác dụng đối với cây trồng
Đánh giá độ dinh dưỡng

Phân lân

Phân kali



Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu các loại phân đạm
Phân đạm amoni

Phân đạm nitrat

Urê

Một số chất tiêu biểu
Phương pháp điều chế
Dạng cây trồng hấp thu
Môi trường của phân
Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu các loại phân lân
Supe photphat
Supe photphat đơn

Lân nung chảy.

Supe photphat kép.

Thành phần
Độ dinh dưỡng
Tính chất.
Sản xuất.
Phiếu học tập số 4:
Phân hỗn hợp

Phân phức hợp

Giống nhau

Khác nhau
- Hs liên hệ việc sử dụng phân bón hóa học ở địa phương.và ảnh hưởng của phân bón đến môi trường
C. Phương pháp
Sử dụng các phương pháp:
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp dạy học hợp tác.
+ Phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập.
+ Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thực hành, tranh ảnh, SGK…).
+ Phương pháp đàm thoại, tìm tòi.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .
2. Bài mới:
TL

2’

HOẠT ÐỘNG CỦA GV
HOẠT ÐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Vào bài
Dựa vào bài 4 “Vai trò của các nguyên tố khoáng” - HS: Các nguyên tố khoáng cần thiết cho
ở môn Sinh Học lớp 11.
cây:
* Hãy kể tên 1 vài các nguyên tố khoáng thiết yếu + Nguyên tố khoáng đại lượng: C, H, O,
cho cây ?
N, P, K, S, Ca, Mg.......
* Cây lấy các nguyên tố khoáng đó từ đâu ?
+ Nguyên tố khoáng vi lượng : Fe, Mn,
Chiếu hình ảnh:
Cu, Zn......



C

H

K

5’

8’

- HS: Trả lời.
+ Cây đồng hóa được các nguyên tố C, H,
O từ không khí
+ Các nguyên tố còn lại cây trồng lấy từ
đất.

O

N, P,.....

Đặt vấn đề : Sau 1 thời gian, đất trồng nghèo dần - HS: Bón phân cho đất.
các nguyên tố dinh dưỡng. Người ta sẽ làm gì để bổ
sung cho đất các nguyên tố khoáng đó ?
- Vậy phân bón hóa học là gì? Vai trò của phân bón
hóa học đối với cây trồng như thế nào? Chúng ta sẽ
tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Khái niệm phân bón và tìm hiểu chung các loại phân bón
- Em hiểu phân bón hóa học là gì? Có những loại -HS :
phân bón hóa học chính nào ?

+ Phân bón hóa học là những hóa chất có
- GV: chiếu một vài mấu phân bón.Yêu cầu hs chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho
cho biết các loại phân bón trên? Và hoàn thành cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
+ Có 3 loại phân hóa học chính: Phân
các nội dung ở Phiếu học tập 1:
Phân
Phân Phân đạm, phân lân, kali
- HS hoàn thành vào phiếu học tập 1
đạm
lân
kali
Cung cấp nt
Tác dụng với cây
Đ/giá độ dinh dưỡng
Gv gọi 1 hs trình bày kết quả đã làm ở nhà. Cả lớp
thảo luận,bổ sung . Gv nhận xét và chốt lại kiến
thức.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại phân đạm
-HS: có 3 loại
Gv : Gv chiếu các mẫu phân đạm ,cho biết phân
+ Phân đạm amoni.
đạm chia thành mấy loại ?
+ Phân đạm nitrat
+ Phân đạm ure.

- Yêu cầu hs thảo luận các nội dung phiếu học
tập số 2 đã yêu cầu hs làm ở nhà và gọi 1hs -HS:thảo luận và trả lời dựa trên phiếu học
tập đã chuân bị để hoàn thành nội dung
trình bày.
Đạm


Đạm

Đạm

phiếu học tập số 2
(Nội dung hoàn chỉnh ở cuối bài)


amoni

7’

nitrat

ure

1.Chất tiêu biểu
2.PP điều chế
3.Dạng cây trồng
hấp thu
4. Đặc điểm phân
→ Gv nhận xét.
-HS: phản ứng dung dịch đất co biết độ
Tích hợp công nghệ 10 - Liên hệ thực tiễn.
chua,kiềm và trung tính của đất.
- Dựa vào bài 7: ‘‘Một số tính chất của đất trồng”
+Đất có phản ứng chua:[H+]>[OH-] (pH<7)
đã học ở Công Nghệ lớp 10. Hãy cho biết phản
+ Đất có phản ứng kiềm:[H+]<[OH-](pH>7)

ứng của dung dịch đất cho ta biết điều gì?
+ Đất có phản ứng trung tính:
Gv: Kết hợp với tính chất của các loại phân. Hãy
[H+] = [OH-](pH = 7)
trả lời các câu hỏi để biết được cách sử dụng phân
- HS: Thảo luận theo nhóm và trình bày ở
bón hóa học phù hợp với từng loại đất trồng (Bài
bảng phụ.
12 môn công nghệ 10)
Nội dung cần đạt được:
1. Phân đạm amoni thích hợp để bón cho vùng đất
1. Phân đạm amoni không dùng để bón
chua hay không? Vì sao?
cho đất chua. Vì muối amoni tan trong
2. Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để
nước tạo môi trường axit:
khử chua được không? Tại sao?
NH4Cl -> NH4+ + Cl3. Phân đạm nitrat được dùng để bón cho loại đất
NH4+ -> NH3 + H+
nào ? Vì sao ?
Thích hợp để bón cho vùng đất ít chua.
4. Dựa vào tính tan của muối nitrat, cho biết những
2. Không dùng.
điểm gì cần chú ý khi sử dụng phân đạm nitrat?
CaO + H2O → Ca(OH)2
5. Tại sao phân ure lại được sử dụng rộng rãi ?
2NH4Cl+Ca(OH)2→CaCl2+2NH3↑+2H2O
6. Bón phân ure cho vùng đất có tính kiềm được
3.Thích hợp cho mọi loại đất. Vì phân
không? Tại sao ?

đạm nitrat có môi trường trung tính.
- GV: chia HS thành 6 nhóm thảo luận, và hoàn
4. Dễ hút nước và bị chảy rửa.Tan nhiều
thành nội dung ở bảng phụ.
trong nước nên cây trồng dễ hấp thu.
+ Nhóm I: Thảo luận và trả lời câu 1
Nhưng dễ bị nước mưa rửa trôi.
+ Nhóm II: Thảo luận và trả lời câu 2
5.Hàm lượng Nitơ lớn. Thích hợp với
+ Nhóm III: Thảo luận và trả lời câu 3
nhiều loại đất.
+ Nhóm IV: Thảo luận và trả lời câu 4
6. Không bón cho vùng đất kiềm vì :
+ Nhóm V: Thảo luận và trả lời câu 5
(NH2)2CO + 2H2O -> (NH4)2CO3
+ Nhóm VI: Thảo luận và trả lời câu 6
+
Thời gian thảo luận cho mỗi nhóm là 2 phút.Sau đó NH4 + OH -> NH3 ↑ + H2O
đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu các loại phân lân (7’)
- GV chiếu các mẫu phân lân.Hãy kể tên một số loại HS: Một số loại phân lân:
phân lân chính?
+ Supephotphat
- GV:Yêu cầu 1hs điền nội dung vào phiếu học tập
+ Phân lân nung chảy
số 3 (Nội dung đã yêu cầu hs hoàn thiện ở nhà) .
HS: Hoàn thiện vào phiếu học tập số 3.


Supephotphat


Lân nung
chảy

Supephot Supephot
phat đơn phat kép
Thành
phần
Độ dinh
dưỡng
Tính chất.
Sản xuất
Cả lớp thảo luận,góp ý
- GV: Nhận xét và chốt kiến thức
Tích hợp Công nghệ 10-Liên hệ thực tế
- Dựa vào tính chất của phân lân; phản ứng của
dung dịch đất và thực tiễn sản xuất hãy cho biết
cách sử dụng phân phân lân? (ở bài 12 môn công
nghệ 10) .
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
1. Tại sao gọi là Supephotphat đơn ? Nhược điểm?
2.Tại sao gọi là Supephotphat kép? ưu điểm?
3. Tại sao phân lân nung chảy không tan trong
nước, nhưng vẫn được sử dụng làm phân bón ?
4. Phân lân được dùng chủ yếu để bón lót hay bón
thúc? Tại sao ?
- GV: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm . Nhóm I:
Câu 1: Nhóm II: Câu 2 ; Nhóm III: Câu 3; Nhóm
IV: Câu 4.


3’

5’

HS: Thảo luận theo nhóm và trình bày ở
bảng phụ.
Nội dung cần đạt được:
1.Vì Quá trình sản xuất suphephotphat
kép xảy ra qua 2 giai đoạn .
Ưu điểm : Hàm lượng P2O5 lớn.
2 . Nhược điểm của suphephotphat đơn :
Cây trồng chỉ đồng hóa Ca(H2PO4)2
Còn phần CaSO4 không có ích làm rắn
đất.
3.Vì: phân lân nung chảy không tan trong
nước, nhưng tan được trong môi trường
axit. Thích hợp cho vùng đất chua .
4.Phân lân chủ yếu dùng để bón lót. Vì
khó hòa tan, nên cần có thời gian để phân
bón hòa tan trong đất.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu cách sử dụng phân Kali
-GV: yêu cầu HS dựa vào tính chất của phân Kali
HS: Thảo luận và trả lời.
và dựa vào thực tiễn sản xuất. Trả lời câu hỏi sau:
1.Phân Kali chủ yếu được dùng để bón
1.Phân Kali dùng chủ yếu để bón lót hay bón thúc ? thúc vì phân Kali dễ hòa tan, tỉ lệ chất
Bón với liều lượng như thế nào ?
dinh dưỡng cao.
2.Bón phân Kali nhiều năm, sẽ ảnh hưởng như thế
Nếu dùng để bón lót thì phải dùng lượng

nào tới đất ? Biện pháp khắc phục?
nhỏ.
(Cách sử dụng phân kali ở bài 12 môn công nghệ
2.Bón phân Kali lâu năm, sẽ làm cho đất
lớp 10 )
chua.Biện pháp : Bón vôi cho đất
* Hoạt động 6: Tìm hiểu phân hỗn hợp và phân phức hợp
-Gv lấy các ví dụ về phân hỗn hợp và phân phức
HS: Tìm hiểu SGK để hoàn thành nội


hợp .Hãy cho biết :
- Phân hỗn hợp và phân phức hợp giống và khác
nhau như thế nào ?
- Gv yêu cầu hs trình bày các nội dung ở phiếu học
tập số 4 (đã chuẩn bị ở nhà) :
Phân hỗn hợp Phân phức hợp
Giống nhau
Khác nhau
Tích hơp công nghệ 10
Dựa vào cách sử dụng phân bón ở bài 12 môn
công nghệ 10 cho biết:
1.Ưu điểm của phân NPK ? Cách sử dụng phân
NPK ?
2.Phân NPK dùng để bón lót hay bón thúc.
2’

5’

5’


dung ở bảng .

HS: Trả lời.
1.Ưu điểm : Bón 1 lần, cung cấp cả 3
nguyên tố N,P,K cho cây trồng.
Cách sử dụng : Do mỗi loại đất, mỗi loại
cây trồng có nhu cầu khác nhau về N,P,K.
Nên phân NPK phải sản xuất riêng cho
từng loại đất, loại cây.
2. Phân NPK có thể dùng để bón lót và
bón thúc.
* Hoạt động 7: Tìm hiểu phân vi lượng
- Phân vi lượng là gì ? Vai trò ?
HS : Dựa vào sgk để trả lời.
HS : Bón đúng liều lượng, đúng loại đất,
- Cách bón phân vi lượng hợp lí ?
loại cây.
* Hoạt động 8: Sử dụng phân bón hợp lí trong Nông nghiệp
Tích hợp môn sinh học lớp 11- Công Nghệ 10
Gv : Qua các nội dung mà các em được tìm hiểu về
phân bón ,kết hợp với nội dung phân bón cho cây
HS: Để cây trồng có năng suất cao chúng
trồng đã được học ở bài 4: “ Vai trò của các nguyên
ta cần phải bón phân hợp lí.
tố khoáng”;Phân bón với năng suất cây trồng và
Hs tích hợp các kiến thức phân bón đã
môi trưởng ở bài 6 môn sinh học lớp 11; Sử dụng
được học ở các môn : Hóa học,sinh học,
phân bón vô cơ ở bài 12 môn công nghệ lớp 10 .

Công nghệ để đưa ra bón phân hợp lí là:
Hãy cho biết :
+ Bón phân phải đúng đất.
- Để cây trồng có năng suất cao chúng ta cần phải
+ Bón phân phải đúng loại cây trồng.
làm gì?
+ Bón phân phải đúng thời kì sinh trưởng
Gv : Vậy thế nào là bón phân hợp lí ? Hãy liên hệ
của cây.
với thực tiễn sử dụng phân bón trong gia đình và ở
+ Bón phân phải đúng liều lượng.
địa phương em?
+ Bón phân theo đúng tỉ lệ giữa các loại
phân.
* Hoạt động 9: Phân bón vơi môi trường
Gv: Sử dụng phân bón dư thừa hoặc không đúng
cách sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nông phẩm, môi
trường và sức khỏe con người?
Hs: sử dụng phân bón dư thừa và không
- Dựa vào nội dung: phân bón cho cây trồng ở môn
đúng cách gây ô nhiễm môi và sức khỏe


sinh học,cho biết sử dụng phân bón dư thừa và con người.
không đúng cách ảnh hưởng như thế nào đến môi
trường đất ?
- Môi trường đất: Làm xấu lí tính của đất,giết chết
các vi sinh vật có lợi.
- Môi trường nước: Để thấy ảnh hưởng của nó đến
môi trường nước giáo viên cho hs xem các hình ảnh

sau:
Hình ảnh 1: Sự phát triển bùng nổ của tảo
Hs theo dõi ảnh hưởng đến môi trường
nước.

Sông Potomac (Mỹ) màu xanh lục
do bùng nổ tảo cyanobacteria
Gv: Sự phát triển mạnh của thực vật bậc thấp ảnh
hưởng như thế nào đến sinh vật biển ?
Gv chiếu hình ảnh: Cá chết ở vịnh Mexico do ăn
phải tảo độc:

Cá chết do ăn phải tảo độc ,thiếu oxi
Gv: Hiện tượng được mô tả ở trên gọi là hiện
tượng phú dưỡng gây ra do thừa các chất dinh
dưỡng N,P trong nước.
Gv cho học sinh xem đoạn phim nói về tiến trình
của phú dưỡng.
- Liều lượng phân bón quá cao gây ô nhiễm nông
phẩm. Gv chiếu hình ảnh ‘hội chứng trẻ xanh’;bệnh
gut; hs thảo luận và đưa ra các ảnh hưởng:

Hs theo dõi, thảo luận, nghiên cứu các
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.


+Rau,củ,quả,nước sinh hoạt...chứa NO3- vượt mức
cho phép ⇒ Hội chứng trẻ xanh ;Ung thư dạ dày.

+ Rau, củ, quả.. chứa hàm lượng Mo vượt mức cho

phép gây ngộ độc ở động vật khi ăn rau và bệnh gút
ở người.

- Gv: Lượng phân bón dư thừa bị bay hơi do tác
động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa tạo
NH3,nito oxit gây ô nhiễm không khí (Hiệu ứng
nhà kính )
-Gv chiếu hình ảnh hiệu ứng nhà kính và tác dụng
của nó đối với khí hậu.

5’

* Hoạt dộng 10: Bài tập kiểm tra kiến thức (5’)
- Gv kiểm tra kiến thức đã được tích hợp bằng các
câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức tổ chức trò chơi.
- Câu hỏi trắc nghiệm được chia thành 4 gói. 4 -HS: Làm việc theo nhóm. Thảo luận và
nhóm HS lần lượt chọn 1 trong 4 gói câu hỏi để trả đưa ra các đáp án đúng.
lời. Mối nhóm có 3 lượt lựa chọn câu hỏi.
- Thi đua giữa các nhóm để giành số điểm
1. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt các mẫu cao nhất
phân đạm sau:
-Kết quả của các nhóm nhất,nhì,ba, tư
A. dd BaCl2
B. dd NaOH
tương ứng với số điểm thích hợp tùy
C. dd H2SO4
D. dd Ba(OH)2
thuộc với số câu trả lời đúng của mỗi
2. Phân bón nào sau đây có hàm lượng nito cao nhóm.
nhất?

A. NH4Cl
B. NH4NO3
C. (NH4)2SO4
D. (NH2)2CO


3. Phân đạm nitrat được dùng để bón cho loại đất
nào ?
A. Đất chua B. Đất trung tính
C. Đất kiềm D. Mọi loại đất
4. Tại sao phân lân nung chảy không tan trong nước
nhưng vẫn được dùng làm phân bón?
A. Thích hợp cho đất chua
B. Thích hợp cho đất trung tính
C. Thích hợp cho đất kiềm
D. Thích hợp cho mọi loại đất
5. Supephotphat không được trộn với vôi khi bón vì
tạo ra sản phầm không tan gồm:
A.Ca(H2PO4)2 , CaHPO4 B.CaCO3, Ca3(PO4)2.
C. CaCl2, Ca3(PO4)2.
D. CaHPO4, Ca3(PO4)2
6. Supephotphat đơn ảnh hưởng như thế nào tới môi
trường đất.
A.Tạo Ca(H2PO4)2 làm chua đất.
B. Tạo Ca3(PO4)2 làm rắn đất.
C. Tạo CaSO4 làm rắn đất.
D. Tạo Ca3(PO4)2 làm chua đất.
7. Không dùng phân đạm ure bón cho vùng đất nào
sau đây:
A. Đất chua

B. Đất trung tính
C. Đất kiềm
D. Đất xám bạc màu.
8. Ảnh hưởng của việc bón phân đạm, phân kali
nhiều năm cho đất? Biện pháp ?
A. Cải tạo giá trị pH phù hợp với đất trồng.
B. Làm chua đất. Bón vôi để khử chua
C. Không làm thay đổi môi trường đất.
D. Làm tăng độ kiềm của đất. Bón vôi.
9. Bón phân vi lượng cần chú ý:
A. Chỉ có hiệu quả cho từng loại cây.
B. Chỉ có hiệu quả cho từng loại đất.
C. Dùng đúng liều lượng.
D. Cả A, B, C đều đúng
10. Ý nào sau đây không đúng khi nói về phân NPK
A. Dùng chung cho mọi loại cây, loại đất.
B. Bón đúng loại đất.
C. Bón đúng loại cây.
D. Cung cấp đầy đủ 3 nguyên tố N, P, K.


11. Sử dụng phân bón không hợp lí sẽ ảnh hưởng
tới:
A. Môi trường đất, nước, không khí.
B. Sức khỏe con người.
C. Chất lượng nông phẩm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
12. Trong các phân đạm sau, loại nào được gọi là
phân đạm 2 lá.
A. (NH4)2SO4

B. NH4NO3
C. NH4Cl
D. NaNO3
3. Hướng dẫn về nhà (1’)
*BTVN:
- Làm bài tập Sgk
- Hãy viết một bài viết nói về vai trò của phân bón vô cơ , sự tồn dư của phân bón và cách sử dụng có
hiệu quả phân bón vô cơ vào nông nghiệp?
*Chuẩn bị bài mới.
Nội dung học sinh cần đạt được ở phiếu học tập số 1: Tìm hiểu chung các loại phân bón
Phân đạm
Phân lân
Phân kali
Cung cấp nguyên tố
Nitơ
Photpho
Kali
Tác dụng đối với cây
- Kích thích quá trình
-Thúc đẩy quá trình
Tăng cường sức chống
trồng
sinh trưởng
sinh hóa ở thời kỳ sinh bệnh, chịu rét, chịu hạn
- Cây phát triển
trưởng của cây
- Giúp cây hấp thụ đạm
nhanh, cho nhiều củ,
- Làm cho cành lá khỏe, tốt hơn
quả to

hạt chắc
Đánh giá độ dinh
% N trong phân bón
% P2O5 tương ứng với
% K2O tương ứng với
dưỡng
lượng P
lượng K
Nội dung học sinh cần đạt được ở phiếu học tập số 2: Tìm hiểu các loại phân đạm

Một số chất tiêu biểu

Phương pháp điều chế

Dạng ion hoặc dạng hợp
chất mà cây đồng hoá

Đặc điểm của phân

Phân đạm amoni
NH4Cl, NH4NO3
(NH4)2SO4,.. .

Phân đạm nitrat
NaNO3, Ca(NO3)2,...

(NH2)2CO

NH3 + axit tương
ứng → muối amoni


Axit HNO3 + Muối
cacbonat → muối nitrat


CO2 + NH3 
(NH2)2CO + H2O

Cation NH4+

Môi trường axit

AnionNO3-

Môi trường trung tính

Urê

to , p

Cation NH4+
(NH2)2CO + 2H2O →
(NH4)2CO3
-Hàm lượng N cao


- Không làm thay đổi
môi trường đất
Nội dung học sinh cần đạt được ở phiếu học tập số 3: Tìm hiểu các loại phân lân
Supe photphat

Lân nung chảy.
Supe photphat đơn
Supe photphat kép.
Thành phần
Ca(H2PO4)2, CaSO4
Ca(H2PO4)2
Hỗn hợp photphat và silicat
của canxi và magie
Độ dinh dưỡng
14-20% P2O5
40-50% P2O5
12-14% P2O5
Tính chất.
Dễ tan , nhưng CaSO4
Dễ tan
Không tan trong nước, nhưng
không có ích làm rắn
tan dần trong đất chua( pH<7)
đất
Sản xuất.
Ca3(PO4)2+2H2SO4 → Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 →
Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 2H3PO4 + 3CaSO4
Nung chảy hỗn hợp quặng
apatit (hay photphorit) với đá
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 →
xà vân, than cốc....
3Ca(H2PO4)2
Nội dung học sinh cần đạt được ở phiếu học tập số 4: So sánh phân hỗn hợp với phân phức hợp
Phân hỗn hợp
Phân phức hợp

Giống nhau Là lọa phân bón chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.
Khác nhau
Loại phân này là sản phẩm khi trộn các loại Là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng
phân đơn theo tỉ lệ N:P:K khác nhau tùy
thời bằng tương tác hóa học giữa các
theo loại đất và cây trồng.
chất.
Nội dung học sinh cần đạt được ở phiếu học tập số 2: Tìm hiểu các loại phân đạm
Phân đạm amoni
Phân đạm nitrat
Urê
Một số chất tiêu biểu
NH4Cl, NH4NO3
NaNO3, Ca(NO3)2,...
(NH2)2CO
(NH4)2SO4,.. .
Phương pháp điều chế

Dạng ion hoặc dạng hợp
chất mà cây đồng hoá

Đặc điểm của phân

NH3 + axit tương
ứng → muối amoni
Cation NH4+

Môi trường axit

to , p

Axit HNO3 + Muối

CO2 + NH3 
cacbonat → muối nitrat
(NH2)2CO + H2O

Anion NO3-

Môi trường trung tính

Cation NH4+
(NH2)2CO + 2H2O →
(NH4)2CO3
-Hàm lượng N cao
- Không làm thay đổi
môi trường đất


Nội dung học sinh cần đạt được ở phiếu học tập số 3: Tìm hiểu các loại phân lân
Supe photphat
Lân nung chảy.
Supe photphat đơn
Supe photphat kép.
Thành phần
Ca(H2PO4)2, CaSO4
Ca(H2PO4)2
Hỗn hợp photphat và silicat
của canxi và magie
Độ dinh dưỡng
14-20% P2O5

40-50% P2O5
12-14% P2O5
Tính chất.
Dễ tan , nhưng CaSO4
Dễ tan
Không tan trong nước,
không có ích làm rắn
nhưng tan dần trong đất
đất
chua( pH<7)
Sản xuất.
Ca3(PO4)2+2H2SO4 → Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 →
Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 2H3PO4 + 3CaSO4
Nung chảy hỗn hợp quặng
apatit (hay photphorit) với
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 →
đá xà vân, than cốc....
3Ca(H2PO4)2
Nội dung học sinh cần đạt được ở phiếu học tập số 4: So sánh phân hỗn hợp với phân phức hợp
Phân hỗn hợp
Phân phức hợp
Giống nhau Là lọa phân bón chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.
Khác nhau
Loại phân này là sản phẩm khi trộn các loại Là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng
phân đơn theo tỉ lệ N:P:K khác nhau tùy
thời bằng tương tác hóa học giữa các
theo loại đất và cây trồng.
chất.

3. PHẦN KẾT LUẬN

3.1. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả thu được khi áp dụng đề tài trên vào giảng dạy lớp 11A2:
+ Kết quả của phần kiểm tra kiến thức (Học sinh trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm vận dụng kiến thức
dưới hình thức tổ chức trò chơi dành cho 4 nhóm Hoạt động 10).
* Đánh giá tổng quát: 100% học sinh tham gia trò chơi kiểm tra kiến thức một cách tích cực, sôi nổi,có
sự thi đua giữa các nhóm và đạt được yêu cầu kiến thức của bài mà giáo viên đưa ra.


* Cụ thể :
Nhóm 1: Trả lời đúng 3 câu mà nhóm mình chọn và thêm 1 câu của nhóm 3 trả lời sai.
Nhóm 2: Trả lời đúng 2 câu và sai 1 câu của nhóm mình chon.
Nhóm 3: Trả lời đúng 2 câu và sai một câu của nhóm mình chọn. Trả lời thêm 1 câu của nhóm 2 trả
lời sai.
Nhóm 4: Trả lời đúng 3 câu của nhóm mình chọn.
 Kết quả: Nhóm 1 : Nhất (Đúng 4 câu ) . Ứng với 10 điểm
Nhóm 4, 3: Đồng nhì( Đúng 3 câu ) . Ứng với 8 điểm
Nhóm 2: Ba (Đúng 2 câu ). Ứng với 6 điểm
+ Kết quả bài viết ở nhà của học sinh: Hãy viết một bài viết nói về vai trò của phân bón vô cơ , sự
tồn dư của phân bón và cách sử dụng có hiệu quả phân bón vô cơ vào nông nghiệp?
Đa số học sinh hiểu được vai trò của phân bón vô cơ, hiểu được tác hại của sự tồn dư phân bón
đến sức khỏe con người, đến môi trường sống... Từ đó biết cách sử dụng hợp lí, có hiệu quả phân bón
vô cơ vào nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người. Không chỉ lớp 11A2 mà học sinh
các lớp khối 11 nói chung đều thu được kết quả như trên.
Điểm đặc biệt ở trong dự án dạy học này ngoài xây dựng các nội dung để khai thác kiến thức về
các loại phân bón mà còn vận dụng kiến thức về đất trồng, cây trồng, phân bón ở các môn Hóa học Công nghệ - Sinh học để đưa ra cách bón phân hợp lí áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình và
địa phương mang lại kết quả thiết thực cho người nông dân; học sinh còn được nghiên cứu và tìm hiểu
ảnh hưởng của việc bón phân không hợp lí đến môi trường đất, nước, không khí, nông phẩm và sức
khỏe con người để từ đó hình thành ở các em ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ những người xung
quanh. Không những thế trong dự án dạy học này chúng tôi đã đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh: Ngoài việc kiểm tra kiến thức của học sinh ở mỗi bài học bằng cách tổ

chức trò chơi để trả lời các câu hỏi vận dụng kiến thức tạo sôi nổi, hứng thú cho học sinh tham gia học
tập mà còn kiểm tra khả năng vận dụng lí thuyết đã được học để giải quyết các bài toán thực tiễn, khả
năng tự học, tự tìm hiểu của học sinh ở nhà qua các tài liệu tham khảo, qua internet... từ đó phát huy
được tính tích cực của học sinh, học sinh được chủ động suy nghĩ , hình thành và rèn được nhiều kĩ
năng mới như tra tìm thông tin, trình bày, thảo luận ...Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi xã
hội ngày càng phát triển xã hội bùng nổ thông tin và con người cần phải biết chắt lọc, thu thập thông tin
và hình thành kĩ năng của con người thế kỷ 21.


Dạy học tích hợp nhiều môn học và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống giúp học sinh hiểu biết hơn về
hóa học và đời sống. Học sinh biết được lợi ích của hóa học nhưng cũng nhìn thấy được mặt trái của nó
và có biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả tạo cho xã hội phát triển bền vững , xanh, sạch, đẹp.
Từ đó giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn hóa học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Qua đề tài tôi nhận thấy dạy học tích hợp là một xu hướng tích cực mà các nước trên thế giới đã áp
dụng có hiệu quả. Dạy học tích hợp với các chủ đề, chủ điểm có liên quan nhiều môn học và gắn liền
với thực tiễn giúp giảm bớt sự trùng lặp kiến thức ở nhiều môn học, vận dụng kiến thức được học để
giải thích các vấn đề của thực tiễn cuộc sống ; đồng thời với hình thức đánh giá kiến thức mà tôi đã đưa
ra ở trên phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh được chủ động suy nghĩ , hình thành và rèn
được nhiều kĩ năng mới như tra tìm thông tin, trình bày, thảo luận ...Để khuyến khích giáo viên sáng
tạo, thiết kế các bài học theo hướng tích hợp liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn theo
tôi:
+ Cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tổ chức các cuộc thi để thu hút giáo viên và học sinh
tham gia.
+ Nhà trường triển khai các buổi bồi dưỡng chuyên môn chung cho một số bộ môn như: Hoá- Lí;
Hoá- Sinh- Công nghệ; Văn – Sử; Văn- GDCD... cùng thảo luận để đưa ra các dự án dạy học thích hợp.
+ Nhà trường tạo điều kiện tối ưu về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh hoàn thành các dự án
của mình.
+ Mỗi giáo viên cần bỏ ra nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu không những kiến thức của bộ
môn mình mà cả kiến thức của các bộ môn khác từ đó thiết kế các dự án dạy học thiết thực.


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa, giáo viên Hóa học 11Nc- Cb.
2. Sách giáo khoa, giáo viên Sinh học 11Nc- Cb.
3. Sách giáo khoa, giáo viên Công nghệ 10.


4. Bài viết: + Phân bón hóa học ; Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường
+ Hội chứng trẻ xanh (Bài viết của báo dân trí)
+ Bệnh gut.
+ Hiện tượng phú dưỡng, hiệu ứng nhà kính và tác hại của nó đến khí hậu toàn cầu.

5. Bài viết “ Ý nghĩa của dạy học tích hợp “ của ThS. Đào Thị Hồng Viện NCSP - Trường ĐHSP
Hà Nội.



×