Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học chương “Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 111 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

ĐẶNG THỊ HỒNG

THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO
MÔĐUN NHẰM TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHƢƠNG “CẤU TẠO PHÂN TỬ
VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học vô cơ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Đăng Thị Thu Huyền

HÀ NỘI - 2017


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Hóa
học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong tổ Hóa vô cơ - Đại cương
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian em theo học tại khoa và
trong thời gian em làm khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đăng Thị Thu Huyền người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, luôn tận tâm chỉ bảo những kiến thức về
chuyên môn thiết thực và những chỉ dẫn khoa học quí báu, giúp đỡ em trong quá
trình em làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn gia đình, anh em, bạn bè, những người đã luôn ở bên, chia sẻ,
động viên và giúp đỡ em quá trình em làm khóa luận tốt nghiệp.


Để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, mặc dù đã rất cố gắng, song
trong những ngày đầu làm quen, tiếp cận và học hỏi nghiên cứu khoa học sẽ không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ quý thầy cô giáo và bạn bè để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Đặng Thị Hồng

SV: Đặng Thị Hồng

ii

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2
7. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3
8. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 3

PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 4
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ..................................................................... 4
1.2. Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học ............................................................. 4
1.2.1. Khái niệm tự học ....................................................................................... 4
1.2.2. Các kĩ năng tự học [2] ............................................................................... 5
1.2.3. Quy trình tự học ........................................................................................ 6
1.2.4. Các hình thức tự học ................................................................................. 7
1.2.5. Tác dụng của tự học [19] .......................................................................... 7
1.3. Môđun dạy học ............................................................................................. 8
1.3.1. Khái niệm môđun dạy học ........................................................................ 8
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học [7] .............................. 8
1.3.3. Cấu trúc của môđun dạy học ..................................................................... 9
1.4. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun [7], [10] ................................... 11
1.4.1. Thế nào là tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun? ............................ 11

SV: Đặng Thị Hồng

iii

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
1.4.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học (cho một tiểu môđun) ......................... 11
1.4.3. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun ..................................... 12
1.5. Hướng dẫn cách tự học theo môđun .......................................................... 13
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN
THEO MÔĐUN CHƢƠNG “CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ LIÊN KẾT
HÓA HỌC”...................................................................................................... 15

2.1. Cấu trúc học phần Hóa đại cương 1 ........................................................... 15
2.2. Nguyên tắc của việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun .... 15
2.3. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun chương “Cấu tạo
phân tử và liên kết hóa học” của học phần Hóa đại cương 1 ............................ 16
TIỂU MÔĐUN 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TỬ VÀ LIÊN KẾT HÓA
HỌC................................................................................................................... 16
TIỂU MÔĐUN 2: LIÊN KẾT ION .................................................................. 28
TIỂU MÔĐUN 3: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ ............................................. 32
TIỂU MÔĐUN 4: THUYẾT LIÊN KẾT HÓA TRỊ (THUYẾT VB) .............. 40
TIỂU MÔĐUN 5: THUYẾT OBITAN PHÂN TỬ (THUYẾT MO) .............. 54
TIỂU MÔĐUN 6: TỔNG QUAN VỀ PHỨC CHẤT ...................................... 67
TIỂU MÔĐUN 7: THUYẾT PAULING GIẢI THÍCH LIÊN KẾT HÓA
HỌC TRONG PHỨC CHẤT ............................................................................ 74
TIỂU MÔĐUN 8: THUYẾT TRƯỜNG TINH THỂ VÀ THUYẾT
TRƯỜNG PHỐI TỬ GIẢI THÍCH LIÊN KẾT HÓA HỌC TRONG PHỨC
CHẤT ................................................................................................................ 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 91
PHỤ LỤC

SV: Đặng Thị Hồng

iv

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CTCT

: Công thức cấu tạo

ĐHSP

: Đại học sư phạm.

GS

: Giáo sư.

GS - TSKH : Giáo sư - Tiến sĩ khoa học.
GV

: Giảng viên.

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

SV

: Sinh viên.

PPDH

: Phương pháp dạy học.

TH


: Trường hợp.

TN

: Thực nghiệm

SV: Đặng Thị Hồng

v

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Nội dung
Hình 1.1. n = 2. Đường thẳng

21

Hình 1.2. n = 3. Tam giác

21

Hình 1.3. n = 4. Tứ diện


21

Hình 1.4. n = 5.

22

Hình 1.5. n = 6.

23

Hình 1.6. Phân tử AX2E không thẳng.

24

Hình 1.7. Tháp tam giác của phân tử NH3 (dạng AX3E).

24

Hình 1.8. Phân tử AX2E2 có góc của phân tử H2O.

24

Hình 1.9. Phân tử AX4E có hình cái bập bênh.

24

Hình 1.10. Phân tử AX3E2 có hình chữ T.

24


Hình 1.11. Phân tử BrF5 hình tháp vuông.

24

Hình 1.12. Phân tử XeF4 (dạng AX4E2) hình vuông phẳng.

24

Hình 4.1. Mô hình phân tử H2.

44

Hình 4.2. Đường cong năng lượng E+, E- theo phương pháp
Heitler - London.

46

Hình 4.3. Hình dạng và sự phân bố các AO lai hóa sp

48

Hình 4.4. Sự phân bố không gian các AO - sp2.

49

Hình 4.5. Sự phân bố không gian các AO - sp3.

49

Hình 4.6. Một số cách biểu diễn cấu tạo của C6H6.


52

Hình 5.1. Mô hình hệ H2+.

57

Hình 5.2. (1) Đường cong năng lượng E+, E- của H2+.

58

Hình 5.3. Giản đồ năng lượng MO hệ H2+.

59

Hình 5.4. Các giản đồ năng lượng MO của phân tử A2 (A là nguyên tố chu
kì 2)

60

Hình 5.5. Giản đồ năng lượng MO và cấu hình electron của HF.

61

SV: Đặng Thị Hồng

vi

K39A – SP Hóa học



Khóa luận tốt nghiệp
Hình 8.1. Trường bát diện đều của phối tử và sự tách mức năng lượng

81

AO - d.
Hình 8.2. Sự tách mức năng lượng AO - d trong trường bát diện đều.

82

Hình 8.3. Giản đồ mức năng lượng của phức chất bát diện kiểu MX6
(X là halogen).

85

Hình 8.4. Mức năng lượng các orbital của VCl4.

86

Hình 8.5. Mức năng lượng các orbital của ion PtCl42-.

87

SV: Đặng Thị Hồng

vii

K39A – SP Hóa học



Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG

Nội dung

Trang

Bảng 2.1. Một số ion đơn nguyên tử của một số nguyên tố nhóm chính.

SV: Đặng Thị Hồng

viii

30

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh thuộc về nước có nguồn nhân
lực chất lượng cao. Trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, chưa
đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Một trong những nguyên nhân là hoạt động dạy
học chưa chú trọng đến việc phát huy năng lực thực hiện ở người học. Vì vậy, việc
đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và
cấp bách.
Giáo dục thế kỉ XXI đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Trong
Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã

xác định rõ chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước: “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát
huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững” [8].
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội, toàn ngành giáo
dục đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy
tối đa khả năng tự học của SV, từng bước rèn luyện những tư duy độc lập nhằm tạo ra
những lớp người mới năng động, sáng tạo, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại.
Trong những năm gần đây, phương thức đào tạo theo môđun đã được nghiên
cứu, triển khai, áp dụng vào giảng dạy, đem lại hiệu quả học tập cao hơn.
Nội dung chính của phương pháp dạy học này là nhờ các môđun mà SV
được dẫn dắt từng bước để đạt tới mục tiêu dạy học. Nhờ nội dung dạy học được
phân nhỏ ra từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống kiểm tra, SV
có thể tự học và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng và thái độ
trong từng tiểu môđun. Bằng cách này họ có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình
[10].

SV: Đặng Thị Hồng

1

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
Xuất phát từ thực tế đó, em nghiên cứu đề tài: Thiết kế tài liệu tự học có
hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học chương “Cấu tạo
phân tử và liên kết hóa học” là việc làm rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn, bao gồm các vấn đề lí thuyết và bài
tập, giúp tăng cường năng lực tự học cho SV chương “Cấu tạo phân tử và liên kết
hóa học” của học phần Hóa đại cương 1, cũng như năng lực tự học bộ môn hóa học
nói chung ở trường ĐHSP Hà Nội 2.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun với chất
lượng dạy và học chương “Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học” của học phần Hóa
đại cương 1 ở trường ĐHSP Hà Nội 2.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy và học chương “Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học” của học
phần Hóa đại cương 1 ở trường ĐHSP Hà Nội 2.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng
môđun để hướng dẫn SV tự học học chương “Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học”
của học phần Hóa đại cương 1.
- Xây dựng các môđun và các tiểu môđun kiến thức.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết (Phân tích, so sánh, tổng hợp): Thu thập
thông tin thông qua sách vở, đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái
niệm và tư tưởng là cơ sở cho lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trò chuyện với SV nhằm đánh
giá khả năng tự học của SV.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến đóng góp của các thầy (cô)
giáo để hoàn thiện tài liệu tự học.

SV: Đặng Thị Hồng

2

K39A – SP Hóa học



Khóa luận tốt nghiệp
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được tài liệu tự học có hướng dẫn tốt và sử dụng tài liệu đó một
cách hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao năng lực tự đọc, tự học của SV, nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học đại cương ở trường ĐHSP Hà Nội 2.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa, bổ sung thêm cơ sở lí luận về nâng cao chất lượng dạy học
và tổ chức việc tự học có hướng dẫn, sử dụng tài liệu hợp lí cho SV.
- Soạn thảo bộ tài liệu tự học có hướng dẫn (Chương “Cấu tạo phân tử và
liên kết hóa học” của học phần Hóa đại cương 1) và sử dụng hợp lí, hiệu quả nhằm
nâng cao năng lực tự đọc, tự học, tự nghiên cứu cho SV trường ĐHSP Hà Nội 2.
- Đề xuất một số phương pháp rèn luyện khả năng tự học cho SV Khoa Hóa
học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học.

SV: Đặng Thị Hồng

3

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã chỉ rõ: “Nội dung chương
trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới.
Nội dung chương trình còn nặng về lí thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa

phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các
đối tượng người học; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa
chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kĩ năng
sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực hình thành của học sinh, sinh viên” [11].
Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học, tự đào
tạo, mang lại chất lượng đích thực và phát triển tài năng của mỗi người.
Hiện nay, dạy học lấy học sinh làm trung tâm đang được chú trọng “thầy
giáo không còn là người truyền đạt kiến thức sẵn có mà là người định hướng, cho
học sinh tự mình khám phá ra chân lí, tự mình tìm ra kiến thức”.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng và điều
kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình
dạy học. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả của khoa học công nghệ
sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các
phương pháp dạy học.
1.2. Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học
1.2.1. Khái niệm tự học
Trong tập bài giảng chuyên đề: “Dạy tự học cho SV trong các nhà trường
trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học” GS - TSKH Thái Duy Tuyên
viết:“Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình
động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực

SV: Đặng Thị Hồng

4

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp

hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành
sở hữu của chính bản thân người học”.
GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng cả năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học,
cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào
đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình” [18].
Tóm lại, tổng hợp các quan điểm về tự học của các tác giả, có thể đưa ra khái
niệm về tự học như sau: “Tự học là hoạt động học hoàn toàn không có GV, học
sinh không có sự tiếp xúc với GV, là hình thức học tập hoàn toàn không có sự
tương tác thầy trò, do đó học sinh phải tự lực thông qua tài liệu, qua hoạt động
thực tế, qua thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức”.
1.2.2. Các kĩ năng tự học [2]
Để đạt kết quả tốt trong tự học, người tự học cần nắm vững những kỹ năng,
phải rèn luyện để hình thành cho mình những kỹ năng. Căn cứ vào chức năng của
từng loại hoạt động có thể chia kỹ năng tự học làm bốn nhóm.
Thứ nhất: Kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học.
Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học
tương xứng với lượng thông tin của môn học; Xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự
học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi.
Thứ hai: Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp.
Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học,
hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn
dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã
hình dung trước.
Thứ ba: Kỹ năng ôn tập.
Kỹ năng này được chia làm hai nhóm là kỹ năng ôn tập, kỹ năng tập luyện.
Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh
kiến thức bài giảng của thầy. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài
ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin


SV: Đặng Thị Hồng

5

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc
tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận
từ bài giảng của thầy, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lại bài giảng của thầy
bằng ngôn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ lôgic có thể có cả kiến thức
cũ và mới.
Kỹ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với
những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học tự thiết kế
những loại bài tập cho mình giải, từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ
thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào
cuộc sống.
Thứ tư: Kỹ năng đọc sách.
Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội
dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng
điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý,
tích cực suy nghĩ, khi đọc phải ghi chép.
1.2.3. Quy trình tự học
Gồm 3 giai đoạn: Tự nghiên cứu; Tự thể hiện; Tự kiểm tra; Tự điều chỉnh.
- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện
vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với
người học) và tạo ra sản phẩm có tính chất cá nhân.
- Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm
vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá

nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với
các bạn và thầy cô, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao
đổi với bạn bè và thầy cô, sau khi thầy cô kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh
giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học
(tri thức).

SV: Đặng Thị Hồng

6

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.4. Các hình thức tự học
Có 5 hình thức tự học:
- Tự học hoàn toàn (không có GV): Thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế,
học kinh nghiệm của người khác. SV gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến
thức, SV khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự
học của mình... Từ đó SV dễ chán nản và không tiếp tục tự học .
- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: Thí dụ như học bài hay
làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của SV. Để
giúp SV có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài,
làm bài tập ở nhà của họ.
- Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): SV được nghe GV giảng
giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không
nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách
xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn

cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm
trên máy tính).
- Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV
ở lớp: Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu SV vẫn sử dụng
sách giáo khoa hóa học như hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học
vì thiếu sự hướng dẫn về phương pháp học.
Các hình thức tự học ở trên chúng ta thấy rằng mỗi hình thức tự học có
những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để nhằm khắc phục được những
nhược điểm của các hình thức tự học đã có này và xét đặc điểm của SV giỏi hoá học
chúng tôi đề xuất một hình thức tự học mới: Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự
giúp đỡ trực tiếp một phần của GV gọi tắt là "Tự học có hướng dẫn".
1.2.5. Tác dụng của tự học [19]
- Tự học có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người, ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả học tập.

SV: Đặng Thị Hồng

7

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
- Tự học là con đường khẳng định của mỗi con người. Tự học giúp con
người giải quyết được những mâu thuẫn giữa khát khao đẹp đẽ về học vấn với khó
khăn trong cuộc sống.
- Tự học là con đường đi tới mọi thành công trong cuộc sống. Tự học giúp ta
chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của mình.
- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho con người, quá trình tự
học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Kiến thức có được là

do tự học, là kết quả của sự hứng thú, đam mê, không chịu sự chi phối của bất kỳ
yếu tố nào. Đó là một quy luật tự nhiên. SV từ đó có tinh thần tự giác, chủ động,
tích cực và có thái độ đúng đắn trong học tập.
- Tự học giúp cho SV tích lũy được lượng kiến thức khổng lồ của các năm
học tại trường đại học.
- Tự học của SV ở trong trường đại học có vai trò quan trọng đối với yêu cầu
đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Môđun dạy học
1.3.1. Khái niệm môđun dạy học
Định nghĩa đầy đủ và cụ thể về môđun dạy học là định nghĩa do L.D’Hainaut
và GS. Nguyễn Ngọc Quang đưa ra:“Môđun dạy học là một đơn vị, một chương
trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt, nhằm phục vụ
cho người học, nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp
dạy học và hệ thống các công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với
nhau thành một thể hoàn chỉnh”.
Mỗi môđun gồm các tiểu môđun, là các thành phần cấu trúc môđun được xây
dựng tương ứng với các nhiệm vụ học tập mà người học phải thực hiện.
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học [7]
Có 5 đặc trưng cơ bản:
- Tính trọn vẹn
Mỗi môđun dạy học mang một chủ đề xác định từ đó xác định mục tiêu, nội
dung, phương pháp và quy trình thực hiện do vậy nó không phụ thuộc vào nội dung

SV: Đặng Thị Hồng

8

K39A – SP Hóa học



Khóa luận tốt nghiệp
đã có và sẽ có sau nó. Tính trọn vẹn là dấu hiệu bản chất của môđun dạy học thể
hiện sự độc đáo khi xây dựng nội dung dạy học.
- Tính cá biệt (tính cá nhân hóa)
Tính cá biệt nghĩa là chú ý tới trình độ nhận thức và các điều kiện khác nhau
của người học. Môđun dạy học có khả năng cung cấp cho người học nhiều cơ hội để
có thể học tập theo nhịp độ của cá nhân, việc học tập được cá thể hóa và phân hóa
cao độ.
- Tính tích hợp
Tính tích hợp là đặc tính căn bản tạo nên tính chỉnh thể tính liên kết và tính
phát triển của môđun dạy học. Trước hết mỗi môđun dạy học đều là sự tích hợp
giữa lý thuyết và thực hành cũng như các yếu tố của quá trình dạy học.
- Tính phát triển
Môđun dạy học được thiết kế theo hướng "mở" tạo ra cho nó khả năng dung
nạp - bổ sung những nội dung mang tính cập nhật. Vì thế môđun dạy học luôn có
tính "động" tính "phát triển".
- Tính tự kiểm tra, đánh giá
Quy trình thực hiện một môđun dạy học được đánh giá thường xuyên bằng
hệ thống câu hỏi diễn ra trong suốt quá trình thực hiện môđun dạy học nhằm tăng
thêm động cơ cho người học.
Dạy học theo môđun là chương trình dạy học được xây dựng chủ yếu dựa
trên phương pháp tiếp cận phát triển.
1.3.3. Cấu trúc của môđun dạy học
Môđun dạy học bao gồm ba phần hợp thành: Hệ vào của môđun, thân của
môđun, hệ ra của môđun.
- Hệ vào của môđun
Hệ vào của môđun thực hiện chức năng đánh giá về điều kiện tiên quyết của
người học trong mối quan hệ với các mục tiêu dạy học của môđun. Tùy theo mức
độ của mối quan hệ người học sẽ nhận thức được những hữu ích của nó hoặc là họ
sẽ tiếp tục học môđun hoặc là đi tìm một môđun khác phù hợp hơn.


SV: Đặng Thị Hồng

9

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
Căn cứ vào chức năng trên có thể nhận thấy các thành phần của hệ vào bao
gồm:
+ Tên gọi hay tiêu đề của môđun.
+ Giới thiệu vị trí, tầm quan trọng và lợi ích của việc học theo môđun.
+ Nêu rõ các kiến thức và kĩ năng cần có trước.
+ Hệ thống mục tiêu của môđun.
+ Kiểm tra vào môđun
- Thân của môđun
Thân môđun bao gồm một loạt các tiểu môđun tương ứng với các mục tiêu
đã được xác định ở hệ vào của môđun. Các tiểu môđun liên kết với nhau bởi các
kiểm tra trung gian và đều cần đến một thời gian học tập nhất định.
Các tiểu môđun được cấu trúc bởi các thành phần:
*Mở đầu: Xác định những mục tiêu cụ thể của tiểu môđun, cung cấp cho người
học những tri thức điểm tựa và huy động kinh nghiệm đã có của người học cung cấp
cho người học các con đường để giải quyết vấn đề nhận thức để họ tự lựa chọn.
*Nội dung và phương pháp học tập: Qua đó người học sẽ tiếp thu được một
số mục tiêu cụ thể của tiểu môđun.
*Kiểm tra trung gian: Đánh giá xem người học đã đạt được đến mức độ nào
đối với các mục tiêu của tiểu môđun và kết quả của kiểm tra có thể được xem như
điều kiện tiên quyết để người học thực hiện tiểu môđun tiếp theo.
- Hệ ra của thân mođun

Hệ ra của thân môđun thực hiện nhằm thực hiện chức năng tổng kết các tri
thức, kỹ năng, thái độ của người học được thực hiện trong môđun và chỉ dẫn cho
người học để họ có thể tìm những môđun tiếp theo hoặc phụ đạo để làm sâu sắc
thêm những gì họ quan tâm đối với môđun.
Hệ ra của môđun bao gồm: Một bản tổng kết chung, kiểm tra kết thúc, hệ
thống chỉ dẫn để tiếp tục học tập tuỳ theo kết quả học tập môđun của người học.
Nếu đạt tất cả các mục tiêu của môđun người học sẽ chuyển sang học tập môđun
tiếp theo, hệ thống hướng dẫn dành cho người dạy và người học.

SV: Đặng Thị Hồng

10

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
1.4. Tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun [7], [10]
1.4.1. Thế nào là tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun?
Tài liệu có hướng dẫn có thể được thực hiện trực tiếp giữa thầy và trò.
Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun là tài liệu cung cấp nội dung kiến
thức và hướng dẫn hoạt động học tập của SV thông qua hệ thống bài tập, hoạt động
kiểm tra, đánh giá kiến thức của SV. Tài liệu này được biên soạn theo những đặc
trưng của môđun như cho phép người học tiến lên theo nhịp độ thích hợp với năng
lực riêng.
Tài liệu được phân thành nhiều loại: Theo nội dung lí thuyết hoặc theo nội
dung bài tập.
1.4.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học (cho một tiểu môđun)
Bao gồm:
Tên của tiểu môđun.

A. Mục tiêu của tiểu môđun.
B. Tài liệu tham khảo.
C. Hướng dẫn tự học.
D. Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu.
E. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của người học.
1.4.2.1. Mục tiêu của tiểu môđun
Các mục đích, yêu cầu của một tiểu môđun là những gì mà SV phải nắm
được sau mỗi bài học. GV cũng căn cứ vào mục đích để theo dõi, hướng dẫn, kiểm
tra đánh giá SV một cách cụ thể, chính xác.
Với hệ thống mục đích, yêu cầu của tiểu môđun, tài liệu giảng dạy được biên
soạn theo tiếp cận môđun trở lên khác một cách căn bản hơn so với tài liệu biên
soạn theo kiểu truyền thống vì nó chứa đựng đồng thời cả nội dung và phương pháp
dạy học.
1.4.2.2. Nội dung và phương pháp dạy học
Nội dung dạy học cần được trình bày chính xác, phản ánh được bản chất nội
dung khoa học cần nghiên cứu và phải phù hợp với đối tượng SV đại học.

SV: Đặng Thị Hồng

11

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
1.4.2.3. Câu hỏi chuẩn bị đánh giá
- Trong mỗi tiểu môđun tôi thiết kế 2 loại câu hỏi:
+ Loại 1: Câu hỏi hướng dẫn SV tự đọc.
+ Loại 2: Câu hỏi tự kiểm tra để tự đánh giá sau khi đã chuẩn kiến thức mới.
1.4.2.4. Bài tập áp dụng

Chúng tôi thiết kế loại bài tập có hướng dẫn, vận dụng kiến thức bài học để
giải quyết.
Mỗi tiểu môđun với cấu trúc như trên thì SV tự học thuận lợi hơn rất nhiều
so với một phần tương ứng trong tài liệu cũ. Vì khi bước vào mỗi tiểu môđun SV đã
được kiểm tra kết quả hoàn thành tiểu môđun trước. Với mỗi tiểu môđun thì hệ
thống mục đích, yêu cầu đã được định hướng rõ nét cái mà SV cần phải học. Dựa vào
các mục tiêu đó và tiêu chuẩn đánh giá sẽ xác định cái SV cần phải đạt được. Qua mỗi
tiểu môđun, việc học của SV lại được phân hóa một lần qua kiểm tra của GV.
Đây là điểm cơ bản của tài liệu mới.
1.4.3. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun
Trong phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun thì GV chỉ giúp đỡ khi
SV cần thiết, chẳng hạn: Giải đáp các thắc mắc, sửa chữa những sai xót của SV,
động viên họ học tập. Kết thúc mỗi môđun, GV đánh giá kết quả học tập của họ.
Nếu đạt SV chuyển sang môđun tiếp theo. Nếu không đạt SV thảo luận với GV về
những khó khăn của mình và sẽ học lại một phần nào đó của môđun với nhịp độ riêng.
Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun đảm bảo tuân theo những
nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học sau đây:
+ Nguyên tắc cá thể hoá trong học tập.
+ Nguyên tắc đảm bảo hình thành ở SV kỹ năng tự học từ thấp đến cao.
+ Nguyên tắc GV thu thập thông tin về kết quả học tập của SV sau quá trình
tự học, giúp đỡ họ khi cần thiết, điều chỉnh nhịp độ học tập.
Ƣu điểm:
+ Giúp SV học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vì môđun là tài liệu tự học SV
có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào có điều kiện.

SV: Đặng Thị Hồng

12

K39A – SP Hóa học



Khóa luận tốt nghiệp
+ Tạo điều kiện cho SV học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh
giá kết quả học tập, học tập cách giải quyết vấn đề, nâng cao được chất lượng dạy
học thực tế.
+ Tránh được sự tuỳ tiện của GV trong quá trình dạy học vì nội dung và
phương pháp dạy học đều đã được văn bản hoá.
+ Cập nhật được những thông tin mới về khoa học và công nghệ do đó có
điều kiện thuận lợi trong việc bổ xung nội dung mới và tài liệu dạy học.
+ Cho phép sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy, theo dõi kèm cặp một cách tối
ưu tuỳ theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ dạy học.
+ Đảm bảo được tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vì người học tự
chiếm lĩnh nó, đồng thời hình thành, rèn luyện được thói quen tự học để họ tự đào
tạo suốt đời.
Nhƣợc điểm:
+ Việc thiết kế hệ thống môđun dạy học và biên soạn tài liệu dạy học theo
môđun khá công phu và tốn kém.
+ Đòi hỏi SV phải có động cơ học tập tốt, có năng lực học tập nhất định.
+ Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học.
1.5. Hƣớng dẫn cách tự học theo môđun
Trước khi đến lớp, SV phải dành thời gian cho việc học ở nhà để nghiên cứu
tài liệu và chuẩn bị bài. Cần nắm được:
- Mục tiêu toàn chương.
- Số lượng tiểu môđun và những tài liệu, môđun phụ đạo có liên quan.
- Với mỗi tiểu môđun phải thấy rõ mục tiêu của tiểu môđun cần nghiên cứu
sau đó nghiên cứu đến nội dung bằng cách trả lời các câu hỏi và bài tập đã được GV
biên soạn, nghiên cứu xong phần nội dung thì tự trả lời câu hỏi ở cuối mỗi tiểu
môđun. Nếu trả lời được thì chuyển sang môđun tiếp theo, nếu chưa trả lời được thì
nghiên cứu lại phần nội dung cho đến khi trả lời được.

Ở lớp mỗi SV làm một bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ chuẩn bị bài ở
nhà trong khoảng từ 10 – 15 phút.

SV: Đặng Thị Hồng

13

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
- Nếu đạt yêu cầu thì SV bắt tay vào nghiên cứu nội dung bài mới, nếu không
đạt yêu cầu thì SV tiếp tục xem lại tài liệu.
- Nếu đạt yêu cầu thì SV tự học theo nhịp độ riêng của mình, theo từng phần
nhỏ của tiểu môđun, ghi lại thu hoạch và những nội dung cần chú ý.
- Chia nhóm, GV hướng dẫn thảo luận, mỗi nhóm cử SV phát biểu trình bày
thu hoạch của mình, các nhóm còn lại đưa ra câu hỏi đối với nhóm trình bày. GV nhận
xét, bổ sung và chính xác hóa những kết luận đưa ra, hướng dẫn SV tự kiểm tra.

SV: Đặng Thị Hồng

14

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO
MÔĐUN CHƢƠNG “CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC”
2.1. Cấu trúc học phần Hóa đại cƣơng 1

Học phần Hóa đại cương 1 được chia thành các chương tương ứng với các
môđun sau:
Môđun1: Các khái niệm và định luật cơ bản của hóa học.
Môđun 2: Cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Môđun 3: Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học.
Môđun 4: Liên kết và cấu trúc trong các hệ ngưng tụ.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu
chương “Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học”. Vì vậy, theo phân phối chương trình,
chúng tôi thành lập Môđun 3: Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học.
2.2. Nguyên tắc của việc thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun
- Nguyên tắc về tính độc lập của nội dung dạy học: phản ánh tính trọn vẹn và
tích hợp của môđun.
- Thường xuyên có mối liên hệ ngược (dựa trên khả năng tự kiểm tra, đánh
giá của môđun dạy học).
- Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong cấu trúc nội dung giúp
thuận lợi cho việc thay đổi, bổ sung nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng
người học.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp về nội dung kiến thức với đối
tượng sử dụng tài liệu.
- Đảm bảo tính lôgic, tính hệ thống của kiến thức.
- Đảm bảo tăng cường vai trò chủ đạo của lí thuyết.
- Đảm bảo được tính hệ thống của các dạng bài tập.
- Trình bày tinh gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng, có hướng dẫn học tập cụ thể,
thể hiện rõ nội dung kiến thức trọng tâm, gây được hứng thú cho SV.

SV: Đặng Thị Hồng

15

K39A – SP Hóa học



Khóa luận tốt nghiệp
2.3. Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun chƣơng “Cấu tạo phân
tử và liên kết hóa học” của học phần Hóa đại cƣơng 1
Xây dựng môđun 3 và phân chia thành các tiểu môđun sau:
Môđun 3: Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học.
Tiểu môđun 1: Khái quát về phân tử và liên kết hóa học.
Tiểu môđun 2: Liên kết ion.
Tiểu môđun 3: Liên kết cộng hóa trị.
Tiểu môđun 4: Thuyết liên kết hóa trị (thuyết VB).
Tiểu môđun 5: Thuyết obital phân tử (thuyết MO).
Tiểu môđun 6: Tổng quan về phức chất.
Tiểu môđun 7: Thuyết Paulinh giải thích liên kết hóa học trong phức chất.
Tiểu môđun 8: Thuyết trường tinh thể và thuyết trường phối tử giải thích liên
kết hóa học trong phức chất.
TIỂU MÔĐUN 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TỬ VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
A. Mục tiêu
1. Về kiến thức
SV trình bày được:
- Khái niệm về phân tử và liên kết hóa học.
- Các đặc trưng cơ bản của liên kết.
- Nội dung của mô hình sự đẩy giữa các cặp electron vỏ hóa trị (Thuyết
VSEPR); Hình dạng một số loại phân tử theo mô hình VSEPR.
- Khái niệm momen lưỡng cực của phân tử, đơn vị và chiều của vectơ
momen lưỡng cực; Khái niệm momen liên kết, liên hệ giữa momen lưỡng cực của
phân tử với các momen liên kết.
- Phân loại liên kết hóa học.
- Quy tắc octet.
SV giải thích được:

- Góc liên kết của các phân tử phù hợp với thực nghiệm.
- Hình dạng của các phân tử dựa vào mô hình VSEPR.

SV: Đặng Thị Hồng

16

K39A – SP Hóa học


Khóa luận tốt nghiệp
2. Về kĩ năng
- Giải bài tập định lượng liên quan đến xác định độ dài liên kết, bán kính
cộng hóa trị của một nguyên tử; Xác định giá trị mômen lưỡng cực của phân tử.
- Giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan.
3. Thái độ
- Niềm say mê học tập, yêu thích môn học.
- Xây dựng lòng yêu thích, say mê NCKH cho SV sư phạm.
4. Định hƣớng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, tự đọc các học liệu.
- Năng lực tư duy, tổng hợp.
- Năng lực giải bài tập định tính và định lượng hóa học.
B. Tài liệu tham khảo
1. Trần Thành Huế - Hoá học đại cương 1 - Cấu tạo chất - NXB Đại học sư
phạm, năm 2004.
2. Lâm Ngọc Thiềm - Cơ sở lí thuyết Hóa học - NXB Giáo Dục, năm 2008.
3. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải - Bài tập Hoá học đại cương - NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2004.
4. Đào Đình Thức - Hoá học đại cương - Tập 1 - NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2004.

5. Đào Đình Thức - Bài tập Hoá học đại cương - NXB Giáo dục, năm 2008.
C. Hƣớng dẫn sinh viên tự đọc
SV đọc tài liệu tham khảo trên ở nhà và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày khái niệm phân tử; về liên kết hóa học.
2. Nêu các đặc trưng cơ bản của liên kết.
3. Trình bày nội dung của mô hình VSEPR.
4. Trình bày khái niệm: Mômen lưỡng cực của phân tử. Mômen liên kết.
Mối liên hệ giữa mômen liên kết và mômen lưỡng cực của phân tử.
5. Trình bày sự phân loại liên kết hóa học.
6. Nêu nội dung quy tắc octet.

SV: Đặng Thị Hồng

17

K39A – SP Hóa học


×