Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.94 KB, 32 trang )

SƠ ĐỒ HÓA NỘI DUNG KIẾN THỨC SINH HỌC LỚP 10, PHẦN HAI - SINH HỌC
TẾ BÀO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hưng
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Hà Thu, Đặng Thị Nhâm, Nguyễn Thị Nhung
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là một nhiệm vụ cấp thiết của ngành GD
trong bối cảnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào dạy học đã trở thành một xu thế
chung của thế giới.
Phương pháp sơ đồ, đồ thị (theo tiếng Anh là: ‘Graph’), là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho
việc xây dựng quá trình dạy học thành quy trình công nghệ hóa.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của các hệ thống sống và các quá
trình sinh học ở các cấp độ tổ chức khác nhau, từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển. Các
mối quan hệ đó có thể diễn đạt dưới dạng sơ đồ, bản đồ khái niệm…
Như vậy, nếu sử dụng sơ đồ, bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học sẽ rất thuận lợi
trong việc mô hình hoá, hệ thống hoá kiến thức.
Hiện nay, việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học không còn là điều mới mẻ. Tuy
nhiên, về phương pháp xây dựng và cách sử dụng chúng như thế nào sao cho hiệu quả thì vẫn
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy học sinh học . Vì lý
do đó, nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Sơ đồ hóa nội dung kiến thức sinh học
lớp 10, Phần hai – Sinh học tế bào nhằm nâng cao chất lượng dạy học”
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sơ đồ, bảng biểu, đồ thị cho dạy học sinh học lớp 10, Phần hai – Sinh học tế bào.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích tổng hợp những quan điểm lý luận và hệ thống khái niệm có liên quan đến việc đổi
mới giáo dục và việc dạy học môn sinh học.
- Phân tích tổng quan và khái quát hoá những lý thuyết về graph trong dạy học.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tế
- Nghiên cứu chương trình và nội dung SGK sinh học lớp 10 và các tài liệu tham khảo để thiết
lập các mối quan hệ về nội dung kiến thức làm cơ sở cho việc sơ đồ hóa kiến thức.


3. Kết quả nghiên cứu
Từ phương pháp nghiên cứu kể trên, nhóm chúng em đã xây dựng được 9 Graph nhằm
hỗ trợ cho việc dạy học các nội dung khó của 14 bài trong chương trình sinh học lớp 10, phần

1


hai – Sinh học tế bào. Trong giới hạn của bài viết, chúng em chỉ xin trình bày 2 graph làm ví
dụ:
Bài 28: CHU KỲ TẾ BÀO
Tóm tắt nội dung chính:
- Chu kỳ tế bào là trình tự nhất
định các sự kiện mà TB trải qua
và lặp lại giữa các lần nguyên
phân liên tiếp mang tính chất
chu kỳ. Một chu kỳ TB gồm 2
giai đoạn:
- Kỳ trung gian gồm 3 pha theo
thứ tự là G1, S, G2. Trong đó,
pha G1 là thời kỳ sinh trưởng;
pha S diễn ra sự nhân đôi ADN
và NST; Pha G2 là pha sau tổng
hợp ADN.
- Giai đoạn nguyên phân diễn ra
ngay sau G2
Bài 30: GIẢM PHÂN

2



Tóm tắt nội dung :
- Giảm phân là hình
thức phân bào xảy ra ở
TB sinh dục chín, gồm
2 lần phân bào liên
tiếp.
- Kết quả: từ 1 tế bào
2n tạo ra 4 tế bào con
có bộ NST n

4. Kết luận
1. Phương pháp graph là một phương pháp tư duy, không chỉ giúp HS lĩnh hội tri thức bài
học một cách nhanh chóng mà còn rèn cho HS rất nhiều kỹ năng như phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa vấn đề…đó là những kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết để mỗi người có
khả năng tự mình tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, và để có thể “học suốt đời”.
2. Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học, trước hết giáo
viên cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và sử dụng graph – sơ
đồ, đồ thị.
3. Cần lưu ý tránh tính hình thức và sự lạm dụng phương pháp graph vì không phải bài học
nào cũng có thể sơ đồ hóa được nội dung kiến thức. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng graph,

3


cần phải có sự phối hợp với các biện pháp và phương tiện khác nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
Như vậy, trải qua quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em đã hoàn thành được những nhiệm vụ
cơ bản đặt ra cho đề tài của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, điều kiện thực nghiệm,
thực tế… nên nhiều nội dung kiến thức trong chương trình sinh học 10 chưa được sơ đồ hóa
một cách đầy đủ, tối ưu nhất. Chúng em hy vọng rằng, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ phát hành

nhiều sách chuyên khảo hướng dẫn chi tiết cho việc thiết kế và sử dụng graph trong dạy học
sinh học để tăng hiệu quả vận dụng phương pháp này vào thực tiễn dạy học, qua đó góp phần
làm cho chất lượng dạy học sinh học phổ thông nói chung và sinh học 10 nói riêng ngày một
tốt hơn

TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VÀ KHÓ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 10 (BAN CƠ BẢN)
GVHD: TS. Nguyễn Thế Hưng
SV thực hiện: 1. Nguyễn Đình Tạo
2. Phạm Thị Ngân
Lớp: QHS 2004 Sinh học

Đặt vấn đề
Bộ GD ĐT đã tiến hành thực hiện cải cách giáo dục, đổi mới chương trình và nội dung
kiến thức trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của người học để nâng cao chất lượng
dạy học.
So với trước khi thực hiện cải cách, môn Sinh học bậc THPT đã có nhiều thay đổi về
cả chương trình và nội dung kiến thức. Sự thay đổi đó, không chỉ đòi hỏi giáo viên phải biết
sử dụng và phối hợp các phương pháp dạy học hiệu quả; mà còn đòi hỏi người giáo viên tìm
hiểu, xác định những nội dung kiến thức khó và mới trong chương trình để tìm biện pháp
khắc phục.
Chính vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu những vấn đề mới và khó trong
chương trình Sinh học 10 – Ban cơ bản” với mục đích nghiên cứu là đề xuất một số biện pháp
khắc phục kiến thức mới và khó nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Đối tượng nghiên cứu: Những kiến thức mới và khó trong chương trình sinh học lớp
10 (Ban cơ bản).

4



Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp
dạy học tích cực.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu chương trình và nội dung kiến thức
sinh học 10 và các tài liệu chuyên ngành liên quan.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Những kiến thức mới và khó trong chương trình sinh học 10 (Ban cơ bản).
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Trong phần này, kiến thức mới và khó không chỉ thể hiện ở tính khái quát hóa cao mà
còn có rất nhiều quan điểm về phân chia sự sống trên Trái Đất chưa được thống nhất về các
nguyên tắc phân chia cũng như các đơn vị phân loại..
Chẳng hạn, hệ thống sống được tổ chức theo những cấp bậc nào? Có bao nhiêu giới
sinh vật và các đơn vị nhỏ hơn? Đặc biệt, mối quan hệ về nguồn gốc giữa các giới như thế
nào?
Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO
Phần này được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và khó tập trung chủ yếu trong 2
chương đó là chương 3 và chương 4. Cụ thể:
Trong Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào (Hô hấp tế bào với 3
quá trình đường phân, chu trình Kreb, và chuỗi truyền điện tử và Chương 4: Chu kì tế bào.
Trong đó khái niệm chu kì tế bào; những diễn biến của NST qua các kì và sự biến đổi về hàm
lượng AND trong TB qua các kì.
Phần III: SINH HỌC VI SINH VẬT
Phần này gồm 11 bài, phần khó mà học sinh hay nhầm lẫn là phân loại VSV.
+ Nếu sử dụng nguồn C từ các hợp chất vô cơ, gọi là tự dưỡng; nếu sử dụng nguồn C
hữu cơ gọi là dị dưỡng
+ Nếu sử dụng năng lượng từ các hợp chất hóa học thì gọi là hóa dưỡng
+Nếu sử dụng từ ánh sáng, gọi là quang dưỡng.
Phối hợp cả hai phương thức sử dụng nguồn C và năng lượng, chúng ta chia ra 4 kiểu
dinh dưỡng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng.
Một số biện pháp khắc phục

Giáo viên phải tích cực nghiên cứu tài liệu khoa học chuyên ngành liên quan đến bài
giảng.
Dạy học sinh cách đọc và thu thập thông tin từ tài liệu
-

Khảo sát

5


-

Đặt câu hỏi

-

Đọc bài khóa

-

Chốt lại

-

Kiểm tra lại
Dạy học sinh cách tự học
KẾT LUẬN
1. So với chương trình cũ chương trình Sinh học 10 (Ban cơ bản) có nhiều nội dung

kiến thức mới và khó, vì vậy người giáo viên cần phải học hỏi nâng cao kiến thức chuyên

ngành và sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả
mới có thể nâng cao chất lượng dạy học.
2. Những kiến thức mới và khó trong Chương trình Sinh học 10 (Ban cơ bản) được
chúng tôi xác định như sau:
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống. Phần này mang tính khái quát hóa cao, với
nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia thế giới sống (có bao nhiêu giới sinh vật, nguồn
gốc và mối quan hệ họ hàng giữa các giới). Ngoài ra trong phần này còn đề cập đến các cấp
độ trong hệ thống tổ chức của sinh giới.
Phần II: Sinh học tế bào: Những nội dung mới và khó tập trung chủ yếu trong hai
chương (Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.Chương IV: Sự phân bào)
Phần III: Sinh học VSV: Phân loại kiểu dinh dưỡng ở VSV (căn cú vào nguồn C và
nguồn năng lượng)
Giới thiệu chung về Virut, sự đa dạng của virut( nơi ký sinh, cấu tạo, cách lây truyền và
tác động của nó với đời sống).

6


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CỦNG CỐ BÀI GIẢNG MÔN SINH HỌC LỚP 11
Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thế Hưng
Sinh viên

: Nguyễn Thị Duyên
Trịnh Thị Hoa

Lớp : QH S – 2004, Sinh học
Lý do chọn đề tài
Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Củng cố bài giảng
giúp học sinh hệ thống được kiến thức trong bài, xác định được nội dung trọng tâm cần ghi
nhớ, liên hệ tốt với kiến thức của các phần khác trong chương trình. Củng cố bài giảng cho

phép học sinh tự đánh giá được kết quả học tập của mình, từ đó lựa chọn được phương pháp
học tập phù hợp. Ngoài ra, củng cố bài giảng còn giúp giáo viên đánh giá được mức độ hiểu
bài của học sinh, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình dạy học.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số phương pháp củng cố bài giảng
môn Sinh học lớp 11”, có mục đích nghiên cứu là xây dựng một số biện pháp củng cố bài
giảng hiệu quả trong Chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
Đối tượng nghiên cứu là phương pháp củng cố bài giảng môn Sinh học.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và khái quát hóa cơ sở lý luận về các phương pháp
phát huy tính tích cực của học sinh qua việc củng cố bài giảng. Nghiên cứu chương trình và
nội dung kiến thức Sinh học 11; xây dựng các phương pháp củng cố bài giảng cho Chương
III: Sinh trưởng và phát triển chương trình Sinh học 11 (ban cơ bản).
Kết quả nghiên cứu: Một số biện pháp chủ yếu cho việc củng cố bài giảng các bài trong
Chương III: Sinh trưởng và phát triển.
1. Củng cố bài giảng bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Ví dụ: Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật chúng tôi sử dụng 5 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan để củng cố bài giảng vào 5 phút cuối giờ.

7


2. Củng cố bài giảng bằng việc giáo viên lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong bài
Ví dụ: Bài 35: Hoocmon thực vật giáo viên hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ sau:
Hoocmon thực vật
Hoocmon kích thích sinh trưởng
Auxin

Giberelin

Hoocmon ức chế sinh trưởng


Xytokinin

Etilen

Axit absixic

Sơ đồ 1: Các loại hoocmon thực vật
3. Củng cố bài giảng bằng việc cho học sinh tự nhắc lại kiến thức
Ví dụ: Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh
nhắc lại kiến thức về các phần sau: Khái niệm phát triển, các nhân tố chi phối sự ra hoa (5
nhân tố).
4. Củng cố bằng việc giáo viên giúp học sinh hoàn chỉnh các bảng tổng kết
Ví dụ: Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn
chỉnh kiến thức theo bảng sau:
Bảng 1: Các hình thức phát triển ở động vật
Các

hình

thức Phát triển không qua Phát triển qua biến thái

phát triển

biến thái

Biến thái hoàn toàn

Biến thái không hoàn toàn


Ví dụ
Các giai đoạn
Đặc điểm
Khái niệm
5. Củng cố bài giảng bằng việc người học lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
Ví dụ: Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật GV đặt
câu hỏi yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ sau:
Nhân tố bên trong
Giới tính

Hoocmon
ĐVCXS

GH Tiroxin Ơstrogen Testosteron

ĐVKXS
Juvennin

Eđixon Tiroxin

Sơ đồ 2: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
6. Củng cố bài giảng bằng việc giáo viên tổng kết lại kiến thức
Ví dụ: Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật GV nhắc
lại những kiến thức cơ bản của bài: Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tới sự sinh trưởng và
phát triển ở động vật. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
KẾT LUẬN

8



1. Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được 6 biện pháp cơ bản trong
việc củng cố bài giảng cho Chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 theo hướng
phát huy tính tích cực của người học.
2. Trong quá trình thực hiện giảng dạy ở trường THPT, chúng tôi đã thiết kế và sử
dụng các biện pháp củng cố bài giảng này và thu được hiệu quả tốt.
3. Tùy theo mục tiêu, nội dung kiến thức mà người giáo viên có thể sử dụng các biện
pháp củng cố bài giảng cho phù hợp. Tuy nhiên, việc củng cố bài giảng càng có hiệu quả khi
có sự tương tác đa chiều giữa người học – người dạy và giữa người học – người học.

22. Một số biện pháp giải quyết các vấn đề mới và khó trong chương trình sinh học 11.
Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thế Hưng

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Thu Hường
Nguyễn Kiều Oanh
Nguyễn Thị Hương

Lớp

: K50SP Sinh học

Đặt vấn đề:
So với trước khi cải cách giáo dục, chương trình đào tạo và nội dung sách giáo khoa sinh
học hiện hành có nhiều thay đổi. Đặc biệt là sự bổ sung những kiến thức khoa học hiện đại có
thể hòa nhập với nền giáo dục tiên tiến. Điều đó đòi hỏi cả giáo viên, học sinh phải thay đổi
cách dạy và học. Vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài Một số biện pháp giải quyết các vấn đề
mới và khó trong chương trình sinh học 11 nhằm giúp giáo viên và học sinh chủ động, hứng

thú, tích cực và sáng tạo hơn khi gặp phải những vấn đề mới và khó ấy.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Xác định nội dung kiến thức mới và khó trong
chương trình sinh học 11 và đưa ra các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng: Biện pháp giải quyết nội dung kiến thức mới và khó trong chương trình
sinhhọc11.
- Phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề về
phương pháp dạy học hiệu quả.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu nội dung SGK và chương trình sinh
học11, từ đó xác định các biện pháp dạy học hiệu quả cho kiến thức mới và khó trong chương
trình.
Kết quả nghiên cứu:

9


Qua nghiên cứu chúng tôi đã xác định những kiến thức mới, khó trong chương trình sinh
học 11 như sau:
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Các kiến thức khó: Các khái niệm môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương, thế
nước, áp suất rễ. Các cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng từ đất vào rễ. Con đường xâm
nhập của nước và các ion khoáng vào rễ.
Biện pháp giải quyết:
1. Yêu cầu học sinh giải thích cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng qua phiếu học tập:
Hấp thụ nước

Hấp thụ muối khoáng


Hấp thụ bị động (thụ động)
Hấp thụ chủ động (tích cực)
2. Học sinh hoạt động theo nhóm nghiên cứu sơ đồ hình 1.3 SGK và trả lời câu hỏi:
- Vị trí và vai trò của đai Caspari khi nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ qua con đường
gian bào?
Giải thích con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ theo con đường tế bào chất?
Bài 2: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
Các kiến thức khó: Phân biệt thực vật C3, C4 và CAM về: Đặc điểm quang hợp; đặc điểm hình
thái, giải phẫu phù hợp với đặc điểm quang hợp; nhu cầu nước; năng suất sinh vật học,…
Biện pháp giải quyết:
1. Để học sinh hiểu hơn về các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến quang hợp giáo viên xây
dựng bản đồ khái niệm. Bản đồ khái niệm này không chỉ giúp cho việc rèn kĩ năng thu nhận
và xử lí thông tin cho học sinh mà còn giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức.
2. Lập sơ đồ động cho các chu trình ở pha sáng và pha tối.
3. Giáo viên trình bày vai trò của các chất trong quá trình chuyển hóa theo các sơ đồ. Qua sơ
đồ giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các quá trình xảy ra trong chu trình Calvin theo 3 giai
đoạn.
4. Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành bảng so sánh của hai pha của quá trình
quang hợp qua hoạt động nhóm.
Pha sáng

Pha tối

Nơi thực hiện
Nguyên liệu
Sản phẩm
Điều kiện
5. Học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: Tại sao C3, C4 và CAM lại có sự khác
nhau về cường độ quang hợp, điểm bù CO2, điểm bù ánh sáng, nhu cầu nước,…?
Bài 3: Hô hấp ở thực vật.


10


Kiến thức khó: Sự thải khí CO2, sự hấp thụ O2 và sự tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp của
thực vật; Phân biệt con đường phân giải kị khí và hiếu khí.
Biện pháp giải quyết:
1. Làm thí nghiệm và cho học sinh quan sát, nhận xét về sự thải khí CO 2, hấp thụ khí O2 và
tăng nhiệt độ của quá trình hô hấp.
2. Yêu cầu học sinh lập bảng, viết sơ đồ so sánh hai quá trình phân giải kị khí và hiếu khí.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm lập sơ đồ cac mối quan hệ giữa hô hấp và quang
hợp.

Quang hợp ở lục lạp
Chất hữu cơ,O2.

CO2, H2O, năng
Hô hấp ở ti thể

3. Cho học sinh vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế như: hật nảy
mầm, nguyên tắc bảo quản nông sản,…
Kết luận: Việc tìm ra những biện pháp giải quyết vấn đề khó, mới trong chương trình sinh
học 11 không chỉ giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả hơn, mà còn có vai trò quan trọng
trong việc phát huy tính tích cực, chủ động khám phá kiến thức của học sinh.
Kiến nghị: Trong đề tài này chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề mới và khó nổi bật
trong chương trình sinh học lớp 11qua các bài trên. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài còn
những vấn đề mới và khó trong chương trình chưa được nghiên cứu. Vì vậy cần có những
nghiên cứu tiếp tục theo hướng này cho toàn bộ chương trình sinh học THPT.

23. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hưng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Hương
Phạm Thị Thu Thuỷ
Lớp

: K49 – Sư phạm Sinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự bùng nổ công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay đang tác động mạnh mẽ vào
mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục phổ thông đã có những đổi
mới tích cực nhằm đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Sinh học là một khoa học gắn liền với thực tế đời sống, có nhiều quá trình rất phức tạp
diễn ra ở cấp độ vĩ mô hoặc vi mô.Có nhiều cơ chế và quá trình sinh học, người học khó có
thể giải thích một cách tường minh. Tuy nhiên, qua việc sử dụng công nghệ thông tin, GV

11


không chỉ cung cấp cho HS những hình ảnh sống động, mà còn kích thích hứng thú học tập
cho HS, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học môn sinh học ở trường THPT với mục tiêu nghiên cứu là ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học sinh học ở trường THPT một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
dạy học.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc sử dụng một số phần mềm
khá phổ biến (Microsoft Word, Microsoft PowerPoint, Microsoft Publisher, Microsoft Internet
Explorer) cho nội dụng kiến thức phần II: “ Sinh học tế bào” - Lớp 10 nâng cao.

Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lý luận:
- Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến các phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của HS và việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở THPT.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phân tích chương trình và nội dung kiến thức sinh học 10, đặc biệt phần II: Sinh học tế bào.
- Nghiên cứu một số phần mềm công nghệ thông tin để áp dụng vào dạy học sinh học..
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Công nghệ thông tin trong dạy học
Sử dụng phần mềm Movie maker (cắt nối film); Công nghệ trên Microsoft Word, Microsoft
PowerPoint, Microsoft Publisher, Microsoft Internet Explorer.
3.2. Sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học ở trường
trung học phổ thông
Với mỗi bài chúng tôi xác định những mục tiêu cần đạt được; khó khăn có thể gặp phải khi
giảng dạy các bài đó. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra cách ứng dụng công nghệ thông tin nhằm
nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên trong khuôn khổ của tóm tắt báo cáo khoa học, chúng
tôi chỉ xin đưa ra một số biện pháp cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học một
số bài cụ thể.
Chương I: Thành phần hoá học của tế bào
Bài 7: Các nguyên tố hoá học và nước của tế bào
- Phần các nguyên tố hoá, GV đưa một số hình ảnh thực vật bị bệnh do thiếu một số nguyên tố
hoá học. Qua đó, người học tự xác định được vai trò các nguyên tố hoá học trong tế bào.
- Vai trò của nước: GV chiếu cho HS xem một đoạn phim về hoạt động trao đổi chất của tế
bào. Qua đoạn phim này, HS nhận xét về vai trò của nước.
Bài 8:Cacbohiđrat ( saccarrit) và lipit

12


- Cho HS quan sát các mô hình về cấu trúc hoá học của các hợp chất hữu cơ. Yêu cầu HS

nhận xét và phân loại các hợp chất đó. Ngoài ra, để gây hứng thú học tập cho HS, GV có thể
chiếu cho HS xem về sự thay đổi màu sắc của dầu, mỡ khi để lâu ngày.
Bài 9: Protein
- GV yêu cầu học sinh so sánh đặc điểm khác biệt các bậc cấu trúc của protein qua việc cho
HS quan sát sơ đồ cấu trúc không gian của protein.
- GV khai thác trên mạng internet các đoạn phim về sinh tổng hợp protein, yêu cầu HS mô tả
và giải thích các giai đoạn của quá trình tổng hợp.
Bài 10 và bài 11: Axit nucleic
- GV scan những hình ảnh trong SGK để cho HS quan sát. Chẳng hạn, sơ đồ về cấu tạo hoá
học và cấu trúc không gian các đơn phân của ADN và ARN. HS có nhiệm vụ phân biệt về sự
khác biệt đó.
Chương II: Cấu trúc tế bào
Bài 13: Tế bào nhân sơ
- HS được quan sát hình ảnh cấu tạo các thành phần của tế bào nhân sơ (Vi khuẩn).
Bài 14, 15, 16, 17: Tế bào nhân thực
- GV chiếu các hình ảnh cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật, kết hợp với việc đưa
ra phiếu học tập để HS hoàn thành nội dung kiến thức.
Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
GV nên đưa ra các đoạn phim về vận chuyển thụ động và chủ động các chất qua màng, từ đó
có thể yêu cầu HS kết hợp với sách khoa để mô tả cơ chế của các quá trình vận chuyển và giải
thích các hiện tượng trong thực tế đời sống.
Chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào
Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.
- GV thiết kế sơ đồ về cấu trúc của enzim và cơ chế tác động của enzim. Từ đó, Gv yêu cầu
HS phân biệt được sự khác biệt cơ bản giữa enzim và chất xúc tác vô cơ.
Bài 23, 24: Hô hấp tế bào
Ngoài việc thiết kế lại sơ đồ trong sách giáo khoa, GV chiếu một đoạn phim về quá trình hô
hấp diễn ra trong tế bào, HS phân biệt được các giai đoạn của quá trình hô hấp trong.
Bài 25, 26: Hoá tổng hợp và quang tổng hợp
GV đưa hình ảnh của lục lạp để HS phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của

lục lạp.
Chương IV: Phân bào
Bài 28: Chu kỳ tế bào và các hình thức phân bào
GV cho HS xem một đoạn phim về chu kỳ tế bào. Từ đó yêu cầu HS nêu những diễn biến xảy
ra trong tế bào qua các pha của chu kỳ tế bào.

13


Bài 29: Nguyên phân
- HS mô tả các diễn biến của tế bào qua việc quan sát các sơ đồ của nguyên phân.
- Chiếu cho HS xem hình ảnh về các kỳ trong quá trình nguyên phân được chụp ảnh ở tiêu
bản thật.
- GV chiếu cho HS xem một số hình động về quá trình nguyên phân. HS có thể mô tả hoặc
sắp xếp lại thứ tự của các kỳ (GV có thể thay đổi trật tự sơ đồ trong sách giáo khoa).
Bài 30: Giảm phân
- GV scan các hình ảnh sự thay đổi nhiễm sắc thể qua các kỳ của giảm phân trong sách giáo
khoa.
- GV đưa ra các hình ảnh của các kỳ được thay đổi trật tự, yêu cầu HS sắp xếp lại và nêu tên
của các kỳ đó.
- HS xem đoạn phim về quá trình giảm phân từ đó HS giải thích ý nghĩa của các kỳ này.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
1. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất
lượng dạy học.
2. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học sinh học giúp HS có được cái nhìn trực
quan về thế giới sống nó còn tạo ra hứng thú học tập cho HS, kích thích sự phát triển tư duy
logic.
3. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV có nhiều điều kiện để áp dụng vào quá trình
dạy học (tìm tài liệu, hình ảnh cũng như các đoạn phim trên mạng internet cũng như việc xây

dựng giáo án điện tử sinh động, khoa học và có hiệu quả cao).
Kiến nghị
1. Cần tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là trong
dạy học sinh học vì sinh học là một môn học gắn liền với thực tiễn đời sống.
2. Các trường THPT cần sớm trang bị những thiết bị cho việc sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Đồng thời, đội ngũ GV cần được đào tạo về công nghệ thông tin vể có thể ứng
dụng linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tài liệu tham khảo chính
Sách giáo khoa
1. Phạm Văn Lập, (2006), Bài giảng phương pháp dạy học sinh học.
2. Trần Khánh Phương, (2006), Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội.
3. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu và cộng sự, (2006), Sinh học 10 - nâng cao, NXB Giáo dục.

14


24. Sử dụng các phương pháp dạy học (phần di truyền học) theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thế Hưng

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thơm, Cao Bích Ngọc

Lớp

: K49sp - Sinh học


Bối cảnh xã hội mới đã đặt ra cho hệ thống giáo dục nước nhà là phải tạo ra những con người
vừa có tri thức, vừa có các kĩ năng đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển. Rõ ràng việc
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh không chỉ là nhiệm vụ của mỗi bài
học, mỗi nội dung học mà là mục tiêu của cả nền giáo dục hiện nay.
Sinh học nói chung và phần di truyền học nói riêng một mặt cung cấp những kiến thức cơ
bản cho học sinh, mặt khác nó lại là công cụ là phương tiện giúp học sinh rèn luyện, phát huy,
phát triển các kĩ năng cần thiết.
Từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học : Sử dụng
các phương pháp dạy học (phần di truyền học) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh với mục đích:
 Xác định những phương pháp dạy học hiệu quả phần Di truyền học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
 Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
trong quá trình giảng dạy phần Di truyền học (sinh học 12).
Với việc nghiên cứu lí luận và thực nghiệm với đối tượng là các phương pháp phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và áp dụng cho phần di truyền học (sinh học 12) chúng tôi đã:
 Tìm được cơ sở lí luận của các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
 Thiết kế được 12 nội dung, bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh gồm:


Phần mở bài của phần 5 Di truyền học



Cấu trúc của ADN phù hợp với chức năng là một vật chất di truyền.




Cấu trúc các loại ARN phù hợp với chức năng và mối quan hệ giữa
ADN, ARN và protein.

15




Bài ôn tập chương I



Phần cơ sở toán học của quy luật di truyền Menđen



Bài "Sự di truyền liên kết với giới tính"



Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50%



Bài sự cân bằng thành phần kiểu gen của quần thể giao phối: định luật
Hacđi - Vanbec



Bài ôn tập chương II




Bài: Kĩ thuật di truyền



Bài 26 phương pháp đánh giá và phương pháp chọn lọc



Di truyền y học tư vấn

Sau khi nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau:


Có nhiều phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo.



Trong quá trình giảng dạy, để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh đòi hỏi người giáo viên phải phối hợp linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp
với nội dung giảng dạy.

Và chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị sau:


Để dạy các bài trong phần Di truyền học đạt hiệu quả cao, trước hết giáo viên cần
phải nắm vững chuyên môn.




Ở các cụm trường THPT, nên tổ chức các buổi thảo luận, thi giảng để ra định hướng
giảng dạy, tìm ra những cách giảng dạy hay trong dạy học phần Di truyền học.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Thành, 2006, Dạy học sinh học ở trường phổ thông tập hai, NXB Giáo
dục.
2. Nguyễn Như Hiền, 2007, Công nghệ sinh học tập một, NXB Giáo dục.
3. Bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học, Đại học Quốc gia Hà Nội - khoa Sư
phạm.
4. Bài giảng phương pháp giảng dạy sinh học ở trường THPT, Đại học Quốc gia Hà Nội khoa Sư phạm.
5. Nguyễn Thế Hưng,2005, Một số chú ý khi dạy bài hoán vị gen trong chương trình
sinh học 11, Tạp chí giáo dục số 21.

16


25. Sử DụNG MộT Số PHƯƠNG PHáP Và HìNH THứC Tổ CHứC HOạT Động dạy học
theo quan điểm “ lấy người học làm trung tâm”
Giảng viên hơớng dẫn : TS. Nguyễn Thế Hơng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Luyến, Nghiêm Thị Phơợng

Lớp K50 Sưhạm Sinh
đặt vấn đề
Đổi mới phơơng pháp dạy học là một trong những yêu cầu bức thiết trong công cuộc cải cách
giáo dục. Theo quan điểm giáo dục hiện nay, ngơời học đơợc coi là trung tâm của quá trình

dạy học. Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu hai PPDH tích cực là PPDH theo
nhóm và tæ chøc d¹y häc qua trò chơi và có áp dụng vào môn Sinh học, víi môc tiªu làm cho
môn học trở nên gần gũi, dễ hiểu với HS, t¹o hứng thú cho HS. Qua đó pháy huy tính tích cực,
chủ động trong học tập của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy-học
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm “ lấy người

học làm trung tâm”.
-

Phương pháp nghiên cứu:

1. Phơương pháp nghiên cứu lý luận
2. Các phơương pháp nghiên cứu thực tế
- Nghiên cứu SGK 10,11, sách tham khảo và các tài liệu tham khảo để áp dụng các
PPDHTN và PPDHQTC cho một số bài sinh học 10,11.
Kết quả nghiên cứu
1.Vận dụng phương pháp học tập theo nhóm vào bài Quang hợp ở các nhóm thực vật C3,
C4 và CAM (sinh học 11)
HS được hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học và hoàn thành các bảng
so sánh về đặc điểm của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
2.Thiết kế một số trò chơi liên quan tới chương trình sinh học lớp 10,11
2.1. Trò chơi “ ô chữ để tìm từ khoá”: Tổ chức trò chơi vào đầu giờ học bài

“Tuần

hoàn” trong chương trình sinh học lớp 11. Trò chơi này vừa có tác dụng kiểm tra kiến thức cũ,
giới thiệu tên bài học mới vừa nhằm tạo không khí học tập thoải mái ngay từ đầu giờ học giúp

học sinh có hứng thú học tập hơn.
2.2. Trò chơi ô chữ về các định luật di truyền: Trò chơi này được áp dụng trong bài ôn tập
chương các định luật di truyền. Sau khi tham gia trò chơi học sinh có thêm được nhiều thuật
ngữ khoa học bằng tiếng Anh rất bổ ích để tra cứu thêm tài liệu.

17


2.3. Trũ chi Ni ct: GV t chc trũ chi ny sau khi hc xong bi mi ỏnh giỏ
mc hiu bi ca hc sinh. Thc cht trong trũ chi ny ngi hc phi liờn h ni dung
kin thc hai ct sao cho ỳng v yờu cu ngi hc ph suy ngh nhanh, phn ng linh
hot. Qua ú phỏt huy tớnh tớch cc ch ng ca hc sinh trong mụn sinh hc.
2.4. Trũ chi Núi cho ng i hiu: Trũ chi tin hnh vo u hoc cui gi nhm cng
c kin thc sinh hc v phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to v tinh thn hp tỏc ca hc sinh.
2.5. Trũ chi K trm t nhp: GV a ra cỏc tỡnh hung vui v truy tỡm th phm qua
vic phõn tớch AND. HS da vo kin thc di truyn c hc cú ỏp ỏn ỳng. Qua trũ
chi ny HS rt hng thỳ hc tp v nõng cao nng lc gii thớch cỏc hin tng thc t.
KT LUN v kin ngh
Hai PPDH trờn cú rt nhiu u im, GV nu bit cỏch t chc hp lý s t c hiu qu
cao trong ging dy, c bit PPDH qua trũ chi giỳp HS chi m hc, hc m chi, hỡnh thc
ny nu xen vo u hoc cui gi hc hay trong gi ụn tp s rt hay. Gi hc s tr nờn sụi
ng hn, HS s khụng cũn cm thy nng n v ỏp lc thay vo ú l sự hứng thú học tập.
PPDH mới này đòi hỏi ngời GV phải luôn sáng tạo trong dạy học và có tài
tổ chức, quản lý lớp tốt. Vì vậy để nâng cao chất lợng dạy và học thì
chúng ta cần phải nâng cao chất lợng đội ngũ GV và đổi mới PPDH.
Tài liệu tham khảo chính
1. Nguyn Hi Chõu, Ngụ Vn Hng (2007), Nhng vn chung v i mi giỏo dc trung
hc ph thụng mụn sinh hc. NXB Giỏo dc
2. Trn Bỏ Honh (2002), Nhng c trng ca phng phỏp dy hc tớch cc,Tp chớ
Sinh hc ngy nay, T8 N(30)

3. u Th Hựng (2006), Nõng cao cht lng dy hc mụn sinh hc bng tớch cc hoỏ
hot ng hc tp ca hc sinh, Tp chớ Giỏo dc, s 133, k ỡ 1-3/2006

27. THC TRNG T HC, T NGHIấN CU CA SINH VIấN KHI NGHNH LCH
S TI KHOA S PHM I HC QUC GIA H NI THEO HC CH TN CH
GVHD: ThS. Hong Thanh Tỳ
Sinh viờn: Lờ Th Hoa
Nguyn Th Hoan
Lp: QHS 2004 LS
I. Lý do chn ti

18


Do nhu cu phỏt trin kinh k - xó hi, hp tỏc giao lu quc t ngy cng din ra
mnh m. ng, Nh nc ta ch trng ci cỏch, i mi nn giỏo dc sao cho phự hp vi
xu hng phỏt trin chung ca thi i. Ngh quyt II ca BCH TW ng Cng sn Vit Nam
khúa VIII ó ghi: i mi mnh m phng phỏp Giỏo dc - o to, khc phc li truyn
th mt chiu, rốn luyn thnh np t duy sỏng to ca ngi hc, phỏt trin mnh m phong
tro t hc, o to thng xuyờn v rng khp trong ton dõn v nht l thanh niờn.
T nm 2007, HQGHN bt u ỏp dng hỡnh thc o to theo hc ch tớn
ch Hỡnh thc o to ny ũi hi c ngi dy v ngi hc phi thay i cỏch dy v cỏch
hc. Nht l i vi ngi hc, h phi lm quen vi cỏch hc mi, phi thay i t vic
tip thu kin thc do thy truyn t sang vic phi t hc, t khỏm phỏ kin thc, cú k
nng gii quyt vn , t ch ng hon thin nhim v ca mụn hc.
T thc trng o to theo hc ch tớn ch ca HQGHN cng nh yờu cu t hc, t
nghiờn cu trong hc ch tớn ch, chỳng tụi la chn nghiờn cu ti trờn.
II. Mc ớch nghiờn cu
ỏnh giỏ thc trng t hc, t nghiờn cu ca sinh viờn S phm Lch s, xut mt
s gii phỏp nhm nõng cao hiu qu t hc, t nghiờn cu ca sinh viờn.

III. Phng phỏp nghiờn cu
-

Phng phỏp nghiờn cu thc tin: iu tra, phng vn

-

Phng phỏp nghiờn cu lý lun

IV. Kt qu nghiờn cu
Trờn c s tỡm hiu c im ca sinh viờn khi nghnh Lch s - Khoa S phm
HQGHN v mc ớch nghiờn cu ca mỡnh, chỳng tụi ó s dng phng phỏp iu tra l
ch yu, kt qu c tng hp trờn cỏc mt sau:
1. Nhận thức của sinh viên S phạm Lịch sử tại Khoa S phạm - Đại học Quốc
gia Hà Nội theo học chế tín chỉ.
Hầu hết sinh viên nhận thức đúng v HCTC(83,3% Sv cho rằng HCTC phát
huy tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giảm số giờ lý
thuyết, tăng giờ thảo luận, thực hành). Nh vy khng nh: Phơng thức
đào tạo tín chỉ là phơng thức đặt dạy học và đúng với bản chất của
nó: đặt ngời học vấn vị trí trong trung tâm của quá tình dạy học tạo
cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kĩ năng giải quyết vấn
đề tự chủ động thời gian hoàn thành mọt môn học, chơng trình học.
2. Hiu qu hc theo hc ch tớn ch

19


-Khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên theo HCTC tăng so với trước khi học
theo HCTC (36%:khả năng tự học, tự nghiên cứu ở mức độ tốt,30%: khả năng tự học, tự
nghiên cứu ở mức độ khá)

- Khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên năm cuối, thứ tư tốt hơn sinh viên năm
thứ nhất, thứ hai.
3. Hỗ trợ của giảng viên cho sinh viên trong học chế tín chỉ
Sinh viên sẽ phải tự mình tìm tòi, sáng tạo, tự khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn ,
hỗ trợ của giảng viên. Gi¶ng viªn cung cấp tài liệu( 42% ý kiến sinh viên cho rằng giảng viên
cung cấp tài liệu đầy đủ); Hướng dẫn làm bài tập ( 35,3%: hướng dẫn chi tiết, 60,7%: hướng
dẫn tương đối chi tiết); Nội dung hướng dẫn (64%: hướng dẫn đọc tài liệu, lựa chọn vấn đề
nghiên cứu,23%: hướng dẫn cách trình bày);Nhận xét, rút kinh nghiệm( 32,7%: thường
xuyên)
4. Tự học, tự nghiên cứu của sinh viên theo HCTC
Khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên tăng lên khi học theo HCTC. Vì SV đã
lên kế hoạch học tập và làm bài (71,3%: sinh viên thường xuyên theo dõi đề cương môn học,
62%: sinh viên chuẩn bị bài tập cẩn thận);Đọc, nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp (44,7%:
sinh viên thường xuyên chuẩn bị bài tập, đọc tài liệu trước khi lên lớp);ngoài ra do: Hỗ trợ,
hướng dẫn của giảng viên, ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, phương pháp dạy học,
cách thức tổ chức hoạt động học trong HCTC
5. Khó khăn, đề xuất
5.1 Khó khăn
- Lượng bài tập quá nhiều
- Phân bổ thời gian làm bài tập, tự học, tự nghiên cứu chưa hợp lý
- Thiếu tài liệu, sách tham khảo
- Cơ sở vật chất chưa phù hợp
- Khó khăn về mặt công nghệ
- Chưa biết phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp học mới
5.2 Đề xuất
- Tổ chức buổi nói chuyện giúp sinh viên nhận thức đúng tác dụng, vai trò của HCTC
- Cung cấp thêm nhiều tên sách, tác giả và địa chỉ các trang wed
- Thư viện nên mở thường xuyên và có thêm nhiều đầu sách
- Hỗ trợ, giúp sinh viên cách tra cứu, tìm tài liệu trên Internet
- Có các phòng học chức năng, thực hành.


Tài liệu tham khảo

20


1.

Ngô Doãn Đãi, Viện đại học và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, báo cáo tại Hội

nghị về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ĐHQGHN, 25/3/1997.
2.

Bộ giáo dục và Đào tạo vụ Đại học, về hệ thống tín chỉ học tập, tài liệu sử dụng nội

bộ, Hà Nội, 1994.
3.

Nguyễn Cảnh Toàn, Học và dạy cách học. Nxb ĐHSP

4.

Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy – tự học. Nxb Giáo dục

5.

Nguyễn Cảnh Toàn, Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục

Việt Nam
6.


Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm: tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu. Nxb Giáo

dục
7.

Hoàng Văn Vân, Phương pháp đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý

cho phương pháp giảng dạy bậc đại học – www. Mexpress.vn.
8.

Hoàng Văn Vân, Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên TG và ở Việt Nam – www.

Vnexpress.vn.

28. Sử dụng phương pháp Graph vào dạy học các bài ôn tâp, tổng kết trong chương
trình lịch sử lớp 10 THPT
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thanh Tú
Sinh viên
Lớp

: Thiều Thị Thuý
: K49 Sư phạm Lịch sử

1. Lý do chọn đề tài
Một yêu cầu bức thiết của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Phương pháp Graph là một phươg pháp
dạy học đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trên và rất phù hợp với yêu cầu củabài ôn tập. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu sử dụng phương pháp này vào dạy học lịch sử nói chung và bài ôn tập
lịch sử nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế một số Graph như một loại đồ dùng trực

quan trong dạy học.
Xuất phát từ các lý do trên tôi chọn đề tài “Sử dụng phương pháp Graph vào dạy học các
bài ôn tâp, tổng kết trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu

21


Báo cáo tập trung nghiên cứu nhằm đưa ra quy trình thiết kế và cách thức sử dụng các
Graph nhằm nâng cao hiệu quả học bài ôn tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ đề tài cần thực hiện là:
-

Nghiên cứu tài liệu nhằm đưa ra quy trình thiết kế và sử dụng Graph vào dạy bài ôn
tập, tổng kết trong chương trình lịch sử.

-

Vận dụng thiết kế và sử dụng Graph vào dạy học bài 27: Quá trình dựng nước và giữ
nước (Lịch sử lớp 10, chương trình cơ bản)

-

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định ưu thế của phương pháp Graph.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
-


Phương pháp lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu trên sách, báo, tập chí, khoá
luận…nhằm đưa ra quy trình thiết kế và sử dụng Graph vào dạy họcbài ôn tập, tổng
kết trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT.

-

Phương pháp thực tiễn:

+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành giờ dạy thực nghiệm và đối chứng tại trường
THPT Kim Liên - Hà Nội.
+ Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra lấy ý kiến học sinh sau hai giờ dạy đối chứng
và thực nghiệm.
5. Kết quả nghiên cứu
Những kết quả báo cáo khoa học đã đạt được là:
Thứ nhất: Dựa trên việc phân tích các đặc điểm của Graph, kết hợp với việc tìm hiểu
các yêu cầu của bài ôn tập, tổng kết trong chương trình lịch sử nhằm đưa ra quy trình thiết kế
và cách thức sử dụng các Graph.
Thứ hai: Vận dụng vào thiết kế và đưa ra cách thức sử dụng các Graph một số Graph để
phục vụ cho dạy bài ôn tập 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (Lịch sử lớp 10. chương
trình cơ bản).
Thứ ba: Tiến hành thực nghiệm để khẳng định những kết quả nghiên cứu của đề tài..
Những kết quả thu được qua phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh, kết quả điểm số
bài kiểm tra sau giờ học và nhận xét của giáo viên dự giờ đã khẳng định ưu thế của phương
pháp Graph. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong
học tập của học sinh; giúp học sinh hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức dễ dàng và ghi nhớ
kiến thức nhanh chóng và lâu bền.
Để việc sử dụng phương pháp Graph vào dạy học có hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một số
đề xuất sau:


22


Các nhà khoa học cần đi sâu vào nghiên cứu nhằm đưa ra quy trình thiết kế và cách thức
sử dụng các Graph vào hệ thống các loại bài học trong sách giáo khoa lịch sử.
Giáo viên giảng dạy ở các trường phổ thông cần phải được bồi dưỡng nhằm củng cố và
nâng kỹ năng sử dụng phương pháp Graph vào dạy học trong các kỳ bồi dưỡng giáo viên
Giáo viên cần vận dụng những ưu điểm của phương pháp Graph và kết hợp một cách linh
hoạt phương pháp này với các phương pháp dạy học khác đặc biệt là sử dụng công nghệ tạo
hiệu ứng sinh động cho các Graph để hiệu quả giờ học lịch sử được nâng cao.
6. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường, Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá môn lịch sử lớp 10, NXB Hà Nội, 2006.
2. Nguyễn Phúc Chỉnh, Sử dụng Graph nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh trong dạy học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 4/1999
3. Nguyễn Quang Ngọc, Dạy học bằng Graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự
học, Báo Giáo dục & Thời đại số 153, 2003.
4. Nguyễn Quang Ngọc, Dạy học bằng phương pháp Graph góp phần nâng cao chất lượng
giờ giảng, Báo Giáo dục & Thời đại số 124, 2003.
5. Nguyễn Ngọc Quang, Phương pháp Graph dạy học. Khái niệm về Graph dạy học, Tạp
chí thông tin Khoa học giáo dục số 5/1987.
6. Trịnh Đình Tùng, Hoàng Thanh Tú, Về dạy học các bài ôn tập, tổng kết trong chương
trình lịch sử, Tạp chí dạy & học ngày nay, số 131, 2006.

29. HỌC TẬP THEO DỰ ÁN TRONG MÔN “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ”
SV thực hiện
Lớp

: Trịnh Văn Nam, Đặng Thị Huyền Trang
: QH.2004.S Lịch Sử


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thanh Tú
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành
một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong “chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2001 – 2010”, phương hướng đổi mới
phương pháp dạy học đã được chỉ rõ: “đổi mới và hệ thống hóa phương pháp dạy học chuyển
từ việc truyền đạt tri thức thụ động “thầy giảng trò ghi” sang hướng dẫn người học chủ động

23


tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức”, tăng cường hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học.
Tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (12/1996) đã nhấn mạnh sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy và học hiện nay.
Học tập theo dự án là một phương pháp học tập mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới
trong giáo dục và thể hiện việc ứng dụng hiệu quả công nghệ vào quá trình học tập.
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả một dự án cụ thể do sinh viên thực hiện trong quá
trình học tập môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” là cần thiết. Thông qua đó tìm hiểu những
thuận lợi và khó khăn của sinh viên trong quá trình thực hiện; đề xuất ý kiến để việc triển khai
học tập theo dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” đạt hiệu quả cao.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Học qua dự án
trong môn phương pháp dạy học Lịch sử” cho báo cáo khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khẳng định vai trò của học tập theo dự án trong việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng
nghề nghiệp, kỹ năng sống cho người học, đặc biệt là đối với sinh viên sư phạm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình học tập qua việc thực hiện dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử”
của sinh viên QH-2004-S Lịch sử.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành tốt mục đích nghiên cứu đề ra, báo cáo hướng tới việc thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về dạy học theo dự án: khái niệm, các bước tiến hành, đặc điểm
của dạy học theo dự án, ưu và nhược điểm của dạy học dự án…
- Phân tích quá trình triển khai dự án trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử”.
- Điều tra, kháo sát, tập hợp xử lý số liệu làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của học
tập theo dự án.
5. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận
(phân tích, tổng hợp...); điều tra, phỏng vấn, khảo sát
6. Kết quả nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo dự án; những đặc trưng
của môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” và vai trò của học tập theo dự án trong môn học, từ
đó chỉ ra rằng việc ứng dụng học tập theo dự án hoàn toàn phù hợp với đặc trưng môn học và
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
6.2. Tổng hợp và xây dựng một bộ sản phẩm dự án trong môn “Phương pháp dạy học
Lịch sử” và đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau.

24


6.3. Phân tích quy trình thực hiện học tập theo dự án trong môn học, từ đó đánh giá
hiệu qủa của học tập theo dự án qua một dự án cụ thể:
- Quy trình thực hiện: Nêu ý tưởng dự án; phân công nhiệm vụ; chuẩn bị dự án; tìm
kiếm tài liệu; hoàn thành dự án; công bố sản phẩm dự án; đánh giá dự án và tiến hành rút kinh
nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả dự án qua cơ sở sự đánh giá chung của giảng viên và của người
học. Kết quả đánh giá được thể hiện thông qua phiếu đánh giá (ấn phẩm, Power Point, Web,
phần trình bày của sinh viên).

- Đánh giá ý kiến phản hồi của sinh viên sau khi thực hiện dự án về: Hiểu biết của sinh
viên đối với phương pháp dạy học theo dự án; đánh giá về dự án đã triển khai; vai trò của
giảng viên, sinh viên và nêu thuận lợi, khó khăn của sinh viên trong quá trình thực hiện dự án.
- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để việc triển khai học tập theo dự án trong môn
“Phương pháp dạy học Lịch sử” đạt hiệu quả cao: nên thực hiện học tập theo dự án sớm hơn;
sinh viên QH-2004-S Lịch sử cần được tăng cường thực hiện nhiều dự án trong môn “Phương
pháp dạy học Lịch sử” cũng như trong nhiều môn học khác bởi đây là phương pháp học tập
có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống; sinh viên cần
phải được đào tạo để sử dụng thành thạo công nghệ thông tin; nguồn tài liệu hỗ trợ cần được
cung cấp đầy đủ hơn nữa; đặc biệt khi triển khai dự án, sinh viên cần được học tập trong
phòng học đa năng…
7. Kết luận
Từ những nghiên cứu trên, đề tài rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, dạy học theo dự án phù hợp với đặc trưng môn học “Phương pháp dạy học
Lịch sử”, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Thứ hai, thông qua việc thực hiện dự án trong môn học, sinh viên không chỉ lĩnh hội
được nhiều kiến thức mà còn phát huy được khả năng sáng tạo, khả năng sử dụng công nghệ,
giải quyết vấn đề, thuyết trình, tổ chức… - đây là những kỹ năng cần có đối với một người
giáo viên trong tương lai.
Thứ ba, với việc thực hiện dự án, sinh viên đã thể hiện được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo; giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho sinh viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ tư, việc ứng dụng học theo dự án trong các môn học ở Khoa sư phạm nói chung và
trong môn “Phương pháp dạy học Lịch sử” đã thực hiện được chức năng kép đối với sinh
viên, giúp cho sinh viên sư phạm Lịch sử vừa hoàn thành yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái
độ đối với môn học, vừa hoàn thiện các kỹ năng xây dựng dự án và khi ra trường sẽ vận dụng
phương pháp này vào dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.

25



×