Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chọn và phân tích 1 vụ án tham nhũng điển hình ở Việt Nam; liên hệ với luật phòng chống tham nhũng, chỉ rõ 1 số bất cập của luật phòng chống tham nhũng có liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.02 KB, 12 trang )

I.MỞ ĐẦU:
Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là
lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có...". Theo
xếp hạng mức độ tham nhũng thế giới năm 2015, Việt Nam xếp thứ 112/168 quốc
gia được khảo sát1. Do đó, tham những là vấn đề được đặc biệt quan tâm ở nước ta
hiện nay. Tuy vậy, những môn học cũng như sự tìm hiểu về luật phòng chống tham
nhũng của học sinh, sinh viên tại trường học còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt nguy
hiểm hơn là một số bất cập của Luật phòng chống tham nhũng hiện hành – điều
này có thể thấy rõ ở hầu hết các vụ án tham nhũng đã xảy ra . Do đó em chọn đề 1:
“Em hãy chọn và phân tích 1 vụ án tham nhũng điển hình ở Việt Nam; liên hệ với
luật phòng chống tham nhũng, chỉ rõ 1 số bất cập của Luật phòng chống tham
nhũng có liên quan, đề xuất phương án hoàn thiện quy định đó nhằm hạn chế tham
nhũng ở Việt Nam” để làm bài tập lớn.

II. NỘI DUNG:
1,Cơ sở lí luận:
1.1

Khái niệm tham nhũng:
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham

nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân.
Còn theo Luật phòng chống tham nhũng của Việt nam hiện hành thì: “ tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đó vì vụ lợi”.
1 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Các đặc trưng của tham nhũng:
1.2.1 Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn


Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức
vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên
chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh
đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người
đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản
3, Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối
tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên
có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều
lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định
và thậm chí có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham
nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi
tham nhũng.
1.2.2. Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham
nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ,
quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia
đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham
nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đó thì không có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là
hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội
phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi
phạm pháp luật khác.
1.2.3.Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ
lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham

nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có
chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham
nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham
nhũng phải đạt được lợi ích.
2.Thực trạng tham nhũng ở Việt nam hiện nay:
1.2

2.1Nhận xét trong nước:


Ngày 12-7, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống
tham nhũng. Phó thủ tướng chính phủ Trương Hòa Bình nhận định, công tác phòng
chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Tình hình tham nhũng vẫn
diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư
xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước, lĩnh vực tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức
cán bộ... “Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên trong đó có những người được
giao những chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy thoái về đạo đức,
lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo tiền tài, địa vị, cục
bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc."
Ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an cho biết ý kiến:
“Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra
sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc
quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.” Ông Nguyễn Trung Dân
cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du lịch nhận định: “Ông Tổng Bí thư nói rồi,
đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra
khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì
mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…” 2
2.2Nhận xét của quốc tế:
Theo cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch
Quốc tế (tức Transparency International), công bố năm 2010 thì Việt Nam được 2.7

trên 10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng
cao).
Sang năm 2011 số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam cho thấy tham
nhũng vẫn là mối lo ngại chính đối với quốc gia này. So sánh hai năm 2010-2011
thì không có thay đổi đáng kể nào trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính
phủ.
Chỉ số của CPI sau năm 2011 thì dùng 0 đến 100 điểm. Số điểm thấp là
nhiều tham nhũng. Con số cao là minh bạch, trong sạch. Theo cuộc khảo xét năm
2012 thì điểm số của Việt Nam tăng nhẹ từ 2,9 (thang 10) lên 31 (thang 100),
nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không những so với các quốc gia tiên tiến mà cả với các
nước lân bang trong khu vực.
Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về
nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên
2 Theo />

công quyền 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người
tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham hũng là không có
hiệu quả.
Theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ thì
cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng
hạng 188 với 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất. Chia thành
từng tiêu chí một thì Việt Nam có những nhược điểm vì chồng tréo giữa cơ quan
nhà nước và doanh thương, dẫn đến vấn đề "lại quả" và quan liêu trong việc quản
lý. Việt Nam cũng kém vì thiếu sự giám sát của các tổ chức dân sự. Kém nhất là
tình trạng thiếu minh bạch trong hành chính.3
3, Phân tích một vụ án tham nhũng điển hình:
Tình hình tham nhũng ở Việt nam hiện nay đang là vấn đề hết sức được quan
tâm cũng chính bởi tính chất phức tạp của nó cũng như những lỗ hổng của luật
pháp. Sau đây em xin được phân tích một vụ án nổi cộm: Vụ án Vinashin, qua đó
để thấy được lỗ hổng luật pháp trong công tác quản lí cũng như xử lí vụ việc.

Vụ án Vinashin là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại
Việt Nam, liên quan tới số tiền thất thoát rất lớn. Một loạt các quan chức
của Vinashin bị đưa ra xét xử với tội danh "cố ý làm trái các quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Phiên xử vào ngày 27/03/2014 tại Hải Phòng
3.1. Toàn cảnh vụ án:
- 09 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình,
nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên
Tổng giám đốc Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn;
Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc công ty cổ phần Công nghệ tàu thủy Hoàng
Anh cùng các bị cáo: Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia
Hiệp, Đỗ Đình Côn là nguyên các cán bộ ở Vinashin.
-Đến ngày 7.7.2015, Giang Kim Đạt mới bị bắt.
Theo cáo trạng dài 32 trang của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh
Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy
3 Theo />

định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn
và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỷ đồng.
Các dự án bao gồm:
- Dự án mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 469,5 tỷ
đồng; Theo cáo trạng, ông Bình (với tư cách là người tổ chức) và các đồng phạm
đã cố ý làm trái khi thực hiện một số hành vi như không thực hiện chỉ đạo của Thủ
tướng, phê duyệt mua tàu trước khi lập và thẩm định dự án, không thực hiện thủ
tục chào hàng cạnh tranh, không quyết toán vốn dự án… Hậu quả của những hành
vi này, theo giám định, đã gây thiệt hại cho Vinashin nói riêng và ngân sách nói
chung gần 470 tỷ đồng, trong đó riêng tiền lãi vay và chi phí vay vốn đã lên tới
hơn 464 tỷ.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là
hơn 316,5 tỷ đồng;

- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại
hơn 66,5 tỷ đồng;
- Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30,4 tỷ đồng và
Việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27,3 tỷ đồng.
3.2. Xét xử
Ngày 30/8/2012 khi ra tòa án phúc thẩm HĐXX nhận định, hành vi phạm tội
của các bị cáo rất nguy hiểm, diễn ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại nghiêm
trọng đối với tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu
đến môi trường đầu tư.
- Ông Bình bị xử y án 20 năm tù và mức tiền bồi thường (hơn 500 tỷ đồng)
với tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng.Trong các sai phạm tại dự án mua tàu Hoa Sen, Nhiệt điện Sông Hồng (Nam
Định) và Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân (Quảng Ninh), cựu chủ tịch Vinashin
được xác định là người tổ chức, giữ vai trò quyết định.
- Bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên
Giám đốc Công ty Viễn Dương) biết chưa đủ thủ tục đầu tư nhưng vẫn làm theo


chỉ đạo của bị cáo Bình, với cương vị chủ dự án mua con tàu Hoa Sen (bị xác định
gây thiệt hại hơn 990 tỷ đồng), ông Liêm bị giữ nguyên mức phạt 19 năm tù cùng
tiền bồi thường 495 tỷ đồng.
- Tô Nghiêm (nguyên Chủ tịch Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cái
Lân, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà, Quảng
Ninh) bị 18 năm tù. Cơ quan tố tụng cho rằng Tô Nghiêm là chủ đầu tư dự án Nhà
máy nhiệt điện Diezel Cái Lân trực tiếp đi khảo sát thiết bị máy móc, biết rõ là cũ
nhưng vẫn cùng ông Bình cho nhập về. Khi nhà máy chưa lắp đặt xong, chưa chạy
thử đã ký nghiệm thu, bị cáo đã bàn giao thanh toán hết tiền bảo trì cho đối tác
nước ngoài. Tô Nghiêm phải bồi thường số tiền 16 tỷ đồng đã gây thiệt hại.
- Nguyễn Văn Tuyên (nguyên giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu
thủy Hoàng Anh) bị 16 năm tù. Nguyễn Văn Tuyên được cho là người khởi xướng,

chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, phải bồi thường 14 tỷ đồng.
- Trịnh Thị Hậu bị 14 năm tù, vì trực tiếp ký duyệt giải ngân trong các dự án
Nhà máy nhiệt điện sông Hồng, dự án đầu tư tàu Bình Định Star (gây thiệt hại hơn
30 tỷ đồng). Riêng trong dự án tàu Hoa Sen, bị cáo đã chuyển tiền đặt cọc và ký
công văn bảo lãnh cho Công ty Viễn Dương.
- Hoàng Gia Hiệp (nguyên phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH một
thành viên Công nghiệp tàu thủy) bị 13 năm tù.
- Trần Quang Vũ (nguyên tổng giám đốc Vinashin, đã nộp 1 tỷ đồng khắc
phục một phần hậu quả) 11 năm tù.
- Đỗ Đình Côn (nguyên phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp
tàu thủy Hoàng Anh) nhận mức án 10 năm tù.
- Nguyễn Tuấn Dương (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư
Cửu Long) nhận 3 năm tù về tội "Sử dụng trái phép tài sản"4.
-Tòa tuyên các bị cáo Trần Văn Liêm (SN 1955), nguyên Tổng giám đốc;
Trần Văn Khương (SN 1950), nguyên Kế toán trưởng; Giang Kim Đạt (SN 1977),
nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines, bị truy tố về tội “Tham ô
4 Theo />

tài sản”. Bị can Giang Văn Hiển (SN 1950, bố của Giang Kim Đạt) bị truy tố về tội
“Rửa tiền”.
3.3 Những điểm bất cập:
3.3.1: Khó thu hổi tài sản:
Tại cuộc họp báo ngày 26-7-2013, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người
Lao Động về lý do chậm trễ thi hành án dân sự, thu hồi các khoản tiền sai phạm rất
lớn trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin),
ông Hoàng Sỹ Thành, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ ư

pháp
,thừa
nhận

việc
này
hết
sức
khó
khăn.
“Đây là vụ án lớn, phức tạp với giá trị tài sản phải thi hành án lên tới 1.200 tỉ đồng.
Trong đó, khoảng 1,9 tỉ đồng là án phí, tiền phạt và 1.100 tỉ đồng là thi hành án
theo yêu cầu” - ông Thành nói. Ông cho biết Bộ Tư pháp đã chủ động họp với các
bộ, ngành liên quan để tìm cách giải quyết. Tổng cục Thi hành án dân sự cũng cho
hay đã thành lập các tổ theo dõi, đôn đốc nhưng gần như không thi hành được bao
nhiêu.
Theo bản án (hiệu lực từ cuối năm 2012), ông Phạm Thanh Bình (nguyên
chủ tịch Vinashin) và Trần Văn Liêm (nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin,
nguyên giám đốc Công ty Viễn Dương) liên đới bồi thường cho Vinashin hơn 991
tỉ đồng. Ông Bình cùng các ông Nguyễn Văn Tuyên (nguyên giám đốc Công ty
Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) và Đỗ Đình Côn (nguyên phó tổng giám đốc
Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) liên đới bồi thường cho Công ty
Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh gần 35 tỉ đồng. Ông Bình và ông Tô Nghiêm
(nguyên chủ tịch Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân) liên đới bồi
thường trên 33,6 tỉ đồng....
Ông Thành cho biết có 3 nguyên nhân dẫn tới việc khó thu hồi tài sản trong
vụ Vinashin. Cụ thể, trong quá trình xét xử, tòa án đã không áp dụng các biện pháp
bảo đảm đối với người phải thi hành án. Vì vậy, khi thi hành án mới phát hiện các
bị cáo không có tài sản để thi hành. Dù Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo nhưng
các doanh nghiệp thụ hưởng số tiền thu được từ các bị cáo không có đơn đề nghị
thi hành án, trừ Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu.


Khi xác minh điều kiện thi hành án của 9 cá nhân liên quan trực tiếp, cơ

quan chức năng phát hiện số tài sản có giá trị rất ít hoặc đã thế chấp ở ngân hàng
nên việc bảo đảm thi hành án rất khó khăn.
3.3.2: Quá trình xử lí còn kéo dài:
Ngày 30/8/2012 sau khi ra tòa án phúc thẩm HĐXX nhận định, hành vi
phạm tội của các bị cáo rất nguy hiểm, diễn ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại
nghiêm trọng đối với tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường đầu tư thì đến ngày 27/03/2014 phiên tòa xét xử vụ án
mới được diễn ra. Đặc biệt là sau đó hơn 3 năm ngày 17/08/2017 mới lại diễn ra
phiên tòa xét xử Giang Kim Đạt. Qua đó có thể thấy, công tác phát hiện, xử lí tham
nhũng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
4. Một số đề xuất hoàn thiện luật phòng chống tham nhũng:
4.1: Trong vấn đề giải quyết sự chậm trễ trong xử lí vụ án:
Một là, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về công khai, minh bạch của Luật
theo hướng: Quy định rõ về nguyên tắc công khai, minh bạch trong các hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước trừ những nội dung thuộc bí
mật nhà nước theo quy định của pháp luật; bổ sung các yêu cầu về nội dung thuộc
bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; bổ sung các yêu cầu về nội dung,
hình thức, thời kỳ và thời gian thực hiện công khai, minh bạch theo từng hình thức
cụ thể nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân; trách nhiệm
thực hiện công khai, minh bạch của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; công
khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh (nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh của
Luật). Có công khai, minh bạch, công tác phát hiện tham nhũng mới trở nên nhanh
chóng, kịp thời phát hiện tham nhũng.
Hai là, mở rộng chế định này theo hướng quy định về trách nhiệm giải trình
của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan khác khi
có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức
năng, nhiệm vụ được giao; gắn giữa kết quả thực hiện giải trình với việc đánh giá
tín nhiệm của các chức danh quản lý và đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức qua đó tăng cường tính trách nhiệm và minh
bạch hóa hoạt động của bộ máy công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức



qua đó tăng cường tính trách nhiệm và minh bạch hóa hoạt động của bộ máy công
vụ. Chỉ có chia ra phân về các cấp, quản lí theo một hệ thống từ trên xuống duwois
thì việc xử lí tham nhũng mới trở nên dế dàng, nhanh chóng.
4.2. Trong vấn đề thu hồi tài sản:
Việc thu hồi tài sản do tham nhũng thấp hơn nhiều so với số tài sản bị đánh
cắp là một trong những hạn chế lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng
(PCTN) của nước ta hiện nay. Trong những năm qua, lực lượng chức năng đã thực
thi nhiều biện pháp để tăng cường việc thu hồi tài sản do tham nhũng nhưng kết
quả vẫn chưa được khả quan. Vậy, giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Một là, tăng cường kiểm soát tài sản: Luật cần mở rộng đối tượng thuộc
diện phải kê khai tài sản nhằm góp phần hạn chế và ngăn chặn tình trạng đối tượng
tham nhũng tẩu tán tài sản cho người thân, như: Bố, mẹ, con cái thành niên, vợ,
chồng của người có chức vụ quyền hạn cũng phải kê khai tài sản. Thậm chí cả
những người có liên quan (anh, chị em ruột; em rể, em dâu) của một số người giữ
vị trí, chức vụ dễ có cơ hội hoặc dễ bị tham nhũng.
Liên quan đến việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, cần sửa đổi, bổ sung
Luậttheohướng:
- Bổ sung quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm của
người có nghĩa vụ kê khai tài sản so với những lần kê khai trước và nguyên tắc xử
lý đối với trường hợp không giải trình được một cách minh bạch, hợp lý;
- Bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ chủ động xác
minh bản kê khai tài sản đối với một số đối tượng nhất định, trước mắt tập trung
vào những cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý, người đứng đầu cơ quan và cáp phó
của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công
khai tại nơi cư trú;
- Bổ sung quy định cán bộ, công chức phải thanh toán qua tài khoản khi mua
sắm những tài sản có giá trị lớn (50 triệu đồng hoặc 50 lần mức lương tối thiểu trở
lên);

- Bổ sung các biện pháp ngừa tham nhũng như: Xử lý đơn tố cáo nặc danh, áp
dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt…


Ngoài ra cần sửa đổi Điều 46a theo hướng một số cá nhân có vị trí, chức vụ
dễ có cơ hội tham nhũng sẽ phải kê khai và công khai thường xuyên theo định kỳ,
bao gồm cả việc cung cấp thông tin cho cơ quan thông tin, báo chí.
Chỉ có công khai kê khai tài sản thường niên mới giúp việc quản lí tài sản
quan chức trở nên minh bạch. Từ đó, nếu có xảy ra tham nhũng mới dễ dàng trong
công tác thu hồi tài sản.
Hai là, tịch thu tài sản không cần bản án: chia sẻ về khó khăn trong công tác
thu hồi tài sản tham nhũng, ông Shervin Majlessi (Cố vấn pháp luật cao cấp của
WB/Sáng kiến về Thu hồi tài sản bị đánh cắp của UNODC) cho biết, theo kinh
nghiệm quốc tế, nỗ lực thu hồi tài sản tham nhũng thông qua quy trình truyền
thống, nghĩa là qua kênh tố tụng và theo phán quyết của tòa án, thường ít mang lại
hiệu quả. Do vậy, nhiều nước đã lựa chọn cách thức “tịch thu tài sản mà không cần
tuyên án”. “Ở Mỹ, trong một vụ việc mới đây nhất, nếu chờ quan tòa phán quyết sẽ
mất rất nhiều thời gian nên lực lượng chức năng đã sử dụng biện pháp tịch thu tài
sản mà không cần tuyên án để tịch thu khoản tiền hơn 1 tỷ USD” – ông cho
biết. Theo ông Majlessi, cách thức áp dụng biện pháp tịch thu tài sản mà không cần
tuyên án ở mỗi nước có khác nhau nhưng đều có điểm chung là hướng vào tài sản
bất minh chứ không phải cá nhân. Tuy nhiên, ông khuyến nghị cần phải xây dựng
cơ chế cụ thể khi thực hiện biện pháp này, ví dụ phải quy định rõ: phải có đầy đủ
bằng chứng để xác định được mối liên hệ giữa tài sản bị tịch thu với hành vi vi
phạm pháp luật của nghi can mới được áp dụng để tránh lạm dụng. Cũng theo ông
Shervin Majlessi, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng quốc gia lựa chọn áp
dụng thủ tục dân sự hay thủ tục hình sự để thu hồi tài sản tham nhũng. “Quan trọng
là khi phát hiện có hành vi vi phạm phải tiến hành phong tỏa tài sản để tránh tình
trạng tẩu tán. Đến khi có bị kết tội, có bằng chứng thì tịch thu tài sản” – ông nói5.


III. KẾT LUẬN:
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng: “Chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực, chúng ta đang quyết tâm làm. Từ đầu năm đến nay chúng ta đã làm quyết
liệt, chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Thà nói ít thôi nhưng đạt hiệu
quả còn hơn nói nhiều nhưng làm không được bao nhiêu” Có thể thấy Đảng và
Nhà Nước ta đang ngày càng chú trọng hơn trong công tác phát hiện và xử lý tham
5 Theo báo pháp luật


nhũng. Dù gặp nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập nhưng phòng chống tham
nhũng luôn là một cuộc kháng chiến trường kì và đầy khó khắn, thách thức Đảng,
Nhà nước phải cùng chung tay với nhân dân diệt tận gốc để đưa đất nước ngày
càng phát triển giàu mạnh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Luật phòng, chống tham nhũng
/> /> /> /> /> /> />

9.


/>


×