PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG
THÔNG QUA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN CHÍNH TRỊ
DEVELOPMENT OF PRACTICAL CAPACITY FOR STUDENTS OF DANANG VOCATINONAL
TRAINING COLLEGES THROUGH TEACHING AND LEARNING STUDIES
TÓM TẮT
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hành của sinh viên là trào lưu tích cực
đã và đang diễn ra trong giáo dục nghề nghiệp. Thực chất của trào lưu này là hướng toàn bộ quá trình dạy
học vào người học trên cơ sở vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho khai thác được tối đa
tiềm năng trí tuệ, tính tích cực và sự sáng tạo của họ. Năng lực thực hành cho sinh viên trong dạy học lý
luận chính trị là một yêu cầu thực hiện theo hướng tích cực đó.
Từ khóa: Năng lực thực hành, dạy và học lý luận chính trị, sinh viên học nghề
ABSTRACT
Renovating teaching methods in the direction of students' practical ability approach is a positive trend that
has been taking place in vocational education. The essence of this movement is to direct the entire teaching
process to the learners on the basis of flexible application of teaching methods so as to fully exploit their
intellectual potential, their activeness and creativity. . Practical capacity for students in the teaching of
political theory is a requirement for positive direction.
Key words: Practice capacity, Teach and learn political theory, Vocational students.
Hiện nay, “thực hành” trong dạy học các môn
lý luận chính trị ở các trường dạy nghề còn ít
được sử dụng và nếu có thì chủ yếu tập trung vào
việc rèn luyện các bài tập kinh tế chính trị. Sự
nhận thức chưa đúng đắn này không chỉ làm hạn
chế hiệu quả mà còn là sự thực hiện không đúng
những tính chất, nguyên lý giáo dục của một nền
giáo dục hiện đại. Trong giáo dục nói chung, dạy
học lý luận chính trị nói riêng, nguyên lý học đi
đôi với hành được xem là nguyên tắc giáo dục cơ
bản nhất, là một tư tưởng giáo dục vừa có tính
khoa học, vừa có tính thực tiễn. Phát triển năng
lực thực hành cho sinh viên trong dạy học lý luận
chính trị thông qua việc tăng cường tổ chức các
hoạt động, hành động học tập cho sinh viên là
biện pháp đa dạng các hình thức dạy học, tích cực
hóa, hoạt động hóa sinh viên, hạn chế những giờ
học trên lớp nhàm chán thường xuyên lặp đi lặp
lại, gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn, là
biện pháp khắc phục tình trạng quá coi trọng lý
thuyết và xem nhẹ thực hành, thực tiễn.
1. Năng lực thực hành là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt thì năng lực là phẩm
chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho
con người khả năng hoàn thành một loại hoạt
động nào đó với chất lượng cao.
Theo tài liệu tâm lí học, năng lực là những
thuộc tính tâm lý riêng của mỗi cá nhân, nhờ
những thuộc tính riêng này mà con người có thể
hoàn thành tốt đẹp một loại hoạt động nào đó,
mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt
kết quả cao.
Như vậy dù định nghĩa theo cách nào thì năng
lực vẫn gắn với liền với khả năng thực hiện, nghĩa
là phải biết hành động, phải làm được chứ không
dừng lại ở hiểu. Và những hành động này lại gắn
với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng,
trách nhiệm, thái độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đặt ra.
Vậy Năng lực thực hành là gì? Trong từ điển
tiếng Việt của Hoàng Phê, khái niệm “thực hành”
được định nghĩa là “làm để áp dụng lí thuyết vào
thực tế”. Vậy có thể hiểu, Năng lực thực hành là
khả năng vận dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng,
thái độ vào trong các điều kiện ngoại cảnh (khách
quan) khác nhau để giải quyết các vấn đề thực
tiễn một cách có hiệu quả nhất. Năng lực thực
hành gắn với khả năng hành động, nghĩa là đòi
hỏi sinh viên phải làm được, vận dụng được kiến
thức lí thuyết vào thực tiễn chứ không chỉ dừng
lại ở hiểu.
Các kỹ năng thực hành của môn lý luận chính
trị mà sinh viên được rèn luyện chính là vận dụng
các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn đời sống xã hội và quá trình rèn luyện
bản thân.
2. Môn lý luận chính trị với việc phát triển
năng lực thực hành cho sinh viên trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng
Các môn học trong chương trình đào tạo nghề
đều mục tiêu phát triển năng lực thực hành cho
sinh viên với nội dung và phương pháp rất khác
nhau. Do đặc thù của ngành học nên có những bộ
môn rất dễ thực hiện mục tiêu này, ví dụ các môn
thực hành nghề cho các ngành nghề cụ thể. Tuy
nhiên, cũng có một số môn học rất khó thực hiện
mục tiêu phát triển năng lực thực hành cho sinh
viên, trong đó có môn lý luận chính trị.
Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều giảng viên
rất lúng túng trong quan niệm về việc phát triển
năng lực thực hành cho sinh viên khi sinh viên
học lý luận chính trị. Xuất phát từ những quan
niệm chưa đúng về phát triển năng lực thực hành
cho sinh viên qua việc học lý luận chính trị nên có
không ít giảng viên không chú trọng thậm chí còn
bỏ qua mục tiêu này và nếu có thực hiện thì hiệu
quả rất thấp. Điều đó đặt ra trong dạy học lý luận
chính trị cần phải có quan niệm đúng đắn về việc
phát triển năng lực thực hành cho sinh viên. Có
nghĩa là, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh
viên làm quen sau đó tập giải quyết những vấn đề
về thế giới quan, phương pháp luận của triết học,
những vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội,
của tư tưởng Hồ Chí Minh, có động cơ hành động
và hành động phủ hợp với yêu cầu của xã hội.
Chương trình lý luận chính trị trong giáo dục
nghề nghiệp có nhiều nội dung phát triển năng lực
thực hành cho sinh viên, nhưng trong đó cần chú
trọng các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, giảng viên cần phát triển cho sinh
viên năng lực làm quen và giải quyết những vấn
đề về thế giới quan và phương pháp luận khoa
học, xây dựng, rèn luyện và từng bước hoàn thiện
lối sống, phong cách sống, suy nghĩa và hành
động theo các chuẩn mực đạo đức.
Từ đó, giúp sinh viên có nhận thức và hành
động phù hợp với lứa tuổi và quá trình rèn luyện
cũng như trong nghề nghiệp sau khi ra trường.
3. Nguyên tắc và biện pháp phát triển năng
lực thực hành cho sinh viên qua dạy học lý
luận chính trị
Việc phát triển năng lực thực hành cho sinh
viên qua việc dạy học lý luận chính trị cần dựa
trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, giảng viên phải xuất phát từ nội dung
kiến thức của môn học để thực hiện việc phát triển
năng lực thực hành cho sinh viên. Ở từng bài,
giảng viên chỉ lựa chọn những kiến thức cơ bản
nhất có khả năng phát triển năng lực thực hành
cho sinh viên. Mối bài chỉ nên lựa chọn một đến
hai đơn vị kiến thức cơ bản. Con đường phát triển
năng lực thực hành nhất thiết phải gắn với con
đường hình thành kiến thức cơ bản của sinh viên.
Giảng viên tuyệt đối tránh đưa nội dung thực hành
không gắn với kiến thức cơ bản của bài học.
Hai là, nội dung thực hành phải phù hợp với
nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi. Nội dung thực
hành phải đảm bảo tính vừa sức, tính sư phạm thì
mới thực sự phát triển được năng lực thực hành
cho sinh viên. Giảng viên nên tránh cho sinh viên
thực hành những vấn đề lí luận trừu tượng hoặc
những vấn đề sinh viên chưa biết, chưa hiểu.
Ba là, giảng viên thực hiện quá trình phát triển
năng lực thực hành cho sinh viên theo nguyên tắc
từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ chưa
quen đến quen, đến thành thục một năng lực thực
hành nào đó. Ví dụ, để tập cho sinh viên có thói
quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật thì phải tập cho sinh viên từ chưa quen đến
thành thục, trở thành ý thức tự giác thực hiện năng
lực này. Giảng viên phải kiên trì phát triển năng
lực thực hành cho sinh viên, có những kỹ năng
thực hành phải tập nhiều lần mới đạt được.
Bốn là, khi phát triển năng lực thực hành cho
sinh viên, yêu cầu cả giảng viên và sinh viên vừa
đảm bảo tính nghiêm túc, tính dân chủ và phải tập
như thật mà thật lại giống như tập, chưa phải là
cái thật hoàn toàn ở cuộc đời.
Thứ hai, phát triển cho sinh viên năng lực làm
quen và giải quyết những vấn đề liên quan đến
kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội.
Để thực hiện tốt việc phát triển năng lực thực
hành cho sinh viên học nghề, theo tôi, cần thực
hiện các biện pháp sau:
Thứ ba, phát triển năng lực làm quen và vận
dụng những nguyên lý của tư tưởng Hồ Chí Minh
vào giải quyết các nhiệm vụ quá trình cách mạng
Việt Nam.
Giảng viên cần tập trung vào biện pháp làm
mẫu và nêu gương trong việc phát triển năng lực
thực hành cho sinh viên. Trong dạy nghề, truyền
nghề, người thợ cả bao giờ cũng làm mẫu trước để
người học việc thực hành. Trong huấn luyện quận
sự, người sĩ quan chỉ huy, hay giảng viên hướng
dẫn bao giờ cũng làm mẫu để chiến sĩ học viên
làm theo. Việc huấn luyện thể thao, võ thuật, đào
tạo vận động viên … cũng phải tuân theo nguyên
tắc ấy. Trong giáo dục và đào tạo, đối với hầu hết
các môn học, muốn thành công và hiệu quả không
thể không làm mẫu, thực hành.
Tuy nhiên, việc làm mẫu của giảng viên không
hoàn toàn rập khuôn cách làm mẫu của thợ cả,
người dạy quân sự, huấn luyện viên thể thao …
nhưng về hình thức làm mẫu thì cũng giống như
vậy. Giảng viên đưa ra một mẫu đúng và có thể
thuyết trình để sinh viên làm theo. Giảng viên có
thể lấy tấm gương danh nhân, tấm gương người
tốt, việc tốt của Thầy Cô giáo, sinh viên trong nhà
trường và ngoài xã hội để sinh viên làm theo
những tấm gương đó. Những tấm gương được nêu
phải gắn với một kỹ năng thực hành nào đó để
sinh viên tập làm theo.
Giảng viên tập cho sinh viên cách giải quyết
các vấn đề thực tiễn qua giờ thảo luận bằng cách
đặt ra những tình huống thực tiễn để sinh viên
thảo luận, giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Qua đó, sinh
viên sẽ tập được các kĩ năng giải quyết các vấn đề
thực tiễn, tập cách xử sự đúng với những tình
huống thực tiễn.
Giảng viên cần lập chương trình, kế hoạch và
tổ chức cho sinh viên thực hiện hoạt động tham
quan, thực tế, ngoại khóa để phát triển năng lực
thực hành cho sinh viên. Giảng viên phải nắm
được các hoạt động của Đoàn Thanh niên cùng
với các hoạt động xã hội khác để có thể uốn nắn
những kỹ năng thực hành chưa đúng cho sinh
viên.
Tóm lại, phát triển năng lực thực hành cho sinh
viên cao đẳng nghề là một mục tiêu rất quan trọng
trong việc đào tạo những công dân có năng lực
thực hành thích ứng với xã hội hiện đại. Để có thể
thực hiện tốt mục tiêu này đòi hỏi giảng viên phải
có quan niệm đúng đắn, thấy rõ sự cần thiết và
nắm vững nội dung, nguyên tắc, biện pháp phát
triển năng lực thực hành cho sinh viên. Đặc biệt,
giảng viên phải có năng lực thực hành tốt thì mới
có thể giúp cho sinh viên phát triển năng lực thực
hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Ngọc Am (2009), Một số vẫn đề về
phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị, Nxb
Thông tấn,Hà Nội.
[2] Phùng Văn Bộ (Chủ biên) (2001), Một số vấn
đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Đỗ Minh Cương (2014), Đổi mới đào tạo, bồi
dưỡng lý luận chính trị, Tạp chí xây dựng Đảng,
(số 5).
[4] GS. Hoàng Phê (2017) (Chủ biên), Từ điển
Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức