Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ON TAP Kỹ Năng Mềm 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.29 KB, 12 trang )

Chủ đề 1: Kĩ năng Thuyết trình
1.

2.

Nêu khái niệm và các công việc chuẩn bị để có 1 buổi
thuyết trình thành công?
• Thuyết trình là quá trình trình bày về một vấn đề gì đó
với ai đó nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như giúp
người nghe hiểu được nội dung bài thuyết trình, tạo
dựng quan hệ…
• Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng rất
quan trọng, một người có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ có
khả năng truyền đạt ý kiến của mình trước nhiều người
một cách hiệu quả, vì thế khả năng thành công của họ
sẽ cao hơn rất nhiều
• CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH
• Xác định tình huống
• Phân tích khán giả và diễn giả
• Xác định mục đích và mục tiêu
• Trang phục
• Phương tiện, tuyến đường di chuyển và địa điểm thuyết
trình
• Thiết bị hỗ trợ
• Tập luyện
Trình bày cấu trúc của một bài thuyết trình hiệu quả?
Cấu trúc của một bài thuyết trình gồm có 3 phần: Mở đầu,
thân bài và kết luận. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết
tổ chức và thể hiện các phần cho thật hiệu quả. Khi chuẩn bị
bài thuyết trình, chúng ta thường có những câu hỏi kiểu như:
- Làm thế nào để có một mở bài sắc nhọn lôi cuốn, ấn tượng?


- Làm thế nào để có một thân bài chặt chẽ phù hợp?
- Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ nhớ và đi
vào lòng người?
Cả ba câu hỏi trên có thể trả lời bằng một câu: Hãy thiết kế
bài thuyết trình của ta giống như “cái đinh”.
Chức năng của từng phần:
 Phần mở bài


Phần mở bài giống như cái mũi đinh. Mũi đinh phải sắc nhọn
thì mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy phần mở bài
phải sắc sảo để có thể:
- Thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu thuyết trình. - Tạo
bầu không khí hào hứng ban đầu. - Giúp người nghe chuyển
từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái chú ý lắng nghe.

3.

 Phần thân bài
Phần thân bài giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần chắc
chắn, độ dài vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần
đóng đinh. Như vậy phần thân của bài thuyết trình cần được
thiết kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của khán giả,
thời gian và bối cảnh của khán phòng. Một bài thuyết trình
quá ngắn với một khoảng thời gian quá dài không khác gì lấy
đinh đóng guốc để đóng thuyền. Ngược lại một bài thuyết
trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian
quá ngắn thì không khác gì lấy đinh đóng thuyền để đóng
guốc. Vậy yêu cầu là bài thuyết trình phải có một độ dài và
nội dung phù hợp với người nghe.

 Phần kết luận
Phần kết luận giống như mũ đinh. Hai mảnh gỗ không thể
kết dính chặt chẽ vào nhau nếu như chiếc đinh không có mũ.
Vậy khi kết thúc thuyết trình, người nghe cũng không thể
nhớ được nội dung chính bài thuyết trình nếu như không có
kết luận. Phần kết luận giúp cho khán giả nắm được những
điểm chính của bài thuyết trình và lưu lại những ấn tượng về
diễn giả và bài thuyết trình.
Khi đã xây dựng được dàn bài cơ bản thì chúng ta sẽ tiến
hành khai triển các ý lớn, các luận điểm lớn thành các ý nhỏ
nhằm thể hiện nội dung của bài thuyết trình một cách sắc
sảo, thú vị và thuyết phục nhất có thể.
Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và
thất bại của một bài thuyết trình?
Các yếu tố ảnh hưởng tích cực dẫn đến thành công
của bài thuyết trình:
• Sắp xếp nội dung theo trình tự logic
• Âm điệu giọng nói thuyết phục
• Ngôn từ thích hợp


4.

5.

6.

Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến sự thất bại của
bài thuyết trình:
• Sai số liệu

• Lỗi thiết kế file thuyết trình
• Quay lưng về phía người nghe
• Kết thúc không tốt
• Không tìm hiểu kĩ về người nghe
• Bỏ qua các rủi ro
Trình bày những điểm cần lưu ý KHI thuyết trình?
• Tính toán thời gian hợp lý
• Nội dung phù hợp
• Làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn
• Lập dàn ý cho riêng mình
• Luyện nói to, rõ ràng và có âm điệu
• Dẹp bỏ sự lo lắng
• Sôi nổi và nồng nhiệt
• Nghĩ trước tất cả những câu hỏi mà bạn sẽ hỏi khán giả
và cả những câu hỏi mà khán giả có thể hỏi bạn
• Tuân thủ nguyên tắc thuyết trình: 3T
- Tình bày những gì Sẽ trình bày
- Trình bày những gì Cần trình bày
- Trình bày tóm tắt những gì Đã trình bày
Trình bày các bí quyết để thuyết trình thành công?
• Phải biết mình nói gì
• Thực hành, nhưng không cần quá nhiều
• Hãy là chính mình
• Xem khán giả là bạn bè
• Hãy tin rằng bạn sẽ làm được
Kĩ thuật rút ngắn và kéo dài bài thuyết trình cho phù
hợp với thời gian quy định trong quá trình thuyết
trình?
Kỹ thuật kéo dài bài thuyết trình
- Đặt câu hỏi để thính giả cùng chia sẻ kinh nghiệm.

- Kể chuyện để minh họa thêm điểm đã trình bày.
- Tạo ra tình huống nhậpvai.
- Cùng thính giả tổng kết lại những điểm chính đã trình bày.
2. Kỹ thuật rút ngắn bài thuyết trình
- Loại bỏ bớt các hoạt động ít quan trọng.
- Tập trung vào những điểm chính của bài trình bày.


- Nêu vấn đề và khẳng định sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.
7.

8.

Các thiết bị hỗ trợ cho thuyết trình? Các lưu ý khi sử
dụng các thiết bị hỗ trợ?
Khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ thuyết trình cần đảm bảo các
yếu tố sau đây:
- Đảm bảo tất cả khán giả đều nhìn thấy được.
- Thông tin viết không mâu thuẫn với thông tin nói.
- Thu hút khán giả bằng cách sử dụng màu sắc: cần chú ý
rằng việc trang trí này nhằm hỗ trợ chứ không được làm sao
lãng các thông tin. - Thông tin trình bày trên các phương tiện
hỗ trợ phải rõ nghĩa, chính xác, cô đọng và trình bày đẹp.
- Cần phải nhấn mạnh được các điểm chính.
- Phải có tiêu đề cho từng phần.
Trình bày hiểu biết của bạn về phần mềm hỗ trợ
thuyết trình Microsoft Power Point? Những lưu ý và
thủ thuật khi thiết kế các slide trình chiếu?
 Trang chiếu (slides) và máy chiếu (LCD Projector)
- Thiết kế trang chiếu

Trang chiếu được thiết kế trong phần mềm M.S Powerpoint.
Khi thiết kế trang chiếu cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Không quá 6 ý trên một slide.
- Một ý không quá 2 dòng (không quá nhiều chữ).
- Điều chỉnh cỡ chữ phù hợp với không gian và số lượng
người nghe. - Ngôn từ nhất quán.
- Gam màu và hình ảnh thích hợp (không sử dụng gam màu
nóng). - Trang chiếu cân đối.
- Chú ý độ tương phản giữa chữ viết và phông nền.
- Một số lưu ý khi sử dụng máy chiếu (LCD projector)
- Tìm hiểu cách sử dụng, kiểm tra máy và các công cụ phụ
trợ (nếu có) trước khi thuyết trình. - Kiểm tra kết nối điện và
đầu dây nối với máy tính.
- Điều chỉnh độ nét của trang chiếu và kích thước của trang
chiếu cho phù hợp với màn hình (focus và zoom).
- Sử dụng chuột từ để điều khiển trang chiếu từ xa.
- Không đi qua trước ống kính máy chiếu.


- Lưu ý tắt và bật máy khi gián đoạn giữa 2 lần thuyết trình
dài
Chủ đề 2: “Kĩ năng Thiết lập mục tiêu”
1. Mục tiêu là gì? Tại sao sống phải có mục tiêu? Phân lo ại m ục tiêu? Nêu

các bước thiết lập và thực hiện mục tiêu.
Mục tiêu là gì?
Mục tiêu là những thành tựu, những thành quả mà chúng ta muốn đạt
được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu được tạo thành
dựa trên 5 yếu tố sau:
- Một giấc mơ/mong muốn

- Có thể thực hiện được
- Ước lượng được
- Trong tầm kiểm soát
- Có hạn định
Tại sao phải sống có mục tiêu?
- Mục tiêu là “kim chỉ nam”, giúp chúng ta xác đ ịnh đ ược h ướng đi đ ể
nhanh chóng đạt được những thành công trong tương lai.
- Mục tiêu giúp chúng ta xác định được những việc nên làm và cần ph ải
làm trong từng khoảng thời gian, từng giai đoạn cụ thể trong cuộc đ ời
để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn. - Mục tiêu giúp
chúng ta xác định được những việc ưu tiên, những việc cần làm tr ước,
những việc có thể làm sau trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc đ ời đ ể
đạt được những thành công trong cuộc sống.
Phân loại mục tiêu
Mục tiêu có thể chia ra là mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn tùy
thuộc vào khoảng thời gian để chúng ta có thể hoàn thành các mục tiêu
đó.
Các bước thiết lập và thực hiện mục tiêu
Phương pháp xác lập mục tiêu
- Thiết lập mục tiêu thực tế
- Thật chính xác
- Đặt ưu tiên
- Viết mục tiêu ra
- Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ
- Đừng xác lập những mục tiêu quá dễ dàng
Các bước thiết lập và thực hiện mục tiêu
Thiết lập và thực hiện mục tiêu bao gồm 6 bước (xem sơ đồ bên dưới):
Bước 1: Xác định các mục tiêu tiềm năng
Bước 2: Sắp xếp và lựa chọn mục tiêu
Bước 3: Viết mục tiêu ra giấy



Bước 4: Lập kế hoạch hành động
Bước 5: Theo dõi và hiệu chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch
Bước 6: Đánh giá kết quả đạt được
2. Nêu khái niệm mục tiêu nhóm? Các đặc trưng c ủa mục tiêu nhóm? T ại
sao phải có mục tiêu nhóm? Nêu phương pháp thiết lập và th ực hi ện
mục tiêu nhóm hiệu quả.
Nêu khái niệm mục tiêu nhóm?
mục tiêu nhóm là những thành tựu, kết quả mà một nhóm muốn đ ạt
được trong một khoảng thời gian nhất định.
Các đặc trưng của mục tiêu nhóm
Mục tiêu nhóm bao gồm các đặc trưng sau đây:
- Thiết thực
- Cụ thể
- Rõ ràng
- Có tiêu chí đánh giá
- Phù hợp với từng thành viên trong nhóm
- Được sự đồng thuận của các thành viên
Tại sao phải có mục tiêu nhóm
Một nhóm làm việc chung có các mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho nhóm:
- Tập trung vào những gì quan trọng nhất phải thực hi ện hàng ngày,
hàng tuần, hàng năm…
- Tạo hướng thực hiện thống nhất cho nhóm
- Thực hiện được nhiều hơn các nhiệm vụ mà lại chi phí ít công s ức
hơn - Thúc đẩy nhóm của bạn hoàn thành nhiệm vụ chung.
Thiết lập mục tiêu nhóm
Công việc quan trọng nhất và bắt buộc phải thực hiện trước tiên khi
làm việc theo nhóm đó là thiết lập các mục tiêu cho nhóm. Sau khi đã có
mục tiêu chung của nhóm rồi thì tiếp theo nhốm các b ạn c ần thi ết l ập

kế hoạch thực hiện mục tiêu đó.
Có 2 phương pháp thiết lập kế hoạch thực hiện mục tiêu nhóm ph ổ
biến nhất đó là:
- Kiểm soát thuận: Nhóm trưởng sẽ phân chia và phân công các công
việc của nhóm cho các thành viên trong nhóm, các thành viên trong
nhóm có nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch thực hiện các công vi ệc đó
phù hợp với sự phân công của nhóm trưởng.
- Kiểm soát ngược: Nhóm trưởng sẽ phân chia các công vi ệc mà nhóm
bắt buộc phải làm để đạt được mục tiêu, sau đó cho các thành viên
trong nhóm tự nhận phần công việc mình yêu thích, có khả năng làm
tốt nhất và lập kế hoạch thực hiện các công việc đó. Nhóm trưởng có
nhiệm vụ điều chỉnh lại


công việc của các thành viên trong nhóm nhằm đảm bảo hoàn thành tốt
mục tiêu mà nhóm đã đề ra.
Công cụ hỗ trợ
- Biểu đồ phát triển các mục tiêu nhỏ thành mục tiêu lớn
- Checklist xây dựng mục tiêu S.M.A.R.T
- Biểu đồ mục tiêu và công việc cần làm
- Biểu đồ các yếu tố thành công
- Biểu đồ các yếu tố cản trở và giải pháp tháo gỡ khó khăn, c ản tr ở
- Checklist đánh giá mục tiêu
3. Thế nào là mục tiêu “thông minh” – S.M.A.R.T? Nêu và phân tích 5 y ếu t ố
trong mục tiêu S.M.A.R.T.
Khái niệm
S.M.A.R.T là viết tắt của 5 từ tiếng Anh:
S – Specific: Cụ thể, rõ ràng
M – Measurable: Đo lường được
A – Attainable/Achievable: Tính khả thi/Có khả năng đạt được

R – Realistic/Relevent: Thực tiễn/Phù hợp với tầm nhìn chung
T – Time-bound/Timely: Giới hạn thời gian
Vậy, mục tiêu thông minh S.M.A.R.T là mục tiêu bao gồm 5 yếu t ố: C ụ
thể rõ ràng, đo lường được, có khả năng thực hiện được, phù h ợp v ới
thực tiễn và có thời hạn nhất định.
Phân biệt mục tiêu thông thường và mục tiêu thông minhh S.M.A.R.T?
Lấy các ví dụ minh họa.
-Khi thiết lập được một mục tiêu thông minh S.M.A.R.T thì không chắc
chắn rằng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đó, nhưng khả năng chúng ta
đạt được mục tiêu đó là cao hơn một mục tiêu thông thường rất nhiều.
Một mục tiêu được gọi là mục tiêu thông thường khi nó thi ếu đi ít nh ất
1 trong 5 yếu tố của khái niệm S.M.A.R.T. Vì vậy bạn đ ừng chỉ thi ết l ập
mục tiêu, hãy thiết lập mục tiêu thông minh S.M.A.R.T.

Ví dụ:


Mục tiêu thông thường
• Tôi muốn giảm cân
• Sắp tới tôi sẽ đi thực
tập
• Nhóm chúng ta sẽ góp
tiền giúp đỡ bạn An
do gia đình bạn An
rất khó khăn
• Tôi muốn đi xem
phim Xưởng chúng ta
sẽ tăng ca để nâng
cao năng suất


Mục tiêu thông minh
S.M.A.R.T
o Tôi muốn giảm 2
kg trong vòng 1
tháng
o Tôi sẽ xin đi thực
tập kế toán tại
công ty Coca Cola
trong vòng 2 tháng
o Nhóm chúng ta sẽ
góp đủ 1 triệu
đồng để giúp đõa
bạn An trong học
kì 1 năm học này
do gia đình bạn An
rất khó khăn
o Tôi muốn đi xem
phim “Dòng máu
anh hùng” tại rạp
Galaxy và lúc 19h
thứ 7 tuần này.
o Xưởng chúng ta sẽ
tăng ca để tăng
năng suất thêm
20% so với tháng
trước.

Chủ đề 3: “Kĩ năng Lập kế hoạch nghề nghiệp & Phát triển bản thân, chuyên
môn”



1. Kế hoạch là gì? Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì? Tại sao chúng ta

phải lập kế hoạch nghề nghiệp? Nêu và phân tích các b ước l ập kế
hoạch nghề nghiệp.
Kế hoạch là gì?
-Kế hoạch là một tập hợp các hoạt động được sắp xếp theo lịch
trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu c ụ thể và xác
định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã
được đề ra.
Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì?
-kế hoạch nghề nghiệp nhằm lựa chọn cho mình một công việc phù
hợp nhất với các điểm mạnh, với sở thích và đam mê của b ản thân
cũng như để phát triển sự nghiệp phù hợp với từng giai đo ạn, t ừng
vai trò cụ thể của bản thân chúng ta.
Tại sao chúng ta phải lập kế hoạch nghề nghiệp?
Lập KHPT nghề nghiệp là một quá trình (diễn ra hầu như trong
suốt cuộc đời con người) giúp người ta định h ướng đ ược nh ững
hoạt động cần thiết phải thực hiện để thành công trong sự nghiệp.
Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp là để phát triển các kỹ năng,
các kinh nghiệm cần thiết cho một công việc. Bản kế hoạch nghề
nghiệp có thể xem là công cụ hữu ích giúp đạt được mục tiêu, thỏa
mãn nhu cầu và niềm đam mê cá nhân trong xã hội không ng ừng
phát triển và thay đổi liên tục như hiện nay
Nêu và phân tích các bước lập kế hoạch nghề nghiệp.
Lập KHPT nghề nghiệp bao gồm 5 bước:
- Bước 1: Đánh giá bản thân
- Bước 2: Nghiên cứu công việc
- Bước 3: Tính toán và ra quyết định
- Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

- Bước 5: Lập kế hoạch và hành động
2. Phát triển bản thân là gì? Phát triển bản thân là chúng ta ph ải phát

triển những “mặt” nào của bản thân? Nêu các phương pháp phát
triển bản thân hiệu quả?
Phát triển bản thân là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và hình
ảnh bản thân, phát triển tài năng và khả năng, tích lũy tài s ản và s ự
nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm sáng tỏ những ước
mơ và hoài bão.
Ở mức độ cá nhân, phát triển bản thân bao gồm các ho ạt đ ộng sau
đây:
- Nâng cao kiến thức


- Nâng cao nhận thức về bản thân
- Xây dựng và làm mới hình ảnh cá nhân
- Phát triển sức mạnh và tài năng
- Làm giàu
- Phát triển tinh thần
- Phát hiện và bồi dưỡng khả năng
- Phát triển sự nghiệp và sự giàu có
– Nâng cao sức khỏe
- Thực hiện ước mơ
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển cá nhân
- Nâng cao vị thế xã hội
Phát triển bản thân là việc lập kế hoạch và đặt mục tiêu để phát
triển bản thân nhằm đạt được những thành công và thăng ti ến
trong công việc cũng như cuộc sống.
Tương ứng với từng mặt cần phát triển của bản thân chúng ta có
các cách để phát triển cho phù hợp. Như chúng ta đã biết, mỗi ng ười

có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, vì vậy bản thân mỗi
người cần xác địn cho mình những cách giúp phát triển bản thân
phù hợp và hiệu quả nhất.
Học hỏi kinh nghiệm của người khác hoặc tự bản thân trải nghiệm
Đọc sách
Kết thân với những người bạn tốt
3. Phát triển chuyên môn là gì? Trong quá trình phát triển chuyên môn

chúng ta cần lưu ý những điểm gì?
Phát triển chuyên môn là việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng để làm việc hiệu quả hơn và đạt năng suất cao hơn.
Lập kế hoạch phát triển chuyên môn là lập kế hoạch học tập và lao
động nhằm trau dồi kiến thức chuyên ngành, kĩ năng chuyên môn để
làm việc hiệu quả hơn và đạt năng suất cao hơn. Khi lập kế hoạch
phát triển chuyên môn cần phải nêu rõ hoạt động hoặc tên các khóa
học/huấn luyện mà bạn sẽ tham gia, kết quả đạt đ ược/thay đổi, các
chứng chỉ liên quan…
4. Hiện đang là một sinh viên thì các bạn sẽ lập k ế ho ạch đ ể phát tri ển

bản thân và phát triển chuyên môn như thế nào cho phù hợp?
Chủ đề 4: “Kĩ năng Tư duy Sáng tạo (TDST)”
1. Nêu khái niệm “Tư duy Sáng tạo”? Nêu và phân tích các y ếu t ố ảnh

hưởng đến Tư duy sáng tạo?


Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra các
phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả
năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay
lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra

các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề
này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc
lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các phát minh, sáng chế
1. Trí tưởng tượng
Sức mạnh của trí tưởng tượng là cho phép con người nhìn thấy những viễn cảnh xa xôi hơn hơn sự
thật đang diễn ra trước mắt. Trí tưởng tượng gợi mở cho mỗi cá nhân những ý tưởng để cách tân
trong công việc
2. Sự kiên định
Để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, bạn cần 1.000 giờ để luyện tập công việc
mình giỏi nhất. Song để trở thành một nhân vật kiệt xuất, bạn cần phải luyện tập 10.000 giờ cho
công việc đó.
3. Sức bật
Nếu bạn chọn trở thành một con người sáng tạo, bạn sẽ luôn nhận được sự phán xét, đánh giá từ
phía cộng đồng, vì các ý tưởng của bạn thường đi quá những giới hạn, lẽ thường mà mọi người hay
chờ đợi.
4. Sự tập trung
Yếu tố thứ tư tác động đến năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân chính là môi trường mà các cá nhân
đó làm việc.
5. Sự hợp tác
sức mạnh của năng lượng sáng tạo sẽ được tăng lên vượt trội khi chúng ta kết hợp được sức sáng
tạo của tất cả các cá nhân trong một tập thể.
Điều này đòi hỏi khả năng lãnh đạo của người đứng đầu. Người lãnh đạo phải thống nhất được tầm
nhìn chung của tập thể và khơi gợi cho từng cá nhân vượt lên giới hạn suy nghĩ của mình và kết
hợp những ý tưởng nổi bật đó lại.

2. Trình bày các Phương pháp Tư duy Sáng tạo?

Tập kích não – Brain Storming



Thu thập ngẫu nhiên – Đầu vào ngẫu niên - Radom Input
Đảo ngược vấn đề - Problem Reversal
Trả lời những câu hỏi – Ask Questions
Sáu chiếc mũ Tư duy – Six Thinking Hats
Tương tự hóa và Tương tự hóa cưỡng bức
Nới Rộng Khái Niệm - Concept Fan
Bản đồ tư duy - Mind Maps
Kích Hoạt – Provocation
DOIT - Một Trình Tự Đơn Giản Để Sáng Tạo
3. Trình bày các công cụ hỗ trợ Tư duy Sáng tạo?
Thu thập ý tưởng
4. Nêu bí quyết để Tư duy sáng tạo?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×