Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ TÂN PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.48 KB, 16 trang )

BÀI THU HOẠCH
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI XÃ TÂN PHÚC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện nay ngành
nông nghiệp ít được quan tâm hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy
mô nhỏ, lợi ích người nông dân đang bị xem nhẹ. Tốc độ phát triển kinh tế
cao bên cạnh những lợi ích mang lại, cũng có không ít những khó khăn cần
giải quyết, vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các khu vực
trong cả nước, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn
các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật
lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế. Hàng
loạt các vấn đề cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho
người dân như: giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, kĩ
thuật sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương…
Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá
nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu này
Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh
tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện
nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu
phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong những năm
qua, huyện Ân Thi đã xây dựng được một số xã đạt chuẩn về xây dựng nông
1



thôn mới, trong đó xã Tân Phúc huyện Ân Thi là một trong những xã tiêu biểu
của huyện Ân Thi về xây dựng nông thôn mới.
Qua thời gian đi thực tế ở xã Tân Phúc về vấn đề xây dựng nông thôn mới
em nhận thấy thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Phúc còn nhiều vấn
đề cần quan tâm, vì vậy em chọn nội dung: “Thực trạng và một số giải pháp xây
dựng nông thôn mới ở xã Tân Phúc” làm bài thu hoạch qua đợt thực tế.
2. Thời gian nghiên cứu thực tế:
- Lớp trung cấp chính trị K62 - đi thực tế tại xã Tân Phúc từ ngày
23/10/2017 đến ngày 29 /10 năm 2017.
3. Địa điểm nghiên cứu thực tế:
- Tại xã Tân Phúc – huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (Các học viên được
nghe báo cáo của đồng chí Nguyễn Đức Huynh - chủ tịch UBND về tình hình
địa phương 10 tháng đầu năm, sau khi xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Tiếp theo các học viên được nghe đồng chí Đặng Đình Tuy báo cáo về tình hình
xây dựng nông thôn mới của xã Tân Phúc theo sự phân công của Lãnh đạo
UBND xã và lớp học).
- Những ngày tiếp theo chúng tôi đi thực tế thăm quan các công trình thủy
lợi nội đồng, giao thông nông thôn, chợ, trường học, trạm y tế… các mô hình
phát triển kinh tế của địa phương, trực tiếp gặp gỡ các hộ nông dân sản xuất giỏ
để học hỏi mô hình xây dựng nông thôn mới của xã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình
nông thôn mới ở xã Tân Phúc.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên

2



+ Phạm vi thời gian: Qúa trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở xã
Tân Phúc của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
*Khái niệm nông thôn mới: Là mô hình nông thôn được xây dựng với kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;
an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề lớn có tính chất chiến lược trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xã Tân Phúc đã căn cứ vào các văn bản, chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, chính phủ, các bộ và của địa phương để xây dựng
nông thôn mới .
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26NQ/TW, ngày 5-8-2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm “không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, bảo đảm hài
hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó
khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên
tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008,
xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”. Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
gồm 11 nội dung, với 19 tiêu chí.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm tình hình địa phương
3



X· T©n Phóc là xã thuần nông n»m ë phÝa b¾c huyÖn ¢n Thi,
phÝa Đ«ng gi¸p x· Th¸i Dương, huyÖn B×nh Giang, phía tây giáp xã
Đào Dương, phía Nam giáp xã Quang Vinh và xã Hoàng Hoa Thám, phía Bắc
giáp xã Bãi Sậy và Bắc Sơn, cách trung tâm huyện 4km, có đường ô tô cao tốc
Hà Nội – Hải Phòng, đường quốc lộ 38A, đường tỉnh lộ 384 và đường huyện lộ
61 chạy qua, Trung tâm xã có chợ họp các ngày trong tháng, là nơi giao lưu trao
đổi hàng hóa với các xã lân cận tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
kế và các dịch vụ thương mại, kinh tế phát triển năm sau cao hơn năm trước.
Diện tích tự nhiên của xã là 470,44 ha, trong đó đất nông nghiệp là
320,36ha chiếm 68 %.
Năm 2016 xã có: Tổng số hộ là:1533 hộ, tổng nhân khẩu: 5147 Xã gồm 6
thôn và một khu trung tâm, mật độ dân số sống tập trung đồng đều.
Nhìn chung dân số của xã phát triển ổn định, tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên
dưới 1%/năm. Xã có nguồn lao động dồi dào, nhân dân cần cù lao động,
tích cực tham gia công cuộc đổi mới trong xây dựng nông thôn. Trình độ dân
chí từng bước phát triển. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn
được ổn định, không có vụ trọng án nào xảy ra, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi.
Nhân dân trong xã có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao
động, sản xuất, hiếu học. Chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy chế của địa phương, tích cực
hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp công, góp của
chỉnh trang nhà cửa, xây dựng các công trình phúc lợi để hưởng ứng công
cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua cán bộ và nhân dân xã Tân Phúc đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn và quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao, hộ khá ,giàu ngày một tăng, hộ nghèo giảm, thu
nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.
4



Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông để lại, Đảng bộ và nhân dân xã
Tân Phúc đang ra sức phấn đấu để, khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của xã
thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng
văn minh.
2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Phúc hiện nay
2.1. Thành tựu:
Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo
Hướng dẫn số 970/HD-UBND của UBND tỉnh là 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ
thể:
1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
2. Tiêu chí số 02: Về Giao thông
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
3. Tiêu chí số 03: Về Thủy lợi:
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
4. Tiêu chí số 04: Về Điện nông thôn
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
5. Tiêu chí số 05: Về Trường học
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
6. Tiêu chí số 06: Về Cơ sở vật chất văn hóa
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
7. Tiêu chí số 07: Về Chợ nông thôn
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
8. Tiêu chí số 08: Về Bưu điện
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
9. Tiêu chí số 09: Về Nhà ở dân cư
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
5



10. Tiêu chí số 10: Về Thu nhập
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
11. Tiêu chí số 11: Về Hộ nghèo
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
12. Tiêu chí số 12: Về Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
13. Tiêu chí số 13: Về hình thức tổ chức sản xuất
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
14. Tiêu chí số 14: Về Giáo dục
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
15. Tiêu chí số 15: Về Y tế
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
16. Tiêu chí số 16: Về văn hóa
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
17. Tiêu chí số 17: Về Môi trường
- Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
18. Tiêu chí số 18: Về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
19. Tiêu chí số 19: Về An ninh - quốc phòng địa phương
- Mức độ đạt tiêu chí: Đạt
Kết quả việc thực hiện huy động các nguồn vốn từ năm 2011 đến tháng
9/2016 là: trên 38,8 tỷ đồng. gồm các nguồn vốn sau:
Nguồn vốn
1

Tỉnh hỗ trợ

2


Huyện hỗ trợ

Số tiền ( đồng)
21.228.212.000
2.167.000.000
6


3

Ngân sách xã

2.572.000.000

4

Nhân dân đóng góp

12.870.000.000

Tổng cộng

38.837.212.000

Nguồn vốn đã tiếp nhận từ ngân sách cấp trên:
Đơn vị tính: 1000 đồng
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

TÊN CÔNG TRÌNH
Lập dự án quy hoạch NTM
Đường giao thông
Trường mầm Non
Dự án điện nông thôn RII
Nhà làm việc (UBND)
Nhà ở
Nạo vét kênh mương
Trường trung học cơ sở
Trường tiểu học
Trạm y tế xã
Hỗ trợ giống cây trồng
Hỗ trợ sửa chữa nâng cấp nhà
văn hóa thôn
Nâng cấp nghĩa liệt sỹ
Xây dựng chợ nông thôn
Tổng cộng


SỐ VỐN ĐÃ TIẾP NHẬN
Tổng số
Tỉnh
Huyện
160.780
160.780
2.786.635
2.461.635
325.000
3.500.000
3.500.000
58.000
58.000
3.500.000
3.500.000
233.000
176.000
57.000
471.797
471.797
3.800.000
3.500.000
300.000
300.000
300.000
1.900.000
1.900.000
70.000
70.000

1.115.000

1.115.000

2.000.000
3.500.000
23.395.212

2.000.000
3.500.000
21.228.212 2.167.000

Nguồn vốn ngân sách xã đầu tư:
Đơn vị tính: 1.000 VNĐ:
TT
1
2
3
4
5

TÊN CÔNG TRÌNH
Nạo vét kênh mương
Trường tiểu học
Trường THCS
Trụ sở làm việc
Trường mầm Non
Tổng cộng

Số vốn đầu tư

105.000
1.354.000
213.000
200.000
700.00
2.572.000
7


Nguồn vốn hộ gia đình, cá nhân trong xã đóng góp :
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
TT

TÊN CÔNG TRÌNH

Số vốn đầu tư

1

Đường giao thông nông thôn

3.570.000

2
3
4
5
6.

Di tích – đền chùa

Nghĩa trang nhân dân
Nạo vét nội đồng
Nhà văn hóa thôn
Trường mầm Non
Tổng cộng

6.200.000
600.000
1.700.000
4.00.000
400.000
12.870.000

2.2. Hạn chế:
- Ban đầu một số ít người dân chưa thực sự tin tưởng vào tiến trình thực
hiện xây dựng nông thôn mới vì nội dung tiêu chí đặt ra cao. Dù đã đạt về đích
nông thôn mới nhưng xã vẫn còn nhiều việc phải làm như: Bổ sung cơ sở vật
chất cho trường mầm non, bê tông hóa những con đường ra đông, khai thông
kênh mương thủy lợi nội đồng, . . .
2.3. Nguyên nhân
Nguồn vốn hỗ trợ kinh phí từ cấp trên cho xã thực hiện các tiêu chí xây
dựng nông thôn mới còn ít, kinh phí của địa phương có hạn, chưa thực hiện
được đấu giá quyền sử dụng đất để lấy kinh phí xây dựng nông thôn mới.
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới mọi cán bộ Đảng viên và các tầng lớp
nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước về mục đích, nội dung, tiến trình XDNTM; huy động sự đóng góp trí tuệ,
công sức, kinh phí của nhân dân, nguồn ngân sách của cấp trên, nguồn vốn của
các doanh nghiệp, nguồn vốn của địa phương để hoàn thiện các tiêu chí.

8


Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, đẩy mạnh và hoàn
thiện các tiêu chí đạt ở mức thấp, đặc biệt là tập trung cao cho hoàn thiện XD cơ
sở vật chất văn hóa, quy vùng sản xuất tập trung, chăn nuôi, áp dụng KHKT,
máy móc vào sản xuất, giải phóng sức lao động của nhân dân, nâng cao hiệu
quả năng xuất lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Để làm được những điều đó xã
Tân Phúc cần phải có những giải pháp sau:
*Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao
nhận thức về xây dựng nông thôn mới
Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của
cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Đúc
kết, nhân rộng các phong trào quần chúng trong xây dựng đời sống văn hóa
nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Phát động rộng rãi các phong trào thi đua
xây dựng nông thôn mới mang tính thực chất, đi vào chiều sâu, nội dung đa
dạng, hình thức phong phú, có tác dụng tạo sự đồng thuận cao và sức lan tỏa,
làm thay đổi nhận thức của người dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới,
đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.
Vận động xã hội hóa thực hiện Chương trình trên cơ sở hài hòa lợi ích, huy
động phù hợp với sức dân; khơi dậy, phát huy tính tự giác, tự nguyện của người
dân. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen
thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia giám sát quá trình xây
dựng nông thôn mới; tham gia bảo quản tốt các công trình, dự án hạ tầng kinh tế
- xã hội nông thôn trên địa bàn.
*Hai là, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần người dân nông thôn
Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27-6-2012 của Tỉnh
ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; gắn với triển khai có


9


hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là ở các xã điểm xây dựng
nông thôn mới.
Tổ chức lại sản xuất theo nhu cầu thị trường. Có giải pháp quyết liệt thúc
đẩy các hình thức hợp tác, liên kết; xây dựng các vùng chuyên canh, phát triển
vùng nguyên liệu tập trung, trang trại lớn, vùng sản xuất theo mô hình cánh
đồng lớn, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh
học. Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn; đưa hoạt động
chăn nuôi phát triển ổn định, bảo đảm theo quy hoạch.
Triển khai có hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9-6-2015 của
Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp nông
thôn tiếp cận các chính sách tín dụng nông thôn để đầu tư, phát triển sản xuất.
Tập trung phát triển những sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh gắn với chế
biến theo hướng công nghiệp, hiện đại. Sớm hình thành các doanh nghiệp vừa
và nhỏ nông thôn nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, tạo thu nhập ổn
định cho người dân nông thôn.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng,
lợi thế về nguyên liệu, lao động tại chỗ. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề,
làng nghề truyền thống ở nông thôn kết hợp với phát triển du lịch.
Đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế tập thể, các tổ hợp tác, hợp tác xã
kiểu mới gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Phát triển các
hợp tác xã đa dịch vụ, phục vụ đời sống dân cư nông thôn.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở
các xã có kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí,
học tập, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp ở nông thôn. Tiếp
tục phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa, các thiết chế văn hóa đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn;

thông qua các hoạt động văn hóa để giáo dục truyền thống yêu nước, lối ứng xử
văn hóa - văn minh trong cộng đồng. Huy động các nguồn lực để bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở nông thôn. Nâng cao phong trào
10


toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; củng cố, xây dựng các danh hiệu
văn hóa có giá trị thật sự trong cộng đồng.
*Ba là, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn
Vận dụng có hiệu quả Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19-12-2013
của Chính phủ “Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn” phù hợp với yêu cầu thực tiễn; tiếp tục rà soát, bổ sung cơ
chế, chính sách phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn nhằm thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Rà soát, bổ sung chính sách, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch và
cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, tạo đột phát trong phát huy nội lực và
thu hút ngoại lực để phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản, phát triển
làng nghề, ngành nghề nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung
cấp dịch vụ công, nhất là việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công
ty cổ phần, hợp tác công - tư (PPP). Bảo đảm công bằng giữa đơn vị sự nghiệp
công lập và ngoài công lập.
Xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, tập trung vào các chính sách, như:
xử lý, bảo vệ môi trường; hỗ trợ tín dụng cho nông dân vay vốn phát triển sản
xuất, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, chính sách về đất đai, thuế...
Cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc
tiến đầu tư; tạo sự chuyển biến trong cải cách hành chính và thủ tục hành chính;
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính của các cơ

quan quản lý nhà nước.
Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn các chương trình, vốn hỗ trợ có mục tiêu
từ ngân sách Trung ương, các chương trình, dự án của tỉnh, huyện và các nguồn

11


vốn hợp pháp khác để đầu tư cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016-2020.
*Bốn là, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
từng bước hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và quản lý
Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình hạ tầng phát triển
kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn. Đầu tư có trọng tâm các
công trình giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi phục vụ xây dựng vùng
nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn. Chú trọng đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ
thống lưới điện khu vực nông thôn. Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ
vào sản xuất và quản lý; khuyến khích nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ
thuật, trong đó, ưu tiên xây dựng cầu, đường, hệ thống viễn thông theo hình
thức hợp tác công - tư (PPP).
Đầu tư xây dựng, nâng cấp các trường học, trung tâm văn hóa, trạm y tế xã
đạt chuẩn. Thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, chú
trọng đầu tư xây dựng phòng học và cơ sở vật chất cho ngành học mầm non,
đảm bảo các điều kiện vật chất cho các cơ sở dạy nghề. Linh hoạt trong xây
dựng và tận dụng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa hiện có để phục vụ có hiệu
quả nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của cộng đồng dân cư, từng bước giảm
áp lực về nguồn vốn xây dựng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để cung cấp điện sinh hoạt, nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường trong sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư nông thôn. Tăng cường các biện
pháp bảo vệ môi trường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi

trường; khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động
thu gom, tái chế và xử lý chất thải.
Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu sản xuất tập trung: trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, làng
nghề thủ công, xây dựng các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công
nghệ sinh học. Đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ,
12


công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật nông nghiệp tiên
tiến, hiện đại cho nông dân. Rà soát, đánh giá quá trình thực hiện các đề án, quy
hoạch xây dựng nông thôn mới để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội.
*Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, xác định rõ
nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, tránh dàn trải. Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm, sức chiến đấu và năng lực định hướng của các cấp ủy trong công
tác xây dựng Đảng và vận động quần chúng để các tổ chức đảng thật sự là hạt
nhân lãnh đạo toàn diện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên
trong xây dựng nông thôn mới. Làm tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
cho đảng viên, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới. Đưa nội
dung xây dựng nông thôn mới thành tiêu chí thi đua hằng năm của các đơn vị,
địa phương. Mạnh dạn đề bạt, luân chuyển, khen thưởng, phê bình, kiểm điểm,
kỷ luật cán bộ, đảng viên một cách kịp thời để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu
đề ra.
Kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp. Đối với cấp tỉnh

và cấp huyện, đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân làm trưởng ban chỉ đạo. Đối
với cấp xã, đồng chí bí thư làm trưởng ban chỉ đạo, đồng chí chủ tịch ủy ban
nhân dân xã làm trưởng ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã.
Củng cố, kiện toàn văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp theo hướng
chuyên trách, trực thuộc ủy ban nhân dân; nâng chất và tăng cường cán bộ
chuyên trách cho Văn phòng Điều phối tỉnh. Sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên trách
ở văn phòng điều phối cấp huyện, công chức chuyên trách các xã phụ trách xây
dựng nông thôn mới nhưng đảm bảo không tăng thêm biên chế.
13


Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới, nâng
cao chất lượng về nội dung, phương thức hoạt động và tích cực tham gia thực
hiện một số tiêu chí nông thôn mới. Phát huy tốt vai trò giám sát, đánh giá, phản
biện xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát huy hiệu
quả quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đền ơn
đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng chất đội ngũ cán bộ, nhất là ở cấp xã
đạt chuẩn; xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị có năng lực hoạt động
tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong
giai đoạn mới.
2. Kiến nghị
Dù đã về đích Xây dựng nông thôn mới nhưng còn một số tiêu chí xã còn
nợ như: Trường mầm non, THCS Tân Phúc chưa đạt chuẩn quốc gia do cơ sở
vật chất chưa đạt yêu cầu, một số kênh thủy lợi nội đồng, đường ra đồng chưa
được bê tông hóa hết nên xã tiếp tục cần đề nghị tỉnh và huyện tiếp tục quan
tâm đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng các tiêu chí trên địa bàn xã Tân Phúc
trong thời gian tới. Đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện hỗ trợ kinh phí để hoàn
thiện các tiêu chí cơ bản đạt và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu việc xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Phúc em rút ra kết
luận:
Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Phúc, công tác
chỉ đạo tổ chức thực hiện luôn có sự phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân, có xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình
phát triển kinh tế, quốc phòng gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.

14


Nhiều chủ chương, chính sách pháp luận của nhà nước có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của công dân được triển khai tốt thực hiện theo phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”
Việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Phúc đã góp
phần kịp thời triển khai chủ trương của cấp uỷ trong việc phát triển kinh tế - xã
hội tạo cho người dân phát triển sản xuất và tạo nên tinh thần đoàn kết gắn bó
trong nhân dân, tinh thần tương thân tương ái giúp nhau xoá đói giảm nghèo.
Các công trình đã được xây dựng và phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển
kinh tế- văn hóa- xã hội – an ninh quốc phòng của địa phương. Tạo động lực
thúc đẩy phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tăng thu nhập cho
người lao động, giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Tình hình an ninh trật
tự ổn định, văn hóa xã hội, kinh tế phát triển; Tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó,
đoàn kết; Nhân dân ngày càng tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Đời
sống nhân dân từng bước đi lên, diện mạo quê hương có nhiều thay đổi tích cực
Bên cạnh đó xã đã lấy đội ngũ đảng viên và sự đồng thuận của quần chúng
nhân dân để khai thác và huy động tối đa mọi nguồn lực để tiếp tục thực hiện có
hiệu quả các nội dung, kế hoạch của chương trình mục tiêu quốc gia về
XDNTM giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020 trên địa bàn xã.
Đảng bộ và nhân dân trong xã đã đồng lòng quyết tâm, dưới sự chỉ đạo kịp

thời của cấp trên, những khó khăn tháo gờ kịp thời đã giúp Đảng bộ, UBND,
MTTQVN xã vận dụng sáng tạo lý thuyết vào thực tiễn.
Ân Thi, ngày 29 tháng 10 năm 2017
Học viên viết thu hoạch

Đoàn Khắc Luật

15


16



×