Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để quy hoạch thị trấn bắc sơn huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.69 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1 tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển việc xây dựng cơ sở hạ tầng và
quy hoạch ô thị một cách khoa học là việc làm không thể thiếu trong công tác quy
hoạch và ồng thời sắp xếp bố trí các đối tượng sao cho phù hợp nhất cho phát triển
kinh tế xã hội .
Công nghệ viễn thám , một trong những thành tựu khoa học kỹ thuật vũ trụ đã
đạt đến trình độ cao và trở thành kỹ thuật phổ biến , được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực , đặc biệt là ứng dụng có hiệu quả công nghệ viễn thám vào điều tra ,
nghiên cứu , khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên và công tác quy hoạch .với
khả năng cung cấp thông tin đa dạng cà cập nhật của công nghệ viễn thám , khả năng
tích hợp , phân tích thông tin của GIS kết hợp với phương pháp truyền thống thì việc
nghiên cứu và thành lập bản đồ quy hoạch sẽ đạt hiệu quả cao hơn .
Bên cạnh đó việc tự phát xây dựng các công trình của người dân không theo
quy hoạch ảnh hứng xấu tới mỹ quan đô thị và phát triển kinh tế xã hội trong tương lai,
xuất phát từ thực tiễn đó tôi quyết định chọn đề tài :” ứng dụng công nghệ viễn thám
và GIS để quy hoạch thị trấn Bắc Sơn huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn”
1.2 mục đích của đề tài
- tìm hiểu công nghệ viễn thám và ứng dụng của nó trong quy hoạch và quản lý
đô thị.
- thành lập bản đồ quy hoạch dựa trên công nghệ viễn thám kết hợp với phần
mền hệ thống thông tin địa lý GIS
2 Tổng Quan
2.1 công nghệ viễn thám
2.1.1 khái niệm chung về công nghệ viễn thám
Viễn thám (Remote senting) là một khoa học và công nghệ mà nhờ nó các tính
chất của vật thể quan sát được xác định đo đạc hoặc phân tích mà không cần tiếp xúc
trực tiếp với chúng . hay hiểu đơn giản viễn thám là thăm dò từ xa về một đối tượng
mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hoặc hiện tượng đó.


Có rất nhiều định nghĩa về viễn thám như :
1


Theo Ficher mà nnk 1976: viễn thám là một công nghệ , khoa học , nói ít nhiều
về một vật không cần chạm vào vật đó.
Theo Flo sabin 1987 : phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng năng
lượng điện từ như ánh sáng , nhiệt , sóng cực ngắn như một phương tiện đề điều tra đo
đạc những đặc tính của đối tượng….
Tuy nhiên , mọi định nghĩa đều có nét chung và nhất mạnh rằng viễn thám là
khoa học thu nhận từ xa các thông tin về các đối tượng , hiện tượng trêm trái đất.
Về bản chất viễn thám là công nghệ nhằm xác định và nhận biết các đối tượng
hoặc các điều kiện môi trường thông qua các đặc trưng riêng về phản xạ hoặc bức xạ
điện từ. tuy nhiên những năng lượng như từ trường ,trọng trường cũng có thể được sử
dụng .
Thiết bị dùng để cảm nhận són điện từ phản xạ hay bức xạ từ đối tượng được
gọi là bộ cảm còn phương tiện dùng để mang các bộ cảm được gọi là vật mang , vật
mang có thể là khinh khí cầu, máy bay hoặc vệ tinh
2.1.2 nguyên lý cơ bản của viễn thám
Viễn thám nghiên cứu đối tượng bằng giải đoán và tách lọc thông tin bằng giải
đoán tư liệu ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh dạng số .các dữ liệu dưới dạng ảnh chụp
và ảnh số được thu nhận dựa trên việc ghi nhận năng lượng bức xạ và sóng phản hồi
phát xạ từ vật thể khi khảo sát.
Năng lượng phổ dưới dạng sóng điện từ , nằm trên các dải phổ khác nhau, cùng
cho thông tin về một vật thể từ nhiều góc độ sẽ góp phần giải đoán đối tượng một
cách chính xác hơn

2



Hình 1 nguyên lý thu nhận hình ảnh trong viễn thám
Giải đoán, tách lọc thông tin từ dữ liệu ảnh viễn thám được thực hiện dựa trên
các cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến là:
- đa phổ : sử dụng nghiên cứu vật từ nhiều kênh phổ trong dải phổ từ nhìn thấy
đến cận hồng ngoại.
- đa nguồn dữ liệu : dữ liệu ảnh thu nhận từ các nguồn khác nhau ở các độ cao
khác nhau , như ảnh chụp trên mặt đất, chụp trên khinh khí cầu, chụp từ máy bay đến
các vệ tinh

3


Hình 2 nguồn dữ liệu viễn thám
-

Đa thời gian : dữ liệu ảnh thu nhận vào các thời gian khác nhau.
Đa độ phân giải: dữ liệu ảnh có độ phân giải khác nhau về không gian , phổ và thời

-

gian.
Đa phương pháp : phân tích ảnh bằng phương pháp số hoặc bằng mắt
2.1.3 phương pháp xử lý thông tin viễn thám
a, khái niệm giải đoán ảnh viễn thám
giải đoán ảnh viễn thám là quá trình chiết tách thông tin định tính cũng như
định lượng từ ảnh như hình dạng , vị trí , cấu trúc , đặc điểm , chất lượng điều kiện ..
mối qua hệ tương hỗ giữa các đối tượng dựa trên tri thức chuyên ngành hoặc kịnh
nghiệm của người giải đoán ảnh . việc tách thông tin trong viễn thám có thể chia thành
5 loại cụ thể:


-

Phân loại đa phổ : là quá trình tách gộp thông tin dựa trên các tính chất phổ, không

-

gian và thời gian của đối tượng.
Phát hiện biến động: là phát hiện và tách các biến động dựa trên tư liệu ảnh đa thời

-

gian ( ví dụ : xác định biến động thổ nhưỡng)
Chiết tách các chỉ số : là việc tính toán các chỉ số mới( ví dụ: chỉ số thực vật , chỉ số ô

-

nhiễm)
Xác định các đối tượng đặc biệt : là xác định các đặc tính hoặc các hiện tượng đặc biệt
như thiên tai, cháy rừng, chỉ ra các đường đứt gãy, đặc điểm khảo cổ….
4


b, giải đoán ảnh bằng mắt
phân tích ảnh bằng mắt được thực hiện với các tư liệu hình ảnh . phân tích ảnh
bằng mắt có sự kết hợp nhuần nhuyễn các kiến thức chuyên môn. Của người phân tích
để từ đó khái thác được các thông tin có trong tư liệu ảnh. Do đó kết quả giải đoán phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng của người phân tích .hạn chế của giải đoán bằng mắt là
không nhận biết được hết các đặc tính phổ của đối tượng , nguyên nhân do khả năng
phân biệt sự khác biệt về phổ cảu mắt người hạn chế tối đa là 12-14 mức đoán đọc
bằng mắt là sử dụng mắt thường có sự trợ giúp cỉa các dụng cụ quang học học như

kính lúp. Kính lập thể, máy tổng hợp màu… cơ sở để đoán đọc là các chuẩn đoán đọc
và mẫu đoán đọc
c, giải đoán bằng công nghệ số
xử lý ảnh số là phương pháp phân tích tư liệu phổ dưới dạng hình ảnh số chứ
không phải dạng ảnh tương tự. ưu điểm của phương pháp có thể phân tích các tín hiệu
phổ một cách rất chi tiết (256 mức hoặc hơn) . phương pháp với sự trợ giúp của máy
tính và các phần mềm chuyên dụng có thể tách chi tiết rất nhiều thông tin phổ của đối
tượng , từ đó nhận biết các đối tượng một cách tự động.tuy nhiên quá trình sử lý ảnh
số cần có sự kết hợp nhần nhuyễn kiến thức chuyên môn với hiểu biết về đối tượng
của người phân tích
Bảng so sánh hai phương pháp giải đoán ảnh viễn thám
Phương pháp
Giải đoán bằng mắt

Ưu điểm
sử dụng kinh nghiệm cảu
người điều vẽ
có sư hiểu biết về ảnh phức
hợp tốt hơn
- có thể phân tích được các
thông tin phân bố không
gian
Giải đoán bằng công Thời gian xử lý ngắn
nghệ số
Kết quả xử lý được chuẩn
hóa
Chiết xuất được các đặc tính
vật lý
Năng suất cao , có thể đo
được các chỉ số đặc trưng tự

nhiên
2.1.4 ứng dụng công nghệ viễn thám
5

Nhược điểm
tốn thời gian
Đòi hỏi người có hiểu biết
kinh nghiệm để điều vẽ
- Kết quả thu được không
đồng nhất
Rất khó ứng dụng kinh
nghiệm của người điều vẽ
Chiết xuất ít thông tin về bối
cảnh
Kết quả phân tích các thông
tin kém


Khí tượng : dùng để dự báo thời tiết thiên tai liên quan đến biến đổi nhiệt bề



mặt đất.
Bản đồ : là công cụ đắc lực phục vụ cho ngành bản đồ thành lập các loại bản đồ



địa hình , bản đồ chuyên đề ở nhiều tỉ lệ
Nông-lâm-nghiệp: theo dõi mức độ biến đổi thảm phủ thực vật độ che phủ




rừng.
Địa chất: phân tích những cấu trúc địa chất trên mặt cũng như trong lòng



đất( vỏ trái đất)
Môi trường: giám sát biến động ô nhiễm rò gỉ dầu trên mặt ( thông qua chỉ thị



thực vật)
Quản lý đô thị: quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, theo dõi biến động đô thị, quy



hoạch đô thị, nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô thị,…
Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: theo dõi diến biến khí hậu, thời tiết



(nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…), sự thay đổi chất lượng môi trường (không khí, nước,
…)… qua đó đánh giá, dự báo các tác động đến sức khỏe cộng đồng.
2.2 hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.2.1 khái quát chung về GIS
a, định nghĩa GIS
hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một tập các công cụ để thu thập , lưu dữ tìm
kiếm , biến đổi và hiển thị các dữ liệu không gian từ thế giới thực nhằm phục vụ thực
hiện mục đích cụ thể . đó là hệ thống thể thể hiện các đối tượng từ thế giới thực thông

qua:
-

Vị trí địa lý của đối tượng thông qua tọa độ
Cá thuộc tính của chúng mà không phụ thuộc vào vị trí
Các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng ( quan hệ topo)
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống thông tin địa lý. Căn cứ vào nguồn
gốc đối tượng , mục tiêu, thành phần hệ thống hay các phân tích khác nhau. .. mà có
những quan điểm khác nhau để định nghĩa về GIS
Một số định nghĩa về GIS:

-

Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống bao gồm các phần mềm , phần cứng của máy
tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn , có các chức năng thu thập , cập nhật , quản trị và
phân tích , biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn các bài toán ứng
dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất.
6


-

Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp những nguyên lý , duy trì chuyển đổi phân
tích , mô hình hóa , mô phỏng , làm bản đồ những hiện tượng và quá trình phân bố
trong không gian địa lý…
Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin địa lý khác và
khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau ( phân tích
các điều kiện , dự đoán tác động và hoạch định chiến lược ).
GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có
thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý


7


Hình 3 một bản đồ GIS sẽ là tổng hợp của rất nhiều thông tin khác nhau
Tùy theo các chức năng, nhiệm vụ của mỗi hệ thống thông tin địa lý mà có
nhiều định nghĩa khác nhau về GIS như : định nghĩa theo chức năng định nghĩa GIS là
8


tập hợp của các thuật toán , định nghĩa theo mô hình cấu trúc dữ liệu .. tuy nhiên các
khái niệm về GIS đều dựa trên 3 yếu tố quan trọng là dữ liệu đầu vào , hệ thống vi tính
số kỹ thuật cao có khả năng phân tích số liệu không gian
b, các thành phần chính của GIS
một hệ thống thông tin địa lý được kết hợp bởi 5 thành phần chính là:
-

Phần cứng
Phần mềm
Dữ liệu
Người sử dụng
Phương pháp
* phần cứng :
Phần cứng của hệ thống GIS gồm máy tính , cấu hình và mạng công việc của
máy tính , các thiết bị ngoại vi nhập xuất dữ liệu và lưu trữ dữ liệu ngày nay , phần
mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng , từ máy chủ trung tâm đến
các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng
* phầm mềm
Phần mềm GIS cung cấp các chứng năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ
phân tích và hiển thị thông tin địa lý . các thành phần chính trong phân mềm GIS là:

công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý ; hệ quản trị cơ sở dữ liệu ; công cụ
hỗ trợ hỏi đáp , phân tích và hiển thị địa lý ; giao diện đồ họa người – máy để truy
cập các công cụ dễ dàng
* dữ liệu
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu . các dữ liệu
địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại . hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các
nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu trữ và quản lý dữ
liệu.
* người sử dụng
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng của GIS trong thực thế . người sử dụng GIS có
thể la là những chuyên gia kỹ thuật , người thiết kế và duy trì hệ thống hoặc những
người dùng GIS để giải quyết các vẫn đề trong công việc
* phương pháp :

9


Mỗi dự án GIS chỉ thành công khi nó được quản lý tốt và người sử dụng hệ
thống phải có kỹ năng tốt , nghĩa là phải có sự phối hợp tốt giữa công tác quản lý và
công nghệ GIS

10


2.2.2 ứng dụng tiêu biểu của GIS
a. Ứng dụng GIS trong quy hoạch sử dụng đất:

Một trong những ứng dụng quan trọng của GIS trong sản xuất nông lâm nghiệp

là quy hoạch sử dụng đất Ứng dụng GIS trong quy hoạch và sử dụng đất đai tuỳ thuộc
vào quy mô và mức độ khác nhau. Có 4 mức độ phân tích: rất khái quát (Mega), khái
quát (Macro), trung bình (Meso) và chi tiết (Micro); mỗi mức độ phân tích trong hệ
thống GIS căn cứ vào quy mô diện tích của vùng nghiên cứu Khi phân tích thông tin
từ mức Mega đến mức Micro, số lượng thông tin đưa vào xử lý sẽ lớn hơn. Khả năng
tổng hợp và phân tích sâu thông tin ở một vùng lãnh thổ nhỏ hoặc ngược lại, khái quát
ở mức cao hơn cho vùng rộng lớn là ưu điểm của GIS.
Bằng ứng dụng GIS, những quy hoạch sử dụng đất đai trên vùng lãnh thổ lớn
hay việc xây dựng những dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở các khu vực nhỏ
đều có thể được cung cấp một khối lượng thông tin toàn diện - tổng hợp kịp thời và
theo yêu cầu; từ cơ sở dữ liệu được cung cấp việc hoạch định những bước đi cụ thể
cần thiết (như điều tra bổ sung, thu thập mẫu…) nhanh chóng được xác định. Một điều
quan trọng về GIS so với bản đồ là GIS có thể thể hiện từng lớp bản đồ của vùng
nghiên cứu. Không chỉ ở bề mặt mà còn cho thấy tầng đá gốc, loại đất, thảm thực vật
và nhiều vấn đề khác. Nó rất hữu ích khi nghiên cứu vùng đất mới cho sản xuất nông
lâm nghiệp, đỡ tốn kém tiền của của nông dân, bởi vì thay vì phải làm thí nghiệm đất
tất cả số liệu về cấu trúc đất bên trong đã được lưu trữ trong máy tính.
11


b, Ứng dụng trong quy hoạch và quản lý sản xuất:
GIS có thể được sử dụng để dự đoán vụ mùa cho từng cây trồng. Nó có thể dự
đoán bằng cách không chỉ xem xét khí hậu của vùng mà còn bằng cách theo dõi sự
sinh trưởng và phát triển cây trồng, và bởi vậy sẽ dự đoán được sự thành công của mùa
vụ. GIS có thể giúp tìm và thể hiện những thay đổi của cây trồng trong từng giai đoạn
sinh trưởng và phát triển.
Với tính ưu việt của công nghệ GIS và viễn thám, ngành lâm nghiệp đã ứng
dụng trong công tác quy hoạch và phát triển rừng, phục vụ công tác thiết kế, khai thác
và trồng mới rừng. Ngoài ra người ta còn sử dụng GIS trong việc theo dõi, đánh giá
diễn biến tài nguyên rừng, xác định vùng thích nghi cho cây lâm nghiệp.

C, Ứng dụng GIS trong quản lý bảo vệ thực vật:
Việc kết hợp ứng dụng viễn thám với GIS sẽ cung cấp một cách nhanh chóng,
chính xác bản đồ cỏ dại ở các thời kỳ. Điều này là rất quan trọng đối với các nhà nông
học. Họ có thể sử dụng các thông tin thu thập được để ngăn ngừa sự lan tràn của các
loài cỏ dại phá hoại mùa màng. Cỏ dại không phải là vấn đề duy nhất GIS có thể giải
quyết, thực tế GIS có thể giải quyết được nhiều vấn đề khác. Nó rất hữu ích như là một
biện pháp phòng ngừa tích cực. Nếu một loại động vật hay côn trùng nào phá hoại
đồng ruộng, với GIS nó có thể bị theo dõi và tìm ra dấu vết.
d. Ứng dụng trong công tác phòng chống cháy và bảo vệ rừng:
Công nghệ GIS đã được ứng dụng để: cảnh báo cháy rừng; phân vùng trọng
điểm cháy rừng; ứng dụng ảnh viễn thám MODIS để phát hiện sớm cháy rừng. sử
dụng công nghệ GIS để tô mầu các khu vực rừng có các cấp cảnh báo khác nhau và
được cập nhật hàng ngày các thông số khí tượng: Nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng
mưa từ hơn 100 trạm khí tượng trong toàn quốc. GIS có thể theo dõi diễn biến rừng và
đất lâm nghiệp là nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có được phân
chia theo chức năng sử dụng rừng và loại chủ quản lý; lập bản đồ hiện trạng rừng cấp
xã tỷ lệ 1/25.000 hay 1/10.000 nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp ở địa
phương và trung ương phục công tác bảo vệ và phát triển rừng.
e, GIS và công tác quản lý và hoạch định chính sách:
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các
nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quan trắc
12


Trung tâm tích hợp dữ liệu, quản lý các cơ sở dữ liệu cơ bản trên nền GIS và có thể
tích hợp vào các không gian của các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác là nơi cung cấp
thông tin tổng hợp nhất phục vụ các nhà hoạch định chính sách
3 ĐỐI TƯỢNG ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 đối tượng nghiên cứu nghiên cứu
Nghiên cứu những vẫn đề lý luận thực tiễn về ứng dụng công nghệ viễn thám
kết hợp với GIS để thành lập bản đồ quy hoạch , đối tượng nghiên cứu trên địa bàn thị
trấn văn quan .
3.1.2 phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu
trên địa bàn huyện .
3.2 phương pháp nghiên cứu
a, phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
b. phương pháp thống kê xử lý số liệu
đây là phương pháp sử dụng cá phần mềm , các thuật toán để thu được số liệu
phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
c. phương pháp điều tra , khảo sát thực tế cơ sở
đây là phương pháp được tiến hành ngoài thực địa nhằm kiểm tra lại các thông tin
-

Khảo sát thực địa: vạch tuyến khảo sát và chọn các ô khảo sát. Ghi chép các phiếu mô

-

tả lại các ô khảo sát , chụp ảnh thực địa , xác định tọa độ bằng GPS
Phỏng vẫn trực tiếp cán bộ địa chính cấp huyện cấp xã của vùng nghiên cứu
d. phương pháp minh họa trên bản đồ
đây là phương pháp nhằm thể hiện các thông tin , số liệu điều tra được trong
quá trình nghiên cứu trên bản đồ thích hợp
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội
4.1.1 điều kiện tự nhiên
a. vị trí địa lý
Huyện Bắc sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, có vị trí toạ độ địa lý: Từ

21040’5” đến 21057’48” vĩ độ Bắc và từ 10605’33,8” đến 10602524”’ kinh độ Đông,
Tổng diện tích đất tự nhiên hiện có: 69.942,56 ha, gồm 19 xã và 1 thị trấn, Trụ sở
UBND huyện đặt ở trung tâm huyện, cách thành phố Lạng Sơn 85 km theo quốc lộ 1B
13


và cách thành phố Thái Nguyên 75 km về phía Tây Nam, Vị trí tiếp giáp của huyện
như sau:
-

Phía Đông giáp huyện Văn Quan;

-

Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;

-

Phía Bắc giáp huyện Bình Gia;

-

Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng.
b.Địa hình,địa mạo
Địa hình Bắc Sơn khá phức tạp vì có nhiều núi đá thuộc khối núi Bắc Sơn, địa
hình chủ yếu kiểu cácxtơ (karst), núi đá vôi, xen một ít núi đất và cánh đồng cacxtơ
hình lòng chảo. Tạo thành một vòng cung dốc nghiêng về phía Tây Nam. Các khối núi
đá vôi cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi cácbon Pecmi, có nơi đá vôi bị xói mòn đến tận
gốc, để lộ ra đá phiến Đêvôn và ngoài rìa chủ yếu là đá phiến và phun trào Triat.
Theo đặc điểm địa hình, địa mạo toàn huyện có thể chia thành các loại sau:

Kiểu địa hình núi đá vôi (karst)
Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với những vách đá dựng đứng, xếp
lớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình karst do hoà tan và ngưng đọng
carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng,
phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động. Nhiều nơi đá bị mài mòn tạo nên những
cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đá rất kỳ thú, các đỉnh núi cao điển hình trên 400-500
m tạo thành một dải gần như liên tục.
Dạng địa hình, địa mạo núi cao trung bình
Dạng địa hình này phân bố ở phía Tây Bắc huyện Bắc Sơn, độ cao trung bình từ
400-700 m đỉnh cao nhất là đỉnh Khau Kiêng cao 1.107m. Dạng địa hình này có độ
dốc lớn, mức độ chia cắt rất mạnh.
Dạng địa hình Thung lũng kiến tạo - xâm thực
Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khai
thác nông nghiệp, Xen giữa các dãy đồi núi là những dải đất thấp khá bằng phẳng
trồng lúa, màu khá tốt. Tuy nhiên, do chênh lệch về độ cao tương đối, chế độ nước
giữa các bậc địa hình khác nhau dẫn đến phương thức sử dụng khác nhau tạo nên sự đa
14


dạng sử dụng đất với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, rau màu và cả những
vườn cây ăn quả
c.Khí hậu:
Đặc điểm khí hậu của Bắc Sơn là nằm trong vùng có mùa đông lạnh và khô nhất
nước ta, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân mùa rõ
rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình
miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở
vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các
tiểu vùng.
- Nhiệt độ: Về cơ bản, khí hậu Bắc Sơn vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổng nhiệt độ
năm >75600C, số giờ nắng 1400-1450 giờ, bức xạ tổng cộng 110-120kcal/cm 2/năm,

nhiệt độ TB năm 210C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc, Nhưng nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối có thể lên 37,30C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống -1,4 0C, Chế độ
nhiệt phân hoá thành 2 mùa: mùa đông đến sớm hơn các nơi khác ở miền Bắc từ nửa
tháng đến 1 tháng và kéo dài 5-6 tháng. Mùa đông lạnh nhất cả nước do chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc với tần suất 20- 22 lần tràn sang trong
năm. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1-3 0C, nhiều ngày nhiệt độ <100C. Mùa
đông còn có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa phùn, sương muối...
- Chế độ mưa: Bắc Sơn là huyện có lượng mưa khá của tỉnh Lạng Sơn, lượng
mưa trung bình 1503mm. Chế độ mưa phân hoá thành 2 mùa: mùa mưa trùng với mùa hè,
chiếm 80-85% lượng mưa năm, mùa khô trùng với mùa đông.
- Các yếu tố khí hậu khác: Độ ẩm tương đối thấp (82-83%), lượng bốc hơi cao
800mm… Hoạt động của gió chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình.
Huyện Bắc Sơn không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây
trồng dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong
năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây
trồng, là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng
hoá góp phần xây dựng nông thôn mới.

d.Tài nguyên nước
15


Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu thuộc các công trình thủy lợi và hệ
thống các con suối được khai thác phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, một
phần tạo nguồn cho công trình cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản. Đến nay trên
địa bàn huyện đã có 132 công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp trong đó hồ chứa có
13 công trình, đập phai nhỏ 97 công trình và 21 công trình mương máng với chiều dài
147,25 km
Nguồn nước ngầm:

Bắc Sơn nằm trong vùng địa hình Karst vì vậy nguồn nước ngầm có vai trò rất
quan trọng, hiện nay tài nguyên nước trong lòng đất (nước ngầm) của huyện chủ yếu
được khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt, trên địa bàn huyện nguồn nước ngầm
tương đối phong phú nằm ở độ sâu 20-30m, hiện nay Công ty TNHH một thành viên
Lạng Sơn ( công ty cấp thoát nước tỉnh) đã khoan 1 giếng khoan kết hợp 1 giếng tự
chảy với lưu lượng khoảng 1,200 m³/1 ngày đêm để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân
dân địa phương trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn. Ngoài ra trên địa bàn 19 xã của huyện
nhân dân đã thực hiện khoan khai thác nước ngầm quy mô hộ gia đình gần 3,000 giếng

e. Tài nguyên đất đai
Bắc Sơn có các loại đất chính:

TT

Loại đất

Tỷ
lệ

Diện
tích
(ha)

(%)

367

0,52 Hầu hết các xã

Phân bố (Xã)


1

Đất phù sa ngòi suối (Py)

2

Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)

2.660

3,8

3

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến (Fs)

11.515

16,5 Vạn Thủy, Nhất Tiến...

4

Đất vàng đỏ trên đá macma a xits(Fa)

6.025

8,6

5


Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)

11.588

16,7 Tân Thành, Tân Tri...

4.229

6,0

6
7

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
nước(FL)
Đất mùn vàng đỏ trên macma axit(Ha)

127
16

Vũ Lễ, Trấn Yên...

Đồng Ý, Vũ Sơn...

Hầu hết các xã

0,13 Núi Khau Khiêng



8

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ(D)

905

1,3

Hầu hết các xã

g. Tài nguyên rừng
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất có rừng của huyện
Bắc Sơn là 41.210,31 ha, chiếm 74 % diện tích đất nông nghiệp và 58,92 % diện tích
đất tự nhiên, trong đó
+ Đất có rừng sản xuất 34.889,01ha;
+ Đất có rừng phòng hộ 6.321,22 ha
Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện. Đất lâm nghiệp
chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Tuy nhiên, những
năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng.
- Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy
nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, không còn đa dạng như trước.

h.Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoảng sản hiện có trên địa bàn huyện không có nhiều, theo điều
tra đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên của tỉnh Lạng Sơn thì trên địa bàn huyện Bắc Sơn
chỉ có một số loại khoáng sản như: Quặng sắt, quặng Bauxit, quặng chì, quặng Thuỷ ngân,
Vàng sa khoáng, Khoáng sản không kim loại gồm khoáng chất công nghiệp Caolin, Đá ốp
lát, đá vôi.
- Nhóm mỏ bauxit, sắt ở Bắc Sơn: Gồm 15 điểm quặng và tụ khoáng tại Nhất
Hoà, Chiến Thắng, Trấn Yên, Tân Lập, Tân Hương, Đồng Ý; các mỏ, điểm quặng

bauxit và alit này đều có quy mô nhỏ (dưới 1 triệu tấn).
- Quặng Thuỷ Ngân phân bố tại Mỏ Ngần – Đồng Ý
- Vàng sa khoáng phân bố tại các điểm quặng tại Lân Khuyến, Lân Ảng, Lân Rào,
Lâm Cầm, Lân Nà và Mỏ Nhài
- Vàng gối phân bố tại Chiêu Vũ
- Đá ốp lát tập trung tại các điểm thuộc xã Bắc Sơn, Vũ Sơn và Vũ Lễ
17


- Đá vôi: Đây là nguồn khoáng sản rất phong phú trên địa bàn huyện

4.1.2 điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân số và nguồn nhân lực:

Tình hình biến động dân số của huyện Bắc Sơn
giai đoạn 2008 – 2012
Năm
TT
1

Chỉ tiêu

Đơn vị tính
2008

2009

2010

2011


2012

Tổng số khẩu

Người

65.096

65.368

65.825

66.439

66.630

Nam

Người

32.870

33.010

33.175

33.443

33.570


Nữ

Người

32.226

32.358

32.650

32.996

33.060

3

Tỷ lệ gia tăng dân số

%

0,88

1,11

1,13

1,13

1,11


4

Mật độ dân số

Người/Km2

93

94

95

95

96

2

( Số liệu niên giám thống kê huyện Bắc Sơn qua các năm)

b. Dân tộc tôn giáo:
Toàn huyện có 5 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống. Người Nùng, người Tày,
người dao,người Kinh và người Hoa) Nhìn chung tình hình dân tộc trên địa bàn huyện
ổn định; các cộng đồng dân cư sinh sống đoàn kết, trên địa bàn không có đồng bào
theo các tôn giáo.
4.1.3. Đặc điểm và điều kiện về hạ tầng
a. Mạng lưới giao thông:
- Đường quốc lộ:
Là huyện cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn giáp với huyện Võ Nhai của

tỉnh Thái Nguyên, huyện Bắc Sơn có quốc lộ 1B chạy theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc, qua phần phía Tây Bắc huyện, nối thị trấn Đình Cả huyện Võ Nhai - Thái Nguyên
với Bắc Sơn - Lạng Sơn, đây là tuyến đường giao thông chính của toàn huyện.
Đường quốc lộ 1B chạy qua địa bàn huyện có chiều dài 33,5 km chạy qua các xã
Long Đống, thị trấn Bắc Sơn, xã Đồng Ý, xã Vũ Sơn, xã Chiến Thắng và xã Vũ Lễ, Năm
2003 đường quốc lộ 1B đã được nâng cấp với quy mô đường cấp IV miền núi có nền rộng
7,5 m, mặt đường 5,5 m được rải thảm BTN.
18


Trên toàn tuyến giao thông chính của huyện thì đường quốc lộ 1B là tuyến đường
giao thông huyết mạch góp phần quan trọng trong giao lưu hàng hoá và phát triển kinh
tế - xã hội của huyện.
- Đường tỉnh lộ
Đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện có đường 241 với chiều dài 42 km chạy
qua các xã Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Hưng Vũ, Vũ Lăng, Nhất Hoà, Tân Thành, Vũ Lễ.
+ Đường Mỏ Nhài - Trấn Yên – Lân Cà
- Đường huyện lộ và đường đô thị
+ Đường Nhất Hoà - Nhất Tiến:
+ Đường Tân Lập – Tân Hương – Vũ Lăng
+ Đường Hữu Vĩnh – Chiêu Vũ – Sông Hoá
+ Đường Khau Bao – Tân Tri - Ngả Hai
+ Đường Đồng Ý - Vạn Thuỷ
- Đường nội thị:
Trên địa bàn huyện có 9 tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 5,5 km với quy
mô nền đường rộng từ 4,0m - 5,0m mặt đường rộng từ 3,0m - 4,0m kết cấu mặt đường
rải nhựa nhưng do được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp. Ngoài những tuyến đường
chính này còn có nhiều đường ngõ phố được rải BTXM, Hệ thống công trình thoát
nước như cầu đã được nâng cấp, xây dựng mới, còn hệ thống cống nhỏ mới chỉ đặt
tạm chưa được đầu tư.

- Đường xã
Trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể nhờ thực hiện chính sách
nhà nước và nhân dân cùng làm. Các tuyến đường xã, đường nội thôn, bản trên địa bàn
huyện có chiều dài 740,96 km phần lớn đã được bê tông hóa, tạo thành một hệ thống
đường giao thông liên xã, liên thôn khá hoàn chỉnh.
* Hệ thống thuỷ lợi
Trong những năm qua, được sự quan tâm của nhà nước, sự phối kết hợp của các
ngành và nhân dân trong huyện, hệ thống công trình thủy lợi đã không ngừng được mở
rộng và phát triển.
Trên địa bàn huyện cho đến nay đã xây dựng được 135 công trình không kể các
loại công trình phai đập nhỏ do nhân dân tự làm, trong 135 công trình có:
Các công trình thủy lợi của huyện: 13 công trình Hồ chứa với công suất thiết kế
19


tưới cho 927 ha, tưới thực tế là 609 ha, 97 công trình đập, phai nhỏ, 21 công trình
mương, 02 công trình bơm tự động, 02 công trình bơm điện, 147 km kênh, mương
Các công trình kiên cố tưới được 60% diện tích cần tưới, còn lại do các công
trình tạm và tiểu thuỷ nông.
* Mạng lưới điện
Trong những năm gần đây, ngành Điện lực đã có nhiều cố gắng đảm bảo cung
cấp điện cho sinh hoạt, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh; từng bước đầu tư xây
dựng, nâng cấp mạng lưới điện chống thất thoát, tổn hao. Đến nay đã có 100% xã, thị
trấn có điện lưới quốc gia, 90% hộ dân trong huyện được sử dụng điện.

quả đáp ứng cho việc dạy và học.
5 QUY HOẠCH THỊ TRẤN Bắc Sơn

Thị trấn Bắc Sơn ảnh chụp từ vệ tinh
5.1. Phạm vi lập quy hoạch:

- Phạm vi chủ yếu thuộc địa bàn thị trấn Bắc Sơn và các xã Hữu Vĩnh, Quỳnh Sơn.
- Định hướng giai đoạn đến năm 2025 có thể điều chỉnh mở rộng sang các xã lân cận.

20


5.1.1. Quy mô diện tích:
- Diện tích nghiên cứu: 400,0 ha;
- Diện tích lập quy hoạch: 379,0 ha.

5.1.2. Quy mô dân số:
- Dân số đến năm 2015: 12.500,0 nghìn người;
- Dân số đến năm 2025: 15.000,0 nghìn người.

5.1.3. Tiến trình thực hiện và dự án ưu tiên:
- Đầu tư xây dựng tuyến đường tránh 1B.
- Đầu tư xây các tuyến giao thông nội bộ khu trung tâm.
- Cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống hạ thế chiếu sáng đường phố theo tuyến
Quốc lộ 1B và các trục đường chính nội thị.
- Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước mặt dọc tuyến Quốc lộ 1B, xây dựng mới các
tuyến thoát nước theo tuyến giao thông nội bộ.
- Cải tạo nâng cấp, xây mới hệ thống phân phối nước sinh hoạt.
- Lập quy hoạch chi tiết khu dân cư xây dựng mới.
- Đầu tư xây dựng bến xe khách thị trấn, bãi chợ phiên thị trấn tại địa điểm theo Điều
chỉnh quy hoạch.
- Đầu tư xây dựng nhà trẻ (khu dân cư phía Tây Nam thị trấn).

21



22


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận
Phát triển là tính tất yếu của xã hội, nhưng để có thể phát triển một cách bền
vững thì cần phải nắm vững được những yếu tố phát triển. nước ta là một nước đang
phát triển có tốc độ đô thị hóa nhanh kèm theo đó là sự phân hóa nhanh kèm theo đó là
sự phân hóa xã hội sâu sắc giữa thành thị và nông thôn . với 73% dân số sống ở vùng
nông thôn vì vậy đảng và nhà nước cần chú trọng thêm về phát triển nông thôn để đảm
bảo cuộc sống cho nhân dân.
Kiến Nghị
Bắc Sơn là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp thường chịu nhiều rủi
ro do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường không ổn định... đề nghị các
cấp chính quyền có một số chính sách ưu đãi như:
-

Hỗ trợ ngân sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu theo Quy hoạch
Kêu gọi đầu tư phát triển các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ đô thị
Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đạt chuẩn, trọng tâm là hạ tầng giao thông, thủy
lợi, xử lý môi trường nước.

-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1). KTS. Tô Văn Hùng, KTS. Phan Hữu Bách ,Giáo trình Quy hoạch đô thị.

-

NXB Đh Bách khoa Đà Nẵng.

2). TCXDVN 362 : 2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô

-

thị - Tiêu chuẩn thiết kế. Bộ Xây dựng, 2005
3). Hàn Tất Ngạn, Kiến Trúc Cảnh quan. NXB Xây Dựng, 1999
4). Trương Mai Hồng, Bài Giảng sinh lý thực vật.In tại trường ĐH Lâm Nghiệp

-

2003..
6). Bảo Châu, Kỹ xảo thiết kế cảnh quan đô thị. NXB Khoa học kỹ thuật, 2000
7). Kim Quảng Quân, Thiết kế đô thị. NXB Xây dựng 2000

-

23


24


25


×