Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU
THEO THỎA ƢỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƢ
MADRID

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU
THEO THỎA ƢỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƢ
MADRID
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Mã số: 62 38 01 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐOÀN NĂNG


2. TS. LÊ VĂN BÍNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Ngọc Bích


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 .......................................................................................................................... 8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ
NHÃN HIỆU .................................................................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu và các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu ...................................... 8
1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần nghiên cứu tiếp ................. 24
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................................... 27
Chƣơng 2 ........................................................................................................................ 29
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU .... 29
2.1. Khái niệm về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và hệ thống Madrid ............................ 29
2.2. Đặc điểm điều chỉnh pháp lý về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ............................... 39
2.3. Hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid...................................................................... 53
2.4. Các yếu tố bảo đảm việc sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid .............................. 58

2.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid .................................... 62
2.6. Xu hƣớng phát triển của hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu............................. 66
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................... 69
Chƣơng 3 ........................................................................................................................ 71
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG MADRID HIỆN NAY ................... 71
3.1. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ................. 71
3.2. Thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid tại Văn phòng quốc tế ................................ 79
3.3. Thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid tại một số thành viên .................................. 86
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid tại Thành viên ............................. 112
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................... 114
Chƣơng 4 ...................................................................................................................... 116
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG MADRID TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................................. 116
4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid ................................. 116
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid .............................. 125
Kết luận chƣơng 4 ..................................................................................................... 145
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ....................................... 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 186


Danh mục các từ viết tắt
AIPPI

Hiệp hội bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quốc tế

APIC

Trung tâm sở hữu công nghiệp châu Á – Thái Bình

dƣơng

ARIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ khu vực châu Phi

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOIP

Tổ chức sở hữu trí tuệ Benelux

CN

Trung Quốc

CHF

Frănxơ Thụy Sỹ

CIPO

Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc

Công ƣớc Paris

Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp


CTM

Nhãn hiệu Cộng đồng châu Âu

CTMR

Quy định về Nhãn hiệu Cộng đồng

EU

Liên minh châu Âu

EUIPO

Cơ quan sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu

EVFTA

Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh châu
Âu

JICA

Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản

JIII

Viện Sáng chế và Sáng kiến Nhật Bản

JP


Nhật Bản

JPO

Cục Sáng chế Nhật Bản

NH

Nhãn hiệu

Nghị định thƣ

Nghị định thƣ Madrid liên quan tới Thoả ƣớc Madrid về
đăng ký quốc tế nhãn hiệu

NOIP

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

OAPI

Tổ chức sở hữu trí tuệ châu Phi

OHIM

Văn phòng hài hoà thị trƣờng nội địa

RU


Liên bang Nga

SHTT

Sở hữu trí tuệ


Thoả ƣớc

Thoả ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu

TPP

Hiệp định đối tác chiến lƣợc xuyên Thái bình dƣơng

TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại
của quyền Sở hữu trí tuệ

TRT

Hiệp ƣớc đăng ký nhãn hiệu

VIPA

Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam

VPĐK


Văn phòng đăng ký

VPXX

Văn phòng xuất xứ

US

Hoa Kỳ

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhãn hiệu ngày càng đƣợc ghi nhận
là một trong những tài sản trí tuệ có giá trị lớn, là một trong những yếu tố then chốt
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, là công cụ hữu hiệu cho hội nhập
kinh tế quốc tế. Bằng việc giúp các doanh nghiệp phân biệt sản phẩm/dịch vụ của
họ với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác, nhãn hiệu đóng vai trò rất quan
trọng trong chiến lƣợc tiếp thị và phát triển thị trƣờng, thƣơng mại hóa sản
phẩm/dịch vụ của mỗi doanh nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng
cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong con mắt ngƣời tiêu dùng, bảo đảm
khả năng cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Nhãn hiệu

cũng tạo ra một động lực khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào việc duy trì và
nâng cao chất lƣợng sản phẩm/dịch vụ của mình nhằm đảm bảo rằng các sản
phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu của họ ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị
trƣờng.
Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu không chỉ ở trong nƣớc mà còn ở nƣớc
ngoài là một nhu cầu và đòi hỏi tất yếu, góp phần bảo vệ quyền tài sản và quyền
nhân thân của chủ sở hữu là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và lợi ích của cộng
đồng; góp phần thúc đẩy thƣơng mại, kinh tế và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia
trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế thị trƣờng.
Việc đăng ký nhãn hiệu tại nƣớc ngoài mang tới cho chủ sở hữu một số lợi
ích đáng kể sau đây:
- Thứ nhất, xuất phát từ “nguyên tắc lãnh thổ”, theo qui định tại Điều 6(3),
Công ƣớc Pari [185], “Nhãn hiệu đƣợc đăng ký hợp pháp tại quốc gia nào thì có
hiệu lực độc lập trên lãnh thổ đó”, chỉ khi nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại một quốc
gia/vùng lãnh thổ thì chủ sở hữu nhãn hiệu mới có quyền yêu cầu các cơ quan bảo
vệ pháp luật của nƣớc sở tại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời
chủ nhãn hiệu sẽ thuận lợi hơn trong việc cung cấp các chứng cứ trƣớc tòa án và các
cơ quan hữu quan khi có tranh chấp về nhãn hiệu.
1


- Thứ hai, luật nhãn hiệu tại hầu hết các quốc gia đều tuân theo nguyên tắc
nộp đơn đầu tiên “first to file”, nghĩa là quyền đăng ký nhãn hiệu thuộc về ngƣời
nộp đơn trƣớc; việc đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt không những chỉ đảm bảo
cho doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu tại thị trƣờng
mà doanh nghiệp đang hƣớng tới mà còn tránh đƣợc nguy cơ bị ngƣời khác chiếm
đoạt nhãn hiệu và quyền nhập khẩu và kinh doanh hợp pháp các sản phẩm mang
nhãn hiệu tại thị trƣờng đó; bảo đảm tính an toàn về mặt pháp lý cho các hoạt đồng
đầu tƣ xây dựng và phát triển thƣơng mại tại thị trƣờng nƣớc ngoài.
Việc đăng ký nhãn hiệu tại nƣớc ngoài có thể đƣợc thực hiện trực tiếp tại cơ

quan đăng ký của quốc gia/khu vực hoặc tại Văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu
trí tuệ thế giới (WIPO), thông qua cơ quan đăng ký tại quốc gia xuất xứ.
Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid
(gọi tắt là hệ thống Madrid) giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đạt đƣợc quyền
đối với nhãn hiệu của mình ở nƣớc ngoài một cách dễ dàng và hiệu quả. Ngày càng
có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hệ thống Madrid để đăng ký quốc tế nhãn
hiệu bởi lẽ hệ thống này có nhiều ƣu điểm hơn: tiết kiệm thời gian hơn, tiết kiệm chi
phí hơn và đặc biệt là, đơn giản hơn về mặt thủ tục và dễ dàng hơn trong việc quản
lý nhãn hiệu sau khi đăng ký. Ƣu điểm của hệ thống Madrid đƣợc nhân lên cùng với
sự gia tăng số lƣợng thành viên (98 thành viên với tổng số 114 quốc gia, tính đến
06/01/2017) [139] và các sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống [165].
Đặc biệt, trong điều kiện các quốc gia ký kết các điều ƣớc quốc tế tự do
thƣơng mại, việc gia nhập hệ thống Madrid còn là một yêu cầu bắt buộc [192, điều
18.7], việc thực hiện các nghĩa vụ về đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid đƣợc
khẳng định [177, điều 5.1] đồng thời với các cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ, trong đó có việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, ở mức cao hơn so với các quy
định trong các điều ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ trƣớc đó, ví dụ: bảo hộ nhãn hiệu
âm thanh và không đƣợc từ chối đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu không nhìn
thấy đƣợc bằng mắt [192, điều 18.18], hệ thống phân loại nhãn hiệu phù hợp với
Thỏa ƣớc Nice [192, điều 18.25], [191], thiết lập hệ thống quản lý nhãn hiệu điện tử
2


[192, điều 18.24], đơn giản hóa thủ tục đăng ký nhãn hiệu [177, điều 5.1]. Việc
nghiên cứu nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật và các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid, đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập và
thực thi các cam kết quốc tế, đặc biệt là các điều ƣớc tự do thƣơng mại nhƣ Hiệp
định đối tác thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng [192], Hiệp định thƣơng mại tự do
EU – Việt Nam [177] là vô cùng cần thiết.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc “nghiêm chỉnh

tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực
tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các
hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế
hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng
khu vực và quốc tế” [159] cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký quốc tế theo
Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid mà Việt Nam là thành viên nhằm đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống này là phù hợp với chủ chƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc.
Ý thức đƣợc những điều trên, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng hệ
thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu, hƣớng tới một hệ thống thuận tiện hơn cho ngƣời
sử dụng đồng thời đáp ứng đƣợc các yêu cầu của các điều ƣớc quốc tế trong quá
trình hội nhập, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ
thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid” làm luận
án tiến sỹ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý
luận về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ƣớc và Nghị định thƣ Madrid và sử
dụng hiệu quả hệ thống Madrid; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng hệ thống Madrid trong bối cảnh hội nhập quốc tế..
Phù hợp với mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
3


Một là, nghiên cứu và tổng hợp các quy phạm pháp luật về đăng ký quốc tế
nhãn hiệu, phân tích các ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống, khái quát các khái
niệm cơ bản về việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu và việc sử dụng hiệu quả hệ thống
đăng ký quốc tế nhãn hiệu;
Hai là, nghiên cứu so sánh, tổng kết và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật

về đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thành viên nhƣ Hoa Kỳ, Liên
minh châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản;
Ba là, nghiên cứu những khó khăn, cản trở đối với việc sử dụng hiệu quả hệ
thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bao gồm cả
những khó khăn, cản trở từ các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia;
nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid;
Bốn là, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong quá trình hội nhập.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các
quy định pháp luật và thực tiễn sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo
Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là vấn đề đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ
thống Madrid, cụ thể là theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid tại Việt Nam và
một số quốc gia thành viên của hệ thống Madrid. Luận án tập trung nghiên cứu một
số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo
Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thực thi các
cam kết quốc tế.
Cụ thể, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau đây:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về đăng ký quốc tế: khái niệm về đăng ký
quốc tế; đặc điểm điều chỉnh pháp lý hệ thống đăng ký quốc tế; mối quan hệ giữa
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia;
- Các yếu tố bảo đảm và tiêu chí đánh giá việc sử dụng hiệu quả hệ thống; xu
hƣớng phát triển của hệ thống Madrid;

4


- Thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid tại một số thành viên: Hoa Kỳ, Liên
minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam;

- Nhu cầu nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid, bao gồm cả
nhu cầu hoàn thiện pháp luật về đăng ký quốc tế nhãn hiệu;
- Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
hệ thống Madrid.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng đề cập tới một số điều
ƣớc quốc tế có liên quan tới hệ thống Madrid, các công cụ hỗ trợ vận hành hệ thống
Madrid; phân tích một số thông tin về việc sử dụng hệ thống tại một vài quốc gia
khác nhƣ Hàn Quốc, Mông Cổ, Philipin, Campuchia và Lào… nhƣ các ví dụ tham
khảo cần thiết cho những kết luận và khuyến nghị của nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt ra, trong Luận án, tác giả sử dụng các
phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng cho lĩnh vực KHXH, đặc
biệt là trong lĩnh vực luật học. Phƣơng pháp luận chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận
án là phƣơng pháp luận truyền thống, cụ thể là phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Phƣơng pháp luận này đƣợc thể
hiện xuyên suốt trong luận án và đặc biệt trong các phần/chƣơng: tính cấp thiết của
đề tài nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu, một số vấn đề lý luận cơ bản về
đăng ký quốc tế nhãn hiệu, thực tiễn sử dụng hệ thống Madrid. Các phƣơng pháp
nghiên cứu đặc trƣng trong lĩnh vực luật học nhƣ: phân tích, tổng hợp, mô tả, thống
kê, so sánh, v.v, đã đƣợc tác giả kết hợp sử dụng trong toàn bộ luận án, trong đó tác
giả đặc biệt chú trọng phƣơng pháp luật học so sánh, đƣợc sử dụng trong hầu hết
các chƣơng của luận án. Trong số các phƣơng pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng,
phƣơng pháp nghiên cứu luật học so sánh đƣợc coi là phƣơng pháp đƣợc nghiên
cứu sinh sử dụng chủ yếu trong khi nghiên cứu đề tài này. Trên cơ sở tổng hợp, mô
tả và phân tích những nguồn luật khác nhau liên quan đến đăng ký quốc tế nhãn
hiệu và thực tiễn áp dụng pháp luật bởi các chủ thể khác nhau khác nhau, tác giả
tiến hành so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các quy định pháp luật

5



và thực tiễn sử dụng hệ thống, từ đó tìm ra xu hƣớng phát triển của hệ thống và đề
xuất các giải pháp để phát huy hiệu quả hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
5. Những đóng góp mới của luận án
Là công trình khoa học chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ
thống về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid, luận
án có những đóng góp mới sau đây:
- Một là, luận án nghiên cứu và khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về
đăng ký quốc tế nhãn hiệu nhƣ khái niệm đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quốc tế; đặc
điểm điều chỉnh pháp lý về hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu (điều ƣớc quốc tế,
pháp luật quốc gia, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia); hiệu
quả của việc sử dụng hệ thống Madrid; các yếu tố bảo đảm và tiêu chí đánh giá việc
sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid; và xu hƣớng phát triển của hệ thống Madrid;
- Hai là, luận án khái quát xu hƣớng gia nhập hệ thống; nghiên cứu và đánh
giá thực tiễn sử dụng hệ thống tại một số thành viên của hệ thống nhƣ Hoa Kỳ, Liên
minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam; làm rõ các rào cản đối với việc
sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid;
Ba là, luận án phân tích nhu cầu nâng cao hiệu quả hệ thống Madrid nhằm
tạo thuận lợi cho ngƣời sử dụng và đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực thi cam kết
trong các điều ƣớc quốc tế;
Bốn là, luận án đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện và kiện toàn hệ thống, cụ
thể là: các khuyến nghị hoàn thiện pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế; các giải
pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan thực thi nhƣ văn phòng quốc
tế, cơ quan đăng ký quốc gia; các cơ quan thực thi khác; các giải pháp khuyến khích
nâng cao hiệu quả sử dụng từ phía ngƣời nộp đơn/chủ sở hữu và luật sƣ/đại diện
chủ thể quyền và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ sở lý luận và hoàn thiện pháp luật
về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid, đồng thời, luận án cung cấp


6


những thông tin, kiến thức hữu ích cho ngƣời sử dụng hệ thống nhằm áp dụng pháp
luật và sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh
nghiệp, ngƣời nộp đơn/đại diện ngƣời nộp đơn khi xây dựng chiến lƣợc, áp dụng
pháp luật và sử dụng hiệu quả hệ thống Madrid và các công cụ hỗ trợ để đăng ký và
bảo hộ nhãn hiệu tại nƣớc ngoài.
Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số cơ quan có
thẩm quyền khi xây dựng, hoạch định chính sách và pháp luật, thực thi pháp luật về
đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Kết quả nghiên cứu cũng có thể đƣợc sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về luật, kinh tế,
thƣơng mại… và cho các tổ chức, cá nhân muốn tìm hiểu, quan tâm đến đăng ký
quốc tế nhãn hiệu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án có kết cấu bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hệ thống đăng ký quốc tế
nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid
Chƣơng 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Chƣơng 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid hiện nay
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid trong bối
cảnh hội nhập quốc tế

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ

QUỐC TẾ NHÃN HIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Qua nghiên cứu các công trình khoa học đƣợc công bố ở Việt Nam và ở
nƣớc ngoài, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu lý luận về hệ thống đăng ký quốc tế
nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid đã đƣợc các nhà khoa học pháp
lý đề cập đến ở những phạm vi và theo những khía cạnh khác nhau. Hệ thống đăng
ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid có thể đƣợc các nhà
khoa học nghiên cứu ở phạm vi rộng, trong khuôn khổ khoa học Luật quốc tế, Luật
dân sƣ hoặc ở phạm vi hẹp, trong chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ.
Dƣới góc độ Luật quốc tế, pháp luật quốc tế về hệ thống đăng ký quốc tế
nhãn hiệu đƣợc đề cập với tƣ cách là nguồn của Tƣ pháp quốc tế, bao gồm những
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nƣớc
ngoài [46], cụ thể là quan hệ về quyền sở hữu công nghiệp. Tại chƣơng IX của Giáo
trình tƣ pháp quốc tế [47], Thỏa ƣớc Madrid [184] và Nghị định thƣ Madrid [190]
đƣợc đề cập trong danh mục các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp. Tại chƣơng VII “Quyền Sở hữu công nghiệp trong tƣ pháp quốc
tế” của giáo trình Tƣ pháp quốc tế [11], Thỏa ƣớc Madrid và Nghị định thƣ Madrid
đƣợc coi là những “điều ƣớc quốc tế chuyên biệt” nhằm mục đích quy định các điều
kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu tại các nƣớc thành viên, đáp ứng nhu cầu
thống nhất hóa, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nƣớc ngoài.
Trong giáo trình này, tác giả cũng đề cập một cách khái quát sự khác nhau giữa
Thỏa ƣớc Madrid và Nghị định thƣ Madrid, các qui định của Thỏa ƣớc và Nghị
định thƣ về việc nộp đơn đăng ký quốc tế, hiệu lực của đăng ký quốc tế và từ chối
bảo hộ [11, tr. 217-218]. Tại chƣơng III của giáo trình Tƣ pháp quốc tế [28], tác giả
cũng giới thiệu sơ lƣợc về lịch sử hình thành và ý nghĩa của Thỏa ƣớc Madrid và
8


Nghị định thƣ; thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hai điều ƣớc này, những

điểm giống nhau và khác nhau khi đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và
Nghị định thƣ. Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ
đƣợc các tác giả của các cuốn Giáo trình tƣ pháp quốc tế [11], [46], [47], [49], [28]
đề cập trong tổng thể các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà Việt
Nam đã gia nhập.
Trong tài liệu “Những vấn đề của Tƣ pháp quốc tế về Bảo hộ nhãn hiệu và
internet trong Cộng đồng châu Âu”(“International Private Law Issues regarding
Trademark Protection and the Internet within the EU”) [152], Thỏa ƣớc Madrid và
Nghị định thƣ Madrid [185] đƣợc ghi nhận là nguồn của luật quốc tế về quyền sở
hữu trí tuệ, bao gồm quyền đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, tài liệu này chƣa làm rõ
khái niệm về đăng ký quốc tế, chƣa cung cấp một cách hệ thống và đầy đủ các qui
định pháp luật quốc tế về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, chƣa phân tích đầy đủ những
hiệu quả của việc sử dụng hệ thống cũng nhƣ quy trình nộp đơn và thẩm định đơn
quốc tế theo hệ thống Madrid.
Trong tài liệu “Luật Nhãn hiệu quốc tế - hệ thống Madrid” (“International
Trademark Law – the Madrid System”) [125], tác giả Vicenç Feliú đề cập tới khái
niệm về “hệ thống Madrid” là một hệ thống quản lý tập trung (bởi WIPO) để có
đƣợc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia riêng rẽ, trên cơ sở một “đăng ký quốc tế”
nhãn hiệu; đồng thời khái quát sơ bộ về quy trình nộp đơn quốc tế và sự chồng lấn
thành viên của Thỏa ƣớc Madrid và Nghị định thƣ. Đồng thuận với quan điểm của
tác giả Vicenç Feliú, trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả cũng đã chỉ rõ “liên
quan tới việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu, có hai điều ƣớc quốc tế, độc lập với nhau
nhƣng có liên quan mật thiết với nhau, cùng đảm bảo cho một hệ thống duy nhất để
đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong phạm vi đa quốc gia/lãnh thổ trên khắp thế giới,
đƣợc gọi là “hệ thống Madrid”. Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập tới quá trình hình
thành và phát triển của hệ thống Madrid; phân tích và so sánh các quy định pháp
luật về đăng ký quốc tế nhãn hiệu giữa Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ, các ƣu điểm và
nhƣợc điểm của hệ thống nói chung và của từng điều ƣớc nói riêng, những điểm
9



chung và điểm khác biệt của hai điều ƣớc quốc tế này, quy trình xử lý đơn quốc tế.
Tuy nhiên, một số các vấn đề lý luận nhƣ: khái niệm “đăng ký quốc tế nhãn hiệu”;
các điều ƣớc quốc tế có liên quan đến việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu; hiệu quả sử
dụng hệ thống Madrid; các yếu tố bảo đảm cho việc sử dụng hiệu quả hệ thống
Madrid, v.v. chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.
Dƣới góc độ Luật dân sự, hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu đƣợc nghiên
cứu với tƣ cách là quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang
tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân [53], trên cơ sở bình đẳng, độc
lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu lực pháp lý trên lãnh
thổ một/một số quốc gia hoặc trong khu vực hoặc trên thế giới, trong đó đối tƣợng
điều chỉnh chính là quan hệ về tài sản và quan hệ về nhân thân [43] đối với quyền
sở hữu trí tuệ, cụ thể là, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đƣợc xác lập thông qua hệ
thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Trong giáo trình Luật dân sự của TS. Nguyễn
Ngọc Điện [20], sách chuyên khảo về Luật dân sự của các tác giả TS. Nguyễn Xuân
Quang, TS. Lê Nết và TS. Nguyễn Hồ Bích Hằng [48], TS. Đinh Văn Thanh và
Đinh Thị Hằng [54], nội dung về hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc
và Nghị định thƣ đƣợc đề cập nhƣ một trong những cách thức xác lập quyền sở hữu
đối với nhãn hiệu, trong tổng thể đề cập tới những vấn đề cơ bản về nhãn hiệu,
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu, thực trạng vi phạm và vấn đề bảo hộ.
Trong các tài liệu chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ nhƣ Giáo trình Luật Sở
hữu trí tuệ của các TS. Lê Đình Nghị và TS. Vũ Thị Hải Yến [44], Bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn của các TS. Lê Hồng
Hạnh và Đinh Thị Mai Phƣơng [31], vấn đề đăng ký quốc tế nhãn hiệu đƣợc đề cập
trong một tổng thể hệ thống các đối tƣợng sở hữu trí tuệ, cách thức bảo hộ và cơ chế
thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong
tiến trình hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của GS.TS. Nguyễn
Bá Diến [12] cũng đề cập tới Thỏa ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và
Nghị định thƣ liên quan tới Thỏa ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu là hai
trong số các điều ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia, trong tổng

10


thể pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Một số các tài liệu trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ có đề cập tới vấn đề đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc hoặc Nghị định
Thƣ hoặc theo cả hai điều ƣớc này, đó là: Quyền Sở hữu trí tuệ của TS. Lê Nết [43],
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của TS. Lê Trung Đạo [19], Tài liệu tập huấn về WTO
và hội nhập kinh tế quốc tế cho đối tượng doanh nghiệp của TS. Phạm Văn Chắt
[6], Bảo hộ sở hữu công nghiệp, 380 câu hỏi và đáp dành cho doanh nghiệp của tác
giả Vũ Khắc Trai [58], Các yếu tố của quyền SHTT của TS. Phùng Trung Tập [52],
Chỉ dẫn áp dụng Luật sở hữu trí tuệ của tác giả Trần Hoài Nam [39] và 99 câu hỏi
về nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa của Viện nghiên cứu và đào tạo về quản
lý [60]. Trong một số các tài liệu đã công bố của các chuyên gia trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ có liên quan tới việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu, nhƣ: tài liệu Đổi mới và
hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ của TS. Lê Xuân Thảo [55], tài liệu Những
vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ trên
thế giới và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá,
nhãn hiệu dịch vụ ở Việt Nam của TS. Nguyễn Thị Quế Anh [1], tài liệu Pháp luật
cạnh tranh, chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPS kinh nghiệm cho Việt Nam
của tác giả Nguyễn Thanh Tú [59], tài liệu Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt
động thương mại của TS. Nguyễn Thanh Tâm [51], vấn đề đăng ký nhãn hiệu đƣợc
đề cập trong tổng thể với các đối tƣợng khác của quyền sở hữu trí tuệ nhƣ tên
thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, chuyển giao
công nghệ hoặc nếu đƣợc đề cập riêng thì cũng tập trung đề cập tới việc giới thiệu
vị trí, vai trò của nhãn hiệu và cách thức, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chủ yếu là đăng
ký quốc gia, tức là nộp đơn trực tiếp tại cơ quan đăng ký quốc gia nơi mà nhãn hiệu
dự kiến đƣợc bảo hộ. Nội dung về đăng ký quốc tế nhãn hiệu đƣợc đề cập trong các
tài liệu, nếu có, chủ yếu là nêu tên điều ƣớc quốc tế, cụ thể là Nghị định thƣ và/hoặc
Thỏa ƣớc Madrid, mà chƣa phân tích một cách cụ thể các vấn đề lý luận và quy
định pháp luật về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và sử dụng hiệu quả hệ thống đăng ký

quốc tế nhãn hiệu này.

11


Trong một số bài báo khoa học, tạp chí, tài liệu hội thảo, vấn đề đăng ký
quốc tế nhãn hiệu cũng đƣợc đề cập nhƣ một trong những cách thức xác lập quyền
đối với nhãn hiệu. Có thể kể tới một số ấn phẩm sau đây: Hoàn thiện pháp luật về
SHTT trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế [13]; Bảo hộ quyền SHTT theo
Hiệp định TRIPs [14], Về cơ chế thực thi quyền SHTT trong tiến trình hội nhập
quốc tế [15]; Bảo hộ và thực thi quyền SHTT hiện nay [16], Các nguyên tắc cơ bản
của cơ chế thực thi quyền SHTT [17] của GS. TS. Nguyễn Bá Diến; Về thực trạng
và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN ở nước ta
hiện nay và Thực trạng pháp luật về Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam [42] của PGS. TS.
Đoàn Năng; Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế [2]; Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định về xác
lập quyền sở hữu công nghiệp [3], Xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế [4] của TS. Nguyễn
Thị Quế Anh; Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội
trong bảo hộ quyền SHTT [29], Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định
BTA [30] của TS. Lê Thị Nam Giang Câu chuyện về mùi và đăng ký nhãn hiệu mùi
[33] của tác giả Nam Hoa; Bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ [37] của tác giả Nguyễn
Đức Lam, Bảo hộ quyền SHTT trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam [36]
của TS. Trần Lê Hồng; Vai trò của SHTT và đẩy mạnh việc thực thi bảo hộ SHTT
trong các doanh nghiệp ở Việt Nam [56] của TS. Lê Xuân Thảo; Khái quát về Công
ước Paris, hệ thống Madrid và hiệp định TRIPs [22], Mối quan hệ giữa nhãn hiệu
với các tài sản trí tuệ khác [23], Các điều ước về SHTT và nhãn hiệu mà Việt Nam
đã tham gia [24], Quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam [25], và Quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu [26] của TS. Đào Minh Đức. Trong các ấn phẩm này,
do yêu cầu chặt chẽ và giới hạn về khuôn khổ bài viết trên các báo, tạp chí, bài phát

biểu, vấn đề đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid chƣa đƣợc trình bày
đầy đủ và chi tiết. Hơn nữa, chƣa có một tài liệu nào trong số này đề cập tới nghiên
cứu thực trạng pháp luật quốc tế về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, tác động của hệ

12


thống Madrid đối với ngƣời sử dụng cũng nhƣ vấn đề hoàn thiện pháp luật quốc tế
và quốc gia nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid.
Tài liệu Các điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập [9]
do Cục Sở hữu công nghiệp và Cục bản quyền tác giả biên soạn và phát hành, cung
cấp toàn văn bản hai điều ƣớc quốc tế về đăng ký quốc tế nhãn hiệu: Thỏa ƣớc
[184] và Nghị định Thƣ [190], kèm theo Quy chế chung [171] bằng tiếng Việt,
mang tính chuẩn mực của cơ quan đăng ký quốc gia Việt Nam. Các tài liệu hƣớng
dẫn Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước/Nghị định thư Madrid có nguồn gốc
Việt Nam [8] đƣợc đăng trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Khoa học công
nghệ cung cấp một số thông tin cơ bản về việc nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu
theo hệ thống Madrid tại Việt Nam. Đến nay, chƣa có một tài liệu chính thức nào từ
Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp thông tin một cách toàn diện và đầy đủ về hệ thống
Madid, hƣớng dẫn chi tiết về hệ thống, quy trình đăng ký, cách thức sử dụng hệ
thống và các tiện ích hỗ trợ của hệ thống cho ngƣời sử dụng.
Vấn đề nhãn hiệu và đăng ký quốc tế nhãn hiệu đƣợc đề cập trong một số ấn
phẩm của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Cục sáng chế Nhật bản, ví dụ nhƣ:
“Các Quy định và Điều ước về Luật Nhãn hiệu” (Trademark Law Treaty and
Regulations) [147],“Hướng dẫn về Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu” (Guide to the
International Registration of Marks) [131], “Sửa đổi Điều khoản 9sexxies của Nghị
định thư Madrid, Quy chế Chung thi hành Thỏa ước Madrid và Nghị định Thư, và
Bảng lệ phí, kèm theo Quy chế Chung” (Amendment to Article 9sexies to the Madrit
Protocol, to the Common Regulations under the Madrid Agreement and Protocol
and to the Schedule of Fees, Annexed to the Common Regulation) [165],“Giáo trình

Sở hữu công nghiệp “Nhãn hiệu”(Industrial property textbook “Trademark”) [61],
“Giới thiệu về Nghị định thư Madrid” (Introduction to Madrit Protocol) [62],
“Thỏa ước Madrid về đămg ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan tới
Thỏa ước: Mục tiêu, Đặc điểm chính, Ưu điểm” (The Madrid Agreement
concerning the International Registration of Marks and the Protocol relating to that
Agreement: Objectives, Main Features, Advantages) [145],“Nhóm làm việc đặc biệt
13


về các vấn đề pháp lý của hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu” (Ad hoc
Working Group on the legal development of the Madrit system for the International
Registration of Mark) [129]. Các tài liệu này đề cập về quy trình, thủ tục đăng ký
quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn chỉ là
phần liệt kê các qui định pháp luật; không phân tích các vấn đề lý luận, các nhƣợc
điểm và những điểm bất cập của hệ thống, phƣơng án hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả sử dụng hệ thống Madrid.
Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu cũng đƣợc đề cập trong cuốn “Cẩm
nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng” (WIPO Intellectual Property
Handbook: Policy, Law and Use) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới [149] với bản
dịch tiếng Việt [57] do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành. Đây là một trong những tài
liệu cơ bản và chuẩn mực về hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Tuy nhiên, tài liệu
mới chỉ cung cấp một số những thông tin cơ bản nhƣ giới thiệu sơ lƣợc về lý do tồn
tại song song hai điều ƣớc quốc tế trong hệ thống, chức năng của hệ thống đăng ký,
một số nội dung về đơn đăng ký quốc tế, phí đăng ký, hiệu lực và sự phụ thuộc của
đăng ký quốc tế vào nhãn hiệu gốc, những thuận lợi của hệ thống và điều kiện trở
thành thành viên của Thỏa ƣớc hoặc Nghị định thƣ. Các nhƣợc điểm của hệ thống,
sự so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hai điều ƣớc quốc tế cũng nhƣ quy
trình đăng ký quốc tế nhãn hiệu chƣa đƣợc đề cập trong tài liệu này.
Tài liệu “Tài liệu tập huấn của WIPO – Giới thiệu Luật pháp và Thực tiễn về
Nhãn hiệu: các khái niệm cơ bản” (WIPO training material - Introduction to

Trademark law and practice: the Basic concept) [150] đề cập một cách đầy đủ hơn
về hệ thống Madrid, chỉ ra một số nhƣợc điểm của Thỏa ƣớc Madrid. Các nội dung
về từng điều ƣớc trong hệ thống Madrid, Quy chế chung thi hành Thỏa ƣớc và Nghị
định thƣ, đơn đăng ký quốc tế, đăng ký quốc tế, từ chối tạm thời, chỉ định quốc gia,
thay đổi, hủy bỏ, gia hạn đã đƣợc đề cập trong tài liệu này với sự dẫn chiếu tới các
quy tắc đƣợc quy định trong Quy chế chung [171]. Tuy nhiên, tài liệu này vẫn chƣa
khái quát toàn bộ trình tự và thủ tục đăng ký quốc tế và do đó, chƣa tạo thuận lợi
cho ngƣời nộp đơn sử dụng và phát huy hiệu quả của hệ thống Madrid.
14


Tài liệu “Giới thiệu về Nghị định thư Madrid”(Introduction to Madrid
Protocol) [110] của tác giả Sukenori Nojo do Cục sáng chế Nhật Bản và Trung tâm
Sở hữu công nghiệp châu Á – Thái Bình Dƣơng, Viện Sáng chế và Sáng kiến Nhật
Bản phát hành đƣợc sử dụng nhƣ một trong những tài liệu hƣớng dẫn của Cơ quan
đăng ký cho ngƣời nộp đơn Nhật Bản về Nghị định thƣ Madrid. Tài liệu [110] đề
cập về Nghị định thƣ Madrid, sự khác biệt về thủ tục về đăng ký nhãn hiệu theo
Công ƣớc Paris [185] và Nghị định thƣ, khả năng nộp đơn, yêu cầu đối với nhãn
hiệu, tài liệu cần thiết, ngôn ngữ, các điểm cần lƣu ý khi điền hồ sơ, cách thức nộp
đơn, lệ phí đăng ký, nghĩa vụ của cơ quan đăng ký của nƣớc xuất xứ, nghĩa vụ của
Văn phòng quốc tế và các thành viên đƣợc chỉ định, nghĩa vụ của ngƣời nộp đơn,
các thủ tục sau đăng ký. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ đề cập tới Nghị định thƣ Madrid
với các điều kiện áp dụng tại Nhật Bản và do đó, hữu hiệu với ngƣời nộp đơn tại
Nhật Bản. Các vấn đề lý luận về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và sử dụng hiệu quả hệ
thống Madrid nói chung không đƣợc đề cập trong tài liệu này.
Tài liệu “Giới thiệu về Nghị định thư Madrid cho Người nộp đơn Hoa Kỳ”
(Introduction to Madrid Protocol for American Applicant) [127] của các tác giả
Virgina S. Taylor, William M. Bryner, Carrie A. Johnson và Jackson Vogel chỉ ra
những ƣu điểm của Nghị định thƣ nhƣ: nộp tại một địa điểm, một bộ hồ sơ, bằng
tiếng Anh/Pháp hoặc Tây Ban Nha, một mức phí bằng Franc Thụy Sỹ hoặc Đôla

Mỹ và có đƣợc một đăng ký quốc tế với một ngày gia hạn hiệu lực và đƣợc bảo hộ
ở các quốc gia trong số 67 thành viên của Nghị định thƣ theo mong muốn của ngƣời
nộp đơn. Tài liệu này cũng chỉ ra nội hàm của khái niệm “đăng ký quốc tế” không
có nghĩa là quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đƣợc tự động xác lập và thực thi đƣợc
mà, về bản chất, hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu, trong trƣờng hợp này, theo
Nghị định thƣ chỉ là một hệ thống nộp đơn để tối ƣu hóa nhiều đơn yêu cầu bảo hộ
nhãn hiệu trong nƣớc tới các quốc gia khác đƣợc chỉ định [127]. Các tác giả tập
trung phân tích những vấn đề đƣợc coi là thách thức đồng thời là nhƣợc điểm của hệ
thống đối với ngƣời nộp đơn Hoa Kỳ, nhƣ là: danh mục hàng hóa và dịch vụ của
đơn quốc tế, thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đƣợc chỉ
15


định, điều khoản về tấn công trung tâm [127], yêu cầu về việc sử dụng nhãn hiệu
nhằm duy trì đơn cơ sở và đơn đăng ký quốc tế, điều khoản “tấn công trung tâm”
[97], căn cứ từ chối, thời hạn phản đối đơn, công bố lại đơn tại Hoa Kỳ, sửa đổi
nhãn hiệu, chuyển nhƣợng/đổi tên, đăng ký li-xăng [85]. Tuy nhiên, các phân tích,
so sánh và nhận định trong các tài liệu [127], [97], [85] chỉ phù hợp với điều kiện áp
dụng tại các quốc gia/vùng lãnh thổ chỉ là thành viên của Thỏa ƣớc và phần lớn chỉ
thích hợp với hệ thống pháp luật hiện hành của Hoa Kỳ.
Tài liệu “Hướng dẫn về Luật Sở hữu trí tuệ Trung Quốc” (China Intellectual
Property Law Guide) [91] có đề cập tới việc áp dụng Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ
đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Trung Quốc, dẫn chiếu tới tài liệu “Các
Giải pháp Thực thi Đăng ký Quốc tế Nhãn hiệu”(Implementing Measures on the
Madrid International Registration of Mark) [109] do Bộ Công nghiệp và Thƣơng
mại Trung Quốc (SAIC) ban hành, trong đó quy định các điều khoản chi tiết về quy
trình nộp đơn, các tài liệu cần thiết, các điều kiện đối với ngƣời nộp đơn đăng ký
quốc tế nhãn hiệu tại Trung Quốc. Tài liệu “Hướng dẫn bảo hộ nhãn hiệu tại Trung
Quốc”(Guide to trademark protection in China) [71] đề cập tới việc đăng ký nhãn
hiệu theo Thỏa ƣớc Madrid nhƣ một trong những cách thức đạt đƣợc quyền sở hữu

đối với nhãn hiệu ở nƣớc ngoài, bên cạnh cách thức đăng ký theo quy định của
Nhãn hiệu cộng đồng (CTM). Tài liệu này lƣu ý ngƣời nộp đơn Trung Quốc về sự
cần thiết phải sử dụng luật sƣ của nƣớc sở tại trong trƣờng hợp nhãn hiệu theo đơn
đăng ký quốc tế bị từ chối tại quốc gia đƣợc chỉ định. Trong tài liệu “Hướng dẫn về
Sở hữu trí tuệ - Trung Quốc”(Intellectual Property Guide – China) [67], văn phòng
luật sƣ Baker Mc. Kenzie cũng dẫn chiếu Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ là hai điều
ƣớc quốc tế về đăng ký quốc tế nhãn hiệu mà Trung Quốc đã tham gia. Tuy nhiên,
tài liệu [67] không đề cập tới các đặc điểm điều chỉnh pháp lý về đăng ký quốc tế
nhãn hiệu theo hai điều ƣớc này cũng nhƣ các giải pháp khuyến khích sử dụng hiệu
quả hệ thống Madrid.
Tài liệu “Nghiên cứu so sánh Nhật Bản và Mông Cổ về việc bảo hộ nhãn
hiệu theo Nghị định thư Madrid nhằm cải thiện việc bảo hộ nhãn hiệu trong tương
16


lai tại Mông Cổ (A comparative study on trademark protection between Japan and
Mongolia under the Madrit Protocol for future development of Trademark
Protection in Mongolia) [66] của tác giả Badarch Oyuntsetsen so sánh hệ thống quy
phạm pháp luật điều chỉnh việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu giữa Nhật Bản và Mông
Cổ theo Nghị định thƣ Madrid, quy trình nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có
nguồn gốc Nhật Bản và Mông Cổ, quá trình thẩm định đơn có chỉ định Nhật Bản và
Mông Cổ, những sửa đổi trong luật pháp quốc gia để phù hợp với các qui định của
Nghị định Thƣ. Vấn đề sử dụng hiệu quả hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu không
đƣợc đề cập tại tài liệu này. Tài liệu “Các lựa chọn về chính sách nộp đơn nhãn
hiệu liên quan tới Nghị định thư Madrid, Liên minh châu Âu và các Văn phòng
đăng ký quốc gia” (Alternative trademark filing strategies regarding the Madrid
Protocol, the European Union and National Offices) [102] cung cấp các thông tin
về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thƣ trong sự so sánh với việc đăng ký
nhãn hiệu cộng đồng (CTM). Tài liệu [66], [102] chỉ đề cập tới việc đăng ký quốc tế
theo Nghị định thƣ Madrid và cũng chƣa đề cập đến các yếu tố bảo đảm việc sử

dụng hiệu quả hệ thống đăng ký quốc tế theo Nghị định thƣ.
Tài liệu “Các khía cạnh pháp lý và kỹ thuật của việc gia nhập Nghị định thư
Madrid của Nhật Bản và Philipin” (The legal and technical implications of
Japanese and Philipine Accession to the Madrid Protocol) [94] của tác giả Maricris
Jan Tobias đề cập tới một số các khía cạnh pháp lý và kỹ thuật của Thỏa ƣớc
Madrid đối với ngƣời sử dụng tại Nhật Bản và Philipin, so sánh ƣu điểm và nhƣợc
điểm của điều ƣớc này, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, quá trình gia nhập
và sửa đổi luật quốc gia của Nhật Bản khi gia nhập Thỏa ƣớc và những chuẩn bị cần
thiết về mặt pháp lý và kỹ thuật đối với Philipin khi trở thành thành viên của điều
ƣớc này. Tài liệu [94] chƣa làm rõ các vấn đề pháp lý, những nhƣợc điểm cần khắc
phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống Madrid.
Trong nghiên cứu “Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid và
Thỏa ước Madrid: Tiếp cận của Việt Nam trong sự đối chiếu với kinh nghiệm của
Nhật Bản” (International Registration of Trademark under Madrid Protocol &
17


Madrid Agreement: Vietnam’s Approach in reference to the Japanese Experience)
[69], tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật của hệ thống Madrid, những ƣu
điểm và nhƣợc điểm của hệ thống, so sánh và phân tích sự khác biệt giữa Thỏa ƣớc
và Nghị định thƣ, quy trình chung đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu, việc xét
nghiệm đơn tại Văn phòng quốc tế, xử lý đơn tại Cơ quan đăng ký quốc gia tại Nhật
Bản và Việt Nam, các yêu cầu đối với đơn đăng ký quốc tế nói chung và đơn đăng
ký quốc tế có xuất xứ Việt Nam.
Nghiên cứu các công trình, tài liệu, bài viết đã công bố, ở khía cạnh nghiên
cứu lý luận, có thể thấy rằng, về mặt số lƣợng, các công trình nghiên cứu tƣơng đối
nhiều, đề cập đến hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở các góc độ và ở những mức
độ khác nhau. Tuy nhiên, một số những vấn đề lý luận, một số khái niệm cơ bản về
đăng ký quốc tế cần đƣợc phân tích và hoàn chỉnh, các nguyên tắc và quy trình cơ
bản cần đƣợc hệ thống hóa, các ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống cần đƣợc đánh

giá khách quan từ góc độ của các đối tƣợng sử dụng, nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực tiễn và hiệu quả sử dụng hệ thống đăng
ký quốc tế nhãn hiệu tại một số Thành viên
Ở nƣớc ngoài, việc nghiên cứu thực tiễn và hiệu quả sử dụng hệ thống đăng
ký quốc tế nhãn hiệu phần lớn chỉ đƣợc thể hiện dƣới các bài viết trên tạp chí, trang
web, trong các hội thảo, hội nghị và chủ yếu chỉ cung cấp các thông tin ngắn gọn,
xúc tích về các công việc mà các Thành viên của hệ thống đã tiến hành để thực thi
điều ƣớc quốc tế, những thuận lợi và khó khăn của ngƣời sử dụng, những kết quả
đạt đƣợc và một số thách thức của thành viên khi đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo
Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ.
Dƣới đây là một số nghiên cứu đề cập tới thực tiễn và hiệu quả sử dụng hệ
thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở các Thành viên.
Tài liệu “Báo cáo thường niên – Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu” (Madrid
Yearly Review – International registration of Mark) [141] của WIPO là tài liệu
18


chính thức, cập nhật và đầy đủ nhất về tình hình đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo
Thỏa ƣớc và Nghị định thƣ Madrid. Việc sử dụng hệ thống Madrid đƣợc thống kê
dƣới các góc độ khác nhau: đăng ký quốc tế theo nƣớc xuất xứ, theo quốc gia đƣợc
chỉ định, theo nhóm sản phẩm và dịch vụ; từ chối đăng ký quốc tế theo quốc gia
đƣợc chỉ định; gia hạn, chuyển nhƣợng; lệ phí và phân bổ cho các quốc gia; lƣợng
đơn đăng ký của thành viên; số lƣợng thành viên của hệ thống. Những thay đổi về
thành viên, qui định pháp luật của hệ thống và các chủ đề thảo luận của Nhóm làm
việc về các vấn đề pháp lý của hệ thống trong thời gian tiếp theo cũng đƣợc đề cập
trong tài liệu này. Tuy nhiên, tài liệu [141] không phân tích những khó khăn, cản trở
mà ngƣời sử dụng hệ thống gặp phải, những nhƣợc điểm của hệ thống cần khắc
phục, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống.
Tài liệu “Nghiên cứu về việc gia nhập hệ thống Madrid về Đăng ký quốc tế

Nhãn hiệu” (Study on Accession to the Madrid System for the International
Registration of Marks) [68] của tác giả Barbara Bennett đề cập tới việc gia nhập và
áp dụng hệ thống Madrid tại một số quốc gia: Mông Cổ, Hàn Quốc, Singapo, Thổ
Nhĩ Kỳ và Việt Nam, những thách thức và ràng buộc khi gia nhập hệ thống, các
công việc chủ yếu mà Cơ quan đăng ký quốc gia tiến hành trƣớc và sau khi trở
thành thành viên, những tác động khi áp dụng hệ thống Madrid tới từng quốc gia
thành viên và nhóm ngƣời sử dụng hệ thống, các biện pháp thúc đẩy việc sử dụng
hiệu quả hệ thống. Tài liệu [68] đề cập tới tình hình thực tế ở một số thành viên,
song chƣa phản ánh đầy đủ và khách quan việc sử dụng hệ thống tại các thành viên
do mỗi thành viên chỉ có 1 đại diện, phần lớn từ Cơ quan đăng ký, trả lời phiếu hỏi.
Tài liệu “Kinh nghiệm của Nhật Bản khi gia nhập và sử dụng hệ thống
Madrid” (Japan’s experience in joing and using Madrid system) [138] của WIPO
đề cập kinh nghiệm của Nhật Bản, những thuận lợi và khó khăn khi gia nhập Nghị
định thƣ, tác động tích cực của việc hài hòa luật pháp quốc gia với điều ƣớc quốc tế
nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng hệ thống Madrid. Tuy nhiên, những giải pháp
đƣợc đề cập trong tài liệu [138] chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu nâng cao hiệu

19


×