Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.13 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ THU

TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ THU

TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2013



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 2
5. Bố cục đề tài ........................................................................................ 2
6. Tổng quan tài liệu ................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN 9
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN.............. 9
1.1.1. Lịch sử hình thành sản phẩm bao thanh toán ............................... 9
1.1.2. Khái niệm bao thanh toán và các loại hình bao thanh toán........10
1.1.3. Lợi ích của bao thanh toán..........................................................14
1.1.4. Rủi ro của hoạt động bao thanh toán ..........................................17
1.1.5. Quy trình thực hiện bao thanh toán ............................................19
1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN ......22

1.2.1. Nhu cầu thị trường......................................................................22
1.2.2. Hệ thống pháp luật liên quan......................................................23
1.2.3. Năng lực kinh doanh của đơn vị thực hiện bao thanh toán ....25
1.2.4. Chính sách đối với dịch vụ bao thanh toán ................................28
1.2.5. Đối thủ cạnh tranh ......................................................................29
1.2.6. Các điều kiện khác......................................................................29
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BTT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA...........................................................................................30
1.3.1. Tình hình hoạt động bao thanh toán trên thế giới.......................30
1.3.2. Tình hình chung thực hiện nghiệp vụ BTT tại Việt Nam...........32


1.3.3. Rút ra bài học kinh nghiệm triển khai dịch vụ bao thanh toán tại
Việt Nam...............................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 35
CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG .............................................................................................................37
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG .......................................................................................37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của TCB Đà Nẵng................37
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Techcombank Đà Nẵng .................38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Techcombank Đà Nẵng ..................39
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank ĐN thời gian
qua..........................................................................................................42
2.2. KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BTT TẠI TCB ĐN ..............44
2.2.1. Phân tích nhu cầu thị trường đối với dịch vụ BTT tại Đà Nẵng 44
2.2.2. Về môi trường pháp lý đối với sản phẩm BTT...........................49
2.2.3. Về năng lực kinh doanh ..............................................................55
2.2.4. Chính sách của Techcombank đối với dịch vụ Bao thanh toán..61

2.2.5. Đối thủ cạnh tranh.......................................................................70
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ
BTT TẠI CHI NHÁNH TCB ĐÀ NẴNG ......................................................73
2.3.1. Thuận lợi .....................................................................................73
2.3.2. Khó khăn ....................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH
TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG.......................................................................................79


3.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN
TẠI TCB ĐÀ NẴNG ......................................................................................79
3.2. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CHI
NHÁNH TCB ĐÀ NẴNG ..............................................................................80
3.2.1. Kế hoạch triển khai dịch vụ bao thanh toán tại TCB ĐN...........80
3.2.2. Một số giải pháp thực hiện triển khai dịch vụ BTT tại TCB Đà
Nẵng......................................................................................................82
3.3. KIẾN NGHỊ .............................................................................................93
3.3.1. Kiến nghị Hội sở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam........93
3.3.2. Kiến nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam..................................95
3.3.3. Kiến nghị chính phủ....................................................................97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 101
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI CỦA LUẬN VĂN (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Doanh số bao thanh toán trên thế giới 2006 - 2012

30

1.2

Doanh số bao thanh toán của các châu lục trên thế

31

giới từ 2006-2012
1.3

Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam từ 2005-2012

33

1.4

Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á

33


2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của TCB ĐN qua các

42

năm 2010-2012
2.2

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng

45

2.3

Tỷ lệ hiểu biết dịch vụ BTT

46

2.4

Lý do chưa biết đến dịch vụ BTT

46

2.5

Phương tiện để nhận biết BTT

47


2.6

Lý do chưa sử dụng đến dịch vụ BTT

47

2.7

Hình thức tín dụng thường dùng

48

2.8

Mong muốn sử dụng dịch vụ BTT

48

2.9

Hình thức tư vấn dịch vụ BTT

49

2.10

Tỷ lệ nợ xấu của TCB VN

50


2.11

Tỷ lệ nợ xấu của TCB ĐN

51

2.12

Hệ số an toàn vốn qua các năm 2010, 2011, 2012

52

2.13

Một số chỉ tiêu tài chính của TCB qua các năm 2010-

55

2012
2.14

Một số chỉ tiêu tài chính của TCB ĐN các năm 2010-

56

2012
2.15

Nhân sự của TCB theo độ tuổi, theo trình độ chuyên

môn

57


2.16

Danh mục các điểm giao dịch của TCB tại Đà Nẵng

60

2.17

Số lượng khách hàng doanh nghiệp của TCB

61

2.18

Số lượng khách hàng của TCB Đà Nẵng năm 2012

61

2.19

Phí và lãi suất BTT tại các NHTM năm 2012

71

2.20


Các NH có cung cấp dịch vụ BTT

72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của TCB ĐN

43

biểu đồ
2.1

qua 3 năm 2010, 2011, 2012
2.2

Biểu đồ diễn biến số dư nợ xấu tại TCB VN

51

2.3

Biểu đồ một số chỉ tiêu tài chính của TCB ĐN các năm


56

2010-2012

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Hệ thống một đơn vị bao thanh toán

19

1.2

Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán

20

2.1

Mô hình cơ cấu tổ chức của TCB ĐN

39


2.2

Quy trình bao thanh toán nội địa của TCB

67

2.3

Quy trình bao thanh toán xuất khẩu của TCB

68


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTT

: Bao thanh toán

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐN

: Đà Nẵng

ĐVT

: Đơn vị tính

FCI


: Tổ chức bao thanh toán quốc tế

KPT

: Khoản phải thu

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TCB

: Techcombank

TMCP

: Thương mại cổ phần


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2006, mở ra rất nhiều cơ hội giao
thương kinh tế. Các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam
ngày một sâu rộng hơn. Do vậy, việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản

phẩm của mình là một thách thức đối với các ngân hàng trong nước nhằm gia
tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Nhận thức được điều
đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã đưa vào áp dụng
sản phẩm tài chính mới, trong đó có dịch vụ bao thanh toán. Bao thanh toán
đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã đem lại lợi ích to lớn trong thương mại.
TCB đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế
(FCI) từ cuối tháng 4/2005. Tuy nhiên, tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Kỹ thương – Chi nhánh Đà Nẵng, vẫn chưa triển khai thực hiện dịch vụ bao
thanh toán do nhiều nguyên nhân. Nếu thực hiện triển khai dịch vụ bao thanh
toán thành công, thì đây chính là sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp, cho chính ngân hàng và cho nền kinh tế. Vì vậy tôi chọn vấn đề
“Triển khai dịch vụ bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam –
Chi nhánh Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu : Cơ sở lý luận về nghiệp vụ bao thanh
toán của NHTM và tình hình thực hiện bao thanh toán của các nước trên thế
giới trong thời gian qua, đánh giá thực trạng dịch vụ bao thanh toán tại Việt
Nam trong thời gian qua. Đánh giá khả năng triển khai dịch vụ bao thanh toán
và tìm hiểu, phân tích những thuận lợi và khó khăn triển khai nghiệp vụ Bao
thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt
Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Qua đó, đề xuất giải pháp để triển khai dịch vụ


2

bao thanh toán tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam– Chi
nhánh Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn triển khai dịch vụ BTT tại Ngân

hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a.Về nội dung
Luận văn nghiên cứu về dịch vụ bao thanh toán mà TCB đang triển
khai và nhận định khả năng cùng giải pháp nhằm triển khai dịch vụ bao thanh
toán tại Chi nhánh TCB Đà Nẵng.
b.Về thời gian
Luận văn thực hiện nghiên cứu nhận định khả năng triển khai dịch vụ
bao thanh toán và phân tích những thuận lợi và khó khăn khi triển khai dịch
vụ bao thanh toán tại thời điểm thực hiện luận văn năm 2012. Bên cạnh đó,
luận văn tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện bao thanh toán của các nước
trên thế giới và Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2012.
c.Về không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu triển khai dịch vụ bao thanh toán tại
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương
pháp: diễn giải và quy nạp, các phương pháp thống kê mô tả và tổng hợp để
phân tích, nhận định, đánh giá và đề xuất.
5. Bố cục đề tài
Bố cục của luận văn được trình bày thành ba phần như sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về dịch vụ bao thanh toán


3

Chương 2: Khả năng triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

6. Tổng quan tài liệu
- Kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến luận văn nghiên
cứu, theo tìm kiếm tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng có tác giả Phan
Quang Tuấn (2012), “Giải pháp triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam”.
Đề tài trên được nghiên cứu trong bối cảnh ngành Ngân hàng đang hoạt
động trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Chi nhánh Vietcombank
Quảng Nam đã triển khai dịch vụ Bao thanh toán từ năm 2009 nhưng chưa đạt
được hiệu quả mong muốn. Do đó, đề tài trên tập trung nghiên cứu
Vietcombank Quảng Nam đã gặp những khó khăn gì khi triển khai và đưa ra
giải pháp để triển khai hiệu quả.
Trong chương 1, đề tài tập trung làm rõ các vấn đề về dịch vụ bao
thanh toán của Ngân hàng thương mại. Trong đó, giới thiệu về dịch vụ ngân
hàng và tổng quan về dịch vụ bao thanh toán. Đề tài đã nêu ra các khái niệm,
chức năng và các hình thức bao thanh toán chủ yếu; quy trình thực hiện bao
thanh toán phổ biến, các rủi ro phát sinh từ hoạt động bao thanh toán; lợi ích
của bao thanh toán và lợi thế so với một số sản phẩm ; các điều kiện triển khai
dịch vụ bao thanh toán. Đề tài cũng đã sơ lược về hoạt động bao thanh toán
trên thế giới và kinh nghiệm phát triển.
Trong chương 2, đề tài đã trình bày thực trạng triển khai dịch vụ bao
thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng
Nam. Chi nhánh Vietcombank Quảng Nam đã triển khai dịch vụ này từ năm
2009 và được Hội sở giao chỉ tiêu số dư Bao thanh toán là 100.000 USD


4

nhưng vẫn chưa đạt được kết quả, chưa có một giao dịch nào về bao thanh
toán. Và chỉ ra một số nguyên về phía nhà nước, nguyên nhân về phía
Vietcombank Hội sở, nguyên nhân về phía Vietcombank Quảng Nam, nguyên

nhân về phía doanh nghiệp.
Trong chương 3, đề tài đã đưa ra một số các giải pháp để triển dịch vụ
bao thanh toán tại Chi nhánh Vietcombank Quảng Nam. Bao gồm điều chỉnh
mô hình tổ chức hoạt động bao thanh toán tại chi nhánh, thành lập bộ phận
chuyên trách thuộc phòng quan hệ khách hàng; xây dựng đội ngũ nhân viên
đủ về số lượng và chất lượng phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ bao thanh
toán; các giải pháp liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ bao thanh toán
cho khách hàng (quy trình thực hiện, thẩm định, kiểm soát khách hàng); chính
sách ưu đãi đối với khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán; giải pháp thu
hút khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán. Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra
một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Vietcombank Việt Nam; kiến
nghị đối với Nhà nước.
Như vậy, thông qua tài liệu nêu trên, luận văn nghiên cứu đang đề cập
có thể kế thừa những nội dung đã được nghiên cứu về lý thuyết, bổ sung thêm
phần lịch sử hình thành bao thanh toán; bổ sung nghiên cứu tình hình hoạt
động bao thanh toán trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua giai đoạn
2006 - 2012. Nghiên cứu triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Chi nhánh
Techcombank Đà Nẵng. Địa bàn Quảng Nam và Đà Nẵng cũng có những
điều kiện tương đối giống nhau. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai
dịch vụ có thể tương đồng nhau. Do vậy, vẫn có thể kế thừa từ tài liệu trên.
Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ thêm về những điều kiện thuận lợi và khó
khăn tại Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng, nhận định về khả năng triển khai
dịch vụ bao thanh toán. Về nhóm các giải pháp, Chi nhánh Techcombank ĐN
chưa từng triển khai dịch vụ này nên đề tài nghiên cứu sẽ triển khai theo


5

hướng thử nghiệm dịch vụ trước khi thương mại hóa dịch vụ. Trên cơ sở
nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn, phần giải pháp sẽ cố gắng phát huy

những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn và từ đó có những
khó khăn không phải tự bản thân Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng có thể
giải quyết được. Do đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Hội sở
Techcombank Việt Nam, đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với chính phủ
nhằm khắc phục những khó khăn sẽ gặp phải khi các Ngân hàng triển khai
dịch vụ bao thanh toán và nhằm thúc đẩy dịch vụ bao thanh toán có nhiều tiện
ích phát triển hơn nữa trong tương lai.
- Bài báo “ Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài
trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTM ở Việt
Nam” của Huỳnh Thị Hương Thảo đăng trên Tạp chí Ngân hàng (Số 19
và 20/2008)
Bài viết nêu ra nguyên nhân khiến các NH còn dè dặt đối với sản phẩm
này mặc dù sản phẩm này được giới chuyên môn đánh giá cao. Và nêu ra một
số tồn tại khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam. Tồn tại về
khung pháp lý chưa hoàn chỉnh gồm định nghĩa bao thanh toán là hình thức
cấp tín dụng đã làm lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ này, sự nhập nhằng
trong khái niệm bao thanh toán, giữa cấp tín dụng và mua lại khoản phải
thu...; khái niệm bao thanh toán còn khá mới tại Việt Nam; chi phí cao gây e
ngại cho các doanh nghiệp; sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối
với khách hàng, tại Việt Nam vẫn coi trọng tài sản đảm bảo; trình độ hiểu biết
về luật pháp, điều ước và tập quán quốc tế vẫn còn là trở ngại; Quan hệ với thị
trường nước ngoài còn hạn chế. Bên cạnh việc đưa ra các vấn đề tồn tại, bài
vcác tổ chức
tín dụng không gặp phải lúng túng khi thực hiện. Điều này sẽ giúp cho các
đơn vị BTT có sự hạch toán đồng nhất trong cùng một khoản mục kế toán,
tạo điều kiện cho các cơ quan ban ngành dễ dàng thực hiện công việc kiểm
soát đối với nghiệp vụ BTT.
c. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng CIC
Hiện nay, các doanh nghiệp đều chưa có thói quen công khai thông tin
tài chính của mình. Chưa thực hiện kiểm toán độc lập mà chỉ thực hiện khi có

yêu cầu của cơ quan nhà nước. Đối với nghiệp vụ tài trợ vốn nói chung và bao
thanh toán nói riêng, việc thẩm định khách hàng, thẩm định người mua người
bán là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các nguồn thông tin hiện nay chưa đáng


97

tin cậy và thiếu gây không ít khó khăn cho NH và các bên liên quan, dẫn đến
rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Để hạn chế được rủi ro
này, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nước đề xuất NHNN đề trình
lên chính phủ ban hành quyết định bắt buộc đối với các doanh nghiệp có thực
hiện nhận tài trợ, vay vốn tại NH cần thực hiện niêm yết thông tin tại CIC và
công khai Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán tại CIC.
Ngoài ra, cần phải hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng CIC trở
thành kênh thông tin đa dạng, đầy đủ và chất lượng trong việc cung cấp thông
tin khách hàng. Trung tâm này có thể cung cấp thông tin về ngành nghề, địa
chỉ doanh nghiệp, tình hình tài chính, lịch sử thanh toán các khoản vay, mức
độ tín nhiệm của người đi vay, xếp hạng tín dụng, tài sản đảm bảo,…nhằm
giúp các ngân hàng có thêm thông tin để thẩm định khách hàng vay vốn.
d. Thành lập Hiệp hội bao thanh toán Việt Nam
NHNH nên thành lập hiệp hội bao thanh toán Việt Nam trong thời gian
sớm nhất. Hiệp hội bao thanh toán có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện cũng
như bảo vệ các đơn vị BTT. Đồng thời, Hiệp hội Bao thanh toán sẽ xây dựng
website riêng và cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động bao thanh toán, giúp
cho các doanh nghiệp và cá nhân có thể tìm hiểu về hoạt động bao thanh toán.
3.3.3. Kiến nghị chính phủ
- Quy định về quản lý rủi ro trong nghiệp vụ BTT. Một trong những
nghiệp vụ mà NH có thể sử dụng để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động
đó là việc sử dụng các công cụ bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam
hiện nay, các công cụ hỗ trợ cho BTT chưa được triển khai áp dụng. Nhằm

làm giảm rủi ro cho tổ chức BTT khi áp dụng dịch vụ, Chính phủ cần ban
hành các quy định về việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro trong BTT,
cho phép các công ty bảo hiểm thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm BTT.
- Chính phủ cần ban hành các quy định bắt buộc các DN thực hiện


98

kiểm toán nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của các Ngân hàng.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử để các
NHTM có khả năng triển khai BTT điện tử như một số quốc gia đã thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với khả năng đáp ứng được các điều kiện để triển khai sản phẩm BTT
đã được nghiên cứu ở chương 2, trong chương 3 luận văn đã đề xuất những
giải pháp để có thể triển khai thành công sản phẩm này tại TCB ĐN nhằm
mục tiêu đa dạng hóa danh mục sản phẩm, gia tăng lợi nhuận cho TCB ĐN và
mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các nhóm
giải pháp thực hiện triển khai dịch vụ BTT tại TCB ĐN được triển khai thực
hiện ở hai giai đoạn với những mục tiêu cụ thể gắn với từng giai đoạn cụ thể.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị đến Hội sở nhằm
hoàn thiện hơn về quy trình, chính sách đối với dịch vụ BTT, và đề xuất một
số kiến nghị đến Ngân hàng nhà nước Việt Nam và đến Chính phủ nhằm
hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật liên quan đến sản phẩm bao thanh toán
nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ BTT tại Việt Nam nói chung
và việc triển khai dịch vụ BTT của TCB ĐN nói riêng .


99


KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn và hoạt động tài trợ của các
ngân hàng như hiện nay, hàng tồn kho của doanh nghiệp không bán được,
các khoản phải thu khó thu hồi, đơn đặt hàng giảm, lòng tin của các doanh
nghiệp với các đối tác giảm dần. Hầu hết, các doanh nghiệp đều gặp rất
nhiều khó khăn, trong đó có cả việc doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn để
cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh vượt qua giai đoạn khủng hoảng khó
khăn nhưng không được đáp ứng đầy đủ. Việc triển khai dịch vụ bao thanh
toán tại chi nhánh TCB ĐN có thể cung ứng cho doanh nghiệp một lượng
vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp
doanh nghiệp giải phóng bớt hàng tồn kho nhờ chính sách bán hàng trả chậm
và giảm áp lực về việc thu hồi công nợ phải thu cho doanh nghiệp do đã có
đơn vị BTT thực hiện. Việc triển khai sản phẩm dịch vụ này cũng đồng thời
giúp cho TCB ĐN có thêm được nhiều thuận lợi như mở rộng đối tượng
khách hàng trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, gia tăng được lợi
nhuận, tăng trưởng tín dụng.
TCB ĐN về cơ bản đã đáp ứng được các điều kiện để có thể triển khai
dịch vụ BTT. TCB ĐN có một thị trường rộng lớn để khai thác sản phẩm
dịch vụ BTT mà chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh triển khai và phát triển sản
phẩm này. Năng lực kinh doanh (bao gồm cả năng lực về tài chính, về nhân
sự, về cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng, về mạng lưới, về khách hàng và
quan hệ đối tác ) của TCB ĐN cũng tương đối tốt, đủ khả năng để triển khai
dịch vụ BTT. TCB ĐN cũng đã có được chính sách BTT tương đối hoàn
chỉnh, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về BTT cũng là thuận lợi
để có thể triển khai BTT. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, TCB ĐN cần
phải khắc phục được các khó khăn và các hạn chế khác để việc triển khai


100


dịch vụ mới này thành công. Luận văn đã phân tích rõ thực trạng của TCB
ĐN và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp triển khai hiệu quả dịch vụ Bao
thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà
Nẵng.


101

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Cục thống kê Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[2] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB
thống kê, Hà Nội.
[3] Ngân hàng TMCP Techcombank Việt Nam (2012), Quy chế hoạt động
bao thanh toán của NH TMCP Kỹ thương Việt Nam, Hà Nội.
[4] Ngân hàng TMCP Techcombank Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên
của TCB, Hà Nội.
[5] Đặng Thị Nhàn (2007), Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán và
Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế , NXB thống kê, Hà Nội.
[6] Nguyễn Hà Phương (2012), “ Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Viện chiến lược Ngân
hàng, Hà Nội.
[7] Nguyễn Thị Hương Thảo (2008), “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán
trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại
các NHTM ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 19 và 20 năm 2008,
Hà Nội.
[8] Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định 1096/2004/QĐNHNN, Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động bao
thanh toán, Hà Nội.
[9] Nguyễn Xuân Trường (2006), “Bao thanh toán - Một dịch vụ tài chính đầy
triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 7

năm 2006, Hà Nội.
[10] Phan Quang Tuấn (2012), Giải pháp triển khai dịch vụ bao thanh toán
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng
Nam, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.


102

Tiếng Anh
[11] Leora Klapper (2006), “The role of factoring for financing small and
medium enterprises”, Journal of Banking & Finance, USA
[12] Marie H. R. Bakker, Leora Klapper, Gregory F.Udell (2004), “Financing
small and medium-size Enterprises with factoring: global growth in
factoring and its potential in Eastern Europe”, World Bank,
Washington D.C.
Website
[13] www.factors-chain.com
[14] www.ctk.danang.gov.vn
[15] www.techcombank.com.vn


PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Kính gửi: Quý Công ty
Tôi tên là Võ Thị Thu, hiện đang thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài “Triển
khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh
Đà Nẵng” theo Quyết định của Đại học Đà Nẵng.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chào trân trọng đến Quý Công ty và mong muốn Quý Công ty
ngày càng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Tôi rất mong Quý Công ty dành chút ít thời gian để cho ý kiến của mình về vấn đề tôi đang

nghiên cứu bằng cách trả lời bảng câu hỏi dưới đây (theo tuỳ chọn có sẵn). Tôi xin cam kết sẽ bảo
đảm an toàn tuyệt đối bí mật thông tin của Quý Công ty. Mọi thông tin chỉ được sử dụng cho mục
đích nghiên cứu và tham khảo trong phạm vi đề tài.
Phần A: Thông tin về Công ty
Tên Công ty:............................................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................................
Loại hình doanh nghiệp:..........................................................................................................
Hoạt động kinh doanh chính:..................................................................................................
................................................................................................................................................
Tên và chức danh của người trả lời bảng câu hỏi:
Họ và tên:.............................................................................................................................
Chức danh:............................................................................................................................
Phần B: Nội dung
Đề nghị Quý Ông/Bà vui lòng trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu dấu chéo (S)vào ô trống
(

) mà Quý Ông/Bà lựa chọn:

1. Quý Công ty có biết đến dịch vụ bao thanh toán do các Ngân hàng cung cấp hiện nay không?


Không (nếu chọn “không” xin chuyển đến câu 10)

2. Quý Công ty biết đến dịch vụ bao thanh toán qua các phương tiện nào sau đây:
Phương tiện thông tin đại chúng (internet, báo chí...)
Tham gia hội thảo do các ngân hàng tổ chức
Nhân viên ngân hàng giới thiệu
Phương tiện khác..................................................................
3. Các Ngân hàng hiện có cung cấp dịch vụ bao thanh toán mà Quý Công ty biết:
Techcombank

Vietcombank


ACB
STB
OCB
Ngân hàng khác.........................................................................
4. Lợi ích của dịch vụ bao thanh toán so với các hình thức tài trợ khác ?
Không cần tài sản đảm bảo

Đúng

Tài trợ vốn lên đến 80% khoản phải thu

Sai
Đúng

Sai

Ngân hàng cung cấp dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp

Đúng

Sai

Đảm bảo an toàn khi người mua thanh toán chậm

Đúng

Sai


5. Quý công ty đã sử dụng dịch vụ bao thanh toán chưa ?
Đã sử dụng

Chưa sử dụng (nếu chọn “chưa” xin chuyển đến câu 9)

6. Quý Công ty đang sử dụng dịch vụ bao thanh toán của Ngân hàng nào sau đây:
Techcombank
Vietcombank
ACB
STB
OCB
Ngân hàng khác..............................................................................................
7. Quý Công ty có sử dụng thường xuyên dịch vụ bao thanh toán do các Ngân hàng cung cấp
hay không?
Rất hiếm khi

Hiếm khi

Thường xuyên

Rất thường xuyên

8. Đánh giá của Quý Công ty về chất lượng dịch vụ bao thanh toán do các Ngân hàng cung
cấp?
Nội dung
1. Kỹ năng của nhân viên
Thái độ phục vụ của nhân viên
Kiến thức của nhân viên về dịch vụ Bao thanh toán
Khả năng đưa ra giải pháp hợp lý cho khách hàng

Tốc độ giải quyết yêu cầu của khách hàng
2. Chất lượng dịch vụ
Các thông tin cần thiết về dịch vụ Bao thanh toán
Sự hấp dẫn của dịch vụ Bao thanh toán
Mức phí bao thanh toán cạnh tranh
Quy trình, thủ tục của dịch vụ Bao thanh toán
3. Mức độ hài lòng tổng thể của quý khách
(Chuyển đến câu 11)

Hoàn
toàn
không
hài lòng

Không
hài
lòng

Bình
thường

Hài
lòng

Rất
hài
lòng


9. Tại sao Quý Công ty chưa sử dụng dịch vụ bao thanh toán do các Ngân hàng cung cấp?

Chưa có hiểu biết rõ về dịch vụ này
Thủ tục phức tạp
Chi phí cao
Lý do khác........................................................................
(Chuyển đến câu 11)
10. Quý Công ty vui lòng cho biết lý do vì sao không biết đến dịch vụ Bao thanh toán
Chưa nghe qua về dịch vụ này
NH đang quan hệ chưa giới thiệu sản phẩm này
Lý do khác........................................................................
11. Hình thức tín dụng nào sau đây của Ngân hàng mà Quý Công ty sử dụng khi cần huy động
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ?
Vay vốn ngắn hạn thông thường
Chiết khấu bộ chứng từ
Bao thanh toán
12. Lý do mà Quý Công ty không muốn thực hiện chuyển khoản nợ phải thu thành vốn để sản
xuất kinh doanh thông qua hình thức sử dụng dịch vụ bao thanh toán ?
Không cần ngay vốn để sản xuất kinh doanh
Không biết đến dịch vụ bao thanh toán

Đúng
Đúng

Sai
Sai

13. Sau khi tìm hiểu một số thông tin về dịch vụ bao thanh toán của Techcombank Đà Nẵng
(đính kèm Phiếu khảo sát), Quý công ty có mong muốn sử dụng dịch vụ này trong thời gian
tới không?



Không

Cần tìm hiểu chi tiết hơn

14. Quý Công ty mong muốn Ngân hàng tư vấn dịch vụ Bao thanh toán qua hình thức nào ?
Hội thảo
Tư vấn giới thiệu trực tiếp
Khác......................................
15. Quý Công ty có ý kiến đóng góp nào khác cho Bảng khảo sát này không?
...........................................................................................................................................
Trân trọng cảm ơn Quý Công ty đã dành thời gian để hoàn thành phiếu khảo sát này !


Phụ lục kèm theo Phiếu khảo sát
BAO THANH TOÁN
Giải pháp thanh toán toàn diện đảm bảo an toàn ngay cả khi bán hàng trả chậm
Bao thanh toán là giải pháp thanh toán toàn diện cho doanh nghiệp có nhu cầu ứng trước cho
khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu có phương thức thanh toán trả chậm.
Techcombank sẽ đảm bảo an toàn cho tài chính của nhà cung cấp thông qua quản lý các khoản
phải thu và dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp.
Lợi ích khi Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm Bao thanh toán
- Tỉ lệ ứng trước cao: Ứng trước tới 80% trị giá khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu
trả chậm căn cứ trên hóa đơn chứng từ giao dịch
- Dịch vụ thu hộ chuyên nghiệp: Ngân hàng quản lý sổ sách về các khoản phải thu cho khách
hàng và thực hiện dịch vụ thu hộ cho doanh nghiệp
- Đảm bảo an toàn tài chính do thanh toán chậm: Giảm thiểu rủi ro khách hàng không được
người mua thanh toán khi xuất khẩu theo phương thức T/T trả sau
Điều kiện sử dụng đối với Doanh nghiệp
- Có nhu cầu ứng trước cho khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu có phương thức
thanh toán T/T trả chậm (thanh toán chuyển tiền bằng điện) không quá 180 ngày, trên cơ sở có

bảo lãnh thanh toán của Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu nước ngoài
- Có nhu cầu được ngân hàng bảo đảm rủi ro không thanh toán của người mua và quản lý các
khoản phải thu và dịch vụ thu hộ
BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU SANG MỸ VÀ CANADA
Giải pháp tài chính an toàn để mở rộng thị trường
Mỹ và Canada là hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Người mua ở thị trường này thường
yêu cầu thanh toán theo phương thức thanh toán trả chậm hoặc D/A. Điều này sẽ khiến các nhà
xuất khẩu lo lắng vì khả năng rủi ro tài chính, nhất là khi chưa hiểu rõ hoạt động kinh doanh của
đối tác.
Trên cơ sở đó, Techcombank đã phát triển sản phẩm Bao thanh toán xuất khẩu sang Mỹ và Canada
để cung cấp cho nhà xuất khẩu các dịch vụ: Ứng trước tiền dựa trên trị giá khoản phải thu, Quản lý
khoản phải thu và Thu hộ.
Đối tượng
• Nhà xuất khẩu Việt nam sang thị trường Mỹ và Canada.
• Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trả chậm (T/T trả chậm) hoặc D/A.
Lợi ích của Doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm Cho vay SXKD:
• Được Techcombank ứng trước tiền hàng với tỉ lệ lên đến 90%


×