Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

PHÂN TÍCH CHẾ độ tài CHÍNH của DNBH VIỆC TRÍCH lập các QUỸ dự PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 61 trang )


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 : DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM ............. 5
1. Doanh thu của DNBH ....................................................................................................... 5
1.1.

Khái niệm .................................................................................................................... 5

1.2.

Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm ............................................................ 5

1.3. Doanh thu hoạt động tài chính: ................................................................................... 6
1.4. Thu nhập hoạt động khác: ........................................................................................... 6
1.5.

Nguyên tắc xác định ................................................................................................... 7

2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI. ....... 10
2.1. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. .................................. 10
2.2. Nguyên tắc xác định chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài 11
CHƯƠNG 2: VIỆC TRÍCH LẬP CÁC QUỸ TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM ....... 12
1. QUỸ DỰ TRỮ ................................................................................................................. 12
1.1.

Quỹ dự trữ bắt buộc ................................................................................................ 12

1.2.

Quỹ dự trữ không bắt buộc..................................................................................... 12



2. QUỸ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ ................................................................................... 12
2.1.

Khái niệm .................................................................................................................. 12

2.2.

Phân loại.................................................................................................................... 13

2.3.

Cách thức tính dự phòng nghiệp vụ ....................................................................... 15

3. QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM ............................................................... 16
3.1.

Khái niệm .................................................................................................................. 16

3.2.

Nguyên tắc quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ......................................... 16

3.3.

Nguồn hình thành Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ........................................... 17

3.4.

Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ........................................ 17


3.5. Thủ tục chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ( theo điều 108 NĐ
73/2016) ............................................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 37
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VỐN .......................................................... 37
1.1.

Vốn đầu tư ................................................................................................................ 37


1.2.

Vai trò của hoạt động đầu tư bảo hiểm.................................................................. 38

1.3.

Nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm .................................................... 38

2. ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ................................................................ 40
2.1.

Định nghĩa................................................................................................................. 40

2.2.

Đầu tư trong nước .................................................................................................... 40

3. ĐẦU TƯ VỐN NHÀN RỖI TỪ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM ................ 43
3.1.


Định nghĩa................................................................................................................. 43

3.2.

Trường hợp được đầu tư ......................................................................................... 43

4. NHẬN XÉT ..................................................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHẰM ĐẢM BẢO
KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ XỬ LÝ KHI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM RƠI VÀ
TRƯỜNG HỢP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN ........................................................... 47
1. Trách nhiệm nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm ..... 47
1.1.

Quy định về nguyên tắc hoạt động bảo hiểm: ....................................................... 47

1.2.

Quy định về đảm bảo yêu cầu về tài chính: ............................................................. 48

2. Xử lý khi Doanh nghiệp Bảo hiểm rơi vào trường hợp mất khả năng thanh toán. . 51
2.1.

Quy định về khả năng thanh toán: MỤC 4 NĐ 73/2016 ........................................ 51

2.2.

Khôi phục khả năng thanh toán: Điều 67 NĐ 73/2016 .......................................... 53

CHƯƠNG 5: TỈ LỆ XÁC ĐỊNH TIỀN HOA HỒNG MÔI GIỚI VÀ CƠ SỞ CHI TRẢ
TIỀN HOA HỒNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM .......................................................................... 54

1. Hoa hồng đại lý bảo hiểm: ................................................................................................ 55
2. Hoa hồng môi giới bảo hiểm:.......................................................................................... 58
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................................................... 60


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước sang một thời kỳ phát triển mới.
Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn cho
đất nước. Nhiều lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh, đời sống nhân dân cũng ngày càng được nâng
cao. Trong quá trình phát triển đó, bảo hiểm đã và đang chứng minh được vai trò tích cực của
mình đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung. Đồng
thời, bảo hiểm cũng đã trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút rất
nhiều lao động.
Ngành bảo hiểm nước ta mới thực sự bắt đầu phát triển từ cách đây khoảng 10 năm khi
thế độc quyền kinh doanh bảo hiểm được xoá bỏ theo nghị định 100 CP được Chính phủ ban
hành ngày 18/12/1993. Kể từ đó đến nay, ngành bảo hiểm đã có những bước tiến đáng kể và nếu
được phát triển đúng hướng, ngành sẽ góp phần rất tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước trong thế kỷ mới. Việc tìm hiểu thực trạng tình hình kinh doanh bảo hiểm ở
Việt Nam để từ đó, đưa ra được những giải pháp nhằm phát triển ngành bảo hiểm trong giai đoạn
tới là rất cần thiết.

Nhận thức rõ được được điều đó, việc phân tích chế độ tài chính của doanh nghiệp
bảo hiểm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp cho không chỉ các
doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt tình hình hoạt động của mình mà còn có những
khách hàng – những người có khá ít thông tin về về các doanh nghiệp này có một
cái nhìn đầy đủ hơn về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, bài tiểu luận
sau đây sẽ nêu lên các đặc điểm tài chính cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm một
cách cơ bản và chi tiết nhất nhằm khái quát lên bức tranh kinh tế - tài chính của
doanh nghiệp bảo hiểm



CHƯƠNG 1 : DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
BẢO HIỂM
1. Doanh thu của DNBH
1.1. Khái niệm
DNBH trong khuôn khổ những quy định pháp lý được phép thực hiện nhiều hoạt động
khác nhau: kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm…
Như vậy, phạm vi hoạt động của DNBH không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của hoạt động
kinh doanh bảo hiểm mà nó có thể được xếp thành 3 loại:
-

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm

-

Hoạt động đầu tư tài chính

-

Hoạt động khác
Theo đó, doanh thu bảo hiểm của DNBH là: Doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm bảo
hiểm và cung cấp dịch vụ, tiền lãi từ hoạt động đầu tư và các khoản thu nhập khác ngoài
các hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm và đầu tư.

1.2. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Đây là nguồn thu cơ bản và đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của DNBH. Doanh
thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ
các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ. Trong đó, Số tiền phải thu phát sinh
trong kỳ bao gồm:

- Thu phí bảo hiểm gốc: là toàn bộ phí BH thu từ các hoạt động BH đã ký kết trong kỳ.
- Thu phí nhận tái bảo hiểm: là toàn bộ tiền phí nhận tái BH thu từ các hợp đồng tái bảo
hiểm trong kỳ
- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu
cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán
nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;


- Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường
hợp đồng bảo hiểm.
Cũng như các loại hinh kinh doanh khác, DNBH có thể gặp phải trường hợp hang bán bị
trả lại, hoặc DNBH có chính sách giảm gia hàng bán . Đây là các khoản phải chi để giảm
thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Hoàn phí bảo hiểm: khi hoạt động bảo hiểm bị giải ước, khách hàng có thể được hoàn
lại một phần phí bảo hiểm đã đóng với mức hoàn lại đã được quy định trước trong hợp
đồng.
- Giảm phí bảo hiểm: đối với những khách hàng lớn, hoặc khách hàng ít bị tổn thất nhằm
cạnh tranh lôi kéo và giữ khách hàng
- Tương tự đối với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm cũng có hoàn phí va giảm phí nhận
tái bảo hiểm, hoàn và giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
1.3. Doanh thu hoạt động tài chính:
DNBH không chỉ có nhiệm vụ quản lý thu chi quỹ tai chính bảo hiểm, mà con phải phát
triển quỹ tài chính này. Do DNBH luôn có trong tay một lượng tiên nhàn rỗi tương đối
lớn phải đem đầu tư cho nên ngườn thu từ hoạt động tài chính la rất đáng kể. Các khoản
thu này bao gồm:
- Thu hoạt động đầu tư;
- Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
- Thu lãi trên số tiền ký quỹ. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, DNBH phải sử dụng

vốn điều lệ của mình để ký quỹ tại ngân hàng và được hưởng lãi trên số tiền ký quỹ đó.
- Thu cho thuê tài sản;
- Thu khác theo quy định pháp luật.
1.4. Thu nhập hoạt động khác.
Thu nhập khác trong DNBH là các khoản thu từ những hoạt động xảy ra không
thường xuyên ngoài các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính, bao gồm:
Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi
được; Thu khác theo quy định pháp luật.

Page 6 of 61


1.5.

Nguyên tắc xác định

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là các khoản thu theo quy định
tại Điều 68 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và được xác định theo các nguyên tắc sau:
1.5.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
• Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc
vào doanh thu khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm, cụ thể
như sau:
- Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
- Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng
đủ phí bảo hiểm;
- Khi hợp đồng bảo hiểm đã giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài có thỏa thuận với bên mua bảo hiểm về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (bao gồm cả
thời gian gia hạn). Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng
bảo hiểm, cụ thể như sau:

+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt
quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới
30 ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài hạch toán doanh thu khoản
phí bảo hiểm bên mua bảo hiểm phải đóng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm khi
bắt đầu thời hạn bảo hiểm.
+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm của kỳ
đóng phí bảo hiểm đầu tiên không vượt quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện
theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo
hiểm đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được
thỏa thuận thay đổi thời hạn thanh toán phí bảo hiểm trong suốt quá trình thực hiện hợp
Page 7 of 61


đồng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn
bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài hạch toán doanh thu khoản
phí bảo hiểm của kỳ đóng phí bảo hiểm đầu tiên khi bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm và chỉ hạch toán doanh thu khoản phí bảo hiểm của các kỳ đóng phí bảo
hiểm tiếp theo khi bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp
đồng bảo hiểm.
+ Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thanh toán
phí bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không có
thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí theo quy định tại tiết d điểm 1.1 khoản này,
hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt khi hết thời hạn thanh toán phí bảo hiểm. Bên mua bảo
hiểm có trách nhiệm đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
(quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người). Doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được hưởng doanh thu phí bảo hiểm tương
ứng với thời gian hợp đồng bảo hiểm phát sinh trách nhiệm.

+ Trường hợp bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho khách hàng có nhiều chuyến hàng
tham gia bảo hiểm trong năm hoặc bảo hiểm cho khách hàng có nhiều chuyến du lịch
tham gia bảo hiểm trong năm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài và bên mua bảo hiểm có ký hợp đồng bảo hiểm nguyên tắc (hay hợp đồng bảo
hiểm bao) về cách thức tham gia bảo hiểm và phương thức thanh toán thì thời hạn thanh
toán phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm bắt đầu trong tháng
này không được chậm hơn ngày 25 của tháng kế tiếp.
- Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi
nhánh nước ngoài có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm, việc nợ phí phải
được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài
sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm.
+ Trường hợp nợ phí có tài sản bảo đảm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh
nước ngoài và bên mua bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch bảo
đảm.
Page 8 of 61


+ Trường hợp nợ phí có bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm, tổ chức thực hiện bảo lãnh
thanh toán phí bảo hiểm phải có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh và phải có hợp
đồng bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm.
- Khi hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm về việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ được
quy định trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm
sức khỏe hạch toán doanh thu số phí bảo hiểm tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí bảo hiểm
đã phát sinh, không hạch toán doanh thu số phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm
phải đóng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
• Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán
vào doanh thu khoản thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm.
• Trường hợp nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp tái bảo hiểm hạch toán vào doanh thu phí nhận tái bảo hiểm và các khoản thu

khác phát sinh từ hoạt động nhận tái bảo hiểm theo bản thanh toán về tái bảo hiểm
được xác nhận.
• Trường hợp nhượng tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp tái bảo hiểm hạch toán phí nhượng tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái
bảo hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm cùng kỳ
với kỳ kế toán quý ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc hoặc phí nhận tái bảo hiểm
tương ứng.
• Đối với các khoản thu còn lại: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch
toán vào thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận
thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
• Đối với các khoản phải chi để giảm thu: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài hạch toán vào giảm thu nhập ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng
chứng chấp thuận của các bên, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền.
1.5.2. Doanh thu hoạt động tài chính: Theo quy định chung về chế độ kế toán doanh
nghiệp đối với doanh thu hoạt động tài chính.
Page 9 of 61


1.5.3. Thu nhập hoạt động khác: Theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp
đối với thu nhập hoạt động khác.
2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI.
2.1. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quy định tại Điều
69 NĐ 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm, theo đó chi phí của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
• Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh
trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
- Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
+ Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo

hiểm nhân thọ;
+ Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
+ Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
+ Chi hoa hồng bảo hiểm;
+ Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và
các khoản chi khác theo quy định;
+ Chi giám định tổn thất;
+ Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu
người thứ ba bồi hoàn;
+ Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
+ Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp
đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);
+ Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi
đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi
hỗ trợ đại lý;
+ Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
+ Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
Page 10 of 61


+ Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
- Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
+ Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
+ Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
+ Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
• Chi phí hoạt động tài chính:
- Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
- Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ;
- Chi phí cho thuê tài sản;

- Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
- Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
• Chi phí hoạt động khác:
- Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
- Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
- Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
2.2. Nguyên tắc xác định chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là các khoản phải chi, phải trích
phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP Doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán chi phí theo các nguyên tắc sau:
1. Các khoản chi phải đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hóa đơn, chứng
từ hoặc bằng chứng chứng minh.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chi tối đa 2% số phí bảo hiểm thu
được trong năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định
tại khoản 2 Điều 46 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài chi khen thưởng đại lý và chi
hỗ trợ đại lý không vượt quá 50% hoa hồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã khai
thác trong năm tài chính.
Page 11 of 61


CHƯƠNG 2: VIỆC TRÍCH LẬP CÁC QUỸ TRONG KINH
DOANH BẢO HIỂM
1.

QUỸ DỰ TRỮ

1.1.

Quỹ dự trữ bắt buộc

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đều phải lập quỹ dự trữ
bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. ( nhằm tăng khả
năng thanh toán, tăng vốn sở hữu)1
Mức trích lập:
Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp bảo hiểm hằng năm không được đem chia cho cổ
đông ngay mà phải trích 5% lập quỹ dự trữ bắt buộc.
Mức tối đa của quỹ này là 10% mưc vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, vốn
được cấp của chi nhánh nước ngoài.

1.2.

Quỹ dự trữ không bắt buộc
Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định
trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

2. QUỸ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
2.1.

Khái niệm
Là khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách
nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ HDBH đã giao kết.

1

Khoản 2 Điều 97 VBHN Số 12/2013 Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm.

Page 12 of 61



Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ cho việc sẵn sàng chi trả cho những
nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm hay bồi thường đã cam kết với khách hàng khi rủi
ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra 2
Độ lớn của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi của công ty.
Theo khoản 2 điều 116 LKDBH 2010, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải
ký quỹ, trích lập dự phòng nghiệp vụ.
2.2. Phân loại
Theo loại nghiệp vụ bảo hiểm thì dự phòng nghiệp vụ sẽ bao gồm các loại dự phòng
khác nhau. Cụ thể: theo điều 53, điều 54, điều 55 NĐ 73/2016
-

Đối với BH phi nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
+ Dự phòng phí chưa được hưởng : được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ
phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của HDBH trong năm tiếp theo. ( VD: HDBH
là 1 năm, ký kết vào tháng 8/2016, Dự phòng phí này được sử dụng với những
trách nhiệm sẽ phát sinh từ tháng 1 đến tháng 8 của năm 2017).
Vào thời điểm 31/12/2016 rủi ro chưa xảy ra
Công ty BH được tính vào thu nhập năm 2016 với số phí: (X:12)x4
Công ty BH phải chuyển sang năm 2017 số phí để lập dự phòng là: (X:12)x8
+ Dự phòng bồi thường: dùng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc
trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài
chính chưa được giải quyết.
+ Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: được sử dụng để bồi
thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng chi phí
bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được
hưởng, dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả
tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài.
-


Đối với BH nhân thọ, dự phòng doanh nghiệp bao gồm:

2

Điều 53 NĐ 73/2016 Quy định chi tiế thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi , bổ sung một số điều Luật kinh
doanh bảo hiểm.

Page 13 of 61


+ Dự phòng toán học: sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã
cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.( là khoản tiền chênh lệch giữa giá trị hiện
tại của số tiền BH và số tiền hiện tại của phí BH sẽ thu được trong tương lai).
+ Dự phòng phí chưa được hưởng
+ Dự phòng bồi thường
+ Dự phòng chia lãi: được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thoả
thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. (giá trị phần lãi của hiện
tại, hoặc đã được công bố sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai).
+ Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết
của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
(Trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đầu tư từ nguồn phí
bảo hiểm thấp hơn lãi suất cam kết, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trích lập
dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết. Mức trích lập tương ứng với chênh lệch giữa
kết quả đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối
với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm).
+ Dự phòng bảo đảm cân đối: được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
-

Đối với BH sức khỏe, dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

+ Dự phòng toán học.
+

Dự phòng phí chưa được hưởng.

+ Dự phòng bồi thường.
+ Dự phòng bao đảm cân đối.
Như vậy doanh thu bảo hiểm (phí bảo hiểm) trừ đi chi phí bồi thường trong 1 năm chưa
phải lãi của doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trích lập quỹ
dự phòng nghiệp vụ bao gồm phí chưa được hưởng, yêu cầu bồi thường của khách
hàng đang trong thời gian giải quyết, bồi thường cho dao động lớn có thể xảy ra vào
những năm sau,…. Đây là nguồn sẵn sàng chi bồi thường cho những năm đột xuất có
xảy ra những tổn thất rất lớn.
Lưu ý:
Page 14 of 61


Đối với tái bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng nghiệp vụ bao gồm các loại dự phòng
như đối với BH phi nhân thọ. Tương tự, đối với tái BH nhân thọ và tái BH sức khỏe
thì dự phòng nghiệp vụ bao gồm các loại dự phòng như đối với BH nhân thọ và BH
sức khỏe. (theo điều 56 ND 73/2016)
(Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà Nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần
trách nhiệm đã chấp nhận với Người được bảo hiểm cho Nhà bảo hiểm khác, trên cơ
sở nhượng lại cho Nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng
tái bảo hiểm. Người ta thường nói “tái bảo hiểm chính là bảo hiểm cho các nhà bảo
hiểm” bởi những tổn thất mà các công ty bảo hiểm phải gánh chịu đã được dàn trải
ra.
Tại Việt Nam hiện nay có 2 Công ty tái bảo hiểm là Tổng Công ty cổ phần Tái bảo
hiểm quốc gia Việt Nam và Công ty tái bảo hiểm PVI (PVI Re)).3
2.3.


Cách thức tính dự phòng nghiệp vụ
-

Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và
phải tương ứng với phần trách nhiệm của DNBH. VD: DNBH phi nhân thọ, chi
nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ BH:
BH tài sản và BH thiệt hại, BH hàng hóa vận chuyển đường bọ, biển,…hoặc theo
từng hợp đồng BH tương ứng với trách nhiệm giữ lại của DNBH. ( Trách nhiệm
giữ lại = Trách nhiệm BH gốc + trách nhiệm nhận tái BH – Trách nhiệm nhượng
tái BH; Trách nhiệm nhận tái BH là công ty BH chấp nhận lại cho các rủi ro đã
được BH từ công ty nhượng tái BH; Trách nhiệm nhượng tái BH là công ty BH
gốc chuyển giao 1 phần hoặc tất cả rủi ro đã chấp nhận).

-

Khi lập các loại dự phòng nghiệp vụ BH, hay tính toán việc trích lập dự phòng
nghiệp vụ:
+ Đối với DNBH nhân thọ, DNBH sức khỏe phải do chuyên gia tính toán xác
nhận, và thực hiện. (chuyên gia tính toán phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo
quy định tại Điều 31 Nghị định số73/2016/ND-CP).

3

Tham khảo thêm trang />
Page 15 of 61


+ Đối với DNBH phi nhân thọ, tái BH, chi nhánh nước ngoài phải do chuyên
gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán doanh nghiệp xác

nhận và thực hiện. (chuyên gia tính toán phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy
định tại điều 32 73/2016/ND-CP).
Hằng năm, trong thời gian chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính. Các chuyên gia này báo cáo Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến
nhiệm vụ của mình theo mẫu báo cáo trong Thông tư 50/2017/TT-BTC.
-

Mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ
BH sẽ do Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tại các điều 17 ( BH phi nhân thọ, tái
BH, chi nhánh nước ngoài), điều 18 ( BH nhân thọ), điều 19 ( BH sức khỏe)
Thông tư số 50/2017/TT-BTC.
Lưu ý: Các DNBH được phép chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng
nghiệp vụ. Tuy nhiên, không được phép thay đổi phương pháp trích lập trong
năm tài chính. Nếu muốn thay đổi phương pháp trích lập trong năm tài chính tiếp
theo, DNBH , chi nhánh nước ngoài phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp
thuận trước khi thực hiện. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi phương pháp trích
lập dự phòng nghiệp vụ phải tuân theo khoản 2 điều 58 Nghị định số 73/2016/NDCP.

3. QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
3.1.

Khái niệm
Là quỹ được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường
hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị mất khả năng thanh toán hay phá sản. Trong đó, người
được bảo hiểm được hiểu theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật kinh doanh bảo
hiểm là:
“tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng”.

3.2.


Nguyên tắc quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
(Theo điều 104 của Nghị định số 73/2016/ND-CP)

Page 16 of 61


Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Bộ Tài chính và được
hạch toán, quản lý, theo dõi riêng. Quỹ này được sử dụng riêng cho loai hình BH
nhân thọ, BH phi nhân thọ, BH sức khỏe.
Nguồn hình thành Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

3.3.

Trích nộp hàng năm theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất
cả các hợp đồng bảo hiểm. Khoản trích này được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng trích nộp Quỹ người được bảo hiểm: Doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ( trừ doanh nghiệp tái bảo hiểm). Mức trích nộp quỹ
được quy định tại Điều 103 Nghị định số 73/2016/ND-CP như sau:
1. Trước ngày 30/4 hằng năm, Bộ Tài chính công bố mức nộp Quỹ áp dụng cho năm tài
chính. Mức trích nộp tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ
lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Việc trích nộp Quỹ được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm
phi nhân thọ đạt 5% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm
sức khỏe, chi nhánh nước ngoài và quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ đạt 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

3.4.


Quỹ bảo vệ người được BH được sử dụng trong 2 trường hợp sau:

-

✓ Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp
dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục
được, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng Quỹ Bảo vệ
người được bảo hiểm theo quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng
các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
✓ Nếu doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, quỹ được sử dụng kể từ thời điểm thẩm
phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
-

Được sử dụng để trả tiền BH, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường BH; hoàn phí BH
theo quy định tại hợp đồng, theo đề nghị của DNBH, chi nhánh nước ngoài mất khả
Page 17 of 61


năng thanh toán, DNBH bị phá sản và thực hiện 1 lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu.
Với hạn mức chi trả như sau:
✓ Đối với hợp đồng BH nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của
DNBH nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp
đồng.
✓ Đối với hợp đồng BH sức khỏe, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của
DNBH, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo
hiểm/hợp đồng.
✓ Đối với hợp đồng BH phi nhân thọ, cụ thể là hợp đồng BH bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa mức trách nhiệm của DNBH, chi
nhánh nước ngoài thuộc phạm vi BH theo quy định pháp luật hiện hành; hợp

đồng BH thuộc các nghiệp vụ BH khác theo quy định pháp luật, Quỹ chi trả tối
đa 80% mức trách nhiệm của DNBH, chi nhánh nước ngoài, nhưng không quá
100 triệu đồng/hợp đồng…
-

Đối với hoạt động đầu tư của Quỹ, Nghị định nêu rõ, nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ
chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại. Bộ
Tài chính thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn
rỗi của Quỹ.

3.5.

Thủ tục chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ( theo điều 108 NĐ 73/2016)
Để thực hiện thủ tục chi trả của Quỹ, DNBH, chi nhánh nước ngoài gửi Bộ Tài chính
1 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu: Văn bản đề nghị sử dụng Quỹ; văn bản xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền về phương án phân chia giá trị tài sản của DNBH; bảng
thống kê danh sách người được BH và các hồ sơ yêu cầu trả tiền BH, giá trị hoàn lại,
trả tiền bồi thường BH, hoàn phí BH… theo thỏa thuận tại hợp đồng BH mà DNBH,
chi nhánh nước ngoài không có khả năng thanh toán.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định,
Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xây dựng phương án chi trả tiền BH,
giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường và thông báo công khai việc chi trả cho người
Page 18 of 61


được BH trên các báo hàng ngày, đồng thời niêm yết danh sách các đối tượng được
chi trả tại trụ sở chính, các chi nhánh, địa điểm giao dịch của DNBH, chi nhánh nước
ngoài và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính…
4. PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ ( theo điều 17 Thông tư số 50/2016/Tt-BTC)
Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và
doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:
- Dự phòng phí chưa được hưởng:
+ Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
Áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn từ 1 năm trở xuống và
được tính như sau:
✓ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển,
đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không: bằng 25% tổng phí bảo
hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.
✓ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% tổng phí bảo hiểm thuộc năm
tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.
+ Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:
Phương pháp 1/8: giả định phí bảo hiểm trong các hợp đồng phát hành trong một
quý của doanh nghiệp phân bổ đều giữa các tháng trong quý. Dự phòng phí chưa
được hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí
chưa

được

=

Phí bảo hiểm

x

hưởng


Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng

Ví dụ: Cách tính dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2016 như sau:
Đối với các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày
31/12/2016:
Page 19 of 61


Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực

Tỷ lệ phí bảo
hiểm chưa được

Năm

Quý

2017

I

1/8

II

3/8

III


5/8

IV

7/8

hưởng

Lưu ý: Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm
(tính bằng số năm) nhân với 8. Ví dụ: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng của dự phòng
phí Quý I tại thời điểm 31/12/2016 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu
lực vào ngày 31/12/2016 được tính thành 1/16
Phương pháp 1/24: giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng phát hành trong một tháng
của doanh nghiệp phân bổ đều trong tháng. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo
công thức sau:
Dự phòng phí
chưa

được

=

Phí bảo hiểm

x

hưởng

Tỷ lệ phí bảo hiểm

chưa được hưởng

Ví dụ: Cách tính dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2016 như sau:
Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày
31/12/2016:

Page 20 of 61


Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực
Năm

Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng

Tháng
1

1/24

2

3/24

3

5/24

4


7/24

5

9/24

6

11/24

7

13/24

8

15/24

9

17/24

10

19/24

11

21/24


12

23/24

2017

Đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa
được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính
bằng số năm) nhân với 24. Ví dụ: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng của dự phòng phí
Quý I tại thời điểm 31/12/2016 của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn 2 năm và
còn hiệu lực vào ngày 31/12/2016 được tính như sau:1/48

Page 21 of 61


Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp
dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm thuộc
mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:
Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm
còn lại của hợp đồng bảo hiểm, tái
Dự phòng phí chưa được
hưởng

=

bảo hiểm
Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

- Dự phòng bồi thường:

+ Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường: Theo
phương pháp này, doanh nghiệp phải trích lập 2 loại dự phòng:
Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng
đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm
theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo
hiểm.
Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng
chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường được trích lập theo công thức sau
đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm:
Tổng
Dự phòng
BT cho tổn
thất đã phát

=

Doanh

Thời

số tiền BT

Số tiền

thu

gian

cho tổn thất


BT phát

thuần

chậm

đã phát sinh

x

sinh của

x

hoạt

x

yêu cầu

chưa thông

năm TC

động

đòi BT

báo


hoặc

kinh

bình

chưa thông

hiện tại

chưa

yêu

doanh

quân

báo

cầu đòi BT

bảo

của năm

sinh

hoặc


Page 22 of 61


chưa

yêu

của 3 năm

hiểm của

TC hiện

cầu đòi BT

TC

năm TC

tại

cho năm

liên tiếp

trước

hiện tại

TC hiện tại


Doanh
thu
thuần

Tổng

hoạt

số tiền BT
phát

động

sinh

kinh

của 3 năm
TC

doanh

trước

bảo

liên tiếp

hiểm của

năm TC
trước

Thời
gian
chậm
yêu cầu
đòi BT
bình
quân
của năm
TC
trước

Trong đó:
Số tiền bồi thường (BT) phát sinh của một năm tài chính (TC) bao gồm số tiền bồi thường
thực trả trong năm cộng với tăng/giảm dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh
thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xảy
ra tới khi doanh nghiệp, chi nhánh nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi
thường (tính bằng số ngày).
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp không có đầy đủ số liệu thống kê để thực hiện trích lập
bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo
hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường theo công thức quy định, doanh nghiệp, chi nhánh phải
trích lập theo tỷ lệ từ 3% đến 5% phí bảo hiểm đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
+ Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:
Page 23 of 61


Áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý

sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm
dự đoán số tiền doanh nghiệp, chi nhánh phải bồi thường trong tương lai.
Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho
một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2016:
- Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm
31/12/2016 phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu chỉ
mang tính minh họa):
Đơn vị: triệu đồng
Năm bồi thường

Năm
xảy

ra
1

2

3

4

5

6

7

8


2009

5.445

3.157

2.450

1.412

600

352

431

185

2010

5.847

3.486

1.366

848

1.045


1.054

369

2011

5.981

4.854

1.948

2.554

1.680

489

2012

7.835

4.453

3.888

3.335

2.088


2013

9.763

6.517

3.563

3.984

2014

10.745

6.184

4.549

2015

14.137

8.116

2016

15.162

tổn thất


Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng năm 2009):
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2009 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2009 là 5.445 triệu đồng.
Page 24 of 61


Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2010 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2009 là 3.157 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2011 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2009 là 2.450 triệu đồng.
..................
Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong năm
2009 được tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi thường nào phát
sinh thêm nữa. Ở ví dụ này, sau năm 2016 (năm bồi thường thứ 8) không còn khoản tiền bồi
thường nào phải thanh toán cho các tổn thất xảy ra trong năm 2009.
Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2010 đến 2016
được thực hiện tương tự như năm 2009. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi thường sẽ
tùy thuộc vào độ dài thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi thường hết.
Thông thường, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ cần thống kê số liệu
bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
- Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành
bảng thống kê số liệu bồi thường lũy kế, trong đó số liệu bồi thường lũy kế của mỗi năm
là tổng các khoản bồi thường thực trả của năm đó và các năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
Năm bồi thường

Năm
xảy ra
1


2

3

4

5

6

7

8

200

5.44

8.60

11.05

12.46

13.06

13.41

13.84


14.03

9

5

2

2

4

4

6

7

2

2010

5.847

9.333

10.699

11.547


12.592

13.646

14.015

tổn thất

Page 25 of 61


×