Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.44 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG HỮU LỘC

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH TỪ THỰC
TIỄN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60.38.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã
hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS PHẠM HỒNG THÁI

Phản biện 1: Hoàng Văn Tú
Phản biện 2: Vũ Thư

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 10 giờ 50 phút
ngày 08 tháng 08 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa
học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý hộ tịch được coi là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động
quản lý dân cư. Thực tiễn công tác quản lý hộ tịch, ở nước ta trong
những năm qua, các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng tổ chức thực
hiện công tác quản lý hộ tịch. Vì vậy công tác quản lý hộ tịch đã dần đi
vào nề nếp, đạt được một số kết quả nhất định.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác quản lý hộ tịch còn một số
hạn chế, từ khi Luật Hộ tịch ra đời và có hiệu lực, những vướng mắc
khi áp dụng, việc chuyển giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố
nước ngoài cho UBND cấp huyện là nhiệm vụ mới, phức tạp đòi hỏi
công chức tư pháp hộ tịch phải có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.
Trong khi đó, đội ngũ này từ trước tới nay hầu như rất ít khi sử dụng
đến ngoại ngữ và đang phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Không
chỉ gặp khó khăn về nguồn nhân lực, qua thực tiễn triển khai Luật Hộ
tịch, đã xuất hiện những vướng mắc trong các thông tư, nghị định quy
định chi tiết thi hành Luật.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch
vẫn còn hạn chế; phần mềm đăng ký hộ tịch chưa có sự thống nhất,
đồng bộ nên mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong công tác đăng
ký và quản lý hộ tịch còn gặp khó khăn. Việc cấp số định danh cá nhân;
xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý;
thí điểm áp dụng Dịch vụ công mức độ ba cũng bộc lộc nhiều bất cập
với khu vực nông thôn, miền núi như Ba Vì - huyện có tỉ lệ người dân
tộc thiểu sổ cao nhất thành phố Hà Nội.
Vì vậy, nghiên cứu về công tác quản lý hộ tịch nói chung cũng như
từ thực tế huyện Ba Vì nói riêng, nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận,
thực tiễn của công tác quản lý hộ tịch, chỉ ra các nguyên nhân của

1


những hạn chế, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị góp phần nâng
cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hộ tịch trên địa bàn
huyện Ba Vì là một điều cấp thiết hiện nay.
Là một công chức trực tiếp chỉ đạo và thực hiện công tác hộ tịch trên
địa bàn huyện, ý thức được rất rõ về vai trò của công tác đăng ký và
quản lý hộ tich trong quản lý nhà nước, đời sống xã hội, cá nhân con
người, học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về hộ tịch từ thực tiễn
huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề quản lý nhà nước về hộ tịch trong những năm gần đây được
sự quan tâm của một nhà khoa học ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở
Việt Nam. Việc nghiên cứu được xem xét dưới nhiều cách tiếp cận,
phương diện khác nhau, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu thể
hiện ở các cuốn Giáo trình, Các đề tài khoa học, luận văn cao học
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của đề tài
Làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về hộ tịch; đánh giá thực trạng
quản lý hộ tịch trên địa bàn Huyện Ba Vì Thành phố Hà Nội; đưa ra các
giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hộ tịch, quản lý nhà nước, đưa
ra được khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch, chỉ ra đặc điểm, nội
dung của quản lý nhà nước về hộ tịch; Khảo sát, đánh giá thực trạng
đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch trong giai đoạn hiện nay trên
địa bàn huyện Ba Vì, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế của quản lý

nhà nước về hộ tịch; Đưa ra được một số giải pháp bảo đảm quản lý hộ
2


tịch của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ
tịch tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Các hoạt động quản lý hộ tịch trên địa huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi không gian: Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: từ 2014 (năm ban hành Luật Hộ tịch) đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hộ tịch, quản
lý nhà nước về hộ tịch, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn,
các phương pháp cụ thể được sử dụng, bao gồm: phương pháp hệ
thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic, phương pháp thống
kê, khảo sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận
về hộ tịch, quản lý nhà nước về hộ tịch.
6.2. Về thực tiễn, luận văn đề xuất được một số giải pháp có có tính
khả thi nhằm nâng cao chất lượng đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa
bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được
chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý quản lý nhà nước về hộ tịch
3


Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HỘ TỊCH
1.1 Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1.1.1 Hộ tịch
1.1.1.1 Khái niệm hộ tịch
Hộ tịch là các sự kiện dân sự xác định về tình trạng nhân thân của
một người từ khi sinh ra đến khi chết được Nhà nước đăng ký nhằm bảo
đảm cá nhân có các quyền công dân, quyền lợi và lợi ích hợp pháp
khác, đồng thời cũng là cơ sở để Nhà nước bảo hộ các quyền và lời ích
này, giúp cho Nhà nước quản lý dân cư một cách chính xác để hoạch
định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của
đất nước.
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ tịch
Thứ nhất, hộ tịch là một quyền nhân thân, gắn chặt với cá nhân con
người từ khi sinh ra đến khi chết. Thứ hai, hộ tịch là những giá trị về
nguyên tắc không thể chuyển đổi cho người khác. Thứ ba, hộ tịch là
những kiện gắn liền với nhân thân, nên không thể tự ý xâm phạm để
thực hiện các giao dịch dân sự nếu không được cá nhân đó cho phép.
1.1.1.3. Phân biệt hộ tịch và hộ khẩu
Nội dung đăng ký hộ tịch là cơ sở để thực hiện đăng ký hộ khẩu,
mục đích quản lý hộ khâủ là để theo dõi thực trạng và sự biến động về
hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giúp

4


nhà nước quản lý dân cư chính xác, xây dụng, phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình…
1.1.2 Đăng ký hộ tịch
Đăng ký hộ tịch: là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp
lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện
quản lý về dân cư
1.2 Quản lý nhà nƣớc về hộ tịch
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nƣớc
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh
hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do
các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch
Quản lý hành nước về hộ tịch là một hình thức hoạt động của nhà
nước, do các chủ thể có thẩm quyền (trước hết và chủ yếu bởi các cơ
quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền) thực hiện trên cơ sở
pháp luật và đảm bảo pháp luật về hộ tịch được thi hành góp phần bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển
kinh tế và tiến bộ xã hội.
1.2.3 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nƣớc về hộ tịch
Là Luật; văn bản quy phạm pháp luật: Luật, Nghị định, Thông tư; tại
địa phương ban hành những Nghị quyết, quyết định, kế hoạch thực hiện
các văn bản của cấp trên tới cơ sở.
1.2.4 Chủ thể thực hiện quản lý nhà nƣớc về hộ tịch và đăng ký
hộ tịch

1.2.4.1 Chủ thể thực hiện quản lý nhà nƣớc hộ tịch
5


Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực
quản lý tư pháp, do vậy chủ thể quản lý cao nhất trong lĩnh vực hoạt
động này đó là Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của nước ta.
1.2.4.2 Chủ thể thực hiện đăng ký hộ tịch
Theo Luật Hộ tịch các chủ thể đăng ký hộ tịch gồm: Sở Tư pháp;
UBND cấp huyện; UBND cấp xã; Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự
của Việt Nam ở nước ngoài.
1.2.5 Đối tƣợng, phạm vi, nội dung quản lý về hộ tịch, nguyên
tắc đăng ký hộ tịch
1.2.5.1 Đối tượng, phạm vi
Đối tượng quản lý là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của
mỗi cá nhân.
1.2.5.2. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch.
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn;
Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại
dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.
2. Ghi vào sổ hộ tịch là việc ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch
của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền gồm: Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới
tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết
hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên
bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết
hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi;
thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại

cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
6


4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy
định của pháp luật.
1.2.5.3. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
Một là, tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
Hai là, mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ,
kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ
điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng
đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Ba là, đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời
hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ
sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày
làm việc tiếp theo.
Bốn là, mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng
ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Năm là, mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải
được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Sáu là, nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải
chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá
nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư.
Bảy là, bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
1.2.6 Vai trò của quản lý nhà nƣớc về hộ tịch
Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con
người, bởi vì mỗi người chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết.
Thứ hai, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển đổi
cho người khác. Đặc điểm này là hệ quả của đặc điểm thứ nhất.


7


Thứ ba, hộ tịch là những sự kiện nhân thân không lượng hóa được
thành tiền. Chính vì vậy, hộ tịch không phải là một loại hàng hóa có thể
trao đổi trên thị trường.
1.3 Thủ tục đăng ký hộ tịch
Thủ tục đăng ký hộ tịch là loại thủ tục hành chính trong lĩnh vực
quản lý nhà nước. Thủ tục đăng ký hộ tịch được quy định chặt chẽ bởi
các quy phạm pháp luật thủ tục hành chính.
1.4 Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong
đăng ký và quản lý hộ tịch
1.4.1 Uỷ ban nhân dân cấp xã
a) Đăng ký Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Khai
tử; Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung
thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
b) Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: Thay đổi
quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi,
chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật,
công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên
bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự.
c) Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy
định của pháp luật.
d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ
là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là
công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt
Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở

khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu
8


vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn
định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
1.4.2 Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Đăng ký các sự kiện hộ tịch: khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận
cha, mẹ, con, khai tử, bổ sung thông tin hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
b) Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: Thay đổi
quốc tịch, xác định cha, mẹ, con, xác định lại giới tính, nuôi con nuôi,
chấm dứt việc nuôi con nuôi, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật,
công nhận việc kết hôn, công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên
bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự có yếu tố nước ngoài;
c) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ
14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
d) Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết
hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi;
thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài”.
1.4.3 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
UBND dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là UBND cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con
nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
1.4.4 Sở tƣ pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở tư pháp là cơ quan có thẩm quyền
cấp phiểu lý lịch tư pháp để làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.


9


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và chia tách
Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở
hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà
Tây, khi mới thành lập, huyện gồm 43 xã, đến nay sau nhiều lần chia
tách và sáp nhập huyện Ba Vì có 30 xã và 1 thị trấn.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô
Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265.576 người (bao
gồm 3 dân tộc chủ yếu là Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị
trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng.
2.1.3 Điều kiện Kinh tế - xã hội.
Về kinh tế xã hội: Trong những năm qua, được sự quan tâm của
thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã
phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XXII (2015-2020). Theo lộ trình, tính tới thời điểm hiện tại các mục
tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra.
2.2 Tình hình quản lý Nhà nƣớc về hộ tịch trên địa bàn huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.2.1 Đội ngũ công chức Tƣ pháp và TP-HT huyện Ba Vì
Công chức làm công tác tư pháp và TP-HT trên địa bàn huyện cơ
bản ổn định, được đào tạo về chuyên môn, yêu nghề, có tinh thần trách
nhiệm trong công việc, luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, ý thức, tác

phong, lề lối làm việc.
2.2.1.1 Chất lượng cán bộ, công chức làm công tác tư pháp
10


Bảng 2.2: Chất lượng cán bộ, công chức làm công tác tư pháp huyện
Ba Vì (tổng số: 62 người)
Trình độ

Số lƣợng (ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Lý luận chính trị
Cao cấp

02

3.2%

Cử nhân

01

1,6%

Trung cấp

31


50%

Sơ cấp

23

37,2%

5

8%

Chuyên viên chính

01

1,6%

Chuyên viên

49

79%

12

19,3%

Đại học


46

74,2%

Cao đẳng

2

3,2%

Sau đại học

03

4,8%

Trung cấp

11

17,8%

Dưới 03 năm

16

25,8%

Từ 3-5 năm


18

31,9%

Chưa qua đào tạo
Quản lý nhà nƣớc:

Chưa qua đào tạo
Trình độ chuyên môn

Kinh nghiệm làm việc.

Về trình độ chuyên môn, công chức ngành tư pháp huyện Ba Vì
tương đối cao, trình đại học chiếm đa số; trình độ trung cấp và cao đẳng
chủ yếu là cán bộ hợp đồng; một bộ phận cán bộ làm công tác tư pháp
chưa được đào tạo về quản lý nhà nước (chiếm 19,3%).
Cán bộ làm công tác tư pháp huyện Ba Vì phần lớn là những người
11


có thâm niên công tác lâu năm. Người có dưới 05 năm kinh nghiệm là
những công chức trẻ, mới được tuyển dụng. Những công chức trẻ có ưu
điểm là được đào tạo chuyên sâu về trình độ chuyên môn 100% có trình
độ Đại học và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Số lượng
cán bộ làm công tác tư pháp là đảng viên là 47/62 người (chiếm 75,8%).
Nữ hiện có 18 người chiếm 29%, nam 44 người chiếm 71%. Số lượng
nữ cán bộ làm công tác tư pháp có xu hướng tăng lên, nhưng chưa cân
đối về tỷ lệ.
2.2.1.2. Tuyển dụng
Trong tổng số 62 cán bộ làm công tác hộ tịch trên địa bàn huyện có

15 công chức được xét tuyển công chức, là những người có thời gian
công tác lâu năm, 6 công chức được xét tuyển thẳng, không qua thi
tuyển - là những người tốt nghiệp đại học chính quy từ loại giỏi trở lên
và những công chức tại các xã miền núi. Ngoài ra, theo quyết định số
5485/QĐ-UBND của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày
27/11/2012 về việc thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại
xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 - 2015 của thành phố Hà Nội thì tới
hết tháng 6 năm 2017, huyện Ba Vì đã có thêm 8 công chức tư pháp hộ
tịch về công tác tại các xã trên địa bàn huyện. Còn lại, công chức được
tuyển dụng với hình thức thi tuyển.
2.2.2 Công tác quản lý, đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện
2.2.2.1 Các văn bản chỉ đạo
Để đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện được thực hiện
đúng các quy định của pháp luật, UBND huyện hàng năm đều ban hành
Kế hoạch trọng tâm công tác Tư pháp, kế hoạch triển khai và kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác hộ
tịch.
12


2.2.2.2 Quản lý, đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền cấp xã


Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa

bàn cấp xã.
Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn luôn quan
tâm đến công tác TP-HT, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật xã, thị
trấn; thường xuyên được củng cố kiện toàn, chất lượng chuyên môn cán
bộ làm công tác TP-HT của UBND các xã, thị trấn có nhiều chuyển

biến tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội và giữ vững an
ninh, trật tự trên địa bàn các xã, thị trấn.


Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch

Thẩm quyền đăng ký hộ tịch được thực hiện nghiêm túc theo quy
định của Luật đảm bảo giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch cấp cho người
dân. Việc tiếp nhận hồ sơ được vào sổ thụ lý và hẹn trả kết quả theo
đúng quy định.
Bảng 2.2: Kết quả đăng ký hộ tịch trên địa bàn cấp xã huyện Ba Vì
từ năm 2014 đến nay (đv tính: trường hợp)
Nội dung

TT

Đăng ký khai sinh

1

Nam

Nữ

Năm 2017

Năm

Năm


Năm

2014

2015

2016

4.831

5792

5887

2285

100%

100%

100%

100%

2.463

3028

3121


1227

51.0%

52.3%

53.0% 53.7%

2.368

2764

2766

49.0%

47.7%

47.0% 46.3%

13

(hết tháng
6/2017)

1058


1.1 Đăng ký đúng 4.532


5414

4638

hạn

93.5%

78.8% 92.5%

1.2 Đăng ký quá 299

378

1249

hạn

6.2%

6.5%

21.2% 7.5%

1251

1833

1686


499

26%

32%

29%

22%

1356

1479

1446

881

100%

100%

100%

100%

643

832


904

471

47.4%

56.3%

62.5% 53.5%

713

647

542

52.6%

43.7%

37.5% 46.5%

1.1 Đăng ký đúng 1009

1218

1200

hạn


84.2%

81.4% 85.5%

1.2 Đăng ký quá 347

228

246

hạn

25.6%

15.8%

17.0% 18.2%

30

93

93

28

2.2%

1.9%


6.4%

3.2%

2.548

1728

1716

885

32

2

4

1

1.3 Đăng ký lại

Đăng ký khai tử

Nam

Nữ
2

1.3 Đăng ký lại

3
4

Đăng ký kết hôn
Đăng ký việc nuôi
con nuôi

93.8%

74.4%

14

2113

172

410

721

160


5
6

Đăng ký giám hộ
Đăng ký nhận cha,
mẹ, con


2

1

3

0

9

47

37

22

228

176

130

1904

2062

1823

Thay đổi, cải chính

7

hộ tịch cho người 93
dưới 14 tuổi

8

Cấp giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân

1899

- Đăng ký khai sinh:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sinh chia theo giới tính (đơn vị: %)

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đăng ký sinh chia theo thời gian đăng ký (đơn vị: %)

+ Đăng ký khai tử:
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ đăng ký việc tử chia theo giới tính (đơn vị: %)

15


Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ đăng ký việc tử chia theo thời gian đăng ký (đơn vị: %)

+ Việc nhận nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha
mẹ con: Trên địa bàn huyện là không đáng kể, tuy nhiên mức độ phức
tạp của các sự việc hộ tịch này đòi hỏi sự vững vàng về chuyên môn, sự
quan tâm nắm về mối quan hệ trong cộng đồng để có hướng dẫn cụ thể,
hợp tình hợp lý với mỗi trường hợp. Trong nhiều trường hợp các xã có

văn bản xin ý kiến hướng dẫn chuyên môn từ phòng Tư pháp hoặc Sở
Tư pháp thành phố
Biểu đồ 2.5: Đăng ký lại việc tử và đăng ký lại việc sinh

16


+ Việc nhận nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha
mẹ con: Trên địa bàn huyện là không đáng kể, tuy nhiên mức độ phức
tạp của các sự việc hộ tịch này đòi hỏi sự vững vàng về chuyên môn, sự
quan tâm nắm về mối quan hệ trong cộng đồng để có hướng dẫn cụ thể,
hợp tình hợp lý với mỗi trường hợp.
+ Việc thay đổi cải chính hộ tịch: theo thẩm quyền cấp xã cho
người dưới 14 tuổi trên địa bàn huyện Ba Vì cũng là những việc khá
phổ biến, qua các năm có xu hướng tăng.
+ Việc đăng ký kết hôn: Trong những năm gần đây không có biến
động nhiều. Trong báo cáo hàng năm không có tình trạng cưới tảo hôn,
nhưng thực tế ở một số xã nhất là các xã khu vực miền núi tình trạng
cưới tảo hôn vẫn còn.
+ Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Căn cứ số liệu
thống kê tại Bảng 2.2, có thể thấy nhu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân có xu hướng gia tăng, tính riêng 06 tháng đầu năm 2017 số
trường hợp cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã gần bằng cả năm
2014 và đạt 88,4% so với cả năm 2016.
Công tác ghi chép lƣu trữ sổ hộ tịch và hồ sơ hộ tịch:
Biểu mẫu hộ tịch được sử dụng theo đúng mẫu quy định của Luật
Hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư 15/2015/TTBTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.


17


Biểu 2.3: Tổng hợp tình hình lưu trữ sổ hộ tịch trên địa bàn huyện
Ba Vì (đơn vị tính: quyển)
STT

Loại sổ

Lƣu cấp xã

Lƣu 2 cấp

1

Sổ Khai sinh

1092

940

2

Sổ khai tử

750

663


3

Sổ đăng ký kết hôn

791

689

4

Sổ cấp giấy XNTTHN

232

0

148

0

97

0

5
6

Sổ ĐK thay đổi, bổ sung, cải
chính hộ tịch
sổ đăng kí nhận cha, mẹ, con


Tính đến nay, tình hình lưu trữ sổ hộ tịch qua thống kê rà soát đến
hết tháng 6/2017 trên địa bàn toàn huyện có một số điểm đáng chú ý:
Thời gian lưu trữ sổ: có những sổ đuợc lưu từ năm 1964 (tuy nhiên
không đầy đủ qua các năm); Một số quyển sổ đăng ký hộ tịch do chất
lượng giấy không tốt, đến nay giấy rất giòn, dễ gãy vụn nên việc quản
lý, sử dụng sổ để trích lục, tra cứu hồ sơ, ghi chú vào sổ cũng gặp khó
khăn; Công tác tiếp nhận, lưu trữ sổ hộ tịch đã được UBND huyện,
UBND các xã, thị trấn thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, do
điều kiện lịch sử và vị trí địa lý nên hệ thống sổ sách hộ tịch được lưu
trữ tại huyện và các xã, thị trấn có sự chênh lệch; Công tác quản lý hệ
thống sổ sách hộ tịch từ 1999 trở về trước khá lỏng lẻo, sổ sách ghi
chép chưa đầy đủ, rõ ràng, thiếu thông tin như.
2.2.2.3 Quản lý, đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền cấp huyện
18




Giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện quản lý hộ tịch

Hàng năm, UBND huyện đều thực hiện kiểm tra việc chấp hành
pháp luật trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch UBND xã, thị trấn
trên địa bàn thông qua vai trò quản lý của Phòng Tư pháp huyện. Bên
cạnh đó, tổ chức hoạt động kiểm tra đột xuất đối với UBND cấp xã và
công tác kiểm tra thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo cơ chế “Một cửa - Một cửa liên thông”.


Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch


Luật Hộ tịch có hiệu lực, trên địa bàn huyện Ba Vì đã triển khai thực
hiện luật. Kết quả các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài tính từ
01/01/2016 đến hết tháng 06/2017 là 39 việc, thể hiện:
Bảng 2.4: Công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài từ 01/01/2016 đến
hết tháng 06/2017
STT

Loại việc

trƣờng hợp

1 Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

25

2 Ghi chú kết hôn, ly hôn có yếu tố

9

nước ngoài
3 Khai sinh có yếu tố nước ngoài

5

- Việc Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người trên 14 tuổi và Xác định
lại dân tộc: Một cá nhân khi sinh ra sẽ được xác định dân tộc theo dân
tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Tại huyện Ba Vì, việc xác định lại dân tộc là
một việc hộ tịch khá phổ biến, do đặc điểm là huyện có 7 xã miền núi,
có đông người dân tộc Mường, Dao.

2.3 Đánh giá kết quả thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch trên địa
bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân

19


Thứ nhất, công tác hộ tịch đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của
UBND các xã, thị trấn; sự hướng dẫn, bồi dưỡng về chuyên môn của
phòng Tư pháp huyện Ba Vì; Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
Thứ hai, UBND các xã, thị trấn trong toàn huyện đã áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, các thủ tục hành
chính được niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan đăng ký hộ tịch
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hộ tịch đã được chú
trọng, nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
đăng ký hộ tịch đã được nâng lên.
Thứ tư, Bên cạnh hệ thống sổ sách về hộ tịch thì việc dụng công
nghệ thông tin trong công tác đăng ký, quản lý và lưu trữ dữ liệu về hộ
tịch bước đầu được triển khai ở cấp xã.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch
được thực hiện định kỳ và đột xuất; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực hộ tịch.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, sự quan tâm và đầu tư cho công tác hộ tịch chưa đồng đều
ở các địa phương. Thứ hai, chưa tạo điều kiện tốt nhất để bảo đảm
quyền đăng ký hộ tịch của công dân. Thứ ba, dữ liệu hộ tịch của cá
nhân bị phân tán, không kết nối được với nhau. Thứ tư, vẫn còn tùy tiện
trong việc đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch cho công dân; chưa đảm bảo độ
chính xác khi cấp giấy tờ hộ tịch. Thứ năm, quy định về lưu sổ hộ tịch

chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số địa phương. Thứ sáu, hạn chế
trong cải cách thủ tục hành chính. Thứ bảy, sự phối hợp giữa các ngành,
các cấp chưa đồng bộ. Thứ tám, công tác thống kê số liệu đăng ký hộ
tịch trước khi thực hiện phần mềm hộ tịch (trước tháng 9 năm 2014 đến
20


nay) còn yếu, chưa đảm bảo độ chính xác của số liệu. Thứ chín, một số
xã, thị trấn tự đặt ra những quy định riêng.
2.3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Thứ nhất, sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền các xã chưa
đồng bộ, chưa đầu tư cho công tác này.
Thứ hai, đội ngũ công chức TP-HT phải kiêm nhiệm nhiều công việc
khác nhau và có sự biến động.
Thứ ba, việc quy định về ghi sổ và cấp giấy tờ hộ tịch chưa được
khoa học
Thứ tư, Việc không lưu trữ được sổ hộ tịch có cả nguyên nhân khách
quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến sổ gốc hộ tịch không được lưu trữ
và khó quy trách nhiệm.

21


Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
HỘ TỊCH
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trong đăng ký,
quản lý hộ tịch
3.1.2 Định hƣớng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hộ tịch

3.1.3 Đảm bảo tính công khai, minhh bạch, chính xác, thuận tiện
trong đăng ký, quản lý hộ tịch
3.2 Một số giải pháp chung
3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đăng ký hộ
tịch
3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch
3.2.3 Tăng cƣờng sự phối hợp của các cơ quan có liên quan
3.3 Những giải pháp cụ thể
3.3.1 Triển khai, thi hành Luật Hộ tịch có hiệu quả
Nghiên cứu hoàn thiện những bất cập về thể chế, thủ tục hiện nay để
đưa vào xây dựng văn bản duới luật nhằm triển khai có hiệu quả Luật
Hộ tịch như:
3.3.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch
theo hƣớng chuyên nghiệp
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án vị trí việc làm trong đó xác
định rõ tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ, ngành nghề đào tạo (như trình
độ chuyên môn, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ)
kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, độ tuổi… phù hợp với tình
hình, đặc điểm của từng địa phương làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí,
quy hoạch, đào tạo, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức một
cách khoa học, hợp lý.
22


3.3.3.1 Đối với cấp huyện, Cần bố trí công chức không chỉ vững về
chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần có kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ tốt.
3.3.3.2 Chính quyền cấp xã, là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp
tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là nơi gần nhất, tiếp thu những ý
kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính

sách, pháp luật.
3.3.3.3 Đổi mới công tác quản lý và tuyển dụng
Đổi mới công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm nhiều
nội dung, công việc với các khâu: tuyển dụng, sử dụng, bố trí, giám sát,
đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực
hiện chính sách chế độ đối với cán bộ, công chức, xây dựng và thực
hiện chính sách phát triển và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, thu hút nahan
tài vào nền công vụ.
3.3.3.4 Đổi mới chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề để cập nhật
các kiến thức, thông tin mới về văn bản quy phạm pháp luật, về công
tác tư pháp và cải cách tư pháp. Nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu
cầu của công việc, có trọng tâm, trọng điểm.
3.3.3.5 Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức TP-HT cấp xã trong
những năm qua đã từng bước được hoàn thiện theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 5, khóa IX của Đảng.

23


×