Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở huyện phú xuyên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 98 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VÂT

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN
MẬT ĐỘ MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN TRÊN RAU HỌ HOA
THẬP TỰ Ở HUYỆN PHÚ XUYÊN- HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VÂT

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN MẬT ĐỘ
MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ Ở
HUYỆN PHÚ XUYÊN- HÀ NỘI

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 0103



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN LAM


HÀ NỘI - 2014


Luận văn thạc sỹ

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
Thầy giáo, PGS.TS. Trương Xuân Lam – Trưởng phòng Côn trùng học thực
nghiệm – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – người đã luôn tận tình hướng
dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn xin được gửi tới tập thể cán bộ nghiên cứu, các bạn đồng
nghiệp trong phòng Côn trùng học thực nghiệm - Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật đã có những góp ý bổ ích cho em khi thực hiện luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô chú nông
dân ở xã Minh Tân, xã Quang Lãng ,Tân Dân… đã tạo điều kiện cho tôi tiến
hành thu mẫu điều tra cung cấp các thông tin sản xuất rau cho tôi hoàn thành
tốt đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ,
giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Do điều kiện thời gian còn hạn chế, nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo cũng như
toàn thể các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Thu Hường

Nguyễn Thị Thu Hường

i

K16


Luận văn thạc sỹ

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hường - Học viên cao học K16 Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu
trong luận văn tốt nghiệp là kết quả do tôi thực hiện tại phòng Côn trùng học
thực nghiệm - Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn Lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả không sao chép từ bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học đã công bố.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hường

Nguyễn Thị Thu Hường

ii


K16


Luận văn thạc sỹ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................. 4
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ........................................................ 4
1.1.1 Những nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi ............... 4
1.1.2 Những nghiên cứu về biến động số lượng của các loài côn
trùng bắt mồi ............................................................................................ 8
1.1.3 Những nghiên cứu về sinh thái học của một số loài côn trùng bắt
mồi bắt mồi trên rau ................................................................................. 9
1.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên
côn trùng bắt mồi .................................................................................... 10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ..................................................... 11
1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi ............. 11
1.2.2. Những nghiên cứu về biến động số lượng và mối quan hệ của các
loài côn trùng bắt mồi ở trên rau ............................................................ 14
1.2.3 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên
mật độ côn trùng bắt mồi. ....................................................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 19

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu : ...................................................... 19
2.2. Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu : ........................................ 19
2.3. Nội dung nghiên cứu : .......................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loài côn trùng bắt mồi trên rau
họ Hoa thập tự......................................................................................... 20
2.4.2. Phương pháp điều tra mật độ côn trùng bắt mồi trên rau họ
hoa thập tự. ............................................................................................ 21

Nguyễn Thị Thu Hường

iii

K16


Luận văn thạc sỹ

2.4.3 Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mật độ một số
nhóm côn trùng bắt mồi. ......................................................................... 21
2.4.4 Xử lý và bảo quản mẫu................................................................... 22
2.4.5 Phương pháp định loại mẫu vật. .................................................... 22
2.4.6 Xử lý số liệu và công thức tính toán............................................... 22
2.5. Điều kiện tự nhiên và tình hình canh tác tại huyện Phú Xuyên Hà Nội ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 27
3.1. Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự
ở huyện Phú Xuyên. .................................................................................... 27
3.2. Nghiên cứu diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ
biến tại điểm nghiên cứu. ............................................................................ 31
3.3. Nghiên cứu mối quan hệ của mật độ một số loài côn trùng bắt mồi với

mật độ một số loài sâu hại (vật mồi) phổ biến tại điểm nghiên cứu. .......... 38
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên một số loài côn
trùng phổ biến. ............................................................................................ 43
3.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ canh tác đến sự phát sinh phát triển của
các loài sâu hại trên rau phun ít thuốc ................................................... 43
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát sinh và phát triển của một
số loài côn trùng bắt mồi tại điểm nghiên cứu ....................................... 47
3.4.3 Ảnh hưởng của việc quản lý sâu hại đến sự phát sinh và phát triển
của một số loài côn trùng bắt mồi tại điểm nghiên cứu.......................... 50
3.5. Một số đề xuất sử dụng côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu hại .... 55
3.5.1. Khả năng ăn mồi của bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus . 55
3.5.2 Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm bắt mồi E. annulipes ............... 56
3.5.3. Khả năng ăn mồi của bọ xít nâu bắt mồi C. fuscipennis .............. 57
3.5.4 Đề xuất bổ xung một số loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu
hại rau tại vùng trồng rau an toàn ở Phú Xuyên, Hà Nội ...................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 72

Nguyễn Thị Thu Hường

iv

K16


Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


UBND

: Ủy Ban nhân dân

RAT

: Rau an toàn

CT1

: Công thức 1

CT2

: Công thức 2

GAP

: Good Agriculture Practices

Nguyễn Thị Thu Hường

v

K16


Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số liệu điều tra cơ cấu cây trồng .................................................... 23
của huyên Phú Xuyên năm 2010, 2011........................................................... 23
Bảng 3.1. Thành phần loài côn trùng bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự huyện
Phú Xuyên- Hà Nội. ........................................................................................ 27
Bảng 3.2: Số lượng bộ, họ và các loài côn trùng bắt mồi trên rau họ Hoa thập
tự ở huyện Phú Xuyên .................................................................................... 31
Bảng 3.3: Mật độ trung bình một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên rau
phun ít thuốc tại điểm nghiên cứu. .................................................................. 32
Bảng 3.4: Mật độ số loài bắt mồi phổ biến trên rau phun ít thuốc và phun
nhiều thuốc tại điểm nghiên cứu ..................................................................... 33
Bảng 3.5: Mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi đến các loài sâu hại
phổ biến trên họ Hoa thập tự tại điểm nghiên cứu .......................................... 39
Bảng 3.6: Thời vụ canh tác rau họ Hoa thập tự ở một số điểm ...................... 43
ở Phú Xuyên- Hà Nội. ..................................................................................... 43
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời vụ canh tác đến mật độ một số loài côn trùng
bắt mồi trên rau trồng quanh năm và rau trồng theo vụ. ................................. 44
Bảng 3.8: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau trên ruộng rau
phun ít thuốc .................................................................................................... 47
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ một số loài loài côn trùng bắt
mồi tại điểm nghiên cứu .................................................................................. 48
Bảng 3.10: Tỷ lệ các hộ sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên nhóm rau phun ít
thuốc và phun nhiều thuốc tại điểm nghiên cứu ............................................. 50
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của số lần phun thuốc lân mật độ một số loài côn trùng
bắt mồi trên rau tại điểm nghiên cứu .............................................................. 51
Bảng 3.12:. Khả năng ăn rệp của bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus . 55
Bảng 3.13. Khả năng ăn rệp xám, sâu tơ, sâu khoang của trưởng thành bọ
đuôi kìm bắt mồi E. annulipes ........................................................................ 56
Bảng 3.14. Khả năng ăn mồi của các tuổi thiếu trùng loài C. fuscipennis ..... 58
(nhiệt độ: 26,1 – 30,80C; ẩm độ 75,6 – 80,5%) .............................................. 58
Bảng 3.15. Khả năng ăn mồi của trưởng thành cái loài C. fuscipennis .......... 58

(nhiệt độ: 26,1 – 30,80C; ẩm độ 75,6 – 80,5%) .............................................. 58

Nguyễn Thị Thu Hường

vi

K16


Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mật độ các loài bọ xít bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự tại điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 34
Hình 3.2: Mật độ loài bọ xít nâu bắt mồi Coranus Fuscipennis Reuter, trên
rau họ Hoa thập tự tại điểm nghiên cứu. ......................................................... 35
Hình 3.3: Mật độ các loài bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự tại điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 36
Hình 3.4: Mật độ loài bọ rùa đỏ bắt mồi trên rau Họ hoa thập tự tại điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 36
Hình 3.5: Mật độ loài bọ đuôi kìm bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự tại điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 37
Hình 3.6: Mật độ loài bọ cánh cộc 3 khoang trên rau Họ hoa thập tự tại điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 37
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa các loài bọ xít bắt mồi với 3 loài sâu hại phổ biến
trên rau phun ít thuốc tại điểm nghiên cứu. .................................................... 40
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa các loài bọ rùa bắt mồi với rệp trên rau phun ít
thuốc tại điểm nghiên cứu. .............................................................................. 40
Hình 3.9: Mối quan hệ giữa loài bọ rùa đỏ bắt mồi với rệp trên rau phun ít
thuốc tại điểm nghiên cứu. .............................................................................. 41

Hình 3.10: Mối quan hệ giữa bọ cánh côc 3 khoang Paederus fuscipes với
sâu tơ trên rau phun ít thuốc tại điểm nghiên cứu. .......................................... 42
Hình 3.11: Mối quan hệ giữa bọ đuôi kìm với sâu tơ trên rau phun ít thuốc tại
điểm nghiên cứu. ............................................................................................. 42
Hình 3.12: Ảnh hưởng của thời vụ canh tác đến sự xuật hiện và phát triển của
các loài bọ xít bắt mồi ở địa điểm nghiên cứu ................................................ 45

Nguyễn Thị Thu Hường

vii

K16


Luận văn thạc sỹ

Hình 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ canh tác đến sự xuật hiện và phát triển của
các loài bọ rùa bắt mồi ở địa điểm nghiên cứu .............................................. 45
Hình 3.14: Ảnh hưởng của thời vụ canh tác đến sự xuật hiện và phát triển của
loài bọ cánh cộc 3 khoang ở địa điểm nghiên cứu ......................................... 46
Hình 3.15: Ảnh hưởng của phân bón đến sự xuật hiện và phát triển của các
loài bọ xít bắt mồi ở địa điểm nghiên cứu ...................................................... 48
Hình 3.16: Ảnh hưởng của phân bón đến sự xuật hiện và phát triển của các
loài bọ rùa bắt mồi phổ biến ở địa điểm nghiên cứu ...................................... 49
Hình 3.17: Ảnh hưởng của phân bón đến sự xuật hiện và phát triển của bọ
đuôi kìm ở địa điểm nghiên cứu...................................................................... 49
Hình 3.18: Ảnh hưởng của sự phun thuốc hóa học đến sự phát sinh phát triển
của các loài bọ xít bắt mồi tại điểm nghiên cứu.............................................. 52
Hình 3.19: Ảnh hưởng của sự phun thuốc hóa học đến sự phát sinh phát triển
của bọ cánh cộc 3 khoang tại điểm nghiên cứu. ............................................. 53

Hình 3.20: Ảnh hưởng cửa sự phun thuốc hóa học đến sự phát sinh phát triển
của bọ rùa bắt mồi phổ biến tại điểm nghiên cứu. .......................................... 53
Hình 3.21: Mô hình thả côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu hại theo hướng
trồng RAT ....................................................................................................... 60

Nguyễn Thị Thu Hường

viii

K16


Luận văn thạc sỹ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Họ cải (Brassicaceae), còn gọi là họ Hoa thập tự (Cruciferae), là một
họ thực vật có hoa. Họ này chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế lớn,
cung cấp nhiều loại rau về mùa đông trên khắp thế giới. Chúng bao gồm cải
bắp, cải bông xanh, súp lơ, cải brussels, cải xoăn (tất cả đều là các giống cây
trồng từ một loài là Brassica oleracea), cải làn, cải củ và su hào…. Là cây
thực phẩm quan trọng đối với đời sống con người và vật nuôi, rau cung cấp
các chất dinh dưỡng cần thiết như prôtêin, axit hữu cơ, vitamin và các chất
khoáng. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, bị nhiều loài côn trùng gây hại,
người dân trồng rau ở Hà Nội đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hoá học có
tính độc cao trên một số loại rau, số lần phun thuốc từ 4 đến 20 lần/vụ,
khoảng cách giữa các lần phun 5 đến 15 ngày. Chính vì vậy ảnh hưởng của
thuốc hoá học đã và đang để lại nhiều hậu quả trực tiếp cho người tiêu dùng
do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người
tiêu dùng, người sản xuất và vật nuôi sử dụng. Ngoài ra thuốc trừ sâu còn

xâm nhập vào môi trường đất, nước, không khí gây ra những ảnh hưởng lâu
dài, phá vỡ cân bằng sinh thái và tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích trên
đồng ruộng rau (Trần Xuân Bí - 2003)[2]
Việt Nam nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có nhiệt độ, độ
ẩm thuận lợi cho sự phát triển của sâu hại, trong sản xuất nông nghiệp kỹ
thuật chưa cao, chế độ canh tác còn lạc hậu, việc quản lý sâu hại, phòng trừ
dịch hại còn lỏng lẻo… có nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát sinh
phát triển của sâu hại.
Việc sử dụng thuốc hoá học trong diệt trừ sâu hại đã trở nên phổ biến
và trở thành thói quen của đại bộ phân người trồng rau mà không hề nghĩ đến
hậu quả sinh thái. Nhưng qua kinh nghiệm dùng thuốc hóa học nhiều chuyên
gia đã đi đến kết luận bất kì một loại côn trùng nào cũng có tính chống thuốc,
Nguyễn Thị Thu Hường

1

K16


Luận văn thạc sỹ

đặc biệt là nó được dùng như một chất độc tiếp xúc. Do đó các nhà khoa học
nghiên cứu thuốc hóa học trừ sâu luôn phải tìm ra thuốc hóa học mới để
chống lại hiện tượng trên và phải tốn nhiều công của.
Trong những năm gần đây người ta đã bắt đầu nghiên cứu phương
pháp mới, ít nguy hiểm và có hiệu quả để bảo vệ cây trồng. Đó là tạo nên
những giống cây có tính miễn dịch kích thích, chuyển sự trồng trọt một loài
thành trồng trọt nhiều loài, phát triển các loài kí sinh hay ăn sâu hại, tạo nên
những vật chủ vi sinh gây bệnh cho các loài tiếp xúc có hại, quyến rũ hay làm
sợ hãi các loài phá hoại bằng chất đặc hiệu, siêu âm và những phương pháp

tác động vật lý khác, phá hủy cấu trúc di truyền của những côn trùng có hại.
Một trong những hướng đang có nhiều triển vọng là biện pháp phòng trừ sâu
hại bằng sinh vật. Biện pháp này dựa trên cơ sở dùng các sinh vật có ích như
kí sinh ( côn trùng ăn thịt, kí sinh, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn), sinh vật ăn
thịt sâu hại.
Sử dụng các loài côn trùng bắt mồi là nhóm kẻ thù tự nhiên quan trọng
trong việc kìm hãm số lượng sâu hại hiện nay đã và đang được nhiều nhà
khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Đối với nhóm côn
trùng bắt mồi phải kể đến các loài cánh cứng thuộc họ Scarabidae, bọ rùa
Coccinellidae, Staphylinidae, bọ xít ăn sâu Nabidae, Miridae, Pentatomidae
và Reduviidae, chuồn chuồn Coenagridae, ong bò vẽ Vespidae của sâu bọ để
tiêu diệt sâu hại như sử dụng côn trùng bắt mồi để hạn chế sự phát triển của
sâu hại mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ người và động vật, đó là cơ sở để
phát triển một nền nông nghiệp an toàn và bền vững, chính vì vậy tôi đã chọn
đề tài có tên “Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ một số loài phổ biến trên
rau họ Hoa thập tự ở huyện Phú Xuyên-Hà Nội”

Nguyễn Thị Thu Hường

2

K16


Luận văn thạc sỹ

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
* Mục đích
- Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ( kỹ thuật canh tác, chế
độ chăm sóc, phân bón và thuốc trừ sâu) lên mật độ của một số loài phổ biến.
* Ý nghĩa của đề tài.
- Việc xác định được thành phần loài côn trùng bắt mồi trên rau họ Hoa
thập tự tại Phú Xuyên-Hà Nội góp phần vào nghiên cứu thành phần loài côn
trùng bắt mồi ở Phú Xuyên nói riêng và Hà Nội nói chung.
- Các dẫn liệu về biến động số lượng của các loài phổ biến là cơ sở của
biện pháp sử dụng côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu hại.
- Các dẫn liệu hiện trạng loài côn trùng bắt mồi trên đồng ruộng và việc
sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu đã làm cho côn trùng bắt mồi không còn thức
ăn, nơi trú ẩn nhiều loài đã gần như biến mất làm mất cân bằng sinh thái.
- Góp phần đánh giá về công tác quản lý sâu hại, quản lý môi trường ở
địa phương, đồng thời ý thức tự giác của người dân trong việc thực hiện đúng
quy định khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để có thể có được sản phẩm RAT
và bảo vệ môi trường.

Nguyễn Thị Thu Hường

3

K16


Luận văn thạc sỹ

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
1.1.1 Những nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi
a. Những nghiên cứu về thành phần loài sâu hại.

Trên thế giới thành phần côn trùng hại trên rau họ Hoa thập tự đã ghi
nhận hơn 103 loài, tuy nhiên chỉ có hơn 30 loài là các loài hại thực sự nguy
hiểm và hàng năm bình quân đã làm giảm từ 20 – 30% tổng sản lượng giá trị
hàng trăm tỷ đô la (Risk et al., 1995; Diana et al., 2004)[41],[58]. Trong nhiều
năm qua việc sản xuất các loại rau, củ và quả, đặc biệt là ở vùng Đông
Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam như: Canada, Philippin,
Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, dó đó thành phần các loài côn trùng hại trên
rau họ Hoa thập tự được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Các loài sâu hại chính
gồm sâu vẽ bùa Liriomyza trifolii, rệp đậu Myzus persicae, rệp bông
Aphisgossypii, ruồi trắng Trialeurodes vaporariorum, bọ phấn Bemisia
argentifolii, bọ trĩ Frankliniella occidentalis. Trong hơn 4000 loài rệp trên thế
giới thì các loài rệp hại cây trồng hại rau họ Hoa thập tự chủ yếu là rệp đậu
(Myzus persica), rệp bông (Aphis gossypii), rệp hoa cúc (Macrosiphoniella
sanborni), rệp hoa hồng (Macrosiphum rosae), rệp khoai tây (Macrosiphum
euphorbiae) và rệp cây mao (Aulacorthum solani), trong đó rệp đậu là loài hại
nguy hiểm nhất (Lane Greer, 2000)[53].
Kết quả nghiên cứu sâu hại trên rau họ Hoa thập tự ở Thái Lan,
Goodwin, 2002[48] đã ghi nhận 10 loài sâu hại nguy hiểm là rệp đậu Myzus
persicar, rầy chồng cánh (bọ phấn - Whitefly) Trialeurodes vaporaiorum, sâu
vẽ bùa Crataegus spp, rệp gáp giả Lecanium sp, Saissetia olear, Saissetia
hemisphaerica, Coccus hesperidum và Parasaisetia nigra, rệp sáp sơ

Nguyễn Thị Thu Hường

4

K16


Luận văn thạc sỹ


Planococus citri và Pseudococus longispinus. Jim Chaput (2000)[51] đã ghi
nhận, mô tả hình thái của 5 loài ruồi đục lá ở Bắc Mỹ và Canada loài
(Liriomyza trifolii (Burgess), Liriomyza brassicar Riley, Liriomyza sativae
Blanchard, Liriomyza huidobrensis và Chromatomyia syngenesiae Hardy).
Hình thái và các minh họa của 4 loài bọ trĩ hại chính trên rau họ Hoa thập tự
gồm Frankliniella occidentalis, Frankliniella tritici, Thrips tabaci và
Echinothrips sp.) đã được nghiên cứu ở On-ta-rio (Canada) (Gillian Ferguson,
2005) [46].
Nhiều loài phổ biến và nguy hiểm như sâu tơ Plutella xylostella, sâu
khoang Spodoptera litura, sâu keo da láng Spodoptera exigua. Sâu xám
Agrotis ypsilon, sâu xanh bướm trắng Pieris rapae, rệp cải Brevicoryne
brassicae, rệp muội Brevicoryne brassicae, rệp đậu Myzus persicae, sâu đo
xanh Plusia eriosoma, Rầy xanh Tettigoniella viridis, sâu đục bắp Marmestra
sp., bọ nhảy sọc trắng Phyllotre armoraciar, bọ nhảy sọc đen Phyllotre
pusila, ruồi đục lá Liriomyza sativae, bọ trĩ Frankliniella occidentalis..vv đã
được nghiên cứu hệ thống về hình thái, dẫn liệu các minh hoạ, sự gây hại và
biện pháp phòng trừ (Alam, 2002; Blackman, 1984; Morallo and Sayaboc.,
2003 )[38],[39],[54]
Ở vùng Đông Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam đã
ghi nhận hơn 100 loài sâu hại trong đó có hơn 30 loài thực sự nguy hiểm,
nhiều loài trong số đó đã được mô tả hình thái, nghiên cứu sinh học, sinh thái
học và các biện pháp phòng chống như ruồi đục lá Liriomyza trifolii,
Liriomyza brassicae Riley, Liriomyza sativae, Liriomyza huidobrensis và
Chromatomyia syngenesiae, rệp đào Myzus persicae, rệp bông Aphis gossypii,
ruồi trắng Trialeurodes vaporarioum, bọ phấn Bemisia argentifolii, rệp hoa
cúc Macrosiphoniella sanborni, rệp hoa hồng Macrosiphum rosae, rệp khoai
tây Macrosiphum euphorbiae, bọ trĩ Frankliniella occidentalis, Frankliniella
occidentalis, Frankliniella tritici, Thrips tabaci và Echinothrips sp. sâu tơ


Nguyễn Thị Thu Hường

5

K16


Luận văn thạc sỹ

Plutella xylostella, sâu khoang Spodoptera litura, sâu keo da láng Spodoptera
exigua, sâu xám Agrotis ypsilon, sâu xanh bướm trắng Pieris rapae, rệp cải
Frankliniella occidentalis, sâu đo xanh Plusia eriosoma, rầy xanh
Tettigoniella viridis, sâu đục bắp Marmestra sp., bọ nhẩy sọc trắng Phyllotre
armoraciar, bọ nhẩy sọc đen Phyllotre pusila (Fao,1993)[44]
b. Những nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi.
Thành phần loài côn trùng ký sinh và bắt mồi của các loài sâu hại trên
rau họ Hoa thập tự cũng rất phong phú với hơn 60 loài ký sinh bắt mồi phổ
biến ghi nhận được và nhiều loài đã được nhân nuôi và sử dụng các phòng trừ
sinh học sâu hại rau như bò rùa bắt mồi Propylea japonica,Harmonia
axyridis, Scymnus hoffmanni, ruồi ăn rệp M.corollae và P. Quadrifasciatus,
bọ xít bắt mồi Orirus sp., Coranus sp., Sycanus spp., bọ mắt vàng
Chrysoperla carnea và Chrysopa oculata,cánh cứng bắt mồi Cheilomenes
spp, bọ đuôi kìm bắt mồi. Việc sử dụng các loại bẫy để tiêu diệt các loài sâu
hại rau cũng đã được các nhà côn trùng học dùng từ lâu (De Back, 1974)[43]
Nhiều côn trùng ăn sâu (cả sâu non của chúng) đã được dùng để tiêu
diệt một số lượng lớn rệp cây và trứng nhện. Mỹ và Canada đã đạt được nhiều
kết quả trong việc dùng các loài ăn sâu để phòng trừ sâu hại. Một ví dụ có
tính chất lịch sử trong biện pháp phòng trừ sinh hoạt là dùng bọ rùa để tiêu
diệt rệp. Năm 1988 loài bọ rùa Rodolia cardinalis (Muls) đã được nhập từ Úc
vào California để tiêu diệt rệp hại cam Icerya purchasi Mask (loài rệp này đã

phá hoại hầu hết các vườn cam nước Mỹ). Chỉ sau một thời gian ngắn đã cứu
vãn được tai họa của vườn cam do rệp I. purchasi Mask gây nên. Sau đó loại
bọ rùa này được dử dụng để phòng trừ có kết quả loài I. purchasi Mask ở
nhiều nơi trên thế giới như Florida, Angêri, Pháp, Tân tây lan, Nhật Bản và
một số nước nhiệt đới khác. Cho đến nay nó đã được nhập vào trên 50 nước
khác nhau. Tương tự như vậy, ở California người ta còn bảo vệ và phát triển
các loài ăn sâu bản xứ như Cryptolaemus montrouzieri Muls, Chrysopa,
californica…để chống lại những loài rệp phấn hại cây ăn quả (Risk et
al.,1995)[58]

Nguyễn Thị Thu Hường

6

K16


Luận văn thạc sỹ

Một thực tế khác, để phòng trừ rệp phấn, Liên Xô cũ đã nhập rồi nuôi và
thả ra đồng ruộng, vườn cây ăn quả loài bọ rùa Cryptolaemus, công việc này
mang lại nhiều kết quả đáng kể. Ngoài ra, Liên Xô cũ còn sử dụng một số côn
trùng ăn sâu khác (bản xứ hoặc nhập nội) do phòng trừ sâu hại. Trong những
loài ăn sâu nhập vào để chống loại sâu hại của Liên Xô cũ phải kể đến :
Rhodolia, Cryptolaemus, Lindorus gurneyi comp, Phytoseiulus persimillis A.N
(Risk et al,1995)[58]
Kiến cũng được nhiều nước sử dụng để phòng trừ một số loài côn trùng
hại cây rừng. Ở cộng hòa Szhekc, người ta đã chuyển đến khu rừng tùng bách
những tổ kiến và những rác vụn có chứa kiến Formica rufa L. để tiêu diệt sâu
tùng bách. Từ một tập đoàn kiến phân chia thành nhiều tập đoàn và tăng dần

số lượng quần thể. Người ta đã dùng lưới thép để bảo vệ tổ kiến trên cành
khỏi bị các động vật khác phá tổ kiến và tiêu diệt. Ở nhiều nước khác của
Châu Âu cũng tiến hành theo phương pháp này đối với các khu rừng và đã
mang lại kết quả rõ rệt (dẫn theo Pham Van Lam et al., 2003)[57]
Ngoài ra, phải kể đến những hiệu quả tốt trong việc dùng các loài nhện
ăn thịt để chống lại một số loài sâu hại. Kết quả thí nghiệm dùng nhện hổ
trùng (Phytoseinlus persimilles Athias - Henriot) trong 4 năm liền của G.A.
Bengarôp ở Liên Xô cũ đã thể hiện điều đó. Ông đã thí nghiệm dùng nhện hổ
trùng chống lại nhện hại trên một diện tích 11000m2 và nhận thấy dùng biện
pháp này so với biện pháp hoá học làm cho năng suất dưa chuột tăng 50%.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, người ta đang gặp một số khó khăn
trong việc bảo vệ, phát triển và sản xuất thường xuyên một số lượng rất lớn
các loài kí sinh và ăn sâu.

Nguyễn Thị Thu Hường

7

K16


Luận văn thạc sỹ

1.1.2 Những nghiên cứu về biến động số lượng của các loài côn trùng
bắt mồi
De Back (1974) [43] đã nghiên cứu biến động số lượng trưởng thành và
thiếu trùng của 7 loài bọ xít bắt mồi thuộc 3 họ bao gồm: Acanthaspis
pedestris, Edocla slateri, Catamiarus brevipennis, Haematorrhophus
nigroviolaceous, Neohaematorrhophus therasii, Rhinocoris fuscipes và loài
R. marginatus trên cánh đồng ở Tamil. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9

năm 1984 đến tháng 7 năm 1986 tác giả nhận thấy rằng biến động số lượng
của các loài bọ xít bắt mồi này có mối quan hệ với số lượng của vật mồi và
phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa, gió. Số lượng của loài bọ xít Acanthaspis
pedestris thường đạt mật độ cao trong khoảng từ tháng 9/1984 đến tháng
3/1985. Số lượng của loài bọ xít Edocla slateri đạt mật độ cao từ tháng
11/1984 đến tháng 3/1985. Đối với loài Catamiarus brevipennis đạt mật độ
cao vào tháng 4 hàng năm. Loài Haematorrhophus nigroviolaceous đạt mật
độ cao từ tháng 10/1984 đến tháng 2/1985. Loài Neohaematorrhophus
therasii đạt mật độ cao từ tháng 3/1985 đến tháng 8/1986. Loài Rhinocoris
fuscipes đạt mật độ cao từ tháng 7/1984 đến tháng 3/1986. Số lượng loài R.
marginatus thường đạt mật độ cao trong khoảng từ tháng 9/1984 đến tháng
6/1985.
Nghiên cứu biến động số lượng của loài bọ xít mù xanh Cyrtorrhinus
lividipennis trên rau. Qua tính toán cho thấy mối tương quan số lượng giữa
loài bọ xít bắt mồi này với vật mồi của nó là loài rầy chặt chẽ (R = 0,8)
(Morallo and Sayaboc, 1992) [54].
Nghiên cứu về biến động số lượng và ảnh hưởng của các yếu tố đến
mật độ một số loài ong bắt mồi cũng đã quan tâm và ghi nhận có 2 loài ong
Psix striaticeps và Trissolcus sp. (họ Vespidae) có vai trò cao đối với sâu hại

Nguyễn Thị Thu Hường

8

K16


Luận văn thạc sỹ

rau. Hai loài này đạt mật độ cao từ tháng 3/1985 đến tháng 8/1986 và từ tháng

7/1984 đến tháng 3/1986. Số lượng loài Psix striaticeps thường đạt mật độ cao
nhất trong khoảng từ tháng 7 và 8 (dẫn theo Phạm Văn Lầm et al.,2003) [57].
1.1.3 Những nghiên cứu về sinh thái học của một số loài côn trùng bắt mồi
bắt mồi trên rau
Các kết quả nghiên cứu về sinh thái học của các loài côn trùng hại rau
họ Hoa thập tự trồng cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như
dẫn liệu về vòng đời, sự gây hại và các biện pháp phòng trừ của 5 loài ruồi
đục lá ở Bắc Mỹ và Cannada (loài Liriomyza trifolii (Burgess), Liriomyza
brassicae Riley, Liriomyza sativae Blanchard, Liriomyza huidobrensis và
Chromatomyia syngenesiar Hardy) trên rau họ Hoa thập tự đã được đề cập.
Nhiều loài sâu hại rau phổ biến và nguy hiểm ở Đài Loan, Canada, Trung
Quốc. Sâu tơ Plutella xylostella, sâu khoang Spodoptera litura, sâu keo da
láng Spodoptera exigua, sâu xám Agrotis ypsilon, sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae, rệp cải Frankliniella occidentalis, rệp muội Brevicoryne
brassicae, rệp đào Myzus persicae, rệp khoai tây Macrosiphum euphorbiae,
rệp bông Aphis gossypii, sâu đo xanh Plusia eriosoma, rầy xanh Tettigoniella
viridis, sâu đục bắp Marmestra sp., bọ nhẩy sọc trắng Phyllotreta armoraciar,
bọ nhẩy sọc đen Phyllotreta pusila, ruồi đục lá Liriomyza trifolii, bọ trĩ
Frankliniella occidentalis..vv
Nghiên cứu sinh thái học của một số loài phổ biến trong phòng trừ sinh
học sâu hại cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Cụ thế là 61 loài ong ký
sinh và côn trùng bắt mồi của sâu hại họ Hoa thập tự trong đó nhiều loài có
khả năng sử dụng cho hiệu quả cao, như ong mắt đỏ Trichogramma
brassicae, bọ xít bắt mồi Orirus sp, bọ mắt vàng Chrysoparla sp. (California
Environmental Protection Agency Departmen, 2010)[40].

Nguyễn Thị Thu Hường

9


K16


Luận văn thạc sỹ

Việc sử dụng các loài côn trùng ký sinh, bắt mồi trong phòng trừ sinh
học để giảm bớt hay loại trừ côn trùng hại cũng đã được áp dụng ở nhiều
nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia… thậm chí ở nhiều nước
như Trung Quốc, Đài Loan còn có nhiều công ty sản xuất hàng loạt các côn
trùng bắt mồi (trong đó thức ăn để nuôi chúng được nhân nuôi và phối chế
công nghiệp) nhằm cung cấp cho nông dân thả trên đồng ruộng và trong nhà
kính để phòng trừ sâu hại nguy hiểm trên cánh đồng. Một số biện pháp như
bẫy màu, canh tác hoặc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong phòng
trừ sâu hại được áp dụng như sử dụng thả ong mắt đỏ Trichogramma
brassicae, bọ xít bắt mồi Orirus sp., bọ mắt vàng Chrysoperla sp. (California
Environmental Protection Agency Departmen, 2010)[40].
1.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên côn
trùng bắt mồi
Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phun thuốc 1 lần và công
thức phun thuốc 3 lần lên mật độ của loài bọ xít mù xanh Cyrtorhinus
lividipennis và vật mồi của nó là các loài sâu hại trên rau cho thấy công thức
phun thuốc 3 lần làm giảm số lượng cuả loài côn trùng bắt mồi này và phá vỡ
mối tuơng quan số lượng với vật mồi (Fao, 1993) [44] .
Goodwin (2002) [48] đã nghiên cứu ảnh hưởng của 5 loại thuốc hoá
học (Monocrotophos, Dimethoate, Methylparathion [Methyl- Parathion],
Quinalphos và Endosulfan) lên loài côn trùng bắt mồi Rhynocoris kumarii (họ
Reduviidae) là loài băt mồi có mặt trên rau. Kết quả cho biết loại thuốc hoá
học Methylparathion ảnh hưởng đến thiếu trùng tuổi 3 và trưởng thành của
loài bọ xít Rhynocoris kumarii. So với các loại thuốc kể trên thì thuốc
Endosulfan làm ảnh hưởng ít nhất tới số lượng thiếu trùng cũng như con

trưởng thành của loài côn trùng bắt mồi này.

Nguyễn Thị Thu Hường

10

K16


Luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên loài bọ rùa đỏ
Micraspis discolor (F.) và sử dụng loài bọ rùa đỏ này ở pha ấu trùng (tuổi 14) và trưởng thành đã đem lại hiệu quả cao trong phòng trừ rệp đậu trong nhà
kính (Jamie, 2008)[51].
Nuôi trưởng thành và ấu trùng của một số loài bọ rùa (Propylaea
japonica, Harmonia axyridis, Scymnus hoffmanni) và loài bọ mắt vàng
(Chrysopa pallens, Chrysopa formosa) nhằm sử dụng để phòng trừ một số
loài bọ phấn trắng (Homoptera: Aleyrodidae) ở Trung Quốc đã thu được một
số kết quả khả quan. Với 50% là nguồn thức ăn từ rệp muội và 50% là bọ
phấn trắng thu ở ngoài đồng, các loài bắt mồi trên có khả năng sinh trưởng và
phát triển cao (Zhang et al., 2000) [59].
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi
Cho đến nay, việc nghiên cứu và xác định thành phần loài côn trùng bắt
mồi trên rau, cũng như các nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển của một số
loài chủ yếu đã được quan tâm và tiến hành, nhất là việc nghiên cứu một số
biện pháp sinh học phòng chống sâu hại rau trồng phục vụ sản xuất rau an
toàn theo GAP, các kết quả nghiên cứu cho đến nay chủ yếu tập trung nghiên
cứu trên rau ở ngoài cánh đồng, đặc biệt là tại các vùng trong rau ở Hà Nội và
phụ cận.

Trên cánh đồng trồng rau họ Hoa thập tự thành phần sâu hại rất phong
phú, theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng ở các tình phía Bắc 1967 – 1968
[35] đã ghi nhận 23 loài trong đó 14 loài thường xuyên gây hại. Đến năm
1995 – 1997, Lê Văn Trịnh, 2002 [27] ghi nhận ở đồng bằng Sông Hồng có
31 loài sâu hại trên rau thuộc 16 họ. Hà Quang Hùng (2005)[12] ghi nhận
những loài gây hại quan trọng và thường xuyên là sâu xám (Agrotis ypsilon),
sâu tơ (Plutella xylostella), bọ nhảy (Phyloteta sp.), sâu xanh bướm trắng
Nguyễn Thị Thu Hường

11

K16


Luận văn thạc sỹ

(Pieris rapae), rệp cải (Frankliniella occidentalis). Lê Thị Kim Oanh
(2002)[19] điều tra tại Hà Nội và Vĩnh Phúc thu thập được 29 loài sâu hại
thuộc 7 bộ 17 họ trong đó bộ cánh vảy Lepidoptera có số lượng loài lớn nhất
(34,5%), trong đó ghi nhận 17 loài sâu hại rau họ thập tự ở Hà Nội và phụ
cận, trong đó sâu tơ, sâu khoang, rệp xám và bọ nhẩy sọ cong là 4 loài nguy
hiểm. Trần Đình Chiến và ctv (2008)[3] trong các đợt nghiên cứu sâu hại rau
ở Hà Nội đã ghi nhận 4 loài côn trùng hại rau phổ biến sống trong đất gồm bọ
nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata), sâu xám (Agrotis ypsilon), dế trũi
(Gryllotalpa orientalis), dòi đục gốc, trong đó bọ nhảy sọc cong và sâu sám là
loài nguy hiểm.
Các nghiên cứu về thành phần loài côn trùng ký sinh và bắt mồi sâu hại
trên rau họ hoa thập tự ở Hà Nội cũng đã được nhiều tác giả đề cập. Lê Thị
Kim Oanh (2002)[19] điều tra tại Hà Nội và Vĩnh Phúc thu thập được 45 loài
kẻ thù tư nhiện trên rau họ Hoa thập tự gồm 21 họ thuộc 5 bộ và 1 nhóm bệnh

hại côn trùng. Trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số lượng loài lớn
nhất (37,8%), trong đó bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn, bọ đuôi kìm, bọ cánh cụt và
ong ký sinh sâu tơ là 5 loài thiên địch có thể nhân nuôi và sử dụng trong
phòng trừ sâu hại rau trên cánh đồng. Pham Van Lam et al., (2003) [57] đã
ghi nhận 25 loài côn trùng thiên địch trên rau trong đó có 13 loài thuộc bộ
Coleoptera, 5 loài ruồi ăn rệp và 1 loài là ký sinh ấu trùng sâu hại thuộc bộ
Diptera và 6 loài là ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera trong đó có 4 loài phổ
biến bao gồm bọ rùa Menochilus sexmaculatus, Micrapis discolor, ruồi bắt
mồi Epiyrphus balteatus và Ischiodon scutellaris. Trong 7 loài ruồi họ
Syrphidae được xác định ở Gia Lâm, Hà Nội thì loài Clythia sp và Ichiodon
scutellaris có khả năng ăn rệp muội cao và có thể nhân nuôi sử dụng trong
đấu tranh sinh học.

Nguyễn Thị Thu Hường

12

K16


Luận văn thạc sỹ

Một số đề tài đã được các cán bộ ở viện sinh thái và tài nguyên sinh vật
nghiên cứu như tính đa dạng côn trùng trong sinh quần rau, quả ở Hà Nội đã
ghi nhận 19 loài côn trùng bắt mồi, trong đó có những loài đã quan sát được
hành vi ăn sâu hại rõ rệt như chuồn chuồn kim, chân chạy năm chấm trắng,
bọ rùa đỏ, bọ đuôi kìm đen, ruồi ăn rệp vân bụng đen và 18 loài ong kí sinh
sâu hại rau quả (Mai Phú Quý, Vũ Thị Chỉ, 2005)[22]
Trong báo cáo khoa học của hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5
nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ cải ở tỉnh Nghệ An có tới

47 loài. Trong đó bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 26 loài chúng thuộc 4 họ. Họ
Bộ chân chạy (Carabidae) có 12 loài, họ bọ rùa (Coccinellidae) có 7 loài, họ
Hổ trùng (Cicidelidae) có 3 loài, họ Cánh cộc ( Staphilinidae) có 2 loài. Bộ
chuồn chuồn (Odonata) có 8 loài. Bộ cánh khác chiếm 4 loài, họ bọ xít năm
cạnh thu được 2 loài, Bộ cánh da có 4 loài . Bộ cánh màng (Hymenoptera) thu
được 3 loài. Bộ bọ ngựa (Mantoptrera) chỉ có 1 loài. (Nguyễn Thị Thanh,
2012)[24]
Theo tính toán của các nhà khoa học, chi phí cho việc sử dụng các loài
côn trùng bắt mồi không rẻ hơn so với dùng thuốc bảo vệ thực vật và tốn kém
thời gian hơn nhưng đảm bảo sản xuất ra những nông sản an toàn, có lợi cho
sức khoẻ của con người, tăng chất lượng của môi trường sống. Hơn nữa, việc
nuôi thả thiên địch sẽ tạo ra nguồn thiên địch lâu dài trong tự nhiên, bổ xung sự
thiếu hụt của chúng trên cánh đồng góp phần tạo lập sự cân bằng sinh thái, gìn
giữ được các nguồn gen có ích, làm giảm dần chi phí khác trên cánh đồng giúp
cho người nông dân tăng hiệu quả kinh tế trong trồng trọt. Thí dụ sử dụng ấu
trùng tuổi 4 chuồn chuồn cỏ (Bọ mắt vàng) Chrysopa sp.1 và ấu trùng trưởng
thành bọ rùa hai chấm vàng S. bipunctatus trong phòng trừ rệp sáp.
Việc sử dụng bọ rùa, bọ đuôi kìm, bọ xít nâu đã được nhân nuôi trong
phòng thí nghiệm và ra thả tại các ruộng rau thí điểm trong nhà lưới, với diện
tích gần 10 ha được triển khai để phòng trừ sâu tơ, sâu khoang, rệp

Nguyễn Thị Thu Hường

13

K16


Luận văn thạc sỹ


Theo Hà Quang Hùng (2006)[14] để phòng trừ rệp thì cần thả bọ rùa,
bọ đuôi kìm với tỉ lệ 1-1,5 con/m2. Kết quả thử nghiệm cho thấy, diện tích
được thả thiên địch so với diện tích đối chứng (rau trồng phát triển tự nhiên
không can thiệp bất kì biện pháp phòng trừ sâu hại nào) mang lại hiệu quả cao
hơn hẳn. Rau tươi lượng sâu giảm từ 70-80 %, cho thu hoạch nhiều lần. Quan
trọng hơn người dân giảm được đáng kể công lao động, không phải sử dụng
thuốc trừ sâu hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu đem lại sản phẩm rau sạch,
an toàn cho người sử dụng. Việc sử dụng thiện địch đã đem lại hiệu quả tốt
đẹp, không tốn tiền phun thuốc trừ sâu, trước đây 1 vụ phải 10 lần phun
thuốc, bây giờ chỉ cần phun 1-2 lần/vụ.
Nhìn chung ở vùng trồng rau ở Hà Nội, cho đến nay, việc nghiên cứu
và xác định thành phần loài côn trùng bắt mồi chỉ chủ yếu là nghiên cứu trên
rau ở ngoài cánh đồng và đã ghi nhận hơn hại phổ biến gần 50 loài bắt mồi và
vật mồi của chúng.
1.2.2. Những nghiên cứu về biến động số lượng và mối quan hệ của các
loài côn trùng bắt mồi ở trên rau
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài côn trùng bắt mồi, mối
quan hệ giữa vật bắt mồi – vật mồi và biến động số lượng của một số loài
bắt mồi cũng đã được nghiên cứu. Các nghiên cứu về sinh học của các loài
thuộc nhóm côn trùng bắt mồi đã tập trung ở một số loài như: bọ rùa sáu vằn
Menochilus sexmaculatus, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (họ Coccinelllidae),
bọ xít Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae), bọ xít Orius sauteri và
Xylocoris flavipes (họ Anthocoridae), bọ xít Cyrtorhinus livipennis (họ
Miridae) và ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris (họ Syrphidae) (Hà Quang
Hùng, 2006; Phạm Văn Lầm, 2010) [14],[17].
Các kết quả nghiên cứu về sinh học một số loài côn trùng bắt mồi về
các đặc điểm sinh thái học của một số loài bọ xít bắt mồi (bọ xít cổ ngỗng đỏ

Nguyễn Thị Thu Hường


14

K16


×