Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.09 KB, 71 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI TRƯỜNG GIANG

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI TRƯỜNG GIANG

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA



HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ
QUAN, TỔ CHỨC .......................................................................................... 6
1.1. Khái niệm cơ bản và dấu hiệu pháp lý về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức ............................................................................................................... 6
1.2. Quy định của Bộ Luật hình sự năm 1999 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức ............................................................................................................. 13
1.3. Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với một số tội danh khác ...... 22
1.4 Những điểm mới của Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ..................................................... 25

Chương 2: ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT VỀ TỘI
LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠI
QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 31
2.1. Thực tiễn định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ....... 31
2.2. Thực tiễn Quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức ............................................................................................................. 42

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT
ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI
LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; CÁC KIẾN NGHỊ .......................... 51
3.1. Các giải pháp ...................................................................................................... 51
3.2 Kiến nghị tăng cường chất lượng Định tội danh và Quyết định hình phạt ......... 53


KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 62
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

CQĐT:

Cơ quan điều tra

CTTP:

Cấu thành tội phạm

ĐTD:

Định tội danh

QĐHP:

Quyết định hình phạt

QPPL:

Quy phạm pháp luật


TAND:

Tòa án nhân dân

THTT:

Tiến hành tố tụng

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện đổi mới,
điều này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, đưa Việt Nam từ
một trong những nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế
giới. Sự phát triển, tăng trưởng nhanh về kinh tế cũng làm cho đời sống của
người dân ngày một được nâng cao.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế cùng các thủ tục hành chính rườm

rà, yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội, sự suy thoái về đạo đức của một bộ
phận cán bộ, dân cư trong xã hội đã dẫn đến một hiện tượng tiêu cực trong xã
hội, đó là hiện tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để trục lợi,
tư lợi. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông
tin, các vụ việc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có chiều hướng
gia tăng về số vụ việc và tinh vi về cách thức thực hiện. BLHS Việt Nam hiện
hành đã quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, tuy
nhiên thực tiễn xét xử tội này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa
thống nhất. Do vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn
xét xử các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức sẽ góp
phần đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
trong công tác xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức.
Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua luôn là đầu tàu về kinh
tế tại Việt Nam, trong đó Quận 1 là trung tâm của thành phố, nơi tập trung
nhiều cơ quan hành chính của Thành phố, Trung ương trú đóng trên địa bàn,
là Quận có đóng góp ngân sách lớn nhất cho Thành phố Hồ Chí Minh, các
hoạt động kinh tế chủ yếu là thương mại dịch vụ, do vậy, Quận 1 cũng là nơi
phát hiện và xét xử nhiều vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài
1


liệu của cơ quan, tổ chức. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sỹ Luật học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, có rất ít bài viết, luận văn viết và nghiên cứu về
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như: Luận văn thạc sỹ “Tội
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Luật hình sự Việt Nam

(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ) của Hoàng Văn Bắc,
GS.TS Đỗ Ngọc Quang hướng dẫn năm 2015; bài viết “những nhức nhói nạn
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” của tác giả Nguyễn Văn Phong
đăng trên Báo sức khỏe và đời sống….Bình luận khoa học BLHS của Tiến sĩ
Trần Minh Hưởng (Học viện Cảnh sát nhân dân) và giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam (Phần chung; phần các tội phạm – Quyển 2) của Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu về Tội phạm này.
Ở góc độ nhất định, Luận văn đã nêu đề cập đến các khía cạnh khác
nhau về thực trạng và việc thực hiện pháp luật trong công tác xét xử các vụ án
hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ở
trong lĩnh vực, địa phương khác nhau và có những nhận định và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy
nhiên, với đặc thù là đô thị lớn, trung tâm kinh tế như Quận 1 thì chưa có đề
tài nghiên cứu về thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn hoạt động xét xử tại Quận 1, Luận
văn làm rõ thêm về cơ sở lý luận và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện

2


các quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật
hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong
thực tiễn xét xử.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích đã nêu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số khái niệm về con dấu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, nhà nước, những quy định của BLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức.
- Quy định của BLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức.
- Thực tiễn xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ở
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
- Giải pháp nâng cao chất lượng và tăng cường hiệu quả công tác xét xử
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức trong BLHS và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi lý luận về tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức dưới góc độ luật hình sự gắn với thực tiễn hoạt động
xét xử tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến tháng 4 năm
2016.
Các số liệu thống kê trong Luận văn được thu thập tại Cục thống kê,
TAND tối cao, các báo cáo giám sát của Quốc Hội, TAND Thành phố Hồ Chí
3


Minh, Đội Điều tra – Tổng hợp, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an Quận 1,
VKSND Quận 1, TAND Quận 1.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về Nhà nước và
Pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp chung là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên
cơ sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
phân tích, tổng hợp (được tác giả sử dụng xuyên suốt luận văn để thực hiện tất
cả các nhiệm vụ nghiên cứu. Cụ thể áp dụng như sau: Chương 1, mục 1.1 và
1.2; Chương 2, mục 2.1, mục 2.2; Chương 3 ); phương pháp thống kê, so sánh
và nghiên cứu án điển hình (được sử dụng để giải quyết, đánh giá thực tiễn áp
dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Cụ thể được áp dụng như
sau: Chương 1, mục 1.3; Chương 2, mục 2.1).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và hoàn thiện các
quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, Luận văn còn được sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu trong Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả xử lý
các vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức để
trình cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp triển khai thực hiện BLHS
năm 2015 hoặc sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến tội làm giả
con dấu, tài liệu của của cơ quan, tổ chức trong BLHS năm 2015.

4


7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, dự kiến

Luận văn được cấu trúc gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự về
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Chương 2: Định tội danh và quyết định hình phạt về tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương 3: Những điểm mới trong quy định của BLHS năm 2015 về
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và các kiến nghị.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ
CHỨC
1.1. Khái niệm cơ bản và dấu hiệu pháp lý về tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan, tổ chức
1.1.1 Khái niệm con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1.1.1.1 Khái niệm con dấu của cơ quan, tổ chức
Con dấu ngày nay đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều cơ quan, đơn vị,
nhưng khái niệm về con dấu lại chưa thực sự được các nhà nghiên cứu quan
tâm và cho đến nay, chưa có môt khái niệm nào về con dấu có sức thuyết
phục.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân: “Con dấu là vật làm bằng
gỗ, kim loại, cao su…mặt dưới hình tròn hoặc hình vuông, hoặc hình chữ
nhật…theo những kích cỡ nhất định, có khắc chữ hoặc hình, được dùng in
trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan,
doanh nghiệp, đơn vị vũ tang và tổ chức kinh tế, xã hội. Con dấu được quản
lý chặt chẽ từ việc khắc đến việc sử dụng. Ở Việt Nam, con dấu được sử dụng

trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang,
cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà
nước”. [5]
Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản
lý và sử dụng con dấu (Sau đây viết tắt là Nghị định 58) quy định: “Con dấu
được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức
6


danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý
đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà
nước” [2].
Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản
lý và sử dụng con dấu (Nghị định 99) quy định: “Con dấu là phương tiện đặc
biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để
đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con
dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con
dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng
dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi”[4]
Mỗi cơ quan, tổ chức và các chức danh Nhà nước chỉ được sử dụng
một con dấu. Tuy nhiên, trường hợp các cơ quan, tổ chức có chức năng cấp
Văn bằng, Chứng chỉ, Thẻ Chứng minh Nhân dân, Thị thực Visa có dán ảnh
mà cần có thêm con dấu cùng nội dung như con dấu thứ nhất thì phải được sự
đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập và phải có ký hiệu
riêng để phân biệt với con dấu thứ nhất.
Cần lưu ý rằng, con dấu khắc xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan
công an, phải nộp lệ phí do Bộ Tài chính quy định và chỉ được sử dụng sau

khi đã được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”. Cơ quan, tổ chức khi
bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu mới. Con
dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ.
Trường hợp thật cần thiết để giải quyết công việc ở xa trụ sở cơ quan thì Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức đó có thể mang con dấu đi theo và phải chịu trách
nhiệm về việc mang con dấu ra khỏi cơ quan.
Tuy nhiên, Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm
2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp gửi thông báo về mẫu con dấu của
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh
7


để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp. Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo
thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH
một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng
thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản
trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty
hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu. Sau khi nhận thông báo
về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh
nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông
tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho
doanh nghiệp [12].
Như vậy, với quy định trên thì không phải tất cả cơ quan, tổ chức phải
thực hiện “đăng ký mẫu dấu” cho cơ quan quản lý nhà nước và được cấp
“Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”.
Việc đóng dấu vào các loại văn bản, giấy tờ phải theo đúng quy định
của pháp luật. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý,
sử dụng con dấu của cơ quan; tổ chức mình. Trong trường hợp bị mất con

dấu, cơ quan, tổ chức phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan
công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đồng thời phải thông báo
hủy bỏ con dấu bị mất.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định cụ thể về các trường hợp thay
đổi con dấu, khắc mới, con dấu bị hỏng, các trường hợp bị thu hồi và việc
kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng con
dấu.
Như vậy, tuy chưa có một khái niệm cụ thể về con dấu, nhưng Pháp
luật Việt Nam đã nêu, miêu tả một cách rõ nét về con dấu và quy định chặt
8


chẽ trong công tác quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo hiệu lực quản lý của các
cơ quan, tổ chức, giá trị pháp lý của các văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
1.1.1.2. Khái niệm về tài liệu của cơ quan, tổ chức
Hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm về “tài liệu”. Phân tích sự phát triển
của khái niệm “tài liệu” có thể khẳng định tính không tách rời của vật mang
tin và của thông tin ghi trên nó. Nhưng những định nghĩa sớm hơn lại nhấn
mạnh sự chú ý vào đối tượng vật chất - vật mang thông tin, còn những định
nghĩa muộn hơn lại dành sự chú ý nhiều hơn tới thành tố thông tin của tài
liệu.
Theo quan điểm của các tiêu chuẩn quốc gia Nga về “Văn thư và công
tác lưu trữ”, các thuật ngữ và định nghĩa”, khái niệm “tài liệu” đã được định
nghĩa là “phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện
tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người” hoặc là
“đối tượng vật chất cùng với thông tin được ghi nhận bởi con người, bởi
phương pháp để truyền nó trong thời gian và không gian” [5]. Hiện nay, khái
niệm “tài liệu”được định nghĩa “là thông tin được gắn trên vật mang tin với
những tiêu chí cho phép nhận dạng nó” [11].
Tại Việt Nam, trước đây Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004

của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ thì “tài liệu”
được miêu tả là “là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dạng văn
bản, âm thanh, đồ họa, hình ảnh, phim, video nhằm mục đích bảo quản, phổ
biến và sử dụng” [1]. Hiện nay, theo quy định tại Luật lưu trữ số
01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về lưu trữ. Tài liệu “là vật mang tin được hình thành trong
quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm văn bản, dự án,
bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm
bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện
9


tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút
tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác” [11].
1.1.2 Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức
Như đã phân tích ở trên, pháp luật hiện hành chưa đặt ra khái niệm về
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức mà hiện chỉ mô tả trạng thái
hoặc đặc tính của nó thông qua các văn bản pháp lý. Tại khoản 1 Điều 267
quy định như sau: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của
cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ
quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy, khái niệm làm giả theo quy định của pháp luật là hành vi làm
giống như thật các loại con dấu, giấy tờ hiện đang được phép lưu hành hoặc
làm ra các loại con dấu, giấy tờ mới hoàn toàn, chưa có loại tương tự trong
đời sống. Những hành vi giả mạo này chỉ được coi là phạm tội khi các tài liệu,
giấy tờ, con dấu giả được sử dụng vào một việc làm trái pháp luật, như để
được vào biên chế, đi nước ngoài, hưởng chế độ ưu tiên…
Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là
hành vi làm ra một cách trái phép con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan,

tổ chức. Việc làm giả con dấu, làm giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan,
tổ chức được thực hiện bằng những phương pháp, thủ đoạn đa dạng như khắc
con dấu giả, ký tên, đóng dấu giả vào các giấy tờ sao chéo giống nội dung của
giấy tờ thật [27, tr.187]
Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ
chức chỉ bị truy cứu TNHS nếu người phạm tội thực hiện hành vi này nhằm
tự mình sử dụng hoặc để người khác sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ đó
lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
1.1.3 Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức
10


Trước khi nghiên cứu về tội làm giả con dấu, tài liệu từ cơ quan, tổ
chức, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về tội phạm. Tội phạm là khái niệm
dùng để chỉ tất cả những hành vi được luật quốc gia hay luật quốc tế xác định
là trái pháp luật mà chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt.
BLHS Việt Nam năm 1999, khoản 1 Điều 8 quy định: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng
lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” [9, tr.51].
Kế thừa khái niệm về tội phạm quy định tại BLHS năm 1999, BLHS
Việt Nam năm 2015 đã có sự bổ sung “pháp nhân thương mại” là chủ thể của
tội phạm. Đây là kết quả xuất phát từ một thực tế tồn tại rất nhiều năm nay đó
là có những pháp nhân có hành vi vi phạm nhưng lại không bị xử lý hình sự
mà chỉ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc nhắc nhở yêu cầu sửa

chữa, khắc phục hậu quả. Chính vì diễn biến trên thực tế của chủ thể này hoạt
động vô cùng phức tạp và thường có những hành vi vi phạm gây nên những
hậu quả lớn cho xã hội và đang có những chiều hướng gia tăng, tính chất hành
vi ngày càng nguy hiểm, phức tạp. Xuất phát từ thực tiễn đó mà các nhà làm
luật đã cân nhắc và bổ sung vào cơ sở để các chủ thể phải chịu TNHS. Như
vậy, bên cạnh chủ thể là cá nhân thì BLHS năm 2015 quy định pháp nhân
thương mại cũng trở thành chủ thể của tội phạm và sẽ bị truy cứu TNHS theo
quy định của Pháp luật Hình sự nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
Khái niệm tội phạm là một trong những khái niệm cơ bản nhất của
pháp luật hình sự, là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ

11


thể trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS và để quy định khung hình phạt
cho các loại tội đó. Với khái niệm này, tội phạm nói một cách khái quát như
sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, theo quy định pháp
luật hình sự thì phải chịu hình phạt” [26, tr.61].
Trên cơ sở định nghĩa nêu trên, tội phạm bao gồm 4 dấu hiệu đó là tính
nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu
hình phạt.
Với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định
tại phần các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Chương XX của BLHS
năm 1999, chương XXII của BLHS 2015). Hành vi nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm này xâm phạm trật tự hành chính, xâm phạm sự hoạt động bình
thường và uy tín của cơ quan, tổ chức, xâm phạm các lợi ích của nhà nước, tổ
chức và của công dân được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Theo quy định tại Điều 267 BLHS, “Tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ
quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ

quan, tổ chức hoặc công dân” [27, tr.185]
Như vậy, từ khái niệm tội phạm nói chung và quy định về tội làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 267 BLHS, có thể
hiểu khái niệm về tội này như sau: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người
có năng lực TNHS thực hiện việc làm ra một cách trái pháp luật con dấu, tài
liệu hoặc giấy tờ khác của các cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài
liệu, giấy tờ, tài liệu (làm giả) của các cơ quan, tổ chức nhằm lừa dối cơ
quan, tổ chức hoặc công dân”.
Như vậy, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có thể được
thực hiện bởi một trong hai hành vi:
12


- Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ
chức.
- Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức
nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân.
BLHS năm 2015 cũng quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức cũng được thực hiện bởi một trong hai hành vi. Trong đó, hành
vi thứ hai “sử dụng nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân” được thay thế
bằng hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp
luật”. Điều này phù hợp hơn với quy định nguyên tắc “công dân được làm
những gì pháp luật không cấm”. Như vậy, chỉ những hành vi “sử dụng để
thực hiện hành vi trái pháp luật” mới bị truy cứu TNHS.
1.2. Quy định của Bộ Luật hình sự năm 1999 về tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1.2.1 Các dấu hiệu định tội
Định tội là việc xác định hành vi cụ thể đã được thực hiện phạm vào tội
nào đó trong số những tội phạm đã được quy định trong BLHS, hay nói cách

khác, định tội là xác ĐTD (tên tội) cho hành vi đã thực hiện. Định tội là cơ sở
cần thiết đầu tiên, quan trọng nhất để có thể truy cứu TNHS (TNHS) người
phạm tội. Chỉ trên cơ sở đã xác ĐTD quy định ở BLHS thì mới có thể quyết
định được biện pháp TNHS (hình phạt).
Muốn định tội cho hành vi cụ thể, người áp dụng luật hình sự phải căn
cứ vào các CTTP đã được quy định trong BLHS. Việc xác ĐTD chính là quá
trình xác định xem hành vi đó có thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP nào trong
BLHS. Nếu các tình tiết của hành vi phạm tội phù hợp với dấu hiệu của CTTP
được quy định trong BLHS thì hành vi được định theo tội danh của CTTP đó.
Như vậy, CTTP là căn cứ pháp lý duy nhất của việc định tội. Chỉ có thể
căn cứ vào CTTP đã được quy định trong BLHS mới có thể định tội và định
tội đúng được [7, tr.83]
13


Bên cạnh đó, CTTP là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm tội phạm
hoàn thành và là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt. Các tội phạm có
CTTP với những cấu trúc khác nhau thì thời điểm phạm tội hoàn thành cũng
khác nhau; căn cứ vào mức độ nguy hiểm của CTTP có các loại CTTP cơ
bản, CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ. Trong giải quyết các vụ án hình sự,
việc áp dụng CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ đối với
một hành vi phạm tội cụ thể có ý nghĩa xác định khung hình phạt cần áp dụng
đối với người phạm tội. [26, tr.98]
Trở lại tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, tại Khoản 1
Điều 267 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu
hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy
tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. [9,
tr.242]
Như vậy, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có các dấu

hiệu định tội như sau:
Khách thể của tội phạm
Tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức xâm phạm hạt
động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức; xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân. Đây cũng chính là khách thể trực
tiếp của tội phạm này. Đối tượng tác động của tội phạm này là con dấu, tài
liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. Cơ quan, tổ chức nói trong điều
luật này bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức kinh tế,…Bảo vệ sự an toàn của con dấu và các tài liệu, giấy tờ cũng
chính là bảo đảm sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong
lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu.
Mặt khách quan của tội phạm
14


Đối với tội danh này, mặt khách quan bao gồm hành vi khách quan đó
là hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc hành vi sử dụng
con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân.
Đối với hành vi làm giả con dấu, đây là hành vi làm ra một cách trái
phép con dấu của cơ quan, tổ chức và được thực hiện bằng các hình thức,
phương pháp khác nhau như đúc, khắc, trạm trổ, vẽ, in, photo…
Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi của người không có
chức vụ, quyền hạn cấp các loại giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó
giống như thật bằng những phương pháp, thủ đoạn khác nhau. Các giấy tờ
này có thể là giả từng phần hoặc có thể giả toàn bộ.
Đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả là hành vi dùng
các giấy tờ, tài liệu đó vào một mục đích nhất định. Các hành vi làm giả con
dấu, tài liệu hoặc hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả đó chỉ bị truy cứu
TNHS theo Điều 267 BLHS năm 1999 nếu người phạm tội thực hiện hành vi
nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức, hoặc công dân. Nghĩa rằng, hành vi

lừa dối này được hiểu là hành vi trái pháp luật.
Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ
chức hoặc công dân là hành vi của người làm ra con dấu, giấy tờ, tài liệu giả
sau đó sử dụng để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc hành vi của người không làm
giả chúng nhưng biết đó là con dấu, tài liệu giả và sử dụng để lừa dối cơ quan,
tổ chức.
Để xác định con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức có bị
làm giả hay không phải đối chiếu với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ
quan, tổ chức (nơi có con dấu thật, nơi cung cấp, phát hành các loại tài liệu,
giấy tờ thật). Ở đây có thể hiểu rằng, các cơ quan, tổ chức bị làm giả con dấu,
tài liệu hoặc giấy tờ khác trong tội này là các cơ quan, tổ chức được thành lập
theo đúng quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, nếu người phạm tội làm giả con
15


dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức không có thật hoặc cơ
quan, tổ chức đã giải thể, thì vẫn cấu thành tội danh này. Tội phạm hoàn
thành khi thực hiện hành vi “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân”.
Trong ĐTD, nếu người phạm tội chỉ làm giả con dấu thì chỉ định tội là
"làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức". Người phạm tội chỉ làm giả tài liệu
hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì chỉ định tội là "làm giả tài liệu của cơ
quan tổ chức". Bên cạnh đó, nếu người phạm tội bằng “tài năng” của mình vẽ
hình con dấu giả lên tài liệu, giấy tờ, thì hành vi này vừa là hành vi làm giả
con dấu, vừa là hành vi làm giả tài liệu và bị truy cứu TNHS về tội danh đầy
đủ như điều luật quy định.
Về hậu quả của tội phạm, đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ
bản của tội phạm này, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi khách
quan nói trên là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, hậu quả lại là tình tiết
định khung hình phạt. Do đó, việc xác định hậu quả tội phạm trong trường

hợp này là rất cần thiết vì liên quan đến việc áp dụng các tình tiết tăng nặng
định khung trong việc truy cứu TNHS với người phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người
phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong
muốn thực hiện hành vi đó. Mục đích “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc
công dân”.
Việc xác định nhận thức chủ quan của người phạm tội để xác định lỗi
của họ là rất quan trọng: nếu họ chủ định làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu giả để thực hiện những hành vi
trái luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân thì sẽ phạm tội làm
giả con dấu hoặc làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Nếu người làm giả con
16


dấu, giấy tờ nhưng không có mục đích sử dụng chúng để thực hiện hành vi
trái pháp luật hoặc sử dụng chúng để thực hiện hành vi có lợi cho xã hội (bắt
tội phạm, ngăn chặn tội phạm) thì hành vi không CTTP.
Động cơ phạm tội - động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện tội phạm cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng việc xác định động
cơ của người phạm tội là rất quan trọng, nếu vì nể nang, vì thành tích cục bộ
thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác với trường hợp vì lợi ích vật
chất hoặc vì trả thù cá nhân hay vì một động cơ hèn hạ khác.
Chủ thể của tội phạm
Căn cứ vào mức chế tài quy định HP, Tòa án phải căn cứ vào các
quy định của BLHS để lựa chọn loại và xác định mức hình phạt. Căn cứ đó là
những quy định trong phần chung của BLHS (quy định về nguyên tắc xử lý,
quy định liên quan đến hình phạt, quy định các biện pháp tư pháp, quy định
về căn cứ QĐHP, về các tình tiết giảm nhẹ TNHS, tình tiết tăng nặng TNHS,
về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, quy định về án treo…) và quy định tại tại

Điều 267 BLHS năm 1999 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức. Căn cứ này được xem như sự đảm bảo để thực hiện nguyên tắc pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong QĐHP, đồng thời cũng là để thực hiện các nguyên
tắc khác của luật hình sự.
43


(2) Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
Thiệt hại đến hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước trong lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đánh giá các tình tiết tăng nặng tại
khoản 2, 3 Điều 267;
(3) Nhân thân người phạm tội.
2.2.2. Thực tiễn Quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2.1. Thực tiễn Quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu từ Công an Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2011
đến năm 2016, cơ quan công an đã khởi tố 140 vụ án hình sự liên quan đến
tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với 33 bị cáo. TAND Quận 1
đã đưa ra xét xử 26 vụ với 33 bị cáo (Bảng 2.1 và Biểu 2.1).
Nghiên cứu các vụ án hình sự đã đưa ra xét xử trên địa bàn Quận 1 cho
thấy, TAND Quận 1 đã căn cứ vào quy định tại Điều 267 BLHS năm 1999,
mức độ nguy hiểm cho xã hội do tội phạm gây ra và nhân thân người phạm
tội để QĐHP.
Trong các QĐHP được TAND quận 1 tuyên cho các bị cáo, hình phạt
tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các bị
cáo phải chịu TNHS với 28 bị cáo, chiếm 85%, số bị cáo bị phạt tù giam là 5
bị cáo chiếm tỷ lệ 15%.
Trong tổng số 33 bị cáo, có 1 người bị phạt trên 3 năm tù (chiếm 3%),
12 người bị phạt tù từ 1-3 năm (chiếm 36%) và 20 người bị phạt tù dưới 1

năm (chiếm 61%).
Đa số các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
trên địa Quận 1 được phát hiện do người phạm tội sử dụng các giấy tờ giả để
tham gia các quan hệ dân sự, giá trị không lớn, khi bị phát hiện, người phạm
44


tội thành khẩn khai báo nên việc xác minh, tìm ra sự thật của vụ án được tiến
hành nhanh, kịp thời, bị cáo có tình tiết giảm nhẹ nên khung hình phạt được
áp dụng thường trong khung 1, khung cơ bản (Khoản 1 Điều 267).
Vụ án Trần Thùy Trang phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức là một ví dụ:
Vào khoảng tháng 8/2013, Trần Thùy Trang (sinh ngày 09/8/1991) có
vay tiền của công ty PPF, đến tháng 12/2013 không có khả năng trả lãi nữa.
Vào khoảng tháng 01/2014, Trang là nhân viên của hãng mỹ phẩm Shiseido
tại trung tâm thương mại Diamond plaza. Do lương thấp và có nợ xấu, nên
Trang nảy sinh ý định làm giả bảng sao kê tài khoản để được vay. Để làm
được bảng sao kê, Trang tự ý lấy giấy chứng minh nhân dân và Thẻ ATM
ngân hàng Vietcombank của chị Dương Thị Quỳnh Như (đồng nghiệp) đến
ngân hàng Vietcombank chi nhánh Lê Thánh Tôn, Quận 1 xin bảng sao kê tài
khoản của chị Như trong 6 tháng lương gần nhất. Sau đó Trang làm giả bảng
sao kê bằng photoshop tại nhà dựa trên bảng sao kê của chị Như, dùng phần
mềm vi tính chỉnh sửa tên, địa chỉ, thay đổi thông tin tài khoản (số tài khoản
của chị Như thành số tài khoản của Trang), xóa chữ ký của người có thẩm
quyền rồi lưu vào USB mang đi in màu. In xong, Trang dùng cọ vẽ và mực in
màu đỏ để đồ và viền lại con dấu mộc tròn rồi ký giả chữ ký của bà Tô Ngọc
Thảo, ký đè lên hình con dấu mộc. Còn giấy chứng minh nhân dân thật của
Trang là 024625514 thì Trang sửa lại thành số chứng minh nhân dân của Như
là 024628514 (sửa cả trong sổ hộ khẩu). Trang làm bằng cách lấy viết đỏ tô
thêm một nét của số 5 thành số 8, sau đó mang đi ép nhựa và photocopy.

Đến ngày 08/4/2014, Trang mang hồ sơ làm giả nêu trên đến ngân hàng
Citibank để nộp thì bị phát hiện.
Tại bản cáo trạng số 290/KSĐT ngày 30/10/2014 của VKSND Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố bị cáo Trần Thị Thùy Trang về tội “Làm
45


giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo khoản 1 Điều 267 BLHS năm
1999 [21]
Ngày 03/12/2015, TAND Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án
ra xét xử và tuyên phạt: Trần Thị Thùy Trang 9 tháng tù, nhưng cho hưởng án
treo. Thời gian thử thách 01 năm 6 tháng tính từ ngày tuyên án (theo khoản 1
Điều 267, điểm g, h, p khoản 1 Điều 46; khoản 1, 2 Điều 60 BLHS năm 1999)
[17]
Qua vụ án trên cho thấy, TAND Quận 1 đã căn cứ các dấu hiệu CTTP,
so sánh các quy định của BLHS năm 1999 về tội làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan tổ chức; xem xét các tình tiết giảm nhẹ TNHS để QĐHP, cụ thể: Đối
tượng Trang đủ năng lực TNHS và đủ độ tuổi quy định để chịu TNHS; có
hành vi phạm tội cố ý (biết rõ việc làm trên lại trái pháp luật, nhưng do muốn
thỏa mãn động cơ cá nhân của mình nên cố tình phạm tội) và sử dụng công
nghệ thông tin và sửa thủ công để làm ra giấy xác nhận bảng lương giả (giấy
tờ giả) để lừa dối tổ chức (ngân hàng citibank) để đủ điều kiện vay vốn. Trong
quá trình điều tra, đối tượng thành khẩn khai báo nhận tội, ăn năn hối cải,
phạm tội lần đầu và chưa gây thiệt hại gì. Do đó, TAND Quận 1 áp dụng theo
khoản 1 Điều 267, điểm g, h, p khoản 1 Điều 46; khoản 1, 2 Điều 60 BLHS
năm 1999 để tuyên phạt Trần Thị Thùy Trang 9 tháng tù, nhưng cho hưởng án
treo. Thời gian thử thách 01 năm 6 tháng là đúng người, đúng tội, vừa mang
tính răn đe, nhưng vừa có tính giáo dục để bị cáo có cơ hội sửa sai.
2.2.2.2. Hạn chế trong Quyết định hình phạt
Trong những năm gần đây, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức đang có những diễn biến phức tạp. Đối tượng phạm tội ngày càng sử
dụng phương tiện, công cụ tinh vi, tội phạm có chiều hướng gia tăng về số
người phạm tội trong một vụ án, phạm tội có xu hướng mang tính tổ chức,
chuyên nghiệp, liều lĩnh, coi thường pháp luật. Do vậy, việc xác định tội
46


phạm và đưa ra bản án thích đáng là điều cần thiết mang tính răn đe và phòng
ngừa tội phạm.
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm hành chính, chính trị của
thành phố và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội; các ngành về thương
mại dịch vụ phát triển mạnh, sinh động, đa thành phần. Do đó, tội phạm về
làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1 xảy ra
nhiều với những diễn biến phức tạp. Trong những năm qua, các cơ quan tố
tụng trên địa bàn Quận 1 đã tích cực điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên
quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Về cơ bản đã đạt
đáp ứng được trong công tác truy tố, xét xử và góp phần phòng ngừa tội phạm
trên địa bàn quận.
Tuy nhiên, nghiên cứu các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức trên địa bàn Quân 1 cũng cho thấy một số bật cập trong quá
trình tố tụng, trong đó có có QĐHP.
* QĐHP với mức phạt cho khung tăng tặng nhẹ hơn mức phạt đối với
tội phạm có khung hình phạt cơ bản.
Như phân tích ở trên, Khi QĐHP, Tòa án căn cứ vào quy định của
BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”
[9,tr.69] và theo quy định tại Điều 267 BLHS, khoản 1 Điều luật là khung
hình phạt có CTTP cơ bản, khoản 2,3 có khung hình phạt có CTTP tăng nặng.
Điều đó có nghĩa, tội phạm thực hiện hành vi phạm tội, được ĐTD phạm tội
“làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và có tình tiết định khung

hình phạt tăng nặng và bị truy tố về tội danh này theo khoản 2 của Điều 267
thuộc trường hợp được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội
phạm bị truy tố về cùng tội danh tại Khoản 1 Điều 267. Tuy nhiên, thực tiễn
xét xử tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong một số trường
47


×