VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG XUÂN SƠN
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM MINH TUYÊN
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đúng quy định. Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn
ĐẶNG XUÂN SƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI LẠM DỤNG
TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.......................................................................... 7
1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản. .................................................................................................... 7
1.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản12
1.3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các giao dịch dân sự, kinh
tế và một số tội phạm có liên quan ................................................................................ 25
1.4. Quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong
sự so sánh với Bộ luật hình sự năm 2015 ...................................................................... 31
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA ............................... 37
2.1. Định tội danh đối với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ......................... 37
2.2. Quyết định hình phạt đối với tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” từ thực
tiễn tỉnh Thanh Hóa ....................................................................................................... 50
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰVỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN .. 62
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản” ................................................................................................................... 62
3.2. Giải pháp về pháp luật ............................................................................................ 70
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực nhận thức và trình độ chuyên môn, kỹ năng vận dụng
quy định pháp luật hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” ............... 72
3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý điều hành ................................... 74
3.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ....................................................................... 76
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 81
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKS
Biển kiểm soát
BLDS
Bộ luật đân sự
BLHS
Bộ luật hình sự
BLTTHS
Bộ luật tố tụng hình sự
CTTP
Cấu thành tội phạm
CQCSĐT
Cơ quan cảnh sát điều tra
CQĐT
Cơ quan điều tra
CSĐT
Cảnh sát điều tra
ĐTD
Định tội danh
HĐLĐ
Hợp đồng lao động
HĐXX
Hội đồng xét xử
HKTT
Hộ khẩu thường trú
LDTNCĐTS
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
QĐHP
Quyết định hình phạt
TAND
Tòa án nhân dân
TNHS
Trách nhiệm hình sự
VKS
Viện kiểm sát
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1. Diễn biến tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.............. 86
Bảng 2.2. Diễn biến tình hình bị cáo phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .......................................................................................... 86
Bảng 2.3. So sánh giữa tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tình
hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ 2012 – 2016......................... 87
Bảng 2.4. Diễn biến tình hình áp dụng hình phạt cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản ..................................................................................................................... 87
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1. So sánh giữa số vụ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số
vụ án nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2012-2016 ................................. 88
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ bị cáo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2012 - 2016 ............................................... 88
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ giới tính của các đối tượng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2012 – 2016.............................................. 88
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian gần đây, trước sự chuyển biến nhanh về kinh tế - xã hội và sự phát
triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ; sự phát triển mạnh mẽ trong
quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của các
quốc gia trên thế giới; tình hình kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều chuyển biến
tích cực, phù hợp với sự phát triển chung trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn
cầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những mặt trái ảnh hưởng
đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội. Tội phạm ngày một gia tăng, tính
chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, tinh vi hơn. Trong các loại tội
phạm thì tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu chiếm tỉ lệ lớn.
Đối với Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong toàn quốc với
11.129,48 km2 và là tỉnh có số dân đông thứ 3 trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội), theo niên giám thống kê năm 2014 có 3.496.000 người. Đồng
thời Thanh Hóa còn là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước với 27 đơn vị
hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, có 579 xã, 30 phường, 28
thị trấn và 6.031 thôn, xóm, bản làng; trong đó có 184 xã miền núi. Tỉnh có 6
huyện, thành phố ven biển, 11 huyện miền núi và 10 huyện, thị xã thành phố thuộc
vùng đồng bằng; có nhiều dân tộc anh, em sinh sống, nhưng chủ yếu là Kinh,
Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Hơn nữa, Thanh Hóa là tỉnh nằm ở vị trí
trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Phía Bắc giáp 3
tỉnh, gồm Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp Nghệ An; phía Đông giáp
biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào. Tỉnh Thanh Hoá
nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vị trí địa
lý ấy trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua, nhất là về công nghiệp. Đi
đôi với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thì tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh
cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến gây ra những hậu quả nguy
hiểm cho các quan hệ xã hội, làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước, tổ chức cũng như
tài sản của công dân, cản trở sự phát triển của tỉnh và đất nước. Mặc dù các cơ quan
1
bảo vệ pháp luật tại tỉnh đã tích cực đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này
nhưng việc xét xử loại tội phạm này ở thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong
việc xác định tội danh, quyết định hình phạt, vấn đề "hình sự hóa" hoặc “phi hình sự
hóa” các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế của các cơ quan áp dụng pháp luật trong
hoạt động tố tụng có lúc còn tỏ ra lúng túng, không thống nhất đã ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và là nguyên nhân
dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của vấn
đề này trong thực tiễn, nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp lý
trong định tội danh, quyết định hình phạt, bảo đảm tăng cường hiệu quả áp dụng
pháp luật đối với tội danh này trong tình hình hiện nay. Do vậy, Học viên đã mạnh
dạn chọn đề tài “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không phải là vấn đề mới và đã có
khá nhiều công trình khoa học, các bài viết đề cập đến loại tội phạm này, như: TS.
Nguyễn Ngọc Chí, Chương VI - Các tội xâm phạm sở hữu, trong: “Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam” phần các tội phạm; Tập thể tác giả do GS. TSKH Lê
Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản – Một số vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện”; Bài viết
của PGS.TS Cao Thị Oanh chủ biên, “Các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
tài sản” năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Bài viết của tác giả Đoàn Tấn Minh,
“Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong
luật hình sự hiện hành”, năm 2009, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Tác giả Hoàng Thị
Hạnh với công trình nghiên cứu “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo
quy định của Bộ luật hình sự”. Bên cạnh đó còn có một số bài viết trên các tạp chí
khoa học chuyên ngành như: xác định ranh giới các tội “Lừa đảo, lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản” với giao dịch dân sự của tác giả Vũ Quốc Thắng, tạp chí
Kiểm sát số 6/1999; sự khác nhau giữa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong các trường hợp có liên quan đến vi phạm
hợp đồng của tác giả Trần Công Phàn – Tạp chí kiểm sát số 20/2006; “Một số vấn
đề cần hoàn thiện đối với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của tác giả
2
Nguyễn Văn Trượng, tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2008; “Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trong hoạt động ngân hàng” của tác giả Phan Văn Lãng, tạp chí
Ngân hàng số 21/2009; “Bàn về yếu tố chiếm đoạt tài sản trong các tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của tác giả Nguyễn Thị
Phương Thảo tạp chí Kiểm sát số 9/2012; “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, một số vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Trần
Duy Bình, tạp chí Tòa án nhân dân số 22/2012; “Bàn về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản” của tác giả Lê Quang Sáng, tạp chí Khoa học Kiểm sát số
3/2014.
Các bài viết trên đề cập đến một số khía cạnh pháp lý hình sự của tội Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nêu ra nhưng hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn
và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hình sự về tội Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
dưới góc độ tội phạm học như: Luận văn Thạc sĩ luật học “Đấu tranh phòng chống
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của tác giả Phan Thị Vân Hương, bảo vệ
tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Luận văn thạc sỹ luật học “Tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Hoàng Văn Lập, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm
2004. Do nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học nên tuy có đề cập đến tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng các công trình này chưa đi sâu phân tích cấu
thành tội phạm, mà nội dung chính chủ yếu đi sâu vào các giải pháp đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Nghiên cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật hình
sự có: luận văn Thạc sỹ “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảncó đối tượng là
tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Hồ Ngọc Hải bảo vệ tại Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012; Luận văn
thạc sỹ luật học “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự
Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thị Hải Yến,
bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2014. Luận văn Thạc sỹ Luật học “Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực
3
tiễn tỉnh Hưng Yên và từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của các tác giả Lê Duy
Trường, Nguyễn Duy Hưng bảo vệ tại Học viện KHXH năm 2015.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận ở các góc độ khái
quát hoặc dưới góc độ so sánh tội phạm này với các loại tội phạm khác trong
chương các tội xâm phạm sở hữu của BLHS Việt Nam hoặc các công trình nghiên
cứu đó nghiên cứu tại thời điểm áp dụng BLHS cũ, chưa đi vào nghiên cứu những
điểm mới của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong BLHS năm 2015
được sủa đổi bổ sung năm 2017, hoặc phạm vi bài viết thuộc các địa phương khác
nhau. Vẫn thiếu những công trình nghiên cứu sâu về những hạn chế, bất cập trong
luật thực định và những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra
các đề xuất, giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt là chưa có bất kì một công trình
nghiên cứu về thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về khoa học, lý luận, các căn cứ pháp lý và thực tiễn áp
dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
cùng với việc phân tích các vụ án cụ thể, xác định những tồn tại, bất cập trong quy
định của BLHS của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ đó đề xuất ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể sau:
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phân tích các quy định của Bộ Luật hình sự và
làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản làm căn
4
cứ phân biệt tội phạm này với một số loại tội phạm xâm phạm sở hữu khác và so
sánh với Bộ luật hình sự năm 2015
Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử đối với
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thông qua một số vụ án điển hình về lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã được giải quyết từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
trong thời gian từ 2012 – 2016. Để làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập mà
các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải khi định tội danh và quyết định hình phạt đối
với tội này.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS và các văn bản
hướng dẫn thi hành về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiêncứu những vấn đề lý luận cơ bản về tội LDTNCĐTS;
đồng thời nghiên cứuviệc áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình
phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
từ năm 2012 – 2016 để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập. Trên cơ sở
đó đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụngđúng quy định của pháp
luật
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lí luận: Làm rõ lí luận về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy
định tại Điều 140 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, so sánh với những quy
định tại Điều 175 Bộ luật hình sự2015 và Điều 175 BLHS năm 2015 được sửa đổi
bổ sung năm 2017; làm rõ lí luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài giới hạn nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua thực tiễn xét
xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ năm 2012 - 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
xuất phát từ vấn đề chất – lượng của sự vật, hiện tượng. Theo triết học Mác – Lênin
thì chất là sự tổng hợp các thuộc tính vốn có của sự vật và mỗi sự vật có muôn vàn
5
chất. Tuy nhiên “Ở mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản, đó là loại chất mà sự tồn tại
hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật và tư tưởng Hồ
Chí Minh, văn bản pháp luật của Nhà nước về các vấn đề tội phạm và hình phạt, về
đấu tranh phòng, chống tội phạm; lý luận về tội phạm học, Luật hình sự và tố tụng
hình sự. Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần phải xuất phát từ cơ sở triết học
Mác – Lênin về vấn đề chất – lượng của sự vật, hiện tượng. Theo triết học Mác –
Lênin thì chất là sự tổng hợp các thuộc tính vốn có của sự vật và mỗi sự vật có
muôn vàn chất. Tuy nhiên “Ở mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản, đó là loại chất mà
sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật.
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu bản án, lôgic, quy nạp, diễn
dịch, mô tả ... và các phương pháp nghiên cứu của khoa học hình sự.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn lý luận về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu
tham khảo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận
cứ khoa học phục vụ cho hoạt động thực tiễn áp dụngBộ luật hình sự Việt Nam liên
quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, qua đó góp phần nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay và thời
gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội Lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội Lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình
sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN
NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
1.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1954
Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Tại bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân của cộng hòa năm 1946,
quyền tài sản của công dân cũng đã ngay lập tức được ghi nhận tại Điều 12: “Quyền tư
hữu tài sản của công dân Việt Nam được đảm bảo”.
Sau khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ các quyền sở hữu, đặc biệt là sở hữu XHCN: Sắc
lệnh số 26/SL (25/02/1946) trừng trị các tội phá hoại tài sản; Sắc lệnh số 233/SL
(17/11/1946) trừng trị các tội phù lạm, biển thủ công quỹ … Những quy định trong
các văn bản thời kỳ này còn sơ lược, chưa khái quát được hết những hành vi xâm
phạm tới quan hệ sở hữu mà chỉ tập trung vào một số hành vi như trộm cắp, phá
hoại tài sản hoặc tập trung chủ yếu vào bảo vệ tài sản XHCN. Tuy nhiên, những văn
bản này có ý nghĩa rất quan trọng, đặt nền móng cho việc hoàn thiện các quy định
về tội phạm xâm phạm sở hữu sau này.
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm
1985
Ở thời kỳ đầu của giai đoạn này, do vẫn còn thiếu nhiều văn bản pháp luật
quy định về việc xử lý các hành vi xâm phạm sở hữu nên việc xử lý những trường
hợp chưa có văn bản pháp luật quy định chủ yếu dựa vào án lệ, tuy nhiên việc áp
dụng này chỉ tạm thời. Giai đoạn này việc xử lý tội phạm sở hữu nói chung còn bộc
lộ nhiều thiếu sót. Cho đến khi Thông tư 442/TTg (19/11/1955) của Thủ tướng
chính phủ ban hành về trừng trị một số tội phạm đã nhận định: “Vì về mặt bảo vệ
tài sản quốc gia, tính mệnh và tài sản nhân dân, luật cũ có nhiều khoan hồng thích
hợp nên Chính phủ lại ban bố một số sắc lệnh trừng trị tội tham ô, tội tống tiền, bắt
cóc, ám sát, tội đánh bạc như là Sắc lệnh 27/SL ngày 28/02/1946 …”[35]. Cũng
7
trong thông tư này đã lần đầu tiên có hướng dẫn của Nhà nước ta về đường lối xử
phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lúc bấy giờ với tên gọi “Bội
tín”: “2. Lừa gạt, bộ tín: Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm” [35].
Có thể nói, việc chính thức quy định đường lối xử phạt đối với tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (bộ tín) là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của
pháp luật của Nhà nước ta về việc xử lý hình sự đối với loại tội phạm này. Trong
quy định trên của Thông tư, nhà làm luật đã xác định mức TNHS của tội lừa gạt và
tội bội tín là như nhau. Điều này cho thấy nhà làm luật lúc bấy giờ chưa đánh giá
được đúng tính chất và mức độ nguy hiểm xâm hại sở hữu của hành vi của hai loại
tội phạm này. Mặc dù quy định này còn mang nhiều tính hình thức, việc đánh giá
một hành vi tùy thuộc vào cơ quan xét xử, mặt khác chưa có thống nhất giữa các cơ
quan pháp luật về nhận định đối với loại tội phạm này do chưa có các quy phạm
pháp luật hướng dẫn cụ thể.
Ngày 15/6/1956, Chủ tịch nước ký lệnh công bố Sắc lệnh số 267/SL nhằm
trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế
hoạch xây dựng kinh tế, văn hóa. Theo quy định tại các Điều 2 và Điều 7 của Sắc
lệnh 267, người nào vì tham lam, tư lợi mà phạm tội trộm cắp, lãng phí, làm hỏng,
hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước thì sẽ bị coi là tội phạm hình sự và bị xử lý
hình sự. Sắc lệnh số 267 đã có sự phân biệt tài sản của Nhà nước và của công dân.
Ngày 21/10/1970 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh trừng
trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
riêng của nhân dân nhằm bảo vệ tài sản XHCN và tài sản riêng của công dân. Trong
đó, lần đầu tiên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được các nhà làm luật gọi
với đúng tên của nó và quy định thành một tội danh riêng với các dấu hiệu pháp lý
đặc trưng.
Điều 11 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN quy định: “1.
Kẻ nào nhận tài sản XHXN để giữ, vận chuyển, gia công, sửa chữa hoặc để làm một
việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bớt xén hoặc đánh tráo tài
sản đó thì …”[53].
8
Điều 11 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân quy
định: “1. Kẻ nào nhận tài sản của người khác để giữ, vận chuyển, gia công, sửa
chữa hoặc để làm một việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bớt
xén hoặc đánh tráo tài sản đó thì…”[54].
Hai quy định trên cho thấy, đối tượng của hai tội là khác nhau (một tội có đối
tượng là tài sản XHCN, một tội có đối tượng là tài sản của công dân) nhưng hành vi
khách quan là giống nhau. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở cả hai tội
đều được mô tả là hành vi “bớt xén” hoặc “đánh tráo” nhằm chiếm đoạt một phần
hoặc toàn bộ tài sản được giao ngay thẳng trên cơ sở hợp đồng gửi giữ, vận chuyển,
gia công, sửa chữa. Mức hình phạt đối với hành vi xâm phạm tài sản XHCN là từ 06
tháng đến 20 năm tù, rộng hơn và cao hơn hẳn so với mức hình phạt đối với hành vi
xâm phạm tài sản riêng của công dân (từ 03 tháng đến 07 năm tù), điều này cho thấy
tài sản XHCN được đặc biệt coi trọng. Ngoài ra còn rất nhiều văn bản dưới luật khác
được ban hành trong thời gian này đã đề cập tới các vấn đề liên quan tới việc xử lý tội
phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như: Thông tư số 213/NCPL ngày
05/5/1973 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an;
Chỉ thị số 14/TATC ngày 12/7/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
Nghị quyết số 228 của Bộ chính trị…
Ngày 15/3/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam ban hành Sắc luật số 03/SL-1976 quy định của các tội phạm và hình phạt được
áp dụng ở miền Nam Việt Nam, trong đó có quy định về các tội xâm phạm sở hữu.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi đó được quy định tại điểm b Điều 4
của Sắc luật này với tên gọi “Bội tín”.
“… b. Phạm các tội khác như: Trộm cắp, tham ô, lừa đảo, bội tín, cướp giật,
cưỡng đoạt, chiếm giữ trái phép thì bị phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm…”.
Những quy định trong sắc lệnh này về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản cũng như các tội phạm khác rất sơ lược, chỉ nêu tên tội phạm mà không xác
định các dấu hiệu pháp lý cụ thể. Nội dung của Sắc lệnh này và hai Pháp lệnh năm
1970 về cơ bản là thống nhất, tuy nhiên sắc lệnh này trình bày với quy mô nhỏ gọn
hơn, quy định chung nhiều tội vào cùng một điều luật và áp dụng mức hình phạt xử
phạt như nhau. Việc quy định như vậy cho thấy nhà làm luật đánh giá tính chất và
9
mức độ nguy hiểm của các tội phạm này là như nhau, điều này là nhận thức không
đúng và dẫn tới việc xử lý tội phạm không công bằng. Tháng 4/1976 Bộ tư pháp đã
ra Thông tư số 03/TTB/TT hướng dẫn thi hành Sắc lệnh trên.
1.1.3. Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1985 có hiêu lực thi hành
Ngày 17/6/1985 BLHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội
thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong
lịch sử lập pháp hình sự nước ta. BLHS năm 1985 đã dành hai chương quy định về
tội xâm phạm sở hữu: “Chương IV- Các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa” và “Chương
VI – Xác tội xâm phạm sở hữu của công dân”. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản lúc bấy giờ được quy định tại hai Điều; Điều 135 – “Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa” và Điều 158 – “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản của công dân”. Giống như tên điều luật, hai tội danh này chỉ khác nhau về
khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm quy định tại Điều 135 là tài sản xã
hội chủ nghĩa, thuộc sở hữu của Nhà nước; còn khách thể của tội phạm quy định tại
Điều 158 là tài sản thuộc sở hữu của công dân. Hình phạt đối với tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN nghiêm khắc hơn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản của công dân thể hiện định hướng ưu tiên xây dựng và bảo vệ tài sản XHCN,
coi trọng tài sản XHCN hơn của công dân. Tuy nhiên, so với hai Pháp lệnh năm 1970
thì hai điều luật này lại không mô tả cụ thể hành vi phạm tội, điều này dẫn đến đòi
hỏi phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Thực tế việc xác định các dấu hiệu
pháp lý đặc trưng của nó vẫn dựa trên quy định của hai pháp lệnh năm 1970.
Do phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình đất
nước phát triển, BLHS năm 1985 tiếp tục có bốn lần sửa đổi vào các năm 1989, 1991,
1992 và 1997. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng là một trong số các tội
phạm được sửa đổi, cụ thể: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều
135 BLHS năm 1985) đã được sửa đổi 02 lần vào các năm 1989 và 1992; tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 158 BLHS năm 1985) đã được sửa
đổi 01 lần vào năm 1991. Những lần sửa đổi này nhà làm luật chỉ sửa đổi, bổ sung về
khung hình phạt mà vẫn không mô tả hành vi phạm tội. Trong thời gian thi hành BLHS
năm 1985 đã xuất hiện tình trạng cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất
giữa các cơ quan pháp luật, việc “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế, làm cho
10
nhiều người bị kết án oan về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà lẽ ra họ chỉ
là bị đơn trong các vụ án dân sự, kinh tế. Trước thực trạng như vậy đòi hỏi các nhà làm
luật phải xây dựng một Bộ luật mới với đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định trong điều luật.
1.1.4. Giai đoạn bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành
Ngày 21/12/1999 Quốc hội khóa X nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua
BLHS năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2000. Cũng trong dịp này, Quốc hội
đã thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH-10 về việc thi hành BLHS. So với BLHS
năm 1985, BLHS năm 1999 đã có một số những cải tiến cả về nội dung và hình
thức. Các tội trong chương xâm phạm sở hữu XHCN và chương xâm phạm sở hữu
của công dân đã được nhập lại thành một chương duy nhất: “Các tội xâm phạm sở
hữu”. Sự thay đổi này thể hiện quan điểm của Nhà nước ta về việc xem các thành
phần kinh tế khác nhau trong xã hội là bình đẳng, hướng tới tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Trên tinh thần đó, tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 140 BLHS năm 1999 là kết quả
của việc kết hợp hai điều luật riêng rẽ từ chương khác nhau vào làm một. Do các
dấu hiệu cơ bản của hai tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong BLHS năm
1985 là giống nhau, chỉ khác nhau về loại tài sản (tài sản XHCN và tài sản của công
dân) và đường lối xử lý, nên việc quy định lại làm một tội chung trong BLHS năm
1999 là phù hợp. Tuy nhiên, việc quy định chung thành một tội không có nghĩa Nhà
nước ta bỏ qua định hướng XHCN, không coi trọng tài sản XHCN. Việc coi trọng
tài sản XHCN được thể hiện qua việc quy định hành vi xâm phạm tới tài sản XHCN
thuộc sở hữu của Nhà nước là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự (điểm i khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999).
So với BLHS năm 1985, Điều 140 BLHS năm 1999 đã mô tả được chi tiết
hơn các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đồng thời
cũng ghi nhận việc định lượng tài sản bị chiếm đoạt trở thành một căn cứ để lượng
hình. Khi lần đầu tiên được ban hành và có hiệu lực, BLHS năm 1999 quy định
mức giá trị tài sản tối thiểu để truy cứu TNHS đối với tội này là từ một triệu đồng
(hoặc dưới một triệu đồng nhưng phải thuộc một trong các trường hợp: 1. Gây hậu
quả nghiêm trọng; 2. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; 3. Đã bị kết
11
án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm). Tuy nhiên, do
đời sống xã hội ngày càng nâng cao nên mức giá trị tài sản tối thiểu để truy cứu
TNHS đối với tội LDTNCĐTS là một triệu đồng đã không còn phù hợp. Vì vậy
ngày 19/6/2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ
họp thứ 5 đã họp và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm
1999. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2010 giá trị tài sản bị chiếm đoạt tại khoản 1 Điều
140 BLHS năm 1999 đã được thay đổi từ mức một triệu đồng lên bốn triệu đồng.
1.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản
1.2.1. Khái niệm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất của thể
chế pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những tội nguy hiểm và được thực hiện phổ
biến trong số các tội phạm xâm phạm sở hữu được quy định trong BLHS Việt Nam
và “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là một tội thuộc nhóm tội này được
quy định tại điều 140 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới
bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến ba năm.
a, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để
chiếm đoạt tài sản đó.
b, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp
pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4
Điều này.
12
Theo từ điển tiếng Việt ( Viện Ngôn ngữ học) - Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, Hà
Nội tái bản năm 2010: “Lạm dụng” có nghĩa là “dùng, sử dụng quá mức hoặc quá
giới hạn đã được quy định” [64], thường được nhắc tới những việc làm không đúng
hoặc không nên; “tín nhiệm” là sự “tin cậy một người ở một công việc, nhiệm vụ cụ
thể nào đó” [64]. Như vậy, “lạm dụng tín nhiệm” là việc sử dụng quá mức những
giá trị mà người khác tin tưởng mình hoặc giao cho mình để làm, hoặc thực hiện
đúng cam kết thỏa thuận với họ nhưng lại làm những việc không đúng hoặc phụ
lòng tin của họ. Còn “chiếm đoạt tài sản” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài
sản của người khác thành tài sản của mình”, bao gồm các hành vi chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Đây chính là hành vi vi phạm pháp luật của
một người nhằm giành lấy quyền sở hữu tài sản vốn thuộc về người khác; việc
chiếm đoạt tài sản có thể được thực hiện qua nhiều hình thức như: lừa gạt, trộm cắp,
cướp giật…Từ những phân tích khái quát nêu trên, ta có thể hiểu: “Lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản” (LDTNCĐTS) là việc một người sử dụng quá mức những
giá trị tài sản của bên giao tài sản sau khi nhận được tài sản thông qua các hình
thức như cho vay, cho mượn, cho thuê hoặc các giao dịch hợp pháp khác để chuyển
dịch tài sản đó sang họ; sau khi nhận được tài sản bằng niềm tin đối với người có
tài sản đã trở mặt, không thực hiện đúng những cam kết với người giao tài sản và
nảy sinh ý định giành lấy quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Từ quy định của Điều 140 BLHS năm 1999, kết hợp với khái niệm tội phạm
quy định tại Điều 8 BLHS 1999, cũng như các phân tích cụ thể về quyền sở hữu tài
sản hợp pháp của công dân, có thể hiểu: Tội LDTNCĐTS là hành vi của chủ thể có
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự đã
vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có
giá trị từ bốn triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích bằng các hình thức hợp đồng rồi sử dụng tài sản
đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản hoặc
dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.
Tội LDTNCĐTS là một trong các tội xâm phạm quyền sở hữu. Ở tội này,
người phạm tội đã không dùng bất cứ thủ đoạn nào để lấy tài sản đang có từ trong
13
tay của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Chỉ sau khi nhận
được tài sản ngay thẳng từ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản
thông qua hợp đồng dân sự, kinh tế người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt.
Hành vi chiếm đoạt ở đây là hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, bao
gồm các hành vi: Vay, mượn, thuê nhận tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi
chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không trả được nợ. Tóm lại, để nhận biết được tội danh này, cần nhận biết được đặc
điểm của tội LDTNCĐTS là:
Thứ nhất, người phạm tội nhận được tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý
tài sản, sử dụng tài sản hợp pháp thông qua một giao dịch hợp pháp, ngay thẳng,
như: Vay, mượn, thuê tài sản hoặc các hình thức giao dịch khác.
Thứ hai, sau khi nhận được tài sản thì người phạm tội mới nảy sinh ra ý thức
chiếm đoạt tài sản nên đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.Tức là ý
thức chiếm đoạt tài sản phải xuất hiện sau khi nhận được tài sản (đây là yếu tố quan
trọng để phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Nếu có sự gian dối của người
nhận được tài sản nhưng vì lý do, mục đích khác không vì mục đích chiếm đoạt tài
sản thì không phạm tội. Để định tội một trường hợp cụ thể thì phải xác định người
phạm tội đã dùng thủ đoạn gian dối cụ thể là gì, được chứng minh bằng những tài
liệu chứng cứ gì, thủ đoạn gian dối cụ thể đó nhằm chiếm đoạt tài sản cụ thể gì, giá
trị bao nhiêu hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện trả, có khả năng
trả nhưng cố tình không trả; hoặc tuy không có ý thức chiếm đoạt nhưng đã sử dụng
tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại cho chủ sở
hữu. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tội LDTNCĐTS.
Thứ 3, bỏ trốn để nhằm chiếm đoạt tài sản đó. Bỏ trốn không nhằm chiếm đoạt
tài sản đó thì không phạm tội (chẳng hạn bỏ trốn vì bị chủ nợ thuê “xã hội đen” đến
hành hung, đe dọa giết chết, đánh đập, khủng bố nếu không trả nợ). Do đó khi
người nhận được tài sản đang trong quá trình bỏ trốn thì phải có các chứng cứ
chứng minh được bỏ trốn là để chiếm đoạt tài sản, nếu chưa có chứng cứ vững chắc
để chứng minh họ bỏ trốn là để chiếm đoạt tài sản thì không đủ căn cứ định tội.
Kế thừa từ BLHS năm 1999, nhà làm luật đã xây dựng Điều 175 BLHS năm
2015 với những điểm mới như sau:
14
- Mô tả hành vi phạm tội LDTNCĐTS: BLHS năm 2015 quy định thêm một
loại hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đó là hành vi
“đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”.
- Nâng mức phạt tù thấp nhất lên 06 tháng thay vì 03 tháng như quy định trước
đây của BLHS năm 1999.
- Thay trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” thành trường hợp “có tính chất
chuyên nghiệp” đối với quy định tại Khoản 2 Điều 175 BLHS năm 2015.
- Hạ khung hình phạt đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12
năm (BLHS năm 1999 quy định mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm) trong trường
hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc
gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Thay trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” của BLHS năm 1999 thành
trường hợp “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”
- Bãi bỏ mức phạt tù chung thân và trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”
đối với quy định tại Khoản 4 Điều 140 của BLHS năm 1999 thành “phạm tội chiếm
đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm”.
Việc bãi bỏ này là phù hợp với tính nhân đạo của pháp chế xã hội chủ nghĩa và
quan điểm pháp luật tiến tiến, nhân đạo của các quốc gia phát triển trên thế giới,
phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại ngày nay
Điều 175 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 đã bỏ tình tiết “hoặc tài sản có
giá trị đặc biệt về mặt tinh thần”.
1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cũng như bất kì loại tội phạm nào, tội LDTNCĐTS cũng được cấu thành bởi
bốn yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan.Việc nghiên cứu các
dấu hiệu cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ bản chất
pháp lý của loại tội phạm này. Từ đó là cơ sở pháp lý cho việc định tội và truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với tội này.
1.2.2.1. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của pháp luật nói
chung cũng như của luật hình sự nói riêng, khẳng định:"Khách thể của tội phạm là
15
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại" [46, tr.78].Theo
luật hình sự Việt Nam những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật
hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong Điều 8 BLHS 1999 và điều
8 BLHS năm 2015.
Khách thể của tội LDTNCĐTS là quan hệ sở hữu [46]. Có rất nhiều hình thức
sở hữu khác nhau như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu tư nhân,… theo quy định của Hiến pháp
và Bộ luật dân sự (BLDS). Chủ thể của quan hệ sở hữu trong tội LDTNCĐTS bao
gồm Nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ sở
hữu là hành vi xâm phạm đến các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Cũng như các hành vi phạm tội khác, để xâm phạm đến quan hệ sở hữu thì
người phạm tội LDTNCĐTS cũng phải tác động đến tài sản (đối tượng vật chất mà
nhờ đó quan hệ sở hữu phát sinh và tồn tại). Tài sản theo quy định của Điều 105
BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Trong luật hình
sự, đối tượng tác động của tội LDTNCĐTS chính là tài sản và nó phải thỏa mãn
những đặc điểm sau:
Tài sản phải được thể hiện dưới những dạng vật chất, có giá trị hoặc giá trị sử
dụng, các vật này phải là thước đo giá trị sức lao động của con người được kết tinh,
đồng thời phải thỏa mãn được các nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần của con người
[45]. Những hành vi tác động đến đến các vật không còn giá trị kinh tế như thuốc đã
hết hạn sử dụng buộc bị tiêu hủy, hàng hóa không còn giá trị sử dụng thì không phải
là đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản [45].
Vật và tiền nói chung luôn luôn là đối tượng tác động của tội LDTNCĐTS.
Những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản như hóa đơn lĩnh hàng, tín phiếu, séc, thẻ
tín dụng… với điều kiện thông qua đó bất cứ ai cũng có thể nhận được một số tiền
hoặc tài sản nhất định. Nếu những giấy tờ có giá trị mà thông qua đó không trực
tiếp lấy được tài sản mà chỉ là những phương tiện thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản hoặc các giấy tờ chỉ dùng vào việc phân phối thì mặc dù có hành vi chiếm đoạt
thì cũng không phải là đối tượng tác động của tội LDTNCĐTS [46].
16
Có những tài sản không thể là đối tượng của loại tội phạm này mặc dù hành vi
chiếm đoạt tài sản đó cũng thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội này như: Rừng
cây, hầm mỏ, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ…do có những đặc
điểm, tính chất quan trọng nhất định nên những tài sản đó đã trở thành đối tượng
của một số tội phạm riêng.
Theo BLHS 1999 yếu tố định lượng đã trở thành một căn cứ để xác định có
cấu thành tội LDTNCĐTS hay không.
Khoản 1: từ 1 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
Hoặc dưới 1 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.
Khoản 2: từ trên 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
Khoản 3: từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Khoản 4: từ 500 triệu đồng trở lên.
Việc đưa yếu tố định lượng tài sản là một căn cứ để xác định có cấu thành tội
phạm hay không đã góp phần hạn chế tối đa quyền tùy nghi của Toà án, tránh xét
xử cảm tính, oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, giúp xác định rõ ranh giới giữa vi phạm
hành chính và tội phạm. Đây cũng là cơ sở pháp lý để áp dụng thống nhất pháp luật
trong toàn quốc, tạo cơ sở để người dân hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật
để qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình tránh trường hợp phạm tội do không hiểu
rõ các quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm do Luật hình sự
quy định, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế
giới khách quan, có thể nhận thức được bằng các giác quan trực tiếp hay bằng tư duy
lôgic [46, tr.71]. Nội dung mặt khách quan bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả nguy
hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra. Ngoài ra còn
có các dấu hiệu khác như: Thời gian, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện, thủ đoạn
phạm tội. Trong đó hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản.
Hành vi khách quan của tội LDTNCĐTS có đầy đủ đặc điểm mặt khách quan
của tội phạm nói chung và mang ba đặc điểm, đó là: Hành vi gây thiệt hại về vật
17
chất cho chủ sở hữu, nguy hiểm cho xã hội, và hành vi đã được tính toán cân nhắc
là hoạt động có ý thức và ý chí của chủ thể, được thực hiện dưới hình thức hành
động đã vi phạm vào Điều 140 BLHS 1999 (đó chính là hành vi trái pháp luật hình
sự). Hành vi khách quan của tội LDTNCĐTS rất đa dạng được quy định trong Điều
140 BLHS như sau:
"Người nào có một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người
khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng…;
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp
pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".
Như vậy, đặc điểm hành vi khách quan của tội LDTNCĐTS sản được thể hiện
trước hết ở dấu hiệu: Người phạm tội đã nhận được tài sản một cách hợp pháp từ
chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với tài sản. Căn cứ pháp lý của việc
nhận tài sản là hợp đồng dân sự, kinh tế như: Hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản,
hoặc các hình thức hợp đồng khác.
Giao dịch có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
* Vay tài sản: Theo Điều 463 BLDS năm 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn
trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,
chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Vay tài
sản được mô tả trong tội lạm dụng tín nhiệm cũng mang đặc điểm của một hợp
đồng vay tài sản nói trên. Bên vay và bên cho vay hoàn toàn tự nguyện khi giao kết
hợp đồng.
* Thuê tài sản: Theo Điều 472 BLDS 2015: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong
một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”.Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải
là những vật đặc định.
18
* Mượn tài sản: Theo Điều 494 BLDS 2015: “Hợp đồng mượn tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử
dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi
hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
Trong trường hợp này giữa chủ tài sản và người phạm tội thường có mối quan
hệ thân thiết như quan hệ bạn bè, yêu đương, hàng xóm…, đối tượng chủ yếu là các
phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp…
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể có được tài sản của người khác bằng các
hình thức hợp đồng khác như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản,
hợp đồng gia công, dịch vụ, hợp đồng vận chuyển…
Sau khi có được tài sản trong tay, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt
tài sản được giao. Sự chiếm đoạt đó có thể là tiếp tục chiếm giữ không chịu trả lại
tài sản cho chủ sở hữu (biến thành của riêng), hoặc tự ý sử dụng, định đoạt tài sản
không đúng với nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng với ý định không muốn trả lại tài
sản cho chủ sở hữu khi thời hạn hợp đồng đã hết. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong
tội LDTNCĐTS có thể được biểu hiện qua các thủ đoạn như: gian dối, bỏ trốn, hoặc
sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
cho chủ sở hữu.
Thủ đoạn gian dối thường gặp trong thực tế như giả bị mất, hoặc đánh tráo tài
sản, rút bớt tài sản khiến sản phẩm được làm ra không có đầy đủ đặc tính về số
lượng, chất lượng như yêu cầu của hợp đồng; xoá dấu tích việc nợ, huỷ bỏ, tẩy xóa,
sửa chữa các tài liệu chứng cứ chứng minh nghĩa vụ thanh toán như giấy vay nợ,
các cam kết.
Phần lớn trong các trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để che
giấu hành vi chiếm đoạt.
Ví dụ: Nguyễn Thị Kim Huyền tố cáo Nguyễn Thị Thuý Sân vay tổng cộng 54
triệu đồng. Sân chỉ thừa nhận vay của Huyền số tiền 44 triệu đồng với lý do lần vay
sau cùng Sân chỉ vay của Huyền 6 triệu đồng nhưng ai đó đã viết thêm số 1 nên mới
thành 16 triệu đồng. Tại bản giám định, kết luận chữ viết trong sổ nợ của Huyền là
do Sân viết ra. Tòa án sơ thẩm xử phạt Sân 12 tháng tù về tội "lạm dụng tín nhiệm
19
chiếm đoạt tài sản", buộc Sân bồi thường cho Huyền 10.000.000 đ. Sân kháng cáo
và đề nghị giám định lại số “1”. Tòa án cấp phúc thẩm đã huỷ toàn bộ án sơ thẩm
Tại phiên toà giám đốc thẩm, Toà hình sự TAND tối cao đã quyết định huỷ
bản án phúc thẩm số 127/HSPT ngày 24/9/2004 của TAND tỉnh để xét xử lại. Quá
trình điều tra, Sân vẫn khẳng định số 1 trong lần vay 16 triệu không phải do Sân
viết. Nhưng thực tế lần giám định thứ hai theo đề nghị của Sân, Viện khoa học kỹ
thuật hình sự Bộ Công an kết luận chữ số "1" trong biên nhận nợ là do Sân viết ra.
Như vậy, rõ ràng Sân có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền 10 triệu
đồng của Huyền. Hành vi của Sân đã cấu thành tội LDTNCĐTS. Tòa án cấp phúc
thẩm tuyên bố Sân không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là không
có căn cứ, không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Thủ đoạn của hành vi chiếm đoạt thứ hai là thủ đoạn bỏ trốn. Bỏ trốn là
trường hợp người vay, mượn hoặc nhận tài sản từ các hình thức hợp đồng khác
nhưng khi hết thời hạn thanh toán họ lại bỏ đi khỏi nơi cư trú, với ý thức cố tình
không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp
(hay nói cách khác là ý thức chiếm đoạt tài sản), cố tình giấu địa chỉ không cho chủ
nợ biết cho đến khi bị phát hiện và bắt giữ. Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người
phạm tội phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội bỏ trốn
hoặc lánh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không
coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như con nợ chỉ lẩn tránh không giáp mặt
với chủ nợ nhằm kéo dài thêm thời gian thanh toán nợ, con nợ lo sợ sẽ bị chủ nợ gọi
công an đến bắt, hoặc thuê người đến đe dọa, hành hung, hoặc vì lí do kinh doanh,
buôn bán, anh ta phải đến địa phương khác mà không kịp thời thông báo cho chủ nợ
biết được.
Thủ đoạn thứ hai này thể hiện rõ tính có lỗi và nguy hiểm của hành vi phạm
tội. Hành vi bỏ trốn đã gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm gây tâm lý lo lắng,
hoang mang cho người bị hại, vì vậy cần có hình phạt nghiêm khắc đối với trường
hợp này.
Thủ đoạn của hành vi chiếm đoạt thứ ba là người phạm tội đã sử dụng tài sản
vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không trả lại tài sản được. Ở đây, sử dụng
tài sản vào mục đích bất hợp pháp là những trường hợp dùng tài sản vào việc thực
20