Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở tây nguyên hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.34 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ VĂN GIANG

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 62.38.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan



Phản biện 3: TS. Mai Văn Thắng

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Vào hồi………giờ…….ngày……..tháng…….năm 2017.

Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
1. Những đặc trưng cơ bản của luật tục các dân tộc ở Tây
Nguyên trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Tạp chí Nghề Luật,
số 6/2016
2. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đồng, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 1 (298) tháng 1/2017
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Tạp chí
Quản lý Nhà nước, số 252 (1/2017)


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng phát sinh trong quá trình phát

triển xã hội loài người. Chính vì vậy, ở mọi thời đại, gia đình luôn có vai trò
quan trọng trong việc hình thành và phát triển xã hội, làm rạng rỡ bản sắc dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Quan tâm đến gia đình là đúng và
nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia
đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Cũng như những
hiện tượng xã hội khác, HN & GĐ chịu sự tác động có tính quyết định của điều
kiện kinh tế xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá
trình phát sinh, thay đổi những hình thái HN & GĐ. Đặc biệt từ khi xuất hiện
nhà nước, sự liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự
kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan
hệ pháp luật. Quan hệ HN & GĐ không chỉ thể hiện ý chí của cá nhân mà còn
mang ý chí nhà nước.
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
luật HN & GĐ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực HN & GĐ
nhằm xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng. Trong giai đoạn
hiện nay, việc củng cố và xây dựng quan hệ HN & GĐ là vấn đề rất quan trọng,
một mặt góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội, mặt khác tạo cơ sở pháp lý cho
việc xác lập quan hệ HN & GĐ theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Tây Nguyên là vùng đặc thù trong cả nước về vị trí địa lý, điều kiện kinh
tế - xã hội và dân cư với 54 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 12 dân tộc
thiểu số tại chỗ. Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa truyền thống, mang
bản sắc riêng với hệ thống luật tục giữ vai trò quan trọng trong quá trình tự quản,
điều hòa xã hội. Hiện nay, ở Tây Nguyên, trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu
số tại chỗ, luật tục trong lĩnh vực HN & GĐ vẫn giữ vai trò chủ đạo. Họ hoặc
không biết đến những quy định của pháp luật hoặc vẫn chưa hiểu rõ các quy
định của pháp luật về chế độ HN & GĐ, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quan hệ HN & GĐ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN & GĐ.
Tồn tại vấn đề này, một phần là do trình độ phát triển của đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ Tây Nguyên vẫn đang còn một khoảng cách đáng kể so với trình độ

chung của cả nước. Do đó, việc áp dụng pháp luật vào đời sống của cộng đồng
các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang gặp không ít khó khăn. Quy định của
pháp luật do nhiều lý do mà chưa thể đến được với toàn thể người dân. Nhưng


2

trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu là do chi phối bởi luật tục, thứ đã ăn sâu bám
rễ trong tâm trí mỗi người dân làm cho họ tuân theo luật tục như một thói quen,
một điều hiển nhiên mà không quan tâm đến pháp luật. Trong tham luận của Sở
Tư pháp tỉnh Đắc Lắc tại hội thảo “Mối quan hệ giữa luật tục, hương ước và
pháp luật hiện hành” do Viện Khoa học pháp lý tổ chức đã nhận định: “có
những vụ việc mặc dù Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử, nhưng người dân vẫn
yêu cầu buôn làng xử lại và bản án xét xử theo luật tục được buôn làng chấp
nhận hơn bất kỳ một bản án nào khác”. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế
nào để có thể kết hợp hài hòa, có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa luật pháp của
Nhà nước và luật tục của buôn làng, nghiên cứu và áp dụng luật tục trong thực tế
sẽ góp phần rất lớn trong việc ổn định trật tự xã hội ở địa phương. Đánh giá
được thực trạng ảnh hưởng của luật tục đối với việc thực hiện pháp luật HN &
GĐ trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn Tây Nguyên
hiện nay, xác định được những tác động tích cực và tiêu cực của luật tục trong
lĩnh vực này và tìm ra giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế, khắc
phục và từng bước loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục, góp phần
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật HN & GĐ trong khu vực này là điều cần
thiết, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Đó cũng là lý do để nghiên cứu sinh
chọn và nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp
luật hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài này là tìm ra các giải pháp phát huy những ảnh
hưởng tích cực và hạn chế, tiến tới từng bước loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực
của luật tục đến việc thực hiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật HN & GĐ ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ của Tây Nguyên trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện
pháp luật HN & GĐ mà chủ yếu là các nội dung: khái niệm và đặc điểm của
luật tục; khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật HN & GĐ; khả năng ảnh
hưởng của luật tục tới việc thực hiện pháp luật HN & GĐ; các yếu tố tác động


3

đến ảnh hưởng của luật tục tới việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong các
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
- Đánh giá được thực trạng ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện
pháp luật HN & GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên từ năm
2006 tới nay, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp phù hợp nhằm phát huy những ảnh
hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục tới việc thực
hiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật HN & GĐ trong
cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của
luật tục tới việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ
ở Tây Nguyên từ năm 2006 đến năm 2016, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó,

các giải pháp cần thực hiện để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục nhằm làm cho việc thực hiện pháp luật
HN & GĐ trong cộng đồng các DTTSTC ở Tây Nguyên được nghiêm chỉnh và
tự giác hơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian là địa bàn cư trú của 6 dân tộc thiểu số
tại chỗ theo chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên, đó là các dân tộc Ê đê, Gia
rai, Chu ru, Raglai, Cơ ho và M'nông cư trú chủ yếu ở 4 tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc,
Đắc Nông và Lâm Đồng. Địa bàn khảo sát tại 4 tỉnh trên là ở một số huyện như
Chư pưh, Chư Sê, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, huyện CưMgar, huyện Buôn
Đôn và Thành phố Buôn Ma Thuật tỉnh Đắc Lắc, huyện Tuy Đức, huyện Đắc
Song và Thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắc Nông, huyện Đơn Dương, huyện Lạc Dương
và huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp
luật mà chủ yếu là về thực hiện pháp luật HN & GĐ. Các vấn đề thuộc nội dung
của đề tài sẽ được nghiên cứu trên cơ sở của quan điểm duy vật và phương pháp
biện chứng.


4

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm phân tích,
tổng hợp, so sánh, lịch sử cụ thể, xã hội học, lý thuyết hệ thống, thống kê… Các
phương pháp trên được sử dụng như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, so sánh được sử dụng
để nghiên cứu những vấn đề lý luận, xây dựng các khái niệm và rút ra các nhận
xét, đánh giá.

- Phương pháp liên ngành dân tộc học - văn hóa học - luật học là phương
pháp quan trọng được sử dụng trong việc xác định quan niệm, biểu hiện của luật
tục, ảnh hưởng của luật tục. Những tư liệu điền dã tại địa bàn là minh chứng cho
những nhận định, những lý giải về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện
pháp luật HN & GĐ tại các DTTSTC ở Tây Nguyên trong thực tế và nguyên
nhân dẫn đến những ảnh hưởng đó.
- Phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra xã hội học với các công cụ như
bảng hỏi cấu trúc, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được sử dụng để thu thập và
xử lý thông tin về các vấn đề liên quan đến việc đánh giá thực trạng ảnh hưởng
của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN & GĐ ở Tây Nguyên thời gian qua.
Các công cụ nghiên cứu định tính sẽ hỗ trợ làm sáng tỏ các thông tin thống kê
thu thập được, thông qua các kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Việc sử dụng các phương pháp trên trong luận án nhằm đảm bảo tính chỉnh
thể và liên thông giữa nội dung các chương và đảm bảo sự cân đối về kết cấu cũng
như tính đồng bộ, toàn diện trong các đánh giá và đề xuất các giải pháp.
4.2. Về hướng tiếp cận của luận án
- Hướng tiếp cận mang tính lịch sử, hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ
thống các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề
tài của luận án đã được thu thập, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đó trong điều
kiện lịch sử cụ thể, trong một hệ thống các mối liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn
nhau giữa các vấn đề nghiên cứu và định hướng tiếp tục nghiên cứu.
Hướng tiếp cận hệ thống được sử dụng để xem xét các bộ luật tục của các
đồng bào dân tộc thiểu số, mà những quy định về HN & GĐ là một phần trong
các quy định của luật tục.
- Hướng tiếp cận mang tính liên ngành: Luận án được nghiên cứu trên cơ
sở sử dụng phối hợp các tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội và nhân văn như khoa học lịch sử, khảo cổ học, dân tộc
học, xã hội học, văn hóa học, luật học để xây dựng cơ sở lý luận cho các vấn đề
nghiên cứu.



5

- Hướng tiếp cận mang tính thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng
của luật tục đến việc thực hiện pháp luật về HN & GĐ trong thực tế, luận án sẽ
cho thấy bức tranh toàn cảnh về những ảnh hưởng cụ thể của luật tục đến việc thực
hiện pháp luật HN & GĐ ở Tây Nguyên. Cách tiếp cận này sẽ là phương án tối ưu
để đề xuất những giải pháp riêng và cụ thể cho việc phát huy những ảnh hưởng tích
cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
HN & GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên.
5. Những điểm mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, chuyên
sâu dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật về ảnh hưởng của luật
tục đến việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong cộng đồng 6 dân tộc thiểu số
tại chỗ ở Tây Nguyên từ năm 2006 đến năm 2016.
Luận án đã tập hợp, hệ thống hóa và xác định được các kết quả nghiên cứu
cụ thể của nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về luật tục, luật
tục Tây Nguyên, vai trò của luật tục trong đời sống xã hội cũng như về thực hiện
pháp luật HN & GĐ và ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN
& GĐ.
Luận án đã phân tích làm rõ được những nội dung lý luận về khả năng ảnh
hưởng và các yếu tố tác động đến ảnh hưởng của luật tục tới việc thực hiện pháp
luật HN & GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
Luận án đã trình bày được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của luật tục
tới việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên trong thực tế và xác định được một số nguyên nhân dẫn đến những ảnh
hưởng đó.
Luận án đề xuất được một số giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích
cực, hạn chế và từng bước loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc

thực hiện pháp luật nhằm giúp cho việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong các
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thời gian tới được nghiêm chỉnh và tự giác
hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về luật
tục nói chung, lí luận về luật tục về HN & GĐ nói riêng và lý luận về ảnh hưởng
của luật tục đến việc thực hiện thực hiện pháp luật HN & GĐ trong các DTTSTC ở
Tây Nguyên.


6

6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt
động thực tiễn trong quá trình hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về HN
& GĐ ở khu vực miền núi. Đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo cho các cơ
quan nhà nước ở Tây Nguyên trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách và pháp luật về hôn nhân gia
đình ở địa phương. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa
học pháp lý nói chung và khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật nói
riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan liên
quan tới đề tài luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực
hiện pháp luật HN & GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên

Chương 3. Thực trạng ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
HN & GĐ trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thời gian qua
Chương 4. Quan điểm và giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong các
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong chương này, luận án trình bày có hệ thống các công trình nghiên
cứu trong nước và nước ngoài các vấn đề liên quan đến đề tài theo các nội dung
sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về luật tục, luật tục Tây
nguyên và vai trò của luật tục đối với đời sống xã hội
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật hôn nhân gia
đình và ảnh hưởng của luật tục đến thực hiện pháp luật hôn nhân gia đình
Thứ ba, những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đối với
thực hiện pháp luật hôn nhân gia đình ở Tây Nguyên


7

Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các nhóm vấn đề nêu
trên và việc sắp xếp các công trình nghiên cứu theo logic: sách, luận án, luận
văn, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết tạp chí … luận án có đưa ra
đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
trong luận án.
Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến ảnh
hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong
các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên hiện nay
Qua nghiên cứu các tài liệu, công trình khảo sát trên đây, có thể rút ra một

số nhận xét, đánh giá có giá trị tham khảo cho đề tài luận án như sau:
- Nội dung những vấn đề mà các công trình nêu trên đề cập có ý nghĩa
tham khảo rất quan trọng cho việc nghiên cứu lý luận làm rõ nội hàm khái niệm
và các khía cạnh khác nhau của nội hàm khái niệm luật tục. Đây là điểm xuất
phát rất quan trọng, là cơ sở lý luận mang tính tiền đề để luận án tiếp tục đi sâu
phân tích và xây dựng khái niệm về luật tục. Bên cạnh đó, các công trình nghiên
cứu về luật tục cũng đã nêu lên đặc trưng, các hình thức tồn tại, nội dung, việc
thực thi luật tục và đặc biệt là những giá trị của luật tục.
- Nhóm các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật hôn nhân và gia
đình, ảnh hưởng của luật tục đến vấn đề hôn nhân và gia đình trong đời sống
hiện tại đã đề cập và phân tích đầy đủ cơ sở lý luận về hôn nhân, gia đình. Các
công trình nghiên cứu cụ thể về hôn nhân và gia đình một tộc người cụ thể của
Tây Nguyên đã cung cấp cơ sở thực tiễn rất quý cho phần thực trạng của luận
án. Các công trình đó đã khái quát được một cách đầy đủ thực trạng, sự biến đổi
về hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Do vậy, các công
trình này đã cung cấp câu trả lời cho câu hỏi tại sao hôn nhân và gia đình của
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên lại là hôn nhân bền vững, yếu tố nào tạo nên sự
gắn kết đó.
- Các tác phẩm nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện
pháp luật hôn nhân và gia đình đã ít nhiều đề cập đến những ảnh hưởng của luật
tục đến thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong đời sống xã hội truyền
thống cũng như xã hội đương đại. Bên cạnh đó cũng đánh giá được mối quan hệ
giữa các tộc người cụ thể với các dân tộc cộng cư mà các ngành khoa học xã hội
đã và đang nghiên cứu ở khu vực này. Đồng thời góp phần xây dựng luận cứ
khoa học để nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở khu vực Tây
Nguyên, giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách kịp thời


8


hoàn thiện hoặc đề ra những chính sách phù hợp về dân số và kế hoạch hóa gia
đình, xây dựng nền văn hóa mới, gia đình mới phù hợp với từng dân tộc.
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề hôn nhân và gia đình của các dân tộc
thiểu số tại chỗ Tây Nguyên là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và
thực tiễn, giúp cho ngành Dân tộc học, Văn hóa học, Luật học… có cái nhìn đầy
đủ hơn về các tộc người ở Tây Nguyên. Nhưng cho đến nay chưa có công trình
nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về ảnh hưởng của luật tục
đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên mà chỉ tập trung xem xét dưới góc độ Dân tộc
học, Văn hóa học, vì vậy, việc nghiên cứu các công trình kể trên để tìm ra những
khái niệm cụ thể, phù hợp về “luật tục quy định về hôn nhân và gia đình”, “ảnh
hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình” và đặc
biệt là những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình … phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài là cần thiết.
Giả thuyết nghiên cứu của luận án là:
- Luật tục không có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật hôn nhân và
gia đình trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.
- Luật tục có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình
trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên và những ảnh hưởng tích cực chiếm
ưu thế hơn những ảnh hưởng tiêu cực.
- Luật tục có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình
trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên nhưng ảnh hưởng tiêu cực chiếm ưu
thế hơn những ảnh hưởng tích cực.
Để chứng minh cho các giả thuyết trên, các câu hỏi đặt ra cho luận án là:
Câu hỏi thứ nhất: Luật tục có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên không?
Câu hỏi thứ hai: Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên cụ thể như thế nào?
Câu hỏi thứ ba: Những giải pháp gì có thể thực hiện để phát huy ảnh hưởng

tích cực, hạn chế và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện
pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC ở Tây Nguyên hiện nay.
Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên
cứu đã nêu, luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:
- Xây dựng khái niệm luật tục quy định về hôn nhân và gia đình của các
dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, tìm hiểu những đặc điểm đặc trưng của luật


9

tục các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên về vấn đề hôn nhân và gia đình.
Cũng như khái niệm thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình, phân tích các hình
thức thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình. Phân tích các yếu tố chi phối đến
ảnh hưởng của luật tục đối với việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Làm sáng tỏ ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình cả về mặt lý luận và thực tiễn trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số tại chỗ Tây Nguyên. Chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và
gia đình trong cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên.
- Tìm ra những giải pháp có tính khả thi, phù hợp và riêng biệt cho việc
phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng
người DTTSTC Tây Nguyên hiện nay.
Kết luận chương 1
Luật tục là một trong các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ra đời và tồn
tại từ lâu đời, có vai trò quan trọng trong đời sống ở nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam. Vì thế, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề
cập đến luật tục dưới các góc độ khác nhau như dân tộc học, văn hóa học, xã hội
học. Mặc dù với những cách tiếp cận khác nhau nhưng nội dung của các công
trình đều tập trung vào việc làm rõ nội hàm khái niệm và các khía cạnh khác

nhau của nội hàm khái niệm luật tục, đặc trưng, các hình thức tồn tại, nội dung,
việc thực thi luật tục và đặc biệt là những giá trị của luật tục.
Quan hệ hôn nhân và gia đình là vấn đề phức tạp và tế nhị nhất trong quan
hệ cộng đồng của bất cứ dân tộc nào, do vậy, người ta đã dành nhiều điều luật để
quy định, sự hiện diện và hiệu lực thực tế của luật tục trong lĩnh vực này lại càng
mạnh mẽ hơn đặc biệt là trong luật tục các DTTSTC Tây Nguyên. Việc nghiên
cứu, tìm hiểu về hôn nhân và gia đình của các tộc người thiểu số tại chỗ Tây
Nguyên là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đặc biệt là
nghiên cứu về ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và
gia đình.
Những công trình khoa học đó đã đề cập đến ảnh hưởng của luật tục tới
pháp luật hôn nhân và gia đình trong đời sống xã hội truyền thống cũng như xã
hội đương đại. Đánh giá được mối quan hệ giữa các tộc người cụ thể với các dân
tộc cộng cư mà các ngành khoa học xã hội đã và đang nghiên cứu ở khu vực
này. Đồng thời góp phần xây dựng luận cứ khoa học để nhận thức và giải quyết


10

đúng đắn vấn đề dân tộc ở khu vực Tây Nguyên, giúp cho các cấp chính quyền,
các nhà hoạch định chính sách kịp thời hoàn thiện hoặc đề ra những chính sách
phù hợp về dân số và kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nền văn hóa mới, gia đình
mới phù hợp với từng dân tộc.
Tuy nhiên, có thể khẳng định, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập
một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về ảnh hưởng của luật tục đến việc
thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số
tại chỗ ở Tây Nguyên. Các công trình đã có mới chỉ tập trung xem xét dưới góc
độ Dân tộc học, Văn hóa học, vì vậy, việc nghiên cứu các công trình kể trên để
tìm ra những khái niệm cụ thể, phù hợp dưới góc độ Luật học để tìm ra khuynh
hướng ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ là cần thiết.

Đặc biệt là từng bước hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC
ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN
2.1. Luật tục về hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số tại chỗ ở
Tây nguyên
2.1.1. Khái niệm luật tục
Luận án xem xét khái niệm luật tục dưới các khía cạnh khác nhau, từ góc
độ lịch sử, văn hóa xã hội, về bản chất, nội dung hay về hình thức thể hiện. Tùy
vào cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các quan niệm
khác nhau về luật tục. Tuy nhiên, trong tất cả các cách hiểu nói trên về luật tục
chúng ta có thể hiểu luật tục là những quy tắc xử sự chung trong một cộng đồng
người, được hình thành và lưu truyền nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
cộng đồng bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng
và giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, được mọi thành viên trong cộng
đồng đó thừa nhận và thi hành.
2.1.2. Khái quát về Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên
2.1.3. Khái niệm và đặc điểm của luật tục quy định về hôn nhân và gia
đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên


11

Luật tục quy định về hôn nhân và gia đình của các DTTSTC Tây Nguyên:
là một phần của luật tục bao gồm những câu phương ngôn, ngạn ngữ diễn đạt
bằng lời nói có vần có điệu chứa đựng các quy tắc xử sự về cách ứng xử, phong
tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng tôn giáo trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, được nhiều thế hệ trong
một cộng đồng xây dựng và lưu truyền, được mọi thành viên trong cộng đồng đó
thực hiện một cách tự giác.
- Những đặc điểm chung của luật tục, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên
quy định về HN&GĐ còn có những điểm đặc thù như:
Một là, vấn đề HN&GĐ là một phần quan trọng trong nội dung của luật
tục các DTTSTC Tây Nguyên.
Hai là, những quy tắc xử sự trong lĩnh vực HN&GĐ của luật tục được
hình thành từ những phong tục tập quán, lễ nghi và được bổ sung dần qua nhiều
thế hệ nên không xác định được ai là người sáng tạo ra, mà nó là sáng tạo chung
của cả cộng đồng.
Ba là, luật tục quy định về HN&GĐ chiếm số lượng lớn nội dung trong
mỗi bản luật tục của các DTTSTC.
Bốn là, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên quy định về HN&GĐ vẫn tồn
tại dưới dạng không thành văn.
Năm là, luật tục quy định trong lĩnh vực HN&GĐ là một hình thức văn
hóa pháp luật.
Sáu là, luật tục quy định về HN&GĐ rất đa dạng.
2.1.4. Nội dung quy định về hôn nhân và gia đình trong luật tục của các
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
2.2. Thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình
2.2.1. Pháp luật hôn nhân và gia đình
Pháp luật hôn nhân và gia đình của nước ta hiện nay có các nội dung cơ
bản sau:
Thứ nhất, quy định về điều kiện kết hôn, theo quy định của luật hôn nhân
và gia đình hiện hành, quy định về điều kiện kết hôn gồm 2 yếu tố là độ tuổi kết
hôn và sự tự nguyện khi kết hôn.
Thứ hai, quy định về quan hệ giữa vợ và chồng về nhân thân và về tài sản.
Thứ ba, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.
Thứ tư, vấn đề chấm dứt hôn nhân

2.2.2. Khái niệm thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình


12

Thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình là quá trình hoạt động có mục
đích làm cho các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm xây
dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Thực hiện
pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên
là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật hôn
nhân và gia đình trở thành hiện thực trong cộng đồng dân tộc tại chỗ Tây
Nguyên, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2.2.3. Các hình thức thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình
Pháp luật hôn nhân và gia đình là một bộ phận cấu thành nên hệ thống
pháp luật nước ta nên nó cũng sẽ bao gồm bốn hình thức thực hiện pháp luât nói
chung, đó là: tuân theo (tuân thủ) pháp luật hôn nhân và gia đình; thi hành (chấp
hành) pháp luật hôn nhân và gia đình; sử dụng pháp luật hôn nhân và gia đình và
áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình.
2.3. Khả năng ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
hôn nhân gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
2.3.1. Khái niệm ảnh hưởng
Từ khái niệm của ảnh hưởng nói chung, luận án đưa ra khái niệm ảnh
hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong các
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên là những tác động của luật tục trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình của các dân tộc đó đến việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình theo hướng thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình trong cộng đồng đó.
2.3.2. Ảnh hưởng của luật tục đến nhận thức, định hướng hành vi và
thái độ đối với việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình

2.3.3. Ảnh hưởng của luật tục về hôn nhân và gia đình đến việc lựa
chọn và thực hiện hành vi của các chủ thể
2.3.4. Ảnh hưởng tích cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình
2.3.5. Ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn
nhân và gia đình
2.4. Các yếu tố tác động tới ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện
pháp luật hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên


13

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Hai là, văn hóa tín ngưỡng.
Ba là, tôn giáo.
Bốn là, ý thức pháp luật của người dân.
Năm là, những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Kết luận chương 2
Luật tục là một hiện tượng xã hội phổ biến của nhân loại ở thời kỳ phát
triển tiền công nghiệp và còn tồn tại đến ngày nay với những mức độ khác nhau
ở các tộc người. Hiện nay, ở Việt Nam luật tục thể hiện ở ba hình thức cơ bản đó
là những lời nói vần truyền miệng (như luật tục các dân tộc Tây Nguyên); luật
tục thành văn hay đã được văn bản hóa (như luật tục Thái); luật tục tồn tại dưới
dạng các thực hành xã hội (tức là luật tục chưa cố định thành lời nói vần hay văn
bản, mà chủ yếu là những quy định được người ta ghi nhớ và thực thi trong thực
tế đời sống). Chính vì vậy, cho đến nay, khái niệm luật tục vẫn chưa được thống
nhất trong giới nghiên cứu, tùy cách tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đưa ra khái
niệm luật tục khác nhau.
Ở hình thức tồn tại đầu tiên của luật tục trong quá trình phát triển, luật tục

các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên cũng rất đa dạng, tính đa dạng của nó thể hiện
trong nội dung của luật tục, trong mỗi bản luật tục của mỗi cộng đồng, nhưng về
cơ bản luật tục các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên có những đặc điểm chung được
thể hiện trong nội dung của luật tục điều chỉnh các quan hệ trong cộng đồng, đó
là mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa
các cộng đồng với nhau. Khi nghiên cứu nội dung các bản luật tục của các dân
tộc thiểu số tại chỗ ở đây, vấn đề hôn nhân và gia đình là một trong những nội
dung chiếm đa số của luật tục, là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ nét
đặc trưng văn hóa tộc người và là hiện tượng có liên quan chặt chẽ với toàn bộ
hệ thống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, …tạo nên giá trị của
những quy định của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên dưới nhiều góc độ như
đạo đức, nhân văn, nhưng đặc biệt là giá trị của luật tục quy định về HN&GĐ
trong mối tương quan với pháp luật HN&GĐ và giữ gìn bản sắc văn hóa vùng
Tây Nguyên của các DTTSTC nơi đây - văn hóa rừng.
Cùng là phương tiện để điều chỉnh hành vi của con người, điều chỉnh các
mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhưng luật tục và pháp luật
HN&GĐ có thể thống nhất, thuận chiều, cũng có thể khác nhau về mục đích,
định hướng… Cả pháp luật và luật tục đều thuộc kiến trúc thượng tầng nên nó


14

chịu sự chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu và cơ sở
hạ tầng. Điều này giải thích cho hiện tượng các quy định của luật tục các dân
tộc khác nhau là khác nhau, đặc biệt những quy định về hôn nhân và gia đình
của mỗi dân tộc lại là sự khác biệt đối với cộng đồng các dân tộc tại chỗ Tây
Nguyên. Tất cả những yếu tố này đều ít nhiều có ảnh hưởng đến quan hệ, sự
tác động và ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và
gia đình theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Nhưng mặc dù như vậy, giữa pháp luật HN&GĐ và luật tục quy định về

HN&GĐ luôn có mối quan hệ, luôn có sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Nếu
quy định của pháp luật và luật tục là thống nhất với nhau chúng sẽ trở thành tiền
đề của nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cùng điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh
vực HN&GĐ một cách có hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu các quy định của pháp
luật và luật tục là mâu thuẫn nhau, chúng sẽ trở thành lực cản của nhau, loại trừ
nhau. Như vậy, giữa pháp luật HN&GĐ và luật tục quy định về HN&GĐ các
DTTSTC Tây Nguyên luôn có sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng và
tác động tới nhau, sự tồn tại và phát triển của pháp luật có sự hỗ trợ, bổ sung của
luật tục và ngược lại, sự tồn tại của luật tục phụ thuộc vào sự ghi nhận và bảo
đảm của pháp luật. Vì thế ảnh hưởng của luật tục tới việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ có thể tích cực, song cũng có thể tiêu cực.
Chương 3
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐỐI VỚI THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN
3.1. Ảnh hưởng của luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên
tới việc thực hiện các quy định về kết hôn
3.2.1. Đối với việc thực hiện các quy định về nguyên tắc kết hôn
Ảnh hưởng tích cực của luật tục trong lĩnh vực này có thể kể đến là:
- Nguyên tắc “ngoại hôn dòng họ” phù hợp với pháp luật hôn nhân và gia
đình nên việc kết hôn cận huyết thống trong cộng đồng, đồng thời thực hiện
những quy định này của luật tục, cũng chính là thực hiện nguyên tắc ngoại hôn
dòng họ được luật HN&GĐ ghi nhận. Đây là quy định đã hỗ trợ và bổ sung cho
nguyên tắc kết hôn mà luật HN&GĐ được thực hiện trong cộng đồng các
DTTSTC Tây Nguyên.


15

- Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên quy định nguyên tắc tự nguyện trong

hôn nhân. Trai gái đến tuổi trưởng thành tự do yêu đương, tự do tìm hiểu người
bạn đời của mình mà không phải chịu sức ép nào cả đảm bảo thực hiện nguyên
tắc tự nguyện được pháp luật HN&GĐ ghi nhận.
- Để đảm bảo được sự tự do tìm hiểu bạn đời và kết hôn, luật tục quy định
về những người cản trở hôn nhân, khi cuộc hôn nhân ấy không phải là trường
hợp cấm mà lại muốn cản thì bị đưa ra xét xử.
- Nếu như luật HN&GĐ chỉ nêu ra điều kiện kết hôn và những trường hợp
cấm kết hôn thì không thể không kể đến điểm tích cực của luật tục các DTTSTC
Tây Nguyên trong việc quy định những trường hợp được phép kết hôn nhằm
đảm bảo quyền kết hôn của các thành viên trong cộng đồng.
- Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên trong vấn đề kết hôn cũng quy định
về thủ tục hết hôn, đảm bảo quyền kết hôn của mọi người, kể cả những người
nghèo, vì luật tục cho phép nợ đám cưới.
- Luật tục quy định về lĩnh vực HN&GĐ trong cộng đồng người DTTSTC
Tây Nguyên, còn chi tiết, cụ thể hơn về tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng, đây là
điểm nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng một gia đình bền vững, xây dựng hạnh
phúc trên cơ sở những tiêu chí, những điều đã hiểu, đã biết về nhau, đảm bảo
cho mục đích của cuộc hôn nhân.
Cũng trong lĩnh vực này, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên cũng có
những ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ như:
- Nguyên tắc “ngoại hôn dòng họ” tạo ra hôn nhân cận huyết thống vì cho
phép kết hôn con cô con cậu, vi phạm và cản trở việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ. Bên cạnh đó luật tục cấm kết hôn cả với những người cùng tên gọi
dòng họ mà không có liên quan gì về mặt huyết thống dẫn đến sự hạn chế quyền
bình đẳng và quyền tự do hôn nhân của nam, nữ khi lựa chọn bạn đời của mình.
- Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên còn quy định về “nội hôn tộc người”
tức là chỉ khuyến khích nam, nữ được kết hôn, xây dựng gia đình với những
người trong tộc người của mình, điều này tạo nên hạn chế khi thực hiện nguyên
tắc tự nguyện được quy định trong luật HN&GĐ.
- Nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân bị xâm phạm do cha mẹ đặt đâu

con ngồi đó và việc hứa hôn giữa hai bên gia đình.
- Luật tục quy định phạt vạ rất nặng đối với những trường hợp đã trao
vòng hoặc có hôn ước mà bỏ nhau.
- Lễ vật “thách cưới” trong hôn lễ của người DTTSTC Tây Nguyên chưa
được xóa bỏ, mà nó có xu hướng tăng lên cả về “số lượng” và “chất lượng”, tất


16

cả lễ vật trước kia giờ đều được quy đổi ra tiền, ra vàng vi phạm nguyên tắc “yêu
sách của cải trong hôn nhân” mà luật HN&GĐ cấm.
- Quyền tự do lựa chọn nơi cư trú sau hôn nhân của các cặp vợ chồng bị
hạn chế do luật ục quy định nơi cư trú là nhà vợ, dẫn đến quyền bình đẳng của
người chồng bị xâm phạm.
- Một điểm thể hiện ảnh hưởng tiêu cực của luật tục các DTTSTC Tây
Nguyên đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ hiện nay đó là tục “nối dây”.
3.1.2. Đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về tuổi kết hôn
- Cả luật tục và luật HN&GĐ đều cho phép nam nữ chưa có vợ, có chồng
được phép kết hôn với nhau khi đến tuổi trưởng thành.
- Nhưng ảnh hưởng tiêu cực ở chỗ độ tuổi được phép kết hôn được quy
định trong luật tục thấp hơn trong Luật HN&GĐ hiện hành. Tuổi kết hôn của
các DTTSTC Tây Nguyên theo luật tục khá sớm, khoảng 13 tuổi đến 17 tuổi, có
sự chênh lệch giữa các tộc người với nhau.
3.1.3. Đối với việc thực hiện quy định về thủ tục đăng ký kết hôn
- Theo quy định của luật HN&GĐ hiện hành, Ủy ban nhân dân xã phường
có thẩm quyền cho phép đăng ký kết hôn, tuy nhiên đối với cộng đồng các
DTTSTC Tây Nguyên, việc kết hôn thường được thực hiện theo luật tục và
phong tục tập quán mà không cần đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương.
3.2. Ảnh hưởng của luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
tới việc thực hiện pháp luật về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

3.2.1. Quan hệ giữa vợ và chồng
Ảnh hưởng tích cực trong lĩnh vực này là:
- Trước tiên, để đảm bảo cho sự bền vững của hôn nhân, luật tục quy định
về chế độ một vợ - một chồng.
- Luật tục dăn dạy hai vợ chồng về nghĩa vụ của mỗi người để một mặt
duy trì cho cuộc hôn nhân bền vững, mặt khác đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân
của vợ chồng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình.
- Để đảm bảo sự bền vững của hôn nhân, luật tục các DTTSTC Tây
Nguyên quy định cụ thể những hình phạt cho tội ngoại tình.
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Luật tục quy định trong những hoàn cảnh nhất định, người đàn ông có
thể lấy vợ hai.
- Vì quan niệm hôn nhân theo chế độ mẫu hệ, nên vai trò của người phụ
nữ trong gia đình được đặt lên cao và chỉ ở trong gia đình, phần nào hạn chế sự


17

phát triển của người phụ nữ ngoài xã hội, hạn chế quyền tham gia vào chính
quyền địa phương cũng như các đoàn thể quần chúng của phụ nữ.
- Và cũng chính vì quan niệm “mẫu hệ” nên người phụ nữ bao giờ cũng
được ưu ái hơn người đàn ông tạo nên sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng.
3.2.2. Quan hệ giữa ông bà cha mẹ với con cháu
Ảnh hưởng tích cực:
- Ông bà, cha mẹ phải có nghĩa vụ dạy dỗ con, cháu nên người trong
khuôn khổ chuẩn mực đạo đức của gia đình.
- Lỗi lầm của con cháu, tùy theo hành vi và mức độ vi phạm mà cha mẹ
cũng phải là người cùng chịu trách nhiệm. Là những quy định nhằm nâng cao
trách nhiệm của cha mẹ trong vấn đề giáo dục con cái để trở thành những
người có ích cho cộng đồng và xã hội.

- Luật tục cũng nhắc nhở con cháu về công lao sinh thành của cha mẹ.
Ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ là
mặc dù đã có gia đình riêng và đã thành niên nhưng trách nhiệm của ông bà,
cha mẹ đối với các con cháu vẫn còn.
3.2.3. Quan hệ giữa anh chị em trong gia đình
- Mối quan hệ của những người đàn ông là anh em trai trong đại gia đình
mẫu hệ với mẹ và chị em gái rất khăng khít và gắn bó. Quy định này mang
tính gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo nên một gia đình bền vững.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật HN&GĐ, nên nó thúc
đẩy quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ.
- Tuy nhiên, những hành vi sai trái do người đàn ông thực hiện là do anh
ta không được giáo dục chu đáo bởi dòng họ anh ta. Vì thế, người phụ nữ
DTTS hay phải có trách nhiệm khá lớn về hành vi, thái độ của các anh em trai,
khi họ còn độc thân cũng như khi có gia đình. Tạo nên sự không phù hợp đối
với việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong lĩnh vực này.
3.3. Ảnh hưởng của luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
tới việc thực hiện pháp luật về ly hôn, phân chia tài sản và nhận con nuôi
3.3.1. Về ly hôn
Ảnh hưởng tích cực:
- Trong luật tục các DTTSTC Tây Nguyên có điều quy định về ly hôn,
mặc dù chư cụ thể nhưng thực tế có 3 nguyên nhân dẫn đến ly hôn Thứ nhất, do
vợ hoặc chồng ngoại tình; thứ hai, do vợ vụng về, không đảm đang hoặc không
có khả năng sinh nở; thứ ba, do chồng quá lười biếng hoặc có quá nhiều tật xấu
như rượu chè be bét, vũ phu…


18

- Quá trình giải quyết ly hôn cũng giống như quy định của pháp luật
HN&GĐ, có thời gian hòa giải và hàn gắn vợ chồng lại với nhau chứ không phải

ngay lập tức cho phép ly hôn.
Tuy nhiên, trong việc ly hôn, luật tục thể hiện sự ảnh hưởng tiêu cực đến
nhiều mặt trong việc thực hiện pháp luật HN&GĐ.
- Trước hết, việc ly hôn do hai bên gia đình tự giải quyết theo các điều
kiện đã được cam kết trong lễ cưới mà không đưa ra Tòa án.
- Khi ly hôn, buôn làng xét xử theo luật tục, chia tài sản theo tiêu chí “lỗi”
và lỗi của người phụ nữ thường được đánh giá nhẹ hơn so với người đàn ông,
đây là điểm thể hiện tác động tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ.
- Người đàn ông bỏ vợ theo luật tục thì anh ta phải đền bù cho cha mẹ vợ
và vợ mình, tức là phạt vạ và đòi bồi thường của cải. Nhưng ngược lại, nếu
người chồng làm biếng thì khi bỏ, người vợ không phải chịu bồi thường gì cả.
Quy định này hoàn toàn không phù hợp dẫn đến hạn chế việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ.
- Vì đặc trưng của chế độ gia đình mẫu hệ, nên sau khi ly hôn, luật tục các
DTTSTC Tây Nguyên đều quy định các con sẽ ở với mẹ, Điều này tạo nên áp
lực cho người phụ nữ, khi một mình phải nuôi các con. Và cũng hạn chế việc
thực hiện pháp luật HN&GĐ trong lĩnh vực này.
3.3.2. Về phân chia tài sản và nhận con nuôi
- Trong vấn đề phân chia tài sản, quy định của luật tục thể hiện sự bất bình
đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Theo luật tục, vấn đề kế thừa, quản lý tài
sản trong dòng họ và gia đình là thuộc những người chị em gái trong gia đình.
- Một điểm tiến bộ của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên là quy định về
vấn đề nhận con nuôi. Luật tục có những quy định cụ thể về việc vợ chồng
không có con, nhận con nuôi thì ngoài việc cả dòng họ phải coi đó như con đẻ,
mà còn khi qua đời của cải cũng phải chia cho như những người con cháu khác.
Như vậy, quyền của người con nuôi cũng được luật tục đảm bảo.
3.4. Nguyên nhân của những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của luật
tục tới việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong các dân tộc
thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên

Những ảnh hưởng tích cực đã nêu ở trên là do:
- Do những quy định của luật tục phù hợp với pháp luật HN&GĐ.
- Những cố gắng của chính quyền cơ sở và cán bộ, nhân dân vùng
DTTSTC sinh sống áp dụng hài hòa giữa luật tục và pháp luật HN&GĐ.


19

- Công tác tuyên truyền pháp luật HN&GĐ được thực hiện tích cực.
- Tính ổn định trong quan hệ gia đình theo chế độ mẫu hệ, với sự phân
công lao động trong gia đình rất rõ ràng, chặt chẽ nên luật tục các DTTSTC Tây
Nguyên rất nghiêm khắc trong việc bảo vệ gia đình, bảo vệ người phụ nữ với
những chế tài chặt chẽ.
- Những tác động tích cực trong thời kỳ hội nhập, mở cửa nền kinh tế.
Bên cạnh đó, luật tục của các DTTSTC Tây Nguyên cũng còn có những
còn ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng
đồng như:
Thứ nhất, do ảnh hưởng của những quan niệm, thành kiến, lạc hậu của
cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.
Thứ hai, những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật hôn
nhân và gia đình.
Thứ ba, do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế.
Thứ tư, công tác tuyên truyền còn bất cập, hạn chế và hiệu quả chưa cao.
Kết luận chương 3
Các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên quan niệm hôn nhân là quy luật, bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, đánh dấu bước trưởng thành và
xác lập vai trò, vị trí của mỗi cá nhân trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Vợ
chồng là một khái niệm cặp đôi, thể hiện sự cân bằng và bền vững, giống như
lửa và nước, nồi và vung, cán dao với chuôi dao. Chính vì quan niệm như vậy,
nên về vấn đề hôn nhân và gia đình, luật tục dành rất nhiều điều quy định chi

tiết, cụ thể. Nội dung của luật tục các dân tộc tại chỗ Tây nguyên về vấn đề hôn
nhân và gia đình được ghi nhận trong các lĩnh vực như nguyên tắc kết hôn
“ngoại hôn dòng họ và nội hôn tộc người”, điều kiện kết hôn như sự tự nguyện
khi kết hôn, tiêu chuẩn chọn chồng, vợ, những trường hợp được phép kết hôn,
thủ tục kết hôn, lễ vật của lễ cưới, nơi cư trú sau hôn nhân. Bên cạnh đó còn quy
định những điều kiện đảm bảo cho cuộc hôn nhân được bền vững như quy định
về mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ giữa các thành viên khác trong
gia đình và đặc biệt là những quy định về xử lý vi phạm trong quan hệ hôn nhân
và gia đình.
Những quy định trên của luật tục đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến việc
thực hiện pháp luật HN&GĐ ở khu vực này như đề cao đạo lý chung thủy của
vợ chồng, tạo ra ý thức trách nhiệm cho mỗi người trong đời sống hôn nhân từ
đó tạo nên những cuộc hôn nhân bền vững, hạn chế tình trạng ly hôn. Tạo nên sự


20

gắn kết mật thiết giữa các thành viên trong gia đình, cùng chia sẻ khó khăn và
cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bên cạnh đó, một số ảnh hưởng tiêu cực là tình trạng tảo hôn với độ tuổi
kết hôn từ 13 tuổi đến 17 tuổi tùy dân tộc, đặc biệt là quan niệm tính tử hệ theo
dòng mẹ dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng người
DTTSTC Tây Nguyên. Bên cạnh đó, nguyên tắc “nội hôn tộc người” cũng hạn
chế cơ hội tự nguyện trong việc tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời. Đặc biệt là
tục “nối dây” đã tạo nên tình trạng ép duyên hay cưỡng ép kết hôn, vi phạm
nghiêm trọng nguyên tắc hôn nhân tự nguyện được quy định trong luật
HN&GĐ. Mối quan hệ giữa vợ chồng cũng tạo nên sự bất bình đẳng đối với
người phụ nữ, từ việc nếu không có “của cải” sẽ không lấy được chồng và hạn
chế cơ hội tham gia vào công việc xã hội khi giữ quan niệm phụ nữ chỉ “tề gia
nội trợ”.

Như vậy, để thúc đẩy quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng
đồng người DTTSTC ở Tây Nguyên, việc sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn pháp
luật và quy định tiến bộ, phù hợp của luật tục là hết sức cần thiết. Đồng thời với
quá trình đó phải tiến hành kiên quyết loại bỏ các quy định lạc hậu, trái tinh
thần, nguyên tắc của pháp luật. Từ đó, cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên
sẽ nhận thức được vai trò của pháp luật, sẽ điều chỉnh hành vi của mình sao cho
không vi phạm quy định của luật tục nói riêng và pháp luật nhà nước nói chung
để vừa mang tính đặc thù dân tộc, tính địa phương theo tinh thần trong việc “giữ
gìn bản sắc dân tộc”.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH
CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
4.1. Quan điểm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình
trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay
4.1.1. Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
luật tục phải nhằm làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình một cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn
4.1.2. Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật
tục đến việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số


21

tại chỗ ở Tây Nguyên phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh,
phát huy dân chủ cơ sở và vai trò của người có uy tín trong cộng đồng
4.1.3. Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các

dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên phải hướng tới việc phát huy tính tự quản
của cộng đồng và phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, khoa học và
phù hợp với thực tiễn
4.1.4. Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội,
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
4.2. Nâng cao nhận thức về pháp luật hôn nhân và gia đình cho đồng
bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên
4.4.1. Nâng cao dân trí đối với người DTTSTC Tây Nguyên
4.4.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ trong vùng
DTTSTC
- Giáo dục việc tuân thủ pháp luật HN&GĐ thông qua việc vận dụng luật tục
- Giáo dục việc chấp hành pháp luật HN&GĐ thông qua việc vận dụng luật tục
- Giáo dục việc sử dụng pháp luật HN&GĐ thông qua việc vận dụng luật tục
4.2. Giải pháp về sử dụng kết hợp pháp luật và luật tục quy định về hôn
nhân và gia đình trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình
4.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sinh sống
4.3.1. Cần quán triệt nhận thức và xây dựng chính sách lâu dài trong công
tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ.
4.3.2. Xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
vùng DTTSTC Tây Nguyên sinh sống
4.3.3. Rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác trong vùng đồng
bào DTTSTC sinh sống theo những tiêu chí ở trên
4.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong
vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên giai đoạn tới
4.4.1. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong tổ chức thực hiện
pháp luật HN&GĐ trong vùng DTTSTC ở Tây Nguyên
4.4.2. Nâng cao vai trò của già làng trong cộng đồng người DTTSTC Tây

Nguyên
4.5. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
tại chỗ Tây Nguyên


22

Kết luận chương 4
Trong đời sống cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, luật tục vẫn chi
phối và có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật nói
chung và thực hiện pháp luật HN&GĐ nói riêng. Vì thế, muốn cho pháp luật HN
& GĐ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn trong cộng đồng
các DTTSTC ở Tây Nguyên thì phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật là điều tất
yếu.
Để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục
đến việc thực hiện pháp luật HN & GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên cần
quán triệt một số quan điểm mà cơ bản là: Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục phải nhằm làm cho đồng bào các dân tộc
thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình một
cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn; phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp
xã vững mạnh, phát huy dân chủ cơ sở và vai trò của người có uy tín trong cộng
đồng; phải nhằm phát huy tính tự quản của cộng đồng và phải được tiến hành
một cách toàn diện, đồng bộ, khoa học, phù hợp với thực tiễn và phải gắn với
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
Trong giai đoạn hiện tại, để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục các DTTSTC ở Tây Nguyên cần phải
thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp như: Nâng cao nhận thức về
pháp luật hôn nhân và gia đình cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây

Nguyên, sử dụng kết hợp pháp luật và luật tục quy định về HN & GĐ trong
việc điều chỉnh các quan hệ HN & GĐ.
KẾT LUẬN
Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên là những quy tắc xử sự chung trong
một cộng đồng người, được hình thành và lưu truyền nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội trong cộng đồng bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân
với cộng đồng và giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, được mọi thành viên
trong cộng đồng đó thừa nhận và thi hành. Nội dung của luật tục các DTTSTC
Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên, những quy định về HN & GĐ
chiếm đa số và có ở tất cả các bản luật tục. Bởi đây là một trong những lĩnh vực


×