Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

hoàn thiện quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.43 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Chế độ tài sản là một trong những lĩnh vực điều chỉnh chính của Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam. Để đạt được những thành tựu nhất định như ngày nay,
chế độ tài sản ở nước ta đã phải trải qua một giai đoạn phát triển tương đối dài. Chế
độ tài sản được áp dụng trong luật cổ và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn
sản. Đến thời kỳ Pháp thuộc, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, pháp
luật về chế độ tài sản ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều: Luật Hôn nhân
và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở miền Bắc chỉ quy định về một hình thức
của chế độ tài sản pháp định; trong khi đó, ở miền Nam thừa nhận quyền tự do lập
hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ được áp dụng khi vợ
chồng không lập hôn ước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 đều chỉ tập trung quy định về một chế độ tài sản pháp định, không
dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng
không ấn định những quy định cấm.
Có thể nói, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là một bước tiến vượt bậc về
kỹ năng lập pháp, sau một thời gian áp dụng đã mang lại những thành tựu đáng kể
trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, qua theo dõi các
vụ án liên quan đến việc tranh chấp tài sản của vợ chồng trên thực tế và tham khảo
một số sách báo, em được biết, Luật Hôn nhân và gia đình hiện vẫn còn tồn tại những
vướng mắc, bất cập trong những quy định về chế độ tài sản. Trong bài tiểu luận này,
em xin được trình bày những hiểu biết của mình về những vướng mắc, bất cập từ đó
đưa ra hướng hoàn thiện quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản
của vợ chồng.
1
NỘI DUNG
I – NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
1. Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về căn
cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng
 Căn cứ pháp lý
Tài sản chung của vợ chồng được xác định căn cứ vào sự tồn tại của quan hệ


hôn nhân – quan hệ vợ chồng. Khoản 1 Điều 27 quy định: “ Tài sản chung của vợ
chồng do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…”. Theo khoản 7
Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian
tồn tại quan hệ vợ chồng tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”.
Đây là khoảng thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Thông thường, quy
định này được áp dụng cho các cặp vợ chồng trong thực tế. Tuy nhiên, theo quy định
của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình, trong một số trường hợp cụ thể, việc xác
định “thời kỳ hôn nhân” chưa được luật dự liệu, chưa có một văn bản của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền nào quy định và hướng dẫn về vấn đề này. Ví dụ, trong
trường hợp vợ, chồng xin ly hôn nhưng đang trong giai đoạn chờ phán quyết của Tòa
án thì có được coi là thời kỳ hôn nhân hay không?
Một vấn đề nữa đó là, đối với trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã
chết, mà sau này, vì lý do nào đó mà họ lại trở về, thì việc xác định tài sản chung của
vợ chồng rất phức tạp vì pháp luật nước ta chưa quy định cụ thể vấn đề này. Điều 83
Bộ luật dân sự 2005 mới chỉ quy định:
1. “ Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn
sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án
ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra
quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau:
2
Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy
định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực
pháp luật;
Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết
hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài
sản thừa kế, giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn

sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài
sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định:
“ Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại
Điều 93 (nay là Điều 83) của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết
hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường
hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân
được xác lập sau có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy, ta có thể thấy, pháp luật quy định rất rõ ràng đối với quan hệ nhân
thân của một người đã chết mà lại trở về, cụ thể là quan hệ hôn nhân giữa người bị
tuyên bố là đã chết đó với người vợ hoặc chồng của người đó đương nhiên được khôi
phục nếu vợ hoặc chồng của họ chưa kết hôn. Tuy nhiên, pháp luật lại không dự liệu
những quy định về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng sau khi quan hệ hôn nhân được
khôi phục. Điều này gây ra không ít khó khăn khi áp dụng luật vào giải quyết những
trường hợp thực tế:
Thứ nhất, khi Tòa án quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết, quan
hệ hôn nhân giữa người đó với vợ hoặc chồng của họ đương nhiên được khôi phục
(nếu người vợ hoặc chồng đó chưa kết hôn với người khác) nhưng quan hệ tài sản có
đương nhiên được khôi phục hay không?
Thứ hai, hôn nhân giữa người bị Tòa án tuyên bố là đã chết nay trở về và vợ,
chồng của họ dường như có sự gián đoạn trong khoảng thời gian một người bị Tòa án
3
tuyên bố là đã chết. Vậy thì, những tài sản do vợ, chồng tạo dựng cùng các hoa lợi,
lợi tức thu được từ các loại tài sản kể từ khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết
đến khi người đó trở về, thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay thuộc khối tài sản
riêng của người vợ, chồng đó?
Thứ ba, những hợp đồng mà người chồng, vợ đã ký kết với người khác (người
thứ ba) nhưng chưa được thực hiện; các món nợ mà người chồng hoặc vợ vay của
người khác nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, giáo dục các con, nghĩa vụ nuôi
dưỡng hoặc cấp dưỡng đối với các thành viên khác trong gia đình thuộc nghĩa vụ

chung của vợ chồng theo trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng (Điều 25 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000) hay thuộc nghĩa vụ riêng của người vợ, chồng đó?
Một đề xuất nhằm được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề trên của TS.
Nguyễn Văn Cừ: Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 83 Bộ luật
dân sự của Nhà nước ta nên chỉnh sửa theo hướng: khi phán quyết của Tòa án tuyên
bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt; kể cả trường
hợp sau này, vì lý do nào đó mà người vợ, chồng đã bị tuyên bố chết lại trở về cùng
không thể “đương nhiên” phục hồi quan hệ nhân thân được (dù người vợ, chồng kia
chưa kết hôn với người khác). Nếu vợ, chồng muốn tái hợp chung sống với nhau, họ
phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung. Tức là sẽ phát sinh một quan hệ hôn nhân
mới, thời kỳ hôn nhân mới, dù chủ thể vẫn là vợ, chồng đó. Như vậy, chế độ tài sản
mới giữa vợ chồng được phát sinh theo luật định, áp dụng trong thời kỳ hôn nhân mới
này
1
.
 Căn cứ vào nguồn gốc tài sản
Một điểm bất cập trong những quy định về căn cứ nguồn gốc tài sản đó chính
là khoản 2 Điều 27 còn quy định: “tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy
định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu
phải ghi tên cả vợ chồng”. Thực tiễn áp dụng khoản 2 Điều 27 có một số vướng mắc
cần được nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về sau này:
1
TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội – 2008, tr. 244
4
Thứ nhất, theo Nghị định số 70/2001/NĐ – CP ngày 03/10/2001 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản thuộc sở hữu
chung của vợ chồng khi đăng ký phải ghi tên cả vợ chồng bao gồm: “nhà ở, quyền sử
dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu”
(khoản 1 Điều 5). Thực hiện quy định này, hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và đăng ký ô tô, xe máy đã tiến hành ghi tên vợ và chồng, những người
được cấp giấy chứng nhận có thể yêu cầu cấp lại giấy tờ ghi tên cả vợ và chồng. Tuy
nhiên, ngoài những tài sản nói trên thì “những tài sản khác” là tài sản nào vẫn chưa
quy định rõ.
Thứ hai, việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký
phải ghi tên của cả vợ và chồng đã làm phát sinh nghĩa vụ mới của công dân. Do trên
thực tế, quan hệ vợ chồng có nhiều dạng như: có đăng ký kết hôn, không đăng ký kết
hôn và không được công nhận là vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được
công nhận là vợ chồng. Với trường hợp không đăng ký kết hôn mà được công nhận,
thì đương sự lấy giấy tờ gì chứng minh để ghi tên cả hai người vào giấy chứng nhận?
2. Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực
hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có
giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu
tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được
chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật này.
5
Theo khoản 2 thì cần phải làm rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng
nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình. Hiện chưa có một văn bản nào của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quy định, giải thích, hướng dẫn về vấn đề này.
Một vấn đề nữa, đó là cần xác định những nghĩa vụ nào là nghĩa vụ chung của
vợ chồng thì khối tài sản chung của vợ chồng mới phải “gánh chịu” những nghĩa vụ
chung đó.
Luật cần dự liệu cụ thể về tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm thực hiện

các nghĩa vụ chung của vợ chồng bao gồm:
- Các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia
đình;
- Các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản
chung của vợ chồng;
- Các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử
dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất
của gia đình;
- Các khoản nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng
cùng thực hiện;
- Các khoản nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
3. Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện những quy định về chia
tài sản chung của vợ chồng
 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
1. Khi hôn nhân còn tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa
thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không
thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản
không được pháp luật công nhận.
6

×