Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 202 trang )

Trang 1

A. PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN MỞ ĐẦU


Trang 2

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của
ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được ứng
dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều
ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu
vào đời sống của con người. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước
ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân
tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành
kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu
quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu
để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do vậy, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải đầu
tư phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một
thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm
chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu
cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng
dạy ở các trường phổ thông với vai trò là môn học tự chọn.
Môn học tự chọn Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang
bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó
trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với


phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng
máy tính phục vụ học tập và cuộc sống.


Trang 3

Từ năm học 2006-2007, môn Tin học ở Trung học Cơ sở là môn học tự
chọn cho những trường có điều kiện với thời lượng hai tiết trên một tuần với tất
cả các lớp ở cấp học. Là môn học mới đưa vào trường phổ thông và có những
đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải
quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng
của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi
học sinh Trung học Cơ sở phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn.
Thế nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, một bộ phận học sinh
Trung học Cơ sở chưa xác định được tầm quan trọng của môn Tin học. Học
sinh, cha mẹ học sinh hay một số giáo viên bộ môn xem nhẹ việc dạy và học
môn Tin học, xem môn Tin học là môn phụ, chưa quan tâm đúng mức đến việc
dạy và học môn Tin học.
Với vai trò là giáo viên bộ môn Tin học đang giảng dạy tại Trường Trung
học Cơ sở Tân Túc, tôi nhận thức rõ trách nhiệm đặt lên vai của mình. Phải có
biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
Qua quá trình giảng dạy bộ môn Tin học cho các khối lớp sáu, lớp bảy, lớp
tám và lớp chín, được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, quý
đồng nghiệp cùng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở Trường Trung
học Cơ sở” để làm sáng kiến kinh nghiệm.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những biện
pháp thực hiện việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở Trường

Trung học Cơ sở Tân Túc – Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó
góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh của nhà trường.


Trang 4

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Xác định cơ sở khoa học của hoạt động dạy và học môn Tin học ở Trường
Trung học Cơ sở.
3.2 Phân tích thực trạng việc dạy và học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ
sở.
3.3 Đề xuất và lý giải một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng dạy và
học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
3.4 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề ra.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trường Trung học Cơ sở Tân Túc – Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ
Chí Minh

5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở Trường
Trung học Cơ sở Tân Túc – Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại
hội Đảng, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định của Chính phủ, Thông
tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ Thông tin năm học 2014 - 2015 của Bộ Giáo

dục, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng giáo dục và đào tạo
huyện Bình Chánh.


Trang 5

Tài liệu, báo chí (báo điện tử), ...
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Tin học ở Trường Trung học Cơ sở
Tân Túc – Huyện Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh.
6.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trơ
Thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ...
6.4 Phướng pháp tổ chức thực nghiệm
Xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong sáng
kiến kinh nghiệm.


Trang 6

B. PHẦN THỨ HAI

PHẦN NỘI DUNG


Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT
ĐỘNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ
1.1 Cơ sở lí luận

Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế
giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy
và học. Với mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kến thức một
cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian
ngắn nhất vào thực tế sản xuất, nghiên cứu một cách có hiệu quả.
1.1.1 Hoạt động dạy
Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng),
xem như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục). Dạy học là con đường
đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con
đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh
nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển
nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm
trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự
giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học.
Dạy học là một mặt của quá trình dạy và học do người giáo viên thực hiện
theo nội dung, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được các
mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo. Hoạt động dạy học
không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và


Trang 8

thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà còn góp phần phát triển tính tích
cực và tổ chức các hoạt động học tập của học viên.
Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho học
sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là hoạt
động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội. Chỉ khi
nào nắm bắt được các điều kiện bên trong (hiểu biết, năng lực, hứng thú,…) của

học sinh thì giáo viên mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt
động học đạt được kết quả mong muốn.
1.1.2 Hoạt động học
Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát triển
nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “sức mạnh bản
chất người” đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con người.
Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiện thực khách quan vào ý
thức người học. Tuy nhiên nó chủ yếu hướng người học vào lĩnh hội những chân
lí đã được loài người phát hiện nhưng chúng lại là mới đối với họ.
Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông
qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng
lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan.
Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi kèm
biện chứng với nhau.
1. 2 Cơ sở pháp lí
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương
vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi
mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của
Đảng và Chính phủ.


Trang 9

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu : "Tập trung sức phát triển một số
ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...". Nghị quyết Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác
định : "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ
thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân".
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh : "Ứng

dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự
chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình
thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"... Để
thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày
04 tháng 8 năm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những
năm 90".
Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70 công
nghệ thông tin ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công nghệ
thông tin đã được nâng lên một bước. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin
tăng lên đáng kể. Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 của
Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần
mềm.
Đảng và Nhà nước đã tiếp tục có những chủ trương chính sách đầu tư và
phát triển đúng đắn về ứng dụng công nghệ thông tin. Với Chỉ thị số 58-CT/TW
của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ “ứng dụng và phát triển công


Trang 10

nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so
với các nước đi trước”. Nhằm tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành giáo dục, Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ
giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ “nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ
thông tin là ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào
tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương

trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục”.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là tổ chức tốt việc dạy và
học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong
nhà trường,...
1.3 Cơ sở thực tiển
1.3.1 Trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học môn Tin học ở Trường
Trung học Cơ sở.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thực hành Tin học có thể kể đến như
phòng học, máy vi tính, máy điều hòa, bàn ghế, …
Phòng máy có diện tích đủ rộng để chứa máy vi tính và phục vụ học tập
cho học sinh. Đồng thời phải thông thoáng để không khí lưu thông tốt, giải
phóng hơi nóng và tránh ngột ngạt. Phòng máy rộng rãi, gọn gàng tạo cảm giác
thoải mái cho học sinh, thêm phần hứng thú và động lực học tập. Phòng máy
nhỏ hẹp, chứa nhiều máy tính xếp sát nhau sẽ tạo không khí ngột ngạt, hơi nóng
từ máy tính tỏa ra trong quá trình hoạt động không lưu thông tốt, gây cảm giác
nóng bức mệt mỏi cho học sinh và giáo viên, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy
và học. Bên cạnh đó, việc xếp máy vi tính sát nhau, không có bàn phân chia rõ
ràng gây nên những va chạm giữa học sinh với nhau trong lúc thực hành làm
giảm sự chú ý, mất tập trung vào thao tác và bài giảng.


Trang 11

Hệ thống điều hòa không khí tốt, giúp triệt tiêu không khí nóng từ máy
tính tỏa ra, tạo cảm giác mát mẽ, dễ chịu góp phần đáng kể trong sự chú ý của
học sinh, tác động tích cực đến hoạt động dạy và học. Hệ thống điều hòa không
khí chưa đạt, không đảm bảo làm mát phòng máy, hơi nóng từ máy tính và từ
các học sinh làm cho không khí lúc nóng lúc lạnh, nơi nóng nơi lạnh sẽ ảnh
hưởng đến khả năng học tập của học sinh. Và về lâu dài, ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe học sinh.

Bàn ghế có độ cao thích hợp, chắc chắn, có phân cách rõ ràng, rộng rãi tạo
cảm giác thoải mái cho học sinh khi thực hành. Tránh va chạm giữa các học sinh
ngồi cạnh nhau.
Máy vi tính hoạt động tốt, đủ số lượng (đảm bảo đủ một học sinh sử dụng
một máy vi tính trong giờ học Tin học), giúp hoạt động dạy và học diễn ra nhanh
chóng, đạt hiệu quả. Máy vi tính có cấu hình tốt, cài hệ điều hành mới, phần
mềm mới phù hợp với sách giáo khoa giúp cho hoạt động dạy và học giữa thầy
và trò trôi chảy, tiết kiệm thời gian. Màn hình máy vi tính hiển thị tốt, to, rõ,
màu sắc tươi sáng đem lại cảm giác thoải mái khi học sinh phải học lâu bên máy
vi tính. Tránh mỏi mắt, giảm thị lực hay các chứng bệnh về mắt do ngồi lâu bên
máy vi tính. Máy vi tính mới, đẹp, cấu hình mạnh, hoạt động nhanh tạo hứng thú
cho học sinh. Các em tiếp thu bài tốt hơn, hoạt động dạy và học đạt hiệu quả
cao. Máy vi tính hoạt động không ổn định, hay bị treo, hư hỏng làm mất hứng
thú của học sinh, gián đoạn trong hoạt động dạy và học.
Trang thiết bị phục vụ thực hành Tin học có tác động rất lớn đến hoạt
động dạy và học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở.
1.3.2 Sự phát triển tâm sinh lí trong thời kì dậy thì ảnh hưởng đến hoạt
động dạy và học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở.


Trang 12

Với đặc điểm của lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi ở bậc trung học cơ sở, đây là
giai đoạn phát triển thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em.
Các em luôn hiếu động, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình,... Chính vì
vậy mà các em luôn muốn đạt điểm cao, tạo ấn tượng với bạn bè. Tâm lý này sẽ
giúp các em cố gắng học hỏi, tiếp thu, tác động tích cực đến hoạt động dạy và
học.
Bên cạnh đó, do muốn tự khẳng định của mình, khiến các em ngại khi làm
sai, tâm lý sợ bạn bè chế nhạo dẫn đến một bộ phận học sinh trở nên thụ động.

Đồng thời trong giai đoạn này, các em rất hiếu động, tiếp thu rất nhanh,
thích tìm tòi, học hỏi cái mới, nhưng cũng rất mau thay đổi sở thích, thay đổi
niềm say mê sang một chủ đề khác. Trong cuộc sống, còn rất nhiều thứ hứng
thú, hấp dẫn với các em nên ảnh hưởng đến tính tích cực học tập là điều không
tránh khỏi.
Các em học sinh trong lứa tuổi này nếu được hướng dẫn và giáo dục
đúng, các em sẽ phát huy khả năng học tập của mình.
1.3.3 Gia đình ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học môn Tin học ở Trường
Trung học Cơ sở.
Để học tốt môn Tin học, nâng cao chất lượng học tập môn Tin học đòi hỏi
học sinh phải thường xuyên luyện tập thực hành thao tác trên máy vi tính.
Thế nhưng phần lớn gia đình học sinh của Trường Trung học Cơ sở Tân
Túc là nông dân, công nhân, … hoàn cảnh gia đình chưa đủ để trang bị máy vi
tính cá nhân cho con em học tập.
Một bộ phận gia đình khá giả, có trang bị máy tính cá nhân cho học sinh.
Nhưng vì bận công việc không theo sát, quản lý con em của mình, để các em tập
trung sử dụng máy tính vào mục đích học tập.


Trang 13

1.3.4 Internet ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học môn Tin học ở Trường
Trung học Cơ sở.
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật cùng với
Internet đã giúp các em tiếp cận được đến với nền tri thức của nhân loại.
Các tiệm Internet xuất hiện ở khắp nơi, chỉ với vài nghìn đồng là các em
có thể thoải mái sử dụng Internet hàng giờ đồng hồ. Các em có thể sử dụng
Internet – Máy tính là một công cụ giải trí, học tập thông qua các trò chơi nhằm
giúp các em yêu thích môn Tin học, vừa học vừa chơi.
Bên cạnh đó, do các em còn trong độ tuổi phát triển, thích khám phá mà

chưa có công cụ để tự bảo vệ mình trước cám dỗ, dễ dẫn đến sử dụng máy tính
không vào mục đích học tập. Các trò chơi trên máy vi tính, “games online” giữ
chân các em ngồi nhiều giờ đồng hồ bên máy vi tính, ảnh hưởng đến sự phát
triển cân bằng thể chất của các em đang trong độ tuổi phát triển. “Games” nói
chung và “games online” nói riêng rất dễ gây “nghiện” cho các em trong độ tuổi
Trung học Cơ sở. Khi ngồi vào máy vi tính, các em “nghiện game” không tập
trung vào bài học, các em lo ra hay sử dụng máy vi tính để chơi games, …
1.3.5 Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học
môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở.
Tin học, là môn học đòi hỏi vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
vừa truyền thống vừa hiện đại. Tận dụng các ưu điểm của từng phương pháp để
giúp các em nắm vững kiến thức và kĩ năng thực hành Tin học. Tiết giảng tẻ
nhạt, bài tập quá phức tạp hay quá đơn giản, … ảnh hưởng đến sự hứng thú của
học sinh khi thực hành, kiến thức không khắc sâu, kĩ năng thực hành của học
sinh không đạt được.


Trang 14

1.3.6 Số lương học sinh trong lớp ảnh hưởng đến hoạt động dạy và
học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở.
Lớp học với nhiều học sinh, giáo viên sẽ không thể bao quát hết lớp học,
hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của học sinh gặp phải trong lúc quá trình học
tập. Một số học sinh gặp phải vấn đề thì không được giải đáp tường tận. Hay học
sinh không dám hay ngại hỏi do số lượng học sinh thắc mắc quá đông, không
thể chờ tới lượt mình được giải đáp, … Vấn đề này ảnh hưởng không tốt đến
hoạt động dạy và học môn Tin học.


Trang 15


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TÚC
2.1 Tổng quan về tình hình thị trấn Tân Túc
Diện tích 855,4 ha
Dân số 17.827 người, trong đó thường trú 14.692 người.
Mật độ dân số : 2.177 người/ha
Vị trí địa lí:
+ Phía Đông: Giáp xã An Phú Tây và một phần xã Tân Quí Tây
+ Phía Tây: Giáp xã Mỹ Yên huyện Bến Lức - tỉnh Long An.
+ Phía Nam: Giáp xã Bình Chánh và xã Tân Qúi Tây.
+ Phía Bắc: Giáp xã Tân Kiên, Tân Nhựt.
Trên địa bàn thị trấn Tân Túc có 119 doanh nghiệp, 1.036 cơ sở - hộ kinh
doanh, 27 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, có 01 Trường Mầm non (01
điểm chính và 03 điểm phụ), có 01 trường tiểu học (01 điểm chính và 03 điểm
phụ), có 01 Trường Trung học Cơ sở, có 01 Trường Trung học Phổ thông.
Tại thị trấn tọa lạc năm ngôi chùa gồm: chùa Phước An, Thạnh Phước,
Pháp Liên, Chùa Tam Bửu, Long Khánh; 3 tịnh thất gồm: TT Huệ Minh, Tân
Túc, Liên Hoa, Phước Thọ Tự; 6 đình đền gồm: Tân Túc, Thanh Hòa, Bào Môn,
Tân Tảo, Đại Thanh ,Tân Hồ.
Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của thị trấn Tân Túc:


Trang 16

Nằm trên địa bàn Tây nam Bình Chánh, thuộc khu vực phù sa có
nhiều sông rạch tự nhiên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Tân Túc có các địa danh lịch sử như Chợ Đệm, nơi thu mua bao
hàng và đệm của nhiều làng trong khu vực và các tỉnh miền tây đưa về

bán cho các nơi;
Đình Tân Túc là ngôi đình truyền thống lâu đời, đã gắn chặt với
nhân dân khu vực chợ Đệm, được nhà nước công nhận di tích văn hoá
cách mạng, di tích lịch sử của Thành phố.
Các tuyến giao thông quan trọng có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế gồm:
Đường bộ quốc lộ 1A
Đường thủy sông chợ Đệm
Ngoài ra còn có hương lộ 8 và hương lộ 9 nối liền quốc lộ 1A
Cầu chợ Đệm
Với nhiều tuyến lộ liên ấp thuận lợi cho đi lại và sản xuất, giao lưu mua
bán, là của ngõ vào Thành phố.
Trải qua 30 năm xây dựng và đổi mới, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội,
giáo dục, quốc phòng an ninh có những chuyển biến quan trọng. Đến nay Tân
Túc đã trở thành thị trấn, nhiều trường lớp được xây dựng, đã hoàn thành phổ
cập tiểu học, đang phấn đấu đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành phổ cập trung học..
Nhiều con đường lớn nhỏ đã được xây dựng thuận tiện cho lưu thông, góp phần
cải thiện đáng kể tăng trưởng kinh tế địa phương, đời sống kinh tế, văn hoá của
nhân dân ngày càng được nâng cao hơn. Tân Túc là thị trấn của huyện, là trung
tâm huyện lỵ, nơi tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều và sẽ


Trang 17

là nơi dẫn đầu trong tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hoá và hiện đại hóa toàn
huyện.
“Nối tiếp những kết quả đã đạt được, Ủy Ban Nhân Dân Thị trấn Tân Túc
sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tập trung vào thương mại dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội” (Phát biểu của Ông Ngô Công
Minh, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thị trấn cho biết: Theo kinh tế nông thôn

online ngày 01/02/2010)
2.2 Tổng quan về Trường Trung học cơ sở Tân Túc
Thuộc địa bàn: Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trường Trường Trung học Cơ sở Tân Túc hiện có: 32 lớp học với 1366
học sinh
Thành phần Ban giám hiệu:
01 đồng chí Hiệu Trưởng
01 đồng chí Phó Hiệu Trưởng (phụ trách chuyên môn)
01 đồng chí Phó Hiệu Trưởng (phụ trách cơ sở vật chất)
Tổng phụ trách đội:
01 Tổng Phụ trách Đội
01 Phó Tổng Phụ trách Đội


Trang 18

Các tổ chuyên môn:
Tổ Toán: 10 Giáo viên (01 Tổ Trưởng, 01 Tổ Phó)
Tổ Văn: 09 Giáo viên (01 Tổ Trưởng)
Tổ Anh văn: 06 Giáo viên (01 Tổ Trưởng)
Tổ Âm nhạc – Mĩ thuật: 04 Giáo viên (01 Tổ Trưởng)
Tổ Lí – Hóa: 05 Giáo viên (01 Tổ Trưởng)
Tổ Sử – GDCD: 06 Giáo viên (01 Tổ Trưởng)
Tổ Địa lí: 04 Giáo viên (01 Tổ Trưởng)
Tổ Sinh học: 06 Giáo viên (01 Tổ Trưởng)
Tổ Văn phòng: 10 Cán bộ - Nhân viên
Trường có một Chi bộ với 25 Đảng viên. Những năm qua Chi bộ liên tục
đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”. Công đoàn nhà trường liên tục được nhận
bằng khen của công đoàn ngành. Chi đoàn trường có 21 đoàn viên. Đoàn trường

liên tục đạt danh hiệu “Đoàn trường có công tác đoàn và phong trào thanh niên
xuất sắc”. Nhiều năm liền trường giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến cấp
huyện”. Đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hóa và không ngừng phát triển. Tập
thể sư phạm thực sự là tổ ấm, đoàn kết, thống nhất. Chất lượng giáo dục toàn
diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm đạt
100%.


Trang 19

Tình hình học tập môn Tin học của học sinh các khối năm học 2013 –
2014
Bảng 2.1 Bảng số liệu trung bình môn Tin học của học sinh các khối 6, 7, 8, 9
năm học 2013 – 2014

Khối

Tổng
số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lương % lương % lương % lương % lương %

6

416

273

65,6

135

32,5

8

1,9

0

0,0

0

0,0

7

214


198

92,5

16

7,5

0

0,0

0

0,0

0

0,0

8

241

223

92,5

18


7,5

0

0,0

0

0,0

0

0,0

9

205

199

97,1

6

2,9

0

0,0


0

0,0

0

0,0

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học năm học 2013 – 2014)

Chất lượng mũi nhọn là học sinh giỏi cấp huyện và cấp thành phố hàng
năm đều được nhà trường chú trọng đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và
chất lượng.
+ Bảng 2.2 Học sinh đoạt giải Hội thi Tin học trẻ lần 22 cấp huyện
(năm 2013)
Phần thi thực hành
Stt

Họ và tên

Lớp

Giải thưởng

1

Võ Kiều Minh Thư

81


Giải khuyến khích

2

Nguyễn Lê Nhã Trúc

91

Giải khuyến khích


Trang 20

+ Bảng 2.3 Học sinh đoạt giải Hội thi Tin học trẻ lần 23 cấp huyện
(năm 2014)
Phần thi thực hành
Stt

Họ và tên

Lớp

Giải thưởng

1

Phan Phạm Thanh Tuyền

86


2

Đỗ Phan Bắc

83

Giải Nhì

3

Thái Hùng Bảo Quốc

81

Giải khuyết khích

4

Trần Kim Long

85

Giải khuyết khích

Giải Nhất

Phần thi Phần mềm sáng tạo
1


2

Võ Kiều Minh Thư

Công nhận đạt thành tích cấp huyện
với phần mềm “Sinh học trong Tin
học”

Võ Thị Lệ Thu

Công nhận đạt thành tích cấp huyện
với phần mềm “Sinh học trong Tin
học”

+ Bảng 2.4 Kết quả học sinh giỏi môn Tin học 2014 – 2015:

Nội dung

HSG

Số
lương
HSG

Cấp trường

5

Cấp Huyện


1

Cấp Thành Phố

Chưa
thi

Kết quả
Nhất

Phan Phạn Thanh
Tuyền

Nhì

Ba


Trang 21

+ Bảng 2.5 Kết quả tham gia cuộc thi “Alice – Ai cũng lập trình được do
Trường Đại học FPT tổ chức”
Số
Khối lớp lương
nhóm

1

9


2

3

Lớp

Danh sách học sinh

96

Đỗ Phan Bắc

95

Trần Kim Long

91

Thái Hùng Bảo Quốc

93

Phan Phạm Thanh Tuyền

96

Đào Tấn Tỷ

96


Ngô Thị Ngọc Châu

94

Lê Duy Khanh

94

Võ Thị Ngọc Bích Trâm

94

Phạm Thị Chúc Bình

Kết quả

Đạt vòng thi tự do

Đạt vòng thi tự do

Đạt vòng thi tự do


Trang 22

Tình hình học tập môn Tin học của học sinh các khối học kì I năm học
2014 – 2015
Bảng 2.6 Bảng số liệu trung bình môn Tin học của học sinh các khối 6, 7, 8, 9
học kì I năm học 2014 – 2015


Khối

Tổng

Tốt

số HS Số lương

Khá
Tỉ lệ
%

Số lương

Trung bình
Tỉ lệ
%

Số lương

Tỉ lệ
%

Yếu
Số lương

Tỉ lệ
%

6


491

328

66,8

137

27,9

25

5,1

1

0,2

7

419

272

64,9

122

29,1


24

5,7

1

0,2

8

209

183

87,6

24

11,5

2

1,0

0,0

9

247


241

97,6

6

2,4

0,0

0,0

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học năm học 2014 – 2015)

Hai phòng máy vi tính của Trường Trung học Cơ sở Tân Túc được cấp
mới vào năm học 2013 - 2014. Phòng vi tính 1 gồm 45 máy vi tính dành cho học
sinh và 1 máy vi tính dành cho giáo viên. Phòng vi tính 2 gồm 47 máy vi tính
dành cho học sinh và 01 máy vi tính dành cho giáo viên. Hiện nay tất cả các
máy tính trong phòng máy đều được kết nối Internet.
Bảng 2.7 Bảng số liệu tình hình phòng máy Trường Trung học Cơ sở Tân Túc

Năm học

Số máy
(Máy)

Tình trạng

Internet

(Máy)

2009 – 2010

30

Hoạt động

30

2010 – 2011

28

Hoạt động

28

2011 – 2012

26

Hoạt động

26


Trang 23

2012 – 2013


24

Hoạt động

24

2013 – 2014

94

Hoạt động tốt

94

2014 – 2015

93

Hoạt động tốt

93

Bảng 2.8 Bảng số liệu cấu hình máy vi tính học sinh sử dụng tại phòng máy vi
tính 1 và 2 của Trường Trung học Cơ sở Tân Túc năm học 2014 - 2015
Cấu hình

Cấu hình 1

Bộ xử lí trung tâm (CPU)


Intel Core i3 3220 3.3 Ghz

Bộ nhớ (RAM)

DDR3 1600 4 GB

Bảng mạch chính (Mainboard)

Asus P8H61-MX R2.0

Ổ đĩa cứng (HDD)

500 GB

Màn hình (Monitor)

LCD LG 18.5 in

Hệ điều hành (Operating System)

Windows XP SP3

Số lương máy

91

Bảng 2.9 Bảng số liệu cấu hình máy vi tính giáo viên sử dụng tại phòng máy vi
tính 1 và 2 của Trường Trung học Cơ sở Tân Túc năm học 2014 - 2015
Cấu hình


Cấu hình

Bộ xử lí trung tâm (CPU)

Intel Core i5 3330 3.0 Ghz

Bộ nhớ (RAM)

DDR 3 1600 4 GB

Bảng mạch chính (Mainboard)

Asus P8H61-MX R2.0

Ổ đĩa cứng (HDD)

500 GB

Màn hình (Monitor)

LCD LG 18.5 in

Hệ điều hành (Operating System)

Windows Server 2003

Số lương

02



Trang 24

Bảng 2.10 Bảng số liệu tình hình sử dụng máy vi tính của học sinh Trường
Trung học Cơ sở Tân Túc năm học 2014 - 2015
Khối
lớp

Sỉ số
trung
bình

Số học sinh sử dụng một máy tính
trong một tiết học của từng lớp
(học sinh/máy vi tính)

6

45

1,02

7

42

1,10

8


42

1,10

9

41

1,12

2.3 Phân tích tình hình và kết quả hoạt động
Nhờ tinh thần đoàn kết, sự nổ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục, tập thể
cán bộ giáo viên Trường Trung học Cơ sở Tân Túc đã giúp các em học sinh của
trường đạt thành tích đáng kể. Số lượng học sinh giỏi của trường đạt tỉ lệ cao.
Bảng 2.11 Bảng số liệu trung bình môn Tin học của học sinh các khối 6,
7, 8, 9 năm học 2013 – 2014
Khối Tổng số HS

Giỏi
Khá
Số lương Tỉ lệ (%) Số lương Tỉ lệ (%)

6

416

273

65,6


135

32,5

7

214

198

92,5

16

7,5

8

241

223

92,5

18

7,5

9


205

199

97,1

6

2,9

(Nguồn Số liệu báo cáo thông kê Trung bình môn Tin học năm học 2013 – 2014)

2.4 Một số tồn tại
Tình hình học lực của học sinh ở bộ môn Tin học Tự chọn có tỉ lệ học
sinh giỏi và khá cao (số liệu bảng 2.6). Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học


Trang 25

sinh đạt học lực trung bình, yếu. Các em học sinh có học lực học kì I năm học
2014 – 2015 đạt mức trung bình và yếu tập trung vào khối 6 và khối 7.
2.5 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động nâng cao chất lương dạy và học
môn Tin học ở Trường Trung học Cơ sở Tân Túc Huyện Bình Chánh
Thành phố Hồ Chí Minh
Qua phân tích những kết quả đã đạt được những tồn tại, thách thức trong
công tác nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở Trường Trung học Cơ
sở Tân Túc – Huyện Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
tôi thấy cần làm tốt những vấn đề sau:
Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ

chức nhà trường trong hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở
Trường Trung học Cơ sở.
Nâng cao chất lượng dạy học:
+ Thiết kế kế hoạch bày dạy đáp ứng tốt.
+ Xây dựng hệ thống bài học trên nền sơ đồ tư duy.
+ Xây dựng phân phối chương trình dạy học theo chủ đề.
+ Nâng cao chất lượng tiết dạy lí thuyết – thực hành
Nâng cao kĩ năng thực hành máy tính cho học sinh:
+ Quay phim màn hình các thao tác thực hành bài tập.
+ Xây dựng hệ thống bài tập từ dễ đến khó, theo chủ đề
+ Tăng cường thời gian – chất lượng thực hành
+ Xây dựng websites cung cấp bài học, bài tập, học liệu điện tử,…
Nâng cao kĩ năng lập trình Pascal cho học sinh:
+ Bổ sung kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh.
+ Tổng hợp hệ thống lỗi trong quá trình lập trình Pascal và hướng
dẫn khắc phục.
+ Xây dựng phần mềm máy tính hỗ trợ xác định và gợi ý khắc phục
lỗi trong lập trình Pascal máy tính.


×