Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

giáo án lớp 4-tuần 26 trọn bô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.45 KB, 22 trang )

KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
Tuần 26 Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
TẬP ĐỌC
Thắng biển
I.MỤC TIÊU Yêu cầu học sinh : Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài
văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi
tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh
thần quyết thắng của thanh niên xung kích
2. Hiểu nội dung, ý nghóa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của
con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống
yên bình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ: HS đọc TL bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trả lời
các câu hỏi trong SGK
2/ Bài mới
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc: GV cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài( xem mỗi lần xuống dòng
là 1 đoạn). giúp HS hiểu các từ khó trong bài: mập, cây vẹt, xung kích, chão .
+ GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài+ Cuộc chiến đấu giữa con người và cơn bão biển được miêu tả
theo trình tự tả như thế nào? Biển đe dọa (đoạn 1)
à
Biển tấn công( đoạn 2)
à
Người thắng biển ( đoạn 3)
+ Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?
Gió bắt đầu mạnh, nước biển dàng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê ...
+ Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
Rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá hủy tưởng như không có gì cản nổi: như
một đàn cá voi lơn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê ...


+ Trong đoạn 1, đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả hình ảnh của
biển cả? Biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa.
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? Tạo nên những hình ảnh rõ nét...
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh
và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước
đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn ...
+ Nêu ý chính của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng ...
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài. GV HD cả lớp luyện đọc và thi đọc
diễn cảm
3. Củng cố- Dặn dò: GV nhận xét tiết học
GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m
KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
CHÍNH TẢ
Tuần 26
I.MỤC TIÊU:
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( l/n, in/inh)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp
những từ ngữ đã được luyện viết ở BT2.
2/ Bài mới
Giới thiệu bài viết chính tả “ Thắng biển”
Hướng dẫn HS nghe- viết
- 1 HS đọc 2 đoạn văn cần viết chính tả trong bài Thắng biển.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết chính tả.
- HS gấp sách GK. GV đọc từng câu HS viết.
- GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài. Nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(trg .77,78- SGK)

- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở hoặc VBT
- Cho HS các nhóm thi điền tiếp sức.
- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng:
a) nhìn lại – khổng lồ – ngọn lửa – búp nõn – ánh nến – lóng lánh – lung linh –
trong nắng – lũ lũ – lượn lên – lượn xuống.
b) lung linh thầm kín giữ gìn lặng thinh rung rinh
bình tónh học sinh nhường nhòn gia đình thông
minh
3. Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuản bò bài sau.
GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m
KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
I. MỤC TIÊU:Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?: Tìm được câu kể Ai là gì?
trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác đònh được bộ phận CN vàVN
trong các câu đó .Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nói nghóa của 3-4 từ cùng nghóa với từ dũng cảm
2. Bài mới
Giới thiệu bài “ Luyện tập về câu kể Ai là gì?”
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập1: 1 HS đọc nội dung bài tập, tìm các câu kể Ai là gì? có trong mỗi đoạn
văn, và nêu tác dụng của nó.HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận:
Câu kể Ai là gì? Tác dụng
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Cầu trục là cánh tay kì diệu của các chú công

nhân.
Câu giới thiệu
Câu nêu nhận đònh
Câu giới thiệu
Câu nêu nhận đònh
Bài tập 2: Tiến hành như BT1
Câu kể Ai là gì? Tác dụng
Nguyễn Tri Phương
Cả hai ông
Ông Năm
Cầu trục
là người Thừa Thiên.
đều không phải là người Hà Nội.
là dân ngụ cư của làng này.
là cánh tay kì diệu của các chú công
nhân.
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu của bài.GV gợi ý:
+ Mỗi em cần tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu.
Gặp bố mẹ Hà, trước hết cần chào hỏi, nói lí do em và các bạn đến thăm Hà bò
ốm. Sau đó, giới thiệu với bố mẹ Hà từng bạn trong nhóm (chú ý dùng kiểu câu
kể Ai là gì?)
+ Giới thiệu thật tự nhiên.
- 1 HS khá, giỏi làm mẫu. HS làm vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, chỉ ra các câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét, chấm bài và khen những HS có đoạn văn hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhâïn xét tiết học
GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m
KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
- Yêu cần những HS viết đoạn văn giới thiệu chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại

vào vở
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kỹ năng nói: HS biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn
truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghóa, nói về lòng dũng cảm của con người
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghóa câu chuyện.
- Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 hs kể 1-2 đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết,
nêu ý nghóa câu chuyện
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT
- 1 HS đọc đề bài (GV gạch dưới những chữ cần chú ý trong đề bài: Kể lại một
câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc)
- 2 HS đọc tiếp nối gợi ý 1,2,3,4
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa các truyện : Ở lại với chiến khu, Nỗi
dằn vặt của An-đrây- ca...
- Một số HS giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện.
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghóa câu chuyện
- KC trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghóa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp
- GV nhận xét và ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người
thân. Nhắc nhở những HS chưa kể đạt về nhà tiếp tục luyện tập

- Dặn HS đọc trước nội dung của bài KC tiết tới
GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m
KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2008
TẬP ĐỌC
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
I.MỤC TIÊU:Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước
ngoài (Ga-vrốt, Ăng –giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật.
Giọng đọc phù hợp với từng lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện; thể
hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dúng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến lũy.
Hiểu nội dung ý nghóa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 1HS đọc 1 đoạn bài “Thắng biển”, trả lời các câu hỏi
SGK ? 2/ Bài mới:
GV giới thiệu bài
a) Luyện đọc:
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV kết hợp viết bảng, hướng dẫn phát
âm đúng các tên riêng nước ngoài, lưu ý các em đọc đúng các câu hỏi, câu cảm,
câu khiến trong bài; Giúp các em hiểu thêm các từ khó trong bài (Chiến lũy,
nghóa quân, thiên thần, ú tim)
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: Tiếp đến Ga-vrốt nói.
Đoạn 3: Còn lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài:
Ga- vrốt ra ngoài chiến lũy để làm giø?
Ga- vrốt nghe Ăng- giôn-ra thông báo nghóa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến
lũy để nhặt đạn, giúp nghóa quân có đạn tiếp tục.
Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt ?

Ga- vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghóa quân dưới
làn mưa đạn của đòch
Vì sao tác giả lại nói Ga- vrốt là một thiên thần?
Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần…
Nêu cảm nghỉ của em về nhân vật Ga-vrốt.
Ga- vrốt là một cậu bé anh hùng . /Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt
.
GV hỏi về nội dung ý nghóa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m
KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
Gọi một tốp 4 HS đọc tiếp nối nhau đọc truyện theo cách phân vai. GV hướng dẫn
HS đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật.
GV hướng dẫn HS cả lời luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn truyện.
3. Củng cố- Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
truyện theo cách phân vai
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được hai kiểu kết bài (Mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả
cây cối
- Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh, ảnh một vài cây: na, ổi, mít, si, tre, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ: 1HS đọc mở bài giới thiệu chung về cái cây em đònh tả.
2. Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập (trang 75-SGK)
Bài tập 1:

- 1 HS đọc yêu cầu của BT, trao đổi cùng bạn, trả lời câu hỏi.
- HS trình bày. GV nhận xét, chốt lại lời giải:
Có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài. Kết bài ở đoạn a, nói được tình cảm
của người tả đối với cây. Kết bài ở đoạn b, nêu được lợi ích của cây và tình cảm
của ngưòi tả đối với cây.
Bài tập 2:
- GV kiểm tra sự chuẩn bò ở nhà của HS
- GV treo tranh?( một cái cây)
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài,suy nghó và trả lời câu hỏi trong SGK
- HS trình bày
- GV nhận xét, góp ý.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghó, trả lời từng câu hỏi trong SGK để hình thành
các ý cho một kết bài mở rộng.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- GV nhận xét,khen ngợi những HS viết két bài hay
Bài tập 4:
- GV nêu yêu cầu của bài- nhắc nhở HS cách làm.
- HS Viết đoạn văn
GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m
KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn
- GV nhận xét, khen ngợi và chấm điểm cho những đoạn kết hay.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bò bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. MỤC TIÊU:Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm .Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu

chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập1: HS đọc yêu cầu bài tập. GV gợi ý:Từ cùng nghóa là những từ có nghóa
gần giống nhau. Từ trái nghóa là những từ có nghóa trái ngược nhau.
+ HS cần dựa vào từ mẫu cho sẵn có trong SGK để tìm từ.
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Từ cùng nghóa với dũng
cảm
Từ trái nghóa với dũng cảm
- can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì,
bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm,...
- nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn
mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược,...
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập và gợi ý: Muốn đặt câu đúng phải nắm
được nghóa của từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm
chất gì, của ai.
- Mỗi HS đăït ít nhấùt một câu với một từ vừa tìm được ở BT1
- HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt. Giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập. GV gợi ý và hướng dẫn cho HS làm.
- HS suy nghó, làm bài, phát biểu ý kiến. Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng:
Dũng cảm bênh vực lẽ phải. Khí thế dũng mãnh. Hi sinh anh dũng.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của bài. HS trao đổi,làm bài rồi trình bày. GV nhận
xét Ba chìm bảy nổi: sống phiêu bạt, long đong, chòu nhiều khổ sở vất vả.
Vào sinh ra tử: trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.
Cày sâu cuốc bẫm: làm ăn cần cù, chăm chỉ (trong nghề nông)

Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m
KÕ h¹ch bµi d¹y - Líp 4
Nhường cơm sẻ áo: đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhòn, san sẻ cho nhau trong khó
khăn hoạn nạn. Chân lấm tay bùn: chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc (ở nông thôn).
- HS nhẩm HTL , thi đọc thuộc các thành ngữ
Bài tập 5: HS đọc yêu cầu của bài rồi đăït câu với 1 trong các thành ngữ vừa tìm
được ở BT4
- HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu mình vừa đặt. GV NX- chốt lời giải đúng
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập miêu tả cây cối
I. MỤC TIÊU:
- HS lên tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các
bước: lập dàn ý, viết từng đoạn ( Mở bài, thân bài, kết bài)
- Tiếp tục củng cố kỹ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp); đoạn
thân bài; đoạn kết bài ( kiểu mở rộng và không mở rộng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Tranh, ảnh một vài cây
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ: GV kiểm tra 2HS đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết
lại hoàn chỉnh – BT4.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập (trang 83-SGK)
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng để HS chú ý: Tả một cây có bóng mát
(hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- GV dán một số tranh lên bảng.

- 4-5 HS phát biểu về cây em sẽ chọn tả.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3,4. Cả lớp theo dõi.
HS viết bài
- HS lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những bài viết tốt, chấm điểm.
3. Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở
- Dặn HS chuẩn bò làm bài kiểm tra viết

GV: Ngun Qu¸n Hïng-Trêng TH ThiƯu T©m

×