Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ thực tiễn các Tòa án quân sự (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.56 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DUY NAM

CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM TỪ THỰC
TIỄN CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN DUY NAM



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG MINH VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................. 7
1.1. Khái niệm chứng minh vụ án hình sự ................................................................. 7
1.2. Đặc điểm của hoạt động chứng minh vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án xâm phạm sở hữu ................................................................................................ 14
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động chứng minh trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm. ................................................................................................ 21
Chƣơng 2: THỰC TIỄN CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ
HỮU TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM TỪ THỰC TIỄN CÁC TÒA
ÁN QUÂN SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHỨNG MINH35
2.1. Thực tiễn hoạt động chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm tại các Tòa án quân sự ........................................................................... 35
2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng chứng minh các vụ án xâm phạm sở
hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ......................................................................... 54
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 69


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình chứng minh vụ án hình sự nói chung và hoạt động chứng
minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng là hoạt
động tư duy và thực tiễn vô cùng phức tạp và rất quan trọng, quyết định tính
đúng đắn trong phán quyết của Tòa án khi xét xử vụ án hình sự. Việc nhận
thức đúng đắn, đầy đủ lý luận về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình
sự nói chung cũng như hoạt động chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu nói
riêng sẽ đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng mà nhất là Tòa án và trực tiếp là đội ngũ Thẩm phán được khách
quan, chính xác.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua công tác xét xử của các Tòa
án nói chung và các Tòa án quân sự nói riêng đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận. Hàng năm, các tòa án quân sự đã xét xử hàng trăm vụ án hình sự
theo thủ tục sơ thẩm, trong đó có những vụ án lớn, có số lượng người bị hại
đông, xâm phạm đến giá trị tài sản lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, trong hoạt động xét xử vẫn còn có tình trạng sai sót, bỏ lọt tội
phạm và người phạm tội. Những hạn chế này đã gây ra những thiệt hại về tinh
thần và vật chất của các bên có liên quan, làm giảm uy tín của các Tòa án
trong việc thực thiện chức năng thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Một trong những nguyên nhân của các hạn chế trên là do những quy
định của pháp luật liên quan đến hoạt động chứng minh vụ án trong giai đoạn
xét xử còn chưa thực sự thống nhất và chặt chẽ, gây nhiều khó khăn, vướng
mắc trong nhận thức và áp dụng pháp luật, nhất là việc chứng minh vụ án
hình sự nói chung và chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm nói riêng. Mặt khác, giữa lý luận khoa học pháp lý và thực tiễn áp
1


dụng pháp luật còn có khoảng cách đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu
để tiếp tục làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản của hoạt động chứng minh vụ
án hình sự và nhất là vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề
"Chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ
thực tiễn các Tòa án quân sự" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ Luật
học cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề chứng cứ và chứng

minh trong tố tụng hình sự ở những mức độ và phạm vi khác nhau.
Những vấn đề cơ bản về chứng cứ và quá trình chứng minh được đề
cập trong một số giáo trình, tài liệu chuyên ngành như Giáo trình Luật tố tụng
hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân
năm 2017; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Khoa Luật, Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013; Giáo
trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Học viện tư pháp, NXB Tư pháp năm
2011; Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự của GS.TS Võ Khánh
Vinh, NXB Tư pháp năm 2011 …
Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến đề tài trên như:
Đề tài nghiên cứu cấp trường "Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Bùi Kiên Điện làm chủ nhiệm
đề tài; Đề tài nghiên cứu cấp trường "Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự
nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp" của tác giả
Hoàng Thị Minh Sơn làm chủ nhiệm đề tài; Luận văn thạc sỹ năm 2008
"Đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự - những
vấn đề lý luận và thực tiễn" của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy Hà; luận văn thạc
sỹ năm 2012 "Hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
2


hình sự" của Thạc sỹ Mạc Thị Duyên; luận văn thạc sỹ năm 2014 "Quá trình
chứng minh trong tố tụng hình sự" của Thạc sỹ Nguyễn Minh Ngọc…
Ngoài ra, một số sách chuyên khảo, một số bài viết đăng trên các tạp
chí chuyên ngành cũng đề cập nhiều vấn đề liên quan đến đề tài như: cuốn
sách "Chế định chứng cứ trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam" của TS. Trần
Quang Tiệp; cuốn sách "Chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" của
tác giả Nguyễn Văn Cừ; cuốn sách "Chứng cứ và chứng minh trong vụ án
hình sự" của tác giả Đỗ Văn Đương; cuốn sách "Các tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt" của tác giả Cao Thị Oanh (chủ biên)… Một số bài viết
như: "Đặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình

sự" - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8 năm 2006 của tác giả Nguyễn Văn
Du; bài "Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ
trong tố tụng hình sự" - Tạp chí Luật học số 7 năm 2008 của tác giả Hoàng
Thị Minh Sơn; bài "Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 về hoạt động chứng minh" - Tạp chí Nghề luật số 4 năm 2012 của tác
giả Nguyễn Văn Huyên; bài "Hoàn thiện các quy định về chứng minh trong tố
tụng hình sự nhằm đảm bảo quyền bào chữa và đảm bảo tranh tụng" - Tạp chí
Khoa học pháp lý số 8 năm 2015 của tác giả Lê Nguyên Thanh…
Những công trình khoa học, những bài viết trên đã bao quát toàn bộ
những vấn đề lý luận cơ bản về chứng minh và quá trình chứng minh vụ án
hình sự trong tất cả các giai đoạn tố tụng hoặc đi sâu nghiên cứu về một hoạt
động cụ thể của hoạt động chứng minh vụ án hình sự hoặc chứng minh trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm mà chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về
hoạt động chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu nói chung và chứng minh vụ
án xâm phạm sở hữu trong các Tòa án quân sự nói riêng. Vì vậy, việc nghiên
cứu hoạt động chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm tại các Tòa án quân sự trên phương diện lý luận và thực tiễn để từ đó

3


đưa ra các kiến nghị nhằm đưa ra các kiến nghị nhằm triển khai và hoàn thiện
quy định của pháp luật tố tụng hình sự là hết sức cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về hoạt động
chứng minh vụ án hình sự nói chung và chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ thực tiễn các Tòa án quân sự nói riêng,
Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động chứng minh vụ án hình sự trong

giai đoạn xét xử sơ thẩm và nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thực
tiễn áp dụng pháp luật.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nhằm làm rõ khái niệm, nội dung, đặc điểm
của hoạt động chứng minh và nghiên cứu các quy định về hoạt động chứng
minh trong giại đoạn xét xử sơ thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Đánh giá thực tiễn chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn
xét xử từ thực tiễn các Tòa án quân sự.
Đưa ra số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chứng minh vụ án hình
sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói
riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm những vấn đề cụ thể sau:

4


+ Các vấn đề lý luận chung về hoạt động chứng minh vụ án hình sự
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
+ Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến
chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
+ Thực trạng chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm tại các Tòa án quân sự.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về hoạt động chứng minh, các
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 và các văn bản hướng dẫn về hoạt động chứng minh vụ án hình sự.
Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ

sung năm 2009) và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về
chương "Các tội xâm phạm sở hữu" và các văn bản hướng dẫn áp dụng các
quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong thực tiễn.
Xem xét thực tiễn hoạt động chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm tại các Tòa án quân sự từ năm 2010 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của Luận văn là chủ nghĩa duy vật lịch sử và
duy vật biện chứng của Triết học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và
quản điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền và về vấn đề cải cách tư pháp
trong giai đoạn hiện nay.
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu luận văn gồm phương
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…

5


6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động chứng minh vụ án
xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phân biệt chứng minh giai
đoạn xét xử sơ thẩm với các giai đoạn tố tụng khác.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt
động chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, đề
xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chứng
minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 2 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về chứng minh vụ án xâm phạm sở hữu trong giai đoạn xét xử sở

thẩm vụ án hình sự.
Chƣơng 2: Thực tiễn chứng minh trong vụ án xâm phạm sở hữu trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm từ các Tòa án quân sự và giải pháp nâng cao chất
lượng chứng minh.

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG MINH VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm chứng minh vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì "chứng minh" là "dùng lý lẽ,
suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó đúng hay không đúng" [56, tr. 256].
Như vậy, theo nghĩa thông thường, chứng minh được hiểu là hoạt động tư duy
và hoạt động thực tiễn của con người nhằm xác định sự tồn tại hay không tồn
tại hoặc đúng hoặc sại của một sự vật, hiện tượng trên cơ sở những chứng cứ
nhất định.
Chứng minh thực chất là một quá trình nhận thức, tức là phải có chủ
thể nhận thức (tức là ai nhận thức) và khách thể nhận thức (tức là nhận thức
cái gì). Trong tố tụng hình sự, chủ thể của hoạt động chứng minh là cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và
những người tham gia tố tụng khác. Trong đó, chủ thể chủ yếu của hoạt động
chứng minh là cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy
định "Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng". Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phân công cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan
mình tiến hành các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật để chứng minh tội

phạm.
Khách thể của nhận thức trong tố tụng hình sự là "sự thật khách quan
của vụ án". Các vụ án hình sự xảy ra luôn để lại "dấu vết" trong thế giới
khách quan. Quá trình chứng minh vụ án hình sự thực chất là quá trình con
người nhận thức về sự kiện phạm tội đã xảy ra thông qua việc thu thập, phân
tích, đánh giá những "dấu vết" (thông tin) về vụ án. Các "dấu vết" (thông tin)
7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×