Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận chiến lược sản xuất quốc tế của ajinomoto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIÊN LƯỢC SẢN
XUẤT QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC
GIA AJINOMOTO
THÀNH VIÊN


Nguyễn Đức Trọng



Đào Thị Phương Uyên



Nguyễn Kim Trang



Trần Ngọc Phượng Thùy



Nguyễn Thị Phương Thanh

Giảng viên: Quách Thị Bửu Châu


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
I/ Giới thiệu chung về tổ chức đa quốc gia AJINOMOTO
1/ Tổng quan về tập đoàn
2/ Lịchsứ hình thành và phát triển
3/ Triết lí kinh doanh
a) Thông điệp.
b) Triết lý kinh doanh
c) Đường lối của tập đoàn
d) Nguyên tắc của tập đoàn

4/Các lĩnh vực hoat động
5/Cơ cấu tổ chức của công ty ở chính quốc
II/ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ
1. Định vị sản xuất
a. Sơ lược
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa chiến lược định vị sản xuất phân tán
2. Quyết định nguồn lực
a. Đôi nét
b. Giải thích quyết định nguồn lực
c. Liên minh chiến lược với nhà cung cấp
3. Nghiên cứu và phát triển
a. Toàn cầu hóa R&D
b. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
c. Liên minh
d. Kỹ thuật đồng bộ hóa
e. Lợi ích và thách thức của R&D toàn cầu
f.

Các yếu tố để chọn 1 quốc gia đặt trung tâm R&D


4. Quản trị chuỗi cung ứng ( Logistics)
a. Mục tiêu
b. Các sáng kiến

III/ Bài học kinh nghiệm


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau của các nền
kinh tế quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế
giới. Các công ty đa quốc gia đã ngày càng phát huy được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế
thế giới. Nói cách khác, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các công ty đa quốc gia đóng vai trò
chủ lực, then chốt.
Trong toàn cầu hóa kinh tế thế giới, công ty đa quốc gia là động lực quan trọng cho sự phát
triển sản xuất và trao đổi hàng hóa trên toàn thế giới nói chung và cho từng quốc gia nói riêng. Các
công ty đa quốc gia có tác động tích cực đến các hoạt động thương mại, đầu tư, nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ cũng như phát triển các nguồn lực khác. Tuy nhiên, việc hiện diện tại nhiều
quốc gia cũng mang lại không ít thách thức cho các MNC, trong điều kiện kinh tế, chính trị lẫn văn
hóa xã hội rất khác nhau và có những biến động khôn lường. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh của
các MNC ở mỗi quốc gia khác nhau đều có các đặc trưng riêng để phù hợp với môi trường mỗi quốc
gia. Và một công ty tiêu biểu trong các MNC chính là Ajinomoto- ông trùm bột ngọt hiện nay. Sự
thành công của Ajinomoto là một ví dụ điển hình của những công ty đa quốc gia biết các sử dụng có
hiệu quả lợi thế của công ty mẹ và các nguồn lực của các quốc gia khác ( nơi đặt công ty con). Việc
học hỏi chiến lược sản xuất kinh doanh quốc tế của công ty Ajinomoto sẽ giúp các công ty Việt Nam
có được những quyết định đúng đắn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

I/Giới thiệu chung về tổ chức đa quốc gia AJINOMOTO
1) TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN AJINOMOTO

Tâp đoàn Ajinomoto có trụ sở chính đặt tại Tokyo, Nhật Bản, hiện có hơn 130 công ty con, khoảng

20 công ty thành viên và đang có 118 nhà máy tại 22 quốc gia và khu vực trên thế giới, hoạt động
trong 3 lĩnh vực chính là thực phẩm, axit amin, dược phẩm và các lĩnh vực về sức khỏe với hơn 1700
sản phẩm phẩm. Ajinomoto hiện đang vạch ra một lộ trình để trở thành Top 10 công ty hàng đầu thế
giới về sản xuất thực phẩm. Mục tiêu chính là góp phần giải quyết các vấn đề mà xã hội con người
phải đối mặt trong thế kỷ 21 bằng cách thực hiện khẩu hiệu " Eat Well, Live Well "


2) Lịch sử phát triển

1907

1908

Tháng 9

Tiến sĩ, nhà hóa học Kikunae Ikeda bắt đầu phát triển vị umami từ tảo biển khô.

Tháng 7

Kikunae Ikeda đạt được bằng sáng chế về sản xuất bột ngọt (glutamate)

Tháng 9

Ông Suzuki sở hữu bằng sáng chế nói trên cùng với tiến sĩ. Ikeda.

Tháng 11
Tháng 12

1909


Thương hiệu được đăng ký - Cô gái & AJI-NO-MOTO®.
Bắt đầu sản xuất bột ngọt AJI-NO-MOTO® tại nhà máy Zushi.

Tháng 5
Bán sản phẩm AJI-NO-MOTO® tại Nhật Bản vào ngày 20
tháng 5 năm 1909.

1910

Tháng 5

Chọn đại lý độc quyền tại Đài Loan và bán sản phẩm AJI-NO-MOTO®

Tháng 8

Chọn đại lý độc quyền tại Hàn Quốc và bán sản phẩm AJI-NO-MOTO®
Khai trương văn phòng mua hàng và kinh doanh tại New York.

1917

Tháng 8
Mở văn phòng kinh doanh tại Thượng Hải.

1918

Tháng 2

1926

Tháng 5


Thành lập The Larrowe Suzuki Company tại Mỹ (giải thể năm 1936.)

1927

Tháng 6

Mở văn phòng bán sản phẩm tại Singapore.

1935

Tháng 3

Thành lập Tianjin Kogyo Co. tại Trung Quốc.

1939

Tháng 6
Thành lập Manchuria Nosan Kagaku Kogyo Co. tại Tianjin, Trung
Quốc.

1946

Tháng 2

Đổi tên công ty thành Tập đoàn Ajinomoto.

1947

Tháng 1


Khôi phục xuất khẩu AJI-NO-MOTO® sang Mỹ.

1954

Tháng 5

Bắt đầu quảng cáo trên truyền hình tư nhân (thời gian quảng cáo 1 phút).




1956-2017



3)

Mở rộng các nhà máy trên toàn thế giới, tiếp tục phát triển các sản phẩm mới,
thực hiện các hoạt động vì môi trường và xã hội.
Hướng đến các mục tiêu cao hơn về doanh thu, lợi nhuận và mong muốn trở
thành các công ty sản xuất thực phẩm hàng đầu

Triết lý kinh doanh của tập đoàn Ajinomoto
a) Thông điệp Tập đoàn Ajinomoto






b) Triết lý kinh doanh




+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Sứ mệnh: Đóng góp cho ngành thực phẩm thế giới sự phát triển thịnh vượng toàn cầu và cho
cuộc sổng tốt đẹp hơn trong tương lai.
Tâm nhìn: Trở thành tập đoàn thực phẩm xuất sắc toàn cầu với đặc trưng riêng có được phát
triển bởi khoa học sinh tiên tiến và các công nghệ hóa học hàng đầu
Đóng góp, giải quyết các vấn đề xã hội: ASV (Ajinomoto Group Creating Shared Value)
được hiểu là những hoạt động tạo lập giá trị chung của Ajinomoto. ASV là phương châm hoạt
động của Tập đoàn Ajinomoto trên toàn cầu nhằm “tạo ra giá trị kinh tế bằng cách đóng góp
cho cuộc sống, xã hội và Trái Đất thông qua hoạt động kinh doanh của mình.”

1. Thúc đẩy phát triển bền vững toàn cầu
Giảm thiểu lượng khí thải CO2
Xử lý nước thải hiện đại theo phương pháp sinh học
Tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế
Sản xuất với “Chu trình sinh học”

Tái chế hơn 98% chất thải rắn

2. Phát triền nguồn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp
Cải thiện năng suất và chất lượng vụ mùa cung cấp thực phẩm
Cải thiện năng suất chăn nuôi
Cung cấp kiến thức và kĩ thuật hữu ích cho người nông dân

3. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng
Sản phẩm tiên phong với chất lượng ngon hàng đầu
Cung cấp thông tin kiến thức cho người tiêu dùng về ứng dụng sản phẩm, dinh dưỡng, an toàn
thực phẩm
c) Đường lối của tập đoàn





Tạo giá trị mới
Tinh thần tiên phong
Đóng góp xã hội
Tôn trọng giá trị con người

d) Nguyên tắc Tập đoàn Ajinomoto

Cung cấp sản phẩm và dịch vụ an toàn, chất lượng cao

Đóng góp cho môi trường và phát triển bền vững toàn cầu

Giao dịch công bằng và minh bạch


Nỗ lực cho nhân quyền








Đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo an toàn
Làm việc với các cộng đồng địa phương
Trách nhiệm đối với cổ đông, các nhà đầu tư và các bên liên quan khác
Bảo vệ và quản lý tài sản và thông tin của doanh nghiệp
Tách biệt rõ ràng công việc kinh doanh và việc cá nhân

4) Các lãnh vực hoạt động
Sản phẩm thực phẩm

Sản phẩm từ amino acid

Các sản phẩm y tế và sức khỏe


5) Cơ cấu tổ chức của công ty ở chính quốc



Hội đồng Quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty, Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp

khác; Duyệt chương trình,…



Tổng giám đốc điều hành:Định hướng phát triển, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, phát triển
nhân lực, quản lý bán hàng, chất lượng, chi phí, chuỗi cung ứng,….






Phó tổng giám đốc: Quản lý các khâu về sản xuất, nghiên cứu sản phẩm.
Ban kiểm soát: Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty,
kiểm tra bất thường, can thiệp vào hoạt động công ty khi cần
Ngoài ra còn có các giám đốc ở từng bộ phận .
Phân quyền rõ ràng và cụ thể giúp công ty ở chính quốc dễ dàng kiểm soát các hoạt động kinh
doanh


II/ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA AJINOMOTO
1) Định vị sản xuất
a. Sơ lược

Với
mong muốn phục vụ mong muốn cho mọi khách hàng trên toàn thế giới, Ajinomoto theo đuổi chiến
lược định vị sản xuất phân tán. Các cơ sở sản xuất, nhà máy của công ty được đặt ở nhiều nơi cách
xa nhau trên toàn thế giới. Với nhiều nhà máy, Ajinomoto dễ dàng tiếp cận được nhiều nguồn cung
nguyên liệu và các thị trường tiêu thụ, tạo sự gần gũi với các khách hàng địa phương và có thể phản
ứng kịp thời với sự thay đổi của thị hiếu khách hàng hiện nay. Ngoài ra, việc đặt các cơ sở ở nhiều

nơi còn giúp cho công ty hiểu về hành vi người tiêu dùng trong nền văn hóa địa phương.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa chiến lược định vị sản xuất phân tán

Yếu tố các quốc gia
i. Kinh tế, chính trị, văn hóa: Tuy các quốc gia mà ajinomoto đặt nhà máy có

sự khác biệt về kinh tế, văn hóa lẫn chính trị, nhưng những vấn đề này
không thực sự ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đa
số các thị trường tiêu thụ mà Ajinomoto nhắm tới là các quốc gia thường
sử dụng hình thức nấu ăn truyền thống( tiêu biểu ở các nước châu Á) và 1
số ít quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Mỹ.
ii. Rào cản thương mại, những quy định về FDI: Nói đến toàn cầu hóa
cũng đồng nghĩa với việc nói về hội nhập kinh tế. Việc tự do hóa
thương mại sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia khi xóa bỏ các rào
cản thương mại, tuy nhiên chính phủ các quốc gia vẫn muốn bảo hộ
nền sản xuất của nước mình trước hàng hóa nhập khẩu. Chính vì
vậy, đây là vấn đề vô cùng khó khăn đối với Ajinomoto nếu xuất
khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác. Do đó, chiến lược định vị


sản xuất phân tán ở nhiều khu vực sẽ là 1 lựa chọn khôn ngoan hơn
để giảm bớt các vấn đề về chi phí. Đồng thời việc đặt các nhà máy
ở các quốc gia khác ( các nước đang phát triển ) sẽ hỗ trợ cho sự
phát triển, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở các quốc gia được Ajinomoto đặt nhà máy. Chắc
chắn Ajinomoto sẽ nhận được ưu đãi từ các nước khách mà
Ajinomoto đặt nhà máy khi thực hiện chiến lược này.
Các yếu tố kỹ thuật
iii. Chi phí cố định:là một tập đoàn sản xuất thực phẩm với 40% thị trường


sản xuất bột ngọt và 1 vài sản phẩm tương tự khá thì chi phí để xây dựng
một nhà máy là không quá lớn. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế và lợi nhuận
có thể sẽ khá cao.
iv. Hiệu quả tối thiểu của đầu ra: Hiện tại, tổng sản lượng của 1 nhà máy sản
xuất khoảng 30 nghìn tấn/ năm
v. Kỹ thuật sản xuất linh hoạt: Bởi vì chỉ đáp ứng cho nhu cầu của 1 hoặc 1
vài thị trường tiêu thụ gần nhà máy sản xuất nên kỹ thuật sản xuất của
Ajinomoto không linh hoạt. Tuy nhiên, nếu thị trường có sự thay đổi về
hành vi tiêu dùng thì các nhà máy có thể đầu tư thêm các thiết bị để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
Các yếu tố về sản phẩm
vi. Tỷ lệ giữa giá trị và trọng lượng của sản phẩm: Đa số các sản phẩm của

công ty là sản phẩm thực phẩm, gia vị và có giá thành thấp nên tỷ lệ giữa
giá trị và trọng lượng rất thấp.
vii. Đáp ứng nhu cầu phổ biến: Chỉ có thể phục vụ nhu cầu của 1 khu vực

2) Quyết định nguồn lực
a. Đôi nét

Chuyên về sản xuất gia vị và hóa mỹ phẩm với những sản phẩm như thực phẩm chế biến, gia vị, dầu
ăn, đồ uống, sản phẩm đông lạnh, dược phẩm, thực phẩm y tế,… công ty gặp phải sự cạnh tranh từ
những công ty cùng ngành trên thị trường như Maggi, Knor… Nhưng so về thị trường gia vị,
Ajinomoto luôn dẫn đầu thị trường. Với đặc tính của ngành thực phẩm, biến đổi để thích nghi với
khẩu vị của người tiêu dùng trên thế giới, tập đoàn Ajnomoto lựa chọn chiến lược mua ngoài đối với
nguyên liệu sản xuất.Gần 42% chi phí thu mua đi vào nguyên liệu thô chính (Main raw material) bao
gồm mật mía, ngô, sắn…



Bên cạnh tìm kiếm và duy trì nguồn cung khổng lồ để đảm bảo sản xuất toàn cầu, tập đoàn
Ajnomoto còn phải đặc biết chú trọng đến chất lượng của nguyên liệu thu mua vào. Chính vì thế
quyết định nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hạt nêm Ajinomoto nói riêng và tất cả
các dòng sản phẩm của Ajinomoto nói chung. Tập đoàn Ajinomoto dựa theo Tiêu chuẩn về Kiểm
soát Chất lượng Nguyên liệu của Hệ thống Đảm bảo chất lượng Ajinomoto (ASQUA) để lựa chọn
nhà cung cấp, quản lý và kiểm soát một cách nghiêm ngặt từng lô nguyên liệu thô được mua về. Hơn
nữa, Tập đoàn Ajinomoto thường xuyên triển khai việc đánh giá chất lượng các nhà cung cấp, và đưa
ra những đề nghị và hướng dẫn góp phần nâng cao cấp độ đảm bảo chất lượng.
Tập đoàn Ajinomoto thực hiện chiến lược mua ngoài đối với nguyên liệu thô chính như mía đường,
sắn, ngô… từ những nhà cung cấp có uy tín tại đất nước mà Ajinomoto đặt nhà máy sản xuất,
chuyên cấp những loại nguyên liệu này.
Nguyên liệu sau khi được thu mua sẽ được kiểm định chất lượng và chế biến ngay tại nhà máy gần
nhất trong tổng số 118 nhà máy sản xuất Ajnomoto trên toàn thế giới.
Đồng thời, để tạo một nguồn cung ổn định và lâu dài tại những nơi đặt nhà máy, công ty còn thực
hiện các chiến dịch để giúp đỡ người dân địa phương trong việc trồng trọt, giúp người nông dân có
thể sử dụng các kỹ thuật, máy móc để tạo ra nguồn cung đảm bảo chất lượng. Việc này không những
giúp công ty đạt mục đích kinh tế mà còn tạo được hình tượng tốt trong lòng người tiêu dùng địa
phương.


b.

Giải thích quyết định nguồn lực

Sự linh động có tính chiến lược:
Tuy là một quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi nhưng Nhật Bản đã là một cường quốc kinh tế
đứng thứ hai thế giới. Việc đầu tư vào công ty con ở các quốc gia là tất yếu của một tập đoàn nhằm
mở rộng thị phần, quy mô, cũng như quảng bá thương hiệu; mặt khác giảm được rủi ro về tài chính
khi công ty mẹ gặp rủi ro ở chính quốc. Ví dụ như năm 2009 doanh thu ở Nhật giảm 3.7% nhưng
doanh thu từ nước ngoài vẫn tăng 3.3% ( doanh thu ở châu Á tăng 5.8%, châu Âu tăng 4.2%). Trong

khi Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng dân số già, lực lượng lao động trẻ ít, đời sống cao, tiền
lương cao, chi phí hoạt động cao thì tại Việt Nam lực lượng lao động trẻ dồi dào và rẻ nên chi phí
hoạt động thấp mà nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty cao.
Chi phí thấp:
Với đặc thù công ty tại chính quốc sản xuất chủ yếu để xuất khẩu vì nhu cầu tiêu thụ trong nước ít
cho nên xu hướng của công ty mẹ là chuyển hoạt động sản xuất các mặt hàng tiêu thụ tại chỗ nên tiết
kiệm nhiều chi phí từ việc vận chuyển, thuế suất.
Bù đắp:
Các nông sản như mía, sắn ngô, lúa mì,… có tính mùa vụ, nhất là khí hậu dễ biến đổi như hiện nay,
việc đảm bảo nguồn cung đều đặn nếu thực hiện chiến lược hội nhập dọc. Tự sản xuất tất cả các bộ
phận trong sản phẩm sẽ khó điều hành, kiểm soát hiệu quả, ngoài ra còn khiến chi phí sản xuất tăng
lên đáng kể chí phí mở nông trại, quản lý, thuê nhân công, tăng chi phí R&D cho hoạt động canh
tác, tăng năng suất… Vì thế lựa chọn chiến lược mua ngoài đối với nguyên vật liệu là hoàn toàn
hợp lí để tận dụng nguồn nông sản mà nông dân địa phương thu hoạch hằng năm mà không tốn
những khoản chi phí đào tạo nhân công.
c. Liên minh chiến lược với nhà cung cấp

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của các sản phẩm Ajinomoto có thể được thu mua dễ dàng. Giá cả đầu
vào rất rẻ và khối lượng dồi dào. Bên cạnh việc thu mua nguyên liệu từ địa phương của mỗi quốc
gia, tập đoàn đa thúc đẩy việc trồng trọt của địa phương, như việc thực hiện dự án trồng trọt cao
năng suất sắn của Indonesia ở tỉnh Lampung từ năm 2005, bắt đầu cho thử nghiệm sử dụng phân
compost từvật liệu phế thải nông nghiệp nhằm giảm chi phí hơn so với sử dụng phân bón hóa học.


Hàng năm, tập
đoàn Ajinomoto
sử dụng một
lượng lớn nguồn
nguyên liệu từ
nông nghiêp như

khoai mì, mía
đường,
sắn,
ngô… phục vụ
cho hoạt động sản
xuất mà những
nguồn
nguyên
liệu chủ yếu là
được cung cấp
bởi các trang trại
và nông dân tại
chính những đất
nước mà công ty đặt nhà máy sản xuất. Công ty đã áp dụng phương án vừa kết hợp vừa hỗ trợ cho
nông dân, vừa muốn cung cấp dưỡng chất dồi dào sử dụng cho cây công nghiệp, rau và nhiều loại
cây trồng khác… để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng thời phát triển sản phẩm mới bằng việc
cho nông dân sử dụng dụng phân bón AMI-AMI dạng lỏng được sản xuất từ phế phẩm sinh ra từ
trình sản xuất bột ngọt.
 Với chính sách khôn khéo, Ajinomoto hoàn toàn tạo được lợi thế so với nhà cung cấp, cắt

giảm sự phụ thuộc , tạo được mối quan hệ tốt đồng thời tranh thủ được lòng tin của họ và tạo
nguồn khách hàng tiêu thụ cho chính sản phẩm phân bón từ phế liệu của mình.

3)

Nghiên cứu và phát triển
a. Toàn cầu hoá R&D

Không chỉ riêng công ty Ajinomoto mà tất cả các công ty trên thế giới đều luôn nhấm đến
phát triển không những những sản phẩm và dịch vụ mới còn mà còn là những sản phẩm và

dịch vụ hiện có. Do đó vấn đề nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm luôn là vấn đề
trọng tâm .
Với khẩu hiệu Eat well Live well, Tập đoàn
Ajinomoto là công ty hàng đầu thế giới về
sản xuất các sản phẩm thực phẩm và sản
xuất axit amin. Quan điểm của công ty là
toàn cầu, và cam kết vì con người và xã hội.
Bắt đầu với sự ra đời của thị trường vào
năm 1909 với Ajinomoto®, gia vị umami đầu tiên trên thế giới, bột ngọt (MSG), công ty đã
cung cấp các sản phẩm thực phẩm thật sự sáng tạo và tìm ra giải pháp cho thế giới. Umami
dựa trên axit glutamic axit amin. Amino axit tạo thành nền tảng từsự nỗ lực nghiên cứu và
phát triển từ đó dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng của chúng ta về khoa học sinh học tiên
tiến và công nghệ hóa học chuẩn. Các sản phẩm và công nghệ này lần lượt trở thành cốt lõi
của các lĩnh vực chuyên môn, hoạt động và công nghệ amino từ đó đã dẫn đến các sản phẩm
và vật liệu mới có giá trị gia tăng cao và tạo ra các mô hình kinh doanh mới.
Công ty Ajinomo có 3 viện nghiên cứu phát triển chính, đó là:
i.

Viện sáng tạo (Institute of Inovation) : Tại đây, công ty kết hợp khoa học hàng đầu thế giới và
các công nghệ của Ajinomoto-Group để tạo ra cáccông nghệ cao hơn, tạo động lực cho sự
phát triển của Tập đoàn thông qua việc tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng mới cho khách


ii.

iii.

hàng và các khu vực hoạt động mới, giúp tìm ra giải pháp cho những thách thức phải đối mặt
với xã hội, và giúp thực hiện "Eat well, Live well" cho mọi người trên thế giới.
Viện nghiên cứu công nghệ và khoa học thực phẩm (Institute of Food Sciences and

Technologies): Trọng tâm nghiên cứu là thực phẩm, bởi vì đó là yếu tố quan trọng trong cuộc
sống. Tập trung hướng tới cung cấp giá trị cho khách hàng mà nó phải hài hòa với lối sống
thay đổi của mọi người, bằng cách hiểu nhu cầu của khách hàng và áp dụng các thế mạnh
công nghệ đặc biệt. Mục tiêu hàng đầu của công ty là đóng góp vào thông điệp Eat well, Live
well trên khắp thế giới.
Viện nghiên cứ sản phẩm và hoá chất sinh học (Research Institute of Bioscience Products and
Fine Chemicals): Vai trò cơ bản là bắt đầu và kết thúc việc nghiên cứu ở việc sản xuất axit
amin, dẫn xuất amino acid, nucleotide và các chất liên quan và sử dụng chúng hiệu quả.
Đồng thời cũng khám phá các tài liệu mới, tiến hành nghiên cứu và phát triển, tiềm ra
phương pháp sản xuất quy mô mới và tìm kiếm các ứng dụng mới cho các sản phẩm và quy
trình hiện tại. Ngoài ra cũng bao gồm việc áp dụng các nguyên vật liệu và công nghệ để mở
rộng phạm vi kinh doanh
Ngoài ra còn có các viện nghiên cứu R&D ở nước ngoài như:

ZAO “ Ajinomoto-Genetika Research Institute “ – Moscow, Nga
Shanghai Ajinomoto Food Research and Development center – Thương hải, Trung Quốc

b. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

.
Nhận biết
được tầm quan trọng của chiến lượt
R&D và
công nghệ Umami để chế biến sản
phẩm
chính là bột ngọt, công ty đã phát triển
sản phẩm
được thực hiện tại các địa điểm chiến
lược trên
thế giới để cung cấp gia vị và thực

phẩm chế biến phù hợp với văn hóa địa phương, ẩm thực, và ăn uống. Các trung tâm phát
triển và áp dụng sản phẩm được đặt tại Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt
Nam, ở Châu Âu và Bắc Mỹ, ở Brazil, Peru và các khu vực khác trên thế giới. Các trung tâm
này thực hiện phát triển kịp thời, chiến lược tại chỗ, với sự hỗ trợ tích cực của Tập đoàn từ
Nhật Bản cho phát triển sản phẩm, và cho giáo dục và đào tạo.
Các dòng sản phẩm của Ajinomo có mặt trên khắp thế giới
Châu Á


Châu Âu và Châu Phi

Châu Mĩ

Với thương hiệu và sản phẩm bột ngọt của mình, công ty hiện đang dẫn đầu thế giới về các sản
phẩm về gia vị. Sản phẩm được công ty sản xuất được phân bố rộng rãi khắp nơi, phù hợp với từng
vùng miền trên thế giới. Sự thành công này chính là nhờ vào công trình nghiên cứu và phát triển đã
luôn được đầu tư đúng cách. Tuy bột ngọt là thương hiệu chính yếu, nhưng lại ít đa dạng hóa sản
phẩm mà chỉ có thể thay đổi bao bì hoặc hình thức đóng gói ( chai, bao, lọ, gói,…) Chính vì vậy,
công ty đã đa dạng các sản phẩm gia vị khác ( hạt nêm, bột lẩu, soup, nước tương,…. Các sản phẩm
giờ đây đa dạng về mùi vị, hương vị, màu sắc, phù hợp với nhu cầu ăn uống ở các nơi.
Bên cạnh đó, công ty còn phát triển thành công ở các lĩnh vực khác như:


a. Chăn nuôi bò với công nghệ AjiPro®-L là công nghệ phát triển amino axit cung cấp chất

dinh dưỡng cho bò

b. Ngăn ngừa ung thư với công nghệ AminoIndex® Cancer Screening (AICS®).Việc sử dụng Kiểm tra

Ung thư AminoIndex® (AICS®), với khả năng sàng lọc đồng thời nhiều loại ung thư của một mẫu

máu 5 mL, đang tăng nhanh. Hiện nay, công nghệ này đang sử dụng trong 1077 cơ sở (tính đến tháng
2 năm 2016) tại các cơ sở y tế ở Nhật Bản, nơi Tập đoàn Ajinomoto đang làm việc nhằm phục vụ cho
việc sàng lọc cho hàng trăm nghìn người mỗi năm. Ngoài ra, công nghệ này đang được tiến hành để
phát triển hoạt động ở nước ngoài. Công nghệ và dịch vụ AminoIndex® đang được tiến hành để thiết
lập theo dõi hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, và các rối loạn liên quan đến cuộc
sống, và bộ phận R & D của công ty đang tiến tới áp dụng vào quản lý sức khoẻ cho vận động viên và
người cao tuổi. Bằng cách này Tập đoàn Ajinomoto đang mở ra con đường mở rộng khả năng ngăn
ngừa và giảm thiểu bệnh tật, và cuộc sống lành mạnh hơn cho nhiều người trên thế giới.
c. Công nghệ điện tử- Ajinomoto Build-up film: việc phát triển công nghệ ABF giúp kiểm soát và cách
điện cho các thiết bị điện điện tử mà phổ biến là điên thoại di động thông minh

c. Liên minh để sản xuất và tìm thị trường


Ngoài ra, với tham vọng đưa sản phẩm tới thị trường Bắc Mỹ, công ty còn liên minh với Toyo
Suisan, một công ty chuyên sản suất các loại mì ăn liền tại Nhật Bản. Những thị trường cụ thể được
nhắm tới là Portland, Oregon, Hoa Kỳ.

Năm 2012, Ajinomoto cùng với Yoshindo, một công ty chuyên sản xuất thuốc, đã
cùng lập ra công ty AY pharma để tạo ra những sản phẩm về thuốc, đa dạng hóa các
sản phẩm của công ty.
d. Kỹ thuật đồng bộ hóa

Với 18 trung tâm nghiên cứu và phát triển với hơn 1700 nhân viên, một con số tương đối lớn so với
quy mô của một công ty thực phẩm, công ty vẫn giữ được tính đồng bộ hóa cực kỳ cao khi thực hiện
các hoạt động R&D ở những nơi khác nhau, đó là nhờ yếu tố công nghệ. Việc nghiên cứu chất lượng
sản phẩm, dinh dưỡng, an toàn, nhu cầu mua hàng của người dân trên toàn thế giới sẽ được đồng bộ
hóa liên tục để các sản phẩm của công ty có thể phù hợp với yêu cầu, đảm bảo chất lượng với từng
thị trường.
e. Lợi ích và thách thức của R&D toàn cầu


-

-

a. Lợi ích
Toàn cầu hoá R&D sẽ giúp công ty thực hiện các hoạt động nghiên cứu một cách
hiệu quả, đáp ứng và hiểu rõ hơn về nhu cầu từng thị trường.Có thể khai thác tốt
các yếu tố nhân lực, tài nguyên,.. tại các quốc gia có thị trường mục tiêu mà công
ty đang nhắm đến, có thể làm giảm bớt chi phí , đây là chiến lược “ chi phí thấp,
hiệu quả cao”. Do đó, giúp công ty đa dạng hóa các sản phẩm và mở rông các sản
phẩm đến nhiều thị trường trên thế giới.
b. Thách thức
Việc phát triển sản phẩm tuy có thể mở ra các thị trường mới nhưng chi phí cho
R&D để nghiên cứu các sản phẩm lại vô cùng khó khăn
Các trung tâm R&D được đặt ở những quốc gia khác nhau sẽ tăng nguy cơ bị rò rỉ
thông tin,

Các yếu tố để chọn 1 quốc gia đặt trung tâm R&D
R&D là hoạt động mang tính quyết định sống còn của một công ty trong tương lai. Vì vậy,
việc lựa chọn vị trí của R&D phải kỹ càng, chặt chẽ và nên dựa vào các yếu tố sau đây
- Chính trị phải ổn định
- Cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật phát triển
- Trình độ lao động cao ( để hạn chế rủi ro về nguồn nhân lực, quá trình đào tạo và
tuyển dụng phải chặt chẽ)
- Môi trường làm việc, điều kiện lao động tốt
f.

Một ví dụ điển hình cho 1 trung tâm R&D của ajinomoto: NARIC –Trung tâm nghiên cứu và
phát triển ở Bắc Mĩ

North American Research & Innovation Center (NARIC) là một trong những trung nghiên cứu
chiến lược của Ajinomoto Group cho các hoạt động R & D toàn cầu. Từ công nghệ sinh học,
dinh dưỡng, khoa học đời sống, và công nghệ thông tin, Ajinomoto Co. Inc. tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hợp tác giữa Ajinomoto Group và các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau trên khắp
thế giới thông qua các hoạt động phát triển mở rộng, và NARIC chủ yếu bao gồm các hoạt động
ở Hoa Kỳ và châu Âu. Với nguồn nhân lực có trình độ cao, chính trị ổn định và môi trường lao
động hoàn toàn thích hợp, đây được cho là 1 trong những trung tâm R&D tốt nhất của Ajinomoto
hiện nay.
4)

Quản trị chuỗi cung ứng


Quản trị cung ứng (Materials Management – Logistics), bao gồm những hoạt động cần thiết để đưa
nguyên vật liệu đến vị trí sản xuất, đưa ra hệ thống phân phối cho người sử dụng. Logistics là một
phần của chuỗi cung ứng góp phần tạo giá trị tăng thêm của sản phẩm cho các doanh nghiệp và
người tiêu dùng.
Thời đại hiện nay khi mà việc khách hàng lựa chọn một sản phẩm thay vì sản phẩm khác không đơn
thuần chỉ vì lý do thương hiệu chất lượng hay giá cả mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phân bố tính
sẵn sàng cũng như mức độ dễ dàng tiếp cận của nó.
Chính vì vậy Logistic trở thành khái niệm đáng lưu tâm hơn bao giờ hết.
Hoạt động logistics không những làm cho quá trình lưu thông phân phối được thông suốt chuẩn xác
và an toàn mà còn giảm chi phí vận tải. Nhờ đó Hàng hóa được đưa đến thị trường một cách nhanh
chóng kịp thời người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện linh hoạt thỏa mãn nhu
cầu của mình.
Người mua chỉ cần ở tại nhà đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại gửi phát gửi email hoặc giao
dịch qua internet..cho người bán hàng thậm chí cho hãng sản xuất hàng hóa là có thể nhanh chóng
nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà.
a. Mục tiêu
 Đạt chi phí thấp nhất bằng cách tốt nhất

 Giúp công ty tạo lợi thế cạnh tranh bằng dịch vụ vượt trội cho khách hàng
Rõ ràng một hệ thống logistics được đầu tư hợp lý là nhân tố không thể thiếu đưa doanh nghiệp đến
thành công.
Neo để cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất cho khách hàng
Tập đoàn Ajinomoto, theo tiêu chuẩn về bảo quản và vận chuyển sản phẩm và tiêu chuẩn quản lý
kho (Nhật Bản) của Hệ thống Quản lý Chất lượng Ajinomoto (ASQUA), đã thực hiện kiểm soát chất
lượng toàn diện về độ tươi, nhiệt độ, độ ẩm và do đó vào trong kho và vận chuyển các sản phẩm
trong vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến giao hàng cho khách hàng của họ.
Tại Nhật, Tập đoàn Ajinomoto hợp tác với các đối tác kinh doanh chuyên về các lĩnh vực quản lý,
lưu kho và vận chuyển hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần. Chất lượng logistics đòi hỏi
các khía cạnh như chính xác thông tin đặt hàng, lưu trữ và độ chính xác của lô hàng và chất lượng
bao bì sản phẩm. Khi chúng tôi cung cấp dịch vụ trực tiếp cung cấp sản phẩm cho khách hàng, điều
này cũng bao gồm quần áo và cách thức làm việc của lái xe.
Ở nước ngoài, Ajinomoto xem xét tình hình hậu cần từ khắp nơi trên thế giới và đã hình thành mối
quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại mỗi quốc gia và bắt đầu cung cấp hỗ trợ
cần thiết để đạt được các hệ thống chất lượng hậu cần và bí quyết trồng tại Nhật
Ví dụ về các phương tiện giao hàng

Xe tải giao hàng tại Nhật BảnXe tải giao hàng tại Mã Lai


Xe tải giao hàng tại Việt Nam

Xe máy giao hàng tại Việt Nam

b. Các sáng kiến về Logistics

Logistics trong ngành công nghiệp thực phẩm đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thiếu
các trình điều khiển xe tải, tăng chi phí phân phối và các vấn đề môi trường như sự cần thiết phải
giảm phát thải CO2. Tập đoàn Ajinomoto đang giảm các tác động môi trường, từ việc mua sắm

nguyên vật liệu đến việc phân phối sản phẩm.
Để giảm phát thải CO2 liên quan đến vận tải, Tập đoàn đang áp dụng các biện pháp chủ động, bao
gồm tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và theo đuổi chuyển đổi phương thức và lái xe
sinh thái.
1.Sáng kiến như người gửi hàng
Đạo luật Sửa đổi của Nhật Bản về Sử dụng hợp lý Năng lượng buộc những người gửi hàng cụ thể
phải giảm phát thải CO2 từ vận chuyển và giao hàng ít nhất 5% trên cơ sở mỗi đơn vị trong vòng
năm năm của năm tài chính 2006. Điều này áp dụng cho Ajinomoto Co., Inc. và Ajinomoto Frozen
Foods Co., Inc.
Trong năm tài chính 2015, phát thải CO2 trên một đơn vị doanh thu từ vận tải và giao hàng giảm
2,4% so với năm ngoái, xuống 9,2% so với năm tài chính 2010. Thành tựu này là do hiệu quả phân
phối và các hoạt động sau đây của công ty rủi ro. Học được từ trận động đất kinh hoàng ở phía Đông
Nhật Bản, công ty đã thành lập hai trung tâm phân phối chính - một ở khu vực phía bắc Kanto và
một trong vùng Kansai - thay vì chỉ dựa vào một địa điểm tại Kawasaki, như trước đây. Nó điều
chỉnh mạng lưới phân phối toàn quốc để đáp ứng những thay đổi này.
Trong tương lai, Tập đoàn Ajinomoto mong muốn tiếp tục đáp ứng được yêu cầu về mặt pháp luật
với mức giảm hàng năm là 1%.


CO2emissions per unit of sales=
Energy used/Weight of products sold

55

50.9

50.5

50.1


48.7
45

46.6
45.5

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015
(Fiscal year)

CO2 emissions per unit of sales
during transport and delivery

9.2 % decrease

(comparedtofiscal2010)

CO2 emissions per unit of sales
2. Thay đổi phương thức bởi Ajinomoto Co., Inc.
Các nỗ lực thay đổi phương thức 1 trong Tập đoàn Ajinomoto bắt đầu vào năm 1995, do Phòng Kế
hoạch Hoạch định của Ajinomoto Co., Inc. và AJINOMOTO LOGISTICS CORPORA- TION đứng
đầu. Kế hoạch Logistics Xanh của Công ty Ajinomoto hiện đang được thực hiện để tăng cường khả
năng vận chuyển đồng thời tăng cường trách nhiệm với môi trường phân phối. Việc phân phối đang
được sửa chữa để giải quyết vấn đề thiếu hụt về các trình điều khiển xe tải đường dài và sự sụt giảm
trong hiệu quả vận chuyển do sự chuyển sang hệ thống Trung tâm phân phối Dual Mother.
Cho đến năm 2012, chỉ có vận tải đường sắt đã được sử dụng với khoảng cách 500 km trở lên,
nhưng việc sử dụng vận tải bằng tàu biển hiện đang được tăng lên.Tàu hiện được sử dụng để vận
chuyển các sản phẩm từ Kanto đến Hokkaido, Kansai đến Kyushu, và Kawasaki đến Kansai.Trong
khi đó, vận chuyển bằng đường sắt đã được tăng cường bằng cách sử dụng container lớn và hiệu quả
31-foot.Trong năm tài chính 2015, tỷ lệ thay đổi phương thức của Ajinomoto Co., Inc. là 75%. Các

nỗ lực để tăng tỷ lệ này đang được tiến hành, với mục tiêu đạt 87% vào cuối năm 2016.
Thay đổi phương thức vận tải với tác động môi trường thấp hơn, bao gồm vận tải đường sắt và tàu.
Vận tải đường sắt và vận tải bằng tàu biển lần lượt là 1/8 và 1/5 lượng phát thải CO2
3.Relay Liner®: Môi trường làm việc tốt hơn cho người lái xe và hiệu quả vận chuyển
Tập đoàn Ajinomoto đang đề cập đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho các lái xe tải đường dài.
Các vấn đề chính bao gồm việc bố trí công việc bất thường, nhu cầu ngủ trong xe tải, và giờ làm việc
dài. Vào tháng 8 năm 2015, Công ty AJINOMOTO LOGISTICS CORPORATION đã bắt đầu sử
dụng Relay Liner®, cho phép các lái xe từ trung tâm phân phối Mie và Kuki trở lại cùng ngày bằng
việc trao đổi toàn bộ xe kéo ở một điểm trung tâm Shizuoka.

4.Hợp tác để tạo ra nền tảng phân phối "F-LINE" 1 công ty thực phẩm


Sáu nhà sản xuất thực phẩm Nhật Bản (Ajinomoto Co., Inc., Công ty TNHH Kagome, Tập đoàn
Nisshin OilliO, Nisshin Foods Inc., House Foods Group Inc., Mizkan Co., Ltd.) đã đạt được thoả
thuận vào tháng 2 2015 để thành lập "F-LINE" công ty phân phối thực phẩm nền tảng. Để đạt được
dịch vụ hậu cần bền vững, sáu công ty đã thảo luận (1) hợp tác vận chuyển giữa sáu công ty, (2) thiết
kế lại các tuyến đường chính cho vận tải đường dài và trung bình, và (3) tiêu chuẩn hóa hệ thống hậu
cần.
1- Mạng lưới thông minh về Thực phẩm Logistics
a) Sáu công ty vận chuyển hợp tác và các hệ thống hậu cần tiêu chuẩn hóa

Vào tháng 4 năm 2016, sáu công ty bắt đầu vận chuyển chung (đối với các sản phẩm không
làm lạnh) ở Hokkaido. Để nâng cao hiệu quả vận chuyển, họ đã kết hợp bốn trung tâm vận
chuyển thành hai địa điểm để chia sẻ xe lưu trữ và phân phối. Nền tảng được gọi là "F-LINE"
đã giảm phát thải CO2 khoảng 16% (trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm
2016).
Ngoài ra, các công ty đang liên kết các hệ thống của họ và tập trung các thông tin hậu cần
cho việc vận chuyển chung để chuẩn hóa và tăng hiệu quả các chức năng hậu cần, bao gồm
kiểm soát hàng tồn kho và phân phối xe tải. Điều này làm giảm số lượng giao hàng so với

trước đây khi nhiều công ty phân phối sản phẩm riêng lẻ cũng như số lượng công việc tiếp
nhận bên nhận, dẫn đến hiệu quả tổng thể lớn hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
b) Hợp tác về vận chuyển ngược để giảm phát thải CO2
Vào tháng 3 năm 2016, Ajinomoto Co., Inc. và Mizkan Co., Ltd. đã khai thác chung đường
sắt cho vận tải đường dài và trung bình hai chiều giữa Kanto và Kansai. Trước đây, cả hai
công ty đã sử dụng xe lửa và xe tải để vận chuyển hàng tồn kho sản phẩm vận chuyển tải chỉ
theo một hướng. Ajinomoto bây giờ gửi sản phẩm của mình trên các chuyến hàng đi ra nước
ngoài, và Mizkan sử dụng container trả lại để vận chuyển sản phẩm của mình. Cả hai công ty
đều giảm bớt rác và tăng tỷ lệ chuyển đổi phương thức trên tuyến đường này từ 10% lên
40%, giảm lượng khí thải CO2 khoảng 20% (tháng 3 đến tháng 7 năm 2016). Hai container
dài 31 bộ (thuộc sở hữu của AJINOMOTO LOGISTICS CORPORATION) được sử dụng lại
cho một chuyến đi trở về mỗi ngày.
III/ Bài học kinh nghiệm
Với hơn 100 năm hoạt động, chắc chắn Ajinomoto đã trải qua những thăng trầm mới có thể đạt
được thành công ngày hôm nay. Với những chiến lược và bước đi đúng đắn, công ty đã đưa
những sản phẩm chất lượng tới các khu vực trên toàn thế giới. Sau đây là tóm tắt những chiến
lược mà công ty đã thực hiện


Lựa chọn chiến lược định vị sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, tiếp cận nguồn cung và
thị trường dễ dàng, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu R&D phát triển



Thực hiện chiến lược mua ngoài vừa giúp công ty tạo ra nguồn cung ổn định, đủ điều
kiện về tiêu chuẩn vừa tạo hình tượng tốt tới người cung cấp và khách hàng địa phương



Không ngừng nghiên cứu và phát triển đồng thời các sản phẩm cũ và mới để phù hợp

với yêu cầu của từng thị trường, từng quốc gia. Đồng thời, phát triển sản phẩm mới tạo
cơ hội tiếp cận thị trường mới tiềm năng



Phân phối sản xuất với mục tiêu chi phí thấp nhất, hiệu quả tốt nhất, hợp tác cùng các
nhà phân phối ở các quốc gia để phân phối hàng hóa tới tay khách hàng sớm nhất, đồng
thời coi trọng vấn đề môi trường

Thông qua Ajinomoto, các công ty Việt Nam có thể rút ra bài học để thực hiện các chiến lược
kinh doanh hiệu quả trong môi trường quốc tế. Việc thâm nhập thị trường quốc tế sẽ giúp các


công ty Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và đối phó với nguy cơ mất thị trường
nội địa. Sau đây là 1 vài kinh nghiệm nhóm em rút ra:


Các công ty của VN khi lựa chọn chiến lược định vị sản xuất, nên xem xét kỹ các yếu tố
tác động . Tùy thuộc tình hình tài chính của công ty mà lựa chọn chiến lược hợp lý. Lựa
chọn nơi đặt nhà máy hợp lý.



Nên đầu tư vào các hoạt động R&D, cần tìm kiếm những nhân viên có kỹ thuật chuyên
môn để hoạt động R&D trở nên hiệu quả. Đồng thời phải hiểu văn hóa, hành vi tiêu
dùng tại từng khu vực để nghiên cứu hợp lý



Đảm bảo nguồn cung, tận dụng hiệu quả các nguồn lực của các quốc gia đặt nhà máy,

tạo hình tượng với người cung cấp và khách hàng địa phương



Hợp tác với các công ty phân phối tại các quốc gia đặt nhà máy, coi trọng vấn đề môi
trường

------------------------------------------------------The end ---------------------------------------------------



×