Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thực trạng tổ chức chính quyền địa phương tỉnh phú thọ năm 2016 , giải pháp đổi mới và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.1 KB, 46 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Chính quyền địa phương là bộ phận quan trọng trong việc cấu thành bộ
máy nhà nước hoàn chỉnh. Chính quyền địa phương trực tiếp giải quyết công
việc cụ thể của dân, bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần vào sự ổn
định và phát triển đất nước. Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền địa phương
mạnh, ở đó mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp
hành nghiêm chỉnh, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, ở đâu chính
quyền địa phương yếu kém thì ở đó phong trào quần chúng kém phát triển,
đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, Đảng đã đề ra chủ chương thực hiện Chương trình tổng thể
cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, có đề cập đến nội dung đổi mới tổ
chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Tuy nhiên trên thực tế việc
cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương diễn ra khá chậm,
thiếu đồng bộ và lúng túng, vướng mắc trong cả nhận thức và triển khai, chưa
đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa.
Đặc biệt chính quyền địa phương với vai trò là đại diện cho quyền lực
nhà nước địa phương, đại diện cho cấp hành chính – lãnh thổ trong mối quan
hệ với cấp trên, cần điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phương cho phù hợp
với những thay đổi chức năng, nhiệm vụ. Phân biệt rõ những khác biệt giữa
chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị để tổ chức phù hợp.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng tổ chức chính
quyền địa phương tỉnh Phú Thọ năm 2016 , giải pháp đổi mới và hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ” để
làm bài tiểu luận nhằm tìm hiểu thực trạng chính quyền địa phương của tỉnh
và đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể để tiếp tục đổi mới tổ


2


chức và hoạt động của chính quyền địa phương của tỉnh góp phần xây dựng
nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản.
Ngoài mở đầu,cấu trúc của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về chính quyền địa phương
Chương 2: Thực trạng tổ chức chính quyền địa phương tỉnh Phú
Thọ năm 2016
Chương 3: Đề xuất giải pháp đổi mới và hoàn thiện tổ chức và hoạt
động chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ

3


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Khái niệm chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến
trên thế giới cũng như Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về thuật
ngữ này trên cả trên phương diện luật định cũng như phương diện khoa học
hành chính. Tính đa dạng và phức tạp của khái niệm này bắt nguồn từ sự khác
biệt trong thực tế tổ chức chính quyền và quản lý địa phương ở mỗi nước.
Một cách đơn giản để tiếp cận “chính quyền địa phương” là xem xét
nghĩa 2 khái niệm gốc “chính quyền” và “địa phương” bởi đây là một từ ghép.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thuộc Trung tâm Khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1995, có
đến 38.410 mục từ, nhưng cũng không có mục từ “chính quyền địa phương”
mà chỉ có mục từ “chính quyền”. Mục từ “chính quyền” được các tác giả giải

thích theo 2 nghĩa: “1. Quyền điều khiển bộ máy Nhà nước. Nắm chính
quyền. Chính quyền trong tay nhân dân. 2. Bộ máy điều khiển, quản lý công
việc của Nhà nước. Chính quyền dân chủ. Các cấp chính quyền”.
Địa phương là một thuật ngữ để chỉ một vùng không gian lãnh thổ gắn
với những đặc điểm về địa lý, đất đai, con người, phong tục tập quán hay
những đặc điểm về kinh tế. Lịch sử hình thành địa phương là cơ sở cho việc
hình thành các cộng đồng lãnh thổ, các cấp quản lý hành chính và chính
quyền địa phương. Nếu hiểu theo cách giải thích chung về “chính quyền” như
ở từ điển này thì “chính quyền địa phương” có thể hiểu là tất cả các cơ quan
của Nhà nước được tổ chức ra ở địa phương để điều khiển, quản lý công việc
của Nhà nước ở địa phương.
Thực chất, để hiểu rõ về “chính quyền địa phương” cần phải đặt nó
trong mối quan hệ với “chính quyền trung ương”. Trên phương diện này, có 2

4


quan niệm mang tính phổ biến. Quan điểm thứ nhất cho rằng các cơ quan ở
địa phương là một dạng “quyền lực thứ tư” đặc biệt chỉ liên quan đến pháp
luật và kiểm tra tư pháp mà không trực thuộc cấp hành chính ở trung ương.
Theo đó, hành chính địa phương có nghĩa là người địa phương tự lo liệu công
việc của địa phương. Chính quyền địa phương bao gồm các nhà chức trách
xuất thân tại địa phận nơi họ đang thi hành công vụ vì họ hiểu hơn ai hết nhu
cầu của dân trong vùng. Chính quyền trung ương trong trường hợp này công
nhận tính tự quản của địa phương và giao cho họ quyền tự lo liệu các công
việc của địa phương.
Quan điểm thứ hai cho rằng chính quyền địa phương chỉ là một dạng tổ
chức của Nhà nước tại địa phương và là bộ phận cấu thành của hệ thống nhà
nước nói chung. Vì các cơ quan địa phương được Nhà nước giao thẩm quyền
nên điều đó có nghĩa là các thẩm quyền này có nguồn gốc từ quyền lực nhà

nước và việc tách rời hành chính nhà nước khỏi hành chính địa phương là
không có cơ sở. Theo đó, chính quyền địa phương là cơ quan đại diện cho
Nhà nước ở địa phương. Chính quyền địa phương chính là các cơ quan nhà
nước đặt ở địa phương để kiểm soát và chăm lo các công việc chung của quốc
gia. Tại các địa phương, các cơ quan chính quyền này chủ yếu có chức năng
thi hành mệnh lệnh của chính phủ trung ương, báo cáo kết quả công việc tại
địa phương.
Tuy vậy, dù theo cách tiếp cận nào chính quyền địa phương cũng có
những đặc điểm chung sau:
• Có một phạm vi lãnh thổ được xác định;
• Có dân số nhất định trên cơ sở lãnh thổ xác định; Có cộng đồng dân cư với
các quyền bầu cử, ứng cử và có quyền tham gia các công việc địa phương;
• Là một pháp nhân công quyền;
• Có thẩm quyền riêng (được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật);

5


• Có chức năng và quyền quản lý nền hành chính nhà nước trên đơn vị lãnh thổ;
• Có nhân sự và tài chính riêng;
• Có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện thẩm quyền;
• Có tính tự quản nhất định trong mối quan hệ với các cấp chính quyền địa
phương khác.
• Có quyền quản lý ngân sách riêng, tạo ra thu nhập cho chính quyền địa
phương và chi tiêu cho địa phương.
Chính quyền địa phương nước ta được tổ chức theo cách riêng và mối
quan hệ giữa hành chính trung ương và hành chính địa phương cũng có nhiều
khác biệt so với các nước trên thế giới. Với thực tiễn tổ chức chính quyền địa
phương ở nước ta, có thể hiểu: Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ
phận hợp thành của Nhà nước thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ

quan đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương
trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức nhà nước khác được thành
lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước này theo qui định của
pháp luật (UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Thường trực
HĐND, các ban của HĐND …), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã
hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa
giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước”.
1.2 Vai trò của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp
nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý
một khu vực nằm trong một quốc gia. Chính quyền địa phương ở Việt Nam có
vai trò hai mặt, một mặt với tư cách là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà
nước thống nhất, chính quyền địa phương thay mặt nhà nước tổ chức quyền
lực, thực thi nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, chính quyền
địa phương lại là cơ quan do nhân dân dân địa phương lập ra ( trực tiếp hoặc

6


gián tiếp ) để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của
nhân dân địa phương trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, luật và các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Trên cơ sở như vậy, chính quyền địa phương được thể hiện tập chung
về nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan
nhà nước, bộ máy nhà nước nói chung. Trong đó, tập trung thống nhất là yếu
tố có tính chủ đạo. Tư tưởng cơ bản trong tổ chức chính quyền địa phương
theo nguyên tắc đó là vừa đảm bảo sự tập trung thống nhất, vừa phát huy vai
trò chủ động tích cực của địa phương.
1.3 Mối quan hệ giữa trung ương và chính quyền địa phương
Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể:“Chính phủ là cơ quan hành chính

nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”
Như vậy không thể thực hiện quyền hành pháp mà không bao gồm
quyền lãnh đạo hành chính, nên mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền
địa phương là luôn tồn tại, kể cả có hay không việc quy định bổ sung thêm
chức năng Chính phủ “thực hiện quyền hành pháp”. Mối quan hệ này không
nhất quán cũng không giống nhau. Sự khác biệt dựa trên nền tảng mức độ
phân quyền (giữa trung ương và địa phương). Mối quan hệ giữa Chính phủ và
chính quyền địa phương cũng thể hiệnqua các yếu tố cơ bản: trong vị trí của
chisnhq uyền địa phương; trong các yếu tố về nội dung, về tổ chức và về giám
sát giữa hai bên.
Địa vị của chính quyền địa phương phản ánh phần nào mối quan hệ
giữa Chính phủ - chính quyền địa phương. Cách gọi tên chính quyền địa
phương thể hiện mối quan hệ đó. Vị trí này cho phép nhìn thấy lát cắt giữa
trung ương và địa phương, từ đó có thể hình dung ranh giới quyền “lãnh đạo
hành chính” của trung ương. Đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đưa ra cách gọi

7


tên mới khác với các bàn Hiến pháp trước: Chính quyền địa phươg - tên gọi
mới phản ánh một tư duy mới: Tên chương “Chính quyền địa phương” sẽ cho
phép nhìn nhận rõ lát cắt giữa trung ương - địa phương, cho phép nhìn nhận
chính quyền địa phương như là một thực thể riêng, tồn tại khá độc lập so với
chính quyền trung ương, đặc biệt là hành chính trung ương.
Về nội dung thì phạm vi thẩm quyền của địa phương phản ánh trực tiếp
nhất mối quan hệ giữa địa phương với hành chính trung ương - Chính phủ.
Đây cũng là nội dung cốt yếu của phân quyền hành chính. Hiến pháp năm
2013 của nước ta đã có quy định rất xác thực: “Trong trường hợp cần thiết,
chisnhq uyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan

nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó” (Khoản
3 Điều 111).
Về mặt tổ chức: Quan hệ về tổ chức giữa Chính phủ - Chính quyền địa
phương thể hiện qua việc thành lập các cơ quan địa phương, việc tồn tại các
cơ quan tản quyền của Chính phủ tại địa phương, trong quy chế công chức địa
phương.
Mối quan hệ giữa Chính phủ và chính quyền địa phương thể hiện trực
tiếp và rõ rệt nhất thông qua khâu cuối cùng: hoạt động giám sát của Chính
phủ đối với địa phương. Không có nền hành pháp nào hoàn toàn tách rời các
lãnh thổ hành chính của mình.
Như vậy nếu quan hệ của Chính phủ với chính quyền địa phương vẫn
tồn tại trong trục hoạt động hành chính, thì việc Chính phủ có chức năng thực
hiện quyền hành pháp sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đến diễn tiến mối quan hệ này
trong tương lai. Khi mà địa vị của Chính phủ được đề cao, quyền hành pháp
được giao về Chính phủ, người ta có thể hình dung ra một Chính phủ cầm lái
chứ không chèo thuyền và mối quan hệ với địa phương sẽ không còn là “cầm
tay chỉ việc” mà dựa trên nền tảng tôn trọng quyền tự quản và định hướng

8


9


Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH
PHÚ THỌ
2.1 Khái quát chng về tỉnh Phú Thọ
Vị trí địa lí: Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam.
Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc,

phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La,
phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ
đô Hà Nội.
Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm
1,5% diện tích cả nước.
Dân số: Theo điều tra dân số ngày 01/04/2016 Phú Thọ có 1.313.926
người với mật độ dân số 373 người/km². Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn,
vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%. Theo Nghị định 05/NĐCP, Phú Thọ có 1.400.226 người vào thời điểm tháng 1/2016.
Kinh tế: Năm 2015, thu nhập bình quân GDP/người đạt 1349
USD/người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm năm đạt 5,87%.
Hành chính: Phú Thọ bao gồm 1 thành phố trực thuộc (thành phố Việt
Trì), 1 thị xã ( thị xã Phú Thọ) và 11 huyện (Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa,
Lâm Thao, Phù Ninh, Tâm Nông, Thanh Sơn, Thanh Ba, Tân Sơn, Thanh
Thủy, Yên Lập), 277 xã/phường/thị trấn (248 xã, 18 phương, 11 thị trấn).
Lịch sử văn hóa: Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ
khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn
lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn
hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu
di tích đền Hùng.

10


Tổ chức chính quyền địa phương ở tỉnh Phú Thọ
Chính quyền địa phương ở tỉnh Phú Thọ là cấp chính quyền địa phương
gồm có Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh
2.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh Phú
Thọ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ quy
định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 tại Điều 17:

Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
tỉnh.
Quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền,
phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở
trung ương ủy quyền.
Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở
các đơn vị hành chính trên địa bàn.
Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc
đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất
của nền kinh tế quốc dân.
Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền

11


làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân
dân tỉnh Phú Thọ
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú
Thọ được tổ chức và thực hiện theo Điều 18, 19 Luật tổ chức chính quyền địa
phương 2015, cụ thể như sau:
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức HĐND tỉnh Phú Thọ
Cơ cấu tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ
nhiệm kì 2016-2011:
Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Đồng chí Hoàng Dân Mạc

Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân: Đồng chí Vi Trọng Lễ
Các ban Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ: Hội đồng nhân dân tỉnh Phú
Thọ thành lập ba Ban: Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban
Pháp chế.
+ Ban Kinh tế - Ngân sách gồm 01 Trưởng Ban hoạt động chuyên
trách, 02 Phó Trưởng Ban hoạt động kiêm nhiệm và 11 thành viên.
+ Ban Văn hoá - Xã hội gồm 01 Trưởng Ban và 01 Phó Trưởng Ban
hoạt động chuyên trách, 01 Phó Trưởng Ban hoạt động kiêm nhiệm và 09
thành viên.
+ Ban Pháp chế gồm 01 Trưởng Ban hoạt động chuyên trách, 02 Phó

12


Trưởng Ban hoạt động kiêm nhiệm và 10 thành viên.
Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn
sau đây:
+ Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
+ Thẩm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực
Hội đồng nhân dân phân công;
+ Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Toà án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
+ Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong
việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, các Ban của Hội đồng nhân dân có quyền
yêu cầu Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân,
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương cung cấp những thông tin, tài liệu cần
thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
đáp ứng yêu cầu của các Ban của Hội đồng nhân dân;
+ Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân
dân khi cần thiết.
Đại biểu Hội đồng nhân dân

13


Tổng số đại biểu HĐND tỉnh Phú Thọ nhiệm kì 2016-2021 có 79 đại
biểu. Trong đó:
- Nữ là 21 người, chiếm tỷ lệ là 26.58%
- Trình độ văn hóa: trung học phổ thông: 56,52%; trung học cơ sở:
43,11%; tiểu học: 0,8%.
- Trình độ chuyên môn: từ đại học trở lên: 3,92%; trung cấp: 17,99%;
sơ cấp: 4,68%; chưa qua đào tạo: 74,41%.
- Cơ cấu ngành nghề: đại biểu là công chức, viên chức Nhà nước:
19,52%; đại biểu nông nghiệp: 44,61%; đại biểu chuyên trách đoàn thể:
11,65%; đại biểu đang công tác tại các doanh nghiệp: 0,43%.
- Đại biểu theo tôn giáo: 4,28%
Danh sách 79 đại biểu HĐND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2016-2021 bao
gồm:
1. Vương Thị Bẩy, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ
2. Bùi Minh Châu, Chủ tịch UBND tỉnh
3. Nguyễn Kim Chi, Tổng Biên tập báo Phú Thọ
4. Nguyễn Tuấn Cường (Thượng tọa Thích Minh Nghiêm), Trưởng Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Thọ
5. Hồ Đại Dũng, Giám đốc Sở KH&ĐT
6. Ngô Tố Dụng, Chán án TAND tỉnh


14


7. Lê Quang Đại, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh
8. Đỗ Nam Hải, Giám đốc Viễn thông Phú Thọ
9. Nguyễn Hải, Bí thư Huyện ủy Hạ Hòa
10. Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở NN&PTNT
11. Trần Thanh Hải, Trưởng Phòng Hành chính, Sở Tư pháp
12. Phạm Thu Hạnh, Giảng viên đại học, Trường ĐH Hùng Vương,
Phú Thọ
13. Cao Đức Hấn, Chủ tịch UBND huyện Đoan Hùng
14. Đào Thanh Hằng, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm miền núi phía
Bắc
15. Nguyễn Thị Như Hoa, Uỷ viên Thường trực HĐND huyện Thanh
Thủy
16. Đỗ Thị Phương Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Sơn
17. Nguyễn Huy Hoàng, Bí thư Thành ủy Việt Trì
18. Đỗ Văn Hoành, Giám đốc Công an tỉnh
19. Hà Thị Huệ, giáo viên Trường Mầm non Tân Phú, huyện Tân Sơn
20. Vi Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy Thanh Ba
21. Lê Tiến Hưng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ

15


22. Dương Hoàng Hương, Bí thư Huyện ủy Cẩm Khê
23. Đinh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh
24. Hà Thị Hương, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
25. Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch UBND xã Yên Luật, huyện Hạ Hòa

26. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
27. Đinh Văn Huynh, Chánh Văn phòng Huyện ủy Tân Sơn
28. Nguyễn Trung Kiên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy
29. Phạm Xuân Khai, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
30. Lê Kim Khánh, Bí thư Thị ủy Phú Thọ
31. Nguyễn Văn Khỏe, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
32. Hàn Trung Kết, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phù Ninh
33. Nguyễn Quang Lâm, Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ
34. Nguyễn Thị Hồng Lâm, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
35. Vi Trọng Lễ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
36. Nguyễn Thanh Loan, Đoàn Kịch nói tỉnh Phú Thọ
37. Phạm Thị Kim Loan, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy
38. Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

16


39. Phạm Thị Thanh Mai, Chủ tịch UBMTTQ thị xã Phú Thọ
40. Nguyễn Huy Ngọc, Phó Giám đốc Sở Y tế
41. Bùi Đức Nhẫn, Giám đốc Sở LĐTB&XH
42. Nguyễn Đức Nhất, Bí thư Huyện đoàn Hạ Hòa
43. Hồ Thị Nhung, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn
44. Mai Thị Oanh, giáo viên Trường THCS Tiên Phong, huyện Đoan
Hùng
45. Đào Văn Phùng, Bí thư Huyện ủy Phù Ninh
46. Trần Thanh Phương, Giám đốc HTX Vận tải Hồng Đà, huyện Tam
Nông
47. Bùi Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
48. Hà Đức Quảng, Bí thư Huyện ủy Yên Lập

49. Nguyễn Mạnh Sơn, Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy
50. Phùng Thanh Sơn, Trưởng Phòng Thông tin Dân nguyện, HĐND
tỉnh
51. Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch Hội đồng Gáo xứ xã Văn Bán huyện
Cẩm Khê
52. Nguyễn Văn Tâm, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh
53. Phan Trọng Tấn, Bí thư Huyện ủy Thanh Sơn

17


54. Nguyễn Mạnh Thản, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ao Vua-chi
nhánh Đảo Ngọc Xanh
55. Đào Ngọc Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Ninh
56. Điêu Kim Thắng, Trường Phòng công tác HDDND tỉnh
57. Nguyễn Chí Thành, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh
58. Bùi Đình Thi, Bí thư Huyện ủy Tam Nông
59. Ngô Đức Thịnh, Bí thư Huyện ủy Tân Sơn
60. Nguyễn Tường Thứ, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức
Tỉnh ủy
61. Đinh Công Thực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiêm tra Tỉnh ủy
62. Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
63. Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL
64. Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh
65. Đinh Thị Thu Thủy, Chủ tịch UBMTTQ huyện Yên Lập
66. Lê Thị Quỳnh Trang, Trưởng Phòng công tác thanh niên Sở Nội vụ
67. Nguyễn Thủy Trọng, Giám đốc Sở KH&CN
68. Hoàng Quang Trung, Chánh Thanh tra tỉnh


18


69. Phạm Tú, Trưởng Phòng Tổng hợp Văn phòng Tỉnh ủy Phú Thọ
70. Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê
71. Trần Ngọc Tuấn, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
72. Phạm Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh đoàn
73. Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT
74. Nguyễn Xuân Tường, Bí thư Huyện ủy Lâm Thao
75. Hoàng Văn Tuyến, Chủ tịch các Hội Liên hiệp KH&KT tỉnh
76. Phạm Quang Tuyến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt
phát và Hóa chât Lâm Thao
77. Dương Thị Thu Vân, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
78. Phan Thị Xuân, Chủ tịch UBND xã Hữu Đô, huyện Đoan Hùng
79. Nguyễn Xuân Yên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Ba
2.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tổ chức và
bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật:
Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng nhân dân tỉnh;
Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan

19


liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản
của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh;
Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ

quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền
địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái
pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhân
dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy
ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp huyện về việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng
chính quyền:
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh,
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy
ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân
tỉnh;
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Hội đồng nhân dân tỉnh bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật

20


này;
Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chấp nhận việc đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;
Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh;
Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các
cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định
số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính
phủ;
Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi
tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực
kinh tế, tài nguyên, môi trường:
Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và
hằng năm của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên
địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền;
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,
chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh
dự toán ngân sách địa phươngtrong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết

21


toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án
của tỉnh theo quy định của pháp luật;
Quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân; quyết định việc vay các nguồn
vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị,
trái phiếu công trình và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của
pháp luật;
Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích, huy động
các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh

theo quy định của pháp luật;
Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Quyết định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trong phạm vi được
phân quyền theo quy định của pháp luật; việc liên kết kinh tế vùng giữa các
cấp chính quyền địa phương phù hợp vớitình hình, đặc điểm của địa phương
và bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;
Quyết định quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức khuyến công, khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch, mạng
lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trước khi trình
Chính phủ phê duyệt; quyết định biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân quyền.

22


Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao:
Quyết định biện pháp phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và các điều
kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo trong phạm vi được phân
quyền; quyết định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục, đào
tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật;
Quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học,
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trên địa bàn tỉnh;
Quyết định biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục,
thể thao; biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương; biện
pháp bảo đảm cho hoạt động văn hóa, thông tin, quảng cáo, báo chí, xuất bản,

thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực y
tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội:
Quyết định biện pháp phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã;
Quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo
quy định của pháp luật;
Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ và
chăm sóc người mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ
mồ côi không nơi nương tựa và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Quyết

23


định biện pháp phòng, chống dịch bệnh; biện pháp thực hiện chính sách dân
số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh;
Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ở
địa phương; biện pháp tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu
nhập và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
Quyết định chính sách thu hút, khuyến khích đối với cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều kiện, khả
năng ngân sách của địa phương và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên;
Quyết định biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công với cách mạng; biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội và phúc
lợi xã hội, biện pháp xóa đói, giảm nghèo.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác dân
tộc, tôn giáo:
Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm

quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;
Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo trong phạm vi được
phân quyền; biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội:

24


Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
theo quy định của pháp luật; giữ vững an ninh chính trị, đấu tranh, phòng,
chống tham nhũng, tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh;
Quyết định chủ trương, biện pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa
phương để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững
mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu thời bình và
thời chiến;
Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,
dự bị động viên, công an xã ở địa phương; quyết định chủ trương, biện pháp
kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, chuyển hoạt động kinh tế - xã hội
của địa phương từ thời bình sang thời chiến;
Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn tỉnh.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám
sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản

của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ

25


×