Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.93 KB, 28 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoàn đây là bài nghiên cứu khoa học của tôi. Tất cả
thông tin, tư liệu trong công trình tôi đã lấy được nguồn tài liệu xác thực
và hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự
không trung thực về nội dung thông tin được sử dụng trong Tiểu luận
nghiên cứu nàycủa mình.
Hà Nội,10 tháng 01 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Thành công không chỉ xuất phát từ sự nỗ lực của bản thân mà còn từ sự
hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp
thì nó đều đáng trân trọng. Từ khi bước vào học tập ở giảng đường đại học,
em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi tới các thầy cô trong khoa Nhà
nước và Pháp luật - trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã dành tâm huyết của
mình truyền đạt vốn tri thức quý báu nhất cho chúng em trong suốt thời gian
em học tập tại trường. Và đặc biệt trong kỳ học này, Khoa đã tổ chức cho em
tiếp cận với học phần “Pháp luật về chính quyền địa phương” mà theo đó là
rất hữu ích cho sinh viên ngành Quản lý nhà nước nói riêng và sinh viên các
ngành khác trong trường nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Tạ Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫn
qua những buổi học trên giảng đường và những giờ thảo luận sôi nổi. Tôi xin
cảm ơn Lãnh đạo UBND thị xã và các Phòng, ban chuyên môn của thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp các thông tin hữu ích để hoàn thiện
bài tiểu luận này.
Em xin kính chúc các thầy cô trong khoa Nhà nước và Pháp luật sức
khỏe dồi dào để tiếp tục truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho
chúng em và các thế hệ sinh viên tiếp sau của trường.
Xin trân trọng cảm ơn!



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CQĐP
HĐND
UBND
KH
NTM

Nội dung
Chính quyền địa phương
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Kế hoạch
Nông thôn mới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước, hướng tới mục tiêu
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân,
Đảng và Nhà nước ta đã dần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đó, cải cách nền hành chính là yêu cầu quan trọng nhằm từng bước cải
tiến từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ với mong muốn
tiếp cận và giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp một cách

thuận lợi, tạo điều kiện phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Một
trong các yếu tố trong cải cách nền hành chính là cải cách bộ máy.
Vì vậy, Hiến pháp 2013 đã có những sửa đổi quan trọng trong quy định
về tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương, cụ thể: Hiến pháp năm 2013 đã
sửa đổi tên gọi của Chương IX từ "Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân"
thành "Chính quyền địa phương". Việc sửa đổi tên gọi của Chương này không
chỉ thuần túy là sự sửa đổi về câu chữ, mà hơn hết đã thể hiện được tính thống
nhất của chính quyền địa phương và sự kết nối chặt chẽ của hai cơ quan tổ
chức thực thi quyền quyền lực nhà nước ở địa phương. Bởi vì, mặc dù HĐND
và UBND là hai cơ quan có vị trí và chức năng khác nhau, nhưng được tổ
chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính, có mối quan hệ
chặt chẽ về mặt tổ chức và trong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình. Thực tế cho thấy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một
cấp chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào việc phát huy mang tính tổng
hợp hiệu lực hoạt động của cả hai cơ quan trong một thể thống nhất. Bởi vậy,
việc đổi tên gọi của Chương này là một bước thay đổi nhận thức về tổ chức và
hoạt động của chính quyền địa phương trong Hiến pháp, thể hiện rõ tính
thống nhất, thông suốt của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến chính quyền
địa phương trong một nhà nước đơn nhất. Điều 111 của Hiến pháp năm 2013

5


có sự xuất hiện khái niệm mới "cấp chính quyền địa phương". Khái niệm này
cho phép phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với
mô hình tổ chức chính quyền ở từng đơn vị hành chính. Ở tất cả các đơn vị
hành chính phải có chính quyền địa phương nhưng không phải một đơn vị
hành chính là một cấp chính quyền. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp
với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm HĐND và

UBND, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra; còn ở đâu không được coi là cấp
chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành
chính và dịch vụ công tại địa bàn. Như vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã
đưa ra quy định mới "cấp chính quyền địa phương" gồm có HĐND và UBND
và cấp chính quyền được xác định ở những đơn vị hành chính nào sẽ do luật
định, phù hợp với "đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt".
Các điều chỉnh, bổ sung của Hiến pháp 2013 tạo cơ sở để Quốc hội ban
hành Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015. Đây là một đạo luật mới
được ban hành và đưa vào triển khai thực hiện, trong khuôn khổ tiểu luận này,
tôi mong muốn tìm hiểu về tổ chức chính quyền ở một đơn vị hành chính cụ
thể khi áp dụng Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015. Đó là, tổ chức
chính quyền địa phương ở thị xã Quảng Yên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này để nhằm thấy được cơ cấu tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương theo quy định của Pháp luật, cụ thể là tại UBND
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương ở thị xã.

6


4. Phạm vi nghiên cứu của Tiểu luận
Phạm vi không gian nghiên cứu: UBND thị xã quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh
Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2016-2017
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: điều tra
xã hội học, phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh và tìm hiểu các tài liệu Pháp

luật về Chính quyền địa phương.
6. Đóng góp của Tiểu luận
Tiểu luận nghiên cứu nhằm tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động
của CQĐP thị xã Quảng Yên, cụ thể là các cơ quan HĐND và UBND, qua đó
thấy được các ưu, nhược điểm và đưa ra một số đề xuất với mong muốn từng
bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của CQĐP theo luật định.
7. Bố cục của Tiểu luận
Tiểu luận gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Tổng quan Chính quyền địa phương.
- Chương 2: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Chương 3: Định hướng hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương ở
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh .

7


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1 Quan niệm về chính quyền địa phương ở Việt Nam
Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm chính
quyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động của hai cơ quan
là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm 1997 tại phần III,
mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa
phương chỉ đề cập tới việc kiện toàn củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp và hướng cải cách tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này
mà không đề cập tới các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống các cơ quan
nhà nước ở địa phương.

Các bản Hiến pháp năm: 1946; 1959; 1980; 1992; 2013 đều có quy
định về tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương. Tuy nhiên, quan
niệm về chính quyền địa phương qua từng bản hiến pháp có sự điều chỉnh qua
từng thời
Các bản Hiến
pháp

Năm 1946

Năm
1959

Năm 1980 Năm 1992

- Có sự phân
biệt cấp
chính quyền
hoàn chỉnh
Tổ chức
và không - Không - Không - Không
Chính quyền ở
hoàn chỉnh. phân biệt phân biệt phân biệt
địa phương
- Phân biệt
được địa bàn
nông thôn và
đô thị

8


Năm 2013
- Phân biệt giữa
cấp CQ địa
phương hoàn chỉnh
và cấp chính quyền
địa phương không
hoàn chỉnh. Đ110,
111 HP 2013.
- Phân biệt được
địa bàn nông thôn
và đô thị.


Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương 2015, quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động
của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
gồm có:
1

Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).

2

Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương,
thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).

3

Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).


4

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
1.2. Tổng quan về chính quyền địa phương thị xã Quảng Yên.
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Thị xã Quảng Yên nằm ven biển thuộc phía tây nam của tỉnh Quảng
Ninh, có tọa độ địa lý 20o45'06 - 21o02'09 vĩ độ Bắc. và 106o45'30 - 106o0'59
độ kinh Đông[4]. Phía đông giáp với thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long,
phía tây và nam giáp huyện Thủy Nguyên, huyện Cát Hải của thành phố Hải
Phòng, phía bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ[4]. Đây là địa
phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.
- Điều kiện tự nhiên
Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng
bằng cửa sông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản. Đất đai tại Quảng Yên nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm
đất chính là đồng bằng, đồi núi và đất bãi bồi cửa sông[5]. Trong đó, đất đồng
bằngchiếm 44,% diện tích, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm
trong đê. Vùng đồi núi chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc,
bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất

9


feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi.
Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát chiếm
37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông[5].
Quảng Yên có khí hậu đặc trưng của vùng ven biển miền Bắc Việt
Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Thời tiết nơi đây phân hóa

thành 2 mùa gồm mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, trái ngược là mùa đông lạnh
và khô. Trong đó, Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, Mùa
đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm
từ 23 đến 24oC, Số giờ nắng trung bình 1700 - 1800 h/năm. Lượng mưa trung
bình hàng năm gần 2000 mm, cao nhất có thể lên đến 2600 mm. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm,
số ngày mưa trung bình hàng năm 160 - 170 ngày. Độ ẩm không khí hàng
năm khá cao, trung bình 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp
nhất 70% vào tháng 10, tháng 11. Với những lợi thế về thời tiết, Khí
hậu Quảng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát
triển du lịch.
1.2.2. Điều kiện kinh tế
.

Năm 2012, do thời tiết nắng nóng, mưa lớn thất thường nên tình hình

nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thị xã Quảng Yên gặp nhiều khó khăn [7]. Tuy
nhiên, Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 5.680 tấn, trong đó sản
lượng tôm nuôi đạt hơn 2.300 tấn.
Tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm 2012, tren địa bàn thị xã
Quảng Yên, gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
nên số thu thực hiện thấp. Do vậy, khả năng hụt thu ngân sách trong năm
2012, là 4,568 tỷ, tăng thu thuế vãng lai là 4 tỷ đồng, thu tiền thuê đất tăng 1
tỷ đồng và một số chỉ tiêu thu khác đạt 1,56 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10,
tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 208 tỷ đồng. Tất cả các

10


khoản thu đều vượt kế hoạch, trong đó Thu ngân sách nhà nước đạt trên 109

tỷ đồng, thu ngoài cân đối ngân sách đạt trên 99 tỷ đồng.
1.2.3. Chính quyền địa phương ở thị xã Quảng Yên
Trụ sở HĐND và UBND thị xã Quảng Yên đặt ở ngay trung tâm thị xã
Quảng Yên.
Chính quyền địa phương ở thị xã Quảng Yên gồm có HĐND và UBND
thị xã.
HĐND thị xã Quảng Yên là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
gồm có 41 đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri trên địa bàn thị xã bầu ra.
HĐND thị xã Quảng Yên có cơ cấu tổ chức như sau:
- 01 Chủ tịch HĐND.
- 02 Phó chủ tịch HĐND.
- Ban Kinh tế - Xã Hội.
- Ban Pháp chế.
- Tổ Đại biểu HĐND.
UBND thị xã Quảng Yên là cơ quan quản lý hành chính thẩm quyền
chung, là cơ quan chấp hành của HĐND thị xã, do HĐND thị xã bầu ra thực
chức năng quản lý về mọi mặt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với các
cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc trên từng ngành, lĩnh vực gồm:
- 01 Chủ tịch UBND.
- 03 Phó chủ tịch UBND.
- Các Ủy viên Ủy ban.
- 12 đơn vị Quản lý hành chính Nhà nước.
- 06 đơn vị sự nghiệp.

11


CHƯƠNG 2:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Hội đồng nhân dân thị xã
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
HĐND thị xã Quảng Yên là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
gồm có 41 đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri trên địa bàn thị xã bầu ra.
HĐND thị xã Quảng Yên có cơ cấu tổ chức như sau:
- 01 Chủ tịch HĐND.
- 02 Phó chủ tịch HĐND.
- Ban Kinh tế - Xã Hội.
- Ban Pháp chế.
- Tổ Đại biểu HĐND.
Danh sách Đại biểu HĐND thị xã Quảng Yên khóa XIX
Nhiệm kỳ 2016-2021
STT

Họ và tên

Chức vụ

1

Nguyễn Văn Vinh

Bí thư thị ủy

2

Nguyễn Văn Hồi

PBT Thường trực , CT HĐND


3

Trần Đức Thắng

Chủ tịch UBND

4

Đỗ Đức Mạnh

Phó chủ tịch HĐND

5

Nguyễn Thị Hằng

Phó chủ tịch UBND

6

Hà Quang Thắng

Phó chủ tịch UBND

7

Vũ Văn Lai

Phó chủ tịch UBND


8

Vũ Văn Khôi

Chủ tịch UB MTTQ

12


9

Đinh Văn Tứ

Trưởng Ban Tuyên giáo thị ủy

10

Nguyễn Thị Nhung

Trưởng Ban Tổ chứcthị ủy

11

Nguyễn Triều

Chủ nhiệm UBKT thị ủy

12

Trần Thị Luyến


Trưởng Ban Dân vận thị ủy

13

Đinh Văn Công

Trưởng Công an thị xã

14

Nguyễn Văn Sáng

Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND

15

Trần Văn Linh

Chánh Văn phòng thị ủy

16

Đỗ Văn Học

Trưởng phòng LĐTB&XH

17

Vũ Hải Âu


Chánh Thanh tra Nhà nước

18

Nguyễn Văn Hợp

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

19

Phạm Văn Đoan

Chủ tịch Hội nông dân

20

Nguyễn Kim Cự

Phó Chủ tịch HĐND

21

Tô Văn Hòa

Bí thư đoàn

22

Trần Trọng Thắng


Phó Ban Pháp chế HĐND

23

Nguyễn thị Hoa

Phó trưởng phòng GD-ĐT

24

Hà Văn Thắng

HUV, Phó chủ tịch Hội LHPN

25

Nguyễn Văn Đồng

Phó TP Nội vụ

Về việc tiếp xúc cử chi : Tiếp xúc cử chi chủ yếu thực hiện trước và
sau kì họp.Việc tiếp xúc cử chi theo giới, ngành, chuyên đề và tiếp xúc cử chi
giữa hai kì họp rất ít khi được tổ chức thực hiện Ở Hội đồng nhân dân xã
.Tình trạng “ cử tri chuyên nghiệp” “ cử tri đại diện” “ đại cử tri” đến tham dự
hội nghị tiếp xúc cử tri ( theo giấy mơi) diễn ra phổ biến . Hiên tượng số
khách mời tới dự hội nghị tiếp xúc cử tri nhiều hơn hoặc bằng bằng số cử tri

13



xảy ra ở hầu hết tất cả các xã.Có nơi, Hội nghị tiếp xúc của tri chung cho 2
hoặc 3 đơn vị bầu cử ở cùng một địa điểm ; thành phần của tri được mời
thường là địa diện cấp ủy Đảng, các trưởng ,Phó đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và một số cử tri tích cức ở các cụm dân cư.Cách tổ chức như vậy có
thể đáp ứng thời gian, tạo điều kiện lãnh dạo địa phương có điều kiện tham dự
hết các cuộc tiếp xúc cử tri, song nó lại mang tính hình thức và khó có thể đạt
được hiệu quả như mong muốn .Ở nhiều nơi, lãnh đạo Mặt trận tổ quốc xã
chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc chuẩn bị và
trủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri, do đó hiệu quả chưa cao.Nhiều đại biểu Hội
đồng nhân dân xã đến tiếp xúc cử tri một cách thụ động , không có sự chuẩn
bị trước, do đó hầu như chỉ ngồi nghe, ghi nhận ý kiến , kiến nghị, ít khi có
sự trao đổi trục tiếp với cử tri.Ủy ban nhân dân ít khi phân công lãnh đạo dự
hội nghị tiếp xúc cử tri ở cac đơn vị bầu cử, nên những ý kiến của cử tri
thuộc quyền của Ủy ban nhân dân không được trả lời tại chỗ, gây thất vọng
cho cử tri.Thời gian một buổi tù 2-3 giờ trong đó việc đọc hết cac báo cáo ,
thông báo đã chiếm gần hết 2/3 thời gian; vì vầy không còn thời gian để cử
tri tham gia ý kiến.
Công tác chuẩn bị cho kì họp nhiều nơi chưa thực hiện đúng quy định:
Tài liệu gửi đến các đại biểu để nghiên cứu trước kì họp chậm so với quy
định , có những nươi chỉ phát tài liệu khi bắt đầu kì họp, thậm chí có nói mỗi
tổ đại biểu chỉ có một bộ tài liệu. Việc hợp tổ đại biểu để tập hợp ý kiến cử
tri và thảo luận, góp ý kiến vào nội dung các tài liệu dự thảo được tiến hành
lấy lệ: báo cáo chuẩn bị kì họp Hội đồng nhân dân chưa được chuẩn bị kỹ,
còn mang tính liệt kê, thiếu sự tổng hợp, đánh giá. Việc không đảm bả quy
trình soạn thảo, lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết( mang tính quy phạm
pháp luật ) diễn ra phổ biến. Thời gian tổ chức kì hợp của Hội đồng nhân dân
ở nhiều xã thường chỉ diễn ra trong thời gian một ngày vì vậy thường diễn ra

14



một cách vội vã, hình thức không đủ để thảo luận nghiêm túc về những vấn đề
quan trọng của địa phương.Nhiều dại biểu chau dành thời gian thỏa đáng để
nghiên cứ tài liệu, không phát biểu ý kiến;nếu có phát biểu thì thường theo
hướng xuôi chiều, ít khi có sự phản biện, hoặc chất vấn. Việc điều hành kì
họp nhiêu nơi diễn ra máy móc, thường rập khuôn theo quy trình đã định, thời
gian đọc hết các báo cáo đã gần hết thời gian, nên không phát huy được tinh
thần tự chủ và trí tuệ tập thể. Cá biệt, nơi có Chủ tịch Hội đồng nhân dân đã
áp đặt ý kiến chỉ đạotrên cương vị Bí thư Đảng ủy để điều hành kì họp khi
có vấn đề tranh luận chưa đi đến thống nhất .
Việc thực hiện chức năng quyết định của Hội động nhan dân các cấp
còn mang tính hình thức và có nhiều bất cập do trình độ, năng lực của đại
biểu còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chung. Hầu hết cac đại
biểu Hội đồng nhân dân ở xã không có kiến thức chuyên môn, thiếu những
thông tin liên quan đến vấn đề cần phải thảo luận- nhất là những vấn đề liên
quan đến tài chính, ngấn sách và quyết toán thu chi hàng năm… Vì vậy, tại kì
họp Hội đồng nhân dân, nhiều đại biểu đến dự kì họp chỉ đến nghe là chính,
không tham gia ý kiến thảo luận tại hội trường cũng như ở tổ đại biểu Hội
đồng nhân dân. Ở nhiều xã hường trực Hội đồng nhân dân chứu phân biệt
được văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông dụng… nên
ban hành nhiều nghị quyết mang tính ca biệt không chứa quy tắc xử sự
chung.Trình tự xem xét, thông qua nghị quyết Hội đồng nhân dân thường bị
làm tắt, không đúng theo quy định tại điều 33 Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân. Chất lượng nghị quyết Hội đồng nhân
dân chưa cao,thường mắc nhiều sai phạm về thể thức văn bản, cách thức trình
bày không đúng quy định ; câu chữ lủng củng, không đúng văn phong hành
chính; thiếu căn cứ pháp lí hoặc đưa ra nhưng căn cứ đã hết hiệu lực.Nội
dung nghị quyết hội đồng nhân dân ban hành phần lớn nhằm quyết định,

15



thông qua những chủ trương,biện pháp, kế hoạch, chỉ tiêu, nhằm triển khai
những công việc đã được cấp ủy cùng cấp thông qua cấp trên phê duyệt hoặc
giao kế hoạch mà không có những biện pháp cụ thể để thực hiện. Số lương
nghị quyết chuyên đề do Hội đồng nhân dân ban hành nhằm giải quyết những
vấn đề nóng của địa phương hoặc quyết định những chủ trương, biện pháp để
giải quyết các vấn đề dân sinh the yêu cầu của cộng đồng dân cư chiếm một
tỉ lệ nhỏ so với tổng số các nghị quyết do hội đồn nhân dân ban hành .Một số
nơi không nắm vững pháp luật nên đã ban hành Nghị quyết sai về thẩm
quyền hình thức hoặc sai về thẩm quyền nội dung.
Nhình chung thức hiện chức năng quyết định của Hội đồng nhân dân
chưa có hiệu quả cao, chủ yếu là do năng lực, trình độ của đại biểu Hội đồng
nhân dân, thường trực của hội đồng nhân chưa đáp ứng được yêu cầu công
việc ; cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn về công tác soạn thảo, kí thuật trình bày văn bản đặc biệt là nghị quyết
của Hội đồng nhân dân, nên chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ của bộ
máy giúp việc.
Hoạt động giám sat của hội dồng nhân dân chưa được tiến hành thường
xuyên, có nơi còn lung túng vè phương pháp thực hiện; chất lượng và hiệu
quả giáp sát còn thấp.Thời gian qua thường trực Hội đòng nhân dân thành lập
nhiều đoàn công tác để thực hiện nhiệm vụ giám sát nhưng heo đúng quy
định của pháp luật thì chưa hiệu quả.Một số thành viên chưa nhận thức được
vai trò và nhiệm vụ cảu mình nên tham gia mang tính hình thức .Bên cạnh
đó, sự yếu kém về chất lượng đại biểu Họi đồng nhân dân xã và sự eo hwpj về
kinh phí hoạt động đã làm cho Hội đồng nhân dân chỉ tiến hành giám sát
thông qua báo cáo, mà thường là những ưu điểm,trên thực tế lại không phải
như vậy.
Thực tiễn tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân vẫn còn nhiều hạn


16


chế Những hạn chế đó tuy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Nhìn
chung, chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân chưa đồng đều, còn
nhiều bất cập nhất định.Trong nhiệm kì 2011- 2016, hoạt động của hội dồng
nhân dân đã có nhiều đổi mới về phương thức thực hiện , song vẫn còn khá
nhiều những bất cập nhất định , chưa thể hiện đầy đủ vai trò của cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương.
2.1.2. Hoạt động
HĐND hoạt động thông qua các kỳ họp, tại các kỳ họp này, những vấn
đề quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh, quốc phòng trên
địa bàn huyện được đem ra để bản thảo, thống nhất, quyết định.
Trong nội dung kỳ họp, các báo cáo về tổng quyết toán thu, chi ngân
sách nhà nước năm 2016, dự toán thu, chi phân bổ ngân sách năm 2017, kết
quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Tình hình chấp
hành pháp luật và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc về công tác tham gia xây
dựng chính quyền năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 cũng được trình bày
trước đại biểu.
Trong diễn tiến kỳ họp, các đại biểu đã thảo luận, chất vất, trả lời chất
vấn một số vấn đề được chia làm 3 nhóm chính gồm: nhóm vấn đề Tiến độ
đầu tư xây dựng cơ bản; nhóm vấn đề về công tác quản lý đất đai, thực hiện
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa và những vấn
đề cử tri quan tâm. Đặt nội dung cho các nhóm vấn đề nêu trên, các đại biểu
đã đặt các câu hỏi chất vấn: Hiện nay công trình xây dựng chậm gây lãng phí,
đề nghị quy rõ trách nhiệm và tiếp tục nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng;
giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm kích thích cho kinh tế - xã hội
huyện phát triển, tăng nguồn thu ngân sách, đại biểu thắc mắc: giải pháp nào
triển khai hiệu quả các dự án rau sạch sau khi đã được hỗ trợ đầu tư 100 tỷ
đồng cho các hộ trồng rau sạch chuyên canh ở phường Cộng Hòa, Minh


17


Thành, Sông Khoai, Tiền An, Hà An...để cung cấp rau sạch cho nhu cầu ngày
càng cao của khu vưch Hạ Long và khu vực lân cận; khắc phục tình trạng
thiếu nước sinh hoạt cho một số hộ ở xã đảo Hà Nam, khắc phục tình trạng
đường ổ gà ổ voi, giải quyết công ăn việc làm cho những thanh niên ở độ tuổi
lao động vào khu công nghiệp hoặc xuất khẩu lao động nước ngoài…
Hoạt động của HĐND thông qua công tác giám sát của các ban của
HĐND đối với các ngành, các địa phương cơ sở.
Hoạt động của HĐND thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các buổi tiếp
dân định kỳ.
2.2. Ủy ban nhân dân thị ủy
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
UBND thị xã Quảng Yên là cơ quan quản lý hành chính thẩm quyền
chung, là cơ quan chấp hành của HĐND , do HĐND thị xã bầu ra thực chức
năng quản lý về mọi mặt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với các cơ
quan chuyên môn tham mưu, giúp việc trên từng ngành, lĩnh vực gồm:
- 01 Chủ tịch UBND.
- 03 Phó chủ tịch UBND.
- Các Ủy viên Ủy ban.
- 16 đơn vị Quản lý hành chính Nhà nước.
- 4 đơn vị sự nghiệp.
Về chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên làm tại UBND thị
xã Quảng Yên đều có chất lượng tốt, trình độ chuyên môn, 100% cán bộ,
công chức, nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên.
2.2.2. Hoạt động
UBND là cơ quan hành chính ở địa phương, là cơ quan chấp hành của
HĐND, thực hiện chức năng quản lý hành chính về mọi mặt trên địa bàn thị



18


Hoạt động của UBND bao gồm các công tác triển khai thực hiện và
hiện thực hóa các Chủ trương, Đường lối của Đảng; Chính sách, Pháp luật
của Nhà nước; Nghị quyết của HĐND… thông qua hệ thống các cơ quan
chuyên môn và bộ thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Giải quyết các vấn đề của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn
quản lý.
2.2.3. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Cải cách hành chính
Công cuộc cải cách hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta đẩy
mạnh trong thời gian qua, các thủ tục hành chính được rút gọn, đội ngũ làm
hành chính, cơ quan nhà nước đang dần tinh giản, gọn nhẹ. Bên cạnh đó, cải
cách bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới đã làm cho chính quyền địa
phương ở huyện có những chuyển biến tích cực, phù hợp với các điều kiện
mới. Tuy nhiên, cuộc cải cách này chưa tạo ra được những thay đổi căn bản
trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Nhiệm kì 2011-2016 so với
các nhiệm kì trước đã có sự chuyển biến rõ rệt về trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, trình độ lí luận chính trị và cả trên thực tế các đại biểu Hội đồng
nhân dân hoạt động rất năng nổ, bám sát vấn đề địa phương.
Hội đồng nhan dân đã ban hành được nhiều nghị quyết quan trọng,
thiết thực đối với địa phương về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế- xã
hội, tổ chức hoạt động giám sát có hiệu quả, chủ động.
Phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân và điều hành kì họp của
Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiều đổi mới và cải tiến đáng kể.Cùng

với việc chuẩn bị nội dung kì họp sát với tình hình thực tế sắp xếp chương
trình hợp lí Thường trực Hội đồng nhân dân đã điều hành kì họp một cách cởi

19


mở dân chủ, dành nhiều thời gian cho đại biểu thảo luận chất vấn và phát huy
trí tuệ tập thể.Hơn thế còn phối hợp với Ủỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị
nội dung kì họp, triệu tập, chủ tọa điều hành phiên họp.Chuẩn bị đủ điều kiện
để Hội đồng nhân dân xem xét quyết định các vấn đề quan trọng tại địa
phương. Sau đó đôn đóc việc thực hiện nghị quyết của Hội động nhân
dân.Tiếp công dân và xem xét tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo, trên cơ
sở đó thực hiện tốt chức năng giám sát, hoạt động giám sát hơn so với nhiệm
kì trước.
Kì họp hội đồng nhan dân là hoạt động quan trọng nhất cảu Hội đồng
nhân dân; qua đó, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định những vấn đề
nghiêm trọng liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nhìn
chung, kì họp của Hội đồng nhân dân đã chuẩn bị chu đáo , diễn ra đúng quy
trình theo luật định.
Trong những năm qua Hội đồng nhân dân đã thay nhân dân quyết định
các vấn đề quan trọng như kinh tê, văn hóa, giáo dục, an ninh, y tế…của địa
phương, trực tiếp thay mặt cho nhân dân giám sát cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tuân thủ pháp
luật và thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chủ trương chính sách
pháp luật của Đảng và nhà nước.
Hoạt động tiếp xúc cử tri đã được Hội đồng nhân dân quan tâm, phối
hợp triển khái theo trình tự, nội dung yêu cầu luật định;phương thức tiếp xúc
cử tri ở nhiều nơi đã có tiến bộ nhất định, cởi mở và thiết thực hơn.
Nhược điểm
Cải cách chính quyền địa phương chưa tạo sự thay đổi quan trọng nào

về dân chủ. Dân chủ vẫn như ngày xưa, người dân chưa thật sự mặn mà với
chính quyền cơ sở, người dân chưa được đóng vai trò chủ nhân thực sự đối
với chính quyền địa phương. Thành quả dân chủ trong quan hệ giữa chính

20


quyền địa phương và người dân chưa rõ ràng.
Trong khuôn khổ của nguyên tắc tập trung dân chủ, phân cấp quản lý
được coi trọng và đẩy mạnh. Tuy nhiên, tính tự chủ, chủ động sáng tạo, tự
chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương còn hạn chế.
Việc phân công, phân cấp có mặt, có lĩnh vực chưa rõ ràng, còn mang
dấu ấn của một nền hành chính công truyền thống. Hiện nay, ấn đã phân cấp
chức năng, nhiệm vụ đã có những đổi mới. Tuy nhiên, cơ chế phân cấp vẫn
chưa được đổi mới mạnh mẽ còn mang tính ''nhỏ giọt'', chủ yếu là phân cấp
nhiệm vụ mà chưa phân cấp nguồn lực. Với cơ chế mang tính mệnh lệnh thứ
bậc chặt chẽ và song trùng đã làm cho cấp cơ sở trở nên thụ động, trông chờ,
ỷ lại, thiếu sáng tạo trong xem xét, giải quyết các vấn đề ở cơ sở. Đây là một
trong những nguyên nhân tạo ra căn bệnh quan liêu, hành chính xa dân.
Chính quyền địa phương ở huyện là cấp trung gian giữa cấp xã (trực
tiếp giải quyết các vấn đề của công dân) và cấp tỉnh (cấp có thẩm quyền quyết
định), do đó chưa có quyền tự chủ và tự quyết.
Công tác bồi dưỡng kiến thức , kĩ năng cần thiết cho đại biểu Hội đông
nhân dân và UBND vào nhiệm kì còn thực hiện một cách hình thức, chưa chú
trọng đến chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân thiếu
kĩ năng cơ bản trong giao tiếp ( nghe, nói , thuyết trình, phân tích thông
tin…) lại không biết cách nắm bắt và khai thác thông tin về kinh tế - xã hội,
chinh sách pháp luật của nhà nước để tận dụng vào công việc, do đó lung
túng khi thức hiện chức năng của người đại diện khi tiếp xúc cử chi hoặc
tham gia giám sát, quyết định những vấn đề quan trong của địa phương- nhất

là trong các lính vực đòi hỏi phải biết đến một trình độ nhất định về chuyên
môn như dự toán ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản…
Mối quan hệ mang tính cộng đồng ,làng xã,và quan hệ họ hàng , gia
tộc đa tác động, làm cho nhiều đại biểu có tâm lí ngại va chạm, tránh đưa ra ý

21


kiến trái chiều khi làm nhiệm vụ đại biểu, làm cho hiệu quả của Hội đồng
nhân dân không cao.
Bên cạnh đó, có những đại biểu Hội đồng nhân dân chưa làm đúng
trọng trách của môt người đại diện, thường xuyên vắng mặt trong các buổi
tiếp xúc cử tri hoắc vắng mặt tại các kì họp.Một số lớn các địa biểu khác ,tuy
tham gia đầy đủ các hoạt động song không tự tin thể hiện chính kiến, kể cả
đại biểu có trình độ.
Thể chế pháp luật vẫn còn hạn chế trong cách xác định giữa thẩm
quyền và trách nhiệm của cán bộ, công chức về thực thi công vụ. Hiện tại, các
văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền cho cơ quan công quyền, cán bộ, công chức mà chưa
quy định cụ thể, rõ ràng về ''trách nhiệm'' của cán bộ, công chức khi thực thi
công vụ.
Mô hình công vụ nặng về ''chức nghiệp'' đã ảnh hưởng đến ý thức và
trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc với nhân dân.
Điều này đã ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm, làm hạn chế tính chủ động,
sáng tạo của cán bộ, công chức tạo ra tâm lý ''cào bằng'', ''cầm chừng'' trong
hoạt động công vụ. Chế độ đãi ngộ còn thấp dẫn tới việc cán bộ, công chức
chưa tâm huyết với công việc, mải mê làm “kinh tế” hơn là thực thi công vụ.
Những tác động từ tâm lý ngại va chạm của một số người dân khi có
nhu cầu giải quyết công việc của mình với cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế,
trong mối quan hệ với cán bộ, công chức một số người dân thường quan niệm

mình ở ''thế yếu'' còn cán bộ, công chức là người có "quyền'' giải quyết công
việc nên hay xuất hiện tâm lý "rụt rè'' Mặt khác, không ít người dân khi muốn
đạt được mục đích của mình thường có biểu hiện ''chấp nhận", ''ngại va chạm''
mà bỏ qua những tiêu cực do cán bộ, công chức gây ra.

22


Tiểu kết:
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 được ban hành trên cơ sở
của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003, trong đó phân
biệt và quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp
chính quyền địa phương theo từng cấp, từng khu vực cụ thể. Bên cạnh đó là
nỗ lực cải cách nền hành chính của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng nhà
nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự “của dân, do dân và vì dân”. Tuy
nhiên, đây là là một đạo luật mới được ban hành nên trong thực thi vẫn còn
nhiều lúng túng, đặc biệt là trong công tác bố trí cán bộ theo quy mô và phân
loại của từng đơn vị hành chính, vì vậy, trong những năm tiếp theo, Đảng và
Nhà nước cần có nhiều giải pháp thiết thực để dần hoàn thiện về tổ chức bộ
máy và hoạt động của chính.

23


CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG Ở THỊ XÃ QUẢNG YÊN
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đây là yêu cầu tối quan trọng, quyết định cho sự tiến bộ trong xây dựng
chính quyền địa phương vững mạnh. Để đạt được điều này, đòi hỏi Đảng phải

đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân của những trì trệ, bất cập trong mô
hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay, định hướng cải cách chính
quyền địa phương một cách căn bản trên quan điểm dân chủ - dân chủ thật sự
cho nhân dân, đặt cải cách chính quyền địa phương trong xu hướng phát triển
chung của chính quyền địa phương hiện nay trên thế giới. Để tiến hành cuộc
cải cách chính quyền địa phương có hiệu quả, cần đến quyết tâm chính trị cao,
thực sự vào cuộc của các cấp, các ngành, gắn liền với việc tiến hành cải cách
có kế hoạch và sử dụng được đội ngũ cán bộ, công chức có ý chí và khả năng
thực hiện cải cách tốt.
3.2. Cải cách chính quyền địa phương phải lấy dân chủ làm nền
tảng
Để chính quyền địa phương được thành lập, tồn tại và hoạt động; phải
thực sự do nhân dân địa phương quyết định; cán bộ, công chức thực sự là
công bộc của nhân dân chứ không phải là những người cai trị nhân dân. Đó là
một cơ sở nền tảng để có được một chính quyền tốt, hoạt động hữu dụng,
giảm tối đa các khuyết tật, tiêu cực.
3.3. Hoàn thiện về nguyên tắc phân cấp giữa cấp huyện và cấp xã
Hiện tại, phân cấp giữa chính quyền cấp huyện cho cấp xã vẫn còn có
mặt, lĩnh vực chưa rành mạch về "quyền" và "trách nhiệm" nên xảy ra tình
trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại và xa dân. Để khắc phục nhược điểm này, việc
phối hợp giữa nguyên tắc "phân quyền" và "tản quyền" là một giải pháp quan

24


trọng. Cần tiến hành giải quyết các công việc của địa phương và xây dựng các
cơ quan quản lý chuyên môn ở cấp xã do cấp huyện quản lý nhằm thực hiện
các nhiệm vụ của nhà nước ở cơ sở.
3.4. Đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức
Hiện tại, việc áp dụng các tiêu chí trong tổ chức và hoạt động của các

cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ dừng lại trong xác định các tiêu chuẩn về
chức danh, vị trí hoặc ở một số hoạt động đơn lẻ mà chưa xây dựng thành một
hệ thống các định mức, tiêu chuẩn thống nhất.
3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
Cần tập trung nâng cao nhận thức một cách toàn diện cho người dân,
trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục ý nghĩa, vai trò, vị trí của công dân
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thông qua
sinh hoạt thôn, tổ dân phố để mọi người dân hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của
mình trong mối quan hệ với cán bộ, công chức.

25


×