Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.7 KB, 2 trang )
NỘI DUNG BÀI HỌC :
- Tiết 1-2 : Khái quát về thành ngữ & nguồn gốc thành ngữ, tục ngữ.
- Tiết 3-4 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (Ba que xỏ lá, Bắt cá hai tay, Buôn tảo bán tần,
Cáo mượn oai hùm.)
- Tiết 5-6 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (tt) (Con cà con kê, Công như công cốc, Đánh
trống bỏ dùi, Được voi đòi tiên.)
- Tiết 7-8 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (tt) (Chim sa cá lặn, Có nếp có tẻ, Đứt đuôi con
nòng nọc, Gan cóc tía.)
- Tiết 9-10 : Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (tt) ( Gương vỡ lại lành, Học ăn học nói học
gói học mở, Khôn sống mống chết, Mẹ tròn con vuông.)
- Tiết 11 : Ôn tập.
- Tiết 12 : Kiểm tra.
Ngày dạy :………………
Tiết 1-2.
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ.
1. Định nghĩa : Thành ngữ là cụm từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc; hoàn chỉnh về ý
nghĩa, được sử dụng rộng rải trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.
2. Đặc điểm :
a) Về hình thái- cấu trúc :
o Thành phần từ vựng ổn định, các yếu tố tạo thành hầu như được giữ nguyên trong sử
dụng, không thể thay thế bằng các yếu tố khác.
Ví dụ : chân đăm đá chân chiêu / chân nam đá chân xiêu (đăm : phải ; chiêu : trái )
nhưng không ai dùng : chân phải đá chân trái.
o Cố định về trật tự các thành tố tạo nên.
Ví dụ : cứng đầu cứng cổ, nhưng không ai dùng hoặc ít dùng: cứng cổ cứng đầu.
o Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng & cấu trúc của thành ngữ là do thói quen
sử dụng của người bản ngữ.
o Dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn, mang tính xã hội cao, nhưng trong sử dụng
vẫn rất uyển chuyển & không hạn chế sự sáng tạo của cá nhân.
Ví dụ : Trong câu thơ :
Dân bị hai tròng vào một cổ