Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THANH HẢI

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người cam đoan

NGUYỄN THANH HẢI


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN .................................................................................................... 11
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản ...................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản ................................................ 11
1.1.3. Phân loại các hình thức nuôi trồng thủy sản ................................. 13
1.1.4. Vai trò của ngành NTTS trong nền kinh tế quốc dân ................... 15
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ẢNH SỰ PHÁT TRIỂN
NTTS ............................................................................................................... 17
1.2.1. Nội dung về phát triển NTTS........................................................ 17
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển NTTS .................................... 21
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NTTS................. 23
1.3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ................................................... 23
1.3.2. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 23
1.3.3. Hệ thống cung cấp dịch vụ NTTS ................................................ 24
1.3.4. Quản lý nhà nƣớc và chính sách phát triển NTTS ........................ 25
1.4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NTTS ............ 26
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển NTTS ở một số nƣớc trên thế giới .......... 26


1.4.2. Kinh nghiệm phát triển NTTS ở Việt Nam .................................. 27
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển NTTS ở huyện

Tuy Phƣớc ............................................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC .......................................... 33
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN TUY PHƢỚC ................................................................................... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 38
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY
PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................................................... 42
2.2.1. Thực trạng về tăng trƣởng quy mô NTTS .................................... 42
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu ngành NTTS ............................................... 50
2.2.3. Thực trạng phát triển kỹ thuật sản xuất và giống thủy sản ........... 53
2.2.4. Thực trạng tổ chức sản xuất, môi trƣờng và dịch bệnh trong nuôi
trồng thuỷ sản .......................................................................................... 56
2.2.5. Thực trạng về thị trƣờng tiêu thụ thủy sản thƣơng phẩm ............. 58
2.2.6. Hiệu quả NTTS ở huyện Tuy Phƣớc ............................................ 58
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƢỚC ................................................................................... 64
2.3.1. Trình độ ngƣời nuôi ...................................................................... 64
2.3.2. Nguồn thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh ............................... 65
2.3.3. Cơ sở hạ tầng cho NTTS ............................................................... 65
2.3.4. Công tác quản lý nhà nƣớc về NTTS ............................................ 67
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................. 68


2.4.1. Những mặt thành công .................................................................. 68
2.4.2. Những mặt tồn tại, hạn chế ........................................................... 69
2.4.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại, hạn chế ............................... 71

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 71
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC .......................................... 73
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................ 73
3.1.1. Dự báo các tác động ảnh hƣởng đến NTTS .................................. 73
3.1.2. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển NTTS huyện Tuy
Phƣớc....................................................................................................... 79
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NTTS HUYỆN TUY PHƢỚC ... 82
3.2.1. Hoàn thiện và thực hiện quy hoạch phát triển NTTS ................... 82
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất ........................................... 84
3.2.3. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN ......................... 85
3.2.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho NTTS ............................................. 86
3.2.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ........................................ 87
3.2.6. Huy động vốn cho phát triển nuôi trồng thủy sản ......................... 87
3.2.7. Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ..................... 89
3.2.8. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc và thực hiện các chính
sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản ............................................................... 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa


BTC

Bán thâm canh

KHCN

Khoa học – Công nghệ

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

QCCT

Quảng canh cải tiến

TC

Thâm canh


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

2.3

2.4
2.5
2.6

2.7

Tình hình dân số, lao động của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn
2010-2012
Bảng Diện tích NTTS của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn 2007
– 2012
Lao động tham gia sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của huyện
Tuy Phƣớc giai đoạn 2007-2012
Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của huyện Tuy Phƣớc (2007
- 2012)
Giá trị sản lƣợng thủy sản nuôi trồng (giá cố định 1994)
Cơ cấu sản lƣợng nuôi trồng của huyện Tuy Phƣớc qua các
năm
Cơ cấu diện tích mặt nƣớc NTTS huyện Tuy Phƣớc qua các
năm


Trang

39

43

45

47
49
50

52

2.8

Cơ cấu diện tích các phƣơng thức NTTS ở Tuy Phƣớc

53

2.9

Số lƣợng cơ sở sản xuất giống thủy sản năm 2012

55

2.10

Tình hình dịch bệnh tôm qua các năm 2009 - 2012


57

2.11

Năng suất nuôi cá nƣớc ngọt của huyện Tuy Phƣớc (20072012)

58

2.12

Hiện trạng năng suất nuôi cá nƣớc ngọt năm 2012

59

2.13

Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng Bình Định (2007-2012)

60

2.14

Năng suất nuôi tôm sú huyện Tuy Phƣớc (2007-2012)

61


Hiệu quả kinh tế nuôi quảng canh cải tiến ghép tôm sú với
2.15


cua, cá bình quân 1ha/năm trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc

61

năm 2012
2.16

2.17

Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh
bình quân 1ha/vụ trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc năm 2012
Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú bán thâm canh bình quân
1ha/vụ trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc năm 2012

62

63

Một số hạng mục công trình xây dựng hạ tầng vùng NTTS
2.18

đã đƣợc vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ giai đoạn 2008 -

66

2012
3.1

Mục tiêu phát triển NTTS đến năm 2020


81


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1

2.2

2.3

2.4

Biểu đồ Diện tích NTTS huyện Tuy Phƣớc giai đoạn 2007 2012
Biểu đồ Lao động tham gia sản xuất NTTS của huyện Tuy
Phƣớc giai đoạn 2007-2012
Biểu đồ Sản lƣợng NTTS của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn
2007 - 2012
Biểu đồ Giá trị tổng sản lƣợng NTTS huyện Tuy Phƣớc
giai đoạn 2007 -2012

Trang

43


45

47

49

2.5

Biểu đồ Cơ cấu sản lƣợng NTTS năm 2007 và năm 2012

51

2.6

Biểu đồ Cơ cấu diện tích NTTS năm 2007 và năm 2012

52

2.7

Biểu đồ Cơ cấu diện tích các phƣơng thức NTTS năm
2010, 2012

54


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện
tích 217,12 km2, dân số 181.291 ngƣời. Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn
và sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, quốc lộ 19, đƣờng sắt Bắc - Nam
chạy ngang qua, Tuy Phƣớc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy
Phƣớc chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm Phƣớc Thành,
Phƣớc An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp; các xã khu
Đông (Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn) với thế mạnh về
cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện, các xã còn
lại là vùng chuyên canh cây lúa.
NTTS ở Tuy Phƣớc trong thời gian qua đƣợc khẳng định là thế mạnh, do
đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có đầm Thị Nại là đầm nƣớc lợ lớn nhất tỉnh có diện
tích hơn 5.000 ha, là nghề sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội, góp
phần thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện. Trong khi hoạt động khai thác thủy sản ngày càng
khó khăn thì sản phẩm từ NTTS ngày càng có giá trị cho xuất khẩu và bù đắp
thiếu hụt cho các sản phẩm từ khai thác.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, NTTS huyện Tuy
Phƣớc đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn nhƣ: thiếu quy
hoạch, các quá trình nảy sinh trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang
NTTS, các vấn đề môi trƣờng trong và xung quanh khu vực nuôi tập trung do
chính hoạt động NTTS gây ra…; Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS chƣa
đƣợc đầu tƣ đồng bộ; Công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập; Tình
hình dịch bệnh, con giống kém chất lƣợng đã gây thiệt hại cho ngƣời nuôi;
Nguồn vốn đấu tƣ phát triển NTTS chƣa đáp ứng nhu cầu; Ngành NTTS phát
triển nhanh và còn mang tính tự phát, do đó phần lớn lực lƣợng lao động


2

trong ngành chƣa đƣợc đào tạo và chƣa đáp ứng nhu cầu quản lý và sản xuất.

Hơn nữa, những biến động của thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và
ngoài nƣớc, những nhu cầu khắt khe của ngƣời tiêu dùng, sự cạnh tranh khốc
liệt về thị trƣờng tiêu thụ của các nƣớc xuất khẩu… đang là những yếu tố gây
cản trở cho sự phát triển tiếp theo của ngành NTTS.
Với tình hình thực tế nhƣ trên của huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, đề
tài “Phát triển NTTS trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định” đƣợc lựa
chọn nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng NTTS của huyện, từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển ngành NTTS trên địa bàn huyện trong thời gian
đến.
2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NTTS để
hình thành khung nội dung nghiên cứu về phát triển NTTS.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NTTS trên địa bàn huyện Tuy
Phƣớc, tỉnh Bình Định.
- Tìm ra các giải pháp để phát triển ngành NTTS trên địa bàn huyện Tuy
Phƣớc trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển NTTS trên địa bàn huyện Tuy
Phƣớc.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phát triển NTTS đối với
hai loại đối tƣợng là nuôi tôm nƣớc lợ và nuôi cá nƣớc ngọt
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển NTTS giai đoạn 2007 2012. Các giải pháp đƣa ra của đề tài có ý nghĩa trong những năm trƣớc mắt.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp phân

tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc, phƣơng pháp phân tích mô tả, phƣơng
pháp phân tích thống kê, phƣơng pháp phân tích so sánh, đánh giá, tổng hợp,
khái quát… theo nhiều cách, từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng đƣợc sử
dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận
và thực tiễn phát triển NTTS.
Các phƣơng pháp trên còn đƣợc dùng trong đánh giá tình hình phát triển
NTTS cũng nhƣ thực thi chính sách phát triển và chỉ ra các vấn đề tồn tại
cùng với những nguyên nhân, từ đó hình thành các giải pháp phát triển ngành
NTTS của huyện Tuy Phƣớc.
Các phƣơng pháp thu thập tài liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong nghiên
cứu là:
- Kế thừa các số liệu của các công trình nghiên cứu trƣớc đó.
- Tổng hợp các nguồn số liệu của các phòng, ban của huyện Tuy Phƣớc:
Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự
án đầu tƣ và xây dựng huyện; Số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Bình Định.
- Tìm thông tin thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: Báo
chí, Internet…
- Kết hợp các phƣơng pháp thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu và
phân tích đầy đủ, chính xác.
Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính:
- Chủ yếu sử dụng số liệu báo cáo, thống kê của Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Tuy Phƣớc; Số liệu Niên giám thống kê huyện
Tuy Phƣớc năm 2012; Quy hoạch phát triển NTTS tỉnh Bình Định của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định.


4

- Công cụ tổng hợp và phân tích số liệu chính: Sử dụng chƣơng trình xử

lý số liệu bằng Exel.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển NTTS.
- Chƣơng 2: Thực trạng phát triển NTTS trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc.
- Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển NTTS trên địa bàn huyện Tuy
Phƣớc.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nước ngoài
Từ thế kỷ thứ XVIII, David Ricardo (1772-1823) đã cho rằng “đất đai
nông nghiệp là nguồn gốc của sự tăng trƣởng kinh tế”. Do các nguồn tài
nguyên đất đai có giới hạn, trong khi dân số tăng nhanh, vì vậy việc phát triển
các ngành trong nông nghiệp dựa vào khai thác loại tƣ liệu sản xuất từ nguồn
tài nguyên chủ yếu này. Từ đó trong hoạch định chính sách phát triển NTTS
cần phải biết khai thác và sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai và các
nguồn tài nguyên gắn với đất là mặt nƣớc; cần phải nâng cao trình độ thâm
canh để tăng năng suất.
Năm 1955, mô hình hai khu vực đƣợc sử dụng bởi nhà kinh tế học ngƣời
Mỹ Arthus Lewis. Theo quan điểm Lewis thì gắn phát triển nông nghiệp nói
chung và thủy sản nói riêng với phát triển công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế này làm tăng hiệu quả sử dụng lao động (di chuyển lao động dƣ
thừa trong nông nghiệp sang lĩnh vực khác), từ đó góp phần nâng cao năng
suất lao động của nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng. Để
khắc phục tình trạng này cần phải đầu tƣ cho nông nghiệp cả về chiều rộng
cũng nhƣ chiều sâu để nâng cao năng suất lao động. Ông cũng cho rằng cần


5


đẩy mạnh cơ khí hóa trong nông nghiệp và tăng cƣờng áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Vận dụng lý thuyết về thay đổi cơ cấu này của Lewis trong xây dựng
giải pháp phát triển NTTS ở Tuy Phƣớc chính là sự chuyển đổi cơ cấu sản
xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, tức là có thể chuyển đổi những vùng
trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh sang NTTS có năng suất, hiệu quả cao hơn
hẳn; Phát triển NTTS gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Roy Hadod - Evsey Domar (1940) nhấn mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn
trong sản xuất nói chung và trong sản xuất NTTS nói riêng. Với quan điểm
tƣơng tự, Robert Solow (1956) cho rằng việc tăng khối lƣợng vốn sản xuất
qua đầu tƣ chỉ giúp tăng trƣởng sản xuất trong ngắn hạn nhƣng không hiệu
quả trong dài hạn.
Sung Sang Park (1992) phác họa 3 giai đoạn trong sản xuất NTTS. Giai
đọan thứ nhất - giai đoạn sơ khai, các yếu tố tự nhiên và lao động đóng vai trò
chủ yếu; Giai đoạn thứ hai đƣợc bổ sung thêm các yếu tố đầu vào đƣợc tạo ra
từ khu vực công nghiệp nhƣ thức ăn công nghiệp, hóa chất… Trong giai đoạn
thứ ba - giai đoạn phát triển, năng suất lao động tăng lên chủ yếu nhờ vào
thành tựu khoa học và kỹ thuật mà cụ thể là máy móc, thiết bị hiện đại và
công nghệ. S.S.Park nhấn mạnh đến vốn con ngƣời, từ đó cho thấy: trình độ
lao động quyết định tiến bộ công nghệ; đầu tƣ cho giáo dục cũng chính là đầu
tƣ cho phát triển.
Hội thảo quốc tế về “Kế hoạch hành động cho phát triển bền vững và mở
rộng mô hình hợp tác xã thủy sản” diễn ra vào ngày 26 - 27/6/2009 tại Hà Nội
đã trình bày các kết quả nghiên cứu cũng nhƣ kinh nghiệm của một số quốc
gia về phát triển và mở rộng mô hình hợp tác xã NTTS (kinh nghiệm của Tây
Ban Nha, của một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trong việc hỗ trợ
phát triển mô hình hợp tác xã NTTS, kinh nghiệm của Chính phủ Việt Nam


6


liên quan đến việc mở rộng mô hình hợp tác xã NTTS). Tuy nhiên, các báo
cáo khoa học trong hội nghị này chƣa đề cập một cách toàn diện đến việc xây
dựng, hoạt động, củng cố và phát triển nghề NTTS.
Nghiên cứu trong nước
Đề tài của TS. Lê Bảo (2006) về “ Phát triển nuôi tôm bền vững ở các
tỉnh Duyên hải miền Trung” [4] đã nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về phát
triển NTTS bền vững. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát chọn
mẫu các hộ nuôi tôm trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung để nghiên
cứu định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất tôm nuôi thu hoạch nhƣ:
công lao động, chi phí thức ăn, chi phí phòng dịch bệnh… từ đó nghiên cứu
tính bền vững của hoạt động nuôi tôm trên các mặt kinh tế, xã hội, môi
trƣờng, thể chế và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nuôi tôm bền vững
trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung. Kết quả nghiên cứu của đề tài là
cơ sở để mở rộng nghiên cứu NTTS ở huyện Tuy Phƣớc.
Tác giả Nguyễn Long (2004) trong nghiên cứu về khai thác và NTTS
ven bờ ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã nhận định rằng vùng biển ven bờ đang
bị khai thác quá mức, sản lƣợng khai thác trên một đơn vị cƣờng lực giảm sút
nhanh chóng, cạnh tranh trong khai thác dẫn đến hủy diệt nguồn lợi. Từ đó,
tác giả đề xuất một chu trình cho nuôi trồng, khai thác và chế biến để đạt
đƣợc giá trị gia tăng cho NTTS. Vận dụng và khai thác các nội dung của tác
giả nêu trên để đề xuất các giải pháp cho đề tài.
Tác giả Nguyễn Trung Kiên và Phan Văn Hòa, Trƣờng Đại học Kinh tế,
Đại học Huế trong đề tài nghiên cứu “Lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh
của tôm nuôi ở Tuy Phƣớc, Bình Định trên thị trƣờng thế giới” năm 2012 [8],
cho rằng nuôi tôm ở huyện Tuy Phƣớc có lợi thế so sánh cao trên thị trƣờng
thế giới với điều kiện môi trƣờng không bị ô nhiễm, dịch bệnh không xảy ra
và không sử dụng chất kháng sinh trong bất kỳ trƣờng hợp nào. Nếu bỏ ra



7

0,7523 USD chi phí nội nguồn để nuôi tôm và xuất khẩu sẽ thu về một lƣợng
giá trị ngoại tệ gia tăng là 1 USD. Tuy nhiên, để nâng cao lợi thế so sánh, khả
năng cạnh tranh và hiệu quả nuôi tôm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
và tự do hóa thƣơng mại nhƣ hiện nay cần phải quy hoạch chi tiết phát triển
NTTS, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hƣớng đầu tƣ thâm canh và sản xuất
sạch; thực hiện chính sách huy động vốn, tín dụng hợp lý; áp dụng mạnh mẽ
tiến bộ khoa học công nghệ mới vào nuôi trồng, bảo quản, chế biến, đóng gói
và tiêu thụ; bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu
cầu của NTTS xuất khẩu; Hộ nuôi tôm cần tập trung đầu tƣ nuôi 1 vụ trong
năm; đầu tƣ tăng thêm giống, thức ăn công nghiệp, lao động, tăng cƣờng kiểm
dịch thủy sản, đầu tƣ cơ sở hạ tầng và xử lý môi trƣờng; hạn chế nuôi tôm
bằng thức ăn tƣơi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh, giảm chi
phí phòng trừ và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây là cơ sở để đề xuất các giải
pháp phát triển NTTS của huyện Tuy Phƣớc.
Tác giả Lâm Văn Mẫn, trong Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển bền
vững ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015”, Trƣờng Đại
học kinh tế TP Hồ Chí minh, năm 2006 [9], đã tập trung nghiên cứu ngành
Thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long (và có xem xét trong tổng thể Việt
Nam), bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ thủy
sản. Cụ thể hơn là nghiên cứu tiềm năng nguồn lợi, sản lƣợng thủy sản, thực
trạng của các tàu đánh cá, các hợp tác xã nghề cá, các hộ nuôi trồng, các
doanh nghiêp chế biến và xuất khẩu thủy sản; Xem xét những yếu tố có liên
quan đến phát triển (nhƣ: nguồn lực lao động, vốn, khoa học - công nghệ, tài
nguyên môi trƣờng, cơ chế chính sách và tổ chức quản lý) và đánh giá tính
hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực nói trên để phát triển thủy sản. Đi
sâu nghiên cứu để làm rõ những mâu thuẫn cụ thể giữa phát triển kinh tế thủy
sản với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái. Qua đó, có thể vận dụng để



8

phân tích, đánh giá thực trạng tình hình nuôi NTTS trong thời gian qua của
huyện Tuy phƣớc và đề xuất các giải pháp phát triển trong thời gian tới.
Tác giả Nguyễn Văn Bé, trong Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Giải pháp về
vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau”, Trƣờng Đại
học kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2006 [6], đã nghiên cứu sâu về tầm quan
trọng của vốn trong phát triển NTTS ở tỉnh Cà Mau, đồng thời đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cƣờng huy động vốn đầu tƣ và sử dụng vốn có hiệu quả
cho NTTS. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu chuyên sâu về một trong những
yếu tố nguồn lực ảnh hƣởng đến phát triển, chƣa nêu rõ đƣợc mối quan hệ tác
động trong việc sử dụng vốn với các nguồn lực khác. Nhƣng có thể tham khảo
vận dụng trong đề xuất giải pháp về vốn cho NTTS.
Ngoài ra, trong những năm gần đây có các công trình nghiên cứu lớn
nhƣ: “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm
nhìn 2030” của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản - năm 2012 [14]; Đề tài
“Mô hình phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn
Thị Trâm Anh, năm 2009 [2], Đề tài “Vấn đề toàn cầu hóa thương mại thủy
sản và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam” do PGS.TS
Nguyễn Thị Kim Anh làm chủ nhiệm [1], Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày
03/03/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng
thuỷ sản đến năm 2020,... đã định hƣớng và định hình phân bố không gian
phát triển ngành thủy sản Việt Nam trong dài hạn. Trong đó, tỉnh Bình Định
cũng nhƣ huyện Tuy Phƣớc chỉ là một địa phƣơng nhỏ, nhƣng trên cơ sở đó
cũng đã giúp cho việc định hƣớng các chiến lƣợc phát triển ngành thủy sản
cho phù hợp với địa phƣơng, trong đó có ngành NTTS.
Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững thủy sản: Vấn đề và Cách tiếp
cận” tổ chức ngày 11-13/5/2006, tại Hải Phòng, do Bộ NN & PTNT phối hợp
với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tổ chức. Hội thảo này đã thu



9

hút sự chú ý và tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà
hoạch định chính sách trong nƣớc và quốc tế nhƣ Trung tâm phát triển thủy
sản Đông Nam Á (SEAFDEC), Cơ quan Phát triển quốc tế của Ðan Mạch
(DANIDA), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ bảo vệ thiên
nhiên hoang dã (WWF), Liên minh sinh vật biển quốc tế (IMA), Trung tâm
thủy sản thế giới (WFC) .v.v.... Các tác giả báo cáo đã trình bày các kết quả
nghiên cứu, đánh giá, phân tích và đề xuất định hƣớng chiến lƣợc phát triển
bền vững ngành Thủy sản Việt Nam, trong đó nhận định ngành Thủy sản
đang phải đối mặt với những thách thức, rủi ro do sự suy kiệt nguồn lợi thủy
sản ở một số khu vực, mất đa dạng sinh học trong các thủy vực, ô nhiễm và
suy thoái môi trƣờng nuôi, giảm nguồn giống tự nhiên, cộng đồng dân cƣ còn
nghèo và nhận thức về phát triển bền vững còn hạn chế. Hội thảo cũng đã đề
xuất một bộ chỉ số xác định bền vững của ngành Thủy sản Việt Nam bao gồm
bộ chỉ số đánh giá chung cho toàn ngành, bộ chỉ số đánh giá ngành khai thác
thủy sản và bộ chỉ số đánh giá ngành NTTS.
Nghiên cứu tổng quát các vấn đề liên quan đến phát triển NTTS tỉnh
Bình Định có “Báo cáo quy hoạch NTTS đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
tháng 6/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định [15] là
cơ sở pháp lý để xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt các giải
pháp quy hoạch, mục tiêu quy hoạch phát triển NTTS trên địa bàn huyện Tuy
Phƣớc.
Có thể thấy, ngành thuỷ sản đã trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm,
nghiên cứu của nhiều tổ chức, nhà khoa học. Tất cả các công trình, dự án đã
công bố nêu trên là những tài liệu có ý nghĩa thực tiễn và lý luận lớn, đã phân
tích đánh giá toàn diện về sự phát triển ngành thủy sản trên các khía cạnh
khác nhau. Qua đó đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện cho việc phát triển

ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng trong thời gian tới. Tuy nhiên,


10

những đề xuất giải pháp nhằm phát triển NTTS từ những đặc điểm tự nhiên,
kinh tế - xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau nên khó có thể áp dụng
chung cho các địa phƣơng. Việc nghiên cứu sâu hƣớng đến giải quyết mục
tiêu duy trì, ổn định và phát triển lâu dài ngành NTTS cho từng địa phƣơng,
cụ thể là cấp huyện, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, tăng thu nhập,
tạo công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo là một vấn đề chƣa đƣợc
tập trung nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu cụ thể
hơn trên địa bàn cấp huyện.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định chƣa thấy có đề tài nào nghiên cứu
về phát triển NTTS ở cấp huyện. Do đó, có thể nói đề tài “Phát triển NTTS
trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc” là đề tài đầu tiên nghiên cứu về phát triển
NTTS ở cấp huyện của tỉnh Bình Định.


11

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản
NTTS là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên
nhiên sẵn có (mặt nƣớc biển, nƣớc sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt,

đầm phá, khí hậu…) với hệ sinh vật sống dƣới nƣớc (chủ yếu là cá, tôm và
các loại thủy sản khác) có sự tham gia trực tiếp của con ngƣời. Hay nói cụ thể
hơn, NTTS là nuôi các loài động vật (cá, giáp xác, nhuyễn thể…) và thực vật
(rong biển)… trong các môi trƣờng nhƣ nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn.
Các đối tƣợng nuôi hiện nay ở nƣớc ta chủ yếu bao gồm: tôm sú, tôm
chân thẻ trắng, tôm hùm, tôm càng xanh, cá biển (cá hồng, cá mú, cá chẽm, cá
bớp…), cá nƣớc ngọt (cá tra, cá ba sa, cá chép, cá mè, cá rô phi, trê phi, trắm
cỏ, cá trôi, cá bống tƣợng, tai tƣợng, cá lóc…), cua, ghẹ…
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
- NTTS mang tính vùng miền. Ngành NTTS phát triển mọi vùng miền
trong cả nƣớc từ đồng bằng, ở đó có thể phát triển nghề NTTS, nhƣng mỗi
vùng miền có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, có sự khác nhau
về đối tƣợng nuôi, kỹ thuật chăm sóc, phƣơng thức nuôi… Từ đặc điểm này,
đòi hỏi các vùng, các địa phƣơng phải nắm bắt rõ điều kiện tự nhiên, thổ
nhƣỡng của từng vùng đất NTTS trên địa bàn để phát triển nuôi trồng một
cách hợp lý, đem lại hiệu quả cao. Do đó, trong công tác quản lý và chỉ đạo
sản xuất của ngành thủy sản cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý
nhà nƣớc và ngƣời nuôi, cần lƣu ý đến vấn đề quy hoạch và thực hiện quy
hoạch đồng bộ cho phù hợp với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ.


12

- Thủy vực vừa là tƣ liệu sản xuất chủ yếu vừa là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế đƣợc. Đối tƣợng của NTTS là các sinh vật gắn với đất
đai, diện tích mặt nƣớc. Nếu không có đất đai và diện tích mặt nƣớc thì không
thể tiến hành NTTS đƣợc. Thủy vực không những là tƣ liệu sản xuất mà là tƣ
liệu đặc biệt, khác với các tƣ liệu sản xuất khác. Thủy vực có giới hạn, có vị
trí cố định, còn sức sản xuất thì không giới hạn. Do đó, nếu chúng ta biết sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên này bằng cách cải tạo, bảo vệ và bồi dƣỡng thì

thủy vực không những không bị hao mòn mà còn tốt hơn (tức độ phì nhiêu,
độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nƣớc ngày càng một tăng).
- NTTS mang tính thời vụ cao.Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là
quy luật sinh trƣởng và phát triển của các đối tƣợng nuôi trồng, những biểu
hiện chủ yếu của tính thời vụ trong NTTS đó là:
+ Đối với mỗi đối tƣợng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trƣởng và phát
triển diễn ra trong các khoản thời gian khác nhau của từng mùa vụ sản xuất
nên đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con ngƣời
tới chúng cũng phải khác nhau.
+ Cùng một đối tƣợng NTTS nhƣng ở những vùng có điều kiện khí hậu,
thời tiết khác nhau thƣờng có mùa vụ sản xuất khác nhau.
Tính thời vụ trong NTTS thƣờng có xu hƣớng dẫn tới tính thời vụ trong
việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là sức lao động. Ngƣời lao động có lúc
bận rộn, nhƣng cũng có lúc nhàn rỗi.
Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến
bất thƣờng, tính thời vụ trong NTTS càng gây nên nhiều vấn đề phức tạp
trong tổ chức, quản lý sản xuất và kinh doanh.
- Đối tƣợng sản xuất của ngành NTTS là các cơ thể sống. Sản phẩm thủy
sản sản xuất đạt chất lƣợng đƣợc giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình
tái sản xuất vụ sau.


13

Đối tƣợng sản xuất của ngành NTTS sinh trƣởng, phát triển và phát dục
theo các quy luật sinh học, nên rất nhạy cảm với môi trƣờng, đặc biệt khi có
những biến động khác thƣờng về thời tiết nhƣ: bão, gió mùa, mƣa phùn… đều
gây ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ sống của chúng và năng suất thu hoạch về sau.
Do đó trong quá trình sản xuất, chúng luôn đòi hỏi sự tác động tích cực của
con ngƣời và tự nhiên để sinh trƣởng và phát triển. Vì thế, có hàng loạt các

vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để đạt năng suất cao trong NTTS nhƣ: nâng
cao chất lƣợng con giống, quản lý chất lƣợng môi trƣờng và xây dựng các quy
trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao.
Trong NTTS, một số sản phẩm đạt chất lƣợng đƣợc giữ lại để tái sản
xuất cho vụ kế tiếp. Chính do đặc điểm riêng có này mà trong quá trình NTTS
cần phải quan tâm xây dựng hệ thống giống quốc gia, hệ thống giống cho
từng vùng, từng khu vực.
1.1.3. Phân loại các hình thức nuôi trồng thủy sản
a. Phân loại theo hình thức nuôi:
- Hình thức nuôi trong ao: Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện
sớm nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xƣa, ngƣời dân Viêt Nam đã biết đào ao thả
cá, sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC (vƣờn, ao,
chuồng). Hình thức này đƣợc giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện
tích ao nuôi và ngƣời dân có thể áp dụng phƣơng thức nuôi khác nhau từ
quảng canh đến thâm canh.
- Hình thức nuôi trong lồng bè: Ở các mặt nƣớc lớn gần đảo, ở vịnh hay
ven bờ. Đây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau
(nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn). Hình thức này, tùy theo thủy vực nhƣ hồ đập
chứa hay lƣu vực các dòng sông hoặc trên các vịnh hay ven bờ, nơi có độ sâu
từ 3 mét trở lên. Đây là hình thức đƣợc phát triển rất mạnh trong những năm


14

trở lại đây ở khu vực phía Bắc và Nam Trung bộ. Ngƣời dân tận dụng điều
kiện mặt nƣớc thiên nhiên để phát triển NTTS và mang lại hiệu quả cao.
- Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng: Là hình thức nuôi có giới hạn
bằng các chắn đăng, sáo ở các lƣu vực có mặt nƣớc lớn nhƣng độ sâu có giới
hạn nhất định từ 4 - 6 mét. Trên các thủy vực này ngƣời dân có thể thiết kế
các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tƣợng hỗn hợp.

Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.
- Hình thức nuôi kết hợp các đối tƣợng đăng quầng trong ao: Đây là hình
thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh hay quảng canh cải tiến,
ngƣời dân có thể nuôi ghép các đối tƣợng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong
biển. Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trƣờng và
an toàn dịch bệnh hơn. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi hỗn hợp các đối
tƣợng cá nƣớc ngọt truyền thống khá phổ biến.
b. Phân theo loại hình nuôi
- Nuôi quảng canh: là một hình thức nuôi trồng với mật độ thƣa, kết hợp
với sự đầu tƣ ít về cơ sở hạ tầng, tận dụng những nguồn lực tự nhiên sẵn có cả
giống và thức ăn. Trong phƣơng thức quảng canh, kĩ thuật sản xuất nói chung
là lạc hậu. Sản xuất tiến hành dựa chủ yếu vào việc khai thác độ phì tự nhiên
sẵn có của đất đai và lợi dụng điều kiện thời tiết, khí hậu tự nhiên (mƣa, nắng,
vv.), vì vậy, năng suất nuôi trồng, năng suất đất đai thấp và có chiều hƣớng
ngày càng giảm do đất đai bị thoái hoá dần, chƣa kể tác hại của yếu tố môi
trƣờng sinh thái bị phá vỡ.
- Nuôi quảng canh cải tiến: là một hình thức nuôi trồng với mật độ cao
hơn quảng canh, nuôi dựa vào tự nhiên nhƣng có bổ sung thêm giống và thức
ăn ở mức độ thấp.


15

- Nuôi bán thâm canh và thâm canh: nuôi dựa vào thức ăn bên ngoài, thả
giống với mật độ cao, chủ động trong quản lý hệ thống nuôi (thay nƣớc, sục
khí).
- Nuôi siêu thâm canh: chủ yếu trong bể nƣớc tuần hoàn hay nƣớc chảy
tràn… chủ động điều khiển hoàn toàn hệ thống nuôi.
c. Phân theo môi trường nuôi:
- NTTS nƣớc ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng

nƣớc ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ƣơng nuôi các loài thủy sản
(nơi sinh trƣởng cuối cùng của chúng là nƣớc ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ
thƣơng phẩm. Ở đây, nƣớc ngọt đƣợc hiểu là môi trƣờng nƣớc có độ mặn thấp
hơn 0,5%.
- NTTS nƣớc lợ: Là hoạt động kinh tế ƣơng, nuôi các loài hiểu là môi
trƣờng có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tƣợng nuôi chủ yếu là các
loài tôm: Tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nƣơng, tôm rảo, tôm thẻ chân
trắng, tôm rằn và một số loài cá nhƣ cá vƣợc (chẽm), cá dìa – cá nâu, cá mú
(song), cá kình, cá đối…
- Nuôi thủy sản nƣớc mặn (nuôi biển): Là hoạt động kinh tế ƣơng nuôi
các loài thủy sản mà nơi sinh trƣởng cuối cùng của chúng là bờ biển. Hình
thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tƣợng nuôi chính là
tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể nhƣ
nghêu, sò huyết, ốc hƣơng, trai ngọc…
1.1.4. Vai trò của ngành NTTS trong nền kinh tế quốc dân
Với lợi thề về điều kiện tự nhiên thiên nhiên ƣu đãi, nên nƣớc ta có một
tiềm năng rất lớn trong khai thác và NTTS. Việt Nam có bờ biển dài hơn
3.260 km, với nhiều sông ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả NTTS nƣớc
ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn. Chính những ƣu thế này đã tạo thế mạnh cho


16

ngành NTTS và đã đóng vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Cụ
thể:
Phát triển NTTS cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ.
Có thể nói rằng các sản phẩm thủy sản là những sản phẩm bổ dƣỡng, giàu
chất đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp dinh dƣỡng cho mọi lứa tuổi. Càng ngày sản
phẩm thủy sản càng đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng tin tƣởng nhƣ những mặt
hàng thực phẩm an toàn. Thống kê của FAO cho thấy 75% sản lƣợng thủy sản

thu đƣợc hàng năm đƣợc dùng làm thực phẩm cho con ngƣời.
Phát triển NTTS làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, thu hút
hàng vạn ngƣời lao động dƣ thừa, nông nhàn ở nông thôn tham gia, góp phần
xóa đó giảm nghèo, nâng cao đời sống cho dân cƣ trong vùng. Hầu nhƣ ngƣời
dân vùng ven biển từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, đánh bắt khai thác nguồn
lợi thủy sản ven bờ, nay đã vƣơn ra ngoài khơi xa với phƣơng tiện, công cụ
kỹ thuật hiện đại, mà mục tiêu sản xuất đã mang tính hàng hóa rõ rệt. Bên
cạnh đó, một bộ phận khá lớn dân cƣ vùng ven biển đã biết tận dụng lợi thế
vùng nƣớc lợ, nƣớc mặn để phát triển NTTS, mang lại hiệu quả cao hơn so
với sản xuất nông nghiệp và những hoạt động khác. Chính NTTS đã tạo chỗ
làm mới cho lao động nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
theo hƣớng đa dạng ngành nghề, đa dạng sản phẩm, xóa dần thế độc canh
trong nông nghiệp, nông thôn.
Nhờ NTTS tăng nhanh nên sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản
tăng với tốc độ nhanh theo chiều hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm
2000, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nƣớc ta chỉ đạt 1 tỷ USD, vậy mà đến
năm 2005 đã đạt 2,7 tỷ USD, năm 2010 đã đạt trên 5,5 tỷ USD, năm 2012 đã
đạt trên 6,13 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2,8 tỷ USD. Ngành thuỷ
sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, chiếm
khoảng 5,3% tổng giá trị xuất khẩu của cả nƣớc trong năm 2012.


×