Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cách nuôi kỳ đà chuẩn giúp bạn làm giàu nhanh chóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.51 KB, 17 trang )

Cách nuôi Kỳ Đà
chuẩn giúp bạn
làm giàu nhanh
chóng
Là một loài động vật hoang dã đã được thuần hóa, Kỳ Đà có sức đề kháng
cao, dễ thích nghi với điều kiện môi trường sống và mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho người nuôi.




Cách nuôi Kỳ Đà chuẩn giúp bạn làm giàu nhanh chóng
Cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở thỏ
Hình ảnh về những chú gà chọi đẹp nhất Việt Nam

Trong tự nhiên, Kỳ Đà là loài động vật quý hiếm đã được ghi danh vào sách
đỏ, thường sống ẩn nấp trong những hang hốc, gốc cây mục, kẽ hở đất, đá…
Sau khi được thuần hóa, chúng được đánh giá là loài vật nuôi kinh tế dễ nuôi
với sức đề kháng cao, ít dịch bệnh mà hiệu quả thì hơn hẳn so với việc chăn
nuôi nhiều loài động vật khác.


Cách nuôi Kỳ Đà chuẩn giúp bạn làm giàu nhanh chóng

Sau đây, Lamsao sẽ mách bạn cách nuôi Kỳ Đà chuẩn để gây dựng mô hình
chăn nuôi và nhanh chóng làm giàu nhé.


1

Cách chọn giống


Khi chọn giống Kỳ Đà để nuôi, bạn nên chọn những con to khỏe, ít nhất là có
kích thước trung bình trở lên. Mặt khác, bạn cũng nên chọn cả Kỳ Đà đực và
cái để chúng phối giống và sinh sản. Phân biệt con đực và con cái bằng cách
quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt của từng con sau khi lật ngửa bụng của chúng
lên.


Chọn giống là những con kỳ đà to khỏe

- Kỳ Đà đực thường có gốc đuôi to, lỗ huyệt lồi lên và khi dùng tay bấm vào
gốc đuôi, bạn sẽ thấy một chiếc gai giao cấu có màu đỏ đậm lồi ra ở ngay
chỗ lỗ huyệt.
- Kỳ Đà cái thường có gốc đuôi thon nhỏ hơn, lỗ huyệt cũng lép chứ không lồi
lên như Kỳ Đà đực và khi dùng tay bóp vào gốc đuôi, bạn sẽ không thấy có
chiếc gai giao cấu nào lồi ra ở chỗ lỗ huyệt cả.


2

Khâu chuẩn bị chuồng trong cách nuôi Kỳ Đà
Gần giống như chuồng nuôi cá sấu, bạn có thể chuẩn bị chuồng nuôi Kỳ Đà
bằng xi măng hoặc lưới có kích thước chuẩn là rộng 2 – 3 m, dài 3 – 4 m và
cao khoảng 2 – 3 m. Bên trong chuồng, bạn cần phải tô láng để tránh trường
hợp Kỳ Đà bám trèo thoát ra ngoài, đồng thời thiết kế hang hốc hoặc đặt sẵn
vài chiếc ống dài trên 4m có đường kính 0,1 – 0,2 m để Kỳ Đà nghỉ ngơi và
trú ẩn như trong môi trường tự nhiên.


Xây dựng chuồng nuôi kỳ đà bằng gạch và xi măng


Ngoài ra, chuồng nuôi cần có cả hệ thống thoát nước để thường xuyên tắm
cho Kỳ Đà và xịt rửa chuồng sạch sẽ. Nếu có điều kiện, bạn còn có thể trồng
hoặc đặt một số loại cây cảnh bên trong chuồng để tạo quang cảnh tự nhiên
và tạo nơi để Kỳ Đà tránh nắng nữa nhé.


3

Cách thả giống chuẩn
Sau khi chọn được những con giống chuẩn và tạo dựng chuồng trại rồi, bạn
tiến hành thả giống vào chuồng (chuồng làm bằng xi măng hoặc chuồng
lưới). Mỗi chuồng, bạn có thể thả một cặp Kỳ Đà đực và cái, hoặc thả một
con đực cùng với 3 con cái để chúng phối giống sinh sản nhanh nhé.


Kỹ thuật nuôi kỳ đà khi thả giống vào chuồng


4

Nguồn thức ăn cho Kỳ Đà
Trong cách nuôi Kỳ Đà, bạn không thể không lưu tâm đến vấn đề thức ăn để
chúng luôn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Vật nuôi kinh tế này thường
ăn các loại sâu bọ, côn trùng, chẳng hạn như cánh cam, cào cào, chuồn
chuồn, ong, bướm, gián, mối… thậm chí là ăn cả ếch, nhái, chim chóc, gà
vịt… Ngoài ra, bạn còn có thể tập cho chúng ăn thêm tôm, cá, cua, thịt,
trứng và nội tạng của gia súc, gia cầm nữa.


Cho kỳ đà ăn vào lúc chiều tối


Để cho Kỳ Đà ăn, bạn thả mồi vào chuồng lúc chiều tối. Mỗi một con Kỳ Đà
chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 con ếch, nhái hay chuột là đủ dinh dưỡng cho cả
ngày đấy nhé.
Với chế độ nuôi dưỡng phù hợp, Kỳ Đà sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt là sau mỗi lần lột xác vào khoảng tháng 8 - tháng 10 hằng năm. Sau
khoảng 18 tháng, Kỳ Đà sẽ đạt đến độ trưởng thành đủ để bước vào giai
đoạn sinh sản mỗi năm một lứa, mỗi lứa để khoảng 15 – 17 trứng nhưng chỉ
có chưa đến 50% số trứng đó có khả năng nở thành con.


Với ky thuat nuoi ky da chuẩn, chúng sẽ nhanh chóng sinh trưởng và phát triển

Hy vọng với cách nuôi Kỳ Đà đơn giản trên đây, bạn sẽ có thể chăn nuôi
thành công loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao này. Ngoài ra, để mở rộng thêm
mô hình chăn nuôi, bạn có thể tham khảo thêm mô hình nuôi heo rừng
lai, mô hình nuôi lươn sạch, hay mô hình chăn nuôi gà... trên Lamsao.com
nhé.

Hướng dẫn kỹ
thuật nuôi nhím
Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng
cũng rất đơn giản. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc,
nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân
thượng nhà cao tầng.




Cách nuôi Kỳ Đà chuẩn giúp bạn làm giàu nhanh chóng

Cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở thỏ
Hình ảnh về những chú gà chọi đẹp nhất Việt Nam


1


Chuồng nuôi

Một trong những yếu tố đầu tiên trong kỹ thuật nuôi nhím cần chú ý là
chuồng nuôi. Chuồng nuôi nhím không cần có ánh sáng chiếu trực tiếp, nên
làm kiểu nửa sáng nửa tối, đảm bảo tránh nắng nóng, mưa tạt, khô ráo và
thoáng mát. Diện tích chuồng không cần thiết quá rộng, trung bình 1m2/con.
Khu vực sân chuồng và nên đổ bê tông độ dài từ 8 đến 10 cm, nghiêng 3 đến
4 % để dễ dàng thoát nước và cũng để nhóm không đào hang chui ra ngoài.
Phía ngoài khu chuồng phải rào lưới B40, độ cao >1,5m. Trong điều kiện tự
nhiên, nhím sống trong hang nên bạn cũng phải làm hang giả cho nhím bằng
ống cống, phi 50 – 60 cm hoặc dùng tôn uốn cong đặt nổi trên nền chuồng.
Máng uống có các kích thước chiều rộng và chiều cao từ 20 đến 25 cm để
tránh nhím đái ỉa vào, nên để máng ngoài sân để tránh làm nước vương vãi
ra nền chuồng. Trong chuồng bạn nên đặt một vài cục đá liếm, khúc gỗ hoặc
sắt để nhím mài răng.


Hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím


2

Thức ăn cho nhím


Để nhím phát triển và sinh trưởng tốt, người nuôi cũng phải chú ý đến thức
ăn. Thức ăn của nhím khá đa dạng, bao gồm: Rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả
đủ vị ngọt bùi, đắng, chát... nhím đều có thể ăn được.
Trung bình một ngày nhím ăn 2kg thức ăn/con, khi nhím sinh sản thì cần bổ
sung thêm thức ăn tinh, chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường...
để nhím mẹ đỡ mất sức khi tiết sữa nuôi con và mang thai, giúp nhím con
mau lớn.
Với nhím đực, bạn có thể bổ sung thêm rễ cây, mầm cây các loại, nhím sẽ
phối giống mạnh mẽ hơn.
Khẩu phần thức ăn cho mỗi con nhím/ngày theo từng giai đoạn:
- Từ 1 - 3 tháng tuổi: 0,3kg rau, củ, quả các loại; 0,01kg lúa, ngô, đậu các
loại; 0,01kg

cám

viên

hỗn

hợp.

- Từ 4 - 6 tháng tuổi: cho nhím ăn 0,6kg rau quả củ; 0,02kg lúa, ngô, đậu;
0,01kg

khô

dầu,

dừa,


lạc; 0,02kg

cám

viên

hỗn

hợp.

- Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ; 0,04kg lúa bắp đậu, 0,02kg khô dầu
dừa

lạc;

0,04kg cám viên hỗn hợp.
- Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ; 0,08kg lúa bắp đậu, 0,04kg khô dầu
dừa lạc; 0,08kg cám viên hỗn hợp.


3


Nước uống

Do khẩu phần ăn cho nhím có nhiều rau, củ, quả nên nhím ít uống nước, tuy
vậy nhím vẫn cần phải đủ nước, trung bình 1 lít/5 con/ngày và thường uống
vào buổi sáng, trưa. Bạn không nên tắm ướt nhím vì chúng không thích điều
này, khi bị ướt nhím sẽ liên tục vẩy lông, sẽ không tốt.


Kỹ thuật nuôi nhím đúng cách sẽ giúp bạn có những đàn nhím khỏe mạnh


4

Kỹ thuật nuôi nhím: Phòng bệnh

Mặc dù nhím không hay bị dịch bệnh nhưng bạn vẫn cần chú ý đến một vài
bệnh

thông

thường

như:

- Bệnh đường ruột: Nếu khẩu phần ăn cho nhím không được như ngoài tự
nhiên thì nhím có thể bị mắc tiêu chảy. Trong trường hợp này bạn cần dùng


thuốc trị tiêu chảy hoặc đơn giản hơn là cho nhím ăn một số loại thức ăn
chát, đắng như cà rốt, ổi xanh, rễ cau, rễ dừa…
Để nhím không bị tiêu chảy thì người nuôi phải cân đối đầy đủ khẩu phần
thức ăn, không được cho ăn những đồ ẩm mốc, bẩn thỉu hoặc hôi thối.
- Ký sinh trùng ngoài da: Nhím cũng có thể bị các loại ký sinh trùng căn như
ve, mò… gây ra những vết ghẻ lở. Bạn có thể bôi thuốc cho nhím, hoặc để
chúng tự liếm cũng có thể tự khỏi. Để tránh mắc bệnh này, chuồng của nhóm
phải thường xuyên được sát trùng, vệ sinh mỗi tháng từ 1 đến 2 lần.
Trên đây là một số hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím đúng cách để bạn tham

khảo. Nhím là một loại vật nuôi kinh tế rất có lãi nếu biết cách chăm sóc bạn
sẽ có được những đàn nhím khỏe mạnh, mang lại hiệu quả về kinh tế cao.
Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi
chồn hương
Là một loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và
thực phẩm nên hiện nay việc nuôi chồn hương ngày càng phổ biến. Dưới
đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi chồn hương để bạn đọc tham
khảo.




Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dúi sinh sản
Hướng dẫn nuôi trĩ hiệu quả
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mối hiệu quả

Chồn hương là một loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược
liệu quý hiếm. Không chỉ vậy chồn hương còn được biết đến là món đặc sản
thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng.


Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương

Chồn hương có dáng dài thon, lông ngắn xám đen và có khoang màu trên
thân, dọc sống lưng có các vết sọc dưa xám đen thành hàng chạy từ vai
xuống đến mông, đầu mõm nhọn, chân ngắn, đuôi dài với 7 vòng trắng xen
kẽ 7 vòng đen. Có nguồn gốc tự nhiên nhưng do nhu cầu sử dụng lớn và có
giá trị về kinh tế cao nên hiện nay nghề nuôi chồn hương ngày càng phổ biến

tại nhiều địa phương.
Để bạn đọc có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi nuôi loài vật này,
Lamsao.com xin chia sẻ một số kỹ thuật nuôi chồn hương.


1


Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Kỹ thuật xây chuồng nuôi

Yếu tố đầu tiên cần chú ý trong kỹ thuật nuôi chồn hương là chuồng trại.
Chuồng nuôi chồn nên làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói hoặc lá, đảm
bảo thoáng mát, cao ráo, có hệ thộng cửa sổ đóng – mở thuận tiện cho đông
ấm, hè mát phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Tùy theo số lượng chồn mà có thể thiết kế các kiểu chuồng nuôi khác nhau,
nếu nuôi nhiều thì xây chuồng thành các tầng (khoảng từ 2 đến 3 tầng), mỗi
tầng cao từ 0,7 đến 0,8m bằng bê tông, gỗ hay tre thật chắc chắn để đặt các
lồng nuôi nhốt chồn.
Chú ý nền chuồng cần làm dốc thoải để dễ dàng thoát nước tiểu. Trên cùng
một tầng, giữa các lồng nên ngăn kín để chồn không nhìn thấy nhau, có thể
gây nên tình trạng bị stress.
Lồng nuôi nhốt chồn hương thường được làm kiên cố bao quanh bằng lưới sắt
B40 hoặc có thể đan bằng gỗ, tre nhưng phải có then cài thật chắc chắn để
chồn không chui ra ngoài được.


Kích thước chuồng nuôi


Kích thước lồng tham khảo: Chiều cao 0,7 - 1m, rộng từ 0,8 - 1 m, dài 1,2m.
Khi làm chuồng bằng gỗ, tre thì cần tạo các khe hở để phân lọt xuống dưới
nền. Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy lại càng phải quan tâm hơn, nên
làm đáy bằng gỗ nhẵn, các tấm gỗ rộng 3cm và có độ dày khoảng 1cm, chỉ
để khe hở khoảng 1cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân, đồng
thời giữ cho khu vực lồng nuôi chồn đẻ thật yên tĩnh.
Vệ sinh chuồng trại: Đây cũng là vấn đề rất cần quan tâm, bạn phải giữ cho
môi trường nuôi chồn không bị ô nhiễm, luôn khô ráo sạch sẽ vì vậy mỗi ngày
đều phải quét dọn khu chuồng trại, cho phân và nước tiểu thoát ra ngoài
thông qua hệ thống rãnh để tránh ô nhiễm môi trường.


2


Chọn

giống

nuôi

Chọn giống nuôi

Để có những con chồn nuôi chất lượng bạn nên chọn nuôi những con nhanh
nhẹn, không dị tật, lông mượt mà, mắt mũi tinh anh, không bị thương… còn
nếu chọn con làm giống thì tốt nhất lấy những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng
đã có thời gian thích nghi với môi trường nuôi nhốt.
Chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Chồn cái đến giai đoạn động đực
thường phát ra tiếng kêu lạ, bỏ ăn phá chuồng còn con đực tiết ra xạ hương
thơm để quyến rũ con cái. Khi đó bạn thả con đực vào để chúng giao phối,

nên thực hiện ngay khi chồn động đực để có chất lượng và hiệu quả cao
nhất.
Khi chồn giao phối xong, bạn lại tách con cái và đực ra để nuôi riêng. Nếu
sau 1 tháng không thấy chồn cái có thai thì cần tiếp tục quan sát và cho giao
phối lại.


Chồn mang thai trong vòng 90 ngày, sau khi sinh chồn con sẽ mở mắt sau 7
đến 10 ngày. Thời gian đầu chồn con sẽ bú sữa mẹ, đến khi được 35 ngày
tuổi chồn sẽ tập ăn thức ăn của mẹ, khi được 60 ngày tuổi thì cho tách bầy.
Khi ở ngoài tự nhiên, mỗi năm chồn hương đẻ 1 lứa, khi được thuần hóa thì
có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 6 con. Thời gian sinh sản thường từ
tháng 2 đến tháng 10 âm lịch.


3

Thức ăn

Chú ý tới thức ăn của chồn hương cũng là một yêu cầu trong kỹ thuật nuôi chồn hương

Thức ăn yêu thích của chồn hương là côn trùng như kiến, mối, chim, chuột
hay các loại bò sát như rắn, nhông và một số loại quả: đu đủ, chuối, cafe,
mít, rễ cây… Còn đối với chồn nuôi, bạn cần cho ăn cơm với thức ăn có cá,
thịt đã được chế biến. Chồn bắt từ ngoài tự nhiên về nuôi thường rất nhát
nên bạn cần kiên trì tập cho chúng ăn.
Bữa ăn chính của chồn nên thực hiện vào buổi tối, bữa sáng chỉ là phụ. Bạn
cần cho chồn ăn đầy đủ thức ăn và nước uống, ngoài ra để đảm bảo sự phát



triển của chồn thì sẽ không thể thiếu các chất dinh dưỡng như B.complex,
cám gà đậm đặc (concentrat)...


4

Phòng và trị bệnh

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hương.
Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hương rất dễ bị mẫn cảm với những loại thức
ăn mới lạ. Chúng rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, bạn nên phòng bệnh này cho
chồn bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn mới.
Ngoài ra chồn hương cũng dễ mắc bệnh cầu trùng tức bệnh phân lẫn máu
hoặc bị bệnh thương hàn giống như nhiều loại gia súc, gia cầm khác với biểu
hiện sốt cao, phân lỏng màu vàng. Bạn có thể mua các loại thuốc thú y đặc
trị, sử dụng theo hướng dẫn liều lượng thuốc/kg thể trọng trên bao bì.
Trên đây là một số hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương để bạn tham khảo
nếu đang hoặc có ý định nuôi loài động vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cao
này. Chúc bạn thành công!



×