Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SK L8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.8 KB, 6 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú học tập môn âm nhạc 8
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC 8
1. Đặt vấn đề:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Ngay từ khi chào đời, em bé được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ, lớn
lên với những bài hát đồng dao, với những điệu hò, những khúc tình ca vui buồn
được nuôi dưỡng bằng cội nguồn của văn hoá âm nhạc dân gian mà ngày nay đã đi
vào nhà trường phổ thông với tư cách là một bộ môn độc lập.
Âm nhạc Việt Nam là một biểu tượng sâu sắc và độc đáo vủa đất nước, con
người Việt Nam. Từ ngàn xưa, âm nhạc đã có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Nó đã
góp phần khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc và là một trong những nguồn sản sinh,
nuôi dưỡng bao tâm hồn và ý chí của bao thế hệ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Từ đó, cho ta thấy rằng: âm nhạc là loại hình nghệ thuật gắn
bó với đời sống con người, là món ăn tinh thần của mọi tầng lớp trong xã hội.
Hiểu được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là người đứng lớp giảng dạy bộ
môn âm nhạc trong trường THCS tự thấy rằng nên làm thế nào để giúp các em ngày
một hứng thú hơn khi học môn âm nhạc.
2-Giải quyết vấn đề:
a. Tìm hiểu thực trạng:
Do ảnh hưởng địa bàn của các em thuộc vùng sâu nên một số em khi tiếp cận
với âm nhạc còn bỡ ngỡ. Các em còn xa lạ với âm nhạc như các ca khúc thiếu nhi…
Ở đây, hầu hết các em chỉ được nghe những bài tân cổ giao duyên, các bài nhạc trữ
tình và đặc biệt là nhạc trẻ. . . Hầu hết các em chưa quan tâm đến nhạc thiếu nhi dù
cũng được phát bằng các phương tiện thông tin như đài truyền hình, đài truyền thanh,
…và việc giáo dục của gia đình. Mặc khác do nguồn xem và nghe của các bậc cha
mẹ chủ yếu là phim, game show, thời sự, … nên âm hưởng giai điệu nhạc thiếu nhi
không được gần gũi với các em. Do đó, khi các em tiếp xúc với âm nhạc trong nhà
trường dễ lúng túng e thẹn…
Trình độ âm nhạc của các em chỉ được nghe thấy và thực hành ngoài một tiết ở
lớp. Về nhà, hầu như không có sự rèn luyện thêm. Từ đó, dẫn đến giờ học nhạc, các


em có biểu hiện rục rè, không dám ca hát nhất là tính e ngại của các em học sinh mới
lớn ở vùng sâu, lại thêm quan niệm của các em xem đó là môn học không quan trọng.
Ở nhà, không ít các bậc phụ huynh không thể dạy âm nhạc cho các em vì âm nhạc có
những đặc điểm riêng. Nó hoàn toàn khác hẳn với các môn học khác như Văn, Toán,
lý, hóa … Với âm nhạc, không biết tiết tấu, cao độ và những ký hiệu riêng thì phụ
Giáo Viên: Dương Phước Giàu Trường THCS An Thạnh 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú học tập môn âm nhạc 8
huynh không thể dạy kèm thêm ở nhà cho các em được. Ví dụ: bài”Lí dĩa bánh bò”
(dân ca nam bộ) bài này khó có thể dạy cho các em. Vì trong bài này có sử dụng nhịp
lấy đà nên phách mạnh rơi vào tếng thứ hai của câu một. Nếu phụ huynh lấy tiếng thứ
nhất làm phách mạnh dẫn đến sai tiết tấu cả bài.
Đây là bảng số liệu mà tôi đã khảo sát được chất lượng thực của các em khi
các em thi hát ở học kì 2 của khối 7 ở trường THCS An Thạnh 1.
Tổng số HS Số HS hát khá tốt Tỉ lệ Số HS hát chưa tốt Tỉ lệ
90 20 22.2% 70 77.8%
100 27 27% 73 73%
Từ thực trạng trên, công việc đầu tiên với tôi là cần có những cải tiến trong
phương pháp giảng dạy và theo sát chương trình thay sách giáo khoa mới để từng
bước tạo thích thú cho các em về lĩnh vực âm nhạc, đồng thời giúp cho các em nắm
bắt được những kiến thức âm nhạc của chương trình và để tiếp tục học lên các lớp
khác .
Do vậy, trong mỗi bài hát trước khi thực dạy, công việc đầu tiên với tôi là:
soạn bài đầy đủ, chi tiết theo đặc trưng bộ môn, dùng tranh ảnh, nhạc cụ, bảng phụ,
thanh phách tre,… mà công ty sách thiết bị của tỉnh phân phối về cho các trường.
Nếu thiếu tranh ảnh có sẵn thì tự tay tôi vẽ hoặc phóng to các tranh ở sách giáo khoa.
Điều cốt lõi ở đây là cần phải sử dụng phương pháp gì để truyền đạt hết nội dung của
bài đến các em để các em nắm bắt một cách nhanh chóng vừa đơn giản vừa dễ hiểu,
dễ nhớ theo phương pháp mới hiện nay. Qua kinh nghiệm của những người nhiều
năm đứng lớp, là bậc đàn anh, đàn chị đi trước cho biết yếu tố tạo hứng thú cho học
sinh học tập các môn nói chung và âm nhạc nói riêng là:

b. Giải quyết thực trạng:
-Việc dạy học âm nhạc cần nhẹ nhàng, cởi mở, hấp dẫn để tạo không khí thoải
mái, phấn khởi, không gò bó, nghiêm khắc quá làm mất hứng thú học tập. Trong giờ
học, chủ yếu cung cấp cho các em những kiến thức văn hoá âm nhạc nhằm tác động
vào thế giới tinh thần của các em để các em ngày càng tỏ ra hứng thú trong học tập.
Điển hình như qua một bài hát giúp các em hiểu biết và học hỏi được điều gì để áp
dụng vào đời sống thực tế. Ví dụ với bài “Tuổi hồng” (nhạc và lời: Trương Quang
Lục). Qua bài hát giúp các em thấy được nên quý mến, trân trọng tuổi học trò, đây là
lứa tuổi đầy mơ ước và hứa hẹn cho tương lai. Một thời mà khi trải qua rồi không bao
giờ quay lại được.
- Cần phải hiểu được tâm lý của các em để từ đó người giáo viên có thể lựa
chọn những phương pháp phù hợp với lứa tuổi. Qua thực tập, thực tế giảng dạy, tôi
cũng nhận thấy rằng: tâm lý ở các em hoàn toàn khác nhau, ở độ 14-15 tuổi thì các
Giáo Viên: Dương Phước Giàu Trường THCS An Thạnh 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú học tập môn âm nhạc 8
em thích tự mình thực hành hay thích tự mình quan sát, tìm tòi và tự thể hiện mình…
Nên trong giờ học, khi đến những bài hát có yêu cầu hát kết hợp vỗ tay thì tôi hướng
dẫn các em vỗ theo nhiều cách như: theo nhịp, theo tiết tấu, không để các em thực
hiện một hoạt động sẽ dẫn đến nhàm chán. Mặt khác tôi còn cho các em sử dụng
thêm các động tác phụ họa do GV hướng dẫn, hoặc do các em tự tìm tòi và sáng tạo,
các em thực hiện (làm mẫu) cho các bạn xem để sử dụng cho bài hát đó.… Qua thời
gian áp dụng thì tôi cảm thấy các em thích thú hơn, đồng thời khi các em thể hiện bài
hát trước lớp kết hợp với các động tác phụ họa thì càng tự tin hơn và vững vàng về
nhịp, phách và về tiết tấu của từng bài.
-Việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học là điều rất cần thiết và hết sức quan
trọng như việc sử dụng đàn trong tiết dạy. Nếu trong giờ học nhạc có sử dụng đàn
organ sẽ giúp các em hát chuẩn xác hơn, sử dụng nhạc đệm tạo cho các em hưng
phấn hơn ở những điệu nhạc. Trong khi sử dụng dạy hát, giáo viên thường xuyên
thay đổi âm sắc khác nhau của các nhạc cụ nhằm tạo sự phong phú cho bài hát đồng
thời tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh hơn cộng với việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ…

Qua tranh ảnh, bản đồ giúp cho các em hiểu rõ vấn đề hơn.
Ví dụ bài: “Lí dĩa bánh bò” (Dân ca Nam Bộ). Để các em hiểu rõ hơn về dân
Nam Bộ, việc trước tiên phải chuẩn bị là: tranh ảnh phóng to ở sách giáo khoa, bản
đồ Việt Nam để các em biết được vị trí Nam Bộ và vùng sinh sống chủ yếu của dân
tộc Kinh-Hoa-Khmer (mà người Kinh là đa số). Một số tranh nói về sinh hoạt của
đồng bào Nam Bộ và là nơi sản sinh ra nhiều bái hát dân ca được lưu truyền từ đời
này sang đời khác và lưu truyền đến ngày nay. Hay là bài “Hò Ba Lí” (Dân ca
Quảng Nam) giúp các em nhận biết được tỉnh Quảng Nam (xem trong bản đồ) và đây
là nơi có các làn điệu dân ca như các điệu lí, hò . . . cũng rất đa dạng và phong phú.
Từ đó, các em cảm nhận được môn nhạc gắn bó mật thiết, gần gũi với đời sống
hàng ngày của mình góp phần vào việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của các em, làm
cho các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu trường lớp, bạn bè và
chính bản thân mình. Dần dần các em cảm thấy gần gũi với âm nhạc hơn và thích thú
với môn này. Tuy nắm được một trong các yếu tố nhằm để gây hứng thú cho học sinh
như thế nhưng đối với tôi điều cần thiết là phải hiểu được tác dụng của từng công
việc, từng bước lên lớp, nó đem đến cho các em ích lợi gì .
Thực tế khi lên lớp dạy một tiết âm nhạc, tôi thực hiện các bước sau:
- Việc kiểm tra bài cũ để các em nhớ lại giai điệu các bài hát đã học.
- Giới thiệu bài là công việc rất cần thiết trong tiết dạy. Vì qua lời giới thiệu
của giáo viên, qua tranh ảnh, học sinh có thể hình dung phần nào nội dung của bài.
Cũng qua đó, các em thấy được âm nhạc gần gũi với đời sống xã hội, với con người
hơn như ở bài “Mùa thu ngày khai trường” (Nhạc Văn lời: Vũ Trọng Tường). Dựa
Giáo Viên: Dương Phước Giàu Trường THCS An Thạnh 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú học tập môn âm nhạc 8
vào lời giới thiệu gợi mở của giáo viên và tranh ảnh các em tự hồi ức lại hình ảnh về
mái trường thân thiết mà các em đã được học, đặc biệt những kĩ niệm vui buồn mà nó
gần như không thể quên được đối với các em trong suốt quá trình học làm cho các em
càng yêu mến mái trường hơn…
- Tuy lời giới thiệu ngắn gọn nhưng nó là bước đầu lôi cuốn, thu hút các em thêm
yêu thích bài hát đồng thời bước giới thiệu bài hát làm tăng thêm sự hấp dẫn với các

em.
- Trước khi dạy hát, giáo viên có thể sử dụng băng nhạc cho các em (nếu có).
Nhưng cần thiết nhất là giáo viên nên hát mẫu kết hợp đệm đàn, (vì khi các em nghe
băng nhạc thì thường các em không chú ý lắm, nó không gây cảm giác gần gủi,
nhưng khi giáo viên hát kết hợp đệm đàn thì các em thường chú ý nghe hơn vì nó
được thể hiện trước mắt các em. Ở lứa tuổi này các em thường muốn được nghe,
được nhìn và đây là bước không kém phần quan trọng. Qua bài hát, các em cảm thấy
sự hấp dẫn (cái hay của bài). Đây là bước phát triển của phần giới thiệu. Để gây được
sự hứng thú trong học sinh, ở bước này, người giáo viên phải hết sức quan tâm vì bài
hát này lần đầu tiên học sinh được nghe, nó sẽ tạo ấn tượng về bài hát đối với các em.
Do đó, giáo viên cần phải thể hiện thật trọn vẹn bài hát. Có thế các em mới cảm thụ
được cái hay của bài và mới thích hát bài đó. Kế tiếp là bước đọc lời bài hát, (phần
này giáo viên cần sử dụng bảng phụ bài hát trong SGK được phóng to, nó sẽ tạo cho
HS chú ý hơn khi đọc, hát), giáo viên hướng dẫn HS đọc từng câu ngắn, phải ngưng
hoặc chậm ở cuối câu. (có thể cho hoc sinh đọc theo tiết tấu của bài để các em dễ
dàng khi hát vào bài. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng đọc theo tiết tấu).
Mục đích là cho học sinh làm quen với lời bài hát và phát âm cho chính xác
nhằm tạo sự dễ dàng khi hát. Sau khi đọc lời bài hát, giáo viên cần giải thích các
tiếng khó, những chỗ có hát luyến, ngân, nghỉ để học sinh không lấy làm bỡ ngỡ.
Giáo viên không nên giải thích theo thuật ngữ hay theo từ điển mà cần phải giải thích
mang tính phổ thông phù hợp với lứa tuổi học sinh .

Ví dụ: Khi dạy bài “Lí dĩ bánh bò” giáo viên cần giải thích rõ các từ “i i i, tình tính
tang tang, í a . . .” đây chỉ là những từ đệm tạo cho bài hát hay hơn. Hoặc khi dạy bài
hát “Hò ba lí” giáo viên cần giải thích từ “Xịa”: Xịa là dụng cụ làm bằng tre hoặc
nứa, dùng để phơi những đồ dùng. Từ “ba lí tang tình, la hố. . .” đây cũng là những từ
đệm mà người ta gọi là phần “Xô” không phải là từ chính trong bài hát.
Khi bắt đầu dạy hát, giáo viên dành 12 phút cho học sinh luyện thanh (khởi
động giọng). Tuy bước này không đem lại hứng thú cho các em nhưng nó là bước
giúp các em hát được dễ dàng hơn. Sau khi các em luyện thanh, bước tiếp theo là tập

hát cho các em. Ở bước dạy hát GV cần áp dụng phương pháp mới không nên dùng
phương pháp truyền miệng (GV hát trước HS hát sau, thì phương pháp này sẽ gây
cho HS không chú ý, chỉ hát theo GV) mà GV nên sử dụng nhạc cụ đàn giai điệu 2-3
Giáo Viên: Dương Phước Giàu Trường THCS An Thạnh 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú học tập môn âm nhạc 8
lần cho HS cảm nhận và nhẩm theo, khi đó sẽ tạo cho HS có tính tích cực trong giờ
học và tạo cho các em hứng thú hơn. Nếu đối với câu tương đối khó, GV có thể hát
mẫu câu đó để cho HS hát đúng cao độ và giai điệu bài hát. Dần dần sẽ hướng các em
hát đúng và truyền cảm biết thể hiện tính chất âm nhạc.
Song song đó, tôi luôn luôn quan tâm bảo vệ giọng hát cho các em, không để các
em hát quá to như gào thét, la hét làm hại tới thanh đới. Bên cạnh việc học hát, tôi
thường xuyên cho các em vận động theo nhạc như vỗ tay, nhún chân hoặc nghiêng
đầu theo phách mạnh.
Ở chương trình mới hiện nay, ngoài việc học hát, các em còn được nghe giới
thiệu một số cụ nhạc dân tộc, được nghe kể chuyện âm nhạc về các nhạc sĩ nỗi tiếng
trong nước cũng như ngoài nước. Từ đó làm cho các em thêm yêu thích môn học này
hơn .
Để kiến thức đến đều khắp các đối tượng trong lớp, trong giờ dạy, tôi luôn theo
dõi từng đối tượng học sinh, những em hay nhìn ra ngoài, những em hạn chế về năng
khiếu. . . Trước vấn đề đó, tôi quan tâm những em này nhiều hơn bằng cách là nhắc
nhỡ, khuyến khích, thường xuyên gọi hai em đứng lên hát hoặc phát biểu nhiều lần,
lúc đầu các em còn ngập ngừng, bỡ ngỡ, hát còn nhiều chỗ sai, tôi kiên trì động viên
khuyến khích, hướng dẫn sửa sai dần dần các em tập trung chú ý, hát đúng, tôi có
nhiều lần khen ngợi, cùng cả lớp vỗ tay làm cho các em có vẻ hăng hái, thích thú
hơn.
- Cũng có một số em khác, hát không đúng cao độ, các em hát có vẻ như gào
thét. Câu hỏi trong tôi là bằng cách nào để giúp các em hát đúng cao độ. Trước sự
việc đó, tôi yêu cầu các em dừng lại để nghe các bạn hát đúng nhịp, đúng cao độ và
theo tiết tấu của bài để các em trở về thật chính xác trong cao độ. Từ đó, các em thấy
được cái sai của mình và tôi cho các em hát lại nhiều lần. Dần dần các em hát đúng

hơn và hoà nhập với các bạn trong lớp. Từ đó, các em thấy phấn khởi thích thú hơn
khi học hát. Bên cạnh đó phải hiểu được tâm lý của các em là điều rất quan trọng. Đa
số các em rất hiếu động. Hiểu được vấn đề đó trong giờ hát ngoài việc dạy hát, tôi
thường hướng dẫn các em nên có thái độ bình tỉnh, dạng dĩ trong khi hát biểu diễn
trước lớp. Mặt khác, nó còn làm cho lớp học thêm sinh động. Các em hứng thú trong
tiết học. Nếu trong giờ hát chỉ có một hoạt động là hát là sẽ dẫn đến sự nhàm chán .
3/ Kết thúc vấn đề:
Qua thời gian giảng dạy tôi áp dụng một số biện pháp trên thì thấy các em tỏ ra
nhanh nhẹn, không còn rụt rè, bỡ ngỡ, các em thường xuyên tích cực phát biểu trong
các giờ học hát được thể hiện qua cách xung phong khi học xong một bài hát mới.
Không những các em thích học môn hát trong giờ học chính thức mà ngay cả ở nhà,
Giáo Viên: Dương Phước Giàu Trường THCS An Thạnh 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×