Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tiểu luận rủi ro của tín dụng đen có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.24 KB, 41 trang )

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÍN DỤNG ĐEN – MỐI QUAN HỆ VỚI TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ GIẢI
PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ
( Nguồn: )
1. Tổng quan về “Tín dụng đen”
1.1. “Tín dụng đen” là gì?
“Tín dụng đen” được dùng để chỉ các hoạt động cho vay dân sự giữa các cá nhân, tổ chức không
qua hệ thống tín dụng chính thức.
Đặc trưng cơ bản nhất của tín dụng đen là cho vay với mức lãi suất cao và bị pháp luật nghiêm
cấm. Chính vì vậy mà nó được gọi là tín dụng cho vay nặng lãi hay tín dụng đen.Tín dụng đen thường
diễn ra như những hoạt động ngầm, âm thầm, không ồn ào, nhưng hệ lụy của nó thì có thể là khuynh gia
bại sản, thậm chí có những tình huống siết nợ bạo lực, đẫm máu và nước mắt, gây bất an cho xã hội.

1.2. Các chủ thể tham gia tín dụng đen
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động “tín dụng đen” bao gồm:

- Bên cung ứng vốn (Bên gửi tiền cho các tổ chức, cá nhân làm tín dụng đen): thường là những
người có tiền nhàn rỗi, có ham muốn cho người khác vay với lãi suất cao; không hiểu biết hoặc do động
cơ lợi nhuận mà bỏ qua các qui định, cảnh báo của pháp luật.
- Bên cung cấp tín dụng đen: thường là những cá nhân bất hảo, sẵn sàng làm trái các qui định
của pháp luật, đạo đức, chuẩn mực của xã hội vì động cơ siêu lợi nhuận.
- Bên đi vay tín dụng đen:
+ Các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân làm ăn nghiêm túc, chấp nhận vay vốn với lãi suất cao
trong thời gian ngắn để xử lý mục tiêu trước mắt.
+ Các tổ chức, cá nhân doanh phi pháp như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền, kinh doanh
hàng quốc cấm… và cho vay nặng lãi tiếp.

1.3. Đặc điểm của “tín dụng đen”


2


“Tín dụng đen” đã và đang tồn tại dưới nhiều hình thức công khai, phổ biến với một số đặc điểm
cơ bản như: Lãi suất cao và thường được thỏa thuận bằng miệng (lãi suất huy động và cho vay thường
cao hơn từ 3 đến 5 lần và thậm chí còn cao hơn so với mặt bằng lãi suất của các kênh tín dụng chính
thống ); Thời gian huy động và cho vay ngắn (thời gian huy động vốn thường tính theo tháng, tái diễn
theo thảo thuận và được ngụy trang bằng trả lãi sòng phẳng ở những kỳ trả lãi đầu tiên; thời gian vay chỉ
tính bằng ngày, bằng tuần, tối đa chỉ một vài tháng); Hình thức vay nhanh gọn, tiện lợi ( thời gian giải
ngân nhanh và thường chỉ trong ngày khi đạt được thỏa thuận, bên cho vay có thể được bảo đảm bằng
tài sản hoặc bằng “niềm tin” của bên đi vay).
Bên cạnh đó, lãi cho vay “tín dụng đen” được tính vào gốc và ghi ngay vào giấy nhận nợ ở thời
điểm nhận tiền vay. Đến hạn trả, nếu bên vay không trả được nợ, các hình thức đòi nợ bằng xã hội đen
được áp dụng. Ngược lại, người gửi tiền rất khó có thể lấy lại được tiền khi các con nợ là xã hội đen gặp
khó khăn về thanh khoản.

1.4. Nguyên nhân dẫn đến tín dụng đen
Tín dụng đen hoạt động xuất phát từ nhu cầu về vốn của của cá nhân và tổ chức trong nền kinh
tế. Có “Cầu” thì có “Cung”.
Cầu ở đây xuất phát từ hai nhóm khách hàng có nhu cầu về vốn hoàn toàn khác nhau về bản
chất:
Thứ nhất, nhóm khách hàng làm ăn chính đáng. Họ thiếu vốn tạm thời nhưng ngại phải tiếp xúc
kênh tín dụng chính thống do thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian xử lý lâu, nên tìm đến tín dụng đen có
thủ tục cho vay đơn giản, thời gian xử lý cho vay rất nhanh. Một bộ phận khách hàng khác đang có nợ
đến hạn tại các kênh tín dụng truyền thống nhưng chưa có nguồn trả nợ; họ tìm đến tín dụng đen để vay
tạm đáo nợ ngân hàng.
Thứ hai, các tổ chức, cá nhân có hành vi phi pháp, như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền,
kinh doanh hàng quốc cấmvà cho vay nặng lãi. Vì các tổ chức, cá nhân này không bao giờ có thể tiếp
cận được các kênh tín dụng truyền thống, nên chúng phải tìm đến tín dụng đen để có vốn hoạt động phi
pháp.

Xét về căn nguyên sâu xa hơn, tín dụng đen lại có nguồn gốc từ các hình thức chơi hụi, họ, biêu,
phường trong nông thôn. Ban đầu, động cơ chơi hụi trong các làng quê là tốt. Người chơi hụi chủ yếu là
để tiết kiệm và tương trợ nhau. Nhưng dần dần, nhiều nơi chơi hụi đã biến tướng thành cho vay nặng lãi
và lừa đảo. Một số người đã lợi dụng vào nó mà trục lợi. Thực tế những năm gần đây, thường xuyên xảy
ra các vụ giật hụi, bể hụi với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn đốn,
chỉ vì lòng tin vào tình cảm anh em, bạn bè đồng nghiệp, bị hấp dẫn bởi số tiền “lời” thu được từ hụi quá
lớn, mà có nhiều người trở thành tay trắng chỉ vì chơi hụi. Đến nay, không ít người vẫn rủ nhau chơi hụi,
khi trắng tay mới tìm đến chính quyền nhờ can thiệp. Khi đó, hoạt động chơi hụi này đã “biến tướng”
thành “tín dụng đen” với hình thức cho vay nặng lãi mà pháp luật đã nghiêm cấm ở trên.
Xuất phát từ kiến thức pháp luật hạn chế, không phải tất cả người cho vay đều biết rằng việc cho
vay “tín dụng đen” với lãi suất cao như vậy là vi phạm pháp luật. Hoặc nếu biết, người cho vay vẫn cố
tình vi phạm do bị hấp dẫn bởi mức lãi suất cao ngất ngưởng và bị cả tin vào các “con nợ” bằng cách
ứng xử duy tình. Cũng vì tâm lý này, việc cho vay thường thực hiện dễ dàng bằng lời nói, giao nhận tiền
không lập biên nhận. Sự lơi lỏng trong giao dịch một phần cũng do quá tin tưởng vào mối quan hệ thân
thiết giữa người cho vay và người vay. “Cho vay bằng niềm tin” chính là yếu tố đem lại rủi ro lớn cho hình
thức “tín dụng đen” khi tiền thì thật mà niềm tin thì chưa chắc đã là thật.

2. Các qui định hiện hành của pháp luật về cấm hoạt động tín dụng đen
Tín dụng đen có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của các tầng lớp dân cư có liên
quan đến hoạt động này. Vì vậy, các qui định của pháp luật đều hướng tới cấm sự phát triển của tín dụng
đen.

3


- Theo Điều 471 - Bộ luật Dân sự năm 2005: “hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho
vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật
quy định”.
- Để nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi, Điều 476 - Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy

định: “Về mức lãi suất, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150%
của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố”.
Như đã nêu ở phân nguyên nhân, tín dụng cho vay nặng lãi có nguồn gốc sâu xa từ chơi hụi họ, vì vậy,
qui định của pháp luật về nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi thường gắn với hoạt động hụi họ.
- Điều 479 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:“1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là
một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau
lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ
của các thành viên; 2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy
định của pháp luật; 3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”.
- Nghị định số 144/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 17/11/2006cũng quy định :
“1. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân
dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành
vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác”.
Pháp luật cũng qui định nếu hành vi cho vay nặng lãi tái diễn nhiều lần sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.Điều 163 Bộ luật Hình sự quy định tội cho vay lãi nặng: “Người nào cho vay với lãi suất cao hơn
mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt
tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phải cải tạo không giam giữ đến một năm”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Điều 163 nêu trên hiện nay không còn phù hợp. Bởi, với động cơ “có
tính chất chuyên bóc lột” thì những người cho vay nặng lãi luôn tìm cách né tránh các qui định pháp luật
cấm. Như đề cập ở phần đặc điểm của cho vay nặng lãi, các chủ nợ tránh sự truy cứu của pháp luật
bằng cách không ghi lãi suất tiền vay phải trả, mà tính chung vào giấy nhận nợ như là tiền gốc. Ví dụ:
ngày 15/4/2014 ông A vay tín dụng đen 100 triệu đồng, lãi suất 10% tháng, thời gian vay 1 tháng; thì trên
giấy nhận nợ ghi: Ông A vay 110 triệu đồng (thực tế ông A chi nhận tiền vay 100 triệu đồng), ngày trả nợ
cuối cùng là 15/5/2014”.
Vì vậy 1 , cho dù lãi suất cho vay có cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10
lần trở lên thì các chủ nợ vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi theo Điều 163
nêu trên. Qua điều tra xử lý các vụ vỡ nợ gần đây cho thấy, tình trạng cho vay nặng lãi hiện phức tạp hơn
nhiều, trong khi đó chế tài lại không đủ sức răn đe đối tượng. Trong khi thông lệ ngân hàng nghiên cứu
đưa ra, nếu mức lãi suất cho vay mà chiếm hết phần lợi nhuận của bên vay thì đã là vay nặng lãi rồi.

Chính vì kẽ hở như trên nên các đối tượng dễ bề lợi dụng để hoạt động “tín dụng đen” và công tác đấu
tranh với vấn nạn này gặp khó khăn.

3. Thực trạng và hậu quả của “tín dụng đen”
Hoạt động tín dụng đen ở nước ta đã âm ỷ từ rất lâu, nhưng gần đây mới đổ bể nhiều và diễn
biến phức tạp. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, gần đây các vụ vỡ nợ tín dụng đen mới bung ra một cách
khủng khiếp hơn hẳn thời gian trước là do việc các tổ chức tín dụng thắt chặt các điều kiện tín dụng. Từ
năm 2011, nợ xấu tăng, các TCTD thắt chặt các điều kiện cấp tín dụng để giảm thiểu rủi ro, đây là cơ hội
để tín dụng đen bùng phát. Tín dụng ngân hàng bị thắt chặt cộng với suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp
rơi vào cảnh sức cùng lực kiệt, nên các "quả bom” tín dụng đen bắt đầu phát nổ.

4


Hậu quả của việc vay tiền từ tín dụng đen là không thể trả được lãi và gốc của những khoản vay.
Trên thực tế, không có ngành kinh doanh nào có thể kinh doanh sinh ra đủ lợi nhuận để chi trả lãi theo
hình thức trên. Trong khi về phía cho vay, khi lãi suất lên đến đỉnh điểm, lắm người không chỉ dốc toàn bộ
số tiền tiết kiệm được mà còn giấu gia đình cắm sổ đỏ vay tiền ngân hàng, đi huy động anh em, họ hàng,
người thân giúp để có tiền cho vay.Các đối tượng vay tiền đã đánh đúng vào lòng tham lãi suất cao của
người cho vay. Đây là vấn đề rất khó thay đổi bởi nó ăn sâu, bám rễ vào tâm tưởng của một bộ phận dân
cư. Mặc dù vẫn biết cho vay ngoài ngân hàng có rất nhiều nguy cơ rủi ro nhưng vì ham lãi suất cao,
nhiều người vẫn nhắm mắt đánh cược với số phận. Bởi cho vay lãi cao như vậy chẳng khác gì "gà đẻ
trứng vàng". Vì vậy tất yếu lãi mẹ đẻ lãi con, khoản nợ không ngừng tăng lên, vì thế sẽ dẫn đến những
người vay nợ mất khả năng chi trả. Hệ lụy của nó không chỉ là làm méo mó, hủy hoại nền kinh tế, mà
thậm chí liên quan đến cả tính mạng con người. Đã có không ít số phận phải kết thúc bi thảm chỉ vì tín
dụng đen.
Từ cuối năm 2013, cơn bão đỗ bể "tín dụng đen" bùng phát với sức quét khủng khiếp. Liên tục
các vụ vỡ nợ với số tiền hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại các địa bàn như Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Dương,
Điện Biên…đã gây bàng hoàng dư luận. Hàng trăm, hàng nghìn gia đình các nạn nhân đã rơi vào hoàn
cảnh bĩ cực, "tán gia bại sản", thậm chí còn không nơi tá túc. Một con số thống kê (không chính thức) cho

rằng, nguồn tín dụng đen vào thời điểm cuối năm 2013 chiếm xấp xỉ 30% tín dụng ngân hàng, với quy mô
khoảng 50 tỉ USD 2. Đây là một con số quá lớn và sẽ rất nguy hiểm nếu tín dụng đen không có điểm
dừng.
Chỉ trong vòng 2 tháng từ tháng 7-9/2013, ở các tỉnh phía Bắc đã xảy ra đến 3 vụ vỡ nợ với mức
tiền khủng. Cuối tháng 7/2013, người dân ở TP Lạng Sơn bàng hoàng khi cặp vợ chồng Nguyễn Văn
Trung - Tô Thị Bích Liên bỏ trốn, ôm theo món nợ vài trăm tỷ đồng của hàng chục người trên địa bàn tỉnh.
Người cho vay nhiều nhất lên tới 128 tỷ đồng, có hai người khác cũng cho vay đến 60 tỷ đồng. Đến ngày
25/7, Công an TP Lạng Sơn đã tạm giữ được cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tô Thị Bích Liên, xác
định cặp vợ chồng này đã vay của 16 người số tiền 390 tỷ đồng. Và ngay cả 2 vợ chồng này cũng làm
đơn xin được ở lại cơ quan Công an để trốn nợ, bởi họ biết rằng bên ngoài, "của đau con xót", những
người cho vay đang bức xức sẽ tìm họ đòi nợ.
Sự việc này chưa kịp lắng thì những ngày cuối tháng 8/2013, hàng chục người đã tụ tập, vây
quanh Trường THPT dân lập Phương Nam để bắc loa, căng băng rôn đòi bà Trương Thị Hải Yến, Chủ
tịch HĐQT, Phó Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Phương Nam trả nợ. Với lý do huy động vốn đầu tư
xây dựng trường học, bà Yến có 2 cách huy động tiền của các chủ nợ, đó là vay nợ tiền mặt với lãi suất
cao và huy động sổ đỏ của nhiều người dân sau đó vay ngân hàng, hoặc cầm cố hiệu cầm đồ để chiếm
đoạt tiền. Theo đơn tố cáo của 18 chủ nợ thì bà Yến đã vay của họ tổng số tiền 268 tỷ đồng và 16 quyển
sổ đỏ. Ngày 24/8 vừa qua, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam đối
với Trương Thị Hải Yến cùng 2 bị can khác.
Cũng trong thời điểm này thì tại Hải Dương, nhiều người dân ở huyện Nam Sách khóc dở mếu
dở bởi sự tuyên bố "vỡ nợ" của bà Lê Thị Thúy, Giám đốc Công ty TNHH Hanh Thúy, đại biểu HĐND tỉnh
Hải Dương. Cũng với chiêu vay tiền lãi suất cao, theo thống kê sơ bộ của Công an tỉnh Hải Dương qua
17 đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an, bà Thúy đã vay nợ tổng số tiền là gần 27 tỷ đồng. Tuy nhiên,
chính theo lời bà "hội đồng" này tuyên bố với các chủ nợ thì số tiền bà này nợ dân lên đến 160 tỷ đồng…
3

Trong hai ngày 7 và 8/1/2014, Tòa án nhân dân TP HCM đã xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như
lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 5000 tỷ đồng. Cách để Huyền Như - một nhân viên tín dụng Ngân hàng
Vietinbank huy động được vốn chính là phương thức vay và cho vay nặng lãi (hay còn gọi là “tín
dụng đen”). Vụ án này tiếp tục là một hồi chuông cảnh báo đối với thực trạng “tín dụng đen” vẫn như

những chiếc vòi bạch tuộc âm thầm len lỏi khắp nơi, đặc biệt ở các vùng quê.Vì sao Huyền Như có thể
huy động được tới gần 5000 tỷ đồng một cách dễ dàng chỉ trong vòng 1,5 năm? Đó là nhờ mức lãi suất
quá hấp dẫn, có lúc lên tới 3,7%/ngày, tức là nếu có 100 triệu cho Huyền Như vay thì sẽ thu về được 3,7
triệu đồng/ngày, một con số quá lớn, nếu như so với lãi suất gửi tiết kiệm giờ chỉ còn khoảng 700.000
đồng/tháng. Vì thế cũng khó trách những người có tiền, các doanh nghiệp có vốn, vì có vẻ như cho vay
nặng lãi còn hấp dẫn hơn đầu tư cho sản xuất kinh doanh 4.

5


Hậu quả của “tín dụng đen” đổ vỡ tác động đảo lộn cuộc sống nhiều người dân, gây bất ổn xã
hội, xâm hại tới trật tự xã hội, kìm hãm sản xuất, tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của một số tổ
chức tín dụng, doanh nghiệp và ảnh hưởng tới những vấn đề xã hội khác.

4. Mối quan hệ giữa tín dụng đen và tín dụng chính thức
Tín dụng đen và tín dụng chính thức trên thực tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai đều
đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên nếu tín dụng chính thức là việc các TCTD
huy động vốn và cho vay một cách công khai, minh bạch thì tín dụng đen là mối quan hệ cho vay không
thông qua hệ thống tín dụng chính thức. Như vậy, có thể khẳng định rằng, nếu khách hàng tiếp cận
nguồn vốn từ kênh tín dụng chính thức khó khăn, thì họ sẽ tự động tìm đến kênh còn lại để thỏa mãn nhu
cầu. Nói một cách khác, khi tín dụng chính thức phát triển, tín dụng đen sẽ bị thu hẹp và ngược lại, tín
dụng đen sẽ phát triển nếu tín dụng chính thức không đủ hoặc không thể đưa vốn đến tay người tiêu
dùng.
Đối tượng sử dụng tín dụng đen không chỉ là các cá nhân, tổ chức làm ăn phi pháp; mà còn nhiều
cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng sử dụng kênh tín dụng này. Họ đến với tín
dụng đen bởi họ không thể tiếp cận với kênh tín dụng chính thức một cách dễ dàng hoặc ngại các thủ tục
rườm rà, thời gian xử lý cho vay lâu của tín dụng chính thức. Như vậy, tín dụng đen là một khía cạnh
khác để lấp “khoảng trống” khi mà kênh tín dụng chính thức không thể thỏa mãn cho khách hàng.
Thực tế “tín dụng đen” không chỉ tồn tại ngoài xã hội mà luôn tìm cách len lỏi vào ngân hàng dưới
nhiều dạng biến tướng. Điều này không chỉ khó khăn cho công tác đấu tranh giải quyết nạn “tín dụng

đen” mà còn gây rủi ro cho chính các ngân hàng. Khi các vụ tín dụng đen đổ bể, nhiều chủ nợ của các
trùm tín dụng đen bỏ trốn, xù nợ, lại chính là con nợ của các tổ chức tín dụng.
Vì lãi lớn, lại tránh được thuế và sự quản lý của các cơ quan chức năng, nên “Tín dụng đen” là
lĩnh vực hấp dẫn đối với những đối tượng tội phạm kinh tế. Những người có hành vi kinh doanh “tín dụng
đen” một số nơi luôn có xu hướng móc nối với cán bộ ngân hàng để thực hiện hành vi trục lợi. Điều này
làm nảy sinh vấn đề về rủi ro đạo đức của các cán bộ tín dụng tại các ngân hàng. Chính lòng tham này
của cán bộ ngân hàng là một yếu tố làm gia tăng hoạt động “tín dụng đen”, từ đó gây nên những hệ lụy
vô cùng lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nếu không được giám sát, kiểm soát chặt chẽ.Chẳng hạn,
họ có thể làm trung gian tìm cách bỏ vốn vào phục vụ việc đáo nợ cho những người vay ngân hàng đến
hạn, hưởng lãi suất cao từ phía người vay; hoặc những người kinh doanh “tín dụng đen” vì có tài sản mà
họ có thể lập dự án (đôi khi là dự án không có thực) để vay ngân hàng, sau đó dùng tiền vay được cho
vay bên ngoài với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng hiện hành...
Để được vay vốn qua kênh tín dụng ngân hàng chính thống, người vay phải thỏa mãn được các
điều kiện vay vốn theo qui định của pháp luật và của ngân hàng. Các ngân hàng có trách nhiệm hướng
dẫn người vay sử dụng vốn, khuyến cáo các nguy cơ để bảo đảm an toàn vốn cho người vay. Còn hoạt
động “tín dụng đen” thì ngược lại, chỉ nhằm mục đích lợi dụng người vay để thu lãi cắt cổ, thậm chí chúng
còn mong người vay không trả được nợ để xiết tài sản trục lợi. Những người hoạt động “tín dụng đen”
luôn tìm cách lợi dụng chính sách ngân hàng để thực hiện hành vi trục lợi qua dịch vụ của họ.
Thực tế cho thấy, khi hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, thì “tín dụng đen” bị kiềm chế;
khi hệ thống ngân hàng mà thiếu vốn hoặc vì lý do nào đó khó thỏa mãn điều kiện để cho vay, thì
“tín dụng đen” có điều kiện nổi lên và gây hậu quả xấu cho xã hội.
5. Làm thế nào để hạn chế tín dụng đen
Không ít ý kiến đưa ra nhận định, tín dụng đen chỉ được dần loại trừ khỏi đồi sống xã hội khi mà
hệ thống tín dụng chính thức hoạt động tốt. Bởi, khi hệ thống tín dụng chính thức hoạt động ổn định,
người dân có thể tiếp cận được nguồn tín dụng qua hệ thống các tổ chức tín dụng, khi đó tín dụng đen
không còn đất sống. Điều này cũng có thể hiểu rằng, chỉ khi nào hệ thống ngân hàng thực sự có một "cơ
thể” khỏe mạnh để có thể bơm tín dụng ra nền kinh tế, thì lúc đó tín dụng đen tự nó sẽ bị đẩy lùi.
Nhận định trên cũng đồng nghĩa với việc loại trừ tín dụng đen là rất khó khăn. Tín dụng đen chỉ
có thể được triệt tiêu tận gốc khi xã hội loại trừ được các hành vi kinh doanh phi pháp. Khi xã hội còn tồn


6


tại hành vi kinh doanh phi pháp như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền, kinh doanh hàng quốc
cấm…thì vẫn còn tín dụng đen, vì tín dụng chính thống không thể cấp vốn cho những hoạt động này.
Trong thời gian tới, để hạn chế, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen, cần tập trung giải quyết tốt các
vấn đề:
- Tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tếcủa các tổ chức tín dụng, nhất là vốn cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình cá nhân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Kiểm soát tốt hoạt động của hệ thống tài chính, kể cả hệ thống tài chính ngầm. Ở đây, cần nhấn
mạnh đến vai trò của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đồng
thời, tăng cường trách nhiệm từng tổ chức tín dụng trong việc xử lý nghiêm những cán bộ tiếp tay cho
“tín dụng đen”.
- Tăng cường khả năng phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi kinh doanh phi pháp như
buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền, kinh doanh hàng quốc cấm…
- Tăng cường các chế tài pháp luật đủ mạnh để nhận diện và trừng phạt hoạt động tín dụng đen.
- Làm tốt công tác thông tin,tuyên truyền về hậu quả của việc tham gia hoạt động cho vay nặng
lãi, cũng như các biểu hiện, hành vi, mưu kế của những kẻ hoạt động tín dụng đen. Ở đây cần nhấn
mạnh vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, của cấp ủy, chính quyền địa phương, mặt trận tổ
quốc và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội./.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Ths. Nguyễn Thị Minh Hằng
Phòng Xây dựng chiến lược ngành ngân hàng

*1Theo

luật sư Nguyễn Thế Truyền – trưởng văn phòng Luật hợp danh Thiên Thanh “với các chủ
nợ, hoạt động cho vay của họ rất khó có thể làm rõ có mang tính chất bóc lột hay không”.
*2 Theo dantri.com.vn ngày 14/10/2013.

*3 www.cand.com.vn - Cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn cơn bão "tín dụng đen", 3/9/2013.

7


II. ẢNH HƯỞNG CỦA “TÍN DỤNG ĐEN” VA GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ĐẤU
TRANH, ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ.
( Nguồn: www.csnd.vn )
Thứ Bảy, 2/4/2016 5:43'(GMT+7)

Chuyên đề Thông tin Tội phạm học - Số 5/2015

Ảnh hưởng của “tín dụng đen” và giải pháp phòng ngừa,
đấu tranh, đảm bảo an ninh trật tự

Tạp chí CSND - “Tín dụng đen” hay còn gọi là tín dụng phi chính thức, trong thực
tế cụm từ này chỉ các dạng hoạt động tín dụng dân sự không qua hệ thống ngân
hàng hay tổ chức tín dụng chính thức, không đăng ký kinh doanh, chưa được
cấp phép, không có qui định, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan quản lý
nhà nước nào. Thực chất, đây là hình thức huy động vốn thuận tiện, diễn ra ngầm
trong nội bộ những người liên quan, thủ tục gọn nhẹ nhưng với lãi suất huy động
cao và nó chỉ thật sự “ồn ào” khi xảy ra tình trạng vỡ nợ.
Đặc trưng cơ bản của “tín dụng đen” là: (1) giao dịch vay, mượn tiền ngầm (người vay
và người cho vay đều không muốn tiết lộ cho nhiều người biết); (2) lãi xuất huy động và
cho vay cao hơn nhiều lần lãi xuất ngân hàng; (3) thủ tục đơn giản, đôi khi không cần
bất cứ điều kiện đảm bảo nào (không tài sản thế chấp, không cần biết về năng lực trả
nợ của người vay …); (4) không tuân thủ những quy tắc tín dụng và sự kiểm soát của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như thủ tục trong giao dịch dân sự về cho, mượn,
vay, tặng … một cách đúng luật); (5) về bản chất, đó là một loại giao dịch dân sự vô
hiệu một phần, vv́ thế không nhận được sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước.

Cũng như khu vực kinh tế ngầm, tín dụng phi chính thức không phải hoàn toàn xấu như
nhiều người lầm tưởng. “Tín dụng đen” - tín dụng phi chính thức tồn tại song song với
hệ thống tín dụng chính thức ở mọi thể chế kinh tế với nhiều hình thức khác nhau, đặc
biệt nền kinh tế đang phát triển. Hệ thống tín dụng phi chính thức sẽ bù đắp cho phần
thiếu hụt về nhu cầu tài chính của xã hội do hệ thống tín dụng chính thức chưa đáp ứng
được. Do đó, trong chừng mực nào đó, cần đánh giá mặt tích cực của tín dụng phi
chính thức trong việc góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất kinh
doanh
của
nhiều
người
thuộc
các
thành
phần
kinh
tế.
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng: tồn tại trong điều kiện của kinh tế thị trường, bối
cảnh suy thoái kinh tế, dưới tác động mạnh mẽ của qui luật lợi nhuận, thị trường tín
dụng phi chính thức đã và đang thoát ly khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước, tiềm ẩn
nhiều
rủi
ro,
đổ
vỡ.
Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến tình hình vỡ nợ “tín dụng đen” để nhìn nhận về
8


những

hệ
lụy
tiêu
cực
phát
sinh
từ
nó.
Những năm gần đây, tình trạng vỡ “tín dụng đen” liên tục xảy ra với số tiền lên đến
hàng trăm tỷ đồng tại nhiều địa phương trong cả nước. Tình trạng này gây ra hệ lụy
nặng nề, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội, đẩy không ít gia đình vào tình trạng
“khuynh gia bại sản”, sống cùng quẫn trong nợ nần chồng chất. Thực trạng của “tín
dụng đen”, đặc biệt khi vỡ nợ đã tác động trực tiếp đến nền tài chính quốc gia, gây bất
ổn về mặt xã hội nhất là trong thời điểm kinh tế suy thoái. Hệ lụy của nó còn vượt ra
khỏi cả những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kéo theo
hàng loạt các tội phạm và tệ nạn xã hội như giết người, cố ý gây thương tích, lừa đảo,
cưỡng đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các hiện tượng đòi nợ thuê,
đâm thuê, chém mướn… Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu
cần xem xét đánh giá tác động tiêu cực nhiều mặt của thực trạng vỡ “tín dụng đen”, tìm
ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm từng bước đẩy lùi, tiến đến triệt tiêu loại hình
tín dụng này, đảm bảo sự phát triển của nền tài chính và trật tự an toàn xã hội.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, trong 5 năm qua đã
phát hiện hơn 120 vụ vỡ nợ liên quan đến “hoạt động tín dụng đen” với số tiền lên đến
hàng chục nghìn tỷ đồng, tập trung nhiều ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Thực tế rất khó có
thể đưa ra con số chính xác về các vụ vỡ nợ do cho vay tiền với lãi suất cao, không có
tài sản thế chấp xảy ra trên địa bàn cả nước tính đến thời điểm hiện nay.
Tình trạng “tín dụng đen” thời gian qua cho thấy ngày càng diễn biến phức tạp, xảy ra ở
nhiều địa phương, không chỉ ở những tỉnh miền núi, nông thôn như: Điện Biên, Lạng
Sơn, Hải Dương, các tỉnh miền Tây Nam Bộ… mà còn xảy ra ở các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh - nơi được coi là trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả

nước, trình độ dân trí cao, phương tiện truyền thông phát triển, người dân có điều kiện
tiếp thu kiến thức xã hội nói chung và kiến thức thị trường nói riêng.
Con nợ trong “tín dụng đen” khá đa dạng về thành phần, nhân thân. Họ có thể là người
buôn bán nhỏ, người có nhiều năm làm ăn phát đạt, hoặc là người có chức vụ trong các
cơ quan, doanh nghiệp (điển hình: Vụ bà Trương Thị Hải Yến, Chủ tịch Hội đồng quản
trị trường Trung học phổ thông Dân lập Phương Nam, Hà Nội); thậm chí con nợ còn là
những người kinh doanh có hiệu quả nhất định, từng được tín nhiệm bầu vào cơ quan
đại diện ở địa phương (điển hình: bà Lê Thị Thúy Giám đốc Công ty TNHH Hanh Thúy,
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, vay của người dân huyện Nam
Sách
hơn
160
tỷ
đồng).
Đáng lưu ý đã xuất hiện những tổ chức “tín dụng đen” đứng ra mua lại nợ xấu của các
ngân hàng thương mại. Để thực hiện được giao dịch này phải có sự tiếp tay của nhân
viên ngân hàng, với quảng cáo hấp dẫn thuận lợi từ tư vấn, cung cấp nguồn vốn nhanh
nhất, dồi dào, thuận tiện đáp ứng mọi yêu cầu của người đi vay; hơn nữa khả năng tài
chính và khả năng am hiểu nắm bắt thị trường vốn của tổ chức “tín dụng đen” là rất lớn.
Họ nắm khá rõ ngân hàng nào đang khó khăn, đang có khoản nợ cần xóa, doanh
nghiệp nào đang bên bờ vực phá sản nếu không được bơm thêm vốn, từ đó họ tiếp cận
đúng đối tượng. Đây có thể xem “là cơ hội để các tổ chức “tín dụng đen” thâu tóm tài
sản giá rẻ một cách đơn giản nhất với chi phí thấp nhất”. Chẳng hạn: Hiện nay, tại các
trung tâm kinh tế-tài chính lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số
tổ chức tín dụng phi chính thức tìm các mua lại nợ xấu ngân hàng với nhiều loại hình
dịch vụ hấp dẫn, nhất là loại hình dịch vụ mua nợ xấu nhóm 3 (nhóm nợ dưới tiêu
chuẩn), nhóm 4 (nhóm nợ nghi ngờ mất vốn) và cả nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất
vốn).
Tình trạng “tín dụng đen” khi bị đổ vỡ gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh
hưởng xấu đến lĩnh vực kinh tế, xã hội. Có thể đánh giá tác động của vỡ “tín dụng đen”


khía
một
số
khía
cạnh
khái
quát
nhất
như
sau:
9


- Tình trạng “tín dụng đen” gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, suy yếu hệ thống giao
dịch chính thức và ảnh hưởng hoạt động hệ thống ngân hàng. Theo đánh giá của nhiều
chuyên gia, hệ lụy của “tín dụng đen” tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội, nhưng
đáng lo ngại nhất là ảnh hưởng đến an ninh tài chính, đe dọa sự an toàn trực tiếp của
hệ
thống
ngân
hàng,
đặc
biệt

ngân
hàng
thương
mại.
- Hậu quả của “tín dụng đen” khi đổ vỡ kéo theo sự thua lỗ nhiều doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất, nhiều người lao động mất việc làm, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt, cơ hội
làm ăn của nhiều người dân. Thực tế, theo thống kê của cơ quan chức năng thời gian
qua cho thấy, với số tiền các con nợ huy động, đã đẩy hàng trăm gia đình đến tận cùng
của sự khốn đốn; mất tiền, nhà cửa, đất đai; con cái mất cơ hội học hành, việc làm; tình
cảm gia đình bị tổn thất, thậm chí tan vỡ. Nhiều người là chủ nợ chỉ vì ham lời đã đem
tài sản dành dụm cả đời hoặc huy động từ người thân, khi rơi vào vòng xoáy của lãi
suất cao, chọn kênh đầu tư không hợp pháp, khi vỡ nợ đã trở thành trắng tay. Trong
tâm trạng bức xúc, chủ nợ đau đớn, nóng lòng muốn lấy lại được tài sản thì con nợ vẫn
nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, nên việc phát sinh hành vi phạm tội là khó tránh khỏi.
Thực tế thời gian qua, vỡ “tín dụng đen” đã nảy sinh nhiều phức tạp, ảnh hưởng đến an
ninh
trật
tự,
đời
sống
sinh
hoạt
cộng
đồng
dân
cư.
- Tình trạng rửa tiền có xu hướng phát triển mạnh trong hoạt động “tín dụng đen”. Theo
cảnh báo của Ngân hàng thế giới: Việt Nam được xem là điểm ngắm của các tổ chức
tội phạm và làm ăn phi pháp do sức đề kháng của hệ thống ngân hàng thương mại yếu,
trong khi cuộc đấu tranh với tội phạm rửa tiền chưa đạt hiệu quả cao. Tội phạm có thể
rửa tiền qua nhiều kênh: mua cổ phần, chứng khoán, bất động sản, vàng bạc, đá quí…
trong đó rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại là thuận lợi và hiệu quả nhất.
Đáp ứng nhu cầu này, các tổ chức “tín dụng đen” chính là cầu nối, tiếp tay cho hoạt
động
rửa

tiền
tại
Việt
Nam.
- Tình trạng vỡ “tín dụng đen” nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. Tình
trạng bức bách, cùng quẫn đòi lại tài sản của các chủ nợ càng trở lên căng thẳng và
luôn tiềm ẩn phát sinh tội phạm hình sự. Ở các địa bàn có các vụ vỡ nợ đã liên tiếp xảy
ra các vụ gây rối trật tự công cộng, khủng bố, phá hủy tài sản, bắt giữ người trái pháp
luật, cố ý gây thương tích, siết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản, thậm
chí giết người hoặc tự tử… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự. Chẳng
hạn, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, trong 8 tháng năm 2011 đã xảy ra 109 gây mất
an ninh, trật tự do đòi nợ; trong đó, nhiều vụ các đối tượng dùng áp lực, đe dọa; đổ chất
bẩn vào nhà, khủng bố bằng nhắn tin, gọi điện đe dọa; đổ xăng, đặt vòng hoa trước cửa
nhà hoặc sử dụng súng, chất nổ để giải quyết mâu thuẫn do đòi nợ. Điển hình là các vụ
đòi nợ ở Đan Phượng, Hà Đông, Thường Tín, Cầu Giấy với hàng trăm người tham gia.
Theo ý kiến của các chuyên gia, trong thời gian tới do ảnh hưởng của suy thoái, tình
hình kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhất định, tội phạm và vi phạm pháp luật
liên quan đến vay, mượn vốn với lăi suất cao do người dân tự huy động vẫn cc̣n tiềm ẩn
nguy cơ phức tạp, nếu không có giải pháp quyết liệt sẽ gây ra hệ lụy khó lường. Tình
trạng “tín dụng đen” sẽ còn diễn biến theo chiều hướng: Thành phần tham gia “tín dụng
đen” ngày càng gia tăng, mở rộng; mục đích tham gia ngày càng đa dạng; lãi suất huy
động ngày càng cao, thủ tục ngày càng đơn giản, thuận tiện, với thủ đoạn tinh vi hơn;
qui mô và hệ quả đổ vỡ “tín dụng đen” ngày càng lớn, mức độ trầm trọng hơn…
Để khắc phục, hạn chế các tác động xấu từ “tín dụng đen”, theo chúng tôi cần thực hiện
một
số
giải
pháp
sau
đây:

Một là, đẩy nhanh tiến độ cấu trúc lại hệ thống Ngân hàng Thương mại theo chỉ đạo của
Chính phủ. Kiên quyết giải thể hoặc sáp nhập những Ngân hàng Thương mại nhỏ, năng
lực quản lý yếu kém, mất thanh khoản và nợ xấu nhiều nhằm hướng tới mục tiêu giảm
số lượng Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng hiện nay cho phù hợp với qui mô
10


của nền kinh tế. Tổ chức rà soát, đánh giá, sắp xếp lại các ngân hàng, tổ chức tín dụng
thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và chấn chỉnh hoạt động của Quĩ tín dụng
nhân dân. Tập trung phát triển mạnh mẽ, đa dạng thị trường tài chính - tín dụng chính
thức, cả về chủng loại, quy mô, thủ tục huy động vốn, cho vay và chất lượng sản phẩm
tín dụng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng chính đáng của người dân và doanh nghiệp,
hạn chế các điều kiện để tín dụng đen tồn tại, phát triển và thao túng thị trường tín
dụng.
Hai là, rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhất là việc sửa
đổi Luật Ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng, nhằm từng bước hoàn thiện các cơ sở
pháp lý cho việc quản lý, ngăn chặn và xử lý các hệ quả nguy hiểm của tín dụng đen,
ngăn không cho xâm nhập, thao túng khu vực tài chính chính thức cũng như tạo hành
lang pháp lý cho công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác,
cần nghiên cứu hoàn thiện qui định trong Bộ luật Hình sự hiện hành đối với các hành vi
có liên quan đến “tín dụng đen”. Cụ thể: Điều 163 Bộ luật Hình sự qui định tội cho vay
nặng lãi, nhưng nhiều ý kiến cho rằng qui định này không còn phù hợp. Bởi lẽ theo qui
định: “Người nào cho vay với lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật qui
định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười
lần số tiền lãi hoặc phải cải tạo không giam giữ đến một năm ”. Thực tế, cơ quan có
thẩm quyền rất khó kết luận được cả hai dấu hiệu trên, bởi lẽ giao dịch “tín dụng đen”
chỉ là tờ giấy viết tay, sổ ghi nợ số tiền mà không ghi lãi suất hoặc mức lãi suất, do đó
rất
khó
để

qui
kết
con
nợ
vào
tiêu
chí “bóc
lột”.
Trong khi các qui định cụ thể để xử lý các vụ “tín dụng đen” có dấu hiệu hình sự chưa
có, nên khi vỡ nợ, con nợ không có khả năng chi trả thì thường bị khởi tố về tội “Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 của Bộ luật Hình sự. Trong quá trình
thu thập chứng cứ để xử lý các vụ vay mượn qua “tín dụng đen”, các cơ quan chức
năng thường tốn nhiều công sức, mất rất nhiều thời gian do: việc vay mượn diễn ra khá
lâu, trong thời gian dài, chứng từ không cụ thể, mục đích sử dụng tiền chiếm đoạt rất
khó xác định… Hơn nữa, con nợ không bỏ trốn mà tránh nợ, hoặc chọn cách trả nợ
theo kiểu nhỏ giọt nên càng khó cho cơ quan điều tra khi kết luận và xử lý.
Ba là, tăng cường vai trò của các biện pháp hành chính trong xử lý vi phạm.
Nếu như vi phạm trong lĩnh vực này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì
cần có biện pháp xử lý hành chính phù hợp, mà một trong biện pháp hữu hiệu theo
chúng tôi cần cần xem xét là phạt tiền. Đây là biện pháp kinh tế có ý nghĩa phòng ngừa
cao, đánh trúng vào tâm lý trục lợi của cả con nợ và chủ nợ.
Trước mắt cần tăng cường biện pháp hành chính trong việc quản lý hoạt động tín dụng,
tập trung nhiều kênh thông tin để phát hiện làm rõ các vụ cho vay nặng lãi để răn đe.
Quản lý chặt dịch vụ cầm đồ, đây là công cụ biến tướng của cho vay nặng lãi. Trong qui
định xử phạt hành chính về an ninh trật tự cũng cần bổ sung nhóm hành vi vi phạm liên
quan đến “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, để có cơ sở pháp lý khi xử lý trong thực tế.
Cần có sự thống nhất của các cơ quan chức năng trong biện pháp xử lý vi phạm. Để
các cơ quan chức năng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì ngoài hành vi
của đối tượng cần làm rõ động cơ, mục đích, ý thức chủ quan của họ từ đó mới định tội
danh chính xác. Tuy nhiên, việc xác minh tài liệu, chứng cứ để có thể xử lý hình sự các

đối tượng liên quan đến “tín dụng đen” là không dễ dàng, quan điểm xử lý của các cơ
quan chức năng đôi khi không nhất quán. Nên thời gian qua, dư luận cho rằng: Những
vụ việc xảy ra cùng tính chất nhưng nơi cho là có tội và nơi cho là quan hệ dân sự
không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để khắc phục
tình trạng này trước mắt cần ban hành thông tư hướng dẫn của 3 ngành tư pháp trung
ương để thống nhất đường lối xử lý, hướng dẫn các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan
tố tụng ở trung ương và địa phương có cơ sở để xử lý hành vi này.
11


Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu
biết của người dân về các quy định của Nhà nước về vay và cho vay, về tác hại của tín
dụng đen. Tuyên truyền nâng cao cảnh giác của người dân trước thủ đoạn lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, cho vay lãi nặng của tội phạm.
Năm là, lực lượng Công an thực hiện có hiệu quả công tác nắm tình hình, kịp thời phát
hiện những dấu hiệu hoạt động của thị trường tín dụng đen; tham mưu, đề xuất với cấp
ủy, chính quyền các biện pháp xử lý, ngăn chặn sự đổ vỡ. Vận động nhân dân tích cực
tham gia phát hiện, tố giác các hoạt động tín dụng đen, nhất là thị trường cho vay lãi
nặng, các hiện tượng huy động vốn của nhiều người với số lượng lớn. Tổ chức điều tra,
xác minh các dấu hiệu của tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, rửa tiền cũng như
phối hợp với các ngành, các đoàn thể giải quyết, xử lý, ổn định tình hình ANTT ở các
địa bàn để xảy ra các vụ vỡ nợ.
Đại tá, PGS,TS. Đỗ Cảnh Thìn
PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm
Tags:
© Tạp chí Cảnh sát nhân dân - Cơ quan chủ quản: Học viện Cảnh sát nhân dân.
Tổng biên tập: Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm
Trụ sở Tòa soạn: Học viện Cảnh sát nhân dân, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 069.46232 - 069.46010. Fax: +84.37522354; Email: -
Giấy phép số 45/GP-TTĐT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/9/2014

Designed by Acomm

12


III. GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN “ TÍN DỤNG ĐEN”
( Nguồn: tapchitaichinh.vn )

Giải pháp ngăn chặn “tín dụng đen”
14:00, 15/12/2015

(Taichinh) Nguồn vốn ngân hàng thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, những
diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ, nhất là hoạt động “tín dụng đen” đã và
đang đe dọa đến an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, làm suy giảm lòng tin của
doanh nghiệp, người dân đối với sự điều hành của Chính phủ và các cơ quan
quản lý Nhà nước.
Nhiều hệ lụy phát sinh từ “tín dụng đen”
“Tín dụng đen” có thể hiểu là “ngân hàng ngầm” hay “tín dụng phi chính thức”. Có nhiều cách hiểu,
khái niệm về “tín dụng đen”, tuy nhiên theo nghĩa thông thường nhất, “tín dụng đen” là hình thức tín
dụng tư nhân, nằm ngoài khuôn khổ hoạt động của hệ thống ngân hàng, không theo các quy định
của pháp luật về hoạt động tín dụng, ngân hàng và được sử dụng với ý nghĩa tiêu cực, đó là những
khoản vay với lãi suất rất cao và có phần tham gia của các tổ chức tội phạm, gắn với các hành vi
phạm tội, vi phạm pháp luật.
Khảo sát cho thấy, hoạt động “tín dụng đen” hiện nay diễn ra khá phổ biến và ngày càng phức tạp,
hậu quả của nó gây ra cho xã hội là rất nghiêm trọng.
Trong đó, đáng lo ngại nhất là sự an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại, ảnh hưởng trực tiếp
đến an ninh tài chính quốc gia; là nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy các loại tội phạm hình sự, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tình hình, công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã
hội…

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2010-2014, cả nước liên tiếp xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn với
thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng, ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức và liên quan với
nó là 6.367 vụ việc, trong đó có 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản,
1.089 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.707 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.496 vụ lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, 104 vụ hủy hoại tài sản…
Ngoài ra, những hệ lụy phát sinh từ “tín dụng đen “đã dẫn đến nhiều hành vi vi phạm khác như: Bắt
giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật
về cầm cố, thế chấp tài sản…
Nạn nhân của tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” cũng rất đa dạng, ở nhiều lứa tuổi, trình độ học
vấn, tính chất công việc khác nhau; nhiều người với vai trò trung gian huy động, cho vay vốn với lãi
suất cao, vừa là nạn nhân, vừa là đối tượng tham gia thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đặc điểm
của “tín dụng đen” là cho vay với lãi suất rất cao, thông thường cao hơn so với lãi suất ngân hàng từ
3-9 lần, cá biệt có trường hợp cao gấp 10-20 lần nên có sức hút rất mạnh mẽ những người hám lời.

13


Đối tượng thường lấy tiền của “người đến sau” trả lãi cao cho “người đến trước”, trả lãi đều và giữ
uy tín trong thời gian đầu; họ tìm cách che đậy mục đích vay tiền và cố gắng thu hút sự tham gia của
càng nhiều người càng tốt. Đến khi lượng tiền đi vay đã hết do làm ăn thua lỗ, thì đối tượng tuyên
bố phá sản hòng lẩn trốn pháp luật và người cho vay.
Theo nhận định của giới chuyên gia, tội phạm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng có mối
liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời với tội phạm có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; vừa là
một nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy các hoạt động “tín dụng đen”, vừa có sự tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp của các đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Nguyên nhân dẫn đến những vụ vỡ nợ dây chuyền trong thời gian gần đây là do các chủ nợ đầu tư
rất nhiều tiền vào thị trường bất động sản, vàng, ngoại hối… Khi thị trường bất động sản “đóng
băng”, giá vàng, USD diễn biến bất thường, hàng tồn kho tăng, đối mặt với áp lực trả nợ, nên nhiều
người phải huy động tiền từ “tín dụng đen” để trả nợ vòng quanh cho nhau.
Một nguyên nhân nữa chính là do trong một thời gian, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thả nổi lãi

suất cho vay, sau đó lại lạm phát, làm cho lãi suất tăng cao.
Trong khi đó, cơ chế, chính sách quản lý hoạt động vay và cho vay, pháp luật hình sự về xử lý tội
phạm cho vay nặng lãi, pháp luật dân sự về giao dịch dân sự đảm bảo và không có bảo đảm, thế
chấp, cầm cố… còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, do nền kinh tế khủng hoảng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu về
nguồn vốn ngày càng tăng, việc thắt chặt tín dụng chính thức cũng khiến nhiều doanh nghiệp, cá
nhân khó tiếp cận tới nguồn vốn ngân hàng nên họ buộc phải đi vay “tín dụng đen” để hoạt động.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên hiểu biết pháp luật của người dân trong lĩnh
vực tín dụng còn hạn chế. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về hoạt
động tín dụng chưa được chú trọng đúng mức. Công tác nghiệp vụ và phát hiện điều tra, xử lý hình
sự các hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng còn hạn chế, trong khi diện đối tượng cần quản lý
rộng, phức tạp về thành phần, trình độ…
Đề xuất, kiến nghị
Trước thực trạng trên, thời gian qua, lực lượng chức năng đã tập trung triển khai thực hiện các biện
pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính, tiền
tệ nói chung và hoạt động “tín dụng đen” nói riêng; tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm những hành
vi phạm tội, vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, liên quan đến “tín dụng
đen”.
Đặc biệt, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ban ngành ban hành các cơ chế, pháp luật có liên quan
đến hoạt động tín dụng nói chung và thực hiện, thường xuyên có hiệu quả công tác giám sát, kiểm
soát, điều chỉnh lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tỷ giá, giá vàng, nợ xấu… nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý Nhà nước, giúp hệ thống tổ chức tín dụng thực hiện tốt chức năng điều tiết thị trường
tiền tệ, ổn định vĩ mô; tạo niềm tin và từng bước hạn chế, ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen”.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và quản lý hoạt động của các tổ chức tín
dụng hiện nay còn vướng mắc, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ ràng và còn nhẹ chưa đủ sức răn đe.
Hiện vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định, quản lý hoạt động của các hình thức “tín dụng
phi chính thức” cũng như về lãi suất cho vay tối đa. Lực lượng chức năng chưa có cơ sở pháp lý để
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

14



Chưa kể, nhiều quy định trong việc cho vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng còn phức tạp,
nhiều thủ tục, giấy tờ, điều kiện bắt buộc, thời gian chờ đợi lâu…; ngoài ra, các loại hình cho vay
của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân.
Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải tìm đến “tín dụng đen” để nhanh chóng có được
nguồn vốn vay nhằm giải quyết công việc sản xuất, kinh doanh…
Để góp phần phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
“tín dụng đen”, giới chuyên gia tài chính – ngân hàng đưa ra một số định hướng sau:
Thứ nhất, cần khẩn trương rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, hành chính,
dân sự về xử lý hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng; hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vay tín dụng
với những chế tài xử lý cụ thể, rõ ràng và nghiêm khắc, trong đó cần bổ sung hình phạt đối với nhóm
hành vi vi phạm liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi để có cơ sở pháp lý khi xử lý trong
thực tế. Ngoài ra, hoàn thiện các quy định về giao dịch dân sự, thế chấp, cầm cố…
Thứ hai, các bộ, ban ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường quản lý, có quy định
cụ thể, siết chặt các hoạt động cho vay, huy động vốn tự phát; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền,
giúp tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân nâng cao hiểu biết, nhận thức và cảnh giác cao trước thủ
đoạn của các đối tượng hoạt động “tín dụng đen”.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế chính sách về thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân, cải cách hành chính,
nghiên cứu đa dạng hóa các hình thức, nhằm tạo sự thuận lợi trong hoạt động giao dịch tín dụng
chính thức để các doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận được tới nguồn vốn vay an toàn, nhanh
chóng, thuận tiện, qua đó hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, vay “tín dụng đen”

15


Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 kỳ 2-2015

16



III. CÔNG AN HÀ NỘI QUYẾT LIỆT ĐẤU TRANH, LOẠI TRỪ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỘI PHẠM “ TÍN DỤNG ĐEN”
( Nguồn: tapchitaichinh.vn )

Tạp chí điện tử Tài chính
Giấy phép xuất bản số 195/GP-BTTTT
Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 08/05/2017
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính
Tổng biên tập: TS.Phạm Thu Phong
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí
điện tử Tài chính.
Tòa soạn: Tầng 4, Tòa nhà dự án, số 4, ngõ Hàng Chuối 1, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Chi nhánh phía Nam: 138, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: 024.39330038, 028.39300434. Hotline: 0987 828 585
Email:
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI QUÂN SỰ THẾ GIỚI PHÁP LUẬT TRUYỀN HÌNH ATV XE+ ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA - GIẢI TRÍ THỂ THAO SỐNG Ở HÀ NỘI ẢNH

Công an Hà Nội quyết liệt đấu tranh, loại trừ hoạt động
của tội phạm "tín dụng đen"
18:25 26/06/2017 5 Hoàng Phong
Chia sẻ
ANTD.VN - Chiều 26-6, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Ủy viên Ban
Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội và Thiếu tướng Đinh Văn Toản,
Phó Giám đốc, CATP đã tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá việc thực hiện Kế hoạch 231
của Giám đốc CATP Hà Nội và Công văn số 504 của Phòng CSHS về quản lý các đối tượng
hình sự.
Một nội dung trọng tâm khác của hội nghị là triển khai Công văn số 2259/CAHN-PV11, do Giám đốc

CATP ký ban hành ngày 26-6-2017, về chấn chỉnh trách nhiệm và tăng cường công tác chỉ đạo tổ
chức thực hiện Kế hoạch số 231.
Triệt xóa nhiều ổ nhóm, đối tượng hoạt động tín dụng đen
Sau phát biểu khai mạc, định hướng những nội dung báo cáo, thảo luận tại hội nghị của Thiếu
tướng Đinh Văn Toản, Đại tá Dương Văn Giáp - Trưởng Phòng CSHS đã báo cáo kết quả sơ bộ 2
tuần (từ ngày 9-6 đến 24-6), tiếp tục triển khai Kế hoạch 231 của Giám đốc CATP Hà Nội.
Với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, CATP Hà Nội đã đánh mạnh các ổ nhóm hoạt động cho vay
nặng lãi, tín dụng đen, cầm đồ, rải "họ", các đối tượng cho vay tín dụng không phép. Các đơn vị
thuộc CATP đã phát hiện, tổ chức xác lập chuyên án, điều tra khám phá 5 ổ nhóm hoạt động tín
dụng đen; bắt 26 đối tượng về các hành vi cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, đòi nợ thuê bằng hình
thức đổ chất bẩn, chất thải.

17


Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Bên cạnh đó, các đơn vị, địa bàn tiếp tục rà soát, lên danh sách những cơ sở tín dụng đen mới hoạt
động; tổ chức kiểm tra, đóng cửa các cơ sở không phép, không đảm bảo ANTT. Đại tá Dương Văn
Giáp đề nghị Công an các quận, huyện và thị xã tăng cường tuyên truyền đến người dân nâng cao
cảnh giác, tố giác các đối tượng có hành vi quảng cáo, rao vặt liên quan đến hoạt động tín dụng
đen.
Cùng với đó, Công an các quận, huyện và thị xã cần chủ động tham mưu cho UBND các cấp, huy
động các ban ngành ở địa phương vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa. Trưởng Phòng
CSHS nhấn mạnh: Công an cơ sở khi nắm bắt vụ việc đổ chất bẩn, chất thải xảy ra, phải xuống
ngay hiện trường, lập hồ sơ theo đúng quy định để điều tra làm rõ những vấn đề liên quan.
Tiếp đó, Đội CSHS tiếp nhận, chủ trì tập trung lực lượng, biện pháp, tài liệu để nhanh chóng điều
tra, bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm. Những vụ việc đổ chất bẩn, chất thải còn đang tồn đọng,
CSHS phải nhanh chóng điều tra làm rõ. Phòng CSHS sẽ phối hợp với các phòng nghiệp vụ hỗ trợ
cho Công an các quận, huyện và thị xã nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý đối với số đối
tượng vi phạm cũng như nằm trong diện tình nghi.


18


Thiếu tướng Đinh Văn Toản, Phó Giám đốc CATP Hà Nội khẳng định Kế hoạch 231 của Giám đốc
CATP Hà Nội ra đời đúng thời điểm, có tính chất quyết định trong việc giải quyết tận gốc tội phạm tín
dụng đen cũng như phòng ngừa phạm pháp
Đại tá Dương Văn Giáp thông tin: tới đây, Phòng CSHS sẽ phối hợp với Công an các địa phương
giáp ranh, Cục CSHS để quản lý, phòng ngừa, ngăn chặn những đối tượng di biến động trên địa
bàn, qua Hà Nội có liên quan đến tín dụng đen.
Tại Hội nghị, Đại tá Dương Văn Giáp báo cáo đánh giá tình hình, kết quả 1 tháng thực hiện Công
văn số 504 về quản lý đối tượng hình sự trong các ổ nhóm tội phạm hình sự đang hoạt động.
Trưởng Phòng CSHS cũng nêu xuất các biện pháp về thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 231 cũng
như Công văn số 504.
Tiếp đó, Đại tá Nguyễn Văn Viện, Trưởng Phòng Tham mưu, thừa ủy quyền của Giám đốc CATP đã
trình bày những nội dung của Công văn số 2259, chấn chỉnh trách nhiệm và tăng cường công tác
chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch số 231.
Không để sót lọt các điểm, tụ điểm, đối tượng vi phạm
Tại hội nghị, lần lượt chỉ huy các đơn vị gồm: Hà Đông, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Bắc
Từ Liêm…đã trình bày kết quả việc tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 231. Những ý kiến tham luận của
các đơn vị đều tập trung làm rõ phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, tổ chức hoạt
động tín dụng đen; các đối tượng cho vay nặng lãi...
Theo đại diện các đơn vị, đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tín dụng đen hầu hết đều có tiền án,
tiền sự, lưu manh, côn đồ. Nhiều đối tượng, cơ sở hoạt động liên tỉnh, lén lút, rải tờ rơi quảng cáo ở
các khu dân cư. Ban đầu, chúng mồi chài người dân vay với lãi suất thấp, thủ tục cho vay nhanh
gọn…để lừa sập bẫy. Số lượng tiền chúng cho vay không đúng với thực tế, ít hơn rất nhiều so với
số tiền người vay nhận được.Nhiều trường hợp người dân vay vài chục triệu sau một thời gian trả
gần hết nhưng vẫn bị các đối tượng ép phải viết giấy vay nợ với số tiền lên tới cả tỷ đồng.
Để không cho người vay thoát nợ, trước khi cho vay, các đối tượng đã theo dõi về tận nhà con nợ
để nắm thông tin. Với lãi suất cao ngất ngưởng, chỉ trong một thời gian ngắn, lãi mẹ đẻ lãi con, số

tiền người dân vay nhanh chóng phình to và khiến họ ngập trong nợ nần. Khi con nợ mất khả năng
trả nợ, các đối tượng dùng mọi thủ đoạn để siết nợ như đổ chất bẩn, mang quan tài đến nhà khủng
bố tinh thần, đe dọa giết, bắt giữ người trái pháp luật…

19


Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng Phòng CSHS trình bày các kết quả liên quan đến Kế hoạch số 231,
Công văn số 504... nêu rõ phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng liên quan đến tín
dụng đen nhằm cảnh báo người dân
Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương biểu dương các cá nhân,
tập thể có thành tích, kết quả cao trong việc tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 231. Giám đốc CATP
nhấn mạnh: Kế hoạch 231 là chủ trương đúng đắn, chính xác, kịp thời của Ban Giám đốc CATP
trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm hoạt động trong lĩnh
vực tín dụng đen. Đây là loại tội phạm có tính chất mầm mống nảy sinh của nhiều loại tội phạm
khác.
Bên cạnh đó, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương nhận xét, những kết quả bước đầu chưa tương xứng
với thực lực, vị trí, vai trò của các đơn vị.Từ đó, Giám đốc CATP đã gợi mở, chỉ ra nhiều biện pháp;
đồng thời xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ đối với các đơn vị cần tập trung triển khai các biện pháp
đấu tranh kiên quyết với loại tội phạm này.
Được sự ủy quyền của Giám đốc CATP Hà Nội, kết luận hội nghị, Thiếu tướng Đinh Văn Toản, Phó
Giám đốc CATP nhấn mạnh: Kế hoạch 231 của Giám đốc CATP Hà Nội ra đời rất kịp thời trong bối
cảnh tình hình về tội phạm tín dụng đen hoạt động có những dấu hiệu phức tạp.
Đồng chí Phó Giám đốc yêu cầu phòng CSHS, phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an các quận,
huyện và thị xã nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá, làm rõ những ưu khuyết điểm trong thực hiện Kế
hoạch số 231.
Cùng với đó, Công an các quận huyện, thị xã phải kiểm điểm sâu sắc trách nhiệm của Trưởng, phó
Công an quận, huyện, thị xã, đội trưởng các Đội CSHS, CS QLHC về TTXH, trưởng CAP, đồn, trạm,
thị trấn, lực lượng CSHS, QLHC về TTXH, lực lượng Công an phụ trách xã... “Phải quyết liệt thực
hiện công tác điều tra cơ bản, không để sót lọt bất kỳ đối tượng, tổ chức tín dụng đen nào”-Thiếu

tướng Đinh Văn Toản chỉ rõ với các đơn vị.

Thiếu tướng Đinh Văn Toản tặng Giấy khen của Giám đốc CATP Hà Nội cho các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Kế hoạch 231; đồng thời khẳng định CATP Hà Nội sẽ tập
trung "nhổ" tận gốc "mầm độc" tín dụng đen
Thiếu tướng Đinh Văn Toản nhấn mạnh, sau khi điều tra cơ bản, các đơn vị phải thực hiện đồng bộ
các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, thu thập tài liệu, xác lập chuyên án để đấu tranh, chủ động,
không chờ đợi, không bị động, truy kích đến cùng đối tượng gây án. Nếu đơn vị nào để sót lọt thì
phải truy trách nhiệm của người đứng đầu, chỉ huy phụ trách mảng việc được phân công.

20


Đồng chí Phó Giám đốc CATP Hà Nội lưu ý các đơn vị, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ phải làm rõ
thủ đoạn, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm hoạt động trong lĩnh vực này. “Bắt đầu từ ngày 27-6, các
đơn vị của CATP Hà Nội tham mưu cho UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với
lực lượng Công an đồng loạt ra quân, tập trung bóc và xóa toàn bộ tờ rơi, dán quảng cáo về lĩnh
vực tài chính đen; bố trí lực lượng, mật phục bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm.
Ban Giám đốc sẽ chỉ đạo thành lập tổ công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất ở các đơn vị, địa bàn, xử lý
nghiêm những đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ không hiệu quả. Đồng chí Phó Giám đốc cũng
giao Phòng CSHS phân công rạch ròi nhiệm vụ giữa các đơn vị; tiếp tục chủ trì điều tra những ổ
nhóm, đối tượng hoạt động có tính chất manh động, côn đồ; kiên quyết sớm loại bỏ loại tội phạm
này ra khỏi đời sống xã hội.

21


IV. “ TÍN DỤNG ĐEN” VÀ HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG
( Nguồn: nhandan.com.vn )


Điều tra qua thư bạn đọc

"Tín dụng đen" và hậu quả khó lường

Quảng cáo cho vay tiền dán trên tủ cáp điện khu vực tòa nhà HITC, đường Xuân Thủy (Cầu
Giấy, Hà Nội).
22


Thời gian qua, Báo Nhân Dân nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về hoạt
động của nhiều cơ sở cầm đồ, kinh doanh dịch vụ thương mại cho vay tiền tùy tiện, lộn xộn.
Đây là loại hình "tín dụng đen", đang gây nhiều hậu quả khó lường, tiềm ẩn nguy cơ mất
an ninh trật tự xã hội.

Cầm thẻ sinh viên từ một triệu đến 10 triệu đồng, lãi từ 2.500 đồng/triệu đồng/ngày, đến 3.000
đồng/triệu đồng/ngày, liên hệ điện thoại 0967460868; cầm ô-tô, xe máy, bảng lương, chứng minh
thư gốc; cho vay theo hóa đơn thu tiền điện, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; cho vay trả góp, hỗ trợ
tài chính, phí từ 1.500 đồng/triệu đồng/ngày, 3.000 đồng/triệu đồng/ngày, rồi cầm bằng lái xe,
cầm đăng ký xe, bằng đại học, cao đẳng, hộ khẩu thường trú, thẻ ATM... Đó là những nội dung
quảng cáo bằng tờ rơi được dán la liệt, chằng chịt trên nhiều tủ cáp điện, cột điện ở TP Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Hà, ở phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Một số doanh nghiệp,
cá nhân hành nghề cho vay tiền, nhiều cơ sở cầm đồ quảng cáo kinh doanh cầm đồ, cho vay tiền
rất lộn xộn. Nhìn chỗ nào cũng thấy họ dán tờ rơi cho vay tiền, ghi rõ điện thoại, địa chỉ. Thí dụ,
trên tuyến đường Trương Định, quận Hoàng Mai và phố Huế, quận Hai Bà Trưng có tới hàng
trăm tờ rơi quảng cáo cho vay tiền của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Thắng, Công
ty TNHH Hưng Thịnh và của nhiều cơ sở cầm đồ khác, được dán theo kiểu "thích chỗ nào thì
dán chỗ đó". Trên tuyến đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy cũng la liệt các tờ rơi quảng cáo rao
vặt cho vay tiền bằng hình thức cầm cố điện thoại, máy tính xách tay, bằng lái xe, đăng ký xe, thẻ
sinh viên, chứng minh thư. Cầm một tờ quảng cáo cho vay tiền bằng thẻ sinh viên của một cơ sở
có địa chỉ số 14, ngõ 205, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, tôi hỏi một cán bộ công an,

sao quảng cáo cho vay tiền loạn xạ mà không thấy dẹp? Thượng úy Ngô Ngọc Quý, Phó trưởng
Công an phường Đồng Tâm cho biết: Công an phường cũng tích cực tham mưu lãnh đạo phường
cử cán bộ văn hóa, phối hợp Công an phường ra quân xé các tờ rơi quảng cáo tùy tiện. Xé xong
họ lại lén lút dán lên chỗ khác vào ban đêm, rất khó bắt quả tang.
Không chỉ ở Hà Nội mà tại một số địa phương khác, trong nhiều ngõ, ngách phố, chung quanh
nhiều trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục, cây xăng, vách ngăn các công trình xây dựng...
23


chúng tôi đều thấy loạn tờ rơi rao vặt về hoạt động cho vay tiền của một số doanh nghiệp kinh
doanh thương mại, cá nhân hành nghề cầm đồ. Hành vi quảng cáo tờ rơi tùy tiện ở nơi công cộng
nêu trên là vi phạm Luật Quảng cáo. Nhưng xem ra, chính quyền một số phường, quận, ngành
chức năng ở TP Hà Nội và một số địa phương khác vẫn chưa thật sự quan tâm, dẹp bỏ loại hình
quảng cáo này. Tìm hiểu về dịch vụ cầm đồ tại TP Hà Nội, trên tuyến đường Láng, Thụy Khuê và
nhiều ngõ phố nhỏ hẹp khác cho thấy, nhiều cơ sở hoạt động ngầm cho vay nặng lãi, cầm cố tài
sản trộm cắp, xe máy, xe ô-tô không chính chủ và liên kết các đối tượng đầu gấu, sẵn sàng đâm
chém, đòi nợ thuê, đang khiến người dân lo ngại. Đối tượng mà các cơ sở này nhắm tới là sinh
viên, lao động tự do và cả cán bộ, công chức... "Thượng đế" nào có nhu cầu vay "nóng", vay 100
ngày, chỉ cần dùng thẻ sinh viên, bằng đại học, cao đẳng, đăng ký xe, chứng minh thư... kèm theo
một "cú" điện thoại gọi tới địa chỉ in trên các tờ rơi quảng cáo là được đáp ứng tức thì, thậm chí
các cơ sở còn cho người mang tiền đến tận nhà. Sinh viên vay "nóng" thì lãi suất là 2.500 đồng
đến 3.000 đồng/triệu đồng/ngày. Nếu không trả đúng hạn, lãi suất lại tăng lên 10.000 đồng/triệu
đồng/ngày, thậm chí 20.000 đồng/triệu đồng/ngày. Với mức lãi suất cao ngất ngưởng đó, chẳng
khác nào chiếc thòng lọng sẵn sàng siết nợ các khổ chủ. Như trường hợp chị Pờ Đặng Việt Hà, ở
phòng số 6, tổ 3 UNICEF, khu tập thể Trường đại học Sư phạm Hà Nội, vay tiền nặng lãi không
trả được, bị một số đối tượng đòi nợ thuê ép viết giấy bán nhà cho chúng. Công an phường Dịch
Vọng Hậu phối hợp Công an quận Cầu Giấy xác minh, điều tra, khởi tố và bắt giữ bốn đối tượng
có hành vi cướp tài sản trong vụ đòi nợ chị Pờ Đặng Việt Hà.
Anh Vũ Hồng Khương, ở xã Quang Sơn (TP Tam Điệp, Ninh Bình), một nạn nhân vay hộ tiền
cho bạn, cho biết: Người quen của anh tên là Bùi Huy Cường, ở TP Phủ Lý (Hà Nam), nhờ anh

dẫn đến một cơ sở tư nhân ở TP Tam Điệp cầm cố bốn xe ô-tô con để lấy số tiền 1 tỷ 370 triệu
đồng. Khi Công an tỉnh Hà Nam phát hiện hành vi lừa đảo, Bùi Huy Cường bị bắt, bốn chiếc xe
ô-tô con do anh Vũ Hồng Khương dẫn Bùi Huy Cường đi cầm cố cũng bị tạm giữ để phục vụ
công tác điều tra. Nhưng chỉ một thời gian sau khi Bùi Huy Cường bị bắt, cả gia đình anh Vũ
Hồng Khương gồm: Vợ, các con, bố, mẹ đẻ của anh liên tiếp phải chịu hậu họa do chủ nợ hành.
Có lúc, một số đối tượng lạ mặt đến tận nhà dọa nạt "không trả tiền sẽ đánh con trai anh đang là

24


sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông, Hà Nội". Rồi họ ném chất thải bẩn vào bể nước, đập
vỡ cửa kính, về tận quê bố đẻ của anh là ông Vũ Khắc Khoa ở xã Ninh Giang (Hoa Lư, Ninh
Bình) đe dọa để anh Khương phải trả nợ. Có lúc chủ nợ còn cho người mang cả chăn, chiếu,
giường, võng, đến sinh hoạt luôn tại nhà anh Khương, ép anh trả nợ. Mỗi lần như thế anh Vũ
Hồng Khương và gia đình rất hoảng sợ, không còn tâm trí nào làm ăn, mặc dù đã trình báo với
chính quyền xã. Công an xã Quang Sơn phối hợp với Công an TP Tam Điệp đã rất vất vả trấn áp
những hành vi vi phạm pháp luật phát sinh từ việc cầm đồ nêu trên, mới bảo đảm được an ninh
trật tự trên địa bàn.
Trung tá Nguyễn Xuân Vượng, Phó Trưởng Công an phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội)
cho biết: Thời gian qua, trên địa bàn phường đã xảy ra một số vụ người dân liên quan vay nặng
lãi và những đối tượng ở địa bàn khác đến đòi nợ thuê. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh,
ở số 43 đường Xuân Thủy, sau khi vay không có tiền trả, bỏ đi khỏi nhà, một số đối tượng đến
dọa, siết nợ chồng chị là anh Đỗ Mạnh Hùng. Trong khi đó, anh Hùng không biết vợ mình vay
mượn như thế nào, vay của ai, vay bao nhiêu tiền, vì hai vợ chồng sống ly thân, nên rất lo sợ. Sau
khi trình báo, Công an phường can thiệp kịp thời, anh Hùng may mắn thoát nạn.
Trao đổi với một số cán bộ công an các phường trên địa bàn TP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy:
Tình trạng cho vay nặng lãi thông qua các hình thức cầm đồ, không thế chấp trả góp, qua thẻ sinh
viên, CMND, hộ khẩu, đăng ký xe máy, ô-tô... như những quảng cáo của một số cơ sở cầm đồ,
doanh nghiệp tư nhân nêu trên là lĩnh vực rất nhạy cảm về an ninh trật tự, dễ phát sinh tiêu cực,
gây hậu quả khôn lường. Do vậy, ngành chức năng và các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ

việc cấp giấy phép hoạt động cho loại hình trên. Đối với các học sinh, sinh viên, qua khảo sát,
chúng tôi được biết, nhiều em sa lầy vào nợ nần do vay nặng lãi và cha mẹ, gia đình phải trả nợ
thay. Các trường đại học, cao đẳng cần tăng cường tuyên truyền giáo dục lối sống lành mạnh cho
các em để tránh sa vào nạn cờ bạc, cá độ bóng đá, dẫn đến phải đi vay nặng lãi, cầm đồ. Lực
lượng công an các cấp cần tăng cường kiểm soát các cơ sở cầm đồ, ngăn chặn những đối tượng
xấu liên kết doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo kiểu "tín dụng đen" nhằm bảo đảm an ninh trật

25


×