Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tác động của sự phát triển thị trường vốn đối với quá trình tăng trưởng kinh tế ở việt nam trong những năm gần đây và đưa ra những khuyến nghị cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.08 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM
Đề bài: Tác động của sự phát triển thị trường vốn đối với
quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những
năm gần đây và đưa ra những khuyến nghị cần thiết

Nhóm 1

Hà Nội - 2017

1


MỤC LỤC
Phần 1: Lý thuyết về thị trường vốn…………………………………………….3
1. Khái niệm và vai trò của thị trường vốn……………………………………...3
2. Cấu trúc của thị trường vốn…………………………………………………..5
2.1 Thị trường cổ phiếu………………………………………………………….5
2.2 Thị trường trái phiếu……………………………………………………….10
2.2 Thị trường tín dụng trung và dài hạn………………………………………13
Phần 2: Tình hình thị trường vốn tại Việt Nam hiện nay……………………...17
1. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2013 đến nay………………………..17
2. Thị trường trái phiếu ………………………………………………………..23
Phần 3: Vai trò của thị trường vốn đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam….28
1. Thị trường cổ phiếu………………………………………………………….28
2.Thị trường trái phiếu…………………………………………………………29
3.Thị trường tín dụng trung và dài hạn………………………………………...30
4.Giải pháp……………………………………………………………………31

2




PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN
1.

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN:

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn, thị trường tài chính được chia
thành hai bộ phận: thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
- Thị trường tiền tệ là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn
(có kỳ hạn dưới một năm) được mua bán
- Còn thị trường vốn là thị trường giao dịch, mua bán các công cụ tài
chính trung và dài hạn (gồm các công cụ vay nợ dài hạn và cổ phiếu).
Hiểu theo một nghĩa rộng thì Thị Trường Vốn là một thị trường nơi các
tài sản tài chính có kỳ hạn dài hoặc vô thời hạn, hay Thị trường vốn là thị
trường cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính
phủ và các hộ gia đình.
Để phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững, phải có thị trường vốn
phát triển. Phát triển thị trường vốn – nơi diễn ra cung và cầu vốn của nền kinh
tế sẽ có cơ hội thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo điều kiện sử dụng
đồng vốn hiệu quả cao.
Thị trường vốn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia, nó được thể hiện ở các yếu tố sau:
Thứ nhất, thị trường vốn là một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu
tư phát triển. Thông qua việc phát hành và mua bán chứng khoán, dòng vốn di
chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi sử dụng kém hiệu quả đến nơi sử dụng
có hiệu quả hơn. Thị trường vốn giúp các doanh nghiệp (DN), tổ chức kinh tế,
cá nhân... có cơ hội để trở thành nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ đầu tư, mua bán
chứng khoán và các công cụ tài chính trên thị trường để kiếm lời.
Chính phủ trung ương và địa phương có thể vay nợ các tổ chức, DN, dân cư

thông qua việc phát hành trái phiếu trung và dài hạn, thực hiện các công trình hạ
tầng kinh tế - xã hội, cũng như đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển của trung
ương/địa phương.
Thứ hai, thị trường vốn tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và các
công cụ tài chính, khi các nhà đầu tư cần tiền. Nhờ đó, họ có thể tối ưu hóa hiệu
quả đồng vốn để hưởng lợi (thường lãi của các chứng khoán và công cụ tài
chính cao hơn lãi tiền gửi tiết kiệm).
Thứ ba, phát triển thị trường vốn để thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước
ngoài. Đây là kênh đầu tư hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Với những
thông tin công khai, minh bạch, thị trường vốn là nơi mà các nhà đầu tư nước
ngoài có thể phân tích, nhận định, đánh giá “sức khỏe” của DN, ngân hàng để
đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Họ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu, trái
3


phiếu trên thị trường hoặc góp vốn vào DN, ngân hàng để trở thành các cổ đông
chiến lược.
Thứ tư, thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK) là
công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông qua thị trường vốn,
những nhà đầu tư có cơ sở đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai của nền
kinh tế. Cơ quan quản lý thường thông qua thị trường vốn để phân tích, dự báo,
ban hành các văn bản pháp lý để điều tiết và quản lý thị trường một cách hiệu
quả.
Thứ năm, thị trường vốn tác động đến tăng trưởng tới nền kinh tế của đất
nước . Theo các lý thuyết về đầu tư như : lý thuyết về đầu tư , lý thuyết gia tốc
đầu tư thì vốn có tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế. Vốn được huy động
từ rất nhiều nguồn khác nhau trong đó có thị trường vốn =>tác động rất lớn tới
sự phát triển kinh tế của đất nước Tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư Tầm quan
trọng của nguồn vốn đầu tư tác động tới sự tăng trưởng kinh tế Khi nguồn vốn
đầu tư tăng thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng , từ đó làm tăng tổng thu

nhập quốc dân , làm cho GDP tăng từ đó làm cho nền kinh tế tăng trưởng Tuy
nhiên khi nguồn vốn đầu tư tăng đến một mức nào đó thì kinh tế không thể tăng
trưởng thêm đựơc do nền kinh tế cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Kể
từ khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường thì nguồn vốn là một điều rất quan trọng. Hiếm thấy lần phát hành
trái phiếu Chính phủ đầu tiên nào thu được thành công như của Việt Nam" là
nhận định được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa ra.
Thứ sáu, thị trường vốn làm đa dạng hoá các cơ hội đầu tư cho các chủ
đầu tư. Khi chưa có thị trường vốn thì các nhà đầu tư thường không có nhiều cơ
hội đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có quy mô vốn nhỏ , những người có vốn
nhàn rỗi . Thị trường vốn xuất hiện thì đã tạo ra rất , rất nhiều cơ hội đầu tư cho
các nhà đầu tư
Thứ bảy, thị trường vốn tạo điều kiện để thực hiện các chính sách kinh tế
vi mô. Thị trường vốn có một ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của các nước có nền kinh tế thị trường. Thị trường vốn như một cái van điều tiết
của nền kinh tế, điều tiết từ nơi sử dụng vốn không hiệu quả sang đến nơi sử
dụng vốn có hiệu quả hơn, từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Từ khi xuất hiện
thị trường vốn thì thị trường tài chính của Việt Nam đã được ổn định rất nhiều
Thứ tám, thị trường vốn là công cụ đánh giá, dự báo chu kì kinh doanh
của các doanh nghiệp của nền kinh tế. Thị trường vốn thực sự là cầu nối giữa
doanh nghiệp, nhà nước và thị trường. Với chính phủ thì phải ban hành những
quy định và chính sách kinh tế ngày càng hợp lý hơn, ngày càng đi sâu đi sát
vào tình hình trên thị trường vốn hơn. Đối với các doanh nghiệp thì thị trường
vốn là một căn cứ rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp,
nhất là với các công ty cổ phần , các công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô
vốn hầu hết là vừa và nhỏ.
4


Thứ chín, thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.

Chính sách và hệ thống biện pháp của một nhà nước trong lĩnh vực lưu thông
tiền tệ, nhằm điều hành khối lượng cung và cầu tiền tệ bằng các biện pháp Thị
trường vốn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách và cơ chế quản
lí kinh tế của nhà nước, trên cơ sở vận dụng đúng đắn quy luật của sản xuất
hàng hoá và quy luật lưu thông tiền
2.

CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN:
2.1.
THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU:
2.1.1. Khái niệm:

Lịch sử ra đời Cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành Công ty cổ
phần - Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của
công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người
mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ
phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở
hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công
ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ
phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
2.1.2.

Phân loại:

Thứ nhất, Khi xem xét Cổ phiếu của Công ty cổ phần, thường có sự phân
biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ
phiếu đang lưu hành.
- Cổ phiếu được phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập, thì
được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước quy
định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ

công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành' hay cổ phiếu đăng ký. Cổ
phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể
phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi
cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số
cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty.
- Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà
đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó,
nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
- Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được
chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có
thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số
nước quy định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu
quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó; do đó
không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia
bỏ phiếu.
5


- Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành
trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành
được xác định như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu
quỹ
Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu
đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu
hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.
Thứ hai, dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh
và cổ phiếu vô danh.
- Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu.
Cổ phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại

cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.
- Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu
này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.
Thứ ba, dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể
phân biệt cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là
cách phân loại phổ biến nhất. Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta
thường nói đến cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.
- Cổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động
kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp
Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng
nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công
ty.
+ Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không
phải là khoản nợ đối với công ty.
Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi
công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi
công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán
lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế. Chính
điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng hấp
dẫn nhà đầu tư.
Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để
tăng vốn.
Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.

6


Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải,
tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số

lượng vốn góp vào công ty.
+ Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường
Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là
giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.
Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công
ty. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã
đầu tư, nên nó không liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh
giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành
cổ phiếu thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể
hiện số tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công
ty phát hành ra.
Một số nước luật pháp cho phép Công ty cổ phần có thể phát hành cổ
phiếu thường không có mệnh giá.
Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa
trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty.
Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của
một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc
tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản
với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu
hành.
Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị
tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho
số cổ phiếu thường đang lưu hành.
Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại
tùy thuộc loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức
công ty còn khất lại chưa trả cho cổ đông ưu đãi trong các kỳ trước đó
(nếu có).
Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép Cổ đông thấy được số giá trị
tăng thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so
với số vốn góp ban đầu.

Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể
hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay còn
được gọi là giá thị trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do
công ty ấn định và cũng không do người nào khác quyết định, mà giá thị
trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng
bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó.
7


Tóm lại, Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc
rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động.
- Cổ phiếu ưu đãi:
+ Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một
công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một
số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu
đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.
+ Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:










Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ
phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được
trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ

phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường
được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu
hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.
Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty,
nhưng sau người có trái phiếu.
Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu
đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết
định những vấn đề quan trọng của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá
của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. Mệnh
giá của cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ
thông, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý hay
giải thể công ty.
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định,và cổ đông ưu đãi cũng vẫn được nhận
cổ tức khi công ty làm ăn không có lợi nhuận (thua lỗ).
"Lịch sự kiện được chia thành các loại như sau":

Sự kiện nhận cổ tức, chia tách, cổ phiếu thưởng, mua cổ phiếu ưu đãi đều được
thực hiện tại "NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN". NGÀY GIAO
DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN là ngày thực hiện quyền của 1 cổ phiếu đã
được công ty thông báo trước đó. Nếu như cổ đông nắm giữ cổ phiếu trước
ngày giao dịch không hưởng quyền cổ đông đó sẽ nhận được cổ tức hoặc quyền
mua cổ phiếu đó.
Quyền được chia làm ba loại: Quyền nhận cổ tức bằng tiền: cổ tức sẽ được trả
bằng tiền trên mỗi cổ phiếu. Tỉ lệ cổ tức sẽ được quy ra trên mệnh giá, mỗi cổ
phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều có mệnh giá là
10,000. Ví dụ công ty chia cổ tức bằng tiền 10% bạn sẽ được nhận 1,000 đồng
8



trên mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu thưởng, cổ phiếu chia tách: cổ phiếu sẽ được chia
nhỏ theo tỉ lệ công ty đã công bố. Ví dụ công ty công bố tỉ lệ thưởng hoặc chia
tách là 10:2 => nghĩa là 10 cổ phiếu sẽ thành 12 cổ phiếu, nếu bạn đang có 10
cổ phiếu bạn sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu.
2.1.3. Đặc điểm thị trường cổ phiếu:

- Không có kỳ hạn và không hoàn vốn
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần. Chỉ có
chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn. (Khi công
ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).
- Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh
nghiệp
Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và
vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định. Khi
doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so
với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi làm ăn khó
khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức.
- Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của
tài sản thanh lý
Giá cổ phiếu biến động rất mạnh
Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của
nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty.
"Bên cạnh đó, theo quan điểm của những nhà đầu tư, Cổ phiếu có các đặc điểm
sau:"
- Tính thanh khoản cao
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên tính thanh
khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu
niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức
cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán

trên thị trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức
hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán.
+ Mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường
cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của quy luật
9


cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công
ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu
rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu
đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả
những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng
cần chú ý đến sự đầu cơ trong thị trưòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần
lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi.
- Có tính Lưu thông
Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như
tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt
khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều
hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
- Tính Tư bản giả
Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ
phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh
giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
- Tính Rủi ro cao
Tính Rủi ro phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị. Giá trị cổ
phiếu luôn biến động theo các yếu tố này.
2.2. Thị trường trái phiếu:
2.2.1. Khái niệm:
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả
cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái

phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát
hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái
phiếu doanh nghiệp'), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong
trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này
gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ,
có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể
được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không
được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ
không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay.
Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định
trong hợp đồng vay.

10


2.2.2. Đặc điểm cơ bản:
- Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính
phủ Trung ương và chính quyền địa phương.
- Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là
chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người
Chủ sở hữu Công ty.
- Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc
vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá
sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu
trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.
Với những đặc điểm trên, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi
ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa
chuộng.
2.2.3. Đặc trưng

- Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là
giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu
là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá
cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.
- Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu
hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này
được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và cũng là căn cứ
để xác định lợi tức trái phiếu.
- Thời hạn của trái phiếu là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày
người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái
phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời
gian từ 5 năm trở lên.
- Kỳ trả lãi là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ
trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi
suất trái phiếu thường được mỗi năm hoặc hai năm một lần.
- Giá phát hành là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành.
Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh
giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành để xác định giá
phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp: giá phát hành
bằng mệnh giá (ngang giá), giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu)và giá
phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng)(Với mệnh giá là giá trị của cổ phiếu khi
chào bán lần đầu và trên lý thuyết công ty phát hành cổ phiếu cam kết sẽ không
phát hành thêm một cổ phiếu nào dưới mệnh giá đó).
11


- Dù trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá
gia tăng), thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo
hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu.
2.2.4. Phân loại Trái phiếu

- Phân loại theo người phát hành
+ Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính
phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các
tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất
trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít
rủi ro nhất.
+ Trái phiếu của doanh nghiệp là những trái phiếu do doanh nghiệp
nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng
vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
+ Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức
này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.
- Phân loại theo lợi tức trái phiếu
+ Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được
xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
+ Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu
mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất
có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
+ Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà người mua
không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết
khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
- Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
+ Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành dùng
một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành
mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi
lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số
loại chủ yếu sau:


Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người
phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ.

Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu
phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.

12




Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo
đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ
chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.

+Trái phiếu không bảo đảm là loại trái phiếu phát hành không có
tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
- Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
+ Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua
và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
+ Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và
trong sổ sách của người phát hành.
- Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu của công ty cổ
phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này
được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
+ Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu là loại trái phiếu có kèm theo
phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của
công ty.
+ Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép nhà phát
hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn
thanh toán.
2.3. Thị trường tín dụng trung và dài hạn:

2.3.1. Khái niệm tín dụng trung – dài hạn
Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – là sự tin tưởng, sự tín
nhiệm và được định nghĩa dưới nhiều giác độ khác nhau:
- Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả.
- Tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vật
trên nguyên tắc có hoàn trả.
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở
hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn
hơn lượng giá trị ban đầu.
- Tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của
một tổ chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong một thời
gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả.
13


Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản
chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và
một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi.
Đối với một ngân hàng thương mại, tín dụng là chức năng cơ bản của ngân
hàng, là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng
được định nghĩa như sau:
Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sản
(tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
và bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong
đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất
định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc
và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Về các hình thức của tín dụng ngân hàng thì có nhiều tiêu thức khác nhau để
phân chia tín dụng ngân hàng. Dưới đây là một cách phân chia phổ biến mà
Ngân hàng thường sử dụng khi phân tích và đánh giá:



Phân theo thời hạn tín dụng ta có:

- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung
sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, và nó còn có thể được vay
cho những tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm. Loại hình tín
dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và
đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn
nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời gian trên 5 năm. Loại tín dụng này
được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp
mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất,…
Nói chung, tín dụng - trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định
của khách hàng, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
của doanh nghiệp để từ đó cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị trường..
2.3.2 Đặc diểm tín dụng trung dài hạn
Tín dụng trung dài hạn có những đặc điểm quan trọng sau:
- Tín dụng trung - dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho họ
trong việc mua sắm, tạo lập tài sản cố định. Do đó, đối tuợng cho vay chủ yếu
14


của ngân hàng thương mại trong hình thức tín dụng này là vốn thiếu hụt tạm
thời của các doanh nghiệp.
- Do gắn liền với tài sản cố định và vốn vố định của khách hàng, tín dụng
trung - dài hạn của ngân hàng thương mại thường gắn liền với các dự án đầu tư.
Tuy nhiên, với tín dụng trung hạn thường đầu tư theo chiều sâu, trong khi đó tín

dụng dài hạn tập trung cho các dự án đầu tư mở rộng.
- Tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại có thời gian hoàn
vốn chậm. Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao
và một phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại. Vì thế, khách chỉ có thể
hoàn trả khoản vay có quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau – thời hạn cho vay
kéo dài trong nhiều năm.
- Tín dụng trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô tín dụng
thường lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động. Sự biến
động này có thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được. Do đó
mà môt khoản vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay
ngắn hạn vì thời gian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động này lớn hơn .
Mặt khác, lãi suất của cho vay trung - dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay
ngắn hạn. Vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn.
2.3.3. Các hình thức tín dụng trung - dài hạn
- Tín dụng theo dự án đầu tư
 Cho vay đồng tài trợ ( Synđicate loan):

+ Là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín
dụng trở lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phói hợp với
các bên bên đồng tài trợ để thực hiện, nhằn phân tán rủi ro của các tổ chức tín
dụng.
+ Hình thức này được được áp dụng trong các trường hợp : Các dự án đầu
tư đòi hỏi một khoản vốn lớn mà các ngân hàng riêng lẻ thìo không đáp ứng hết
được ngân hàng thường chỉ được phép đầu tư vốn tới một mức độ nhất định so
với tổng nguồn vốn của mình và không được đầu tư qúa nhiều vốn vào một
công ty để đảm bảo an toàn vốn tài sản. Thậm chí đối với một vài dự án ngân
hàng có thể đáp ứng toàn bộ nhưng rủi ro quá lớn ngân hàng không muốn đảm
nhận hết. Do vậy, cho vay đồng tài trợ là một họat động tín dụng giúp ngân
hàng phân tán rủi ro và có thể sử dụng tối đa nguồn vốn của họ cho đầu tư vào
các dự án dài hạn.

 Cho vay trực tiếp theo dự án:
15


Đây là hình thức tín dụng trung – dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị
trường. ngân hàng thương mại tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm
với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đẫ lựa chọn để tài trợ.
Chính vì vậy, công việc của ngân hàng không chỉ đơn thuần là cho vay
mà còn phải quán xuyến hàng loạt các công việc khác có liên quan đến trực thi
có hiệu quả của dự án như : quy hoạch sản xuất, thiết kế, quy trình công nghệ,
tiêu chuẩn thiết bị máy móc, giá cả thị trường, hiệu quả đầu tư.. Bởi vì việc quy
định cấp một khoản tín dụng sẽ dàng buộc ngân hàng với người vay trong một
số thời gian, cho nên cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc và xem xét kỹ
lưỡng các rủi ro có thể xẩy ra.
- Tín dụng thuê mua (leasing credit)
Thuê mua là hình thức cho vay tài sản thông qua một hợp đồng tín dụng
thuê mua qua đó người cho thuê chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình cho người đi thuê sử dụng và ngưòi thuê có trách nhiệm thanh toán tiền
thuê trong suốt thời hạn thuê và có thể đựoc quyền sở hữu tài sản thuê, được
quyền mua tài sản thuê hoặc được quyền thuê tiếp theo các điều kiện đã được
hai bên thoả thuận.


Tài sản thuê bao gồm cả động sản và bất động sản :
+ Động sản chủ yếu gồm máy móc thiết bị, ô tô dây chuyền công nghệ…

+ Bất động sản chủ yếu là cửa hàng, văn phòng làm việc, cơ sở sản
xuất…
Về mặt pháp lý, tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của người cho thuê, còn đi thuê
chỉ được quyền sử dụng. Vì vậy, người đi thuê không đựơc bán chuyển nhượng

cho người khác. Song họ được hưởng những lợi ích do việc sử dụng tài sản đó
đem lại, đồng thời chịu phần vốn rủi ro có liên quan đến tài sản. Tín dụng thuê
mua có một số hình thức như : thuê mua có tham gia của ba bên, thuê mua có sự
tham gia của hai bên, tái thuê mua (sale – base back), thuê mua hợp tác
(levereged lease, thuê mua giáp lưng (under lease)…


Xét về lợi ích thì cả ngân hàng và khách hàng đều có lợi

+ Đối với ngân hàng (bên cho thuê): đây là hình thức tài trợ bổ sung cho
các hình thức tài trợ khác đang tồn tại ở ngân hàng, nó giúp ngân hàng mở rộng
dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm mức độ rủi ro, đảm bảo nguyên tắc
vốn vay được sử dụng đúng mục đích.
+ Đối với các doanh nghiệp : hình thức này có thể giúp các doanh nghiệp
có thể sử dụng vốn vay dưới dạng các máy móc, thiết bị... mà không phải bỏ
16


vốn lớn, không ảnh hưởng tới bảng tổng kết tài sản và hạn mức tín dụng của
doanh nghiệp việc cấp tín dụng thuê mua thường nhanh chóng, từ đó cho phép
đầu tư khẩn cấp, đáp ứng được thời cơ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, mặt khác phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt thích ứng với hoàn
cảnh và điều kiện sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và mỗi
cá nhân.
+ Đối với các công ty nhỏ hoặc công ty không có uy tín : ngân hàng có
thể không chấp nhận cho vay dài hạn nhưng có thể cho hưởng tín dụng thuê
mua. Có thể nói, mô hình tín dụng thuê mua rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế
thị trường, nhất là đối với nền kinh tế nhiều thành phần như ở Việt Nam hiện
nay.


17


PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2013 đến nay
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ kể từ
khi chính thức ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) năm 2007. Tuy
nhiên, đến năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TTCK
nước ta cũng theo đó mà tụt dốc một cách khủng khiếp. Song, nhờ những nỗ lực
tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng, chúng ta
đã bắt đầu thấy được những tín hiệu khởi sắc hơn trong 5 năm trở lại đây.
Về hoạt động niêm yết, đấu giá và huy động vốn, Tổng giá trị niêm yết
năm 2014 tăng 19% và trái phiếu tăng 25% so với năm 2013. Tính đến tháng
12/2015, trên 2 sàn có 682 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với tổng giá trị niêm yết
theo mệnh giá là 528 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2014 và 571 mã trái
phiếu với tổng giá trị niêm yết là 709 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm
2014. Và đến 2016, tổng giá trị niêm yết đạt 712 nghìn tỷ đồng (tăng 22%) và
590 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 934 nghìn tỷ đồng (tăng 22,5%).
Tổng số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết
Tổng giá trị niêm yết (tỷ đồng)
Tổng số mã trái phiếu niêm yết
Tổng giá trị niêm yết (tỷ đồng)
Tại hội nghị tổng kết công tác của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN), ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN nhận định, trong năm 2013, tình
hình kinh tế vĩ mô đã có bước ổn định và nhiều tín hiệu tích cực, song tăng
trưởng kinh tế còn chưa cao, hoạt động của các doanh nghiệp còn khó khăn.
Tuy vậy, trên thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index vẫn đạt mức tăng
xấp xỉ 22% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam lúc đó đã được xếp là 1
trong 10 thị trường chứng khoán có mức tăng mạnh nhất thế giới.
Tiếp tục nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái cấu trúc TTCK,

TTCK năm 2014, 2105 tuy mức tăng trưởng không quá biến động lớn nhưng
cũng có kết quả khả quan với : Chỉ số VNIndex tăng trưởng lần lượt là 8,13%
và 6,1%
Năm 2016, mặc dù chịu nhiều tác động bởi tình hình thế giới, TTCK Việt
Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, được đánh giá là 1 trong 5 thị
trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á với Chỉ số VNIndex tăng tới 14,82%. Bước sang năm 2017, kinh tế toàn cầu bắt đầu đà phục
hồi cùng với những chính sách định hướng về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
18


kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Chính phủ ngay từ đầu
năm 2017 đã hỗ trợ TTCK Việt Nam phục hồi tích cực. Tính đến ngày
03/07/2017, chỉ số VN-Index đạt 778,88 điểm, tăng 17,1% so với cuối năm
2016.
Bảng 1. Tăng trưởng chỉ số VN-Index so với năm trước
2013
2014
2015
2016
6M/2017
21,97%
8,13%
6,1%
14,82%
17,1%

Nguồn: UBCKNN.

Giá trị vốn hóa thị trường là một thước đo quan trọng, đại diện cho sự

đồng thuận của công chúng Theo đó vào năm 2013, mức vốn hóa vào khoảng
964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương
31% GDP. Đến 2014, số liệu được ghi nhận đạt 1.128 nghìn tỷ đồng (tăng 179
nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2013), tương đương 31,5% GDP.
Sang đến năm 2015, mặc dù chịu ảnh hưởng của biến động từ nền kinh tế
thế giới trong một số giai đoạn (kinh tế và TTCK Trung Quốc, vấn đề tỷ giá,
dịch chuyển dòng vốn quốc tế, giá dầu…), tuy nhiên nhờ những cải thiện kinh
tế vĩ mô và các giải pháp tái thúc đẩy sự phát triển TTCK, TTCK Việt Nam năm
2015 tương đối ổn định và được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn gián
tiếp so với các nước trong khu vực: Mức vốn hóa thị trường hơn 1.325 nghìn tỷ
đồng, tương đương 34% GDPVới tốc độ tăng trưởng vốn hóa 43,9%, đạt trên
2.500 nghìn tỷ đồng tương đương 56.4% trong GDP, năm 2017 là năm mà thị
trường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng vốn hóa lớn nhất trong vòng 3 năm
trở lại đây. Đây là tin vui với thị trường chứng khoán. Tuy Bộ Tài chính không
công bố về số vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán
song có thể thấy đi cùng với tín hiệu tăng trưởng tích cực trên, vốn gián tiếp rất
có thể cũng tăng khả quan.

Giá trị (tỷ đồng)
Tăng trưởng so với năm
trước
Chiếm tỷ trọng trong GDP

Bảng 2. Mức vốn hóa
2013
2014
2015
949.000 1.128.000 1.325.000
24,05%
17,01%

17,46%
31%

31,5%

34%

2016
1.765.000
33,21%

6M/2017
2.540.000
43,9%

42%

56,4%

Nguồn: UBCKNN.

19


Về thanh khoản, thị trường năm 2014 có sự cải thiện rõ rệt và đột biến.
Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) đạt
5.500 nghìn tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2013. Song đến năm 2015, có sự tụt
dốc lớn trong quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên, chỉ đạt 4.964 tỷ đồng,
trong đó, giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân đạt 2.495 tỷ
đồng/phiên, giao dịch trái phiếu đạt 2.470 tỷ đồng/phiên. Đến nay, 2017 quy mô

giao dịch đã có dấu hiệu khả quan, tích cực hơn, tăng trưởng với mức 83,13%.
Đây quả là một tin tốt với thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2017.

Bảng 3. Giao dịch bình quân mỗi phiên
2013

2014

2015

2016

6M/2017

Giá trị

2637

5500

4964

6860

12.563

Tăng trưởng so với năm trước

34%


108,57%

-9,74%

38,19%

83,13%

Nguồn: UBCKNN.

Nhìn chung trong 5 năm trở lại đây, tình hình huy động vốn trên thị
trường chứng khoán đang trên đà tăng trưởng. Tổng giá trị huy động vốn ước
đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 13%. Trong đó, cổ phiếu và cổ phần hóa là 17.500 tỷ
đồng, tăng 5% so với năm 2012. Vào năm 2014 tổng giá trị huy động vốn ước
đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó phát hành cổ
phiếu và cổ phần hóa là 23 nghìn tỷ đồng. Đối với năm 2015Tổng giá trị huy
động vốn đạt hơn 283 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2014; trong
đó phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa (bao gồm cả phát hành riêng lẻ) là 51
nghìn tỷ đồng (tăng 37% so với 2014); huy động trái phiếu chính phủ đạt 232
nghìn tỷ đồng (giảm 3,5%). Hiện nay, tính đến 6 tháng đầu năm 2017, Tổng
mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu (cả
phát hành riêng lẻ), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt
131 nghìn tỷ.

20


Bảng 4. Huy động trên thị trường chứng khoán
Tổng mức huy động (tỷ đồng)
phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa

huy động trái phiếu chính phủ

Bên cạnh đó, nhờ công tác quản lý và tái cấu trúc thị trường, tính đến thời
điểm hiện tại chỉ còn 74 CTCK đang hoạt động bình thường, xử lý được 28
CTCK thông qua việc chấm dứt hoạt động CTCK; đình chỉ hoạt động; chấp
thuận giải thể (05 công ty) và hợp nhất cho 08 CTCK; rút nghiệp vụ môi giới
(13 CTCK). Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao chất lượng hoạt
động của thị trường chứng khoán cũng như thị trường vốn nước ta.
Mặc dù, trong thời gian qua, thị trường chứng khoán đã có nhiều dấu hiệu
khởi sắc hơn, nhưng thị trường này vẫn chưa thực sự phát triển, vốn cung ứng
cho nền kinh tế vẫn chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng hay nói rõ hơn là
thị trường tín dụng.
Tính đến hết tháng 6 năm 2017, tổng dư nợ tín dụng toàn bộ hệ thống ngành
ngân hàng đã đạt khoảng hơn 5.920 nghìn tỷ đồng, tăng 7,54% so với cuối năm
ngoái; trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng
dư nợ tín dụng.Theo số liệu thống kê, đây là mức tăng trưởng cao nhất so với
cùng kỳ trong vòng 5 năm qua. Việc tín dụng ngay từ 6 tháng đầu năm tăng
trưởng “nóng” như vậy cho thấy nhu cầu cũng như khả năng hấp thụ vốn của
nền kinh tế hiện đang khá tốt.
Nguồn: SBV.

Tuy nhiên, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm
2017 chỉ tăng 5,89%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 8,23% cùng kỳ năm
trước; trong đó nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống TCTD chỉ
chiếm khoảng 15%. Điều này đang tạo sức ép và rủi ro chênh lệch kỳ hạn không
hề nhỏ cho hệ thống ngân hàng; mặc dù để tạo nguồn vốn đầu tư, NHNN vẫn
đang cho phép các TCTD sử dụng tối đa 50% vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi lẽ ra vốn đầu tư trung
dài hạn của doanh nghiệp phải được huy động từ thi trường vốn, thị trường
chứng khoán.

Mặt khác, theo thống kê từ Ngân hàng nhà nước, tính đến hết 31/12/2016,
tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục giảm xuống về mức 2,46% cho toàn hệ thống.
21


Nguồn: SBV.

Về cơ bản, đây có thể được xem là những dấu hiệu khả quan sau những
nỗ lực xử lý nợ xấu của Chính phủ, NHNN và các đơn vị liên quan, nhưng nếu
tính thêm cả nợ xấu đã bán cho VAMC, nợ tiềm ẩn vẫn chưa được phân loại
đúng và các khoản tín dụng được cho vay đảo nợ thì tỷ lệ nợ xấu của ngành
ngân hàng vẫn ở ngưỡng khá cao (gần 9%). Việc nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng còn cao, chưa được xử lý dứt điểm làm cho lãi suất cho vay vẫn cao và
tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín
dụng. Mấu chốt ở đây là cơ chế xử lý nợ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, chủ yếu
hiện nay vẫn là đang các ngân hàng tự xử lý thông qua nguồn lực về tài chính và
trích lập dự phòng.
Với những gì mà thị trường chứng khoán Việt Nam làm được trong 5
năm qua, chúng ta có thể thấy thị trường cổ phiếu đã không ngừng phát triển cả
về quy mô, chất lượng. Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn khi thị trường
chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn thay thế một
phần cho thị trường ngân hàng. Việc Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh quá trình
thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài (đa dạng sản phẩm, công cụ phái sinh, tăng chất
lượng hàng hóa…) là một bước đi quan trọng cho cơ hội lần này.
2. Thị trường trái phiếu
Bên cạnh những khởi sắc của thị trường chứng khoán, dù ít được quan tâm
hơn nhưng một thị trường giao dịch các loại giấy tờ có giá khác cũng sôi động
không kém, đó là trái phiếu. Chưa lúc nào thị trường trái phiếu sơ cấp lẫn thứ
cấp lại nhộn nhịp như trong những năm qua, trong đó các ngân hàng tiếp tục là

người chơi chính. Năm 2013, thị trường trái phiếu Việt Nam có mức tăng
trưởng cao nhất khu vực châu Á cả về khối lượng trái phiếu phát hành lần đầu
lẫn trên thị trường thứ cấp. Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, năm 2013,
quy mô huy động vốn qua trái phiếu chính phủ đạt 194.800 tỉ đồng, tăng 25% so
với năm 2012. Thị trường thứ cấp cũng sôi động không kém. Giá trị giao dịch
trái phiếu năm 2013 phá vỡ mọi kỷ lục, đạt gần 40.000 tỉ đồng, gấp đôi năm
2012 và gấp gần 10 lần so với năm 2010, 2011. Lượng tiền khổng lồ này phần
lớn có xuất phát điểm là các ngân hàng thương mại, chiếm hơn 80% lượng tiền
đổ vào trái phiếu. Bất chấp lợi suất trái phiếu giảm, các ngân hàng ngày càng đổ
tiền vào loại giấy tờ có giá này nhiều hơn, chủ yếu tập trung vào trái phiếu
chính phủ đặc biệt là với kỳ hạn ngắn (2 và 3 năm).
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thành viên tham gia
đấu thầu trên thị trường trái phiếu, cuối năm 2013, dòng vốn chảy vào trái phiếu
mạnh nhất là từ các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa. Sở dĩ như vậy vì các ông
lớn đẩy được tín dụng trong những tháng cuối năm, trong khi các ngân hàng
nhỏ vẫn mắc kẹt trong hoạt động cho vay. Năm 2013 là năm mà mọi lãi suất đều
22


giảm, từ lãi suất liên ngân hàng, lãi suất trên thị trường mở, lãi suất huy động,
khiến cho cơ hội kiếm lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng càng bị thu hẹp.
Ngược lại, số vốn huy động được lại rất dồi dào. Thanh khoản dư thừa đến nỗi
năm 2013 Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục duytrì trạng thái hút tiền về qua thị
trường mở, thu về 325.000 tỉ đồng, tăng 43,6% so với năm 2012.
Điều này cũng phản ánh ngay vào thị trường trái phiếu, khi có tới 83%
các giao dịch trên thị trường thứ cấp là mua đứt bán đoạn, thay vì các cam kết
mua lại.
Trong cuộc chơi trái phiếu này, xem ra Chính phủ là người được lợi nhiều
nhất, khi huy động được vốn dễ dàng hơn, không phải cạnh tranh với những
người vay khác, với mức lãi suất ngày càng thấp hơn. Nhưng, các ngân hàng

thương mại cũng không phải chịu thiệt. Thử làm một phép so sánh nhỏ, mua trái
phiếu kho bạc nhà nước kỳ hạn 1 năm, ngân hàng có ngay mức lãi suất khoảng
6,2%. Trong khi đó, nếu cho vay kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng, mức lãi
suất khoảng 3-4%; cho vay tín dụng mức sinh lời dự kiến chỉ khoảng 2-3%
(mức chênh lệch lãi suất cho vay và huy động).
Trong năm 2014,rõ ràng nếu mua trái phiếu, ít nhất ngân hàng cũng cân
bằng được chi phí huy động vốn.
Tổng số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu gồm trái phiếu
chính phủ (TPCP), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền
địa phương và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là 285.744 tỷ đồng, bằng 7,27%
GDP năm 2014. Trong đó, riêng khối lượng phát hành TPCP năm 2014 đạt
234.067 tỷ đồng, tăng 30% so với khối lượng huy động năm 2013 và gấp 3,5 lần
năm 2010. Khối lượng huy động trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh là 17.555 tỷ
đồng, trái phiếu chính quyền địa phương là 7.400 tỷ đồng. Khối lượng huy động
TPDN là 26.722 tỷ đồng. Kết quả đó đã góp phần hoàn thành vượt mức dự toán
ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2014 và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát
triển. Đặc biệt, trong năm 2014, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD
trái phiếu quốc tế với lợi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là
5,125%/ năm. Tổng trị giá đăng ký mua trái phiếu của Chính phủ từ 437 nhà
đầu tư quốc tế là trên 10,6 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán. Sự
thành công sau đợt phát hành là một tín hiệu tốt, không những thể hiện lòng tin
của nhà đầu tư nước ngoài, mà còn đưa thị trường trái phiếu Việt Nam hướng
dần về sự phát triển bền vững. Trong năm 2014, tận dụng kinh tế vĩ mô ngày
càng ổn định hơn, mặt bằng lãi suất thấp, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Kho bạc
Nhà nước tăng cường phát hành TPCP các kỳ hạn dài. Từ tháng 10/2014, Bộ
Tài chính đã hạn chế các loại TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có
kỳ hạn phát hành dưới 5 năm. Bởi vậy năm 2014, kỳ hạn phát hành bình quân
TPCP đạt 4,95 năm (tăng 1,74 năm so với năm 2013), trong đó trái phiếu kỳ hạn
dài từ 5 năm trở lên chiếm 47% tổng khối lượng phát hành.


23


Đến năm 2015, thế giới có nhiều biến động, tăng trưởng kinh tế suy giảm
tại hầu hết các trụ cột kinh tế lớn, trong đó đặc biệt là sự giảm tốc của kinh tế
Trung Quốc, giá dầu giảm sâu, thị trường tài chính toàn cầu tại một số thời điểm
chao đảo mạnh, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước và
Chính phủ, kinh tế vĩ mô trong nước diễn ra tương đổi ổn định. Trong điều kiện
kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường trái phiếu Việt Nam ghi nhận một số điểm sáng
sau. Tổng khối lượng vốn huy động thông qua phát hành các loại trái phiếu
(TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa
phương) đạt khá cao, khoảng 280.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 20/12/2015.
Nguồn vốn này đã góp phần quan trọng để đảm bảo cho Bộ Tài chính, Ngân
hàng phát triển Việt Nam và một số địa phương hoàn thành các nhiệm vụ về tài
chính, ngân sách trong năm 2015. Tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài tăng, thị trường
tăng trưởng khá bền vững: tính đến 20/12/2015, trái phiếu có kỳ hạn từ 5 năm
trở lên chiếm khoảng 70% tổng khối lượng trái phiếu phát hành, tăng gần gấp
02 lần so với năm 2014 và đã cải thiện đáng kể kỳ hạn trung bình của danh mục
nợ trái phiếu. Thị trường trái phiếu đã từng bước giảm sự phụ thuộc vào hệ
thống NHTM: Tỷ lệ sở hữu trái phiếu của các NHTM (tính cả trong và ngoài
nước) trong 11 tháng năm 2015 là 81,43%, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ
năm 2014. Trên thị trường thứ cấp, tính đến 30/11/2015, giá trị niêm yết đạt
khoảng 710.000 tỷ đồng, bằng 26,4% so với GDP thực tế (tương đương 18%
GDP danh nghĩa năm 2014), tăng 2,31% so với năm 2014. Thanh khoản trên thị
trường bình quân đạt trên 3.700 tỷ đồng/phiên, tăng 3% so với năm 2014.
Tiếp nối những thành công trước đó, thị trường trái phiếu Việt Nam bước
vào năm 2016 một cách đầy tự tin và trở thành năm thành công rực rỡ nhất của
24



thị trường trái phiếu chính phủ từ ngày thành lập đến nay. Năm 2016 cũng ghi
nhận mốc lần đầu tiên Bộ Tài chính đưa ra thị trường trái phiếu chính phủ kỳ
hạn 7 năm và đây cũng là lần đầu tiên Bộ Tài chính thực hiện việc hoán đổi trái
phiếu kéo dài kỳ hạn.
Năm 2016, Bộ Tài chính đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn
trái phiếu chính phủ năm 2016. Theo đó, tính đến tuần đầu tháng 12/2016, Kho
bạc Nhà nước đã huy động gọi thầu 4.500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó
kỳ hạn huy động 30 năm là 500 tỷ đồng và kỳ hạn 5 năm là 4.000 tỷ đồng. Kết
thúc kỳ phát hành trái phiếu chính phủ của tuần này, Kho bạc Nhà nước
(KBNN) đã khép lại một năm huy động thành công và về đích sớm công tác
huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước bằng việc đấu thầu trái phiếu chính phủ
qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), với tổng đạt hơn 281.294 tỷ
đồng. Với tổng mức phát hành trong năm sau hai lần điều chỉnh tăng đã lên tới
281.000 tỉ đồng từ mức phê duyệt ban đầu 220.000 tỉ đồng, năm 2016 có thể nói
là năm “bội thu” và sôi động nhất trong lịch sử từ trước tới nay của thị trường
trái phiếu chính phủ (TPCP).
Tính đến hết thời điểm cuối tháng 12/2016, tổng khối lượng trái phiếu
trúng thầu qua HNX đạt 316.273 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2015. Về
kỳ hạn, các trái phiếu có kỳ hạn dài đã được các tổ chức phát hành phát hành
nhiều hơn trong năm, đặc biệt là các trái phiếu có kỳ hạn rất dài, lên tới 20, 30
năm. Tỷ trọng các trái phiếu có kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên được phát hành đã
chiếm 22,4% trong tổng giá trị phát hành năm 2016, giá trị này năm 2015 là
15,9%. Trên thị trường thứ cấp, quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu tính
đến thời điểm cuối tháng 12/2016 là 930 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm
2015. Cơ cấu niêm yết có xu hướng tăng tỷ trọng các kỳ hạn dài, kỳ hạn bình
quân toàn thị trường năm 2015 là 3,77 năm tăng lên thành 5,22 năm tại
23/12/2016. Quy mô giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt 1.549.846 tỷ đồng,
tương đương với giá trị giao dịch bình quân phiên đạt gần 6.431 tỷ đồng, tăng
78% so với năm 2015. Về tổng thể, thanh khoản thị trường năm 2016 duy trì
tăng là kết quả tích cực đáng ghi nhận trong bối cảnh bài toán lãi suất đang có

chiều đi xuống cũng như mức độ tăng trưởng tín dụng đạt 10,9% so với năm
2015.
Trong nửa đầu năm 2017, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động của thị trường
tiền tệ thuận lợi, nên đã hỗ trợ hoạt động của thị trường trái phiếu nói chung, thị
trường trái phiếu chính phủ (TPCP) nói riêng. Theo đó, thị trường TPCP 6 tháng
đầu năm đã đạt được kết quả rất tốt cả về khối lượng phát hành, kỳ hạn phát
hành và chi phí huy động. Theo đó, về khối lượng phát hành, Kho bạc Nhà nước
(KBNN) đã huy động được 125.745 tỷ đồng TPCP, bằng 68,6% kế hoạch năm
2017 (183.300 tỷ đồng). Tính đến 30/6/2017, quy mô thị trường trái phiếu đạt
39,44% GDP năm 2016, trong đó thị trường TPCP đạt 29,48% GDP năm 2016.
25


×