Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của sự PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC đến CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG nước mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 119 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











Hoµng thÞ thanh huyÒn

ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH
PHÚC ðẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT

LuËn v¨n th¹c sÜ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.62.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG


Hµ Néi – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
ñược công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong
luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Hoàng Thị Thanh Huyền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðề tài: “ðánh giá tác ñộng của sự phát triển KCN Bình Xuyên tỉnh
Vĩnh Phúc ñến chất lượng môi trường nước mặt” ñược hoàn thành tại
trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoài
sự phấn ñấu nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự chỉ bảo, giúp ñỡ tận tình
của các thầy giáo, cô giáo, của bạn bè và ñồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo
Viện Sau ñại học, thầy cô giáo các bộ môn trong Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Văn Dung ñã
tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban quản lý KCN tỉnh Vĩnh Phúc và Sở
Tài Nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

ñã tạo ñiều kiện thuận lợi về cơ sở
vật chất ñể nghiên cứu thực nghiệm các nội dung của ñề tài.
Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc ñến bạn bè ñồng nghiệp ñã có những ý
kiến góp ý cho tôi hoàn chỉnh luận văn.
Xin cảm ơn các cơ quan, ñơn vị, cá nhân ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình
ñiều tra thu thập tài liệu phục vụ ñề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia
ñình ñã ñộng viên, cổ vũ, tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả


Hoàng Thị Thanh Huyền

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình

Danh mục viết tắt
PHẦN I MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Ý nghĩa của ñề tài 2
1.3. Yêu cầu của ñề tài 2
PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3
2.1. Thực trạng phát triển KCN 3
2.1.1. Thực trạng phát triển KCN trên thế giới 4
2.1.2. Thực trạng phát triển KCN của Việt Nam 4
2.2. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước 9
2.2.1. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước trên thế giới 10
2.2.2. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước của Việt Nam 11
2.3. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước ở tỉnh Vĩnh
Phúc 15
2.3.1. Giới thiệu sơ lược về các KCN trên ñịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 15
2.3.2. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước trên ñịa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc 17
2.3.3. Công tác quản lý ñến chất lượng môi trường nước trên ñịa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc 18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

PHẦN III ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 21
3.1. ðối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 21
3.2. Nội dung nghiên cứu 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1. Phương pháp ñiều tra khảo sát 21
3.3.2. Phương pháp ñánh giá 21

3.3.3. Các phương pháp khác 22
3.3.4. Phương pháp lấy mấu phân tích 22
3.3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 24
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1. ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan KCN Bình Xuyên 25
4.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 25
4.1.2. Khu công nghiệp Bình Xuyên 32
4.2. Các yếu tố liên quan ñến sự phát triển KCN Bình Xuyên 37
4.21. Các văn bản về chính sách phát triển của KCN Bình Xuyên 37
4.2.2. ðiều kiện liên quan tới phát triển KCN Bình Xuyên 37
4.3. ðánh giá tổng hợp trong việc phát triển KCN Bình Xuyên trên ñại bàn
tỉnh Vĩnh Phúc 38
4.4. Thực trạng môi trường nước trong KCN Bình Xuyên 51
4.4.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước trong KCN Bình Xuyên 51
4.4.2. Hiện trạng sử dụng nước của các nhà máy trong KCN Bình Xuyên 56
4.4.3. Hiện trạng xả thải của KCN Bình Xuyên 59
4.4.4. Hiện trạng nước thải sản xuất của các nhà máy trong KCN Bình Xuyên
60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.5. ðề xuất giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước 83
4.5.1. Giải pháp về công tác quản lý KCN 83
4.5.2. Giải pháp công nghệ về xử lý nước thải trong KCN 87
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 89
5.1. Kết luận 89
5.2. ðề nghị 90
LỜI CAM ðOAN Error! Bookmark not defined.






















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh, thành phố tính ñến
tháng 10 năm 2009 6
Bảng 2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm
trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTð

năm 2009 13
Bảng 3: Bảng tổng hợp các KCN trong tỉnh Vĩnh Phúc 17
Bảng 4: Bảng phân bố ñất ñai trên ñịa bàn thành phố Vĩnh Yên 29
Bảng 5. Tài nguyên nước mặt huyện Bình Xuyên 30
Bảng 6. Cơ cấu và quy mô các doanh nghiệp ñầu tư trong KCN Bình Xuyên 35
Bảng 7: Cơ cấu các dự án trong KCN Bình Xuyên 40
Bảng 8.Diện tích và loại sản phẩm các nhà máy trước khi KCN Bình
Xuyên hình thành 42
Bảng 9: Diện tích và loại sản phẩm các nhà máy trong KCN Bình Xuyên
từ năm 2007-2009 45
Bảng 10: Diện tích và loại sản phẩm các nhà máy trong KCN Bình
Xuyên tại thời ñiểm năm 2010-2012 48
B ảng 11: Lưu lượng nước thải………………………………………… …53
Bảng12: Nhu cầu dùng nước của KCN Bình Xuyên 57
Bảng 13: Nhu cầu sử dụng nước của một số nhà máy trong KCN Bình
Xuyên 58
Bảng 14. Chất lượng nước thải của các nhà máy ở KCN Bình Xuyên 67
Bảng 15. Chất lượng nước thải của CCN Hương Canh 71
Bảng 16. Chất lượng nước thải của trạm xử lý tập trung 73
Bảng17. Chất lượng nước mặt 77
Bảng18. Chất lượng nước thải công nghiệp 79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Phân phối dòng chảy bình quân tháng 26
Hình 2: Biểu ñồ về phân bố ñất ñai trên ñịa bàn huyện Bình Xuyên 29

Hình 3: Công nghệ xử lý nước thải tập trung 56
Hình 4: Sơ ñồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 62
Hình 5. Biểu ñồ chỉ tiêu COD trong nước mặt tại khu vực dự án 66
Hình 6. Biểu ñồ chỉ tiêu BOD5 trong nước mặt tại khu vực dự án 67
Hình 7 Biểu ñồ chỉ tiêu NO
2
-
trong nước mặt tại khu vực dự án 67
Hình 8: Biểu ñồ COD trong nước thải 69
Hình 9: Biểu ñồ biểu diễn BOD
5
trong nước thải 70
Hình 10: Biểu ñồ biểu diễn chỉ tiêu amoni trong nước thải 70
Hình 11: Biểu ñồ biểu diễn chỉ tiêu TSS trong nước thải 71
Hình 12: Biểu ñồ biểu diễn chỉ tiêu coliform trong nước thải 71
Hình 13: Sơ ñồ nguyên tắc thoát nước và xử lý nước thải 87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

KCN: Khu công nghiệp
CCN: Cụm công nghiệp
KTTð: Kinh tế trọng ñiểm
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
NQ: Nghị quyết

Nð: Nghị ñịnh
HðND: Hội ñồng Nhân dân
CT: Chủ tịch
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

PHẦN I MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Trong những năm gần ñây, Vĩnh Phúc là một trong những Tỉnh có sức
hút ñầu tư phát triển công nghiệp rất lớn, do nhu cầu thực tế phát triển kinh tế
xã hội, nhất là hiện nay ở khu vực ñang hình thành các khu, cụm công nghiệp:
KCN Khai Quang, KCN Tam Dương, KCN Chấn Hưng, KCN Bình Xuyên,
CCN Tân Tiến, CCN An Tường, CCN ðạo Tú, … và một số công trình trọng
ñiểm Quốc gia trên ñịa bàn tỉnh (ñường cao tốc Hà Nội – Lào Cai…). ðồng
hành với phát triển công nghiệp, Tỉnh vẫn trú trọng tới phát triển nông nghiệp,
các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp với phương châm phát triển kinh tế ñồng
ñều trên mọi lĩnh vực. ðiều này gắn với mục tiêu chung của ðảng và Nhà
Nước là phát triển nông nghiệp theo hướng cơ giới hoá tập trung, công nghiệp
hoá hiện ñại hoá các ngành công nghiệp nặng, giữ gìn và nâng cao chất lượng
của các làng nghề. ðặc biệt chú trọng tới sự kết hợp của ngành nông nghiệp
và ngành công nghiệp trong chế biến lương thực thực phẩm nhằm nâng cao
chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp tiến tới mục tiêu xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài.

[1]
Khu công nghiệp Bình Xuyên là một trong những khu công nghiệp lớn
nhất của tỉnh Vĩnh Phúc với rất nhiều nhà máy xí nghiệp sản xuất các loại
hình khác nhau như nhà máy Prime Vĩnh Phúc, nhà máy hoa cương, nhà máy

bao bì, nhà máy thép Việt ðức, nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy
Piago….Sự phát triển của KCN Bình Xuyên ñã góp phần ñáng kể và sự phát
triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, song song với quá trình phát tiển kinh tế luôn là các vấn ñề
về ô nhiễm môi trường. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp khi ñầu tư vào KCN
ñều ñã lập các báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường, các bản cam kết bảo vệ
môi trường, ñăng ký chủ nguồn thải, khai thác nước mặt ñể xử dụng trong sản
xuất và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác ñộng tiêu cực ñến môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Song trên thực tế, viêc quản lý và thực hiện các biện pháp trên còn hạn chế và
thiếu ñồng bộ vì vậy vấn ñề ô nhiễm môi trường vẫn chưa ñược giải quyết
triệt ñể.
Xuất phát từ các vấn ñề trên tôi ñã quyết ñịnh thực hiện ñề tài: “ðánh
giá tác ñộng của sự phát triển khu công nghiệp Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
ñến chất lượng môi trường nước mặt”.
1.2. Ý nghĩa của ñề tài
Nghiên cứu ñánh giá về thực trạng quản lý của khu công nghiệp ñến
chất lượng môi trường nước mặt ñồng thời ñề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường nước trong KCN Bình Xuyên.
1.3. Yêu cầu của ñề tài
ðánh giá ñúng thực trạng quản lý KCN Bình Xuyên trong công tác bảo
vệ môi trường nói chung và môi trường nước mặt nói riêng.
ðánh giá ñược chất lượng nước mặt thay ñổi như thế nào từ khi KCN
Bình Xuyên hình thành cho ñến nay.
ðề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước phù hợp
với ñiều kiện cụ thể và ñặc trưng của KCN Bình Xuyên.










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

PHẦN II

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Thực trạng phát triển KCN
Tuỳ ñiều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt ñộng kinh tế
khác nhau. Nhưng tập trung lại, hiện nay tên thế giới có hai mô hình phát
triển KCN.

[17]
- KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp,
dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở KCN
theo quan ñiểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế ñặc biệt như
KCN thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở ðài Loan, Thái Lan
và một số nước Tây Âu.

[17]
- KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất ñịnh, ở ñó tập trung các
doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư

sinh sống. Theo quan ñiểm này, ở một số nước như Malaixia, Inñonnesia,
Thái Lan, ðài Loan ñã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau.
- ðối với Việt Nam theo quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ
cao - ban hành kèm theo Nghị ñịnh số 36/CP ngày 24/4/1997, KCN là “khu
tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có danh giới ñịa lý xác ñịnh,
không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
ñịnh thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. [14]
Trong ñó:
+ Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp ñược thành lập và hoạt ñộng
trong KCN gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
+ Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công
nghiệp ñược thành lập và hoạt ñộng trong KCN.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

+ Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp ñược thành lập và hoạt
ñộng trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cáu hạ tầng KCN, dịch
vụ sản xuất công nghiệp.

[17]
2.1.1. Thực trạng phát triển KCN trên thế giới
Hầu hết các quốc gia trên thế giới ñều ñẩy mạnh phát triển công nghiệp
và ñi theo những chiến lược khác nhau nhưng cùng có chung một mục ñích là
phát triển kinh tế ñất nước theo hướng phát triển bền vững.[17]
Cụ thể, kinh nghiệm phát triển công nghiệp hay các KCN của một số
quốc gia như sau:
- Nhật Bản: Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. ðồng hành cùng chính
sách tuyển chọn nguồn nhân lực quản lý.

- Thái Lan: Công nghiệp hoá và thu hút ñầu tư nước ngoài.
- Hàn Quốc: Công nghệ và chuyển giao kỹ thuật.
- Các nước công nghiệp mới ở châu Á: Mô hình cạnh tranh của ngành
công nghiệp.
- Các nước công nghiệp ở châu Âu: Mô hình sản xuất sạch hơn, hợp tác
liên kết với các nước ñang phát triển chuyển giao công nghệ và thu hút nguồn
nhận lực.
Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới ñều có một xu hướng chung là mở rộng
các KCN và CCN tập trung. Nhằm tăng hiệu quả phát triển kinh tế ñồng thời
giảm sức ép ñến môi trường. [18]
2.1.2. Thực trạng phát triển KCN của Việt Nam
ðược hình thành từ ñầu những năm 1990 và ñặc biệt phát triển mạnh
trong những năm gần ñây, khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN ñã và ñang là
nhân tố chủ yếu thúc ñẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn
ñầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, ñẩy mạnh xuất khẩu
tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân và hạn chế tình trạng ô nhiễm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

do chất thải gây ra. Cùng với sự phát triển các KCN, các ñô thị mới, các cơ sở
phụ trợ và dịch vụ ñã không ngừng phát triển, góp phần tạo ra sự chuyển dịch
tích cực trong cơ cấu kinh tế - xã hội của các ñịa phương và cả nước, ñồng
thời góp phần thực hiện mục tiêu ñưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020.

[9]
Tính ñến năm 2009, cả nước ñã thành lập ñược 223 KCN với tổng diện
tích tự nhiên ñạt 57.264 ha, phân bố trên 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương. Trong ñó, diện tích ñất sử dụng cho phát triển công nghiệp có
thể cho thuê theo quy hoạch ñạt gần 40.000 ha, chiếm khoản 65% diện tích
ñất quy hoạch các KCN. Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước có 171
KCN ñã ñi vào hoạt ñộng, 52 KCN ñang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ
thuật, chủ yếu là các KCN mới thành lập trong những năm gần ñây. Tính
chung cho toàn bộ các KCN cả nước thì tỷ lệ lấp ñầy chỉ ñạt 46% với 17.107
ha ñất công nghiệp ñã cho thuê. [15]
Quá trình phát triển KCN có một số tồn tại không nhỏ như sự gia tăng
về số lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp ñầy KCN. Trong 3 năm gần ñây, tỷ
lệ lấp ñầy KCN giảm trung bình giảm 4%/năm, năm 2008 chỉ ñạt 46%, các
KCN chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng ñiểm (KTTð) với 74,9%
tổng số KCN và 81,8% tổng diện tích ñất tự nhiên các KCN cả nước. Nguồn
thải từ các KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn trong khi ñó công
tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế. Năm 2009 mới
có 43,3% các KCN ñã ñi vào hoạt ñộng có công trình xử lý nước thải tập
trung, nhiều công trình trong số ñó thực tế hoạt ñộng vẫn chưa ñạt tiêu
chuẩn.[3]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Bảng 1. Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh, thành phố tính ñến tháng 10 năm 2009
TT Tên tỉnh/Tp
Số
KCN
S quy
hoạch (ha)
S ñã cho
thuê (ha)
S sư

dụng
TT Tên tỉnh/Tp Số KCN
S quy
hoạch (ha)
S ñã cho
thuê (ha)
S sử dụng
1 Bắc Giang 5 1.239 195* 777 29 Kon Tum 2 210 44* 44*
2 Bắc Cạn 1 74 K 51 30 Lâm ðồng 2 359 112 209
3 Bắc Ninh 9 3.295 779* 2.263 31 Nghệ An 1 60 30* 42
4 Cao Bằng 1 62 K 40 32 Phú Yên 3 770 520 770
5 Hà Giang 1 255 K 173 33 Quảng Bình 2 161 79 112
6 Hà Nam 3 571 245 571 34 Quảng Nam 3 750 260 529
7 Hà Nội 11 2.000 732* 1.523 35 Quảng Ngãi 2 262 79 194
8 Hải Dương 9 1.904 476* 1.267 36 Quảng Trị 2 304 72 161
9 Hải Phòng 6 1.094 348* 506 37 Thừa Thiên-Huế 2 369 84* 243
10 Hoà Bình 1 300 K K 38 An Giang 2 58 K 17
11 Hưng Yên 6 1.465 247 921 39 BR-VT 10 7.900 1871 5.297
12 Nam ðịnh 2 478 261 369 40 Bến Tre 2 171 78 116
13 Ninh Bình 2 496 318 347 41 Bình Dương 23 7.010 918* 1819*
14 Phú Thọ 2 506 138 392 42 Bình Phước 2 309 2* 73*
15 Quảng Ninh 3 771 161 490 43 Cà Mau 1 360 48 217
16 Thái Bình 2 188 114 118 44 Cần Thơ 3 562 226 432
17 Thái Nguyên 1 320 K K 45 ðồng Nai 28 8.816 3.554* 5832
18 Thanh Hoá 1 88 53 60 46 ðồng Tháp 3 253 139 170
19 Tuyên Quang 1 170 27 69 47 Hậu Giang 1 126 K 80
20 Vĩnh Phúc 5 1.395 426 916 48 TP HCM 15 2.9 1154* 1.939
21 Yên Bái 1 138 K 82 49 Long An 13 4.09 589* 1851*
22 Bình ðịnh 2 558 277 418 50 Sóc Trăng 1 251 130 174
23 Bình Thuận 4 743 68* 68* 51 TâyNinh 2 394 234 259

24 ðà nẵng 4 901 476 631 52 Tiền Giang 4 875 84* 245*
25 ðắc Lắc 1 182 21 114 53 Trà Vinh 1 100 42 62
26 ðắc Nông 1 181 141 181 54 Vĩnh Long 2 268 93* 185
27 Gia Lai 1 109 77 80 55 Ninh Thuận 2 777 16 536
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

28 Khánh Hoà 1 136 87 136 56 Kiên Giang 2 315 K K
Nguồn: Báo cáo môi trường khu công nghiệp Việt Nam 2009 (*số liệu thống kê chưa ñầy ñủ; K không có số liệu )
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Số liệu về số lượng KCN mới thành lập và mở rộng năm 2008 cũng
như những năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN ñã ñược ñiều chỉnh
theo hướng tạo ñiều kiện cho một số ñịa bàn ñặc biệt khó khăn ở Trung du
miền núi Bắc bộ (Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, ), Tây Nguyên (ðắc
Lắc, Gia Lai, Kon Tum, ), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, )nhằm
phát triển công nghiệp ñể chuyển dịch cơ cấu kinh tế song các KCN vẫn tập
trung ở 23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng KTTð. ðến cuối tháng 12 năm 2008
với 167 KCN tổng diện tích ñát tự nhiên ñạt 46.825 ha, các KCN thuộc 4
vùng KTTð chiếm tới 74,9% tổng số KCN và 81,8% tổng diện tích ñất tự
nhiên các KCN cả nước.[3]
Trước thực trạng trên, ngày 21/08/2006, Thủ tướng Chính phủ ñã ký
Quyết ñịnh số 1107/2006/Q

ð-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN
ở Việt Nam ñến năm 2015 và ñịnh hướng ñến năm 2020.
Quy hoạch ñã xác ñịnh hệ thống các KCN chủ ñạo có vai trò dẫn dắt sự

phát triển công nghiệp quốc gia, ñồng thời hình thành các KCN có quy mô
hợp lý ñể tạo ñiều kiện phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tại các ñịa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. ðưa tỷ lệ ñóng
góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng từ 24% hiện
nay lên kh ảng 39 – 40% vào năm 2010 và trên 60% vào giai ñoạn tiếp theo.
Tóm lại, thực trạng phát triển KCN của Việt Nam ñược tổng quan như sau:
- Tính ñến tháng 10 năm 2009, toàn quốc ñã có 223 KCN ñược thành lập
theo Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ. Trong ñó, 171 KCN ñã ñi vào
hoạt ñộng với tổng diện tích ñất gần 57.300 ha, ñạt tỷ lệ lấp ñầy trung bình
khoảng 46%.
- Giai ñoạn 2006 – 2015 theo quy hoạch ñã ñược Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt sẽ ưu tiên thành lập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha
và mở rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diện tích KCN lên khoảng 70.000
ha, phấn ñấu tỷ lệ trung bình lấp ñầy khoảng 60%. Theo ñó, chỉ trong vòng 3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

năm 2006, 2007, 2008 toàn quốc ñã thành lập mới ñược 74 KCN với tổng
diện tích khoảng 20.500 ha và mở rộng diện tích của 14 KCN.
- Các KCN ñã có nhiều ñóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và
phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống
người dân. Năm 2008 các KCN ñã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp ñạt hơn
33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu ñạt 16 tỷ USD, tạo
công ăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao ñộng.
- Phát triển các KCN ñã ñạt ñược mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công
nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát
thải ô nhiễm vào các khu vực nhất ñịnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả
quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN
ñã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và ñảm bảo chất

lượng môi trường. Trong thời gian tới, cùng với phát triển các KCN sẽ làm
gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường, nếu không tăng
cường công tác quản lý môi trường thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền
vững của ñất nước.

[3]
2.2. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước
Trong giai ñoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của các KCN ñã tạo
sức ép không nhỏ ñối với môi trường. Với ñặc thù là nơi tập trung các cơ sở
công nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ
môi trường không ñược ñầu tư ñúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn
thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng ñến sức khoẻ, cuộc sống của cộng ñồng xung quanh và tác ñộng xấu
lên các hệ sinh thái khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
2.2.1. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục ñịa và ñại dương gia tăng với
nhịp ñộ ñáng lo ngại. Tiến ñộ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến ñộ phát
triển khoa học kỹ thuật của con người. Ta có thể nêu ra một số ví dụ tiêu biểu:
- Ở Anh Quốc ñầu thế kỷ 19, sông Thêm rất sạch. Tuy nhiên nó ñã trở
thành ống cống lộ thiên ở giữa thế kỷ này, nguyên nhân do phát triển kinh tế
và ñô thị hoá ngày càng tăng cao. ðặc biệt là phát triển công nghiệp nặng.
Không chỉ có sông Tamise mà hầu hết các con sông khác cũng có tình trạng
như vậy trước khi con người có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. [12]
- Nước Pháp rộng hơn, mặc dù khoa học công nghệ phân tán và nhiều
sông lớn, nhưng vấn ñề cũng không khác là bao nhiêu. Dân Pari còn uống
nước sông Seine ñến cuối thế kỷ 18. Từ ñó vấn ñề ñã ñổi khác, các sông lớn
và nước ngầm nhiêu nới không còn dùng làm nước sinh hoạt ñược nữa, 5.000

km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. [12]
Sông Rhine chảy qua KCN công nghiệp tập trung, kỹ nghệ hoá mạnh,
khu vực có hơn 40 triệu người là nạn nhận của nhiều tai nạn (như cháy nhà
máy thuốc Sandoz ở Bale năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường
xuyên. [12]
Ở Hoa Kỳ tình trạng ô nhiễm nước thảm thương ở bờ biển phía ðông
cũng như nhiều vùng khác. Vùng ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong ñó hồ Erie,
Ontario ñặc biệt nghiêm trọng. [12]
Ngoài ra, phát triển công nghiệp còn gây ra các thảm hoạ khác về môi
trường như hiệu ứng nhà kính, sóng thần, thủng tầng ozon…. ñã và ñang là
mối nguy hại cho toàn thể nhân loài. [12]
Nhận thức ñược vấn ñề ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp
các nước trên thế giới ñã và ñang khắc phục hậu quả này theo hướng công
nghiệp phát triển bền vững nhằm giảm thiểu các vấn ñề do ô nhiễm môi
trường gây ra. ðồng thời giữa các quốc gia trên thế giới ñã có mối gắn kết,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
hợp tác giúp ñỡ nhau trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường.[12]
2.2.2. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước của Việt Nam
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN
nhằm mục ñích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản
xuất công nghiệp vào một khu vực nhất ñịnh, tập trung nguồn thải, nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn
thải ô nhiễm và giảm thiểu tối ña ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt
ñộng sản xuất ñối với cộng ñồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh.
Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả
xử lý nước thải ñồng thời giảm chi phí ñầu tư cho hệ thống xử lý môi trường
trên một ñơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường ñối với các

cơ sở sản xuất trong KCN cũng ñược thuận lợi hơn. [4]
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi ñược xây dựng và ñi
vào hoạt ñộng ñã bộc lộ những thách thức không nhỏ ñối với môi trường.
- Quản lý môi trường KCN ñòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù
hợp nhằm ñáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng
nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên mô hình quản lý hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa ñược cải thiện nhằm bắt kịp với tốc ñộ phát triển KCN. [4]
- Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính ña ngành, ña lĩnh vực, tính
phức tạp về môi trường cao, do vậy yêu cầu ñối với công tác thẩm ñinh báo
cáo ðTM và giám sát môi trường các cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt ñộng
của cả KCN nói chung trong giai ñoạn hoạt ñộng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng vì tính ña ngành trong KCN nên chất lượng công trình và công nghệ xử
lý nước thải cần ñầu tư mang tính ñồng bộ. Tại nhiều KCN, chất lượng nước
thải sau xử lý vẫn chưa ñạt quy chuẩn môi trường và chưa ổn ñịnh. [3]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
- Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi
ñó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải công nghiệp còn rất nhiều hạn chế.
Do ñó, phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn. [3]
Sự phát triển của các KCN ñã tạo sức ép không nhỏ ñối với môi trường.
Với ñặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề và
lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không ñược ñầu tư ñúng
mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các
chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng ñến sức khoẻ, cuộc sống của
cộng ñồng xung quanh và tác ñộng xấu lên các hệ sinh thái khác.
ðặc biệt là ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ các KCN có thành
phần rất ña dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số
kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m
3

nước thải /ngày từ các
KCN ñược xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý ñã gây ra ô
nhiễm môi trường nước mặt và môi trường nước ngầm. Chất lượng nước mặt
tại những vùng chịu tác ñộng của nguồn thải từ các KCN ñã suy thoái, ñặc
biệt tại các lưu vực sông: ðồng Nai, Cầu, Nhuệ và ðáy. [3]
Tính ñến tháng 6-2012, cả nước có 232 khu công nghiệp (KCN) hoạt
ñộng với tổng lượng nước thải hơn một triệu m
3
/ngày, tuy nhiên chỉ có 143
KCN có hệ thống xử lý nước thải, chiếm tỷ lệ khoảng 61%; các khu còn lại
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. ðiều này cho thấy, chất lượng môi
trường nước mặt ñang phải ñối mặt với nguy cơ ô nhiễm cao. [20]
a) ðặc trưng nước thải khu công nghiệp
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần ñây là rất lớn.
Tốc ñộ gia tăng ngày càng cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước
thỉa từ các lĩnh vực khác trong toàn quốc. Lượng nước thải từ các KCN phát
sinh lớn nhất ở khu vực ðông Nam bộ chiếm 49% tổng lượng nước thải các
KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên – 2%. [3]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
Bảng 2. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm
trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTð năm 2009

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

STT

Khu vực
lượng

nước thải
(m
3
/ngày)

TSS BOD COD Tổng N Tổng P
A Vùng KTTð Bắc Bộ 155.055 34.112 21.234

49.463 8.993 12.404
1 Hà Nội 36.557 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926
2 Hải Phòng 14.026 3.086 1.922 4.474 814 1.122
3 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644
4 Hải Dương 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904
5 Hưng Yên 12.450 2.717 1.692 3.940 716 988
6 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704
7 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116
B Vùng KTTð miền trung

58.808 12.937 8.057 18.760 3.411 4.705
1 ðà nẵng 23.792 5.234 3.260 7.590 1.380 1.903
2 Thừa Thiên - Huế 4.200 924 575 1.340 244 336
3 Quảng Nam 13.024 2.865 1.784 4.154 755 1.042
4 Quảng Ngãi 3.950 869 541 1.260 229 316
5 Bình ðịnh 13.842 3.045 1.896 4.416 803 1.107
C Vùng KTTð phía Nam 413.400 90.948 56.636

131.875

23.977 33.072
1 TP HCM 57.700 12.694 7.905 18.406 3.347 4.616

2 ðồng Nai 179.066 39.395 24.532

57.122 10.436 14.325
3 Bà Rịa – Vũng Tàu 93.550 20.581 12.816

29.842 5.426 7.484
4 Bình Dương 45.900 10.098 6.288 14.642 2.662 3.672
5 Tây Ninh 11.700 2.574 1.603 3.732 679 936
6 Bình Phước 100 22 14 32 6 8
7 Long An 25.384 5.585 3.478 1.472 1.472 2.031
C Vùng KTTð ðBSCL 13.700 3.014 1.877 4.370 795 1.096
1 Cần Thơ 11.300 2.486 1.548 3.605 665 904
2 Cà Mau 2.400 528 392 766 139 192
Tổng cộng 640.963 141.012

87.812

204.467

37.176 51.277
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ
sở sản xuất trong KCN. Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm
các chất lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng COD, BOD), các
chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng N và P) và kim loại nặng.
Chất lượng nước thải ñầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc
nước thỉa có ñược xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN ñã ñi vào hoạt

ñộng có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%. Nhiều kCN ñã
có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ ñấu nối của các doanh
nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý
nước thỉa cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực
trang trên ñã dẫn ñến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi
trường ñều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN. [3]
b) Ô nhiễm nước mặt do nước thải của các KCN
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN ñã góp phần làm
cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn.
Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN ñã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi
nguồn nước không thể sử dụng ñược cho bất kỳ mục ñích nào. [3]
Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con song mà lan
lên tới cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc
chất lượng nước cả 3 lưu vực sông ðồng Nai, Nhuệ -ðáy và sông Cầu ñều
cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các ñô thị
trong lưu vực, những khu vực chịu tác ñộng của nước thải KCN có chất lượng
nước bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH
4
+
, tổng N, tổng P
ñều cao hơn QCVN nhiều lần. [3]
Tại một số khu vực do việc ñầu tư hàng loạt các KCN không ñi kèm
hoặc chậm triển khai các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chất lượng
nước mặt của nguồn tiếp nhận ñã diễn biến theo chiều hướng xấu ñi. Một số
ñoạn sông trước ñây bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của KCN ñã ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
cải thiện phần nào bởi phương pháp quản lý bắt buộc các doanh nghiệp phải
tuân thủ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. ðiển hình là diễn biến tình trạng ô

nhiễm nước trên sông Thị Vải. [3]
Mặt khác,

công tác bảo vệ môi trường còn nhiều tồn tại như: phân cấp
trong hệ thống quản lý môi trường KCN chưa rõ ràng, tỷ lệ xây dựng và vận
hành các công trình xử lý môi trường tại các KCN còn thấp Năm 2010,
Tổng cục môi trường ñã tiến hành thanh tra, kiểm tra diện rộng tại các KCN,
ñặc biệt là kiểm tra chặt chẽ các lưu vực sông lớn của Việt Nam, bởi muốn
chặn ñứng ô nhiễm lưu vực sông thì phải chặn ñứng nguồn thải ra sông.
2.3. Thực trạng phát triển KCN ảnh hưởng ñến chất lượng nước ở tỉnh
Vĩnh Phúc
2.3.1. Giới thiệu sơ lược về các KCN trên ñịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng ñỉnh của Châu thổ sông Hồng, khu vực
chuyển tiếp giữa miền núi và ñồng bằng, phía Bắc giáp Thái Nguyên, Tuyên
Quang; phía nam giáp Hà Tây, sông Hồng; phía Tây giáp Phú Thọ; phía ñông
giáp Hà Nội. Diện tích tự nhiên là 1.372 ha, dân số khoảng 1,2 triệu người.
Vĩnh Phúc ñược coi là cửa ngõ phía Tây Bắc của Hà Nội nằm trong
quy hoạch vùng phát triển của Hà Nội, liền kề cảng hang không quốc tế Nội
Bài, là ñiểm ñầu của quốc lộ 18 ñi cảng Cái Lân, ñồng thời có trục quốc lộ 2
và ñường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy dọc qua. Hệ thống sông ngòi thuận tiện
cho tuyến giao thông ñường thuỷ quan trọng. Vĩnh Phúc nằm trong tầm ảnh
hưởng của sự phát triển kinh tế vùng Hà Nội, có nhiều ñiều kiện thuận lợi ñể
phát triển kinh tế. [7]
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các tỉnh lân cận với thu hút ñầu
tư, ñể không bỏ lỡ cơ hội Tỉnh ñã ban hành hang loạt các chính sách khuyến
khích ưu ñãi ñầu tư và ñã thu ñược những thành tựu ñáng kể. Những năm trở
lại ñây Vĩnh Phúc ñược sắp xếp vào danh sách các tỉnh, thành có nên kinh tế
phát triển nhanh và năng ñộng nhất, trong ñó ñặc biệt là nghành công nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16
Hiện nay, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh thu hút ñầu tư mạnh nhất trong
số các tỉnh phía Bắc.
Nhận thức ñược vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển các khu
công nghiệp trong việc thu hút ñầu tư và tác ñộng của nó ñối với sự phát triển
của nó ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Vĩnh phúc ñã xác ñịnh
ñầu tư và phát triển khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững và tất
yếu trong công cuộc phát triển công nghiệp của tỉnh. Tỉnh ñã tập trung mọi
nguồn lực và ñiều kiện cho các nhà ñầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham
gia ñầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp.
Trên ñịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 20 khu công nghiệp (KCN)
ñược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ñến năm 2015 và
ñịnh hướng ñến năm 2020, với tổng diện tích quy hoạch là 5.965 ha, trong ñó:
có 07 KCN ñã thành lập, gồm: 04 KCN ñang hoạt ñộng (Kim Hoa, Khai
Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện) và 03 KCN ñang thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật (Bá Thiện II, Bình Xuyên II và
Phúc Yên); có 05 KCN ñang ñược các nhà ñầu tư hoàn thiện các thủ tục ñầu
tư xây dựng gồm KCN: Chấn Hưng, Sơn Lôi, Hội Hợp, Tam Dương I, Nam
Bình Xuyên; có 08 KCN mới ñược phê duyệt chủ trương ñầu tư trong giai
ñoạn từ năm 2015 - 2020 bao gồm các KCN: Tam Dương II, Vĩnh Tường,
Vĩnh Thịnh, Lập Thạch I, Lập Thạch II, Sông Lô I, Sông Lô II, Thái Hòa -
Liễn Sơn - Liên Hòa. Cụ thể như sau:

×