Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch 10 000 cây xanh bóng mát đô thị và các khu di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.77 MB, 104 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lập quy hoạch
Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng đã
kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trở thành vấn đề vừa mang tính toàn
cầu vừa có tính riêng của từng quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên
và kinh tế phát triển, mỗi khu vực có hướng đi riêng nhưng đều nhằm mục đích
bảo vệ "ngôi nhà chung". Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong
những nội dung cơ bản của phát triển bền vững phải được thể hiện trong các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành
và từng địa phương. Có quy hoạch môi trường mới quản lý tốt môi trường, mới
thực hiện được chiến lược phát triển bền vững. Như vậy có thể nói quy hoạch
môi trường là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ môi
trường và ngăn ngừa ô nhiễm.
Quy hoạch cây xanh đô thị là quy hoạch một thành phần của môi trường,
từng thành phần của môi trường được quy hoạch hợp lý sẽ mang lại một bản quy
hoạch môi trường thích hợp. Quy hoạch phát triển cây xanh, một trong các nội
dung của quy hoạch và quản lý môi trường đô thị sẽ góp phần vào việc phòng
ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống,
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai. Cây xanh
đô thị là một thành phần không thể thiếu của các đô thị, có tác dụng bảo vệ môi
trường, tạo cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng môi trường sống, chất lượng
bóng mát, góp phần khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường do con người
và thiên nhiên tạo ra. Các tiêu chí về cây xanh đô thị như: diện tích cây
xanh/người, đất cây xanh công cộng/người, v.v… là một trong những tiêu chí
quan trọng. Càng đặc biệt quan trọng đối với thành phố Vinh, đô thị loại I ngày
càng phát triển về mọi mặt đem lại lợi ích cho người dân, xứng đáng với thành
phố “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”.
Quy hoạch cây xanh đô thị cho thành phố Vinh là việc hết sức quan trọng
và cần thiết. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan ban ngành, cộng
đồng dân cư và cơ quan chuyên trách về mảng xanh đô thị cần phải quan tâm và


tham gia một cách tích cực vào công tác lập quy hoạch và hoạt động phát triển
kinh tế xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ che phủ của cây xanh
đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố,… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã
hội, yêu cầu của sự phát triển đô thị hiện nay. Với những ý nghĩa trên, đề tài:


“Nghiên cứu xây dựng quy hoạch 10.000 cây xanh bóng mát đô thị và các
khu di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” được chọn để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu lập Quy hoạch 10.000 cây xanh bóng mát
- Định hướng phát triển hệ thống cây xanh bóng mát trên cơ sở thành phố Vinh –
Nghệ An trong tương lai trên cơ sở khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có,
mặt khác, sẽ đề xuất cụ thể cho một số tuyến phố quan trọng cần phải thực hiện
trong thời gian gần.
- Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết và triển khai các dự án đầu tư về cây
xanh bóng mát đô thị và các khu di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu quy hoạch 10.000 cây xanh bóng mát gồm:
+ Hệ thống cây xanh bóng mát tại đường phố;
+ Hệ thống cây xanh bóng mát tại các công viên, quảng trường;
+ Hệ thống cây xanh bóng mát tại tuyến ven biển;
+ Hệ thống cây xanh bóng mát tại tuyến đường ven sông Lam;
3. Căn cứ lập quy hoạch
- Luật Xây dựng;
- Luật quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quản lý cây
xanh đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị;
- Quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành tháng
4/2008;

- Quy hoạch chung thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050;
- TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh đô thị
- Các số liệu, tài liệu có liên quan khác.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
Thực hiện thu thập thông tin, số lượng cây xanh trên các tuyến đường
nghiên cứu, xác định loài, thông số chiều dài, rộng của các tuyến đường. Xem
xét đặc điểm thân, lá, rễ, hoa, quả của một số loài cây nghiên cứu.


Điều tra, thu thập thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao
thông, quy hoạch đô thị để hiểu rõ về diện tích đất để trồng cây xanh.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành đi khảo sát, kiểm đếm số lượng cây xanh đô thị trên từng tuyến
đường của thành phố nhằm bổ sung số liệu hoặc kiểm tra lại những số liệu mà
trong quá trình tổng hợp còn thiếu hoặc chưa hợp lí.
Khảo sát vùng nghiên cứu để xác định các tuyến, vùng, điểm cần quy
hoạch trồng cây xanh và đánh giá hiện trạng địa bàn quy hoạch.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.
Trên cơ sở số liệu thu thập được, cùng với các số liệu khảo sát thực tế tiến
hành phân tích, tổng hợp, xử lý nguồn số liệu, sau đó chọn lọc các số liệu cần
thiết để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.
4.4. Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia về môi trường, cây xanh đô thị
phù hợp và đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh đô
thị.
4.5. Phương pháp bản đồ, GIS
Sử dụng công nghệ ứng dụng Gis trong quản lý dữ liệu, lưu trữ các thông
tin về cây xanh trên các tuyến đường trong thành phố. Đồng thời, phương pháp
GIS được sử dụng để xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch không gian đô thị

xanh cho thành phố Vinh.
4.6. Phương pháp dự báo
Dựa vào các phương pháp dự báo dân số, dự báo về sự mở rộng diện tích
của quy hoạch đô thị Vinh để dự báo và lượng hóa được diện tích, mật độ và số
lượng cây xanh sẽ được bố trí trong không gian đô thị Vinh một cách hợp lý và
hiệu quả.


CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CÂY XANH
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Vinh là đô thị hạt nhân của tỉnh Nghệ An với diện tích
2

105,07 km , dân số 314.351 người (2014) và gồm có tổng số 16 phường và 9 xã.
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc,
105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông
+ Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc;
+ Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên;
+ Phía Đông giáp huyện Nghi Lộc và tỉnh Hà Tĩnh;
+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.

Hình 1.1. Bản đồ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách thành phố
Hồ Chí Minh 1.424 km và cách trung tâm kinh tế miền Trung là thành phố Đà
Nẵng 472 km về phía Nam, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400km về phía Tây.
Vinh là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông - Tây, có
các tuyến giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam,
ngoài ra Vinh cũng là đầu mối quan trọng của các tuyến đường Quốc lộ 7, 8, 46,

48 đi sang Lào, Đông Bắc Thái Lan và đi đến các huyện trong tỉnh. Sân bay
Vinh hiện đang phục vụ các chuyến bay trong nước, tương lai sẽ mở rộng để đáp
ứng nhu cầu đi lại trong khu vực và quốc tế.


1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa
sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn
Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa
hình bằng phẳng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ
và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của
thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
- Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến
động lớn từ mùa này sang mùa khác.
- Nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối
4°C.
- Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ
Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 mm thích hợp cho các loại
cây trồng phát triển.
- Độ ẩm trung bình 85-90%.
- Có hai mùa gió đặc trưng:
+ Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9
+ Gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế của thành phố Vinh nói chung có tốc độ phát triển khá cao
trên nhiều lĩnh vực, giai đoạn 2001 - 2010 có bình quân tăng trưởng trên 15%,
cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả tỉnh. Với chức năng là đầu tàu tăng

trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua nền kinh tế của thành
phố Vinh đã phát triển khá.
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng so với cùng kỳ năm 2009
tăng 16,7%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,5%, dịch vụ tăng 15,6%.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất so với cùng kỳ năm tăng 19%. Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội đạt 5.780 tỷ đồng, tăng 24,4%. Sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu tăng trên 15%, thu
ngân sách nhà nước đạt 792 tỷ đồng bằng 163,3% kế hoạch.
Năm 2010, với chủ đề “Văn minh - Kỷ cương - Phát triển”, thành phố đã
hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra. Trong đó kinh tế có 8 chỉ tiêu, xã hội có


10 chỉ tiêu, môi trường 3 chỉ tiêu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 7.490 tỷ đồng,
tăng gần 30% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.990 tỷ đồng, đạt trên
101% kế hoạch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế duy trì tích cực, trong đó công
nghiệp chiếm tỷ lệ 41%, dịch vụ 57,3%, nông nghiệp chỉ còn 1,61%. Thu nhập
bình quân đầu người ước đạt 38,1 triệu đồng.
Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Vinh lần thứ
XXII và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015... Đây là năm có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Chỉ tiêu trong
năm 2011 về kinh tế là: giá trị sản xuất đạt 11.895,4 tỷ đồng; thu nhập bình quân
đầu người đạt 47,6 triệu đồng; thu ngân sách đạt từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng.
Về cơ cấu kinh tế, thành phố Vinh có sự chuyển hướng tích cực. Hiện nay
ngành dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 55% lao động của toàn thành phố.
Tiếp đó là công nghiệp - xây dựng chiếm 40% và nông lâm nghiệp chiếm phần
còn lại (5%).
Một số kết quả đạt được trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu:
- Về sản xuất công nghiệp:
Ngành công nghiệp đã đóng góp tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thành

phố. Các khu, cụm công nghiệp chính đã hình thành và đi vào hoạt động như
khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp Đông Vĩnh, Nghi phú... Một số cơ
sở công nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế
như nhà máy bia Nghệ An, nhà máy ép dầu... Số lượng doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trên địa bàn tăng nhanh và hoạt động có hiệu quả, riêng năm 2010,
toàn thành phố đã thành lập mới được 945 doanh nghiệp, tăng 31% so với cùng
kỳ năm 2009. Bên cạnh đó, các hợp tác xã cũng có những chuyển biến tích cực
theo hướng phi nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp chú trọng quan tâm phát
triển các làng nghề.
+ Khu công nghệ cao: Công viên phần mềm VTC (Tổng Công ty Truyền
thông đa phương tiện VTC), Công viên Công nghệ Thông tin Nghệ An Park
(Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT)
+ Cụm công nghiệp dệt may, khai thác cảng Bến Thủy.
+ Cụm công nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 1 khu công nghiệp và một số
cụm công nghiệp:


+ Khu công nghiệp Bắc Vinh
+ Cụm công nghiệp Nghi Phú
+ Cụm công nghiệp Hưng Đông
+ Cụm công nghiệp Hưng Lộc
+ Cụm công nghiệp Nghi Thạch
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một ngành kinh tế mũi
nhọn của thành phố Vinh, trong tương lai hứa hẹn mang lại cho thành phố
những lợi ích đáng kể, bên cạnh đó cũng làm phát sinh không ít các vấn đề môi
trường cần phải giải quyết. Lượng rác thải công nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều và
ngày càng phức tạp, nếu như hệ thống quản lý không có các biện pháp xử lý kịp
thời thì trong tương lai sẽ không thể kiểm soát hết được các vấn đề môi trường
nảy sinh.

- Về hoạt động dịch vụ:
Việc quy hoạch, xây dựng và cải tạo mở rộng các chợ lớn như chợ Vinh,
chợ Ga Vinh và chú trọng đầu tư, khai thai các chợ nhỏ, chợ khu dân cư, triển
khai đề án quy hoạc xây dựng hệ thống, phố chuyên doanh đã được phê duyệt và
thực hiện, dần dẹp bỏ các chợ tự phát không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, chính
quyền các cấp cũng khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các hộ, các cơ sở kinh
doanh hoạt động tăng nguồn thu như các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn. Tập
trung xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn. Hiện nay, thành
phố Vinh có các siêu thị lớn như: Maximax, Vạn Xuân, CK Palaza, Big C
Vinh... Thành phố đang triển khai dự án xây dựng khu phố thương mại Vinh
trên trục đường ven sông Lam, đoạn Vinh – Cửa Lò. Tại đây sẽ xây dựng một
trung tâm thương mại lớn gắn với hệ thống siêu thị cao trên 30 tầng, ngoài ra
còn có tổ hợp các khách sạn cao cấp, khu văn phòng cao trên 20 tầng tạo thành
một khu thương mại du lịch lý tưởng mang tầm khu vực, một hệ thống đô thị
thương mại ven sông. Theo thống kê, giá trị gia tăng của hoạt động thương mại dịch vụ trên thị trường năm 2010 ước đạt 4.735 tỷ đồng. Như vậy, nhịp độ tăng
bình quân trong 5 năm (2006 - 2010) đạt 24,6%, vượt 8% so với mục tiêu đề ra.
Đây là mũi kinh tế phát triển có tốc độ nhanh nhất của thành phố trong chặng
đường vừa qua.
Lĩnh vực du lịch thành phố Vinh cũng khởi sắc do đầu tư hạ tầng trong 5
năm qua lớn và có trọng điểm. Những đầu tư lớn đã hoàn thành bắt đầu phát huy
tác dụng đáng kể như: hoàn thành đền thờ vua Quang Trung giá trị đầu tư 22,7


tỷ đồng; đường du lịch ven Sông Lam, tổng mức đầu tư 74,8 tỷ đồng; tuyến giao
thông Núi Quyết 51,4 tỷ đồng... Ngoài ra, hệ thống nhà hàng khách sạn được
xây dựng thêm và nâng cấp hiện đại. Đến nay trên địa bàn có 94 khách sạn, nhà
nghỉ, trong đó có 420 phòng đủ tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó doanh thu du lịch
ngày một tăng. Năm 2005 mới đạt 97,1 tỷ đồng, đến năm 2010 đã lên tới 2.716
tỷ đồng. Du lịch cũng là nhóm phát triển nhanh của nền kinh tế thành phố.
Như vậy, nếu ta xét giá trị thực hiện hoạt động dịch vụ của thành phố

Vinh từ năm 2005 đến năm 2010, tình hình ngày càng khả quan. Mục tiêu đại
hội đề ra đến năm 2010 đạt 3.906 tỷ đồng (theo giá 1994) thì theo ước tính của
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đạt 3.814 tỷ đồng.
Về hoạt động quản lý đô thị: Thành phố Vinh đã tập trung chỉ đạo công
tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, tích cực triển khai giải tỏa hành lang an
toàn giao thông, chỉnh trang đô thị; hoàn thành và tổ chức công bố quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020; thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010; xây dựng khung giá đất thành phố năm 2011, được
dư luận đồng tình và đánh giá cao.
1.2.2. Xã hội
- Dân số:
Dân số của thành phố Vinh là 480,000 người (2013). Hiện nay, dân số
thành phố Vinh đang có xu hướng tăng lên, trong đó chủ yếu là do gia tăng cơ
học, còn tỷ lệ gia tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm, năm 2013 còn 0,7%.
Tỷ lệ dân số của thành thị của thành phố Vinh là hơn 70% với mật độ dân
2

cư đô thị là 4573 người/km (năm 2013) . Trong giai đoạn 2007 – 2013, tỷ lệ
dân thành thị giảm, nguyên nhân chính là do thành phố Vinh mở rộng về diện
tích, số dân nông thôn tăng lên từ 4 xã mới sát nhập…
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thì đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cùng với đó thì nhu cầu
của con người ngày càng được nâng lên về cả số lượng và chất lượng.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 58,2% dân số thành phố (năm
2013). Hiện nay, trong cơ cấu lao động có sự thay đổi: giảm tỷ trọng lao dộng
hoạt động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động hoạt động trong
ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là một xu hướng chuyển dịch tích cực, phù
hợp với sự phát triển của các ngành kinh tế hiện nay.



Trình độ lao động cũng ngày càng được nâng lên, lực lượng lao động có
chuyên môn kỹ thuật cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của thành
phố, chiếm 68,82% (2013) trong tổng số lao động của tỉnh. Cùng với đó, thành
phố có một lực lượng lao động trẻ khỏe chiếm ưu thế. Chính những đặc điểm
này đã tạo nên những thuận lợi cho quá trình phát triển nông nghiệp của thành
phố trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trình độ lao động hiện nay vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa.
- Lĩnh vực an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:
Trong lĩnh vực an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thành phố Vinh đã
chủ động nắm bắt và dự báo tình hình, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp,
không để phát sinh mâu thuẫn mới về an ninh trật tự trên địa bàn; đồng thời bảo vệ
tuyệt đối an toàn cho các hoạt động chính trị và xã hội. Công tác điều tra, xử lý tội
phạm đạt kết quả cao. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chú
trọng chỉ đạo công tác điều hành, tổ chức chính quyền, công tác cải cách hành
chính đạt kết quả cao.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới như:
thành phố vẫn chưa có giải pháp thật tốt để thu hút đầu tư, nhất là các cụm công
nghiệp; Phát triển ngành nghề truyền thống và du nhập các ngành mới chưa đạt
hiệu quả cao; Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị một số phường, xã triển khai
còn chậm; Công tác bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường chưa thường xuyên; Khắc phục hậu quả bão lụt còn hạn chế; Tiến độ
thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm; Việc thực hiện
nếp sống văn hóa đô thị chưa đạt yêu cầu như mong muốn...
Tuy nhiên, về cơ bản thành phố Vinh đã đạt kết quả khá toàn diện trong
các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Viễn thông - Bưu chính: Cơ sở hạ tầng viễn thông được hiện đại hóa đồng bộ
với: Tổng đài NEAX 20.000 số; 9 trạm vệ tinh RLU.NEAX; mạng cáp quang
truyền dẫn trên 14km cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng
yêu cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng chính xác với độ tin cậy cao

- Hệ thống đường dây điện: Thành phố Vinh được cấp điện từ điện quốc gia
220KV theo tuyến Hòa Bình – Thanh Hóa – Vinh. Tại Vinh có trạm nguồn
220/110KV công suất 1x125MVA và trạm trung gian 110/35/10KV công suất


2x25MVA, lưới điện thế có 3 cấp điện áp phủ kín toàn thành phố: lưới 35KV
dài 30.2km, lưới 10KV dài 39km, lưới 6KV dài 44km.
- Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố được chia thành 3
hướng chính:
+ Hướng 1: Thoát nước cho khu vực phía bắc thành phố qua cầu Bàu,
kênh Bắc đổ ra rào Đừng.
+ Hướng 2: Thoát nước cho khu vực phía nam thành phố qua mương số 2,
số 3 và kênh Hồng Bàng để ra sông Vinh.
+ Hướng 3: Thoát nước cho khu vực phía tây thành phố qua kênh số 1 đổ
ra sông Vinh và kênh số 4 để ra sông Kẻ gai.
Chiều dài kênh cấp 1: 20,2 km; mương cấp 2: 73,9 km; mương cấp 3:
53,5 km. Hiện tại các kênh thoát nước thải chung với kênh thoát nước mưa và
nói chung nước thải chảy ra sông chính chưa được xử lý.
Nguồn cấp nước cho thành phố gồm nước máy, nước giếng khơi, giếng
khoan và nước mưa trong đó số hộ dùng nước máy chiếm gần 50%. Nguồn nước
máy được cung cấp từ nhà máy nước Vinh (phường Cửa Nam) với công suất
3

3

20.000m /ngày-đêm. Đang xây dựng nhà máy mới có công suất 60.000m /ngàyđêm. Mạng lưới đường ống cấp 1, cấp 2 chủ yếu phân bố ở khu vực nội thành,
tổng chiều dài đường ống hơn 60km.
- Tiềm lực giao thông: Hệ thống giao thông của thành phố bao gồm đường
bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế - văn hoá trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng
Bắc - Nam với chiều dài 10km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Vinh
là đầu mối của các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh, đi Lào và đông bắc
Thái Lan.
+ Đường sắt: Đường sắt xuyên Việt chạy qua phía tây thành phố có ga
Vinh là ga đầu mối quan trọng có nhà ga, sân ga thoáng rộng đã được nâng cấp
rất thuận lợi trong việc luân chuyển hành khách và hàng hoá đi các tỉnh trong
nước.
+ Đường thuỷ: Hệ thống sông ngòi bao quanh phía tây đông và phía nam
thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các huyện trong tỉnh. Sông
Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của Bắc
miền trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi.


+ Đường không: Sân bay Vinh có các chuyến bay đi Hà Nội, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh và đang được nâng cấp để mở rộng các chuyến bay
quốc tế.
Mạng lưới giao thông nội thị có 765km đường giao thông các loại hầu hết
đã rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng; tỷ lệ đường rộng trên 12m chiếm 15,7%,
2

mật độ đường giao thông đạt 12km/km có 2 bến xe trong đó bến xe khách 79 2

đường Lê Lợi có diện tích 2.500m nằm ở trung tâm thành phố có sức chứa 80
xe, 1 bến xe phục vụ buôn bán lưu thông hàng hoá nằm ở phía nam chợ Vinh
(còn gọi bến xe chợ Vinh) có sức chứa trên 50 xe.
1.3. Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Vinh
1.3.1. Hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Vinh
Hệ thống cây xanh đường phố có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát
triển của từng đô thị. Tại thành phố Vinh, trong các năm gần đây, hệ thống cây

xanh đã được đầu tư trồng và chăm sóc, bước đầu tạo nên diện mạo mới trên
một số tuyến phố. Các khuôn viên, công viên cũng được chăm sóc tốt hơn bằng
những thảm cỏ, thảm hoa. Nhiều chủng loại cây đa dạng, phong phú, một số loại
cây có chất lượng bóng mát cao, sinh trưởng tốt. Một số tuyến đường đã đạt
được yêu cầu bóng mát, khoảng cách cây trồng hợp lý, chiều cao phân cành đáp
ứng yêu cầu về giao thông trong đô thị. Điều này thể hiện thông qua con số kinh
phí đầu tư cho công tác trồng, duy tu, chăm sóc mảng cây xanh đô thị tăng dần
qua các năm, từ 4,2 tỷ đồng (2009) lên 6,2 tỷ đồng (năm 2010), 10 tỷ đồng
(2011), 12,151 tỷ đồng (2012) và 12,64 tỷ đồng (2013).
Tuy nhiên, trên thực tế việc trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh đô thị tại
thành phố Vinh hiện nay còn nhiều bất cập.

Hình 1.2. Hệ thống cây xanh ở Đại lộ Lê Nin


Theo số liệu từ công ty cổ phần công viên cây xanh thành phố Vinh, trên
địa bàn thành phố hiện nay có 28.794 cây xanh đã quy hoạch trồng được một số
cây trên các tuyến đường một cách hợp lý, thống nhất một chủng loại, như tuyến
đại lộ Lê Nin với 500 cây sao đen, 68 cây ngô đồng; đường Trường Thi với 191.
cây dầu rái trong tổng số 488 cây; ở một số tuyến đường Quang Trung, Lê Lợi,
Nguyễn Trãi, đại lộ Lê Nin, Xô viết... Cùng với công viên Nguyễn Tất Thành có
335 cây, Quảng trường Hồ Chí Minh, công viên Trung tâm, TP cũng đã khôi phục
lại các vườn hoa Cửa Nam, Cửa Bắc có 156 cây; đường ven sông Lam có 1512 cây
phát triển hệ thống cây xanh khu vực lâm viên núi Quyết... Nhờ những nỗ lực đó,
TP. Vinh được đánh giá là 1 trong 5 thành phố trong cả nước có mật độ cây xanh
lớn.
Vẫn còn một số vấn đề như diện tích đất dành cho vườn ươm để sản xuất
cây xanh, cây cảnh hiện tại đang bị thu hẹp dần, từ 12 ha ở khu vực cổng Thành
và P. Hưng Phúc nay đã bị lấy chuyển sang mục đích khác như làm sân bóng cho
đội bóng đá Sông Lam Nghệ An, làm trụ sở và sân bóng cho P. Hưng Phúc, nay

chỉ còn 5,5ha.

Hình 1.3. Hệ thống cây xanh trên tuyến đường Lê Mao
Về độ che phủ của mảng xanh cho đô thị loại I được quy định đạt 122

15m /người, nhưng thực tế đang đạt thấp. Mặt khác, theo Nghị định
64/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định khi triển khai xây dựng chung cư, khu
đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo 30% quỹ đất để trồng cây xanh, trong thực
tế tại các khu này tỷ lệ cây xanh đang rất khiêm tốn.Trong khi đó yêu cầu về cây
xanh đối với đô thị loại I, là đảm bảo cảnh quan đẹp, văn minh, hiện đại. Thế
nhưng cây xanh được trồng trên địa bàn TP đang mang tính hỗn tạp về cơ cấu


cây trồng và chưa tạo sự hợp lý, thống nhất cho từng tuyến đường về từng loại
cây phù hợp. Đó là xuất phát từ mục đích trước đây, TP mới chỉ tập trung ưu
tiên trồng cây để lấy bóng mát và cây xanh được trồng vẫn dựa vào người dân
nên chưa có sự thống nhất.
Bảng 1.1. Phân loại hiện trạng cây xanh đường phố năm
2013 “Nguồn: công ty cổ phân công viên cây xanh thành phố
Vinh”
Loại cây

Số lượng (cây)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

Mới trồng


5265

18,285

Cây mới trồng: cây từ sau khi trồng 90 ngày
đến 2 năm tuổi.

Loại I

15023

52,174

Cây có chiều cao <= 12m và đường
kính gốc <=20cm.

Loại II

8151

28,308

Câycó chiều cao <=15m và đường kính gốc
<=50cm

Loại III

355

1,233


Cây có chiều cao > 15m và đường kính gốc
> 50cm.

Tổng cộng

28794

100

Bảng 1.2. Phân loại hiện trạng cây xanh ở một số phường thành phố
Vinh Đơn vị tính: Cây
Phân Loại
TT

Địa điểm

Tổng số

Cây trồng
< 2 năm

Cây loại 1

Cây loại
2

Cây
loại 3


1

Phường Lê Mao

1113

41

358

689

25

2

Phường Trường Thi

2911

180

1558

1091

82

3


Phường Cửa Nam

978

125

212

498

143

4

Phường Đội Cung

1110

39

206

831

34

5

Phường Hà Huy Tập


1705

279

1192

234

0

6

Phường Hưng Bình

3211

147

2119

943

2

7

Phường Hưng Phúc

526


122

268

130

6

8

Phường Bến Thủy

1466

37

746

677

6

9

Phường Hưng Dũng

2599

529


1280

790

0

10

Phường Hồng Sơn

657

63

264

293

37

11

Phường Quang Trung

654

86

467


101

0

12

Phường Lê Lợi

1231

297

777

153

4


13

Phường Trung Đô

1893

516

958

419


0

14

Phường Đông Vĩnh

167

17

135

15

0

15

Xã Hưng Lộc

1597

0

1007

590

0


16

Xã Hưng Đông

2278

270

1911

97

0

17

Xã Nghi Phú

2723

847

1421

455

0

18


Vườn hoa Cửa Bắc

128

0

43

85

0

19

Công viên Nguyễn Tất
Thành

335

158

101

60

16

20


Đường ven đê sông
Lam

1512

1512

0

0

0

15.023

8.151

355

Tổng cộng

28.794 5.265

“Nguồn: Công ty cổ phần công viên cây xanh thành phố Vinh”
- Cây mới trồng: Cây sau khi trồng được 90 ngày đến 2 năm
- Cây loại 1: Cây cao <= 12 m và đường kính gốc cây <= 20 cm
- Cây loại 2: Cây cao <= 15 m và đường kính gốc cây <= 50 cm
- Cây loại 3: Cây cao > 15 m và đường kính gốc cây > 50 cm
Tuy nhiên theo đánh giá, số loại cây hiện nay đang sinh trưởng và phát
triển trên các tuyến đường, hè phố có tuổi thọ vài chục năm trở lại có gần 8

nghìn cây xanh có “thâm niên” trên 30 năm, 15 nghìn cây có tuổi thọ từ 10 - 20
năm, dưới 10 năm có khoảng 5 nghìn cây. Cây có tuổi thọ trên 100 năm hiện
nay chủ yếu là xà cừ, phân bổ ở các tuyến phố như Lê Mao, khu vực cổng thành
Vinh, loại cây này rất ít trên địa bàn thành phố.


Bảng 1.3. Danh sách một số loài cây xanh đường phố được trồng tại thành phố Vinh
Tên Loài
TT

Tên Việt Nam

1

Xà cừ

2

Sấu
lông

3

Sao đen

4

Bàng

5


Muồng hoa vàng

lôngvua
chim
Cau

Cây ngô đồng

8

xoài

9

Hoa sữa
mọc

11
12
13
14

Dracontomelum

Hopea odorata

Lát hoa
Gạo
Phượng vỹ

do
Bằng Lăng
Tếch

Thân

lớn

cao

lớn

vừa

lớn

cành

cao

Hình
dạng
tán

Hoa



Quả


rụng
lá/thường
xanh

Trứng

chùm

Kép lông
chim 1lần
chẵn
Kép

Nang

rụng lá

hạch

thường
xanh

tự xim

chim
đơn - cách

tròn

Anogeissus

acuminata
bông
Cossia surattensis
sphendida

nhỡ

7

10

Tên Khoa Học

Loại
cây

Jatropha
podagrica
Hook.f
Mangifera
Alstonia scholaris
Chukrasia
tabularis A. Juss
Gossampinus
malabarica
bông
Delonix regia

thường
xanh


đơn mọc
lớn

nhỡ

vừa

cao

tầng

tự do

tự

đơn

tự bông

nhỏ

không

chùm

Cụm

lớn


cao

trứng

tự xim

nhỡ

vừa

tầng

tự xim

cao

rụng lá

đậu

thường
xanh

hạch

thường
xanh

thùy


nang

thường
xanh
thường

đơn
đơn

hạch
đại
kép

Kép lông
chim
xẻ thùy

không chùm

lớn

hạch

vòng

Chia thành

cao

tự do

tự do

nhỡ

thấp

tự

nhỡ

thấp

tự do

rụng lá

vòng
Kép lông
rụng lá

chim
Kép
lông
lớn

xanh

tự

chim

Kép lông
chim 2 lần
chẵn
đơn,mọc

đậu

Rụng lá

đậu

rụng lá

Lagerstroemia
speciosa
Tectona
grandis

tự xim

Linn.f


lớn

15

Trứng cá

cao


tự do

tự

chùm

đốimọc
đơn,

Muntingia

cách
đơn- cách

nhỏ

thấp

tự do

tự xim

nang

rụng lá

hạch
mọng


rụng lá
thường


16

Me chua

17

Keo lá tràm

18

Dừa

19

Long não

20
21

calabura
Tamarindus indica
lớn
Acacia auriculaeformis
Cocos nucifera
nhỡ
Cinnamomum camphora

Michelia alba
nhỏ
Casuarina equisetifolia

xanh
rụng lá

kép lông
đậu
chim đơn,mọc cách
thùy lông chim đơn mọc
tựxẻbông
đậuđối rụng lá
đơn, mọc cách đơn,mọc cách thường xanh

cao

tự do

thấp

Trứng

không

Chùm

lớn

cao


trứng

Ngọc lan

lớn

vừa

đơn, to

Phi lao

Nhỡ

thấp

Cụm

tự bông

hạch
rụng lá
thường xanh Thường xanh
hạch
đại kép
Nang

Các trục đường chính cơ bản đã được trồng các loại cây đô thị như sau:
- Đường Lê Mao có 351 cây xanh (gồm: 45 cây Bàng, 55 cây Sữa, 44 cây Bằng Lăng, 54 cây Phượng, 44 cây Xà Cừ,

52 cây Ngô Đồng ,…).
- Đường Lê Lợi có 372 cây xanh ( gồm 122 cây Bàng, 69 cây Sữa, 47 cây Xoài, 37 cây Ngô Đồng...)
- Đường Lê Hồng Phong có 728 cây xanh ( gồm 164 cây Bàng, 146 cây Ngô Đồng, 132 cây Phượng, 88 cây Sữa,...)
- Đường Ven đê sông Lam có 1.512 cây xanh ( gồm 315 cây Hoàng Linh, 313 cây Phượng, 293 cây Bằng Lăng, 247
cây Sao Đen, 240 cây Xoài, 104 cây Dừa,...).


Bảng 1.4. Tổng hợp cây xanh ở công viên Nguyễn Tất Thành
Loại cây

ĐVT

Tổng số

Bàng

Cây

14

Bằng Lăng

Cây

23

Điệp vàng

Cây


31

31

Hoa Sữa

Cây

27

Xoài

Cây

Dầu rái

Phân loại
Cây loại
Cây
1
loại 2
6
8

Cây trồng <2
năm

20

3


4

11

12

39

4

16

19

Cây

16

11

5

Sao đen

Cây

33

30


3

Viết

Cây

2

Keo tràm

Cây

1

Nhội

Cây

8

Phượng

Cây

11

Hoàng linh

Cây


31

27

Xà cừ

Cây

14

10

Muỗng

Cây

3

Cọ dầu

Cây

14

Ngô đồng

Cây

4


3

Chèo

Cây

7

5

Ngọc Lan

Cây

10

10

Hoa ban

Cây

24

24

Lộc vừng

Cây


4

Nhãn

Cây

19

6

13

Tổng cộng

Cây

335

158

101

Cây
loại 3

2
1
1


7
2

9
4

2

2

2

1
1

13
1

2

4
60

16

Bảng 1.5. Tổng hợp cây xanh ở Vườn hoa Cửa Bắc
Phân loại
STT

Loại cây


Tổng số

Cây trồng
Cây loại 1
43

Cây loại
2
85

Cây loại
3
0

3

-

128

<2 năm
0

Phượng

3

-


2

Xoài

20

8

12

3

Ngô đồng

9

2

7

4

Hoa Sữa

52

1

51


5

Hoàng linh

7

7

6

Nhồi

8

7

1

7

Bằng lăng

14

11

3

8


Dầu rái

3

3

9

Gội gác

4

3

I

Cây xanh

1

1


10

Long não

1

11


Cọ dầu

7

II

Cây cảnh

28

1

Cau vua

6

2

Trúc đào

2

2

3

Tường vi

9


9

4

Ngọc Anh

6

6

5

Cau bụi

5

5

Tổng cộng

156

1
7
-

22

6


-

6

-

65

91

-

Bảng 1.6. Tổng hợp cây bóng mát tại đường ven sông Lam
TTCây bóng mát
Cây phượng
Cây Bằng Lăng
Cây Muồng Hoa Vàng
Cây Sao đen
Cây Xoài
Cây Dừa

Số lượng
322
283
281
216
218
104


Theo Quyết định số 52/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung
TP Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày
14/1/2015, TP Vinh sẽ trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ
vùng Bắc Trung Bộ.
Theo quyết định phê duyệt, điều chỉnh và mở rộng, TP Vinh sẽ có tổng diện
2

tích khoảng 250 km , theo mô hình “Đô thị đa cực sinh thái phi tập trung, nhất thể
hóa giữa đô thị với nông thôn và tự nhiên”. Chính vì thế, việc quy hoạch, giữ gìn
và phát triển cây xanh cũng được đặt ra, để TP Vinh xứng tầm là trung tâm vùng
Bắc Trung Bộ.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Công ty CP Công viên cây xanh TP
Vinh, là đơn vị đang trực tiếp bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh đô thị với
hình thức đang còn thủ công. Công ty luôn có một đội giám sát cây xanh và đội
cắt tỉa, chăm sóc vườn hoa.
Nhìn chung, trong khoảng vài thập niên trở lại đây, cây xanh trên địa bàn


thành phố đã được quan tâm chăm sóc nhằm tạo môi trường, cảnh quan đô thị và
môi trường sống sạch đẹp cho người dân. Trước đó, cây xanh thành phố được
người dân trồng tự phát để lấy bóng mát. Hiện nay mỗi năm, ngoài việc đảm
nhiệm chức năng bảo vệ, chăm sóc cây, đơn vị còn chú trọng trồng mới, thay thế
cây bị sâu bệnh, đổ ngã khoảng 600 - 800 cây. Tất cả các tuyến phố trên địa bàn
đều có cây xanh đang sinh trưởng và phát triển, có vỉa hè phù hợp là có cây
xanh. Công tác bảo vệ cây cũng được đơn vị giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng
người dân tự ý chặt hạ, di chuyển cây trái với quy định của pháp luật. Mỗi năm,
đơn vị đã kịp thời phát hiện, phối hợp với Công an thành phố xử lý hành chính
hàng chục vụ phá hoại cây xanh. Hiện nay, đơn vị đang tiến hành lập hồ sơ quản
lý, nghiên cứu, đưa một số loại cây vào diện cây di sản để bảo vệ, chăm sóc.
Vinh là một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất là vào mùa hè nên vấn

đề chăm sóc cây xanh ngày càng phải được nâng cao và chú trọng.
1.3.2. Đánh giá
Trong những năm qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên
thành phố chưa có quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược về phát triển cây
xanh, mảng xanh đô thị nói chung và cây xanh đường phố nói riêng trên địa bàn
thành phố Vinh, cũng như các dự án, kế hoạch chi tiết cho việc trồng cây xanh
đô thị, cây xanh đường phố. Ở trung tâm thành phố độ che phủ cây xanh còn
thấp, việc phát triển mảng xanh đô thị vùng nội thành còn thiếu quy hoạch, phát
triển một cách tự phát, không đồng bộ.
Công tác quản lí Nhà nước về quản lí cây xanh đô thị còn hạn chế. Tuy vậy, đại
bộ phận người dân thành phố đều xuất thân từ những làng quê nơi mà cây xanh
luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày, gắn bó mật thiết với họ. Chính vì vậy,
trong tiềm thức mỗi người dân vẫn mong mình được sống trong một môi trường
trong lành, gần gũi với thiên nhiên và những ngôi nhà, mỗi tuyến đường góc phố
luôn tràn ngập bóng cây xanh. Song, vẫn chưa có động lực, phong trào nào đủ
mạnh để đánh thức tiềm thức đó.
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ trồng, quản lí, chăm sóc công viên, cây xanh,
cây xanh đường phố còn hạn chế về năng lực tổ chức, yếu về tham mưu cho
lãnh đạo thành phố, lãnh đạo tỉnh trong công tác phát triển cây xanh đô thị, thiếu
về trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu cơ chế chính sách cụ thể, hợp lí để huy động các nguồn lực đáp ứng
cho công tác phát triển cây xanh đô thị, cây xanh đường phố trên địa bàn thành
phố Vinh.


Công tác xã hội hóa về trồng và bảo vệ cây xanh đô thị, cây xanh đường
phố còn nhiều hạn chế.
Tóm lại: Cây xanh của thành phố Vinh chưa đáp ứng được nhu cầu của cư
dân đô thị, đồng thời cũng chưa đạt yêu cầu của một đô thị loại I, càng không
đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố du lịch. Hiện nay việc quy hoạch cây

xanh đô thị là một yêu cầu mang tính bức thiết đối với thành phố Vinh.
1.4. Đặc điểm một số loài cây xanh đô thị được trồng tại thành phố
Vinh
1.4.1 Đặc điểm hình thái cơ quan một số loài cây xanh đô thị được
trồng tại thành phố Vinh
1) Xà cừ: Khaya senegalensis A.Juss

Họ xoan: Meliaceae
Cây gỗ lớn cao 15 - 20m, đường kính 0.6 -1.2m, thân tương đối tròn,
thẳng. Vỏ xám nâu, già bong vảy tròn, mốc trắng. Phân cành ở độ cao 4 - 6m,
cành nhánh rậm rạp, nặng nề. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, mang
3-6 đôi lá chét. Tán hình trứng, đường kính tán từ 10 -15m, mật độ lá dày, tán
xanh quanh năm. Hoa nhỏ không đáng kể, màu xanh vàng, nở tháng 4 - 6. Lúc
nhỏ rễ cọc phát triển rất mạnh nhưng về sau đâm nhiều rễ ngang, rễ rất to nổi cả
lên mặt đất, gốc có bạnh vè. Tán lá nặng nề, phân bố không đều, hay bị đổ khi
gió bão. Cây chịu được đất khô hạn, nghèo xấu.
2) Bàng Terminalia catappa Linn.


Họ bàng: Combretaceae
Cây gỗ nhỡ cao 15 - 20m, thân cây khi còn non thường thẳng vút, khoẻ
khoắn nhưng khi đã già thường hay cong queo, vặn xoắn, nổi nhiều u bướu,
đường kính thân khoảng 0.8m. Vỏ nâu xẫm, không nhẵn. Phân cành ởđộ cao 25m, cành mọc ngang và tạo thành tầng. Tán phân tầng, đường kính từ 8 -10m
mật độ lá dầy có màu xanh hơi bóng. Cây trơ cành vào tháng 2 - 3, cây bàng đẹp
và hấp dẫn nhất lúc sắp rụng lá cũng như sắp ra lá non. Trước khi trơ cành bàng
thường chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hồng sau khi rụng lá hàng loạt vào
thời tiết lạnh, cây nhú lá non xanh mơn mởn, mỡ màng, tràn đấy sức sống. Lá
đơn, mọc cách, tập trung ở đầu cành. Hoa tự bông nở vào tháng 7 - 8. Quả hình
thoi hơi tròn, dẹt và có cạnh, quả ăn được. Rễ cây mọc nổi, hệ rễ ngang phát
triển mạnh, vì thế bàng chịu được gió bão, nên trồng ở những nơi trang nghiêm

cổ kính, công viên, trường học...
3) Bằng

lăng (Tử vi tàu): Lagerstroemia speciosa(L) Pers.

Họ săng lẻ: Lythraceae
Cây gỗ nhỡ cao 15 - 25m, thân thẳng, đường kính 0.4 - 0.6m, vỏ xám nâu
nứt dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 6m. Tán hình thuỗn tròn, đường kính tán 8-10m,
mật độ lá dầy, cây rụng lá hoàn toàn vào mùa đông. Lá đơn, mọc gần đối, hình
trái xoan, hoặc hình trứng trái xoan, dài 10-15cm, rộng 5-10cm. Hoa tự chùm
hoặc xim viên chuỳ ở đầu cành, dài 20 - 30cm, màu tím hồng, nở tháng 5 - 7.
Quả hình trứng tròn, đường kính 1.8 – 2.5cm. Bộ rễ khoẻ, rễ cọc ăn sâu, không
có rễ nổi, không có bạnh vè. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ thích
0
hợp 18 - 25 C lượng mưa 1500mm/năm. Bằng lăng là cây ưa sáng, chịu được
gió bão, ít sâu bệnh, ưa đất phù sa nhưng vẫn sống được nơi đất xấu, bạc màu,
chịu được khô hạn. Bằng lăng là cây lâu năm, dễ trồng lớn nhanh, có hoa đẹp,


màu sắc nhẹ nhàng nên thường được trồng ở đường phố, khu nhà ở, trường học,
bệnh viện...
4) Hoa Sữa: Alstonia scholaris L(R).Br

Họ trúc đào: Apocynaceae
Cây gỗ nhỏ cao 10 - 15m, thân thẳng có múi dọc theo thân, đường kính
thân 50 - 60cm. Vỏ màu trắng xám, mềm, rạn dọc. Phân cành ở độ cao 4 - 7m,
cành thường mọc vòng xếp thành tầng. Lá đơn, 3 - 8 lá mọc vòng, lá màu xanh
nhạt, hai mặt lá nhẵn. Tán hình ô tầng, hoặc trông giống như cái lọng gồm nhiều
tầng hẹp, đường kính tán từ 5 - 8m. Hoa nhỏ cụm hoa xim ở đầu cành, hoa màu
trắng xanh. Hoa có mùi thơm hắc (nồng), một năm ra hoa 2 lần vào tháng 5 - 8

và tháng 10 - 12. Quả dài 20 - 25cm, buông rủ dọc theo thân, tạo cho tán một
dáng đặc biệt hấp dẫn, quả non màu xanh, chín màu nâu, sống dai dẳng trên cây
cho đến mùa ra hoa sau. Bộ rễ khoẻ, rễ cái ăn sâu, ít ăn ngang, không có rễ nổi,
gốc có bạnh vè nhỏ. Sữa ưa khí hậu nhiệt đới, thích hợp với đất ẩm, nhiệt độ từ
0

21 - 24 C, lượng mưa trung bình 2500mm/năm, là cây mọc nhanh ưa sáng, chịu
được khô hạn, xanh quanh năm, là cây lâu năm. Sữa là cây trang trí đặc biệt ở
nước ta. Cây cao, thân thẳng tắp, tán nhiều tầng, tròn đầu nhưng thưa thoáng,
màu sắc xanh dịu, hoa có mùi thơm nên thường được trồng làm bóng mát và làm
đẹp đường phố...
5) Phượng vĩ: Delonix regia Raf


Họ vang: Caesalpiniaceae
Cây gỗ nhỏ cao từ 12 - 15 cm, thân thẳng đường kính thân 0,6 - 0,7 m. Vỏ
mầu xám trắng, phân cành ở độ cao 3 - 6 m, cây lâu năm thường bị rỗng ruột,
thân bị gãy bất thường. Lá kép lông chim một lần chẵn, cuống chính dài 50 - 60
cm, mang 20 đôi lá chét. Tán hình ô xoè, dáng mềm mại, đường kính tán 8 15m, mật độ lá thưa thoáng, rụng lá hoàn toàn vào mùa đông. Hoa rất đẹp, mọc
thành chùm, màu đỏ tươi, nở vào tháng 5 - 7. Quả mỏng dẹt, vỏ hoá gỗ cứng, dài
40 - 50cm, rộng 5 - 6cm. Rễ cái ăn rộng, rễ gang nhiều, có bạnh vè nhỏ. Cây ưa
0

khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 30 C, chịu rét kém, ưa đất thịt
hoặc đất cát pha, ưa sáng, thiếu ánh sáng cây không phát triển đều, cây hay bị
sâu bệnh, bị rỗng ruột nên thường bị đổ khi có gió bão. Phượng vĩ là cây lâu
năm, có tán lá nhẹ nhàng, hoa đỏ đẹp thường được trồng ở đường phố, trường
học, công viên, ....
6) Lát hoa- Chukrasia tabularis A. Juss.


Họ Xoan: Meliaceae
Đây là loài cây có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), phân hạng sẽ nguy
cấp (Vulnerable), gỗ quý, có vân đẹp (nhất là gốc và rễ) màu đỏ sang. Lá kép
lông chim 1 lần chẵn, mặt dưới lá có lông màu xám trắng, tinh dầu dùng làm
thuốc. Cây phát triển nhanh, vươn cành cao .
7) Cau vua


Họ Cau – Arecaceae
Cây thân cột, lớn, thường xanh, thân có sẹo lá rụng vòng rõ. Lá đơn, xẻ
thùy lông chim, cuống lá phình to thành bẹ, lá tập trung trên ngọn. Hoa tự bông
tập trung trên ngọn, có mùi thơm dễ chịu, quả hạch hình ô van. Rễ chùm ăn
nông, gốc phình to
8) Long

não - Cinnamomum camphora

Họ Re: Lauraceae
Cây gỗ lớn, vỏ màu xám tro, nứt dọc, lá đơn, mọc cách, không có lá kèm,
mép thường gợn sóng. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới phủ phấn trắng, nách lá có
tuyến chứa tinh dầu. Là cây ưa sáng, ưa khí hậu ấm và ẩm.
9) Tếch

Tectona grandis Linn.f

Họ Tếch: Verbenaceae
Cây gỗ lớn, khi nhỏ thân cây có lông hình sao, lá đơn, mọc đối, phiến lá
lớn, mặt dưới có long. Cây phân cành cao, tán lá hình trứng, dày , có khả năng
ngăn giữ bụi tốt. Lá rụng theo mùa, hoa tự chùm, lưỡng tính, quả hạch.



×