Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan làng ngang na tỉnh bắc ninh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.57 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG ANH

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN LÀNG NGANG NA – TỈNH BẮC NINH
NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN
THỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG ANH
KHÓA: 2015 - 2017

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
LÀNG NGANG NA – TỈNH BẮC NINH NHẰM BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VŨ PHƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng
năm 2017
Người cam đoan

Nguyễn Hoàng Anh


LỜI CẢM ƠN
Qua hơn 1 năm theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về ngành học Quản
lý Đô thị và Công trình. Để có kết quả ngày hôm nay trước hết Tôi xin chân thành
gửi lời cám ơn đến các thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đồng thời tôi cũng gửi lời
cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa sau đại học, các thầy cô trong các tiểu ban đã
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Vũ Phương đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cám ơn cơ quan tôi đang công tác, gia đình và bạn bè
đồng nghiệp của tôi đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và làm luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả khả
năng của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng
năm 2017
Người cảm ơn

Nguyễn Hoàng Anh


MỤC LỤC
Danh mục các hình vẽ minh họa
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn đề tài

1

Mục đích nghiên cứu

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

Phương pháp nghiên cứu

4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong đề tài

5
8

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN LÀNG NGANG NA, BẮC NINH

8

1.1.

8

Giới thiệu chung về Làng Ngang Na, Bắc Ninh

1.1.1. Khái quát về Bắc Ninh và làng Ngang Na


8

1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng Ngang Na

10

1.2.3. Tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội và cư dân làng Ngang Na

11

1.2.

12

Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan làng Ngang Na

1.2.1. Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu

12

1.2.2. Thực trạng về điều kiện tự nhiên, môi trường, cảnh quan

13

1.2.3. Thực trạng về quy hoạch, kiến trúc

16

1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
làng Ngang Na


34

1.3.1. Bộ máy quản lý

35

1.3.2. Công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

37

1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan làng Ngang Na

42


1.4. Các nghiên cứu liên quan và các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu

43

1.4.1. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

43

1.4.2. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu

46

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,

KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN LÀNG NGANG NA THEO HƯỚNG
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

48

2.1. Cơ sở lý thuyết

48

2.1.1. Các lý thuyết về không gian, kiến trúc, cảnh quan làng

48

2.1.2. Nội dung công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

51

2.1.3. Vai trò của cộng đồng

52

2.2. Các cơ sở pháp lý

53

2.2.1. Các hiến chương Quốc tế

53

2.2.2 Các văn bản pháp lý và quy hoạch định hướng


55

2.2.3. Các đồ án quy hoạch được phê duyệt

58

2.3. Các điều kiện và yếu tố tác động đến quản lý không gian, kiến
trúc, cảnh quan

65

2.3.1. Yếu tố địa hình, tự nhiên

65

2.3.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội

66

2.3.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật

68

2.3.4. Năng lực của bộ máy quản lý và nhận thức của người dân

69

2.4. Các bài học kinh nghiệm thực tiễn


70

2.4.1. Kinh nghiệm trong nước

70

2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài

75

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN LÀNG NGANG NA NHẰM BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

82

3.1. Quan điểm và nguyên tắc

82

3.1.1. Quan điểm

82

3.1.2. Nguyên tắc chung

83


3.2. Giải pháp chung về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan làng

Ngang Na

84

3.2.1. Phân vùng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đặc trưng

84

3.2.2. Các yêu cầu chung

85

3.3. Giải pháp quản lý các khu vực

87

3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

96

3.4.1. Ban hành đồng bộ các văn bản quản lý

101

3.4.2 Giải pháp về cải cách hành chính

102

3.4.3. Chính sách về thu hút đầu tư


104

3.5. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý

104

3.5.1. Thành phần bộ máy quản lý

104

3.5.2. Nhiệm vụ chức năng bộ máy quản lý

105

3.5.3. Xây dựng cơ chế chính sách để huy động nguồn lực

107

3.5.4. Phát huy sự tham gia của cộng đồng

108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

114

Kết luận

114


Kiến nghị

117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1.

Sơ đồ hệ thống đường giao thông đối ngoại làng Ngang Na - xã
Hiên Vân – tỉnh Bắc Ninh.

Hình 1.2

Hệ thống giao thông đối nội làng Ngang Na

Hình 1.3

Các cụm trung tâm làng Ngang Na

Hình 1.4.a

Chùa Na


Hình 1.4.b

Chùa Na

Hình 1.4.c

Chùa Na

Hình 1.4.d

Chùa Na

Hình 1.5.a

Ao làng Na

Hình 1.5.b

Ao làng Na

Hình 1.6

Chùa Cầu Hương

Hình 1.7

Ngôi Tam Bảo chùa Cầu Hương

Hình 1.8


Mô hình chùa Bách Môn cổ xưa

Hình 1.9

Chùa Bách Môn hiện nay

Hình 1.10

Các ngôi nhà được cải tạo và phục dựng tại Làng Na.

Hình 1.11

Tường đất, cây xanh trong các ngõ xóm

Hình 1.12

Cổng các ngôi nhà cổ

Hình 1.13

Cổng làng và lũy tre làng, ranh giới (minh họa)

Hình 1.14

Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị Bắc Ninh

Hình 1.15

Cấu trúc vùng thủ đô Hà Nội


Hình 1.16

Cấu trúc vùng tỉnh Bắc Ninh

Hình 1.17

Bản đồ quy hoạch Nông thôn mới xã Hiên Vân

Hình 1.18

Phố cổ Hội An


Hình 1.19.a Nhà Tấn Ký
Hình 1.19.b Nhà Tấn Ký
Hình 1.20

Làng Shirakawa-go và làng Gokayama – Nhật Bản


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
Sơ đồ 1.1

Các yếu tố cấu thành không gian, kiến trúc, cảnh quan làng
Ngang Na


Sơ đồ 1.2

Hát quan họ cấp độ liên làng

Sơ đồ 1.3

Hát quan họ cấp độ làng

Sơ đồ 1.4

Hát quan họ cấp độ xóm

Sơ đồ 1.5

Hát quan họ cấp độ nhà ở

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh

Sơ đồ 2.2

Không gian 3 chiều (minh họa)

Sơ đồ 2.3

Sơ đồ vai trò cộng đồng địa phương

Sơ đồ 2.4


Sơ đồ vai trò cộng đồng địa phương

Sơ đồ 2.5

Giải pháp phân vùng quản lý làng Ngang Na

Sơ đồ 2.6

Tổ chức bộ máy Trung tâm quản lý làng truyền thống Bắc Ninh
(Tác giả đề xuất)


- 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài
Không gian làng xã Việt Nam bên cạnh những giá trị văn hoá tinh thần to
lớn còn chất chưa trong lòng nó khối di sản kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu và sáng
giá ở Việt Nam.Việc gìn giữ và phát huy giá trị đó còn mang tính manh mún, địa
phuơng làm cho quỹ di sản vật thể và phi vật thể ấy đang bị mai một hoặc bị
chuyển đổi chức năng đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Vì vậy cần
thiết phải có ngay những định hướng và giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị của làng truyền thống Việt Nam đảm bảo phù hợp với quy hoạch và
xây dựng không gian làng cổ truyền Việt Nam thích ứng với thực tiễn đổi mới của
đất nước ta hiện nay mà vẫn dựa trên cơ sở phát huy những giá trị tích cực của
hương uớc và điều lệ quản lý làng.
Xã Hiên Vân là một xã thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một trong
những nơi phát tích của văn hóa quan họ cổ vùng Quan họ Bắc Ninh. Làng quan
họ cổ Ngang Nội, Vân Khám xã Hiên Vân là một trong số 49 làng Quan họ gốc

của vùng Kinh Bắc. Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca phong phú nhất
về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Quan họ được lưu truyền trong
dân gian từ đời này sang đời khác theo hình thức truyền khẩu, hiện nay nhiều giai
điệu cổ đã bị mất hẳn. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, quan họ Bắc Ninh bắt
đầu được quan tâm đặc biệt và được lưu giữ, bảo tồn bằng nhiều hình thức. Ngày
30/09/2009, UNESSCO chính thức công nhận quan họ là “di sản phi vật thể đại
diện của nhân loại”. Hội đồng chuyên môn của UNESSCO đánh giá cao Quan họ
về giá trị văn hóa, giá trị lưu giữu tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong
cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Gắn liền với các di tích đó là Cổng làng,
Ao làng và cảnh quan xung quanh (cây đa, bến nước), công trình nhà truyền thống
Việt Nam, kết hợp lễ hội cổ truyền liên quan đến lịch sử về văn hóa Quan họ.


- 2 -

Ngoài ra xã Hiên Vân còn có vị trí rất quan trọng trong tuyến du lịch lễ hội nổi
tiếng Bắc Ninh là Hội Lim, với vai trò kết nối các điểm du lịch liên vùng.
Theo Quyết định 60/2013/QĐ-UBND ngày 08/02/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng phát triển không gian đến năm
2030 đô thị lõi Bắc Ninh chủ yếu được hình thành trên cơ sở thành phố Bắc Ninh,
thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du, đô thị lõi Bắc Ninh với 21 xã cùng 40 di tích lịch
sử cấp Quốc gia, trong đó, có 09 đình; 14 chùa; 10 đền; 02 nghè; 01 văn chỉ; 01
khảo cổ; 01 lăng đá; 01 văn miếu; 01 nhà thờ. Và 44 di tích lịch sử cấp tỉnh, trong
đó có 26 đình; 10 chùa; 03 đền; 01 khảo cổ; 02 nghề; 01 thành cổ; 01 nhà thờ.
Vì vậy cần thiết phải có ngay những định hướng và giải pháp thiết thực
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng truyền thống Việt Nam đảm bảo phù
hợp với quy hoạch và xây dựng không gian làng cổ truyền Việt Nam thích ứng
với thực tiễn đổi mới của đất nước ta hiện nay mà vẫn dựa trên cơ sở phát huy
những giá trị tích cực của hương uớc và điều lệ quản lý làng. Bảo tồn không gian

làng tức là phải bảo tồn được các công trình kiến trúc cổ, công trình công cộng cổ,
những di sản lịch sử văn hóa như đình làng, chùa làng; các không gian cảnh quan
“cây đa, bến nước, sân đình”, cổng làng, đường làng, bến bãi, lũy tre, nhà thờ
họ… những nét đặc sắc về nếp sống văn hóa của làng.
Học viên chọn đề tài " Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan làng
Ngang Na – Tỉnh Bắc Ninh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống " làm
đề tài nghiên cứu của mình nhằm tạo cơ sở khoa học từ góc độ quản lý đô thị, tìm
ra những giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian, kiến trúc, cảnh
quan làng để lưu giữ, tái tạo không gian lịch sử văn hóa truyền thống của thời đại
về di sản văn hóa của nhân loại, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi, thưởng thức


- 3 -

nghệ thuật dân gian của các tầng lớp nhân dân và lưu truyền cho thế hệ mai sau có
thể là tiềm năng khai thác phát triển du lịch di sản văn hóa một cách hiệu quả.
Với lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan làng Ngang Na – Tỉnh Bắc Ninh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
truyền thống” là hết sức cần thiết.
* Mục đích nghiên cứu
Quản lý giá trị không gian , kiến trúc, cảnh quan làng Ngang Na – tỉnh Bắc
Ninh nhằm gìn giữ, phát triển và hài hòa giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan
làng Ngang Na – tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá tổng quan giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan làng Ngang
Na.
- Đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan làng Ngang
Na nhằm phát huy giá trị truyền thống.
- Định hướng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan làng
Ngang Na.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Không gian, kiến trúc, cảnh quan làng Ngang Na,
tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Diện tích đất thôn Ngang Na với cụm các di tích lịch
sử văn hóa...


- 4 -

Quy mô nghiên cứu trong phạm vi Đồ án quy hoạch chi tiết Nông thôn mới
xã Hiên Vân – huyện Tiên Du đã được phê duyệt tại Quyết định số 1630/QĐUBND ngày 30/12/2011 của UBND huyện Tiên Du.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế công tác quản lý tại địa bàn.
- Phương pháp điều tra xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi). Sử dụng
phương pháp này để xác định diễn biến thực trạng của đối tượng khảo sát, tâm lý
nguyện vọng dân cư tại địa bàn. Đặc biệt để làm nổi bật tâm lý cộng đồng và hiểu
được những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị
không gian văn hóa kiến trúc làng Ngang Na.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích nghiên
cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp
này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các số
liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên
cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu, xác
lập cơ sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận để đề xuất các giải pháp, chính
sách quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc làng Ngang
Na.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:



- 5 -

+ Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian, kiến
trúc, cảnh quan làng một cách cụ thể, phù hợp với địa phương, giá trị và đặc điểm
làng Ngang Na tỉnh Bắc Ninh.
+ Góp phần cụ thể hóa lý luận khoa học về công tác quản lý gắn kết với đời
sống nhân dân.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần hoàn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác quản lý bảo tồn
và phát huy giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan làng Ngang Na tỉnh Bắc Ninh
- Gìn giữ bản sắc và phát huy giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan và
văn hóa quan họ làng Ngang Na.
- Hướng tới sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển các không gian, kiến trúc,
cảnh quan làng Ngang Na.
- Góp phần nâng cao giá trị và vai trò của không gian, kiến trúc, cảnh quan
làng Ngang Na công cuộc đổi mới của đất nước.
- Góp phần cân bằng đời sống làm việc và nhu cầu hưởng thụ tinh hoa văn
hoá Quan họ.
- Góp phần tạo ra giá trị cộng đồng và phát huy giá trị văn hóa Quan họ.
* Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong đề tài
Trong đề tài nghiên cứu về không gian văn hóa kiến trúc làng Ngang Na
học viên sử dụng một số thuật ngữ nhằm làm sáng tỏ thêm về các khái niệm, quan
điểm liên quan đến các vấn đề cần giải quyết của đề tài, các khái niệm được sử
dụng như sau:


- 6 -

- Không gian văn hóa kiến trúc quan họ: Là không gian văn hóa thể hiện
đặc trưng của dân ca quan họ, bao gồm không gian vật thể (đình làng,cây đa, sân

đình, bến nước...) để phục vụ hoạt động văn hóa phi vật thể quan họ (dân ca quan
họ).[35]
- Hình thái kiến trúc: Sự biểu hiện của tổ chức không gian trong một khu
vực nhất định, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa
hình và những vấn đề lịch sử. Hình thái kiến trúc cũng là một mô hình tổ chức
theo các chuỗi, các cụm, các tuyến... bám theo địa hình đặc trưng khu vực. Nó
cũng thể hiện những đặc trưng như kiểu quần cư, văn hoá sinh hoạt cộng đồng,
tập trung hoặc phân tán của các hệ thống cấu trúc các công trình kiến trúc. Mô
hình tổ chức của hình thái này có sự chuyển đổi theo tiến trình lịch sử và thể hiện
ưu nhựơc điểm cúa nó thông qua các vấn đề nêu trên.[61]
- Hình thái làng: Đây là một khái niệm nhằm cụ thể hoá hơn trong khái
niệm hình thái kiến trúc. Hình thái làng bộc lộ những đặc trưng cơ bản của các
loại làng, ở các vị trí địa hình, địa lý khác nhau.[75]
- Di sản kiến trúc làng: Quỹ kiến trúc có giá trị bao gồm những ngôi nhà,
những công trình, những quần thể, những cấu trúc xóm làng và đô thị cũ hoặc
truyền thống, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của di tích được xếp hạng, song
có giá trị nhất định về lịch sử xây dựng đô thị, về văn hoá - nhân văn, về chất
lượng kiến trúc, về sự đóng góp vào diện mạo đô thị hoặc xóm làng, về cảnh
quan... ngoài ra, các quỹ kiến trúc này còn có giá trị sử dụng, là một tài nguyên vật
chất - kỹ thuật.[2]
- Di sản văn hóa phi vật thể: Khoản 1 điều 2 mục I Công ước bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003 đã ghi nhận:
“di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật, đồ tạo tác


- 7 -

và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và
trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa

của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật
thể được các cộng đồng, các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với
môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ,
đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm
sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những
mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp
với các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu
về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về
phát triển bền vững”.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


- 114 -

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về làng Ngang Na cho thấy đây là một
làng truyền thống điển hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ và mang những nét đặc
trưng của vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh. Với các giá trị về quy hoạch, không
gian, kiến trúc, cảnh quan và văn hóa phi vật thể quan họ, các nghi lễ thờ cúng và

các phong tục tập quán sinh hoạt được lưu giữ tại địa phương cho thấy Ngang Na
là một làng cổ truyền thống cần được quản lý, quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá
trị truyền thống cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
- Công tác đánh giá quỹ di sản kiến trúc vật thể, văn hóa phi vật thể được
thực hiện đầy đủ, chính xác và có tính hệ thống cao có thể làm cơ sở cho công tác
quy hoạch, kiến trúc và các ngành liên quan khác.
- Quy hoạch bảo tồn các không gian chức năng của làng được nghiên cứu
kỹ lưỡng trên cơ sở của các vấn đề về điều kiện tự nhiên, lịch sử - văn hóa -xã hội,
con người và các phong tục tập quán địa phương đảm bảo tính khoa học, nhân văn
và phát triển bền vững.
- Bảo tồn được các di tích kiến trúc, cảnh quan góp phần gìn giữ và phát
huy giá trị làng cổ truyền thống đồng thời bổ sung thêm các tiêu chí để đánh giá,
phân loại đối tượng di tích cần bảo tồn, trùng tu từ đó đề xuất các phương án thiết
thực để bảo vệ các di tích, công trình kiến trúc đang được lưu giữ tại làng để phục
vụ các nhu cầu xã hội.
- Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương
pháp điều tra khảo sát hiện trạng, phương pháp quan sát tham dự, phương pháp
tổng hợp và khảo cứu tài liệu, phương pháp logic và lịch sử...học hỏi kinh nghiệm


- 115 -

bảo tồn ở các nước tiến bộ là những cơ sở quan trong trong việc bảo tồn và phát
huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc làng cổ truyền thống.
- Trên cơ sở đó đề tài đi đến xây dựng được một số nguyên tắc, định hướng
và đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan nhằm bảo tồn quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan và phát huy giá trị của các
không gian văn hóa truyền thống đang lưu giữ tại địa phương để giải quyết vấn đề
bức xúc của các làng cổ truyền hiện nay là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.
Với các giải pháp nghiên cứu đề xuất phương án quản lý, các chính sách

nhằm phát huy các giá trị của làng Ngang Na trong đề tài sẽ giúp cho địa phương
có hướng đi mở trong công tác quản lý và khai thác sử dụng đồng bộ hiệu quả cao
đồng thời giúp chính người dân sở tại phát huy được vai trò của mình từng bước
cải thiện nâng cao đời sống vật chất và hưởng thụ tinh thần.
Kết quả đạt được của đề tài.
- Tăng cường nguồn lực, phối kết hợp liên ngành cho hoạt động quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan làng cổ.
- Thực hiện các chương trình đầu tư trọng điểm (di tích riêng lẻ, nhà cổ…).
- Giải quyết các vấn đề có tính cấp bách (giãn dân, dừng các hoạt động xây
dựng không phù hợp với cảnh quan chung)
- Xây dựng một số công trình văn hoá mang tình bổ sung mang tính hấp
dẫn và có thu cho hoạt động du lịch.
- Xây dựng Ban Quản lý di tích làng cổ, tại đấy có thể xây dựng phòng
trưng bày giới thiệu về làng cổ, bày bán các sản phẩm lưu niệm.


- 116 -

- Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt
động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch
Bắc Ninh, Ban Quản lý di tích làng cổ, Phòng Văn hoá thông tin thể thao thị xã
Từ Sơn, Ban văn hoá xã Hiên Vân, Uỷ ban nhân dân xã, trưởng thôn, trưởng
xóm…Cần thiết phải tiếp tục tổ chức các hình thức chuyên gia các chuyên ngành
giới thiệu cho người dân các kế hoạch bảo tồn tôn tạo. đưa những chương trình
giảng dạy và tuyên truyền các kiến thức về du lịch cho người dân hướng tới bảo
tồn và phát triển bền vững
- Trao đổi kinh nghiệm quản lý Ngang Na với các di tích khác như: Làng
cổ Đường Lâm, Làng cổ Phước tích, Cố đô Huế… và một số nước khác trong khu
vực.
- Công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp, phường

hát Quan họ trong làng.
- Tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp trong làng cổ: Hội sinh vật
cảnh, Hội nghề, hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ…. Phường Hát dân ca Quan họ
trong việc vận động tập hợp lực lượng nhằm đảm bảo công tác giữa gìn và phát
huy giá trị làng cổ một cách tốt nhất, động viên các hiệp hội tăng cường công sức
tiền của để tạo ra các hình thức hàng hoá đa dạng, phong phú và thể hiện được bản
sắc Quan họ địa phương, đẩy mạnh các hoạt động du lịch.
- Giúp đỡ các phường, hội hát dân ca Quan họ truyền thống phát triển nghệ
thuật dân ca Quan họ phục vụ hoạt động quảng bá du lịch địa phương.
- Tăng cường sự tham gia của người dân vào việc giữ gìn và phát huy giá
trị của quĩ di sản, bảo vệ sinh môi trường sinh thái làng cổ.
Kiến nghị.


- 117 -

Trong quá trình tiến hành khảo cứu, đề xuất phương án quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tại làng Ngang
Na tác giả kiến nghị một số vấn đề liên quan đến đề tài như sau:
- Cần phải định hướng để những di sản văn hoá của cộng đồng vẫn có tác
dụng và là chất keo cố kết cộng đồng trong cuộc sống hiện đại.
- Cần phối hợp giữa các cơ quan ban hành và xây dựng hệ thống tiêu chí để
phân loại các làng truyền thống có giá trị. Đề ra phương án cho từng làng trên cơ
sở định hướng quy hoạch phát triển trung của địa phương, tỉnh thành phố. Tổ chức
không gian quy hoạch kiến trúc làng vừa đáp ứng được với nhu cầu của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vừa kế thừa được đặc trưng cấu trúc không gian
truyền thống vốn có.
- Đối với các công trình xây dựng trong làng phải có sự quản lý, xét duyệt
các giải pháp quy hoạch: tổ chức không gian, tạo dựng cảnh quan, tổ chức mặt
nước cây xanh... Đảm bảo mối quan hệ hài hoà, thống nhất của tổng thể các công

trình nhất là các công trình đặt cạnh nhau trong khu vực làng cổ cũng như có giải
pháp chung cho toàn khu vực thuộc phạm vi của các làng và các di tích.
- Cần đặt ra một chương trình liên tục lâu dài về bảo tồn và phát triển bền
vững giữa kiến trúc làng, con người - nghề nghiệp và thiên nhiên môi trường.
Khuyến khích thiết lập các công trình, các dự án đào tạo về bảo tồn các kiến trúc
lịch sử bằng gỗ ở các cấp địa phương, huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia và quan hệ
với quốc tế để học tập kinh nghiệm.
Chú ý đến vai trò của các nghệ nhân và trưởng thôn trong việc phục hồi và
tổ chức lại các nghề truyền thống


- 118 -

Công việc đánh giá giá trị của các di tích hiện nay đang trở nên cần thiết
cho công tác bảo tồn, đầu tư trùng tu, tôn tạo. Đối với quy hoạch xây dựng phát
triển các vùng nông thôn, mở rộng các đô thị hiện nay cũng gặp phải những vấn
đề phải xử lý đối với các di tích. Chúng ta cần sớm khẳng định giá trị của di tích
thông qua những quy định cụ thể bằng văn bản dưới luật như: Tiêu chí đánh giá
về giá trị di tích, phân cấp để xếp hạng, quy định về vùng bảo vệ cho di tích…
- Cần có sự phối hợp của các ban ngành trong các định hướng quy hoạch
không gian, kiến trúc, cảnh quan nhằm bảo tồn các khu vực có làng truyền thống.
Chỉ đạo các cơ quan quản lý, nghiên cứu hai ngành xây dựng và văn hoá nghiên
cứu đề xuất những giải pháp mới. Học tập kinh nghiệm của các nước phát triển
đưa kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công tác bảo tồn.
- Cần thiết phải có cơ chế chính sách (ví dụ hỗ trợ về kinh tế) cho các nghệ
nhân quan họ nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hóa quan họ cổ truyền,
đồng thời khuyến khích các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay hưởng
ứng và phát huy các giá trị của các làn điệu quan họ tại địa phương./.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt nam, NXB
Văn Hóa Dân Tộc.
2. Đặng Văn Bài - Nguyễn Hữu Toàn (2006), Bảo tàng hóa di sản văn
hóa làng, Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục Di sản văn hóa, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2001), Nghị quyết 03, ngày
5/5/2001 về xây dựng và phát triển làng văn hóa giai đoạn 2001 - 2005, Tài liệu
đánh máy, lưu trữ tại văn phòng tỉnh ủy Bắc Ninh.
4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa xã
hội 2006, 2007 của tỉnh Bắc Ninh.
5. Bảo tàng Bắc Ninh (2003), Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh, tr 17.
6. Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại ( qua trường hợp
Quan họ Bắc Ninh, Việt Nam, (2006), Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Hà Nội.
7. Đặng Việt Bích (1997), "Kinh Bắc - Ngã tư đường của nhiều tộc người
và nhiều nền văn hóa", Tạp chí người Kinh Bắc, số 2.
8. Phan Kế Bính (1991),Việt Nam làng xã, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
9. Hoàng cầm (2004), "Mở lối về cõi xưa Kinh Bắc", Tạp chí Văn hiến
(số 2).
10. Các báo điện tử: vietnamnet.vn, vietbao.vn, bacninhgov.vn,
anninhthudo.net...
11. Chương trình KX 06 - 05(1998), Sắc thái văn hóa đại phương và tộc
người trong chiến lược phát triển đất nước, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.


12. Phan Huy Chú (1960), Lịch sử triều hiến chương loạn chí, tập 1, Nxb
văn sử địa.
13. Huy Cờ, Trần Đình Luyện (1981), Kinh Bắc - Hà Bắc, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
14. Huy Cờ, Trần Đình Luyện (1999), Danh nhân Kinh Bắc, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Doanh (2008), “ Thôn Phù Lưu (xã Tân Hồng, huyện
Từ Sơn) phát lộ văn bia”, Báo Bắc Ninh, (số11-11-2008).
16. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa học Việt Nam, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Duy (2008), Tiến trình văn hóa Việt Nam, NXB Đại
học Sư Phạm, Hà Nội.
19. Đề án phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 (2007), Sở
thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
20. "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình hiện nay" (2000),
Tạp chí khoa học, tr 22-28.
21. PIERRR GOUROU (2004), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Nxb
Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.
22. Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập I-II-II, Ty văn hóa Hà Bắc xuất
bản,1974.


×