Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện công tác quản lí một số vật tư kỹ thuật chủ yếu tại công ty than khe chàm TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.49 KB, 82 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thị trường khoáng sản Việt Nam nói riêng và thị trường khoáng sản thế giới
nói chung , than có thể được coi là một trong những nguồn nhiên liệu chính phục vụ cho
các ngành công nghiệp năng lượng . Trong những năm qua dưới lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước , ngành than đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước . Tập đoàn Công nghiệp Than – Kháng sản Việt Nam đã chủ chương phát
triển ngành than Việt Nam theo hướng phát triển bền vững , tăng sản lượng khai thác,
nâng cao chất lượng than xuất khẩu , giảm tổn thất tài nguyên , an toàn lao động và bảo
vệ môi trường sinh thái , đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia.
Khai thác than là ngành công nhiệp khai khoáng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân , hòa chung với sự phát triển của đất nước ngành công nghiệp khai thác than
đang tưng ngày từng giờ đổi mới về mọi mặt để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế để
xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước ta.
Viaajc khai thác than của công ty chủ yếu là công nghệ khai thác hầm lò , vì vậy đòi
hỏ công ty phải không ngừng cải tiến , áp dụng những tiến bộ kĩ thuật để nâng cao sản
lượng khai thác than .
Với sự phát triển và cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay ,
yêu cầu dặt ra cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất là phải nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh , vừa đáp ứng được nhu cầu cảu người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng
cao nhưng vẫn giảm được chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận . Để thực hiện được
điều này , doah nghiệp phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lí mọi yếu tố liên
quan đến sản xuất kinh doanh mà trong đó quản lí tốt công tác vật tư cũng là một yếu tố
góp phần giảm chi phí , hạ giá thành, đem lại lợi nhuận cho công ty.
Những biến động thị trường hiện nay nói chung và biến động ngành than nói chung
gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
Trước những khó khăn thì tập thể cán bộ , công nhân viên công ty đã cố gắng hoàn thiện
tốt nhiệm vụ của mình.
Nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc tổ chức quản lí vật tư nhóm em đã đi sâu tìm
hiểu tại công ty Than Khe Chàm-TKV , dưới sự hướng dẫn củ cô giáo TS Nguyễn Thị



Hoài Nga , nhóm em đã hoàn thành đè tài :” Hoàn thiện công tác quản lí một số vật
tư kỹ thuật chủ yếu tại công ty Than Khe Chàm- TKV “.
Nội dung của Đồ án gồm 2 chương :
Chương 1: Tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty than
Khe Chàm – TKV.
Chương 2 : Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Than Khe Chàm –
TKV.


CHƯƠNG I:
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG
TY THAN KHE CHÀM - TKV
1.1: Qúa trình thành lập và phát triển của Công ty Than Khe Chàm – TKV
1.1.1 : Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
-

Tên công ty : Công ty Than Khe Chàm- TKV

-

Vốn điều lệ : 30.000.000.000

-

Địa chỉ : Khu 6, Phường Mông Dương, Thành Phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh .

-

Điện thoại : 0333.868.258


-

Fax : 0333.868.258

-

Tài khoản giao dịch : 102.011.006.035 tại ngân hàng Công thương Cẩm Phả.

Công ty Than Khe Chàm –TKV trước đây gọi là Mỏ than Khe Chàm được thành lập
từ ngày 01 thang 01 năm 1986 , nằm ở phía Bắc Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ,
Mỏ được khởi công xây dựng từ năm 1977 và năm 1982 đưa vào khai thác cho đến
nay . Công ty than Khe Chàm – TKV là đơn vị khai thác than hầm lò và lộ thiên nhưng
chủ yếu là khai thác hầm lò.
Sau đây là những quyết định liên quan đến sự hình thành và phát triển của công ty
Than Khe Chàm – TKV.
- Quyết định số 22.1997/QĐ-BCN ngày 27 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Công
nghiệp : Công ty than Khe Chàm là thành viên hoạch toán độc lập trực thuộc Tổng
Công ty than Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 , nay là tập đoàn công nghiệp
khoáng sản Việt Nam .
- Quyết định số 3231/QĐ-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2009 của bộ trưởng công
nghiệp : “ V/v chuyển công ty Than Khe Chàm- TKV “ Công ty nhà nước, thành viên
hạch toán độc lập thuộc tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam thành Công
ty một thành viên than Khe Chàm – TKV .
Trải qua giai đoạn phát triển đến nay là Chi nhánh Tập đoàn công nghiệp thankhoáng sản Việt Nam – Công ty Than Khe Chàm- TKV theo quyết định số 4358/QĐBTC ngày 9/7/2013 của bộ Công Thương về việc phê duyệt đề án chuyển đổi công ty


TNHH một thành viên Than Khe Chàn –TKV thành đơn vị trực thuộc Công ty mẹ , là
chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam – Công ty Than Khe
Chàm- TKV.

Srn lương từ năm 2010 đến nay đạt trên 1 triệu tấn . Với trữ lượng than lớn như vậy,
Công ty đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước .
1.1.2 : Chức năng , nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty
 Chức năng
Công ty Than Khe Chàm –TKV là một đơn vị khai thác than bằng phương pháp hầm
lò kết hợp với khai thác lộ thiên , với dây chuyền sản xuất khép kín đồng bộ cung cấp
sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân , quản lí tốt tài nguyên , ranh giới Công ty được giao
, bảo vệ môi sinh , môi trường khai thác.
Chức năng chủ yếu của công ty than khe chàm là sản xuất than để cung cấp cho hoạt
động sản xuất và tiêu dùng . Ôn định việc làm và thu nhập cho người lao động , giải
quyết nhiều công ăn việc làm , chính sách khuyến khích lao động , nâng lương, thưởng

 Nhiệm vụ
+ Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận , kinh doanh có lãi.
+ Bảo toàn và phát triển vốn cho tập đoàn than Việt Nam.
+ Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường: xây dựng mội hệ thống hầm lò ,
đảmbảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho người lao động , đồng thời sau khi
khai thác xong phải san lấp, trồng cây , xử lí nước .. đảm bảo môi trường.
 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Theo giấy phép kinh doanh số 5700100256 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh
cấp ngày 10/12/2013 ngành nghề kinh doanh của công ty là :
+ Khai thác , chế biến , tiêu thụ than.
+ Vận tải than và hàng hóa khác đường bộ , đường sắt.
+ Lắp đặt hệ thống cấp ,thoát nước , lò sưởi và điều hòa không khí.
+ Hoạt đọng dịch vụ hỗ trợ khai thác Mỏ và quặng khác.
+ Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác..
1.2: Điều kiện vật chất kĩ thuật của sản xuất


1.2.1: Điều kiện địa chất – tự nhiên

a , Vị trí địa lý địa hình
Công ty than Khe Chàm – TKV nằm cắch thành phố Cẩm Phả - Quảng Ninh 5km
theo đường chim bay về phía Bắc . Khoáng sản Khe Chàm thuộc phía Bắc bể than Hòn
Gai – Cẩm Phả có diện tích rộng khoảng 30 km vuông .
Khu mỏ của công ty giới hạn bởi các tọa độ :
X = 30.500 - 28.000
Y = 426.000 – 429.500 ( theo hệ tọa độ , độ cao nhà nước 1972)
-

Phía Bắc giáp Dương Huy.

-

Phía Nam giáp Cao Sơn.

-

Phía Đông giáp Quảng Lợi, Mông Dương.

-

Phía Tây giáp Khe Chàm III.

Địa hình công ty than Khe Chàm – TKV là đồi núi kéo dài liên tiếp nhau , có độ cao
giảm dần về phía Bắc. Cao nhất là đỉnh Cao Sơn ( + 137,8 m) và thấp nhất là suối Mông
Dương(+10m ).
b, Khí hậu
Khí hậu của vùng có 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm
sau , mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 . Hàng năm nhiệt độ trung bình 17độC-23độC đối
với mùa khô , từ 27độC- 30độC đối với mùa mưa . Lượng mua trung bình từ 144mm

đến 260mm/ ngày đêm. Do chịu ảnh hưởng của núi cao ở phía Nam ngăn cắch nên khu
vực Khe Chàm mang tính khí hậu miền núi cao vien biển.
c , Giao thông và điều kiện xã hội
Mạng lưới giao thông trong vùng tương phát triển với hệ thống đường liên lạc giữa
các Công ty với nhau và đường quốc lộ 18A . Đường sắt Cao Sơn chạy qua Mông
Dương về nhà sàng củ công ty Tuyển Than Cửa Ông là tuyến vận tải than chính của các
công ty như Mông Dương , Khe Chàm, Cao Sơn .
Hệ thống hạ tầng cơ sở được chính quyền địa phương và các công ty đóng trên địa
bàn phường tham gia xây dựng và phát triển do đó đời sống nhân dân và cán bộ công
nhân viên sinh sống trên địa bàn phường được nâng cao , công nhân an tâm làm việc ,
hiệu quả công tác được nâng cao.


d , Đặc điểm cấu tạo địa chất , cấu tạo vỉa và trữ lượng than
 Đặc điểm cấu tạo địa chất khu vực
Địa tầng khu khe chàm bao gồm: các đất đá hệ trias thống thượng bậc Nori và trầm
tích lớp phủ đệ tứ ( Q ) bao gồm các loại đất đá sau :
-

Cuội kết : phân bố giữa các vỉa than , đặc biệt nằm gần sát vỉa 14-5 và nó chiếm
tỉ lệ khoảng 10% thành phần đất dá, cường độ chịu tải cao rắn chắc.

-

Cát kết : có diện phân bố rộng nhất ở các vỉa chiếm 50% thành phần đất đá , đôi
khi nằm kẹp giữa các vỉa than cấu tạo rắn chắc.

-

Bột kết : chiếm khoảng từ 35-50% trong cật địa tầng.


-

Sét kết : thường nằm sát trụ vỉa than hoặc tạo thành các lớp kẹp trong than khá
phổ biến . Chiều dài thay đổ từ vài cm đến vài m . Đây là loại đá mềm thường
gây hiện tượng sụt lở và bùng nền.

 Đặc điểm kiến tạo
+ Đặc điểm các đứt gãy
Trong phạn vi mỏ than Khe Chàm chỉ phát hiện 2 đứt gãy chính đó là đứt gãy L-L và
đứt gãy K-K . Trong đó đứt gãy L-L được phát hiện trong thăm dò sơ bộ và thăm dò tỉ
mỉ . Còn đứt gãy K-K mới được phát hiện trong quá trình khai thác xuống sâu mức –
10.
- Đứt gãy L-L : đây là đứt gãy nghịch nằm trên phía Tây khu mỏ , là một đứt gãy
được phát hiện sớm trong giai đoạn khai thác than . Cơ sở để xác định đứt gãy tương
đối chắc chắn.
+ Mặt trượt đứt gãy Tây- Nam
+ Góc cắm từ 65độ - 70độ
+ Biên độ dịch chuyển từ 70-80m
+ Phương đứt gãy chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam .
- Đứt gãy K-K : là đứt gãy nhỏ cục bộ phân bố diện hẹp nằm về phía Bắc
- Mặt trượt đứt gãy cắm về hướng Bắc .
+ Biên đọ dịch chuyển từ trung bình khoảng 30m
+ Góc cắm từ 80 độ - 85 độ.
+ Phương đứt gãy chạy theo hướng Đông- Tây


+ Đặc điểm các uốn nếp
Trong phạm vi mỏ Khe Chàm quản lý đã phát hiện các uốn nếp sau :
-


Nếp lồi phía Tây : trục kéo dài Tây Bắc- Đông Nam hai cánh không cân xứng ,
cánh Nam thoải mái hơn cánh Bắc . Độ đốc từ 10 độ- 25 độ, cánh Bắc độ đốc từ
35 độ - 40 độ , bị đứt gãy L-L chia làm 2 khối , khối Nam nâng lên khối Bắc tụt
xuống .

-

Nếp lõm trung tâm: Phương chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hai cánh
tương đối cân xứng với độ dốc trung bình 30 độ.

+ Đặc điềm cấu tạo các vỉa than.
ĐẶC ĐIỂM CÁC VỈ THAN
Bảng 1-1
STT

Tên vỉa

Chiều dày ( m)
Nhỏ nhất
Lớn nhất
(m)
(m)

1

16

0,00


6,46

2

15

0,00

7,98

3

14-5

0,00

6,85

4

14-4

0,00

12,72

5

14-2


0,85

4,25

6

13-2

0,51

12,12

Loại cấu tạo
Trung bình
(m)
Tương đối
1,72 giản
tương đối
1,99 giản
Tương đối
3,65 giản
Tương đối
3,03 giản
Tương đối
2,07 giản
Tương đối
3,15 giản

Mức độ ổn đinh


Khoảng cắch
giữa 2 vỉa
than (m)

đơn
đơn
đơn
đơn
đơn
đơn

Không ổn định

57

Không ổn định

66

Không ổn định

35

Không ổn định

33

Không ổn định

31


Không ổn định

Trong phạm vi mỏ than Khe Chàm quản lí , địa tầng trầm tích chứa các vỉa than có
giá trị công nghiệp như vỉa 14-5, 14-4 , 14-2, 13-2.
-

Vỉa 13-2: Vỉa 13-2 được khống chế bởi 49 lỗ khoan , chiều dày vỉa biến động từ
0,51m – 12,12m , trung bình là 3,15m. Vỉa 13-2 thuộc lạo ổn định về chiều dày ,
cấu tạo khá đơn giản.

-

Vỉa 14-2 : Lộ vỉa 14-2 được xác đinh bằng 22 hào thăm dò và một số lò thăm
dò , ở dưới sâu vỉa được khống chế bằng 27 lỗ khoan , chiều dày nhỏ nhất 0,85 m
(LK 2588), lớn nhất 4,25m (LK 2544), trung bình 2,07m.


-

Vỉa 14-4 : Diện phân bố trên diện tích chứa than của mỏ , nằm cắch 14-2 trung
bình 35m . Lộ vỉa được xác định bởi 27 hào , một số lò thăm dò , dưới sâu được
khống chế bởi 36 lỗ khoan . Vỉa có chiều dày nhỏ nhất 0,00m ( LK 2594) , lớn
nhất 12,72 m ( LK-K18) , trung bình 3,03 m.

-

Vỉa 14-5 : Diện phân bố rộng phần lộ vỉa than được xác định bởi 37 hào và lò
thăm dò . Phần vỉa dưới sâu được khống chế bởi 34 lỗ khoan . Chiều dày vỉa nhỏ
nhất 0,00m (LK-K36) lớn nhất 6,85m (LK-K250), trung bình 3,65m.


-

Vỉa 15 và 16 : Thuộc tập vỉa trên , giá trị công nghiệp kém.

Đặc điểm của các vỉa than được trình bày ở bảng 1.1
+ Đặc điểm chất lượng than
Than ở công ty than Khe Chàm –TKV thuộc loại than Antraxit đen giòn mang các
đặc tính chủ yếu sau :
-Độ ẩm làm việc
-Độ tro khô (

thay đổi từ 3,34 đến 9,39 trung bình 5,20%

) thay đổi từ 6,70 đến 23,83 trung bình 14,5%

-Độ bốc cháy

thay đổi từ 5,2 đến 8,6 trung bình 6,90%

-Hàm lượng lưu huỳnh
-Nhiệt lượng cháy

thay đổi từ 0.5 đến 0,7 trung bình 0,6%
thay đổi từ 7699 Kcal/kg đến 8666 Kcal/kg trung bình 8250

Kcal/kg.Các số liệu cụ thể xem bảng 1.2
TT
1
2

3

Chỉ tiêu chất lượng than
Độ ẩm làm việc
Độ ẩm phân tích
Độ tro khô

ĐVT

Nhỏ
nhất

Lớn
nhất

Trung
bình

%

3,34

9,39

5,2

%

2,22


4,92

3,6

%

6,70

23,83

14,5


4
5
6
7
8
9

Chất bốc cháy
Lưu huỳnh
Phốt pho
Nhiệt lượng cháy
Nhiệt lượng làm việc
TP N.Tố :Cacbon
Hydro
Nito
Oxi


10

Q nóng chảy của tro than

11

Tỉ trọng

12

Thể trọng

%

5,20

8,60

6,9

%

0,50

0,70

0,6

%


0,002

0,0169

0,0150

Kcal/k
g

7699

8666

8250

Kcal/kg 5702

7590

6770

%

86,95

97,40

93

%


2,48

3,69

%

0,84

1,73

%
Độ

0,28
1273

8,87
1574

1300

1,44

1,78

1,50

g/
g/


1,39

1.2.2. Công nghệ sản xuất của Công ty than Khe Chàm - TKV
a. Sơ đồ công nghệ
Công ty than Khe Chàm -TKV hiện đang quản lý 2 mỏ Khe Chàm I và Khe
Chàm III. Công ty khai thác than bằng công nghệ khai thác hầm lò. Mỏ khe Chàm I bắt
đầu khai thác từ 01/01/1986 đến nay và hiện đang khai thác ở phân tầng -55 + -100 và
đào lò xuống phân tầng -225. Mỏ Khe Chàm được khai thác bằng cặp giếng nghiêng với
độ dốc α= 15o ( Giếng chính), α= 14÷23o (Giếng phụ). Mỏ có 8 công trường khai thác,
bảy công trường đào lò. Vận tải trong mỏ có hai hình thức vận tải là vận tải liên tục đối
với than và vận tải không liên tục đối với đất đá.


Công nghệ mới này đã giúp Công ty đạt sản lượng cao, tháng cao nhất đạt
103.144 tấn. Thông gió mỏ bằng trạm quạt gồm 2 quạt 2K56, thông gió hút quạt có
công suất động cơ 400KW, lưu lượng quạt Q max = 110m3/s. Thoát nước trong mỏ bằng 7
bơm nước có công suất Q = 350m3/h. Trong Công ty có 1 trạm điện với 2 máy biến áp
6300 KVA. Trong Công ty việc vận tải than, đất đá bên ngoài bằng ô tô trung xa.
Do trong quá trình đào lò phát hiện các yếu tố địa chất thủy văn được dự báo có
đới chứa nước, gặp phá ngay. Để đề phòng Công ty đã tổ chức chứa khoan thăm dò
trước gương ở các khu vực hầm lò này dẫn đến số mét khoan tăng cao.
Các hệ thống khai thác than:
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương, chống giữ lò chợ bừng cột chống thủy
lực đơn áp dụng cho những lò chợ ở góc dốc thoải đến 150.
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương chống lò chợ bằng gỗ áp dụng cho các
lò chợ có chiều dày vỉa nhỏ hơn 3,5m và góc dốc lớn hơn 150.
Công ty áp dụng hai hệ thống khai thác:
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ tầng chống giữ lò chợ bằng cột
chống thủy lực đơn.

- Hệ thống khai thác liền gương lò chợ tầng chống giữ lò chợ bằng cột chống
thủy lực đơn. Riêng công trường khai thác 6 sử dụng hệ thống công nghệ khai thác cột
dài theo phương lò chợ tầng, áp dụng công nghệ khai thác bằng dàn tự hành- cơ giới
hóa chống giữ bằng giá thủy lực di động.
Đối với việc khoan lỗ mìn với gương lò đá thì dùng máy khoan khi 7655 của
Trung Quốc kết hợp với máy nén khí ZUI phi III BK, riêng lò thanthì dùng máy khoan
điện cầm tay có công suất P = 1,2 K.

Khoan, nổ,
mìn, thông
gió lò chợ

Chống giữ khoảng
không khai thác
sau nổ mìn

Xúc bốc vận tải than

Vận tải than qua máng
cào, băng tải ra mặt bằng
sàng tuyển


Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ khai thác của Công ty than Khe Chàm - TKV
b. Công tác khấu than
Khấu than lò chợ được thực hiện bằng khoan nổ mìn theo hướng từ lò dọc vỉa
vận chuyển lên lò dọc vỉa thông gió.
Đối với việc khoan lỗ mìn với gương lò đá thì dùng máy khoan khí 7655 của Trung
Quốc kết hợp với máy nén khí ZUI phi III BK, riêng lò than thì dùng máy khoan điện
cầm tay có công suất P= 1,2 KW.

c. Công tắc nạp nổ
Trước khi nạp nổ các lỗ khoan được thổi sạch phoi khoan sau đó mới nạp thuốc
nổ. Thuốc nổ thường dùng đối với lò đá là loại Amonit N 5, với lò than là loại Amonit II
- DB - 20 của Nga hoặc AH 1 của Việt Nam sản xuất. Khi nạp nổ phải làm nhẹ nhàng
đúng kĩ thuật, kíp dùng để kích nổ có thể là loại ED KZ - 25 hoặc ED KZ - 50 và dùng
máy nổ mìn KBI I - 1/100M của Nga. Sau khi nổ mìn bộ phận thông gió tiến hành
thông gió và hiện nay sơ đồ thông gió chung cho tòan khu vực khai thác là sơ đồ thông
gió hút trung tâm cho khu I và khu II mức - 15 đến các lò chợ và khu vực khai thác. Gió
thải đi theo các đường lò dọc vỉa và xuyên vỉa, sau đó được hút ra ngoài mặt đất nhờ
trạm quạt đặt ở cửa lò rãnh gió mức +32 ( loại quạt 2K56). Đối với các gương lò chuẩn
bị, công tác thông gió được thực hiện bằng các quạt gió cục bộ 2K56 kết hợp với ống
gió bằng vải trắng cao su và sử dụng sơ đồ thông gió đẩy.
d. Hệ thống vận tải
Công tác vận tải trong các đường lò vận chuyển được thực hiện bằng các đường
tàu điện cần vẹt. Than từ các gương lò chợ được máng cào chuyển ra rót vào đoản
goòng và được đầu tầu kéo ra sân ga mức -15 thân được đổ xuống hệ thống băng tải
giếng chính để chở lên mặt bằng sân công nghiệp ở mức +32 bằng băng tải, còn đất đá
và nguyên vật liệu được trục tải qua giếng phụ lên mặt bằng công nghiệp mức +32.
Khai thác
than lò chợ

Máng cào
lò chợ

Băng tải lò dọc
vỉa vận tải

Băng tải lò
thượng vận
tải



Mặt bằng
sàng tuyển

Băng tải lò giếng
nghiêng

Băng tải lò
xuyên vỉa
trung tâm

Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ vận tải của Công ty than Khe Chàm- TKV

Than khai thác v/c mảng cào,
băng tải ra khai trương

Than nguyên khai v/c ô tô

Bãi chữa 1

Sàng tuyển (Phân
xưởng sàng )
Công ty Kho Vận
Đã thải
Kho than
sạch

Bãi chứa 2


Công ty tuyển
than Cửa Ông

Cảng khe dây
Ga Cao Sơn


Hình 1-3: Sơ đồ công nghệ Công ty than Khe Chàm - TKV
e. Công tác chống
Sau khi được trưởng ca và thợ nổ mìn cho phép thì tiến hành củng cố vì chống
đường lô bằng nhờ công tác chống tạm. Khi tiến hành xúc bốc đất đá và than ở gương lò
xong, công nhân tiến hành chống cố định bằng vì chống CP II - 22, cột chống thủy lực
đơn hoặc bằng gỗ vì chống ma sát. Việc áp dụng cột chống thủy lực đơn thay thế cột
chống bằng gỗ đã đem lại hiệu quả cao như: Tăng sản lượng lò chợ, than sản xuất ra
sạch hơn, hạ được giá thành sản phẩm và giảm được chi phí gỗ chống lò.
Công tác điều khiển đất đá vách ở các lò chợ được tiến hành bằng phương pháp
phá sập hoàn toàn.
f. Công nghệ sàng
Qua sơ đồ công nghệ sản xuất mà Công ty than Khe Chàm- TKV đang áp dụng
là một hệ thống các khâu công nghệ khép kín từ việc sản xuất, chế biến gia công và tiêu
thụ sản phẩm. Với điều kiện khai thác ngày càng khó khăn Công ty đã kịp thời áp dụng


máy móc thiết bị hiện đại cùng công nghệ khai thác phù hợp. Đó là điều kiện tốt để
Công ty phát triển sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Trình độ trang bị kỹ thuật, máy móc thiết bị
Qua bảng thống kê thiết bị của Công ty than Khe Chàm- TKV ở Bảng 1-3 cho
thấy tình trạng máy móc thiết bị của Công ty là tương đối đồng bộ. Các thiết bị đều
phục vụ và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Tuy nhiên về mặt số lượng có đủ nhưng
một số máy móc thiết bị đã cũ hoặc không đấp ứng được công suất ngày cầng tăng về

sản lượng của mỏ, do vậy cần phải đầu tư thay thế hoặc nâng cấp để đáp ứng nhu cầu
sản xuất ngày càng cao của Công ty.
BẢNG THỐNG KÊ THIẾT BỊ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
Tại ngày 31/12/2015
Bảng 1-3
STT

Tên thiết bị

Số lượng

1

Băng tải B800

42

2

Băng tải B650

16

3

Máy cào SGB620/40

29

4


Máy cào SGB420/30

34

5

Máy cào C14

10

6

Tời JD-4

23

7

Tờ JH-14

9

8

Tời GD-11.4

25

9


Tời JH-8

12

10

Tời JSDB-10

10

11

Máy xúc ZCY-45

6

12

Máy xúc ZCY-60

4

13

Máy xúc ZWY 100-45.70

2

14


Máy xúc VCM E500-1

4

Ghi chú


15

Máy cào đá P-60P

5

16

Máy cào đá P-30P

3

17

Máy cào lò AM-59Z-RE

1

18

Máy khẩu MG150/375-W


1

19

Quạt gió FBD No 6.3x30Kw

25

20

Quạt gió YBT No 62-2-28Kw

22

21

Quạt gió YBT No 62-2-22Kw

14

22

Bơm hơi NDP

34

23

Bơm hơi ND1 Mỹ


24

24

Giàn ZZ3200/16/26

89

25

Giàn ZZ1800/16/24

130

26

Giá xích ZH1800/1.6/2.4ZL

234

27

Giá xích ZH1800/1.6/2.4SL

108

28

Giá GK 1600


140

29

Khoan khí MZ7665

55

30

Khoan hơi ZQST35/2.0

29

Mặt khác, do thiết kế với sản lượng khai thác đây thấp, đến nay do áp dụng
công nghệ khai thác mới sản lượng khai thác tăng cao, vì vậy một số thiết bị tuy mới sử
dụng nhưng cũng không đáp ứng được năng suất ngày càng cao của mỏ do đó còn gây
ảnh hưởng chung đến quá trình sản xuất của Công ty như loại máng cào C14, máy phát
điện SKODA, các máy nén khi di động, tàu điện cần vẹt, tàu điện CDXT - 2,5.
Cụ thể là trong quá trình cơ giới hóa và tự động hóa quá trình sản xuất, vì vậy
Công ty cần tính toán trên cơ sở kế hoạch sản lượng khai thác trong các năm tới để có
cơ sở đầu tư các thiết bị phụ vụ dây chuyền sản xuất phải đảm bảo yêu cầu sản lượng
ngày một tăng cao của Công ty.
1.3. Các điều kiện kinh tế- xã hội của sản xuất


1.3.1. Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất trong ngành
và trong nội bộ doanh nghiệp
Công ty than Khe Chàm - TKV là một Công ty sản xuất than với quy mô lớn,
trình độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cao. Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý

sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi Công ty phải tổ chức và nâng cao trình độ tập trung
hóa và chuyên môn hóa.
a. Tình hình tập trung hóa
Để đáp ứng nhu cầu của thụi trường trong nước và xuất khẩu theo kế hoạch
phân bổ sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn, hàng năm Công ty than Khe Chàm - TKV
phải sản xuất các loại than theo chỉ tiêu được giao. Vì vậy, sau khi nhận được kế hoạch
giao của Tập đoàn, Công ty tập trung tận dụng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị
hiện có, mở rộng khai trường, áp dụng công nghệ khai thác mới, cùng với việc đầu tư
thêm máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất và lao động để nâng cao năng suất lao
động, nâng cao sản lượng khai thác. Để đảm bảo nhiệm vụ được giao và có tăng trưởng.
Các đơn vị khai thác nằm tập trung và gần đơn vị chính, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kiểm tra, giám sát cũng như vận tải than từ nơi khai thác đến nơi sàng tuyển.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao
sản lượng sản xuất cho toàn doanh nghiệp.
b. Trình độ chuyên môn hóa
Công ty chuyên sản xuất và tiêu thụ than nội địa và xuất khẩu nên trong quá
trình sản xuất Công ty đã bố trí lao động và tổ chức sản xuất mang mang tính chuyên
môn hóa trong các khâu sản xuất, từ các khâu sản xuất chính đến các khâu sản xuất phụ.
Các phân xưởng được thành lập để thực hiện chuyên môn hóa theo công nghê như:
Phân xưởng đào lò chuẩn bị, phân xưởng khai thác than ở lò chợ, phân xưởng vận tải,
phân xưởng sàng tuyển. Với cách tổ chức như vậy đảm bảo cho người lao động có cùng
chuyên môn được làm việc với nhau và theo đúng nghề nghiệp của mình, tạo điều kiện
để học hỏi, rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề.


c. Hợp tác hóa
Vì mục đích không ngừng phát triển, công ty cũng thiết lập cho mình những
mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đơn vị trong cũng như ngoài ngành: công ty vật
tư, vận tải, nhà máy Tuyển than Cửa Ông, công ty bảo hiểm, ngân hàng...
1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuát và lao động

a. Tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty
Để tồn tại và phát triển đi lên đối với doanh nghiệp trước hết là sản xuất kinh
doanh phải có hiệu quả. Để đạt được mục đích đó thì việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản
lý tổ chức lao động hợp lý để tận dụng năng lực sản xuất của các bộ phận là hết sức
quan trọng. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện trong hình (1-4).
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Khe Chàm - TKV là hình thức
trực tuyến chức năng. Bên cạnh đường trực tuyến có đặt các bộ phận ( Các phòng ban)
tham mưu, cố vấn cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định mang tính chuyên môn
cao, tập trung các nguồn lực để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là những vấn đề có tính
chuyên môn sâu. Chính từ các chức năng, các chuyên môn của các phòng ban là khác
nhau nên nhiệm vụ tham mưu cũng khác nhau. Nhưng chúng có mối quan hệ qua lại
giữa công tác quản lý sản xuất và kinh doanh trong toàn Công ty.
Trong những năm gần đây Công luôn thay đổi và cải tiến hoàn thiện bộ máy
quản lý doanh nghiệp để đáp ứng với những tình hình khách quan. Với phương pháp
quản lý này của Công ty than Khe Chàm- TKV cho thấy Công ty đã kết hợp được các
ưu điểm của việc thống nhất chỉ huy và chuyên môn hóa, quản lý đồng thời về mặt dài
hạn bằng các chức năng và ngắn hạn bằng mối quan hệ thừa hành.
Mặt khác phương pháp này cũng còn một số vướng mặc và vướng mắc lớn nhất
là việc phức tạp trong mối quan hệ. Song Công ty cũng đã đàn tự cải tiến bộ máy quản
lý bằng cách sáp nhập và tách ra đối với phòng ban kế hoạch và xây dựng cơ bản, việc
này đã tạo cho bộ máy quản lý của Công ty đơn giản hơn.


Công ty than Khe Chàm- TKV áp dụng hình thức tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình
trực tuyến chức năng, thể hiện ở các tuyến như sau:
+Tuyến 1: gồm giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban
tham mưu giúp việc giám đốc
+Tuyến 2: gồm các phân xưởng, tổ đội sản xuất, trong đó cao nhất là quản đóc
phân xưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động sabnr xuất kinh doanh
của đơn vị mình. cá phó giám đốc và các phòng ban liên quan giúp các quản đốc phân

xưởng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- Giám đốc công ty ( Ông Bùi Xuân May): Do Hội Đồng thành viên Tập đoàn
Công nghiệp than- Khoáng sản VN bổ nhiệm, là người có trách nhiệm cao nhất trước
Tập đoàn và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp phụ
trách phòng kế hoạch- tiêu thụ, phòng tổ chức đào tạo, phòng lao động tiền lương,
phòng vật tư, phòng y tế, phòng kế toán thống kê, phòng kiểm toán- thanh tra, phòng
bảo vệ- quân sự, phòng vật tư và văn phòng giám đốc.
- Phó giám đốc kĩ thuật (Ông Nguyến Huy Nam): Chịu trách nhiệm giúp giám
đốc quản lý toàn bộ công tác kĩ thuật, quy trình công nghệ, các định mức kinh tế kĩ
thuật, lựa chọn phương án đầu tư công nghệ. Trực tiếp phụ trách phòng Kỹ thuật mỏ,
phòng thông gió mỏ, phòng Trắc địa, phòng Địa chất.
- Phí giám đốc cơ điện- vận tải ( Ông Nguyễn Quang Vinh): Giúp giám đốc
quản lý khâu cơ điện- vận tải trong công ty. Chỉ đạo công tác cung cấp điện, vận hành
máy móc thiết bị, sửa chữa thiết bị hỏng hóc... Trực tiếp phụ trách các phòng Cơ điện.
- Phó giám đốc Sản xuất tiêu thụ ( Ông Vũ Quang Tuyến): Giúp giám đốc chỉ
đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, triển khai đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm theo đúng tiến độ ngắn hạn, dài hạn đề ra của công ty, nghiên cứu tiếp thị
khảo sát mở rộng thị trường nhàm xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp phụ
trách phòng Chỉ huy sản xuất, phòng KCS.


GIÁM ĐỐC

KT TRƯỞNG

PGĐ AN TOÀN

PGĐ KỸ THUẬT

PGĐ SẢN XUẤT


PGĐ CĐ-VT

VĂN PHÒNG

BV-QS

TRẠM Y TẾ

P. KIỂM TOÁN
P. KT-TK

P. VẬT TƯ

P. AN TOÀN

P.CĐ-VT

TRUNG TÂM
ĐHSX
P. KCS

P. TC-LĐ

P. KẾ HOẠCH

P.THÔNG GIÓ

P.ĐT-MT


P.KỸ THUẬT

P.ĐC-TĐ

NHÀ NGHỈ KC
PK. CHẾ BIẾN PV

PX. PVHL
PX. SÀNG TUYỂN

PX. CƠ GIỚI
PX. CO KHÍ
PX. TRẠM MẠNG

PX.VTKC III
PX.VT ĐƯỜNG SẮT

PX. TGTN
PK. ĐÀO LÒ 7
PK. ĐÀO LÒ 6
PK. ĐÀO LÒ 5
PK. ĐÀO LÒ 4
PK. ĐÀO LÒ 3
PK. ĐÀO LÒ 2
PK. ĐÀO LÒ 1
PX. KHAI THÁC 8
PX. KHAI THÁC 7
PX. KHAI THÁC 6
PX. KHAI THÁC 5
PX. KHAI THÁC 4

PX. KHAI THÁC 3
PX. KHAI THÁC 2
h
PX.KHAI THÁC 1


Hình 1-4: Cơ cấu tổ chức công ty Than Khe Chàm - TKV


- Phó giám đốc an toàn - BHLĐ (Ông Đinh Ngọc Anh): Giúp giám đốc trong
việc tổ chức và quản lý, kiểm tra thực hiện công tác kỹ thuật an toàn - BHLĐ. Trực
tiếp phụ trách phòng An toàn.
- Kế toán trưởng (Ông Nguyễn Bá Hao): Giúp giám đốc phụ trách công tác tài
chính và hạch toán kinh tế toàn công ty. Trực tiếp phụ trách phòng kế toán thống kê.
- Phòng kỹ thuật công nghệ mỏ: Tham mưu cho Giám đốc về công tác kỹ
thuật trong các khâu sản xuất, đề xuất phương hướng cải tiến kỹ thuật khai thác ,
hướng dẫn kiểm tra quản lý kỹ thuật khai thác trên cơ sở quy trình kỹ thuật, bảo hộ an
toàn lao động, đánh giá điều kiện trắc địa, địa chất...
- Phòng thông gió và thoát nước mỏ (TGM): Có nhiệm vụ tham mưu, giúp
việc cho Giám đốc trong công việc kiểm soát khí gió mỏ phục vụ sản xuất.
- Phòng trắc địa, địa chất: Có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo tình hình địa
chất trong khu vực của công ty.
- Phòng cơ điện vận tải: Trợ giúp Giám đốc về công tác cơ điện trong hầm lò,
vận tải, kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật đối với thiết bị, máy móc ở các đơn
vị.
- Phòng an toàn và bảo hộ lao động: Có nhiệm vụ theo dõi công tác an toàn
bảo hộ lao động, đề xuất ngăn ngừa các sự cố có thể phát sinh, đồng thời giải quyết
các sự cố và những hành vi vi phạm an toàn trong sản xuất.
- Phòng đầu tư môi trường: Có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc
Công ty quản lý, thực hiện các thủ tục đầu tư (có quản lý dự án), xây dựng công trình,

môi trường của công ty theo quy định của Nhà nước, Tập đoàn.
- Phòng trung tâm điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc, thay
mặt ủy quyền của Giám đốc trong lĩnh vực điều hành sản xuất, tiêu thụ, phục vụ sản
xuất, đời sống và các công việc khác trong toàn công ty.
- Phòng KCS và tiêu thụ: Có nhiệm vụ giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu
khai thác, quy hoạch khai thác, chất lượng các loại sản phẩm tieu thụ, đề xuất các biện
pháp chất lượng sản phẩm.


- Phòng thanh tra pháp chế và kiểm toán nội bộ: Thực hiện tham mưu cho
Giám đốc về tăng cường quản lý chi phí, công tác kế toán tuân thủ, thống kê và tài
chính, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và thực hiện Pháp chế trong công ty.
- Phòng bảo vệ - quân sự: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản an ninh quốc phòn
trong phạm vi quản lý của công ty, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ trong đơn vị.
- Văn phòng Giám đốc: Tham mưu giúp việc Giám đốc thực hiện các chủ
trương và chương trình công tác của Giám đốc, quản lý các nghiệp vụ văn phòng quản
lý các phương tiện, tài sản văn phòng, quản trị nhà ở tập thể của công ty tổ chức triển
khai các công trình kế hoạch công tác thi đua tuyên truyền, khai thác và quản trị mạng
tin học.
- Trạm y tế: Có nhiệm vụ bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên trong toàn công ty, quản lý công BHXH, quyết toán với BHXH về chi phí
khám chữa bệnh.
- Phòng vật tư: Giúp Giám đốc trong công tác quản lý cung ứng, cấp phát vật
tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, xây đựng mức tiêu hao vật tư kỹ
thuật, lập kế hoạch vật tư, quyết toán vật tư với các công trường, phân xưởng.
- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác: Tổ
chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ và đào tạo bồi dưỡng của CBCN trong công
ty. Quản lý tiền lương, xây dựng hệ thống định mức phù hợp với từng giai đoạn sản
xuất của công ty, quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng xây dựng kế hoạch lao động tiền
lương hàng năm, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.

- Phòng kế hoạch và quản trị kinh phí: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc
trong công tác xây dựng, quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí sản
xuất, lưu thông trong công ty.
- Phòng kế toán, thống kê, tài chính: Thực hiện công tác kế toán, thống kê
theo quy định của kế toán doanh nghiệp, đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý,
đúng mục đích. Tổ chức kiểm tra giám sát hạch toán phân xưởng và hoạt động kinh tế
của công ty.


b. Tổ chức các bộ phận sản xuất trong công ty
Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ than theo quy mô và sự hợp lý hóa
trong các khâu sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đem lại
hiệu quả kinh tế, Công ty đã xây dựng kết cấu sản xuất rõ ràng gồm bộ phận sản xuất
chính, sản xuất phụ và phụ trợ
 Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm chính, gồm:
+ Phân xưởng đào lò số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
+ Phân xưởng khai thác số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
 Bộ phận sản xuất phụ trợ:
+ Phân xưởng Cơ khí
+ Phân xường Phục vụ hầm lò
+ Phân xưởng Vận tải đường sắt
+ Phân xưởng Trạm mạng
+ Phân xưởng Thông gió thoát nước
+ Phân xưởng Cơ giới
+ Phân xưởng Sàng tuyển
+ Phân xưởng Vận tải Khe Chàm III
+ Phân xưởng Chế biến phục vụ
+ Nhà nghỉ Khe Chàm
Các phân xưởng này tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm song nó đóng vai
trò quan trọng, cần thiết và gắn liền với bộ phận sản xuất chính.

Đặc điểm của bộ phận sản xuất chính trong doanh nghiệp.
− Cơ cấu tổ chức bộ phận sản xuất chính ( Hình 1 – 5)
Đây là hình thức tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến nên phát huy được tính
tập trung trong chỉ đạo sản xuất, phù hợp với quy mô ở mức độ công trường, phân
xưởng.
− Chế độ công tác của bộ phận sản xuất chính: Công ty áp dụng chế độ làm việc
gián đoạn, tức là trong một năm được nghỉ 52 ngày chủ nhật và 10 ngày lễ, tết
( Chế độ làm việc: 303.3.8)
+ Với lò khai thác than: Ca 1 , Ca 2 sản xuất, Ca 3 vừa sản xuất vừa chống
dặm, củng cố.
+ Với đào lò sản xuất: Làm việc cả 3 Ca
Để đảm bảo sử dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị và đảm bảo quá
trình sản xuất được liên tục, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho công nhân. Việc
tổ chức ca làm việc là yếu tố để đạt những năng suất đó: Từ đó Công ty áp dụng chế
độ làm việc cho quá trình sản xuất chính là đi 3 ca với hình thức đổi ca ngược và đổi
ca theo tuần


QUẢN ĐỐC

Nhân viên
thống kê phân
xưởng

PGĐ cơ
điện

PGĐ Ca 3

Tổ sản

xuất ca

Tổ sản xuất ca
3

PGĐ Ca 2

PGĐ Ca 1

Tổ sản xuất
ca 2

Tổ sản
xuất ca 1

Hình 1-5: Sơ đồ tổ chức cấp phân xưởng
Qua sơ đồ hình 1-5 cho thấy mối quan hệ trong bộ máy quản lý ở trong công
trường ( phân xưởng) là mối quan hệ thống nhất, chỉ huy. Quản đốc thừa hành quyền
lực được giao phó từ trung tâm chỉ huy sản xuất mà quyền quyết định cao nhất là
Giám đốc công ty. Quản đốc có vai trò chỉ đạo đôn đốc hoạt động sản xuất của công
trường phân xưởng đến từng phó quản đốc đi ca, các phó quản đốc có trách nhiệm chỉ
đạo ca của mình thực hiện sản xuất, phân công lao động trong ca, giám sát các công
việc trong ca của mình.
c. Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của Công ty

Ca 1

Ca 2


Ca 3


Đảo ca

Thứ 7

Ngược

Ca 1
A

Chủ
nhật
Ca 2

Ca 3

B

Ca 1
Nghỉ

C

Thời gian
ngỉ giữa 2
lần đảo ca

Thứ hai

Ca 2

B
C

Ca 3
A

56 giờ
56 giờ
56 giờ

Hình 1-6a: Sơ đồ đảo ca

Hình1-6b: Sơ đồ đảo ca và lịch đi ca
Công ty than Khe Chàm có 2 chế độ:
 Khối văn phòng chỉ đạo sản xuất thực hiện chế độ làm việc theo giờ hành
chính: Thời gian làm việc trong ngày làm việc 8h, sáng từ 7h – 11h30’, chiều
từ 13h – 16h30’. Một tuần làm việc 48h và nghỉ chủ nhật.
 Bộ phận sản xuất trực tiếp thực hiện chế độ ngày làm việc 3 ca với chế độ dảo
ca nghịch ( Ca 3 ÷ Ca 2 ÷ Ca 1) và mỗi kíp làm việc 6h. ( Hình 1 – 6a,b)
 Thời gian làm việc của từng ca:
+ Ca 1 từ 8 giờ sáng tới 4 giờ chiều
+ Ca 2 từ 2 giờ chiều tới 10 giờ tối
+ Ca 3 từ 10 giờ tối tới 6 giờ sáng ngày hôm sau
1.1.3. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Lao động là một trông những yếu tố đầu vào của sản xuất, nó là yếu tố đặc biệt
tạo ra nguồn giá trị thặng dư cho Công ty còn các yếu tố khác chỉ làm dịch chuyển.



×